Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận quá trình phát triển của ngoại thương hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.45 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Đề tài:
Quá trình phát triển của Ngoại Thương Hàn Quốc
giai đoạn 2007-2010
Danh sách nhóm 20
Họ tên
Hoàng Thị Mai Anh
Tô Thu Hằng
Nguyễn Phương Hồng
Nguyễn Thanh Huyền
Vũ Thị Hương
Trần Thị Ngọc

Mã SV
0951010011
0951010426
0951010446
0951010449
0951010459
0951010521


A. Lời mở đầu
Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt
Nam :cùng là một quốc gia Á Đông, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và
đất nước bị chia cắt làm hai miền. Tuy nhiên, ngày nay Hàn Quốc được biết đến
là một trong những quốc gia phát triển cao nhất thế giới, được mệnh danh là
“con rồng châu Á”; trong khi đó Việt Nam chỉ mới được Ngân hàng thế giới xếp
vào nhóm nước có thu nhập trung bình vào năm 2009. Vậy chính phủ Hàn Quốc


đã làm cách nào để có thể đưa nước này phát triển đến như vậy?
Một trong những chính sách khiến cho Hàn Quốc phát triển một cách thần
kỳ là tập trung phát triển vào Ngoại thương. Việc nghiên cứu quá trình phát triển
ngoại thương của Hàn Quốc trong giai đoạn 2007-2010 sẽ giúp ta rút ra được
những bài học quý giá để có thể đưa ra những nhận xét, góp ý cho việc phát
triển đất nước Việt Nam trong tương lai đồng thời có những dự báo về các mối
quan hệ kinh tế quốc tế trong tương lai. Chính vì thế , nhóm 20 đã tiến hành thu
thập số liệu để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quá trình phát triển ngoại
thương của Hàn Quốc giai đoạn 2007-2010”.
Bài làm của chúng em sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất
mong nhận được nhận xét góp ý từ thầy giáo.


B. Nội dung
I.

Những đặc điểm khái quát về Hàn Quốc:
1.Đặc điểm tự nhiên:
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ
bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp
giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với
Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước
láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ. Hàn Quốc
có một đường bờ biển dài, có thế mạnh trong ngành hàng hải. Tuy nhiên, Hàn
Quốc lại không giàu tài nguyên thiên nhiên. Điều này có ảnh hưởng lớn đến
chính sách phát triển của Hàn Quốc.
2. Đặc điểm chính trị - xã hội và kinh tế:
Đặc điểm rõ nét nhất về tình hình chính trị - xã hội Hàn Quốc là việc quốc
gia này là một trong hai phần bị chia cắt của Bán đảo Triều Tiên với hai chế độ
chính trị khác nhau: Bắc Hàn (CHDCND Triều Tiên) và Nam Hàn (Hàn Quốc).

Việc chia cắt làm 2 miền với những bất ổn chính trị và tranh chấp gay gắt tại khu
vực này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, đặc
biệt là khi Hàn Quốc theo đuổi mô hình chiến lược phát triển tăng trưởng nhanh
cần sự thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài.
Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát
triển theo và có một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Với việc sở hữu, làm
chủ những công nghệ cao, Hàn Quốc có lợi thế trong việc sản xuất và đưa ra thị
trường quốc tế những sản phẩm có hàm lượng tri thức, công nghệ cao như hàng
điện tử, ô tô, linh kiện bán dẫn, thiết bị viễn thông,… Điều này đặc biết có lợi
trong thương mại quốc tế ngày nay khi hiện tượng giá cánh kéo diễn ra hết sức
thường xuyên.
Hàn Quốc còn liên tục thực thi các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích các ngành sản xuất thế mạnh của mình.
Những chính sách này đã tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế trong nước
đồng thời tạo nên một môi trường đầu tư an toàn với các nhà đầu tư. Bên cạnh
đó, Hàn Quốc cũng luôn duy trì được một hành lang pháp lý mạnh mẽ.


