Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Nghiên cứu động cơ và trở ngại khi tham gia thể thao chuyên nghiệp của vận động viên một số đội tuyển tập huấn tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.02 KB, 170 trang )

MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT
CLB Câu lạc bộ
CSVC Cơ sở vật chất
ĐH Đại học
HCB Huy chương bạc
HCĐ Huy chương đồng
HCV Huy chương vàng
HLTTQG Huấn luyện thể thao quốc gia
HLV Huấn luyện viên
NXB Nhà xuất bản
TDDC Thể dục dụng cụ
TDTT Thể dục thể thao
THCN Trung học chuyên nghiệp
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT Thể thao
TVH Thế vận hội
VĐV Vận động viên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3


Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng
3.10
Bảng
3.11
Bảng
3.12
Bảng
3.13
Bảng
3.14
Bảng
3.15
Bảng
3.16
Bảng
3.17
Bảng
3.18
Bảng
3.19
Bảng
3.20
Bảng


NỘI DUNG
Các tiêu chí (dự kiến) đánh giá động cơ khi tham
gia thể thao chuyên nghiệp của VĐV
Các tiêu chí (dự kiến) đánh giá trở ngại khi tham
gia thể thao chuyên nghiệp của VĐV
Phân tích độ tin cậy nội tại về động cơ
Phân tích tổng quan các biến về động cơ
Phân tích độ tin cậy nội tại về trở ngại
Phân tích tổng quan các biến về trở ngại
Mã hóa lại các biến về động cơ
Mã hóa lại các biến về trở ngại
Phân tích độ tin cậy nội tại về động cơ
Phân tích tổng quan các biến về động cơ

TRANG
53

56
56
57
57

61
61

Phân tích độ tin cậy nội tại về trở ngại
Phân tích tổng quan các biến về trở ngại
Chỉ số KMO and Bartlett's

63


Ma trận nhân tố khi xoay các biến động cơ
Chỉ số KMO and Bartlett's

65

Ma trận nhân tố khi xoay các biến trở ngại
Thống kê các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu
nghiên cứu (n=260)
So sánh khác biệt giữa giới tính đối với các yếu tố
động cơ
So sánh khác biệt giữa lứa tuổi đối với các yếu tố
động cơ
So sánh khác biệt giữa trình độ học vấn đối với các
yếu tố động cơ
So sánh khác biệt giữa nhóm môn đối với các yếu

69

74
75
76


3.21
Bảng
3.22
Bảng
3.23
Bảng

3.24
Bảng
3.25
Bảng
3.26
Bảng
3.27
Bảng
3.28
Bảng
3.29

tố động cơ
So sánh khác biệt giữa thâm niên tập luyện đối với
các yếu tố động cơ
So sánh khác biệt giữa tiền lương/tiền công hàng
tháng đối với các yếu tố động cơ
So sánh khác biệt về giới tính đối với các yếu tố trở
ngại
So sánh giữa lứa tuổi đối với các yếu tố trở ngại
So sánh khác biệt giữa trình độ học vấn đối với các
yếu tố trở ngại
So sánh khác biệt giữa nhóm môn đối với các yếu
tố trở ngại
So sánh khác biệt giữa thâm niên tập luyện với các
yếu tố trở ngại
Kết quả về tiền công/tiền lương hàng tháng đối với
các yếu tố về trở ngại

78


82
83

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá của chuyên gia về các nhóm giải pháp

TRAN
G
106

Biểu đồ 3.2

Kết quả đánh giá của chuyên gia trong nhóm “Giải
pháp nâng cao chất lượng dịch vụ”

Biểu đồ 3.3

Kết quả đánh giá của chuyên gia trong nhóm “Giải
pháp phát triển nguồn nhân lực”

109

Biểu đồ 3.4


Kết quả đánh giá của chuyên gia trong nhóm “Giải
pháp nâng cao cơ sở vật chất”

109

Biểu đồ 3.5

Kết quả đánh giá của chuyên gia trong nhóm “Giải
pháp phát triển nguồn tài chính”

110


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành của thể thao Việt Nam cũng
đã có những bước phát triển vượt trội, góp phần nâng cao vị thế và đưa nền thể thao
nước nhà nhanh chóng hội nhập với nền thể thao trong khu vực, châu lục và thế giới.
Tuy nhiên, những thành tích đạt được còn khiêm tốn. Vì vậy, ngành Thể dục thể thao
(TDTT) nước ta đã xác định: “Phát triển thể thao thành tích cao” là một trong ba
nhiệm vụ xuyên suốt của ngành mà trước tiên phải hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài
năng thể thao Quốc gia.
Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao và những chương trình, kế hoạch
hành động cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học, sát thực với những điều kiện
cũng như những nhu cầu mới của công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, nhờ đó vị
thế của thể thao Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Nhiều môn thể thao thành tích
cao của Việt Nam đã dần chiếm lĩnh và tiếp cận đỉnh cao tại các giải vô địch khu vực,
châu lục và thế giới. Thể thao chuyên nghiệp nằm trong hệ thống thể thao thành tích
cao và thể thao giải trí.

Khác với hoạt động thể dục thể thao quần chúng và thể thao giải trí, thể thao
chuyên nghiệp có những đặc thù riêng, trong đó đối tượng tham gia là những vận
động viên được tuyển chọn và huấn luyện khoa học theo các tiêu chuẩn khắt khe về
năng lực thể chất, trình độ kỹ thuật và kỹ năng. Phát triển thể thao chuyên nghiệp là
nhiệm vụ quan trọng trong phát triển TDTT nói chung.
Thành tích của Thể thao Việt Nam tại các Đại hội thể thao khu vực từng bước
khẳng định vị trí 1 trong 3 quốc gia có nền thể thao mạnh ở Đông Nam Á và đứng
trong tốp các quốc gia có nền thể thao phát triển mạnh ở châu Á. Ngoài những môn
thế mạnh, nhiều lần giành thứ hạng cao tại các giải vô địch thế giới như Wushu,
Pencak Silat, Taekwondo, Cầu mây nữ, Cờ Vua,... các môn đạt vị trí cao tại khu vực
và châu lục như: Karatedo, Cờ Tướng, Thể dục Thể hình, Xe đạp thì nay đã xuất hiện
thêm một số môn như: Cử tạ, Vật, Điền Kinh, TDDC, Billiards-Snooker cũng đang
từng bước khẳng định vị trí trên đấu trường thể thao tầm cỡ thế giới. Những thành
tích đó của Thể thao Việt Nam đã được minh chứng cụ thể bằng số lượng huy chương


