Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thuyết minh dự án xử lý chất thải rắn formosa hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 70 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
FORMOSA HÀ TĨNH

Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần United Holdings
Địa điểm: Khu Kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

___----- Tháng 10 năm 2018 ----___


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
FORMOSA HÀ TĨNH
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN UNITED
HOLDINGS
Giám đốc

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT


P. Tổng Giám đốc

NGUYỄN THỊ THANH THIỆN

NGUYỄN BÌNH MINH

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

2


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ......................................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ....................................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ..................................................................................................... 6
V. Mục tiêu dự án.............................................................................................................. 7
V.1. Mục tiêu chung. ......................................................................................................... 7
V.2. Mục tiêu cụ thể. ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................................. 8
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ......................................................... 8
I.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 8
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội.......................................................................................... 12
II. Quy mô sản xuất của dự án. ....................................................................................... 18
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ......................................................... 18
III.1. Địa điểm xây dựng. ................................................................................................ 19
III.2. Hình thức đầu tư. .................................................................................................... 19

IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ............................. 19
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ............................................................................. 19
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ...................... 19
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ............................................................................. 21
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. ........................................................ 21
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ................................................... 21
II.1. Sơ lược về quy trình ERG ....................................................................................... 21
II.2. Quy trình hoạt động của nhà máy............................................................................ 23
II.3. Công nghệ sử dụng .................................................................................................. 28
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 33
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ......... 33
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. ......................................................................................... 33
I.2. Phương án tái định cư. .............................................................................................. 33
II. Các phương án xây dựng công trình........................................................................... 33
III. Phương án tổ chức thực hiện. .................................................................................... 34
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

3


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ........................ 34
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ ................................................................................................................................ 35
I. Đánh giá tác động môi trường. .................................................................................... 35
I.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 35
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ....................................................... 35
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án .................................................... 36
II. Tác động của dự án tới môi trường. ........................................................................... 36

II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ............................................................................................. 36
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường. ......................................................................... 38
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. ....................... 39
II.4. Kết luận: ................................................................................................................. 41
CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ..................................................................................................................................... 42
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. (1.000 đồng) ............................................. 42
II. Nhu cầu thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ. (1.000 đồng) ...................... 44
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ........................................................... 48
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .................................................................... 48
III.2. Phương án vay ........................................................................................................ 49
III.3. Thông số tài chính của dự án ................................................................................. 50
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 52
I. Kết luận ........................................................................................................................ 52
II. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................................. 52
CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ................................................. 53
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án (1.000 đồng) .......... 53
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. (1.000 đồng).................................. 56
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.(1.000 đồng) ............ 60
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. (1.000 đồng) .............................. 64
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. (1.000 đồng) ..................................... 65
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1.000 đồng) ........... 65
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. (1.000 đồng) ... 66
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.(1.000 đồng) ...... 67
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. (1.000 đồng) 68
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

4



Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN UNITED HOLDINGS
 Giấy chứng nhận đăng ký: 0313886516
 Đại diện pháp luật: Bà Nguyễn Thị Thanh Thiện
 Địa chỉ: Phòng 602, Lầu 6, Tòa nhà Central Plaza, số 17 Lê Duẩn, Phường
Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh
 Địa điểm thực hiện dự án : Khu Kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự
án the hình thức đầu tư B.O.O.
 Tổng mức đầu tư: 3.501.412.060.000 đồng. (Ba nghìn năm trăm linh một
tỷ bốn trăm mười hai triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng) Tương
đương : 150 triệu USD
Trong đó:
 Vốn tự có

: 579.049.516.000 đồng.

 Vốn tín dụng (tự huy động) : 2.922.362.544.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Công nghệ xử lý và lưu trữ chất thải hiện tại vẫn còn tụ hậu so với nhu cầu của
đất nước, các bãi rác bắt đầu đe dọa đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, theo như
ông Mai Thanh Dũng, Phó Viện trường Chiến lược và Chính sách Tài Nguyên Thiên
nhiên và Môi trường. Phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất vẫn là chôn lấp,
do chi phí tương đối thấp, đầu tư ban đầu thấp và có khả năng xử lý hầu hết các loại

chất thải rắn. Tuy nhiên, số lượng chất thải ngày càng tăng, tình trạng quản lý lỏng
lẻo và bỏ qua các quy trình kỹ thuật đang nhanh chóng khiến cho phương pháp này
trở nên không bên vững.
Theo Bộ Xây dựng, tổng lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày ở Việt Nam là
38.000 tấn, với tỷ lệ thu gom và xử lý chỉ đạt 85%. Đến năm 2016, có khoảng 600
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