Hàn Quốc là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế (Liên hiệp
quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20), là thành viên sáng lập
của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á, là đồng minh không thuộc NATO của
Hoa Kỳ. Những chính sách hội nhập kinh tế quốc tế giúp Hàn Quốc thu hút
được một lượng lớn vốn đầu tư và công nghệ từ các nước khác trên thế giới.
Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế quốc tế này còn mở đường cho việc xuất khẩu
các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc đến các thị trường tiềm năng như
Mỹ, Liên minh châu Âu,…
Nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng
vai trò quan trọng. Hàn Quốc đã sớm có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
(R&D) và đặc biệt là đầu tư phát triển con người trong giai đoạn trước để chuẩn
II.


bị cho sự phát triển với tốc độ nhanh ở giai đoạn này.
Ngoại thương Hàn Quốc giai đoạn 2007 – 2010:
1. Tốc độ tăng trưởng:
Là một nước tư bản phát triển năng động và có thể sánh ngang với nhịp
độ phát triển của các nước như Mỹ hay tư bản Phương Tây, Hàn Quốc đang
ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trong nền kinh tế châu Á cũng như nền
kinh tế thế giới. Cùng với những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn thì nước
này đã có những bước phát triển đáng kể sau khủng hoảng tài chính năm 1997.
Nhưng bên cạnh đó, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm trở lại đây
lại cho thấy những bấp bênh trong chính sách và đường lối phát triển đặc biệt là
dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tháng 9/2008.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, Xuất khẩu và Nhập khẩu
Năm
GDP (%)
Xuất khẩu (%)
So với GDP (lần)
Nhập khẩu (%)

2007
5.1
14.1
2.8
15.3

2008
2.3
13.6
5.91

22

2009
0.2
-13.9
-69.5
-25.8

2010
6.1
28.3
4.64
31.6


Bảng tổng hợp sử dụng số liệu trong các link dưới đây:
/> />
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 là
5.1%. Năm 2008 là năm bắt đầu có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, tốc độ tăng GDP giảm rõ rệt, xuống chỉ còn 2.3%, và chỉ 1 năm sau khi
chịu tác động của nó, GDP chỉ còn tăng 0,2%, giảm rõ rệt. Nhưng hết năm 2010,
tốc độ tăng trưởng đã tăng mạnh, từ 0,2 -> 6.1% tương đương mức GDP là
1.467 nghìn tỉ USD, chứng tỏ sự khôi phục đáng kinh ngạc của nền kinh tế.
Đồng thời đó cũng là mức tăng trưởng được ghi nhận cao nhất trong giai đoạn
2002 – 2010 của Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, có thể thấy việc xuất khẩu của Hàn Quốc ngay lập tức bị
ảnh hưởng nặng nề khi cuộc khủng hoảng diễn ra. Năm 2007 và 2008, tăng
trưởng xuất khẩu còn đang đạt 14.1% và 13.6% thì đến năm 2009 chỉ số này đã
giảm cực kì nhanh xuống -13,9% và thấp hơn tốc độ tăng GDP năm 2009.
Nhưng vào năm 2010 con số này đã nhanh chóng khôi phục lại và đạt 28,3%,

thậm chí cao hơn năm thời điểm trước khủng hoảng năm 2007. Đồng thời, tương
quan giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng GDP cũng cho thấy hoạt
động xuất khẩu đóng góp rất nhiều vào GDP khi xuất khẩu tăng nhanh hơn GDP
khá nhiều. Theo số liệu của năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc quý I
năm 2011 đã cao hơn do xuất khẩu tăng và nhu cầu nội địa tăng.
Ngoài ra, ta có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu cũng
cao hơn tốc độ tăng GDP, và thậm chí còn cao hơn xuất khẩu. Điều này khá là
đáng lo ngại cho nền kinh tế Hàn Quốc khi nước này đang có xu hướng nhập
siêu, thặng dư cán cân thương mại giảm trong tương lai gần. Điều này có ý
nghĩa đặc biệt khi Hàn Quốc là một quốc gia phát triển với chính sách tập trung
vào sản xuất, hướng về xuất khẩu và luôn đặt ra mục tiêu thặng dư cán cân
thương mại cao. Vì vậy, trong thời gian tới, chính phủ Hàn Quốc sẽ còn phải ban
hành và thực thi những chính sách mới để cải thiện tình hình này.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 (%)