6

mà các vận động viên (VĐV) Việt Nam đã giành được tại các đấu trường thể thao lớn
như: Olympic, Asiad, SEA Games [37].
Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM là nơi tập huấn, đào tạo các
VĐV chuẩn bị tham gia các giải thể thao trong nước và quốc tế. Trung tâm đã từng
bước khẳng định vai trò, vị thế của mình, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao
thành tích các đội tuyển quốc gia tại các đấu trường khu vực và quốc tế như: SEA
Games, Asian Games, Olympic. Hiện nay có một số đội tuyển tham gia tập huấn dài
hạn trong đó có kể đến như môn: Xe đạp, Judo, Karatedo, Bơi lội, Cờ vua, Bóng ném
nữ, Bóng rổ, Điền kinh, Thể dục dụng cụ.... mỗi đội trên dưới 20 VĐV, trong đó có
một số VĐV được gọi lên đội tuyển tập huấn nhưng không tập trung được.
Việc nắm bắt được động cơ của VĐV khi tham gia vào con đường thể thao
chuyên nghiệp; hay hiểu được trở ngại của VĐV khi tham gia vào con đường thể thao

chuyên nghiệp và thi đấu tại các đấu trường trong nước và quốc tế…. Đến nay chưa
có nghiên cứu nào về những động cơ và trở ngại của các VĐV khi tham gia vào con
đường thể thao chuyên nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng để các nhà quản lý nắm
bắt được thực trạng hiện tại và qua đó có những giải pháp thu hút nhân tài thể thao từ
các địa phương. Nhận thấy điều đó là hết sức cần thiết nên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu động cơ và trở ngại khi tham gia thể thao chuyên nghiệp của
vận động viên một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc
gia TP. Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là các động cơ và các yếu tố trở ngại khi tham
gia thể thao chuyên nghiệp của vận động viên một số đội tuyển, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm khắc phục những trở ngại của VĐV khi tham gia tập huấn tại Trung tâm
huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết ba nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá động cơ và trở ngại khi tham gia
thể thao chuyên nghiệp của VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm huấn luyện
thể thao quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.


7

Nhiệm vụ 2: So sánh kết quả đánh giá sự khác biệt về động cơ tham gia và các
yếu tố trở ngại của VĐV một số đội tuyển khi tham gia thể thao chuyên nghiệp tại
Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ 3: Đề xuất các giải pháp để tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý
VĐV một số đội tuyển khi tham gia thể thao chuyên nghiệp tại Trung tâm huấn luyện
thể thao quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CÚU
1.1 Động cơ
1.1.1 Các khái niệm và quan điểm về động cơ

Thuật ngữ “động cơ” có nguồn gốc từ chữ di chuyển (move), động cơ là tập hợp
các thái độ và các giá trị sẽ dẫn đến hành động cụ thể và định hướng mục tiêu của
một người (Purchgott and Furchgott, 1999; trích Peiyulin, 2007).
Động cơ – Motif (Latin), Motivation (Anh) có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy
con người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể, có thể xuất phát từ
nhu cầu sinh lý hoặc tâm lý [13].
X.L.Rubinstein (1960), động cơ là ý chí xuất phát từ ham muốn, nhu cầu, xúc
cảm, tính cách, tư tưởng, nhận thức trước những nhiệm vụ mà đời sống đã đặt ra [12].
“Động cơ thúc đẩy là chuyển biến (thay đổi) quan trọng nơi thái độ cử chỉ.
Động cơ thúc đẩy đưa cá nhân tới đáp ứng”. Động cơ diễn ra theo các giai đoạn: giai
đoạn dẫn đưa cá nhân hoạt động để thỏa mãn nhu cầu, giai đoạn biểu thị thái độ có
đáp trả và giai đoạn giảm nhu cầu, sự đáp trả làm thỏa mãn nhu cầu[12].
Ronald E.Smith (1997), định nghĩa động cơ như là một quá trình bên trong có
ảnh hưởng đến hướng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích. Động cơ
là những ý nghĩ và tình cảm của con người có liên quan đến nhận thức về nhu cầu và
kích thích con người hành động để làm thỏa mãn nhu cầu đó.
Nhà tâm lý học người Nga A.N.Leonchiep khi bàn về động cơ cho rằng: Thứ
nhất động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau. Thứ hai
động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được thể hiện trên tri
giác, biểu tượng, tư duy... hay nói khác đi, đó chính là sự phản ánh chủ quan về đối
tượng thỏa mãn nhu cầu. Thứ ba là động cơ có chức năng định hướng thúc đẩy và
định hướng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu .


8

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về động cơ của con người, song mọi quan điểm
đều cho rằng: Động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và
hướng của hành vi. Việc nghiên cứu về động cơ thực chất là quá trình lý giải nguyên
nhân dẫn đến hành vi đó.

Động cơ là một mô hình lý thuyết được sử dụng để giải thích hành vi của con
người. Động cơ là đại diện cho những lý do để thực hiện một hành động, ham muốn
và đáp ứng nhu cầu của con người. Động cơ cũng có thể được định nghĩa là hướng
của một người với hành vi hoặc những gì gây ra một người để muốn lặp lại một hành
động [16].
Jex và Britt (2008) chia lý thuyết động cơ làm việc ra làm 4 nhóm: Lý thuyết
nhu cầu, thuyết nhận thức (cognitive theory), thuyết hành vi và thuyết cơ sở công
việc. Để tìm kiếm và xây dựng một thang đo đáng tin cậy cho việc đo lường động cơ
làm việc nghiên cứu này sử dụng lý thuyết “Tự xác định” (Self-Determination
Theory) được hoàn thiện bởi Blais và ctv. (1993; trích Tremblay và ctv., 2009). Theo
Tremblay và ctv. (2009), lý thuyết tự xác định tập trung vào bản chất của động cơ, lý
thuyết này dựa trên giả định rằng một cách tự nhiên, con người có khuynh hướng hợp
nhất các cảm xúc thành một khối cũng như hòa mình vào một tổ chức xã hội lớn hơn
(Ryan & Deci, 2000) [24].
Thuyết tự xác định chia động cơ làm việc ra làm hai nhóm: động cơ bên trong
(trực tiếp) và động cơ bên ngoài (gián tiếp):
-

Động cơ bên trong xuất hiện khi con người làm một việc gì đó bởi vì họ vốn thích thú
và hài lòng khi thực hiện nó, còn động cơ bên ngoài xuất hiện khi làm một việc gì đó

-

bởi một lý do từ bên ngoài (Deci & Ryan, 2000).
Động cơ bên ngoài được chia thành nhiều loại khác nhau và các loại động cơ này có
thể được sắp theo một chuỗi mức độ để thể hiện sự tiếp nhận các mục tiêu (Ryan &
Connel, 1989; Tremblay và ctv, 2009). Nói một cách đơn giản, động cơ bên ngoài có
thể chia thành 5 nhóm với mức độ động cơ tăng dần (Ryan & Deci, 2002; Tremblay
và ctv, 2009). Đầu tiên là sự thụ động (Amotivation - AMO), là các cá nhân thiếu ý
định để hành động hoặc hành động một cách thụ động. Tiếp theo là sự điều chỉnh từ

bên ngoài (External Regulation - ER), tức là làm một việc chỉ để có phần thưởng. Kế


