Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thiết kế trò chơi vận động nhằm hình thành biểu tượng cho trẻ về mưa, nắng lửa tuổi 4  5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.76 KB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công bài tốt nghiệp này chúng em xin chân thành cảm
ơn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo ở khoa
giáo dục Mầm non. Ban giám hiệu trường cao đẳng sư phạm Quảng Ninh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành gửi đến các thầy cô giáo lòng biết ơn sâu sắc. Các thầy
giáo, cô giáo đã trang bị cho chúng em kiến thức và những kinh nghiệm quí báu
về giáo dục mầm non. Chúng em xin hứa sẽ lĩnh hội và tiếp thu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến với: Cô giáo Hoàng Thị
Phương, người đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài tập tốt
nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp lớp Đại học Mầm
Non K9D Quảng Yên - Quảng Ninh, đã cùng nhau học tập nghiên cứu nghiêm
túc. Trao đổi chia sẻ, góp nhiều ý kiến hay, thiết thực bổ ích.
Nhưng do điều kiện về thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài
nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Qu¶ng Yªn, ngµy 05 th¸ng 10 n¨m
2013
Học viên

Nguyễn Thị Nga

1


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................4
I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................4
1. Cơ sở lí luận......................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................4


II. Mục đích nghiên cứu......................................................................................5
III. Khách thể nghiên cứu...................................................................................5
IV. Giả thiết khoa học.........................................................................................5
V. Nhiệm vụ..........................................................................................................5
VI. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận........................................................................5
2. Phương pháp thực tiễn ......................................................................................5
2.1 Phương pháp điều tra......................................................................................5
2.2 Phương pháp đàm thoại ..................................................................................6
2.3 Phương pháp quan sát .....................................................................................6
2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ................................................................6
2.5 Phương pháp thực nghiệm...............................................................................6
3. Phương pháp thống kê.......................................................................................6
VII. Kế hoạch nghiên cứu...................................................................................6
B. NỘI DUNG......................................................................................................7
Chương I. Cơ sở lí Luận và thực tiễn của việc thiết kế trò chơi học tập
nhằm hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên nhiên cho trẻ 4 5
tuổi........................................................................................................................7
I. Cơ sở lí luận......................................................................................................7
1. Những kinh nghiệm cơ bản...............................................................................7
a. Khái niệm biểu tượng........................................................................................7
b. Khái niệm trò chơi học tập................................................................................7
2. Quá trình hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên nhiên cho trẻ từ 4
 5 tuổi..................................................................................................................7
a. Mục đích............................................................................................................7
b. Nội dung của biểu tượng...................................................................................7
c. Phương pháp hình thành biểu tượng..................................................................8
2



d. Hình thức...........................................................................................................9
e. Phương tiện........................................................................................................9
3. Trò chơi học tập (Vận động) và việc hình thành biểu tượng nước và hiện
tượng thiên nhiên cho trẻ từ 4  5 tuổi...............................................................12
a. Ý nghĩa trò chơi học tập đối với việc hình thành nhân cách trẻ......................12
b. Đặc điểm trò chơi học tập................................................................................12
4. Đặc điểm hình thành biểu tượng của trẻ từ 4  5 tuổi....................................13
II. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................14
1. Thực trạng cửa việc hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên nhiên
cho trẻ lứa tuổi 4  5 tuổi...................................................................................14
Chương II: Đề xuất cách thiết kế Trò chơi học tập nhằm hình thành biểu
tượng cho trẻ 4  5 tuổi....................................................................................15
I. Các nguyên tắc thiết kế:................................................................................15
1. Đảm bảo tính mục đích:..................................................................................15
2. Đảm bảo tính hệ thống:...................................................................................15
3. Đảm bảo tính phát triển:..................................................................................15
4. Đảm bảo tính đặc trưng của việc hình thành biểu tượng nước và hiện tượng
thiên nhiên cho trẻ từ 4  5 tuổi:.........................................................................15
II. Các bước thiết kế trò chơi học tập..............................................................16
1. Xác định tên trò chơi.......................................................................................16
2. Nhiệm vụ nhận thức........................................................................................16
3. Hành dộng chơi:..............................................................................................16
4. Luật chơi:.........................................................................................................17
5. Lựa chọn đồ chơi:............................................................................................18
6. Hướng dẫn cách chơi: mới.............................................................................18
III. Thiết kế TCHT: 10 trò chơi........................................................................19
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................25
I. Kết luận chung.................................................................................................25
II. Một số kiến nghị sư phạm mới. .....................................................................26
III. Tài liệu tham khảo.........................................................................................27

IV. Phụ lục...........................................................................................................27

3


A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu nói của Bác giờ đã như một khẩu
hiệu trong ngành giáo dục mầm non, trẻ em là niềm vui cửa mỗi gia đình, là
tương lai của cả một dân tộc, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong nền
giáo dục quốc phòng. Đây là bậc học nền tảng trong việc giáo dục nhân cách
con người phát triển toàn diện.
“Bé không vin, cả gãy cảnh".
Câu nói thật quả không sai, khi trẻ con như trang giấy trắng, chúng ta
không uốn nắn dạy dỗ kịp thời thì lớn lên sẽ rất khó dạy trẻ nên người.
Chính vì vậy, chúng ta phải hết sức chú trọng đến nền giáo dục, đặc biệt là
giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, từ đó hình
thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Thông minh, ham hiểu biết,
thích khám phá, tìm tòi và so sánh các hiện tượng thiên nhiên xảy ra xung quanh
trẻ.
Hình thành biểu tượng về các hiện tượng thiên nhiên sơ đẳng cho trẻ mầm
non là một nội dung cũng không kém phần quan trọng góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục mần non, các biểu tượng về các hiện tượng thiên nhiên có thể hình
thành một cách tự phát ngẫu nhiên, có thể được hình thành một cách tự giác
thông qua các hoạt động cho trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo được xem là
hình thức tổ chức quá trình sự phạm ở trường mầm non, chơi là phương tiện
giáo dục quan trọng để tổ chức các hoạt động giáo dục và học tập ở lứa tuổi mẫu
giáo. Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo học là chơi, chơi là học, chúng ta phải kết

hợp giữ việc học và việc chơi, tạo hứng thú cho trẻ từ đó sẽ nâng cao được chất
lượng dạy học đối với trẻ
2. Về thực tiễn
Trên thực tiễn cho thấy rằng, quá trình hình thành biểu tượng về các hình
tượng nước sơ đẳng cho trẻ nói chung và hình thành biểu tượng về mưa, gió, chớp,
giáo viên còn nhiều lúng túng, chưa sáng tạo và cũng ít được quan tâm nhiều.
4