5


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

bãi chôn lấp trong nước – không kể các bãi rác nhỏ và rải rác ở cấp xã – với tổng diện
tích 4.900 ha. Chỉ có 29 đến 31% các bãi chôn lấp này, nghĩa là khoảng 200 bãi, thực
sự được coi là đã đáp ứng được các tiêu chuẩn bắt buộc.
Tại các Thành phố lớn, chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp chiếm
69% tổng lượng chất thải được xử lý, dẫn đến hậu quả là sự xuống cấp của nước, đất
và chất lượng không khí ngày càng trở nên đáng lo ngại. Đây là những vấn đề mà tất
cả các quốc gia trên hành tinh đang phải đối mặt, Hawaii & Thụy Điển dường như là
hai địa điểm tiến bộ nhất đã giải quyết vấn đề chất thải của họ thông qua việc sử dụng
các nhà máy xử lý biến chất thải thành năng lượng.
Từ 2014 đến nay, Hà Tĩnh vẫn loay hoay tìm kiếm, chưa xây dựng xong
khu xử lý chất thải rắn tập trung. Cuối năm 2017, sau khi bãi xử lý rác thải sinh
hoạt tại xứ đồng Trại Lợn, xã Gia Phố quá tải buộc phải đóng cửa, công tác thu
gom, xử lý rác thải trở thành nhiệm vụ bất khả thi đối với chính quyền và người
dân nơi đây. Dọc theo các tuyến quốc lộ đến các đường liên xã, liên xóm, hay dọc
theo sông suối, ao hồ nơi đâu cũng ngổn ngang rác, rác mới chồng lên rác cũ,
thậm chí người dân còn treo rác lên cả các toa tàu để vận chuyển đi nơi khác. Toàn
tỉnh hiện có 211 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải, tỷ lệ thu gom rác thải năm
2017 ở khu vực nông thôn đạt 70%, khu vực thành thị đạt 90%. Toàn tỉnh hiện có

10 bãi rác, sáu lò đốt và hai nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động, với
công suất thiết kế 700 tấn/ngày đêm. Trên thực tế, các nhà máy mới chỉ xử lý
được khoảng 220 tấn/ngày đêm
Từ thực tế trên, để góp phần thực hiện chương trình của tỉnh, công ty chúng
tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên
cứu và xây dựng dự án “Chất thải biến thành năng lượng” trong Khu Kinh tế Vũng
Áng, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát bảo vệ môi trường của địa phương
đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

6


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;

 Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ Tướng Chính phủ V/v
phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020;
 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý chất thải rắn của Formosa
và trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn cho các đô thị,
khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các
loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
Góp phần vào sự thành công trong việc xây dựng phát triển hệ thống xử lý
rác thải của tỉnh.
Góp phần bổ sung nguồn điện cung ứng vào lưới điện quốc gia, góp phần
xóa đói giảm nghèo; giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải rắn Formosa với dây
chuyền công nghệ tiên tiến, áp đụng công nghệ hàng đầu cảu ERG - USA cho nhà
máy năng lượng tái tạo sạch.
Cung cấp nhà máy năng lượng WTE với công suất tiêu thụ 1.000 tấn rác
mỗi ngày.
Tạo nguồn năng lượng tái tạo có thể cung ứng 24MW/giờ mỗi ngày và 7
ngày một tuần tương đương 24MW/h x 24h = 576 MW/ngày.
Giải quyết được vấn đề ô nhiễm về rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp
trên địa bàn, có thể xử lý được rác mới hàng ngày và rác cũ đã chôn lấp.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

7



Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý:
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,5 - 18,1
độ vĩ Bắc; 106, 28 độ Kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên,
phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp Biển Đông; có bờ
biển dài 63km, Quốc lộ 1A chạy dọc huyện có chiều dài 56 Km, Quốc lộ 12 nối
với cửa khẩu Cha Lo. Diện tích tự nhiên: 105.429 ha, trong đó 74% diện tích là
đồi núi.
2. Khí hậu:
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của
khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

8


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và
ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, một mùa lạnh và

một mùa nóng.
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông
chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông từ 18-22oC, trong
khi ở mùa hè là từ 25,5 - 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại
đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ
ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên
2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
3. Đặc điểm địa hình:
Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần
từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng
có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Hà Tỉnh có 4 dạng địa
hình bao gồm núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh, (ii) núi thấp uốn nếp
nâng lên yếu, thung lũng kiến tạo - xâm thực, địa hình trung bình trên dưới 3m,
bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển. Các loại địa hình này đã tạo cho Hà
Tĩnh nhiều cảnh quan du lịch có giá trị.
4. Tài nguyên thiên nhiên:
4.1 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất
mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên
núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ
vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự
nhiên của tỉnh. Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng
điển hình. Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là
các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh.
4.2 Tài nguyên nước
Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày
đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, gần 300 trạm bơm
có tổng lưu lượng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3/s với
trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy lượng

nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

9


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất
lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu
Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh.
4.3 Tài nguyên rừng