9

đến là sự điều chỉnh do ý thức (Introjected Regulation - INTRO), là sự điều chỉnh
hành vi thông qua sự tự đánh giá (ví dụ như tự tôn, tự biết lỗi). Tiếp nữa là sự điều
chỉnh theo mục tiêu (Identified Regulation - IDEN), có nghĩa là một người làm một
việc gì đó bởi vì người đó xác định được ý nghĩa hay giá trị của nó và xem nó như là
của bản thân mình. Cuối cùng là sự điều chỉnh để hòa nhập (Intergrated Regulation INTEG), là sự xác định rằng giá trị của một hoạt động trở thành một phần cảm giác
cá nhân của người đó [2].
K. Lewin là một nhà tâm lý học nghiên cứu sâu về vấn đề động cơ. Theo ông thì
tâm lý học phải nghiên cứu quy luật hình thành và thể hiện của động cơ, vì hành vi của
con người được hình thành bởi các nhu cầu từ bên trong của họ. Khi nghiên cứu về lĩnh
vực này, Lewin cho rằng tâm lý học cần phải khắc phục quan điểm xem xét động cơ
như một lực bên trong khép kín, tác động không phụ thuộc vào môi trường, phải đi từ
cách nhìn nhận các khách thể như những vật thể đến cách nhìn nhận chúng trong các
mối quan hệ. Cần phải xem xét hành vi của con người như là kết quả tác động trực tiếp
lẫn nhau giữa cá nhân và môi trường xung quanh cá nhân đó.
Lý thuyết về động cơ của Lewin liên quan đến một số khái niệm về nhu cầu.
Theo ông thì nhu cầu là lực thúc đẩy hành động. Nhu cầu được ông hiểu là trạng thái
động xuất hiện ở con người khi người đó thực hiện một dự định hay một hành động
nào đó. Nhu cầu của con người được ông gọi là nhu cầu xã hội. Lewin gọi nhu cầu
của con người là nhu cầu xã hội không phải có ý nói đến tính quy định xã hội của
chúng mà muốn nhấn mạnh rằng, nhu cầu xét về bản chất không phải mang tính bẩm
sinh, cũng không phải là một hiện tượng tâm lý có tính sinh vật. Mà nhu cầu có tính
động, xuất hiện ở những thời điểm cụ thể [34].
Luận điểm của trường phái Tâm lý học này cho rằng hiện tượng tâm lý xuất
hiện tại đây, vào thời điểm này đã được ông sử dụng để giải thích tính qui định của
hành vi con người. Ông phân biệt nhu cầu xuất hiện trong một thời điểm cụ thể với

các nhu cầu bền vững khác của con người như nhu cầu nghề nghiệp, nhu cầu tự
khẳng định. Đồng thời Lewin đặc biệt coi trọng nhu cầu xã hội, vì theo ông chính
những nhu cầu ấy thúc đẩy hoạt động thường ngày của con người. Nhu cầu xã hội có
xu hướng thỏa mãn, có nghĩa là giải toả sự căng thẳng. Nhu cầu xã hội khi có bất kì


10

một hệ thống trương lực nào đó xuất hiện trong một hoàn cảnh cụ thể, đảm bảo cho
sự hoạt động của con người hướng tới giải tỏa trương lực.
Frankl là một nhà sinh lí học người Áo, ông lý giải về các động cơ cơ bản của
con người. Theo quan điểm của ông thì lực thúc đẩy cơ bản của con người chính là
cuộc đấu tranh vì ý nghĩa cuộc sống. Việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời là dấu hiệu tồn
tại đích thực, vì vậy con người nhất thiết phải thấy được ý nghĩa tồn tại của mình. Sự
thiếu hụt hay mất đi ý nghĩa cuộc đời sẽ làm cho con người cảm thấy trống rỗng về
tinh thần, cuộc sống trở nên nặng nề [34].
Ông cho rằng ý nghĩa cuộc sống mang bản sắc cá nhân và con người không thể
tìm thấy ý nghĩa cuộc sống bên trong bản thân mình (trong tâm hồn hay trong cơ thể),
mà chỉ có thể tìm thấy trong môi trường xung quanh. Do đó tồn tại người không phải là
sự tự thể hiện mà là sự tự chuyển vào cái khác. Điều này được hiểu như sau: Thứ nhất
là con người có thể đạt được ý nghĩa cuộc sống bằng cách thực hiện hành động. Hai là,
con người tìm thấy ý nghĩa cuộc sống qua việc chăm sóc cho người khác, trong tình
yêu với mọi người. Ba là, con người có được ý nghĩa cuộc sống khi xây dựng quan
điểm rõ ràng đối với những hoàn cảnh sống khác nhau.
A. Bandura là một nhà tâm lý học Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của tâm lí học hành
vi, nên ông chú trọng nhiều đến yếu tố môi trường qui định hành vi. Tuy nhiên, trong
quan điểm của mình về động cơ, ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quá
trình nhận thức nằm giữa kích thích và hành vi trả lời. Theo ông thì hành vi của con
người được hiểu như là kết quả của sự tác động qua lại giữa cái mà con người nghĩ và
điều kiện mà con người đang sống [34].

Giống như nhiều nhà lí thuyết học tập khác, Bandura cho rằng hậu quả mà hành
vi gây ra có tác động mạnh lên hành vi. Ngoài ra ông còn cho rằng phần thưởng hay
hình phạt có thể có từ bên ngoài, cũng có thể có từ bên trong. Ông nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của phần thưởng hay hình phạt từ bên trong của cái tôi, ở đây ông
muốn nói đến sự tự điều chỉnh hành vi bởi cái tôi thông qua các quá trình bên trong
như những gì khác với bên ngoài. Ông cho rằng, nếu chúng ta nhấn mạnh đến các quá
trình nhận thức- quá trình điều chỉnh bên trong - thì mới có thể lí giải được sự phát


11

triển đạo đức của chúng ta. Ông đưa ra mô hình về mối quan hệ hành vi- môi trường
như sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình về mối quan hệ tác động qua lại giữa hành vi,
Con người và môi trường
Trong số những nhân tố điều chỉnh hành vi của con người thì ông nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của sự cảm nhận của con người về hiệu lực cái tôi của cá nhân,
niềm tin của người đó về năng lực của bản thân trong việc thực hiện hành vi. Ông cho
rằng, những người có hiệu lực cái tôi cao có niềm tin vào năng lực thực hiện những
hành vi cần thiết để thỏa mãn nhu cầu.
Còn J. Piagiex thì cho rằng tính định hướng tích cực, có chọn lọc của hành vi
tạo thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ.
Có thể nói rằng trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của Freud thì có hai ý tưởng
sau đây là cơ sở kích thích cơ bản nhất, từ đó mà ông giải thích cơ chế vận hành của
động cơ con người.
Đầu tiên, ông cho rằng ý thức là một phần tương đối nhỏ và có tính chất tạm thời
trong toàn bộ đời sống con người. Nếu như chúng ta xem xét phần vô thức và ý thức
của con người như là hai phần của tảng băng trôi, thì tất cả những gì chúng ta biết
được, nhớ được là phần nổi trên mặt nước. Chính phần chìm này quyết định trọng tâm

của toàn bộ tảng băng và phần lớn những vận động, phương hướng của tảng băng đó.
Hay nói khác đi phần vô thức mới là phần quyết định ý thức của con người.
Thứ hai, trong lý thuyết của Freud, quan hệ giữa cá nhân và xã hội dường như
luôn luôn đối kháng. Trong quá trình sống con người luôn luôn muốn những nhu cầu
có tính bản năng của mình nhưng không thể cưỡng lại những đòi hỏi của xã hội,
những yêu cầu của người khác … Cho nên hầu hết các cá nhân phải từ bỏ phần lớn