Để nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng và các hiện tượng tự nhiên cho
trẻ mầm non, dựa vào thực tế của trường, mà vẫn đảm bảo mục đích dạy cho trẻ,
chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế trò chơi học tập” nhằm hình thành
biểu tượng và các hiện tượng thiên nhiên cho trẻ 4  5 tuổi.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Chúng tôi nghiên cứu đê tài này nhằm mục đích thiết kế trò chơi học tập Hoạt động nhằm hình thành biểu tượng cho trẻ về các hiện tượng thiên nhiên ở
lứa tuổi 4 5 tuổi, giúp giáo viên dễ sử dụng trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh; góp phần phát triển toàn diện nhận thức của trẻ.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành biểu tượng về hiện tượng thiên
nhiên cho trẻ 4  5 tuổi.
2. Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế trò chơi vận động nhằm hình thành biểu
tượng cho trẻ về mưa, nắng lửa tuổi 4  5 tuổi.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

- Nếu thiết kế được hệ thống trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ thì mức độ hình thành biểu tượng này ở
trẻ sẽ được nâng cao.
V. NHIỆM VỤ:


1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế trò chơi học tập,
nhằm hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên nhiên cho trẻ 4  5 tuổi.
2. Đề xuất cách thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng nước
và hiện tượng thiên nhiên cho trẻ 4  5 tuổi.
3. Thực nghiệm sư phạm: Rút ra kết luận sư phạm về sự hình thành biểu
tượng của trẻ thiên nhiên lứa tuổi 4  5 tuổi.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu lý luận để so sánh đánh giá tâm lí
học, giáo dục học.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
2.1 Phương pháp điều tra.
Đối tượng:

- Giáo viên : 8 giáo viên
5


- Trẻ

: 30 trẻ

Từ trường mầm non Hiệp Hòa - thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: 8h sáng ngày 16/6/2013
- Tiến hành: Thông qua các hoạt động của trường mầm non
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo 4  5 tuổi trường Mầm non Hiệp Hòa.
2.2 Phương pháp đàm thoại:
- Trao đổi đàm thoại với giáo viên một số vấn đề có liên quan đến nước.

- Hỏi trẻ một số câu hỏi liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên.
2.3 Phương pháp quan sát:
- Tổ chức cho trẻ tự giác có mục đích, có kế hoạch.
- Tổ chức dự giờ, ghi chép các tổ chức quan sát của trẻ.
- Theo dõi cách biểu đạt ngôn ngữ của trẻ trong khi quan sát.
2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Là quá trình tiến hành phân tích, tổng kết để tìm ra nguyên nhân, những
ưu điểm, khuyết điểm của trẻ, của giáo viên.
2.5 Phương pháp thực nghiệm.
- Tôi lấy 40 trẻ cả trai và gái.
- Nhóm 1: Đối chứng 20 trẻ.
- Nhóm 2: Đối chứng 20 trẻ.
- Sau đó đo đầu vào của cả 2 nhóm.
3. Phương pháp thống kê.
- Tổng
- Phần trăm
- Trung bình cộng.
VII. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

- Ngày nhận đề tài: 13/6/2013
- Ngày làm đề cương: 15/6/2013
- Ngày khảo sát thực trạng: 15/6/2013
- Thiết kế tổ chức học tập: 01/8/2013
- Ngày nộp bài tập tốt nghiệp: 20/10/2013

B - NỘI DUNG
6


CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÍ LUẬN & THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG VỀ NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
CHO TRẺ 4  5 TUỔI
I. CƠ SỞ LÍ LUÂN.

1. Những khái niệm cơ bản.
a. Khái niệm “Biểu tượng”: biểu lượng là những hình ảnh của những sự
vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm
giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình
ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng
không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó xây dựng lại thực tế sau khi đã được
tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ
quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể. Biểu tượng chính là hiện
tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác từ
trước đó.
b. Khái niệm: Trò chơi học tập. Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ, cô là
người tổ chức hướng dẫn trẻ sử dụng các trò chơi hoặc sử dụng các yếu tố chơi,
những hành động chơi đa dạng hấp dẫn. Để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú
hoạt động, tích cực giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho trẻ ở trường mần non.
2. Quá trình hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên nhiên cho
trẻ 4  5 tuổi.
a. Mục đích:
- Cho trẻ được làm quen với các biểu tượng ban đầu
- Giúp trẻ có kiến thức, khái niệm sơ đẳng về biểu tượng nước và hiện
tượng thiên nhiên, làm cho tri thức con người được mở rộng tạo ra hứng thú và
lòng yêu thiên nhiên.
b. Nội dung:
- Làm quen với các nguồn sáng, mặt trăng.các vì sao với các biểu tượng
của nó.