Vườn Quốc gia Vũ Quang
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng
giàu của cả nước, trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3,
rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các
loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên
18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác. Thảm thực vật rừng
Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ
quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ,
báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
Đặc biệt Vườn Quốc gia Vũ Quang ở huyện Vũ Quang và Hương Khê, là khu
rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam, có khoảng 300 loại thực vật và
nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách
biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật
phát triển.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số
liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong
đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

10


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú,
có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở
khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú,
có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở
khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...
4.4 Tài nguyên khoáng sản

Mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà
Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven
biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong
đó:
- Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn,
Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước
tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ
biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ
lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường
tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng.
- Nhóm phi kim: như nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm

rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ.
- Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ
có chất lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế.
- Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong
tỉnh.
4.5 Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn, là những ngư trường
lớn để khai thác hải sản. Theo kết quả nghiên cứu, biển Hà Tĩnh có trên 267 loài
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

11


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhiều loài
nhuyễn thể như sò, mực...
Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lượng cá ước tính 86.000 tấn, trữ
lượng cá đáy 45.000 tấn, cá nổi 41.000 tấn. Trong đó có khả năng cho phép đánh
bắt 54.000 tấn /năm. Trữ lượng tôm vùng lộng khoảng 500 - 600 tấn, trữ lượng
mực vùng lộng 3.000- 3.500 tấn.
Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát quặng và nhiều vị
trí có thể xây dựng cảng (hiện đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá). Nhiều bãi biển đẹp
như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con, đã được khai thác phục vụ
nghỉ dưỡng và du lịch.
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế sau sự sụt giảm mạnh trong năm 2016 (tăng trưởng GRDP
-15,31%) thì năm 2017 đã phục hồi trở lại một cách mạnh mẽ. Mặc dù đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự phát triển của ngành công

nghiệp mà chủ lực là dự án Fomosa Hà Tĩnh đi vào sản xuất đã tạo bước phát triển
mới cho kinh tế tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự ước tăng
10,51% so với năm 2016 (kế hoạch tăng 10,6%); trong đó: Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản giảm 4,19% (kế hoạch tăng 3,5%); khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng 28,71% (kế hoạch tăng 18,5%); khu vực dịch vụ và thuế, trợ cấp sản
phẩm tăng 5,46% (kế hoạch tăng 8,4%), trong đó: Các ngành thương mại, dịch vụ
tăng 5,84% và thuế, trợ cấp sản phẩm tăng 3,74%.
Tính cả giai đoạn từ năm
2013-2017, tăng trưởng GRDP của Hà Tĩnh đạt mức khá, bình quân chung tăng
16,88%/năm và chủ yếu dựa vào tăng trưởng của hoạt động xây dựng thông qua
vốn đầu tư dự án Fomosa, trong đó khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng là
thành tố quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả giai đoạn,
với mức tăng trưởng chung đạt 31,4%/năm. Riêng năm 2017, tăng trưởng kinh tế
chủ yếu từ kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp mà chủ lực là từ dự án
Fomosa. Vì vậy, mặc dù với mức tăng 10,51% là thấp hơn các năm trước (trừ năm
2016) nhưng tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế năm 2017 lại cao hơn và tiếp
tục phát triển, tạo tiền đề cho bước đột phá mới.
1.1. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong điều kiện vẫn đang
chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển; bảo lũ xẩy ra trên địa bàn và đặc biệt là
sâu bệnh gây thiệt hại nặng nề đối với lúa vụ Xuân 2017 đã ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

12


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Đối với khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 dự ước
tăng trưởng -4,19% so với năm 2016, đóng góp -0,82 điểm phần trăm vào mức tăng