12

các xung lực bản năng hướng tới thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Từ hai quan điểm trên cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình làm trị liệu
mà Freud rút ra cơ chế vận hành động cơ như sau:
Theo ông cái ấy là một bình chứa năng lượng chung mà từ đó tất cả các cấp tâm
trí có thể rút ra. Năng lượng có được đầu tư vào một biểu tượng, một đối tượng cũng có
thể được chuyển vào những cái khác có liên quan đến những cái ban đầu bằng một
chuỗi liên tưởng.Những quá trình chuyển đi, chuyển lại như vậy thường xuyên diễn ra
trong các hoạt động của vô thức. Chính sự phân phối liên tục của hệ thống tâm trí là
yếu tố có vai trò quan trọng để lý giải những ứng xử bình thường cũng như những rối
loạn ứng xử của con người. Đồng thời Freud cho rằng giữa các cá nhân luôn có xung
đột giữa các xung năng. Chẳng hạn như xung đột giữa các xung năng tính dục và xung
năng tự bảo tồn. Những xung năng ấy được hoạt động theo các cơ chế tự vệ của cái tôi.
Thường có các cơ chế tự vệ là: dồn nén, phóng chiếu, thay thế và thăng hoa.
Tất cả những quá trình trên đều diễn ra một cách vô thức, song hoàn toàn không
mang tính ngẫu nhiên, mà trên thực tế nó là cơ chế tự vệ của con người. Các cơ chế
này luôn cùng tồn tại, đan xen vào nhau và hỗ trợ cho nhau làm cho con người dễ tạo
sự cân bằng nội tâm và thích nghi với hoàn cảnh sống.
Với cách lý giải theo quan điểm của Freud, toàn bộ hệ thống động cơ của con
người, của xã hội được nhìn nhận như là cách thức thỏa mãn, là sự thể hiện dưới hình
thức kí hiệu những mong muốn bên trong của con người. Thuyết động cơ của

Abraham Maslow đã tìm cách giải thích tại sao những thời điểm khác nhau, người ta
lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Tại sao có người đã dành ra nhiều thời
gian và sức lực để đảm bảo an toàn cá nhân và có người lại cố gắng giành được sự
kính trọng của người xung quanh? Ông cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp
trật tự theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Theo thứ tự tầm quan trọng
các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Những nhu cầu sinh lý (1), những nhu cầu an
toàn (2), những nhu cầu xã hội (3), những nhu cầu được tôn trọng (4) và những nhu
cầu tự khẳng định mình (5). Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu
cầu quan trọng nhất. Khi người ta đã thỏa mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó
thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu


13

cầu quan trọng nhất tiếp theo [34].
Khác với quan điểm trên, Maurie Reuchlin cho rằng khi nghiên cứu động cơ
chính là sự phân tích các yếu tố gây ra hành động, hướng nó vào mục đích nào đó,
cho phép nó kéo dài nếu chưa đạt được mục đích hoặc ngưng lại nếu chưa đạt được
mục đích… và phân tích các cơ chế cắt nghĩa tác dụng của các yếu tố đó.
Những giải thích đầu tiên về động cơ con người theo quan điểm duy vật cơ học
máy móc ban đầu là gắn động cơ với những nhu cầu sinh lý như đói, khát …
Và chính cách nhìn nhận động cơ của con người như những bản năng dẫn đến
chỗ đối lập cá nhân với xã hội và xem môi trường xã hội chỉ như là điều kiện để các
bản năng vốn có của con người dần dần được bộc lộ trong quá trình phát triển mà
thôi. Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học hành vi cổ điển bằng con đường duy vật giải
thích hành vi của con người một cách máy móc, theo mô hình phản xạ có điều kiện.
Quan điểm này thường phủ nhận hoặc không đánh giá đúng mức tính tích cực của
con người.
Theo dòng lịch sử phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều nhà khoa học
nhận thấy nhược điểm của những quan điểm trên. Chúng ta có thể nêu ra một số điểm

đáng lưu ý về động cơ thông qua những kết quả nghiên cứu dựa trên quan điểm duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử như sau:
Đầu tiên động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu
cầu của chủ thể. Bởi như chúng ta đã biết nhu cầu bao giờ cũng mang tính đối tượng
– nhu cầu về một cái gì đó. Tuy nhiên, khi ở chủ thể xuất hiện trạng thái cần cái gì đó
thì đối tượng thỏa mãn nhu cầu chưa được xác định rõ. Chỉ khi nhu cầu gặp được đối
tượng có khả năng thỏa mãn thì nhu cầu mới mang tính đối tượng. Đối tượng thỏa
mãn nhu cầu được con người tri giác, tư duy thúc đẩy và định hướng hành động của
chủ thể sẽ trở thành động cơ. Như vậy động cơ là tất cả những gì xuất hiện ở cấp độ
phản ánh tâm lý thôi thúc con người hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con người và là lý do
của hoạt động. Nhu cầu của con người rất đa dạng, trong đó có những nhu cầu nổi bật
trong một thời điểm nào đó. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người trong
một thời điểm nhất định và nhu cầu này quyết định hoạt động của con người [17].


14

Tóm lại, động cơ là yếu tố làm cho một người thực hiện một hành động nào
đó, hoặc ít nhất là phát triển một khuynh hướng cho hành vi cụ thể. Động cơ là
nguyên nhân trực tiếp của hành vi, là một hiện tượng tâm lý giúp con người lựa chọn
hướng của hành vi. Ví dụ, khi một người nào đó ăn thức ăn để thỏa mãn cơn đói của
mình, điều này cho thấy có một sự kết nối giữa những gì chúng ta làm và lý do tại sao
chúng ta làm điều đó [29].
1.1.2

Động cơ nghề nghiệp
Chúng ta đã tìm hiểu hứng thú, năng lực, lý tưởng, đạo đức và lương tâm nghề
nghiệp. Những biểu hiện tâm lý này có sức mạnh thúc đẩy con người làm việc. Sức
mạnh đó được gọi là động cơ. Động cơ đúng sẽ làm cho hoạt động của con người

mang theo những ý nghĩa tốt đẹp. Động cơ sai sẽ làm cho nhân cách con người trong
mọi hoạt động trở thành bé nhỏ.
Trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, động cơ đúng có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Đi vào nghề nào? Vì sao lại chọn nghề đó? Những câu hỏi như vậy cần được
mỗi chúng ta tự giải đáp. Chọn nghề là một hành động cụ thể. Điều thôi thúc ta chọn
nghề này hay nghề kia sẽ rất quyết định con đường lao động lâu dài, có thể là suốt
đời. Sự phát triển nhân cách của mỗi chúng ta phụ thuộc rất lớn vào nội dung phương
pháp lao động nghề nghiệp mà chúng ta đã lựa chọn…
Động cơ chọn nghề đúng thường bộc lộ ở ý thức con người đối với những ý
nghĩa sau đây của nghề:
- Ý nghĩa xã hội của nghề
- Ý nghĩa kinh tế của nghề
- Ý nghĩa giáo dục của nghề
- Ý nghĩa nhân đạo của nghề, v.v…
Động cơ chọn nghề đúng đắn, nhất là động cơ về ý nghĩa xã hội, nhân đạo của
nghề, sẽ giúp người chọn nghề về sau có thể đạt đến đỉnh cao danh vọng, thực hiện
được lý tưởng cao đẹp phục vụ dân tộc, đất nước, mặc dù họ chấp nhận cuộc sống vật
chất cá nhân có khi chỉ ở mức khiêm nhường trong xã hội. Nhiều VĐV đã mang lại
nhiều vinh quang cho tổ quốc, cống hiến cho màu cờ sắc áo, mặc dù mức lương VĐV


15

hiện nay chưa cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Nếu chọn nghề chỉ đơn thuần theo lao động cá nhân nhỏ hẹp, vì lợi ích trước
mắt về vật chất (miễn sao có nhiều tiền bằng mọi cách)… thì khi vào đời không đạt
được ý đồ sẽ chán nản, thất vọng hoặc sẽ chịu nhiều bi kịch khác.
 Nghề nghiệp thể thao

[10]


.