7


Ví dụ: mặt trời mọc lặn, sự xuất hiện của mặt trăng.
- Làm quen với các hiện tượng thời tiết:
Ví dụ:Sương mù, mây mưa, tuyết, gió, bão, sấm chớp
c. Phương pháp hình thành biểu tượng:
* Phương pháp trực quan:
- Phát triển và rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, các thao tác trí tuệ.
- Hình thành, củng cố, làm chính xác biểu tượng của trẻ về sự việc hiện
tượng của con người xung quanh trẻ.
- Giáo dục trẻ sự gắn bó với biểu tượng về thiên nhiên, với cuộc sống xã
hội xung quanh chúng.
* Nhóm phương pháp dùng lời:
- Bổ xung và làm chính xác biểu tượng của trẻ biểu tượng về sự việc, các
mối quan hệ diễn ra xung quanh trẻ, mà trẻ đã có được qua quan sát, sử dụng tài
liệu trực quan nhằm hình thành biểu tượng khái quát, khái niệm đơn giản về
thiên nhiên.
- Góp phần phát triển quá trình tâm lý như: Chú ý, ghi nhớ, tư duy lô gic,
tưởng tượng.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ: Tích luỹ vốn từ phát âm đúng, nói
câu đầy đủ, học cách diễn tả suy nghĩ mong muốn của mình, hiểu lời nói, suy
nghĩ và mong muốn của người khác, phản ứng nhanh, linh hoạt.
* Nhóm phương pháp thực hành:
- Trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội chứa đựng các việc hiện tượng.
- Trẻ có cơ hội thể hiện tính tích cực, sáng tạo, tính chủ động và độc lập
trong việc tiếp thu tri thức.
- Hình thành các phẩm chất nhân cách cho trẻ, tính kiên trì bền bỉ, biết vượt
qua khó khăn.
- Giáo dục tinh thần tập thể, hợp tác, giúp đỡ nhau

- Hình thành ở trẻ những tính cách tích cực với sự việc hiện tượng, con
người xung quanh trẻ.

8


d. Hình thức.
* Giờ học “Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh”
- Đây là hình thức quan trọng giúp trẻ làm quen với môi trường xung
quanh, có cực điểm là hình thành tri thức theo một trình tự nhất định dựa trên
đặc điểm của lứa tuổi và điều kiện xung quanh.
- Các giờ học được tổ chức theo những thời gian nhất định và được lập kế
hoạch trước dựa trên chương trình chăm sóc & gia đình trẻ ở trường mần non.
- Quan điểm tổ chức giờ học là giáo dục tích hợp, tích cực hoá hoạt động
của trẻ. Lấy trẻ làm trung tâm, còn giáo viên là người điều khiển quá trình hình
Thành nhân cách trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực.
- Giờ học được phân ra những loại khác nhau dựa vào nguồn tri thức về
môi trường xung quanh cần cung cấp cho trẻ.
- Giờ học được tổ chức ở mọi lứa tuổi.
- Trong giờ học giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác
nhau
- Giờ học diễn ra theo 1 cấu trúc rõ ràng với logic lựa chọn nội dung hợp lí,
theo trình tự nhất định, dựa trên đặc điểm nhận thức tổ chức của trẻ mần non.
Giờ học cần được phối hợp chặt chẽ với các hình thức khác như hoạt động
ngoài trời,vui chơi, lao động & sinh hoạt hàng ngày.
* Hoạt động vui chơi: Là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mần non
- Tạo điều khiện cho trẻ khám phá đặc điểm tính chất của sự việc hiện
tượng hoạt động & mối quan hệ của con người diễn ra xung quanh
- Củng cố & mở rộng tri thức của trẻ về môi trường nước và khoa học
nhằm hình thành biểu tượng chính xác, phong phú & khái niệm sơ đẳng cho trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng tri thức về môi trường xung quanh và quá
trình chơi, góp phần củng cố kĩ năng nhận thức, lao động cho trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện tính tích cực, sáng tạo hoạt động được định
hướng theo nội dung các chủ điểm gia đình và thoả mãn nhu cầu riêng.
* Hoạt động ngoài trời: Là hình thức hướng dẫn trẻ làm quen với môi
trường xung quanh rất quan trọng, khi dạo chơi trẻ có thể tham gia các trò chơi
9


khác nhau. Trò chơi vận động, học tập, sáng tạo với các vật liệu tự nhiên: Đất,
đá, cát, sỏi...
- Trẻ trực tiếp nhìn thấy các hiện tượng thiên nhiên.
- Trẻ được giao tiếp thoải mái với nhau.
* Hoạt động Tham quan: Là một hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với
môi trường xung quanh tích cực
- Trẻ tham quan môi trường tự nhiên: Công viên, cánh đồng, rừng, sông
hồ...
- Tham quan môi trường xung quanh: Cánh đồng, (Trang trại, nhà máy, xí
nghiệp, các di tích lịch sử, các công trình văn hoá).
- Trong thời gian tham quan trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện
tượng được diễn ra xung quanh trẻ, trẻ quan sát động thực vật.
- Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và thu lượm những vật liệu khác nhau,
trong tự nhiên để quan sát và làm việc trong lớp.
- Phát triển ở trẻ những tình cảm thẩm mĩ, tạo cho trẻ những xúc cảm lớn
hình thành ở trẻ những tình cảm yêu quê hương, đất nước và thái độ trân trọng
đối với sự việc hiện tượng xung quanh.
* Hoạt động lao động: Đây là hoạt động mà trẻ rất yêu thích nó. Là 1 hình
thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ ở trường mần non.
- Trong quá trình tham gia lao động, trẻ tự tích luỹ được các kinh nghiệm
lịch sử xã hội, được truyền lại cho các thế hệ sau thông qua việc sử dụng các

công cụ lao động, quá trình tạo ra sản phẩm.
- Tác dụng lao động đơn giản phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng
của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tích cực, độc lập sáng tạo trong việc tự tìm
kiếm tri thức và mọi người xung quanh.
- Tham gia tích cực vào quá trình lao động là cơ hội cho trẻ được thể hiện
và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọng của người lao động: cần cù,
chịu khó, biết chia sẻ và giúp đỡ nhau, cùng thực hiện công việc chung.
- Hoạt động lao động là môi trường thực tế nhất để trẻ trải nghiệm xúc
cảm, tình cảm của trẻ, trẻ hiểu được những khó khăn của người lao động, từ đó
10