chung. Trong đó: sản xuất lâm nghiệp ước tính tăng trưởng 7,49%, đóng góp -0,11
điểm % mức tăng chung; với sự ổn định phát triển trở lại của sản xuất thủy sản sau
sự cố môi trưởng biển đẽ làm cho ngành thủy sản ước tính tăng trưởng 16,36%,
đóng góp 0,25 điểm % vào mức tăng chung. Như vậy, tăng trưởng của khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm so với năm 2016 chính là do ngành sản xuất nông
nghiệp giảm 7,1%, làm giảm 1,17 điểm % mức tăng chung và tăng trưởng kinh tế
trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Hà Tĩnh vẫn chưa có bước
đột phá.
1.2. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá, góp phần tích cực vào tăng
trưởng kinh tế chung của tỉnh. Hoạt động xây dựng trong năm qua tiếp tục giảm
mạnh.
Sau sự sụt giảm mạnh năm 2016 (-27,33%) do sự cố môi trường biển ảnh
hưởng đến dự án Fomosa, thì tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng
năm 2017 đã có sự tăng trưởng vượt bậc với mức tăng 28,71% so với cùng kỳ năm
2016, đóng góp 8,55 điểm % vào tăng trưởng chung. Sự tăng trưởng của khu vực
này là một trong những nguyên nhân chính tác động làm tăng chỉ tiêu GRDP năm
2017, trong đó: Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, tăng 73,36% so với
năm 2016, đóng góp 10,93 điểm % vào tăng trưởng chung, riêng dự án Formosa
Hà Tĩnh đóng góp đến 9,36 điểm %; ngành xây dựng có mức tăng trưởng -16% so
với năm 2016, đóng góp -2,38 điểm % vào tăng trưởng chung, riêng dự án Formosa
làm giảm 2,21 điểm %.
Như vậy, trong mức tăng trưởng chung của Hà Tĩnh năm 2017 là 10,51% thì
riêng Dự án Fomosa Hà Tĩnh đã đóng góp 7,15 điểm %, trong đó: Công nghiệp
đóng góp 9,36 điểm % và xây dựng làm giảm 2,21 điểm %. Thời gian tới đây vẫn
sẽ là một trong những dự án đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh
và có những đóng góp, ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng chung của cả nước
khi mà dự án đi vào hoạt động sản xuất ổn định.
1.3. Kết quả sản xuất của các ngành thương mại và dịch vụ năm 2017 tăng
so với năm 2016, nhưng nhìn chung còn hồi phục yếu.
Kết quả sản xuất của các ngành thương mại và dịch vụ năm 2017 dự ước tốc

độ tăng trưởng đạt 5,84% so với năm 2016, đóng góp 2,43 điểm % vào tăng trưởng
chung. Nhìn chung, thị trường hàng hóa ổn định, hoạt động dịch vụ du lịch đã cơ
bản phục hồi sau sự cố môi trường biển, duy trì được sự tăng trưởng. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 35.362 tỷ đồng, bằng 102,04% năm
2016. Tổng khách du lịch ước cả năm đạt 1,35 triệu lượt, đạt 113% kế hoạch, tăng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

13


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

23% so với năm 2016. Bên cạnh đó đã đẩy nhanh chuyển đổi mô hình quản lý và
đầu tư xây dựng các chợ huyện trung tâm. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận
động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các hoạt động xúc tiến quảng
bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Với kết quả thu ngân sách phấn đấu
đạt và vượt kế hoạch đặt ra.
2. Tài chính, ngân hàng
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh tính đến 31/11/2017 đạt
10.180,9 tỷ đồng, bằng 100,24% so với cùng kỳ năm trước và bằng 137,49% dự
toán năm, trong đó: Thu nội địa đạt 4.530,5 tỷ đồng, bằng 103,14% so với cùng kỳ
năm trước và bằng 77,38% dự toán năm; thu hải quan đạt 2.626,8 tỷ đồng, bằng
147,078% so với cùng kỳ năm trước và bằng 169,47% dự toán năm. Mặc dù cấp
ủy, chính quyền cũng như các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm
tăng thu ngân sách nhưng do điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, sản xuất
kinh doanh trên địa bàn phát triển chậm, một số chính sách thuế có sự thay đổi nên
thu ngân sách Nhà nước vẫn còn gặp khó khăn. Thời gian tới cần tiếp tục chỉ đạo
quyết liệt hơn và khai thác tối đa các nguồn thu trên địa bàn nhằm thực hiện đạt
mức cao nhất kế hoạch thu ngân sách Nhà nước trong năm 2017 để đảm bảo tốt
cân đối chi trên địa bàn.

Tổng chi ngân sách địa phương trên địa bàn toàn tỉnh tính đến ngày
31/11/2017 là 15.682,6 tỷ đồng, bằng 99,84% so với cùng kỳ năm trước và bằng
91,64% so với dự toán năm, trong đó: Chi ngân sách Nhà nước là 10.144,2 tỷ đồng,
bằng 104,73% so với cùng kỳ năm trước và bằng 86,88% so với dự toán năm; chi
bổ sung ngân sách cấp dưới là 5.467,3 tỷ đồng, bằng 92,74% so với cùng kỳ năm
trước và bằng 131,82% so với dự toán năm. Cụ thể một số khoản chi như sau: Chi
đầu tư phát triển 3.634,1 tỷ đồng, bằng 102,14% so với cùng kỳ năm trước và bằng
130,18% so với dự toán năm; chi thường xuyên 6.510 tỷ đồng, bằng 106,31% so
với cùng kỳ năm trước và bằng 73,28% so với dự toán năm. Trong điều kiện thu
ngân sách rất khó khăn, nhưng với các giải pháp điều hành linh hoạt, hợp lý nên
chi ngân sách địa phương cơ bản thực hiện đúng tiến độ theo dự toán. Một số nhiệm
vụ, mục tiêu của tỉnh được quan tâm giải ngân kịp thời ngay từ đầu năm, chủ động
cân đối xử lý nguồn kịp thời cho các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện. Đảm bảo đủ
nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chi các hoạt động hành chính, sự nghiệp cấp
tỉnh, các chính sách phát triển, an sinh xã hội, an ninh- quốc phòng và cố gắng, kịp
thời đáp ứng nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp bách, các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Đầu tư và xây dựng
3.1. Đầu tư phát triển:
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

