Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

So sánh giải thể doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã theo luật hợp tác xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.09 KB, 4 trang )

1 |Bài tập cá nhân 1 Luật thương mại 1

So sánh giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp và giải thể hợp tác xã theo
Luật hợp tác xã.
Khái niệm Doanh nghiệp hiện nay được quy định tại khoản 1 điều 4 Luật
doanh nghiệp 2005, theo đó các loại hình doanh nghiệp tồn tại ở nước ta gồm có
doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty
cổ phần.Còn khái niệm hợp tác xã lại được quy định tại Điều 1 Luật hợp tác xã
2003. Luật hợp tác xã 2003 cũng khẳng định Hợp tác xã cũng “hoạt động như một
loại hình doanh nghiệp” vì vậy giữa hợp tác xã và doanh nghiệp sẽ có những điểm
tương đồng nhưng dù sao vì bản chất hợp tác xã không phải là doanh nghiệp nên
giữa chúng vẫn phải có những điểm khác biệt,cụ thể trong phạm vi đề bài, em chỉ
xin đi vào phân tích vấn đề giái thể của doanh nghiệp và hợp tác xã.
1. Điểm giống nhau giữa giải thể doanh nghiệp và giải thế hợp tác xã.

Điểm tương đồng trong vấn đề giải thể doanh nghiệp và hợp tác xã chính là
đều có hai trường hợp giải thể:Giải thể bắt buộc và giải thể tự nguyện.Đối với
doanh nghiệp, trường hợp giải thể bắt buộc được quy định tại điểm a,c, và d của
khoản 1 điều 157 và trường hợp giải thể tự nguyện được quy định tại điểm b khoản
1 điều 157 Luật doanh nghiệp.Trong khi đó đối với hợp tác xã , trường hợp giải thể
bắt buộc được quy định tại khoản 2 điều 42 Luật hợp tác xã còn giải thể tự nguyện
được quy định cùng tại khoản 1 điều này.
Điểm giống nhau thứ hai chính là trong một phần nhỏ của vấn đề thủ tục.Với
doanh nghiệp ,khi “pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh
nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số
liên tiếp”.Đối với giải thể hợp tác xã cũng vậy, dù là giải thể tự nguyện hay bắt
buộc thì việc giải thể cũng đều phải “đăng báo địa phương nơi hợptác xã hoạt
động trong ba số liên tiếp”(khoản 1 và khoản 3 Luật hợp tác xã 2003).


2 |Bài tập cá nhân 1 Luật thương mại 1



Điểm tương đồng cuối cùng là về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng
không được vượt quá sáu tháng (180 ngày) theo quy định tại khoản 3 điều 42 Luật
hợp tác xã và điểm c khoản 1 điều 158 Luật doanh nghiệp.
2. Những điểm khác biệt trong việc giải thể doanh nghiệp và hợp tác xã.

Thứ nhất là vể chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc giải thể:
Đối với doanh nghiệp thì đó là cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan
quản lý đầu tư có thẩm quyền (khoản 3 điều 28 Nghị định 139/2007 NĐ-CP).
Đối với hợp tác xã thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục giải thể sẽ là
Ủy ban nhân dân.Cụ thể là đầu tiên “cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác
xã trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Uỷ ban nhân dân cùng cấp”sau đó“ Uỷ ban
nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể. Chủ tịch Hội đồng
giải thể là đại diện Uỷ ban nhân dân; các ủy viên là đại diện của: liên minh hợp
tác xã tỉnh (nếu hợp tác xã là thành viên của liên minh), chính quyền cấp xã nơi
hợp tác xã đóng trụ sở, Ban quản trị hợp tác xã, Ban kiểm soát hợp tác xã, xã viên
hợp tác xã;” và cuối cùng “Hội đồng tiến hành làm các thủ tục giải thể hợp tác xã
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân và tự giải thể sau khi hoàn tất việc giải
thể.”.(khoản 2 điều 21 nghị định177/2004/NĐ-CP).
Thứ hai là về một phần nhỏ trong vấn đề thủ tục thì đối với doanh nghiệp,
quyết định giải thể sẽ phải gửi đến “ cơ quan đăng kí kinh doanh, tất cả các chủ
nợ, người có quyền ,nghĩa vụ và lợi ích liên quan,người lao động trong doanh
nghiệp …”(khoản 3 điều 158 Luật doanh nghiệp) trong khi quyết định giải thể hợp
tác xã chỉ cần đăng trên báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động mà không phải
gửi đến các đối tượng ấn định như chủ nợ (nếu có) hay từng xã viên…
Thứ ba và cũng là vấn đề quan trọng nhất, chính là về vấn đề thanh toán
nợ.Khoản 2 Điều 158 Luật doanh nghiệp có quy định : “ Doanh nghiệp chỉ điwpực
giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”.Trong



3 |Bài tập cá nhân 1 Luật thương mại 1

khi đó Luật hợp tác xã hiện hành năm 2003 lại không có bất kì một quy định nào
ràng buộc hợp tác xã chỉ được giả thể sau khi đã thanh toán xong nợ.Điều này dẫn
đến một sự khác biệt là khi một doanh nghiệp đã giải thể, đồng nghĩa với việc họ
đã thực hiện xong hết tất cả các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mình.Trong khi
điều đó lại là không chắc chắn đối với hợp tác xã.Khi một hợp tác xã đã giải thể
không có nghĩa là họ đã hoàn thành hết các nghĩa vụ tài sản của họ, nghĩa là chưa
chắc họ đã thanh toán hết các khoản nợ của mình.
Thứ tư là về quy định các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải
thể.Hiện nay vấn đề này chỉ mới được nêu ra trong Luật doanh nghiệp tại điều 159
mà lại chưa được nhắc tới trong bất cứ quy định nào của Luật hợp tác xã 2003.Đây
cũng chính là một điểm khác biệt.
Thứ năm là về vấn đề phản đối quyết định.Vấn đề này hiện nay trong pháp
luật hiện hành lại chỉ được nhắc đến trong Luật hợp tác xã.Cụ thể là tại khoản 5
điều 42 : “Trong trường hợp không đồngý với quyết định của Uỷ ban nhân dân
vềviệc giải thể hợp tác xã thì hợp tác xã có quyềnkhiếu nại đến cơ quan nhà nước
có thẩmquyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.”.Trong khi
đó Luật doanh nghiệp lại không hề có quy định đề cập đến trường hợp này.
Tóm lại sau các phân tích trên có thể kết luận rằng, mặc dù trong Luật cũng
đã đề cập rằng hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp,nhưng bản
chất của hợp tác xã vẫn không phải là một doanh nghiệp, vậy nên hẳn là bên cạnh
một số điểm tương đồng do tính chất hoạt động tạo ra thì vẫn có những điểm khác
biệt lớn cần chú ý phân biệt, chẳng hạn như trong vấn đề giải thể như bài trình bày
trên đây.


4 |Bài tập cá nhân 1 Luật thương mại 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại- Đại học Luật

Hà Nội
2. Giáo trình Luật Thương mại – Trường đại học Luật Hà Nội-2012
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005
4. Luật Hợp tác xã năm 2003
5. Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/9/2007

hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2005
6. Nghị định 177/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/10/2004

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003
7. Website:



×