có cách ứng xử đúng với người lao động và biết giữ gìn các sản phẩm dụng cụ
lao động.
- Trẻ có thể hoạt động lao động đơn giản phù hợp với hứng thú và năng lực
của trẻ ở lứa tuổi này.
Vd: Lao động tự phục vụ, lao động vệ sinh trường lớp, lao động chăm sóc
động, thực vật
e. Phương tiện:
* Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ:
- Các loại động, thực vật phổ biến và gần gũi với trẻ.
- Các yếu tố tự nhiên vô sinh (nước, đất, cát, không khí )
- Các hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ ( mặt trời, mặt trăng, mưa,
gió...)
* Hiện thực xã hội xung quanh trẻ:
- Những đối tượng xung quanh gần gũi (gia đình, trường học, cửa hàng, thư
viện, ga tàu, bến xe,...)
- Tên phố, tên đường
- Những ngày lễ hội trọng đại mà trẻ cố thể tham dự (ngày Quốc khánh,
sinh nhật Bác)

- Các sự kiện liên quan đến trường, lớp (ngày thành lập trường...)
* Thế giới đồ vật:
- Thế giới đồ vật rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách trẻ.
- Môi trường rất đa dạng nên đồ vật xung quanh trẻ phải phong phú về tính
chất, chức năng và chất liệu
* Các phương tiện nghệ thuật:
- Rất phù hợp với hứng thú nhận thức, tình cảm của trẻ mần non (văn học,
tạo hình, âm nhạc)
- Có thể nói các tác phẩm văn học hành cho thiếu nhi là nguồn gốc của tri
thức và tình cảm của trẻ về môi trường xung quanh, do đó cần cho trẻ làm quen
sớm với các tác phẩm văn học.
11


- Các loại hình nghệ thuật tạo hình âm nhạc có tác dụng củng cố, mở rộng
biểu tượng của trẻ về môi trường xung quanh.
3. Trò chơi học tập và việc hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên
nhiên cho trẻ 4  5 tuổi.
a. Ý nghĩa trò chơi học tập đối với việc hình thành nhân cách trẻ.
- Đối với trẻ mẫu giáo trò chơi có ý nghĩa đặc biệt. Nó chính là người bạn
đường của tuổi ấu thơ. Chơi với trẻ vừa là học vừa là lao động và vừa là hình
thức giáo dục nghiêm túc. Trò chơi trở thành 1 phương tiện giáo dục phù hợp
với đặc điểm và khả năng của trẻ mẫu giáo.
- Chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.
Vừa là phương tiện giáo dục thể lực, trí tuệ vừa đồng thời là phương tiện giáo
dục đạo đức và phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
- Ngoài ra chơi còn là hình thức, tổ chức cuộc sống của trẻ mẫu giáo ở
trường mần non.
b. Đặc điểm trò chơi học tập

* Phân loại trò chơi học tập.
- Trò chơi với các đồ vật
- Trò chơi in ấn trên bàn (trò chơi với những bộ tranh in, trò chơi với lô tô,
đô min nô, trò chơi với khảm trai...)
- Trò chơi lời nói.
* Cấu trúc trò chơi: Trò chơi học tập ba giờ cũng có 1 cấu trúc nhất định.
Câu trúc của trò chơi học tập gồm 3 thành tố: nhiệm vụ nhận thức (nội dung
chơi), các hành động chơi (động tác chơi) và luật chơi (quy tắc chơi).
* Nhiệm vụ nhận thức: Củng cố kiến thức về đồ chơi tính chất, đặc điểm, ý
nghĩa sử dụng của chúng.
- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc và kĩ năng xác định dấu hiệu đặc trưng
của đồ vật, giáo dục và quan sát tính tích cực của trẻ.
- Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi học tập nó khêu gợi hứng
thú sinh động của trẻ, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ.
- Khi xác định nhiệm vụ nhận thức cần tránh nhắc lại nội dung
12


- Khi chơi loại trò choi học tập, trẻ em giải quyết nhiệm vụ này dưới hình
thức học tập bằng những hành động chơi nhất định.
* Các hành động chơi: là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu
chúng thì không còn là trò chơi nữa.
- Hành động chơi chính là hành động trẻ làm trong lúc chơi
* Luật chơi: Là 1 thành tố không thể thiếu được của trò chơi học tập, chính
là qui tắc chơi, nhờ có luật chơi mà nhà giáo dục có thể điều khiển được hành vi
của trẻ cũng như quá trình vi phạm trong khi chơi.
- Mỗi trò chơi học tập đều có luật chơi do nội dung chơi qui định, những
luật này có 1 vai trò to lớn, nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ
chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi.
- Trên đây là 3 thành tố bắt buộc của trò chơi học tập, có liên quan chặt chẽ

với nhau, chỉ thiếu 1 trong 3 thành tố trên thì sẽ không thể tiến hành trò chơi được.
4. Đặc điểm hình thành biển tượng của trẻ từ 4  5 tuổi.
- Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng, trẻ
em có nhu cầu khám phá các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa sự việc hiện
tượng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của chúng.
- Trẻ cũng có khả năng suy luận mặc dù những suy luận của trẻ rất ngây thơ
và ngộ nghĩnh.
- Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhầm lẫn những thuộc tính bản chất và không bản
chất của sự vật hiện tượng. Vì vậy cần tiếp tục cung cấp 1 số biểu tượng 1 cách
phong phú, đa dạng và giúp trẻ hệ thống, khái quát hoá chúng.
- Trẻ đã biết so sánh các dấu hiệu khác và giống nhau của 2 đối tượng. Trẻ
dần dần có ý thức hơn so với hành động và lời nói của mình, biết thực hiện 1 số
qui định về nề nếp trong các hoạt động và sinh hoạt.
Tình cảm của trẻ rất mãnh liệt, trẻ thường biểu lộ tình cảm với người thân,
gần gũi với những nhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi,
các hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ nhận ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh và biết rung động trước vẻ
đẹp của chúng.
13


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thực trạng của việc hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên
nhiên cho trẻ lứa tuổi 4  5 tuổi:
Lứa tuổi
Mức độ yêu cầu

4 Tuổi

5 Tuổi


- Có biểu tượng về sự phong - Củng cố, làm chính xác mở
phú đa dạng của các hiện rộng biểu tượng của trẻ về
tượng thiên nhiên: mặt trời, các hiện tượng thiên nhiên,
mặt trăng các vì sao, gió, đặc điểm sự phong phú, đa
mây, sấm, chớp, bão, cầu dạng sự thay đối của nó.
vồng...