14


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Nhiệm vụ xúc tiến, kêu gọi đầu tư, triển khai dự án sau đăng ký đầu tư được
tăng cường; một số ngành, địa phương triển khai tích cực; công tác GPMB, tháo gỡ
khó khăn vướng mắc tồn đọng để triển khai các dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng
được tập trung chỉ đạo. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào hoạt động và khởi

công một số dự án quy mô lớn như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Hà Tĩnh, công
viên nước Vinpearlland water Park Hà Tĩnh, trường đua chó và sân golf Xuân
Thành, Khu trung tâm thương mại Vincom 36 tầng. Tiếp tục thu hút được các tập
đoàn mạnh đầu tư vào địa bàn (VinGroup, FLC, T&T, DABACO…); xã hội hoá
đầu tư đạt kết quả tích cực, nhất là lĩnh vực giáo dục và nhà ở đô thị; các dự án đầu
tư kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP được nhà đầu tư quan tâm tham gia, đặc biệt
là hạ tầng đô thị thành phố Hà Tĩnh. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số dự án triển
khai chậm so với kế hoạch như: Cụm cảng số 4, 5, 6, 7 và Nhà máy nhiệt điện Vũng
Áng II.
Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2017 đạt 30.019,03 tỷ
đồng, giảm 29,68% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, năm 2017, tổng vốn đầu
tư phát triển giảm mạnh so với năm 2016 và đều giảm ở cả ba nguồn vốn. Trong
đó: Vốn Nhà nước giảm 15,83%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 44,85% và
vốn ngoài nhà nước giảm 3,79%.
Xét về nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn đầu tư trong năm 2017
vẫn chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và được tập trung chủ yếu
cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Tính từ đầu năm đến nay đã chấp thuận chủ trương đầu tư 87 dự án trong
nước với tổng vốn đăng ký 9.010 tỷ đồng, quy mô đầu tư có xu hướng tăng, so với
cùng kỳ 2016 giảm 26 dự án đầu tư trong nước nhưng tổng vốn đăng ký đầu tư tăng
16%; trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có 6 dự án trong nước vốn đăng ký 1.652 tỷ
đồng và 03dự án FDI vốn đăng ký 14,96 triệu USD.
3.2. Xây dựng
Năm 2017, hoạt động xây dựng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự
án lớn chậm thi công, như: cầu cảng số 3 và số 4 được cấp phép từ năm 2015 nhưng
đến nay vẫn chưa thi công, hiện cả 2 dự án đang trong giai đoạn bồi thường, giải
phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng...; bên cạnh đó, một số dự án có vốn đầu tư nước
ngoài triển khai chậm, dự án Formosa đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 nên vốn
đầu tư giảm mạnh và chủ yếu đầu tư vào máy móc thiết bị dẫn đến làm giảm giá trị
xây dựng chung toàn tỉnh.

Trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thì vốn đầu tư cho xây
dựng cơ bản chiếm 94,62% tổng nguồn vốn đầu tư. Vì vậy, khi nguồn vốn đầu tư
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

15


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

phát triển giảm 29,68% thì giá trị sản xuất của ngành xây dựng giảm 21,14%. Ở
khu vực dân cư năm 2016 có gói cho vay 30 ngàn tỷ với lãi suất ưu đãi để xây dựng
nhà ở nhưng đến năm 2017 gói tín dụng này đã kết thúc nên kết quả hoạt động xây
dựng ở khu vực dân cư cũng giảm 2,52% so với cùng kỳ. Ngoài ra, dự án Formosa
chỉ thực hiện một số công trình phụ trợ như: Trạm xử lý nước thải sinh hoạt, trạm
xử lý nước thải sinh hóa, trạm xử lý nước thải công nghiệp, nên làm cho kết quả
hoạt động xây dựng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 64,08%.
Nếu phân theo loại công trình, thì ta thấy kết quả hoạt động xây dựng cũng
có sự khác biệt. Đối với xây dựng công trình nhà ở, kết quả hoạt động xây dựng
năm 2017 giảm 5,15% so với năm 2016; xây dựng công trình nhà không để ở tăng
5,91%; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng giảm 24,8% và xây dựng chuyên
dụng giảm 22,38%.
Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình dự án trọng điểm trên địa bàn Hà
Tĩnh cơ bản đã hoàn thành bao gồm: Dự án Formosa, dự án mở rộng QL1 đoạn
Bắc - Nam thành phố Hà Tĩnh, dự án Vingroup - Cửa Sót, dự án cải thiện môi
trường, dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP), với
tổng vốn ước thực hiện 13.817,88 tỷ đồng, trong đó xây dựng đạt 3.415,57 tỷ đồng
(lớn nhất dự án Khu liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, tổng vốn
ước thực hiện 13022,68 tỷ đồng, trong đó xây dựng đạt 2.994,7 tỷ đồng). Còn các
công trình dự án trọng điểm đang triển khai, chưa hoàn thành: Dự án công trình đầu
mối Hồ chứa nước Ngàn Trươi, dự án cống Đò Điểm và hệ thống kênh trục sông