Biểu đồ sử dụng số liệu trong các link dưới đây:
/> />
Qua việc phân tích những dữ liệu về tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc
cũng như giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy rằng đây là một
quốc gia năng động, nhanh chóng hồi phục sau hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro và thách thức tiềm ẩn trong nền kinh tế
cũng những yếu kém của việc vận hành chiến lược kinh tế tăng trưởng nhanh.
Vì vậy đã dẫn đến việc nền kinh tế của nước này đã chịu ảnh hưởng khá nhiều
từ cuộc khủng hoảng kinh tế tháng 8 năm 2009. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho
các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc là cần phải thay đổi những chính sách
kinh tế để tránh được những thiếu sót của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
2. Cán cân thương mại
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu (Đơn vị: triệu USD)
Năm

Xuất khẩu
Nhập khẩu
Thặng dư

2007
371.5
356.8
14,7

2008
422
435.2
-13,2

2009
373.6
317.5
56.1

Bảng sử

2010
466.3
417.9
48.4
dụng số

/>
Từ số liệu bảng ta có thể thấy:
- Hàn Quốc là nước xuất siêu lớn. Ngay cả khi chịu ảnh hưởng của khủng

hoảng kinh tế toàn cầu thì những năm sau Hàn Quốc vẫn có thặng dư kim


ngạch xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu cũng phục hồi gần bằng với giá trị
trước khủng hoảng.
- Cán cân thương mại Hàn Quốc khó xác định: năm 2007 xuất siêu 14.7
triệu USD, năm 2008 nhập siêu 13.2 triệu USD, năm 2009 xuất siêu 56.1 triệu
USD, năm 2010 xuất siêu 48.4 triệu USD. Điều này cho thấy một nền kinh tế
còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, đồng thời đây cũng là một hệ quả tất yếu của việc
theo đuổi chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu. Ngay khi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 xảy ra, Hàn Quốc ngay lập tức chịu ảnh hưởng và trở
thành nước nhập siêu với thâm hụt thương mại ở mức hơn 13 triệu USD.Sau
cuộc khủng hoảng kinh tế, Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu và đã tăng giá trị
xuất khẩu lên rất cao vào năm 2009, tuy vậy, do vẫn chịu tác động của cuộc
khủng hoảng và độ trễ của gói kích cầu nên xuất khẩu chưa bù đắp cho GDP
nên tốc độ tăng trưởng vẫn giảm. Năm 2010 xuất khẩu lại có xu hướng giảm
nhẹ.

3. Cơ cấu nhập khẩu
Bảng 3: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (Đơn vị: %)
Nhóm hàng

2007

2008

2009

2010


Lương thực, thực phẩm
Nguyên liệu thô

4.24
33.79

4.22
39.24

4.66
34.66

4.28
36.04

Hóa chất

9.09

8.42

9.75

9.68

Hàng tiêu dùng

14.55

14.93


13.39

13.20

Máy móc, thiết bị

30.12

26.31

29.99

29.00

Hàng công nghệ cao

7.73

6.58

7.21

7.43

Hàng hóa khác

0.48

0.30


0.35

0.37

Tổng
100
100
100
Biểu đồ sử dụng số liệu được tổng hợp từ trong link dưới đây:
/>
100


Chọn Import. Mã hàng hóa (SITC) lấy từ link dưới đây:
/>
Trong cơ cấu nhập khẩu của Hàn Quốc, chiếm tỉ lệ cao nhất (từ (33% đến
40% tổng kim ngạch nhập khẩu) là nguyên liệu thô. Tiếp theo là nhóm hàng máy
móc, thiết bị, chiếm từ 30% đến 35%. Tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng của Hàn
Quốc cũng khá cao, chiếm khoảng 15%. Các nhóm hàng như hóa chất, hàng
công nghệ cao thì chiếm chưa đầy 10%. Tiếp đến là nhóm hàng lương thực, thực
phẩm và các nhóm hàng khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập
khẩu.
Nguyên nhân mà Hàn Quốc là một nước công nghiệp phát triển chuyên
sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng chế biến, hàm lượng khoa
học công nghệ cao nhưng nước này cũng nhập khẩu nhiều chính những mặt
hàng này do nhu cầu đầu vào cho sản xuất hàng công nghệ cao và tiêu thụ các
mặt hàng cao cấp trong nước. Máy móc thiết bị là nhóm hàng xuất khẩu hàng
đầu nhưng cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn vì nền công nghiệp hiện đại cũng
đòi hỏi nhiều loại máy móc tiên tiến hơn, công nghệ cao hơn và cả các linh kiện,