Nghề nghiệp thể thao là những công việc của con người gắn liền với các hoạt
động thể thao và thông qua các hoạt động đó sẽ mang lại những lợi ích cho con
người. Ví dụ: vận động viên, huấn luyện viên, giáo viên thể dục,...
Có lẽ nghề nghiệp thể thao là một nghề nghiệp “đặc biệt” trong xã hội, bởi sự
đặc thù về công việc và môi trường lao động. Bên cạnh đó, thành quả lao động mà
con người tạo ra cũng hết sức khác biệt so với thành quả của các ngành nghề khác
trong xã hội.
Vận động viên là những người được đào tạo để thi đấu các môn thể thao đòi
hỏi sức bền, sức khỏe và tốc độ. VĐV có thể là người thi đấu thể thao chuyên nghiệp
hoặc nghiệp dư. Phần lớn các vận động viên chuyên nghiệp có thể hình cân đối có
được nhờ một quá trình tập luyện lâu dài kèm theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm
ngặt.
Huấn luyện viên là người trực tiếp huấn luyện, đào tạo và hướng dẫn các hoạt
động của một đội thể thao hoặc của một cá nhân VĐV.
Giáo viên thể dục thể thao là người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn các bài
tập thể thao, các môn thể thao cho mọi người.
Khi thể thao nói chung đang tiến lên chuyên nghiệp và trở thành một nghề
nghiệp được xã hội công nhận thì nghề nghiệp thể thao hiển nhiên được coi là người
lao động thật sự, lao động cật lực. Rất nhiều môn thể thao đòi hỏi con người phải làm
quen từ rất sớm, thể dục dụng cụ là một ví dụ điển hình. Những câu chuyện về các cô
bé, cậu bé ở thế hệ đầu tiên của thể dục dụng cụ Việt Nam mới 5 - 6 tuổi đã phải xa


16

gia đình, sang Trung Quốc “tầm sư, học đạo” cả chục năm trời, giờ đây không còn là
mới với người hâm mộ. Ký ức của các em trong chuỗi ngày trường kỳ khổ luyện gian

nan trên đất bạn đã trở thành ấn tượng không thể quên, mỗi khi người ta nhắc đến
những cái tên như Ngân Thương, Thùy Dương, Hà Thanh...
Vẫn biết, sự đóng góp và thành quả “lao động” mà mỗi cá nhân tạo ra là khác
nhau. Song có điều chắc chắn, không giấy mực nào có thể ghi nhận hết những hy sinh
thầm lặng của lớp lớp thế hệ vận động viên vẫn đang ngày đêm chạy đua cùng thời
gian, luôn vững tin với hy vọng sẽ mang vinh quang về cho đất nước.
Định hướng nghề nghiệp thể thao là sự thông tin về sự phát triển và mức độ
cần thiết của các nghề nghiệp có liên quan đến thể thao để con người, đặc biệt là
những con người đang hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao nắm bắt từ đó có
hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn hay tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thể thao. Ví
dụ: Việc định hướng nghề nghiệp cho các vận động viên nghiệp dư của các câu lạc
bộ, các trung tâm hay những vận động viên của các trường, các địa phương sẽ giúp
họ có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp thể thao từ đó giúp họ lựa chọn nghề nghiệp
của bản thân sau này.
1.1.3

Động cơ tham gia thể thao.
Động cơ tham gia thể thao là một mặt ý thức của người tập trong đó phản ánh
tư tưởng, tình cảm thúc đẩy họ tập luyện. Động cơ miêu tả trạng thái kích thích bên
trong, điều khiển và chỉ đạo hành vi [35].
Động cơ tham gia thể thao ở từng lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội,…
trong từng thời kỳ là rất khác nhau và cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Động lực có thể là hứng thú, ước vọng, mục đích, lý tưởng khác nhau. Mục
đích của hoạt động thể hiện ở chỗ con người muốn làm gì hoặc được cái gì, động lực
nói rõ vì sao họ muốn làm điều đó. Động lực có quan hệ mật thiết với mục đích, khi
động lực phù hợp hoàn toàn với mục đích thì hiệu suất hoạt động sẽ rất cao và ngược
lại. Động lực có thể không được con người ý thức ngay từ đầu đôi khi chỉ từng phần.



17

Trong mỗi con người không chỉ có một động lực hoạt động, người ta phân thành động
lực chủ đạo và thứ yếu tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, điều kiện
sống, giáo dục, tính phổ cập của môn thể thao, những yếu tố này có liên quan và
tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống động lực. Động lực có nội dung, sức mạnh
và sự ổn định. Nội dung của động lực quyết định bởi mục đích hoạt động. Sức mạnh
của động lực phụ thuộc vào độ lớn của nhu cầu. Độ ổn định của động lực được quyết
định bởi sự ổn định và mức độ thỏa mãn nhu cầu.
Schiffman & Kanuk (2001) đề xuất cho một định nghĩa chung cho động cơ
phản ánh quá trình với 5 giai đoạn: Nhu cầu về sự thừa nhận; giảm bớt căng thẳng;
trạng thái nỗ lực; sự mong muốn; mục tiêu hướng tới hành vi [27].
Miline và McDonald (1999) đề xuất một loạt các nhân tố động cơ tiềm năng
cho những người tham gia hoạt động thể thao như: thể chất sung mãn; giảm căng
thẳng; liên kết; xã hội; tạo thuận lợi; lòng tự trọng; thành tích; nắm vững các kỹ năng;
thẩm mỹ [36].
Trong lịch sử tâm lý học đã tồn tại rất nhiều quan điểm về động cơ. Ph.
Anghen đã viết: “Con người quen giải thích hành động của mình bằng tư duy của họ,
mà đáng nhẽ ra phải giải thích chúng từ nhu cầu”.
Nhà tâm lý học người Nga A. N Leonchiep khi bàn về động cơ đã cho rằng:
Thứ nhất, động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được thể hiện
trên tri giác, biểu tượng tư duy. Hay nói khác đi, đó chính là sự phản ánh chủ quan về
đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Thứ hai là động cơ có chức năng định hướng thúc đẩy
và định hướng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Đến nay, càng ngày càng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về động cơ dựa
trên những quan điểm của những nhà nghiên cứu trước. Chúng ta có thể nêu một số
điểm đáng lưu ý về động cơ thông qua những kết quả nghiên cứu sau:
Đầu tiên, động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thỏa mãn
nhu cầu của chủ thể. Bởi như chúng ta biết, nhu cầu bao giờ cũng mang tính đối
tượng (nhu cầu về cái gì đó). Tuy nhiên, khi chủ thể xuất hiện trạng thái cần cái gì đó

thì đối tượng thỏa mãn nhu cầu chưa xác định rõ. Chỉ khi nhu cầu gặp được đối tượng
có khả năng thỏa mãn thì nhu cầu mới mang tính đối tượng. Đối tượng thỏa mãn nhu