Nghèn, dự án xây dựng cấu cảng số 4, dự án thí điểm nhà ở xã hội tại phường Thạch
Linh - TP.Hà Tĩnh, dự án Quản lý rủi ro thiên tai, với tổng vốn đầu tư theo kế hoạch
là 5.686,95 tỷ đồng, trong đó xây dựng năm 2017 ước đạt 402,2 tỷ đồng (lớn nhất
là dự án công trình đầu mối Hồ chứa nước Ngàn Trươi, với tổng vốn đầu tư theo
kế hoạch là 3.050 tỷ đồng, xây dựng năm 2017 ước đạt 151,19 tỷ đồng).
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Năm 2017, do khó khăn chung của nền kinh tế và phần nào đang bị ảnh
hưởng từ sự cố môi trường biển nên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
trên địa bàn Hà Tĩnh tăng so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thành lập
mới 720 doanh nghiệp, tăng 3,45% (tăng 54 doanh nghiệp); số vốn đăng ký đạt
5.362,9 tỷ đồng, giảm 5,81% (giảm 330,8 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2016. Vốn
đăng ký bình quân đạt 7,45 tỷ đồng/doanh nghiệp, giảm 9,9% (giảm 0,82 tỷ
đồng/doanh nghiệp) so với cùng kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải chấm dứt hoạt động đến 15/12/2017 là
82 doanh nghiệp, giảm 53,4% so cùng kỳ năm trước và có 176 doanh nghiệp tạm
ngừng hoạt động, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh một số doanh
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

16


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên, đến nay trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa có doanh nghiệp nào bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh
doanh do vi phạm quy định pháp luật hay bị phá sản.
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2017 vẫn đang còn nhiều khó khăn, tổng doanh thu giảm
so cùng kỳ, chỉ 1.837 DN có phát sinh thuế, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp đăng
ký, chiếm gần 40% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; tỷ lệ doanh

nghiệp tham gia bảo hiểm cho người lao động đạt 53,5% (gồm 2.408 doanh nghiệp
tham gia BHXH với 34.331 lao động). Hiện nay khó khăn nhất đối với các doanh
nghiệp vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá cả đầu ra trong khi chi phí đầu
vào không giảm. Tuy nhiên, hàng năm các doanh nghiệp cũng đã góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, trong đó loại hình công ty cổ
phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động mới nhất, tiếp đến là loại hình công ty
TNHH và thấp nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
4. Các vấn đề xã hội
- Dân số: Ước tính quy mô dân số năm 2017 là 1.271.460 người, tăng 0,37%
so với năm 2016 (tăng 4.737 người). Trong đó: Dân số nam là 624.540 người, tăng
0,33%, chiếm tỷ lệ 49,12% và dân số nữ là 646.920 người, tăng 0,41%, chiếm tỷ lệ
50,88%; dân số khu vực thành thị 232.767 người, tăng 1,11%, chiếm tỷ lệ 18,31%
và khu vực nông thôn 1.038.693 người, tăng 0,21%, chiếm tỷ lệ 81,69%.
- Lao động, việc làm: Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn
nhưng với sự chỉ đạo quyết tâm của Chính phủ và các cấp chính quyền trong việc
chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người lao động
mà trong đó công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ cấp thiết. Ước tính năm 2017,
Hà Tĩnh giải quyết việc làm cho 23.576 lao động, tăng 7,23% so với năm 2016,
trong đó: Thành thị 11.632 người, tăng 7,97% và nông thôn 11.944 người, tăng
6,52%; lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 11.470 người, xuất khẩu lao động 8.576 người, lao
động đi làm việc ngoại tỉnh 3.530 người.
Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên ước năm 2017 là 725.300 người, chiếm
57,04% trong tổng dân số toàn tỉnh, tăng 0,95% so với năm 2016; số lao động đang
làm việc là 706.890 người (chiếm 97,46% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên), số
người không có việc làm (thất nghiệp) là 18.410 người (chiếm 2,54% lực lượng lao
động 15 tuổi trở lên). Khi phân lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc theo ngành
kinh tế ta thấy: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có 387.423 người, tăng 0,59%;
công nghiệp xây dựng 102.605 người, tăng 2,23%; dịch vụ 216.862 người, tăng
1,58% so với năm 2016.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