sản phẩm trung gian chất lượng tốt để tiến hành sản xuất ra thành phẩm cuối
cùng.
Trong giai đoạn 2007-2010, một số nhóm hàng có sự biến động. Trong
các năm 2007, 2009, 2010, cơ cấu các nhóm hàng không có sự biến động quá rõ
nét (nếu năm 2009 có sự chênh lệch tương đối so với năm 2009 thì năm 2010
cũng có xu hướng quay về gần với số liệu năm 2007) nhưng sự biến động rõ rệt
nhất là vào năm 2008, năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm
2008, tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, tăng hơn 5%, trong khi đó, các
nhóm hàng máy móc, thiết bị, hóa chất, hàng công nghệ cao lại có tỉ lệ nhập
khẩu giảm, đặc biệt nhóm hàng máy móc, thiết bị giảm khoảng 4%.
Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính đã làm nền kinh tế nước
này suy thoái, dẫn đến Chính phủ ra lệnh cắt giảm nhập khẩu các nhóm hàng có
giá thành cao, đồng thời chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu để nhanh chóng vượt
qua khủng hoảng, do đó cần nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất các sản


phẩm xuất khẩu., Nền kinh tế Hàn Quốc phục hồi trở lại vào năm 2009-2010
nên tỉ lệ nhập khẩu các nhóm hàng ổn định lại như trước thời kì khủng hoảng.


4. Cơ cấu hàng xuất khẩu:
*Tình hình cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc:
Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng (Đơn vị: %)

Nhóm hàng / năm

2007

2008


2009

2010

1

lương thực, thực phẩm và động vật sống

0.72

0.72

0.89

0.84

2

đồ uống và thuốc lá

0.19

0.19

0.23

0.22

3


nguyên vật liệu dạng thô( trừ nhiên liệu)
nhien liệu, dầu mỡ nhờn và nguyên vật

1.15

1.21

1.10

1.21

4

liệu liên quan

6.74

9.11

6.54

6.99

5

Dầu mỡ, chất béo, sáp động thực vật

0.01

0.01


0.01

0.01

6

hoá chất và cá sản phẩm liên quan
hàng chế biến chủ yếu theo phân loại

10.27

10.12

10.29

10.50

7

nguyên liệu

14.24

14.11

13.24

12.96


8

máy móc, phương tiện vận tải phụ tùng

57.66

55.38

56.76

56.59

9
1

hàng chế biến khác

8.82

8.82

10.15

10.05

0

hàng hóa không thuộc hai nhóm trên

0.21


0.33

0.79

0.65

Bảng sử dụng số liệu được tổng hợp từ trong link dưới đây:
/>Chọn Export. Mã hàng hóa (SITC) lấy từ link dưới đây:
/>
Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc tương đối ổn định
trong giai đoạn 2007- 2010 với tỷ lệ tăng giảm trong các nhóm ngành dao động
từ 0 đến 2 % . Cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc có sự giảm nhẹ về tỷ trọng
của tất cả các nhóm ngành trong năm 2008 và sự tăng trưởng trở lại trong giai
đoạn 2009- 2010.
Với lợi thế khoa học kĩ thuật và lao động chất lượng cao, Hàn Quốc có cơ
cấu hàng hoá xuất khẩu vô cùng hiện đại với:
+ Nhóm hàng qua chế biến hoặc tinh chế ( Nhóm 5 đến Nhóm 8) chiếm tỷ
trọng rất cao khoảng 90 % và tương đối ổn định trong giai đoạn 2007-2010.
Trong đó nhóm hàng máy móc, phượng tiện vận tải chiểm tỷ trọng xuất khẩu
cao nhất khoảng trên 50% nhưng có xu hướng chững lại ổn định tại giá trị này ,