18

cầu được con người tri giác, tư duy và định hướng hành động của chủ thể sẽ trở thành
động cơ. Nhu vậy, động cơ là tất cả những gì xuất hiện ở cấp độ phản ánh tâm lý thôi
thúc con người hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Như đã trình bày, thì ở đây xuất hiện vấn đề về mối quan hệ giữa động cơ và
nhu cầu. Khi bàn về động cơ, người ta không thể không bàn đến nhu cầu. Ngược lại,
khi nói đến nhu cầu thì không thể nói đến động cơ – động cơ thúc đẩy con người thỏa
mãn nhu cầu. Do đó, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yêu khách quan thể hiện đòi
hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển thì động cơ là
biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó. Tuy nhiên, nhu cầu và động cơ có quan
hệ không đồng nhất. Những nhu cầu giống nhau được thỏa mãn bởi những động cơ
khác nhau. Ngược lại, những động cơ giống nhau có thể là những nhu cầu khác nhau.
Đây chính là tính chất đa dạng về phương thức thỏa mãn nhu cầu con người.
Thứ hai, động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử - xã hội. Luận
điểm này có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn. Bởi trước hết, luận điểm này khẳng
định rằng các động cơ đặc trưng của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình
phát triển cá thể, chứ không phải là một cái gì đó có sẵn từ khi đứa trẻ được sinh ra.
Do đó, một vấn đề cơ bản và quan trọng là phải nghiên cứu các cơ sở quy định quá
trình hình thành các động cơ đặc trưng của con người và các cơ chế của quá trình đó.
Hiện nay, hầu hết các nhà tâm lý học đều khẳng định rằng hệ thống động cơ của con
người được hình thành trên cơ sở sự hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong hệ
thống các quan hệ xã hội, các nhóm xã hội nhất định, ma ở đó mỗi chủ thể thực hiện
vai trò của mình. Tính lịch sử xã hội của các nhân được thể hiện ở chỗ, đối tượng
thỏa mãn nhu cầu của con người thường là sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội.
Những sản phẩm đó với tư cách là những phản ánh tâm lý về đối tượng đó nên các

động cơ của con người thường mang tính xã hội. Đối với nhưng nhu cầu đơn giản, sơ
cấp, mang tính bản năng thì cách đáp ứng nhu cầu đó cũng mang tính xã hội thuộc
vào điều kiện sống cụ thể, nên văn hóa, lối sống của mỗi người, mỗi nhóm người [28].
Như vậy có thể nói rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý giúp con người lựa
chọn hướng hành vi. Động cơ là phản ánh tâm lý thúc đẩy con người hành động nhằm
thỏa mãn nhu cầu.


19

Động cơ tham gia thể thao là một chủ đề cổ điển trong các nghiên cứu về hành
vi tiêu dùng thể thao. Hầu hết các nghiên cứu có liên quan đã tập trung vào các động
cơ để tham gia học thể thao, rất khó tìm thấy các nghiên cứu động cơ tham gia thể
thao có tổ chức trong các nghiên cứu thể thao. Trong thực tế, đa số các nghiên cứu từ
tâm lý học thể thao và khoa học thể dục thể thao.
Động cơ hoạt động thể thao là một mặt ý thức của VĐV trong đó phản ánh tư
tưởng, tình cảm thúc đẩy họ tích cực tập luyện. Động cơ là nguyên nhân bên trong
thúc đẩy con người hoạt động.
Động cơ là nền tảng của tất cả các nỗ lực và thành tích thể thao. Nếu không có
mong muốn và quyết tâm để cải thiện thành tích thể thao thì tất cả những yếu tố tâm
lý khác như sự tự tin, tập trung và cảm xúc đều vô nghĩa. Để trở thành VĐV tốt nhất
có thể, VĐV phải được thúc đẩy để làm những gì cần thiết nhằm tối ưu hóa khả năng
và đạt được mục tiêu đặt ra (Jim Taylor, 2009).
Động cơ có thể là những hứng thú, ước vọng, mục đích, lý tưởng khác nhau.
Chính những hiện tượng tâm lý này tích cực hóa hành động, kích thích con người
khắc phục mọi khó khăn trở ngại để đạt được mục đích.
Khi ý thức được nhu cầu, trong con người xuất hiện sự căng thẳng về tâm lý.
Sự căng thẳng tâm lý này bị thôi thúc bởi sự ham muốn. Sự ham muốn kích thích tính
tích cực của con người, hình thành động cơ thôi thúc con người hành động. Đồng thời
với việc hình thành động cơ, trong ý thức con người cũng hình thành biểu tượng về

mục đích hoạt động, chính là biểu tượng về kết quả hoạt động (kiến thức, kỹ năng kỹ
xảo tiếp thu được, thành tích thể thao đạt được…). Mối quan hệ giữa nhu cầu, động
cơ và hành động thể hiện như sau:
Nhu cầu → Ham muốn → Căng thẳng tâm lý → Động cơ → Hành động.
Cần phân biệt động cơ và mục đích hành động. Mục đích phản ánh cái cần đạt
đến, kết quả cần phải đạt được của hành động. Còn động cơ phản ánh nguyên nhân
của hành động. Do đó, có thể có cùng mục đích nhưng động cơ hành động khác nhau,
hay ngược lại, có cùng động cơ nhưng có thể mục đích khác nhau. Ví dụ: Mục đích
đạt chức vô địch trong một giải thi đấu của một VĐV có thể có những động cơ khác
nhau (vì muốn làm hài lòng HLV, vì muốn được tôn vinh, vì tiền thưởng hoặc cũng có