- Có kĩ năng so sánh sự khác

- Biết xác định dấu hiệu đặc và giống nhau của 2 hay
trưng của nó thông qua sự nhiều yếu tố ở các mùa có kĩ
quan sát SVHT, sinh hoạt năng phân hóa các yếu tố
của con người

thời tiết theo mùa.

- Có kĩ năng so sánh đặc biệt - Có kĩ năng xác dịnh dự
giống và khác nhau của đoán sự thay đổi thời tiết
HTTN trong ngày, theo mùa. qua việc quan sát và làm lịch
- Hình thành nhu cầu kĩ thời tiết.
năng sinh hoạt cho phù hợp - Hình thành nhu cầu và kĩ
với thời tiết (ăn mặc, vệ năng sinh hoạt cho phù hợp
- Hình thành biểu tượng nước và hiện tượng thiên nhiên có vai trò rất quan
trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ.

CHƯƠNG II:
ĐỀ XUẤT CÁCH THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG CHO TRẺ 4  5 TUỔI
14



I. CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ:
1. Đảm bảo tính mục đích:
Việc thiết kế TCHT phải hướng tới nhiệm vụ hình thành biểu tượng nước
cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi, làm cho vốn biểu tượng của trẻ ngày càng đầy đủ,
chính xác trông khái quát hơn, vì thế nhiệm vụ chơi, luật chơi hành động chơi
phải đòi hỏi trẻ huy động tối đa các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các
thao tác tư duy dễ nhận biết, phân biệt, lĩnh hội 1 biểu tượng mới về nước.
2. Đảm bảo tính hệ thống:
Các TCHT được sắp xếp từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát (nhiệm vụ
nhận thức, luật chơi, hành động chơi được phức tạp hóa dần dần) để phù hợp với
mức độ hình thành biểu tượng nước của trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi.
3. Đảm bảo tính phát triển:
- Trò chơi được thiết kế với nội dung đa dạng, đáp ứng các qui luật phát
triển tâm, sinh lý của trẻ, các trò chơi có nhiều mức độ chơi để đáp ứng các mức
độ nhận thức và kinh nghiệm khác nhau của trẻ. Việc thiết kế trò chơi cho mỗi
nội dung biểu tượng nước được thể hiện dưới nhiều hình thức chơi, nhiều cách
chơi khác nhau, tuỳ theo hứng thú và mức độ hình thành biểu thức nước.
- Bên cạnh đó, trò chơi có thể chơi theo nhiều cách với mức độ yêu cầu
khác nhau, chơi ở nhiều thời điểm mà không nhàm chán. Mặt khác, việc thiết kế
trò chơi không nhất thiết phải theo một trật tự nhất định mà tùy theo nội dung
biểu tượng nước, mức độ hình thành biểu tượng nước của trẻ, điều kiện đồ chơi,
năng lực của giáo viên để tạo ra hệ thống trò chơi luôn đổi mới.
4. Đảm bảo tính đặc trưng của việc hình thành biểu tượng nước cho trẻ từ 4
 5 tuổi.
- Ở mỗi lứa tuổi, quá trình hình thành biểu tượng nước diễn ra không giống
nhau. Vì thế, giáo viên căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm quá trình hình
thành biểu tượng nước của trẻ với nội dung phương pháp, hình thức và các
phương tiện phù hợp để thiết kế các trò chơi cho trẻ. Có như vậy các trò chơi

được thiết kế mới đảm bảo được tính mục đích, phù hợp với lứa tuổi và phù hợp
với sự hình thành biểu tượng nước của trẻ.
II. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
1. Xác định tên trò chơi
- Bất kì trò chơi nào cũng có một tên gọi nhất định. Đó là yếu tố đầu tiên
15


thu hút người chơi đến với trò chơi. Vì thế, tên gọi của trò chơi thường đơn giản
dễ hiểu, gợi lên sự vui vẻ và hướng vào nhiệm vụ nhận thức, phù hợp với nội
dung chơi và khêu gợi trẻ con mong muốn, khao khát được tham gia vào trò
chơi.
- Tên gọi của các trò chơi hình thành biểu tượng nước cho trẻ càng xác
định theo các yếu tố trên, có thể đặt tên cho trò chơi theo luật chơi, theo tính
chất hành động chơi, theo nhiệm vụ nhận thức. Thông thường thì tên gọi của trò
chơi luôn ẩn chứa nhiệm vụ nhận thức của trò chơi đó.
- Cũng có thể tên gọi của trò chơi được đặt theo 1 câu hiệu lệnh trong trò
chơi.
- Tóm lại: Tên gọi của trò chơi cần phải thu hút được sự chú ý của trẻ, dễ
nhớ và phản ảnh được nội dung hay 1 tính chất nào đó của trò chơi.
2. Nhiệm vụ nhận thức.
- Nhiệm vụ nhận thức hay còn gọi là nhiệm vụ học tập là nét đặc trưng của
TCHT. Mỗi TCHT đều chứa đựng 1 nhiệm vụ nhận thức nào đó, nó đặt ra cho
trẻ 1 bài toán mà trẻ phải giải quyết dựa trên những điểu kiện đã cho. Nó khêu
gợi sự hứng thú, tính tích cực, lòng ham hiểu biết, trí tò mò của trẻ. Ở trường
mần non nhiệm vụ nhận thức thường do giáo viên xác định mục đích của bài
học, nội dung chương trình giáo dục, dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức của trẻ.
Thông thường, nhiệm vụ nhận thức được thể hiện rõ ở tên gọi của mỗi trò chơi.
3. Hành động chơi:
- Hành động chơi là hệ thống thao tác, chủ yếu là thao tác từ óc, nhằm thực