theo sau là nhóm hàng chế biến theo phân loại nguyên liệu ( khoảng 14%) và
hoá chất ( khoảng trên 10%)
+ Nhóm hàng thô sơ hoặc sơ chế (nhóm 1 đến nhóm 4) chiếm một tỷ
trọng khiêm tốn trong cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc với: nhóm lương thực,
thực phẩm chỉ chiếm 0,72% năm 2007 và tăng nhẹ lên 0,84% năm 2010;
nguyên nhiên liệu, dầu nhờn dao động quanh 6,5 % trong cơ cấu xuất khẩu.
Tóm lại : Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Hàn Quốc tương đối ổn định

trong giai đoạn 2007 2010, không có sự tăng trưởng thay đổi lớn về tỷ trọng cá
nhóm ngành xuất khẩu, đồng thời không có biến động mạnh trong sự đóng góp
của các ngành vào cơ cấu.
* Nguyên nhân chính tác động tới sự biến động ổn định trong cơ cấu xuất
khẩu Hàn Quốc.
- Tình hình thế giới:
+ Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã dẫn đến hậu quả là tỷ trọng của
các nhóm sản phẩm nguyên vật liệu, thô sơ có xu hướng tăng nhẹ trong
giai đoan 2007 -2008 do sức ép về nguyên vật liệu trên thế giới.
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ và tính cạnh tranh ngày càng
cao trên thị trường thế giới giải thích một phần cho sự ổn định ( đồng
nghĩa với tăng trưởng chậm) của nhóm ngành máy móc, phương tiện vận
tải trong cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc.
- Chính sách thương mại của hàn quốc:
Tập trung cho chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu nên tỷ trọng
nhóm hàng chế biến và tinh chế trong cơ cấu xuất khẩu của hàn quốc
chiếm tỷ trọng rất cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước
đang và chậm phát triển trong khu vực Châu A, đặc biệt là Đông Nam Á.
Trong khi đó, các mặt hàng sơ chế, tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm nông
nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ do nhu cầu trong nước cao và Hàn Quốc không
phải là đất nước có lợi thế về các loại sản phẩm này.
5. Thị trường xuất nhập khẩu
Bảng 5 : Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Hàn Quốc giai đoạn 2007-2010


(Đơn vị: %)

Châu Á
Trung Đông
Châu Âu

Bắc Mỹ
Trung Nam Mỹ
Châu Phi
Châu Đại Dương
Các tổ chức kinh
tế
Tổng

2007
XK
50.8

NK
47.7

2008
XK
50.7

2

9

2

5.31

18.9

6.31


19.1

13.4

18.1

7
13.2

5
11.3

7
11.9

6
6.94
2.22
2.15

4
3.17
1.21
4.09

5
7.88
2.22
2.66


0.13

0.02

100

100

NK
49.4
4
25.1
5
13.2
9
2.86

2009
XK
52.4
7
6.61
15.4
1
11.3

3.40
1.00
4.83


0
7.36
2.33
4.49

0.07

0.01

100

100

NK
51.4
4
20.5
7
14.6
4
3.03

2010
XK
54.7
1
6.08
14.9
3

11.5

NK
51.64
20.62
14.23
2.91

3.89
1.06
5.36

6
7.76
2.06
2.87

0.02

0.01

0.02

0.02

100

100

100


100

3.74
1.20
5.65

Biểu đồ sử dụng số liệu được tổng hợp từ trong link dưới đây:
/>Vào mục Home > Statistics > By Continent/Trade Bloc > All continents/blocs và tìm
dữ liệu theo từng năm liên tục