17


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

- Đời sống dân cư: Tình hình đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh năm 2017 nhìn chung ổn định. Đời sống cán bộ công nhân viên chức
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và lao động hưởng lương, nhờ sự thay đổi
mức lương tối thiểu từ 1.210 nghìn đồng lên 1.300 nghìn đồng; mức lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tăng thêm 7,44% nên đời sống được cải
thiện hơn. Trong năm, tỉnh đã tiến hành chi trả 1.598,84 tỷ đồng cho người dân chịu
ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, phân bổ 2.005,91 tấn gạo cho các địa phương
bị ảnh hưởng do bão số 4, mưa lũ gây ra năm 2016 và phân bổ 2.525,85 tấn gạo hỗ
trợ cứu đói cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 10 năm 2017 gây ra. Do đó, tuy
tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, nhưng với sự quan tâm và hổ trợ kịp
thời; cùng với người dân cũng tranh thủ những lúc nhàn rỗi làm thêm các công việc
khác để tạo thêm thu nhập nên đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh trong thời gian qua vẫn được đảm bảo. Dự kiến thời gian tới tình hình thiếu
đói ở Hà Tĩnh sẽ không xảy ra.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
STT
I
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nội dung
Xây dựng
Móng trạm cân
Nhà bảo vệ
Nhà máy xử lý rác
Kho chứa nhiên liệu
Nhà lò hơi, máy phát điện
Trạm tiếp điện lưới, thiết bị xây lắp
Trạm biến áp
Văn phòng, nhà ký túc
Bể chứa nước
Khu vực rửa xe
Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan
Đất giao thông
Kho bãi tập kết rác
Hệ thống cấp thoát nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể

ĐVT














HT
HT

Số lượng
100.000
2.590
32
35.000
4.974
5.946
2.880
1.480
1.620
2.394
360
13.460
9.264
20.000

1
1

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

18


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng tại Khu
Kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh được đầu tư theo hình thức xây
dựng mới đầu tư theo hình thức B.O.O (Building- Operating-Owner).
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng dự kiến cơ cấu sử dụng đất (Chi tiết cụ thể sẽ căn cứ vào thiết kế của
ERG-USA)
Nội dung

TT
1
2
3
4
5


Móng trạm cân
Nhà bảo vệ
Nhà máy xử lý rác
Kho chứa nhiên liệu
Nhà lò hơi, máy phát điện

6

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

2.590
32
35.000
4.974
5.946

2,59
0,03
35,00
4,97
5,95

Trạm tiếp điện lưới, thiết bị xây lắp

2.880

2,88


8
9
10

Văn phòng, nhà ký túc
Bể chứa nước
Khu vực rửa xe

1.620
2.394
360

1,62
2,39
0,36

11

Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan

13.460

13,46

12
13

Đất giao thông
Sân bãi
Tổng cộng


9.264
20.000
100.000

9,26
20,00
100

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
- Nguyên liệu.
Nguyên liệu của Nhà máy là các loại chất thải từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh,
các nhà máy và rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Nhiên liệu.
Các loại nhiên liệu được sử dụng bao gồm:
+ Xăng, dầu, gas.
+ Điện năng cung cấp cho hoạt động của toàn khu xử lý rác được lấy từ nguồn
phát điện của hệ thống nhà máy sản xuất ra.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

19


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Nhìn chung, các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán
tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho
quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động, toàn bộ lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự
án sau này là nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình

thực hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

20


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án
STT
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15

Nội dung
Xây dựng
Móng trạm cân
Nhà bảo vệ
Nhà máy xử lý rác
Kho chứa nhiên liệu
Nhà lò hơi, máy phát điện
Trạm tiếp điện lưới, thiết bị xây lắp
Trạm biến áp
Văn phòng, nhà ký túc
Bể chứa nước
Khu vực rửa xe
Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan
Đất giao thông
Kho bãi tập kết rác
Hệ thống cấp thoát nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể

ĐVT














HT
HT

Số lượng
100.000
2.590
32
35.000
4.974
5.946
2.880
1.480
1.620
2.394
360
13.460
9.264
20.000
1
1

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Sơ lược về quy trình ERG
1. Chất thải từ sinh hoạt và khu công nghiệp
ERG hỗ trợ quản lý ổn định chất thải. Trên thực tế rác thải rắn từ sinh hoạt và
khu công nghệ sẽ được tập trung đến trạm trung chuyển. Các chất thải rắn có thể

tái tạo sẽ không cần phân loại bởi nguổn cung cấp hay qua xử lí chất thải hỗn hợp
bởi khu xử lí phân loại (Materials Recovery Facility - MRF).
2. Chỉ sử dụng các chất thải không thể tái tạo.
ERG sẽ chuyển đổi các chất thải rắn này từ các bãi chôn rác sẽ được xử lí tại
nhà máy năng lượng chất thải rắn.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