hiện nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Đó là những hành động trẻ thực
hiện trong khi chơi. Trong trò chơi, hành động chơi càng phong phú, nhiều hình
thức, nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều và bản thân trò
chơi càng lí thú bấy nhiêu.
- Hành động chơi thường gặp trong các TCHT là các loại hành động, các
kiểu vận động, so sánh, đố & đoán, tạo nhóm, bắt chước...
4. Luật chơi:
- Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong khi
16


thực hiện, nhiệm vụ. Nó được coi lá tiêu chuẩn được đánh giá hành động đúng
hay sai. Luật chơi xác định tính chất, cách thức hành động, tổ chức và điều
khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi. Trong TCHT vị
trí của trẻ là như nhau và luật chơi là tiêu chí đánh giá khả năng chơi của trẻ.
Việc trẻ lĩnh hội và tuân theo các luật chơi đó có tác dụng giáo dục tính độc lập,
khả năng tự kiểm tra và kiểm tra trong khi chơi, luật chơi càng chính xác bao
nhiêu thì trò chơi càng căng thẳng quyết liệt bấy nhiêu.
- Là yếu tố cơ bản của TCHT, luật chơi qui định người chơi phải làm như
thế nào trong suốt trò chơi. Luật chơi trong các TCHT hình thành biểu tượng
nước cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi được xác định tuỳ thuộc vào mục đích hình
thành biểu tượng nước, nội dung BTTN và các hoạt động chơi. Để làm phong
phú BTTN cho trẻ cần hướng trẻ tới những yêu cầu liệt kê không lặp lại, các đặc
điểm của đối tượng để làm chính xác hoá BTTN cho trẻ cần hướng tới các yêu
cầu thục hiện, các hành động tự giác tỉ mỉ, phân tích, tổng hợp, miêu tả và trải
nghiệm trực tiếp. Để khái quát về cách phân nhóm, lựa chọn và trả lời nhanh các
câu hỏi.
- Theo A.L.Xô Rô Ki Na, những qui tắc thường gặp nhất trong trò chơi học
tập là những quy tắc bắt trẻ phải:
+ Hành động theo thứ tự

+ Trả lời khi được hỏi
+ Nghe và theo dõi câu trả lời của bạn
+ Không nhắc lại những điều đã nói
+ Không cản trở người khác
+ Chấp hành các qui tắc
+ Thành thật nhận sai sót
- Các trò chơi hình thành LT.TN có thể vận dụng 1 cách linh hoạt các dạng
luật chơi trên, để tạo ra sự liên tục của hành động chơi. Luật chơi cũng có những
luật cấm và những luật này giáo dục tính kiềm chế cho trẻ. Những luật chơi này
cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành động chơi đúng hay sai. Nếu luật chơi cần tỉ
mỉ, chi tiết, hướng tới thực hiện cách thức qui định hành động chơi.
17


5. Lựa chọn đồ chơi:
- Đồ chơi là công cụ, là phương tiện để tiến hành TCHT. Đồ chơi được
giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức
của trẻ trong TCHT. Đồ chơi tạo điều kiện để mọi trẻ được hành động trực tiếp
với đối tượng, vận dụng các giác quan cùng 1 lúc để tri giác đối tượng, làm giàu
thêm tư liệu cảm tính về đối tượng.
- Đồ chơi được lựa chọn với số lượng và kiểu loại khác nhau. Tùy vào mục
đích, nội dung các BTTN cần hình thành cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi, hành
động chơi và luật chơi.
- Đồ chơi cần thế hiện rõ nét và chính xác các đặc điểm của đối tượng về
màu sắc, hình dạng, kích thước để trẻ có thể chính xác hóa các biểu tượng.
- Để biểu tượng của trẻ trở nên khái quát, đồ chơi không cần quá nhiều và
phải phản ánh được những nét đặc trưng của đối tượng. Vì thế, đồ chơi có thể là
Tranh ảnh, mô hình... Nhưng cần diễn tả được biểu tượng mang tính trọn vẹn,
hoàn chỉnh.
6. Hướng dẫn cách chơi:

- Sau khi đã thiết kế được 1 trò chơi với đầy đủ các thành phần cấu trúc,
giáo viên dự kiến các cách chơi và tiến hành tổ chức cho trẻ chơi, theo dõi và
đánh giá phù hợp của trò chơi với mục đích hình thành BTTN, nội đung BTTN,
hành động chơi, đồ chơi, hình thức chơi để có những điều chỉnh phù hợp cho
những lần chơi sau. Khi tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần phổ biến rõ ràng
cách chơi để mọi trẻ đều hiểu và tham gia được 1 cách dễ dàng. Chẳng hạn nếu
đa số trẻ không thực hiện được hành động chơi thì có thể do hành động chơi quá
phức tạp hay luật chơi quá khó đối với trẻ. Khi đó, giáo viên cần có sự điều
chỉnh lại cho phù hợp với khả năng của trẻ.

III. THIẾT KẾ TCHT: 10 TRÒ CHƠI
1. Trò chơi 1: Đổ nước vào chai
a. Mục đích:
18


Giúp trẻ có tính kỉ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹ, hoạt bát,
sáng tạo, tạo không khí vui vẻ thoải mái trong học tập.
b. Chuẩn bị:
- Chai nhựa đựng nước giống nhau có vạch sẵn.
- Thìa múc nước.
- Chậu đựng nước.
c. Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát
- Chai thìa giống nhau
- Chỉ đùng 1 tay đổ nước vào chai
d. Cách chơi:
- Cô chia sổ lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội
bằng nhau.
- Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.