Thông qua số liệu ở bảng trên ta thấy về mặt xuất khẩu của Hàn Quốc, thị
trường châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất trên 50% trên tổng số các thị trường trên
thế giới, tiếp sau đó là châu Âu khoảng 14% - 19%, Bắc Mỹ khoảng 11%, các
khu vực còn lại như châu Phi, Mỹ Latinh … chiếm tỉ trọng rất nhỏ (<10%). Qua
sự chênh lệch tỉ trọng giữa các khu vực cho thấy Hàn Quốc đang chú trọng thị
trường Châu Á bởi lẽ đây là một thị trường lớn đông dân cư, giàu tiềm năng, có
nhu cầu lớn và có khoảng cách địa lí nhỏ. Đồng thời ta cũng chứng kiến việc
Hàn Quốc giảm dần sự quan tâm đến thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Từ năm
2008 đến năm 2010, thị trường Châu Á tăng 4%,trong khi thị trường Châu Âu
giảm 3,04 % và Bắc Mỹ giảm 0,39% ,còn các khu vực khác tăng giảm không ổn
định.
Về mặt nhập khẩu, Châu Á cũng là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hàn
Quốc, cung cấp khoảng 50% nhu cầu nhập khẩu trong nước. Cùng với tỉ trọng
xuất khẩu tăng thì tỉ trọng nhập khẩu từ Châu Á cũng tăng nhưng mức tăng này
nhỏ hơn – khoảng 2% trong 3 năm. Ngoài ra Trung Đông và Châu Âu cũng là 2


nguồn nhập khẩu quan trọng sau Châu Á với tỉ trọng lần lượt là 20% và 15%. Từ
năm 2008- 2010 tỷ trọng của Trung Đông giảm 5% trong khi của Châu Âu lại

tăng 1% và các khu vực còn lại thì chiếm tỉ trọng nhỏ và tăng giảm không ổn
định.
Như vậy thị trường xuất nhập khẩu chính của Hàn Quốc vẫn là thị trường
Châu Á bởi do các nguyên nhân sau:
+ Châu Á là một thị trường lớn, tiềm năng, đông dân cư và có cầu lớn,
+ Việc nhập khẩu từ các nước Châu Á sẽ có lợi hơn rẻ hơn so với các thị
trường khác (một phần là nhờ vào lợi thế địa lí).
Mặc dù phải chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng
Hàn Quốc vẫn liên tục có sự gia tăng trong việc xuất nhập khẩu trên thị trường
thế giới.
6. Các chính sách phát triển ngoại thương được áp dụng:
Trong giai đoạn 2007-2010, tuy rằng nền kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó
khăn, bất lợi nhưng nhờ vào những chính sách đúng đắn, kịp thời của Chính
phủ, nền kinh tế nước này đã sớm lấy lại đà phát triển và đạt được nhiều thành
tựu. Ta có thể chỉ ra một vài chính sách phát triển của Hàn Quốc:
- Cắt giảm nhập khẩu các nhóm hàng có giá thành cao, đẩy mạnh xuất khẩu trong
bối cảnh nền kinh tế suy thoái. Chính phủ ủng hộ việc cho vay tiền mặt đối với
các công ty vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho các công ty này mở rộng thị trường và
sản xuất, tránh bị rơi vào tình trạng trì trệ.
- Tập trung nguồn lực vào việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng
chế biến cao để tận dụng lợi thế quốc gia và hiện tượng giá cánh kéo trên thị
trường thế giới; đưa ra những tiêu chuẩn cao với hàng hóa nhập khẩu, khuyến
khích dùng hàng nội và thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ nhằm bảo hộ sản phẩm
trong nước.
- Thi hành chính sách duy trì đồng won yếu giúp tăng cường sức cạnh tranh cho
hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc.
- Tập trung vào thị trường các nước châu Á với lợi thế về khoảng cách địa lí và là
một thị trường đang phát triển, tiềm năng.
- Duy trì và mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Trong 3
năm 2008 – 2010, Hàn Quốc đã kí kết và đàm phán thêm nhiều hiệp định

thương mại tự do FTA với các quốc gia, các khu vực khác nhau, cụ thể như:


 7/8/2009: kí kết Hiệp định Thương mại tự do với Ấn Độ, thành lập Korea-India
CEPA
 6/10/2010: kí kết Hiệp định Thương mại tự do với EU, thành lập Korea–EU
FTA
 15/11/2010:



kết


m

Tỉ lệ thất nghiệp Xếp hạng Hiệp định Thương

mại tự do sơ bộ với 2007 3.30 %

33

Peru.