20

thể vì những động cơ khác).
Động cơ có thể không được con người nhận thức ngay hoặc chỉ nhận thức
từng phần. Các động cơ trong hoạt động TDTT thường có tính chất đa dạng, biến
động và phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, điều kiện sống, môi
trường số và giáo dục.
Đối với một mục đích, thông thường không chỉ có một động cơ hoạt động mà
là một hệ thống các động cơ có liên quan tương hỗ nhau. Trong tâm lý học TDTT,
động cơ hoạt động được chia thành 2 nhóm: Động cơ bên trong hay động cơ trực tiếp
(intrinsic motivation) và động cơ bên ngoài hay động cơ gián tiếp (extrinsic
motivation).
Động cơ bên trong đề cập đến việc một cá nhân tham gia vào một hoạt động
nào đó đơn giản chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tham gia hoạt động. Những VĐV này
không cần phần thưởng cho việc tham gia của họ và được xem là dạng tự động viên
(self-motivated).
Động cơ bên ngoài đề cập đến một số tác động bởi yếu tố bên ngoài, như phần
thưởng, danh hiệu hay những vị thế thành đạt trong xã hội… khi đạt được mục đích

tham gia thi đấu (chiến thắng, vô địch…) (Li & Hammer,1996). Ngoài ra cũng có tình
trạng, hiếm khi xảy ra, VĐV tham gia hoạt động thể thao mà không có động cơ
(amotivation) hay thiếu động cơ, là tình trạng một cá nhân có cảm giác không mong
muốn gì.
Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài khi đó hầu như không có tác động lên
những cá nhân này và những cá nhân này cũng không thể cho biết lý do tại sao học
tham gia và tiếp tục tập luyện thể thao. Theo nhiều nghiên cứu, động cơ bên trong có
tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hơn vì thông qua hành động đã trực tiếp làm thỏa mãn
nhu cầu cá nhân. Với động cơ bên ngoài thì tác dụng thúc đẩy ít hơn và không ổn
định vì phụ thuộc vào đáp ứng bên ngoài, ví dụ: tiền lương hay tiền thưởng ít hay
nhiều, danh hiệu được công nhận ở quy mô nào…
Động cơ hoạt động TDTT bên trong (trực tiếp)[25]:
-

Cảm giác thỏa mãn, dễ chịu, sảng khoái, hạnh phúc… trong hoạt động TDTT (giải trí
tinh thần).


21

-

Vì sức khỏe và sự hoàn thiện năng lực thể chất của bản thân.

-

Thỏa mãn nhu cầu được thể hiện khả năng của bản thân (về thể chất lẫn tinh thần),
thỏa mãn mong muốn được thể hiện lòng dũng cảm, tính quyết đoán trong các tình
huống nguy hiểm của tập luyện và thi đấu thể thao.


-

Thỏa mãn được tham gia thi đấu, bị cuốn hút bởi các tình huống gay cấn, sôi nổi, hồi
hộp của các cuộc thi đấu. Rung cảm bởi vẻ đẹp, tính nghệ thuật của các động tác, tư
thế trong thi đấu.

-

Muốn đạt được thành tích, kỷ lục, chiến thắng.
Động cơ hoạt động TDTT bên ngoài (gián tiếp)[25]:

-

Ý thức trách nhiệm với tập thể, cộng đồng (vì danh dự, vì màu cờ sắc áo của tổ quốc,
của đơn vị…)

-

Phải thực hiện theo nghĩa vụ (phải hoàn thành chương trình giáo dục thể chất bắt
buộc trong nhà trường).

-

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, học tập nên phải tập luyện để có sức
khỏe tốt hơn.

-

Mong muốn có một thể hình đẹp, cường tráng. Đây là ước muốn của mọi cá nhân,
đặc biệt thể hiện hiện rõ ở nam nữ thanh niên.


-

Muốn được tôn vinh, có danh tiếng, được mọi người ngưỡng mộ.

-

Mong muốn thu được những quyền lợi vật chất.
Thông thường động cơ tập luyện thể thao được chia làm 3 giai đoạn: Tập
luyện ban đầu, chuyên môn hóa thể thao và nâng cao thành tích. Ở mỗi giai đoạn các
động cơ hoạt động có đặc điểm tâm lý riêng.

-

Ở giai đoạn tham gia tập luyện ban đầu thì các động cơ có đặc điểm phân tán, tản
mạn, không bền vững; động cơ mang tính bên trong (trực tiếp), nặng về cảm tính (do
phong trào lôi cuốn, do tình cờ, do ngưỡng mộ một ngôi sao thể thao nào đó); Động
cơ thường liên quan đến điều kiện khách quan thuận lợi với môn thể thao (tập bơi do
nhà gần sông, hồ bơi; chơi bóng đá do nhà gần sân bóng đá; nhiều VĐV quần vợt
xuất thân từ những chú bé nhặt bóng ở sân quần vợt…); do bị bắt buộc bởi cha mẹ
hoặc do quy định của chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường.

-

Ở giai đoạn chuyên môn hóa thể thao: giai đoạn này người tập chỉ tập chuyên sâu một


22

môn thể thao. Động cơ có các đặc điểm là bắt đầu ổn định và hứng thú thể thao theo

một xu hướng chính xác; mong muốn được thể hiện khả năng và phát triển khả năng
trong môn thể thao chuyên sâu; bắt đầu có khát vọng về thành tích cao, mong muốn
được tôn vinh; bị hấp dẫn bởi chính môn thể thao chuyên sâu; lượng vận động thể lực
căng thẳng cũng đã trở thành thói quen, nhu cầu.
-

Ở giai đoạn nâng cao thành tích thể thao thường có các động cơ: Duy trì trình độ thể
thao đã đạt được và cố gắng đạt thành tích cao hơn; Mong muốn mang lại vinh quang
cho tổ quốc, đơn vị, tập thể; Mong muốn truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho các
VĐV khác; Mong muốn duy trì và tăng cường danh tiếng, thu nhập từ hoạt động thể
thao.
Với thực tiễn thể thao tại Việt Nam việc nghiên cứu động cơ tham gia thể thao
chuyên nghiệp còn rất ít vì vậy từ các thuyết trên, đề tài dựa vào thuyết Jim Taylor
(2009) để xây dựng các tiêu chí đánh giá động cơ khi tham gia thể thao chuyên
nghiệp tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM.
Bên trong (trực tiếp)
(8 tiêu chí)
Động cơ tham gia
Bên ngoài (gián tiếp)
(10 tiêu chí)
Sơ đồ 1.2. Động cơ tham gia
Tóm lại, động cơ hoạt động được chia thành 2 nhóm: Động cơ bên trong hay
động cơ trực tiếp (intrinsic motivation) và động cơ bên ngoài hay động cơ gián tiếp
(extrinsic motivation).
Động cơ bên trong đề cập đến việc một cá nhân tham gia vào một hoạt động nào
đó đơn giản chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tham gia hoạt động. Những VĐV này không
cần phần thưởng cho việc tham gia của họ và được xem là dạng tự động viên (selfmotivated).
Động cơ bên ngoài đề cập đến một số tác động bởi yếu tố bên ngoài, như phần
thưởng, danh hiệu hay những vị thế thành đạt trong xã hội… khi đạt được mục đích