- Khi cô hô bắt đầu thì người số 1 của các đội dùng thìa múc nước chạy
lên đổ vào chai rồi quay lại đưa thìa cho người thứ 2 và cứ thế cho đến hết đội
- So sánh mực nước ở chai của các đội, độỉ nào nhiều nước ở chai nhất thì
thắng cuộc.

2. Trò chơi 2: Nói Từ Trái Nghĩa.
a. Mục đích: Giáo dục tính nhanh nhạy của tư duy
19


b. Chuẩn bị: Vẽ vòng tròn và 1 quả bóng cao su vừa tay trẻ.
c. Luật chơi: Trẻ phải nói đúng các từ trái nghĩa với các từ mà cô giáo
đưa ra.
d. Cách chơi:
Cô giáo và trẻ đứng thành vòng tròn, cô giáo ném bóng cho 1 trẻ bất kì. Cô
nói “trời nắng” thì trẻ nhận bóng phải nói “trời mưa”.
Sau đó bạn nào trả lời đúng lại chuyền bóng cho bạn khác. Trẻ bắt bóng sẽ
trả lời những từ trái nghĩa với từ đó.
VD: Trời tối, trời sáng, trăng tròn, trăng khuyết, mây đen, mây trắng...
- Cô đứng ngoài theo dõi, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn (chẳng hạn có trẻ
không nói được từ đó thì cô gợi ý rồi cả lóp đông thanh nói từ đó lên)
- Cô và cà lớp cùng vỗ tay tán thưởng khi bạn trả lời đúng.
3. Trò chơi 3: Ghép Hình cầu vồng
a. Mục đích: Tăng cường vốn từ chi màu sắc, tạo điều kiện cho trẻ tự
khám phá về màu sắc.
b. Chuẩn bị: Các tờ lịch cũ, giấy màu, kéo, bút chì, băng dính 2 mặt.
c. Luật chơi: Yêu cầu trẻ phải lắp ráp dược hình chiếc cầu vồng như hình
mẫu.
d. Cách chơi:
- Cô treo 1 bức tranh có hình cầu vồng lên.

- Phát cho trẻ những tờ giấy màu cắt sẵn theo mẫu.
- Yêu cầu từng nhóm trẻ lên dán, ghép các tờ giấy màu vào phía sau của tờ
lịch, trẻ dán thành hình cầu vồng của nhóm mình (giống mẫu)
- Đội nào dán nhanh và đẹp thi được thưởng.
- Kết thúc cho trẻ chơi với cầu vồng mà trẻ vừa tạo ra, dùng cầu vồng để đi
đón cơn mưa.
4. Trò chơi 4: Trời Nắng, Trời Mưa
a. Mục đích: Cho trẻ hiểu về mưa và nắng.
b. Luật chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô.
c. Cách chơi:
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn.
- Cô đọc hiệu lệnh: trời nắng trẻ nói che nắng đồng thời đưa 2 tay lên đầu
để che nắng.
20


- Cô nói: “tròi mưa” trẻ nói “che mưa” đồng thời lật 2 bàn tay lại
- “Mưa nhỏ”: trẻ nói “tý tách, tí tách” và làm động tác lấy 2 ngón tay trỏ
ngõ vào nhau.
- “Mưa rào”: trẻ nói “lộp bộp” làm động tác vỗ tay
- “Sấm chớp”: trẻ nói “đùng đoàng” và làm động tác từng tay 1 đấm về
phía trước.

5. Trò chơi 5: Lá và Gió
a. Mục đích: rèn cho trẻ nhanh nhẹn, nhận biết chính xác. Giới thiệu cho
trẻ biết về gió và tác hại của gió.
b. Chuẩn bị: môi trường không gian chơi ngoài sân trường thoáng mát.
c. Luật chơi: trẻ nào không chạy về đúng cây của mình thì trẻ đó bị thua
và phạt nhảy lò cò.
d. Cách chơi:

- Phát cho mỗi trẻ 1 chiếc lá của các loại cây trong khu vực tổ chức chơi.
- Khi cô nói gió nhẹ các trẻ cầm lá cây đung đưa trên đầu
- Khi cô nối gió thổi mạnh, trẻ đung đưa mạnh hơn
- Gió thổi thật mạnh làm cho lá rụng, khi lá rụng thì bị rơi xuống đất, trẻ
nhặt lá của mình và chạy nhanh về cây có lá đó.
21


6. Trò chơi 6: Trời Tối Trời Sáng
a. Mục đích: Cho trẻ nhận biết chỗ ngồi của mình, giáo dục tính nhanh
nhạy của tư duy
b. Chuẩn bị: Ghế có đánh dấu chữ cái
c. Luật chơi: Khi nghe tín hiệu “Trời tối” tất cả phải chạy về đúng ghế có
chữ cái của mình và nhắm mắt lại
d. Cách chơi: Cho trẻ đi tự do trong phòng giả làm dàn gà con đi kiếm
mồi, 2 tay giơ ngang vai vừa chạy vừa vây miệng kêu chiêp chiếp.
7. Trò chơi 7: Cây và gió
a. Mục đích: cho trẻ tự hiểu thế nào là gió, phát triển vận động cho trẻ.
b. Luật chơi: thực hiện theo hiệu lệnh của cô
c. Cách chơi:
- Cô giả vờ là “gió”, trẻ giờ vờ là “cây”.
- Cô chạy xung quanh lớp và kêu “vù vù” làm gió thổi.
- Trẻ chạy theo cô vừa chạy vừa nghiêng người sang 2 bên và nói “gió
thổi cây nghiêng”.
- Khi cô đứng im thì có nghĩa là “gió lặng, không thổi nữa”; lúc đó trẻ
ngồi thụp xuống đất làm lá rụng và nói “lá rụng - nhiều lá”.
Kết thúc trò chơi cô giải thích cho trẻ hiểu về gió.
8. Trò chơi 8: Trời nắng, trời mưa
a. Mục đích: giủp trẻ nhanh nhẹn nhận biết chẫ của mình; giúp phát triện,
vận động cho trẻ.