21


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

3. Chất thải rắn vận chuyển từ bãi chôn rác đến nhà máy.
Chất thải được chuyển đến từ các bãi chôn rác đến nhà máy năng lượng ERG.
Nếu cần chất thải này sẽ được phân loại tại trung tâm nhận chất thải để thu gom
các chất có thể tái tạo còn lại. Chất thải sẽ được xử lí tại lò thiêu hủy Olivine
Manufacturing, giải phóng năng lượng và sinh ra điện.
4. Chất thải rắn được xử lí bởi nhà máy WTE ERG
Tạo ra nguồn điện bằng phương án này để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn
nhiên liệu hóa thạch. Phần lớn năng lượng được tạo ra là năng lượng tái tạo.
Nguồn năng lượng tái tạo này sẽ khộng phụ thuộc vào ánh nắng mặt trới hay sức
gió, mà nó tạo ra bởi nguyên liệu năng lượng tái tạo trên 24 giớ một ngày, 7 ngày
một tuần.
5. Năng lượng tái tạo được tạo ra cung cấp trở lại cho nhu cầu sinh hoạt và công
nghiệp
Nguồn điện tạo ra từ nhà máy WTE ERG sẽ nối kết trở lại vào hệ thống lưới
điện để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp, như vậy thực sự nguồn
nguyên liệu rác đã tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


22


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

II.2. Quy trình hoạt động của nhà máy
Quy trình bắt đầu với việc cung cấp nguyên liệu (chất thải). Đầu tiên, xe tải
“chở rác” đến cơ sở để được cân trọng lượng. Xe tải sau đó sẽ đi vào tòa nhà tiếp
nhận, nơi chất thải được dỡ xuống. Sau đó, xe quay trở lại trậm cân trọng lượng
để được cân một lần nữa và rời khỏi cơ sở. Lượng chất thải chuyển đến nhà máy
được theo dõi theo cách này.

1. Buồng đốt sơ cấp
Khi đã được đưa vào tòa nhà, chất thải được trải ra sàn nhà để kiểm tra loại vật
liệu. Sau đó, chất thải được chất lên máy xúc lật trước và đổ vào máy cắt vụn, rồi
di chuyển đến băng chuyền chất thải để đi đến buồng sơ cấp. Độ ẩm của chất thải
có thể cho thấy rằng chất thải cần được “sấy khô” trước khi đưa vào buồng đốt.
Một lượng cung chất thải tương đương 3 ngày luôn được duy trì, để đảm bảo hoạt
động của nhà máy luôn ổn định. Buồng đốt sơ cấp có kích thước đường kính xấp
xỉ 610 cm x chiều cao 1829 cm. Buồng đốt kết hợp các thiết kế độc quyền của
chúng tôi, lò sưởi chịu lửa ERG và quá trình đốt được điều khiển bằng máy tính.
- Mỗi buồng có khả năng xử lý 500 tấn rác thải.
- Khả năng chịu nhiệt tới 3.0000F với nhiệt độ hoạt động 2.4000F.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

23



Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

Các tấm làm bằng không khí bên trong có tại tất cả các khu vực của buồng đốt.
Giám sát nhiệt độ của tất cả các khu vực của buồng đốt và cho phép liên tục giám
sát mức độ an toàn tại chỗ và từ xa.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

24


Dự án Xử lý chất thải rắn Formosa Hà Tĩnh

2. Buồng thứ cấp
Buồng thứ cấp là một buồng gió xoáy nhiệt độ cao có kích thước xấp xỉ 457
cm đường kinhys x 1219 cm chiều cao. Ống dẫn chéo chuyển khí và vật liệu đã
bị đốt từ buồng sơ cấp sang Buồng gió xoáy. Buồng này được thiết kế để duy trì
và kéo dài thời gian đốt.
- Có khả năng chịu nhiệt độ tới 2.5000F với nhiệt độ hoạt động là 2.0000F.
3. Nạp nguyên liệu vào và Xử lý tro
Nạp nguyên liệu vào và xử lý tro được điều khiển thông qua hệ thống nạp chất
thải tự động, việc loại bỏ tro bằng xi-lanh thủy lực và van điều khiển giúp đưa tro
tới nhà thu hồi tro. Tất cả tro được kết hợp trộn vào bê tông và vật liệu xây dựng
bằng bê tông.
Hố tro được trang bị ram thủy lực, lưới ba lớp để ngâm làm mát và loại bỏ tro.
Ram trộn lửa sẽ khuấy trộn đống chất thải được đốt, đảm bảo đốt cháy hoàn toàn
chất thải.
4. Làm mát khí/Phục hồi năng lượng
Khí thoát khỏi buồng gió xoáy nhiệt độ cao sẽ được đưa đến lò hơi, tạo ra hơi
nước được sử dụng để dẫn động máy phát điện tuabin. Nồi hơi được xây dựng

theo tiêu chuẩn ASME, với các chi tiết tiêu chuẩn bao gồm van báo mức nước
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

25


×