Đồng thời, Hàn 2008 3.30 %

38

Quốc vẫn đang


trong quá trình đàm 2009 3.20 %
Canada,
Mexico, 2010 3.70 %

37

phán

34

Australia,

FTA

với
New

Zealand, Colombia, Thổ Nhĩ Kì; đồng thời dự định đàm phán với Nhật Bản,
Trung Quốc, Nga, Israel…
7. Đánh giá
a. Ảnh hưởng tích cực của mô hình chiến lược phát triển nhanh và chiến lược
phát triển ngoại thương Hàn Quốc:
Những chính sách, biện pháp phát triển kinh tế Chính phủ Hàn Quốc áp
dụng trong giai đoạn 2007-2010 đã mang lại những hiệu ứng tích cực:
-

Sự gia tăng trở lại của tốc độ tăng trưởng GDP kể từ sau cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới 2008. Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát
triển (OECD), Hàn Quốc là nước có nền kinh tế phục hồi nhanh nhất trong

khối.
-

Thặng dư thương mại tăng nhanh và ổn định: Hàn Quốc đã lập kỷ lục

thặng dư thương mại hai năm liên tiếp (2009, 2010) và trở thành một trong
những quốc gia có lượng xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
Duy trì được tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức thấp

Bảng 6: Tỉ lệ thất nghiệp Hàn Quốc


Biểu đồ sử dụng số liệu được tổng hợp từ trong link dưới đây:
/>
b. Ảnh hưởng tiêu cực của của mô hình chiến lược phát triển nhanh và chiến
lượcphát triển ngoại thương Hàn Quốc:
Việc theo đuổi chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu đã khiến cho nền
kinh tế Hàn Quốc bị phụ thuộc rất lớn bối cảnh quốc tế. Điển hình là khi cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 diễn ra thì chỉ số tăng trưởng GDP Hàn Quốc
suy giảm kỉ lục cùng với tỉ lệ lạm phát gia tăng liên. Có thời điểm, tỉ lệ lạm phát
thậm chí còn cao hơn tốc độ phát triển GDP của Hàn Quốc.

Biểu đồ 2: Tỉ lệ lạm phát giai đoạn 2007 - 2010

Tỷ lệ lạm phát ( %)
5
4.5
4
3.5
3

2.5 2.5
2
1.5
1
0.5
0
2007

4.7
3

2.8

2008

2009

2010

Năm
Tỷ lệ lạm phát

Biểu đồ sử dụng số liệu được tổng hợp từ trong link dưới đây:
/>

Vấn đề đáng lo ngại ở đây đối với kinh tế Hàn Quốc là sau một thời gian
dài liên tục thăng dư thương mại thì nay đã có những thời điểm thâm hụt thương
mại đã xuất hiện như: Tính đến tháng 4/2008, thâm hụt thương mại Hàn Quốc
đã lên tới gần 6,9 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997. Chính sách kinh tế đặt trọng
tâm vào mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ đã khiến giá các mặt hàng tăng

mạnh do tác động của giá nguyên vật liệu, giá dầu và tỷ giá hối đoái.


C. Kết luận
Trong giai đoạn 2007-2010, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như bị ảnh
hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bất ổn chính trị, v.v
nhưng Hàn Quốc vẫn duy trì được sự phát triển. Đó là nhờ những chính sách
đúng đắn và kịp thời đã giúp cho nền kinh tế thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và
phục hồi nhanh chóng .
Việc nghiên cứu Quá trình phát triển của ngoại thương Hàn Quốc giai
đoạn 2007 - 2010 giúp ta rút ra những kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng cho
Việt Nam để giúp cho đất nước ta phát triển bền vững, tránh được những tác
động xấu đi kèm.


D. Tài liệu tham khảo:
- Website của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc KITA
/>Tài khoản đăng nhập:
ID
: multitude
Mật khẩu : vinam1
- Website của Bộ Ngoại giao và Ngoại Thương Hàn Quốc MOFAT
/>- Hàn Quốc kêu gọi xuất khẩu />Content=CTTT&MDM=4&MCD=29&MT=489
- Xuất khẩu đã nâng nền kinh tế Hàn Quốc đi lên ngay trong sự đình trệ
/>- Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng trước các nước />Content=CTTT&MDM=4&MCD=27&MT=481
- Kinh tế Hàn Quốc năm 2010 tăng trưởng cao kỷ lục trong giai đoạn 2002-2010:
/>No=15879&id=Ec&page=5
- />- />



×