b. Luật chơi: làm đúng động tảc theo lời bài hát.
c. Cách chơi:
- “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng”: trẻ giả làm thỏ, 2 tay để trước
ngực, chụm 2 chân bật nhảy về phía trước.
- “Vươn vai, vươn vai”: trẻ để 2 tay ở 2 vai rồi giơ 2 tay lên cao.
- “Thỏ rung đôi tai”: 2 tay trẻ để vào 2 bên tai vẩy vẩy.
22


- “Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới;
- Bên nhau, bên nhau ta cũng chơi”: trẻ vừa nhảy vừa chơi cùng nhau.
- “Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau chạy thôi”: trẻ lấy 2 tay che đầu rồi
chạy về chuồng của mình (chỗ ngồi).

9. Trò chơi 9: Bóng bay
a. Mục đích: phát triển trí nhớ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
b. Luật chơi: trẻ hành động theo đúng nhịp của bài thơBóng bay xanh
Bay nhanh theo gió
Nhẹ tay, nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngay…..bùm
Bóng bay đỏ
Bay nhanh theo gió
Nhẹ tay, nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngaỵ….bùm
- Cho trẻ cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa đi vừa đọc “Bóng bay
xanh”, đi chậm. “ bay nhanh theo gió” trẻ đi nhanh hơn, tay giơ cao, vòng tròn
23



chụm sát vào nhau hơn, tay giơ cao vòng tròn chụm sát vào nhau “nhẹ tay, nhẹ
tay, tay hạ xuống kẻo mà bong bay” trẻ đi lùi ra phía sau, mở rộng vòng tròn.
Vỡ ngay trẻ nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói “bùm”, tay giơ cao đưa
sang 2 bên làm bóng vỡ, trò chơi được tiếp tục đọc lời thơ đổi tên màu bóng.
10. Trò chơi 10: Chiêc túi thần kì
a. Mục đích: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, cho trẻ tìm hiểu về vũ
trụ như: mặt trăng, mặt tròi, mây, mưa, sao, gió.
b. Chuẩn bị: 1 chiếc tủi vải và bên trong cắt hình ông mặt trời, mặt trăng,
mây, gió, sao, sấm chóp được làm bằng xốp.
c. Cách chơi:
Khêu gợi hứng thú: Cô giới thiệu về chiếc túi: “trong chiếc túi này chứa
đựng tất cả những gì có trong vũ trụ, chúng ta cùng nhau khám phá nhé”.
- Để thực hiện nhiệm vụ này cô cho trẻ dùng tay mình sờ vào từng vật
trong túi và gọi tên chúng. Sau đó lấy chúng ra và nói cho các bạn biết công
dụng cùa từng vật.
Ví dụ: Ông mặt trời để chiếu sáng,…
1.

Cô cho trẻ lần lượt lên chơi, khuyến khích trẻ càng nói được nhiều đặc

điểm càng tốt
- Chia

trẻ làm 2 đội để thi đua xem đội nào đoán được nhiều hơn

C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG:
24



- Chơi là hoạt động cần thiết cho trẻ ở mọi lứa tuổi nhưng với trẻ thơ chơi
là cuộc sống thực của chúng. Trẻ cần chơi như cần ăn cơm hàng ngày, nước để
uống và không khí để thở, vui chơi có tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng đến sự
phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung và mẫu giáo
4  5 tuổi nói riêng. Chơi là hoạt động chủ đạo trong sự phát triển của trẻ.
Trong đó Trò chơi học tập giữ vị trí trung tâm mang tính trí tuệ, tính trò chơi, 2
yếu tố này kết hợp chặt chẽ trong trò chơi học tập mà chính điều này trò chơi
học tập là 1 hình thức giáo dục đặc biệt.
- Qua các trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy, tính tưởng tượng, sáng tạo,
giáo dục đạo đức, đặc hiệt phát triên ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ mạch lạc,
phát triển nhân cách, tư duy lô gíc góp phần tạo dựng nền tảng trí tuệ sau
này.
- Do vậy việc lựa chọn trò chơi học tập cho trẻ hết sức quan trọng, cần phải
lựa chọn trò chơi có hình thức và nội dung chơi phong phú, đa dạng, tạo ra hứng
thú cho trẻ chơi phù hợp với lứa tuổi. Trò chơi phải đảm bảo 2 yếu tố: trí tuệ và
yếu tố chơi phải được thể hiện ở chỗ trò chơi khiến cho trẻ yêu thích, tình
nguyện tham gia vào trò chơi vì sức hấp dẫn của trò chơi chứ không được áp đặt
trẻ. Vì thế mà chúng ta cần tạo ra và duy trì hứng thú, tâm thế thoải mái cho trẻ
bằng việc thay đổi nội dung cách chơi, luật chơi, mang đến thông qua trò chơi
để trẻ hào hứng.
- Căn cứ vào kết quả thực nghiệm, tôi rút ra 1 số biện pháp mà giáo viên
cần sử dụng trong quá trình tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 4  5 tuổi
như sau:
+ Môi trường chơi cho trẻ phải rộng rãi thoáng.
+ Đồ dùng chuẩn bị phải đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm,
tính thẩm mỹ cao.
+ Gợi hứng thú cho trẻ tự tạo tình huống phù hợp.
+ Bao quát, hướng dẫn các chơi tỉ mỉ chính xác.
+ Cô cần đánh giá công bằng khi trẻ tham gia chơi, động viên trẻ kịp thời.

+ Tổ chức chơi 1 cách thường xuyên, liên tục.
25


×