23

tham gia thi đấu (chiến thắng, vô địch…) (Li & Hammer,1996). Ngoài ra cũng có tình
trạng, hiếm khi xảy ra, VĐV tham gia hoạt động thể thao mà không có động cơ
(amotivation) hay thiếu động cơ, là tình trạng một cá nhân có cảm giác không mong
muốn gì.
1.2 Trở ngại
1.2.1 Khái quát chung về trở ngại:
Trong thực tế cuộc sống mỗi khi không hoàn thành một công việc, nhiệm vụ
hay một mục đích nào đó, người ta thường tìm ra những nguyên nhân đã kìm hãm kết
quả mà mình mong muốn đạt tới. Người ta thường nói do nguyên nhân này hay
nguyên nhân khác làm cản trở hoạt động của mình. Nói khác đi, đó là những khó
khăn hay trở ngại (gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan) đã tác động đến quá trình
hoạt động của con người. Vì vậy, có thể coi trở ngại là những rào cản, những vướng
mắc, những khó khăn khiến cho con người không thể dễ dàng thực hiện được nhiệm
vụ hay hoạt động, hành động của mình, nhiều khi nó khiến cho con người không thể
đạt được kết quả mong muốn cuối cùng.
Trở ngại trong cuộc sống hoạt động của con người có nghĩa bao hàm rất rộng,
hoạt động của con người đa dạng và phong phú bao nhiêu, thì những trở ngại thể hiện
trong cuộc sống cũng phong phú và đa dạng bấy nhiêu.
Về mặt ngôn ngữ trong cuốn từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng giải
thích như sau: Trở ngại là gây khó khăn, làm cho không tiến hành được dễ dàng, suôn
sẻ. Như vậy, trên bình diện lý luận, trở ngại trong cuộc sống cũng được nhìn nhận bao
gồm tất cả những yếu tố nào gây cho chủ thể những khó khăn, những sự cản trở khi
tiến hành một hoạt động nào đó. Những khó khăn đó do yếu tố chủ quan hay khách
quan tạo ra, trong đó:
- Những yếu tố khách quan hay nói cách khác là những yếu tố bên ngoài,
chúng bao gồm môi trường sống, môi trường công tác, làm việc, học tập… Con
người tồn tại và hoạt động trong những môi trường đó lại trực tiếp hay gián tiếp

chịu các tác động của nền văn hóa, các yếu tố địa lý (đất đai, khí hậu…) điều kiện,
phương tiện làm việc… Những yếu tố này tồn tại xung quanh con người, bên ngoài
con người, không chịu tác động của con người do đó được coi là những nhân tố


24

khách quan.
- Những yếu tố chủ quan hay còn gọi là yếu tố bên trong đó là những khó
khăn, trở ngại nảy sinh do đặc điểm sinh lý, đặc điểm cơ thể, hoặc do chính đặc điểm
tâm lý tạo ra như: tính tích cực, kinh nghiệm, năng lực tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng
chưa hoàn thiện… của chính bản thân chủ thể. Những yếu tố này nằm bên trong con
người – chủ thể tâm lý, do đặc điểm tâm lý tạo ra, nên có thể coi là những trở ngại
tâm lý trong hoạt động con người.
Trở ngại tâm lý trong hoạt động là nói đến những hàng rào tâm lý kìm hãm
hoạt động đạt kết quả, mục đích đặt ra từ trước. Nhiều nghiên cứu khác nhau về trở
ngại tâm lý trong hoạt động đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, tựa chung lại có thể
sắp xếp thành 3 nhóm ý kiến như sau:
Nhóm ý kiến thứ nhất: Trở ngại tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện tính thụ
động lúng túng của chủ thể khi gặp những tình huống, những điều kiện thay đổi làm
cản trở quá trình hành động và làm sai lệch kết quả hoạt động. Trong từ điển tâm lý
học, tác giả Vũ Dũng nêu: ở hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ
động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động. Cơ chế diễn
biến của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và tâm lý tiêu cực: hổ thẹn,
cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, tự đánh giá thấp bản thân mình… Trong hành vi xã
hội hàng rào tâm lý xuất hiện như những ngăn cách trong giao tiếp.
Nhóm ý kiến thứ hai: Trở ngại tâm lý là tổ hợp các thuộc tính, các trạng thái,
các đặc điểm nhân cách không phù hợp với đối tượng, làm cho quá trình hoạt động
gặp khó khăn, làm cho chủ thể không phát huy được khả năng của mình, dẫn đến kết
quả hoạt động bị hạn chế. Nhóm ý kiến này có quan niệm rộng hơn so với nhóm ý

kiến thứ nhất. Với ý kiến trên tác giả B.Đ.Parughin cho rằng: hàng rào tâm lý được
hiểu ngầm như các quá trình, các thuộc tính, các trạng thái của con người nói chung,
bao bọc tiềm năng trí tuệ, tình cảm của con người.
Đồng hành với ý kiến trên, tác giả Phạm Ngọc Viễn cho rằng: khi phân tích
các biện pháp cơ bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các VĐV thể thao, đã
đồng thời nêu ra các khó khăn, trở ngại về nhận thức xuất hiện khi các VĐV thể thao
phản ánh không đúng về bản thân và tình huống cụ thể; trở ngại về cảm xúc phụ


25

thuộc vào trạng thái của VĐV với nhiệm vụ được giao; tương tự như vậy trở ngại về
đạo đức nảy sinh khi nhận thức và rung cảm về những yêu cầu của xã hội [20].
Nhóm ý kiến thứ ba: Gồm những ý kiến nhận định, trở ngại tâm lý là sự thiếu
thích ứng, thiếu linh hoạt của chủ thể trong quá trình hoạt động và trong việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ tức thời, khiến cho chủ thể không kịp thời huy động được
những đặc điểm cá nhân cho phù hợp với yêu cầu, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh
công việc.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng ba nhóm ý kiến trên đã khái quát quá rõ nét
về bản chất và biểu hiện của hiện tượng trở ngại tâm lý trong hoạt động của con
người, trong đó các ý kiến đề cập đến trên mọi phương diện, từ các trạng thái tâm lý,
cảm xúc; cho đến tổ hợp các thuộc tính, các đặc điểm nhân cách; đến sự thích ứng
của chủ thể với môi trường, hoàn cảnh khách quan…
1.2.2 Trở ngại trong hoạt động thể thao:
Các khó khăn trở ngại là những vấn đề hiển nhiên trong thế giới, sự tham gia
hoạt động thể thao cũng không thể thoát khỏi điều kiện này. Theo nghiên cứu của
Kraus (1997), có những yếu tố có khuynh hướng ngăn chặn hay hạn chế sự tham gia
các hoạt động thể thao. Điều quan trọng là không phải chỉ hiểu được lý do tại sao con
người tham gia theo đuổi các hoạt động thể thao và đạt được những gì từ các hoạt
động đó, mà còn phải nắm được nguyên nhân gì làm cho họ không nắm bắt những cơ

hội đó.
Kraus (1997) cũng tuyên bố một số nghiên cứu đề nghị một số lượng lớn các
yếu tố xã hội và cá nhân liên quan đến quá trình chọn lọc và tham gia các hoạt động
thể thao. Những yếu tố này bao gồm các nhân tố như lứa tuổi, giới tính… Ngoài ra,
các khó khăn trở ngại còn liên quan đến yếu tố tài chính, khả năng thể chất và tinh
thần, thiếu kỹ năng hay cảm thấy không tự tin hoặc nỗi lo sợ bị người khác từ chối [26].
Hoạt động thể thao là một trong những loại hình hoạt động có liên quan nhiều
tới vấn đề khắc phục vô vàn khó khăn trở ngại. Ở đây độ khó trong hoạt động của
VĐV nhiều lúc đạt tới mức tột đỉnh.
Trong các sách giáo khoa tâm lý học nói chung và những tài liệu có liên quan
đến hiện tượng khó khăn và trở ngại chưa được phân định ranh giới rõ ràng, các tác


×