Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tìm hiểu hoạt động thương mại điện tử của amazon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 42 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................2
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................................................................................4
I.1. Khái niệm:..................................................................................................................................................4
I.2. Vai trò của Thương mại điện tử:...............................................................................................................5
I.3. Lịch sử hình thành Thương mại điện tử....................................................................................................5
I.3.1. Lịch sử Internet:..................................................................................................................................5
I.3.2. Lịch sử thương mại điện tử................................................................................................................6
I.4. An ninh và bảo mật trong Thương mại điện tử........................................................................................8
I.5. Thanh toán điện tử:.................................................................................................................................13
I.6. E – Marketing:..........................................................................................................................................13
I.7. Một số mô hình bán lẻ điện tử:...............................................................................................................14
Chương II: THỰC TRẠNG, ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TRANG AMAZON....................................16
II.1. Giới thiệu chung:....................................................................................................................................16
II.2. Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử của trang Amazon..............................................................17
II.2.1. Các hoạt động thương mại điện tử:................................................................................................17
II.2.2. Phân tích trang web Amazon..........................................................................................................19
II.2.3. Quy trình đặt hàng của khách hàng................................................................................................24
II.2.4. Phân tích quy trình thanh toán của website:..................................................................................30
II.2.5. E – Marketing:..................................................................................................................................33
II.2.6. Hỗ trợ khách hàng:..........................................................................................................................33
II.2.7. Những điểm nổi bậc:.......................................................................................................................34
Chương III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ............................................................................35
III.1. Những điểm đạt được và chưa đạt được:............................................................................................35
III.1.1. Những điểm đạt được:...................................................................................................................35
III.1.2. Những điểm chưa đạt:...................................................................................................................37


III.2. Giải pháp cho hoạt động Thương mại điện tử của Amazon.com........................................................37
III.2.2. Những kiến nghị, đề xuất:..............................................................................................................39
III.3. Bài học kinh nghiệm và những hạn chế của đề tài:..............................................................................39


III.3.1. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................................................39
III.3.2. Hạn chế của đề tài:.........................................................................................................................40
Kết Luận..............................................................................................................................................................41

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong những thập niên
cuối của thế kỷ 20 đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu. Chính trên
nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đó là
thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp
cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn,
nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông


tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế
giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Theo báo cáo thương mại điện tử 2012 của Wikipedia, tốc độ tăng trưởng về số lượng người
sử dụng Internet toàn cầu là 380% so với tháng 12 năm 2000, trong tổng dân số thế giới
6,767,805,208 người thì có 1,733,993,741 người sử dụng internet. Trong khi điện thoại mất 38
năm, TV mất 13 năm nhưng internet chỉ mất 4 năm để đạt con số 50 triệu người dùng. Hiện châu
Á là châu lục đứng đầu về số người sử dụng Internet với con số khoảng 922 triệu, châu Âu về nhì
với 476 triệu và Bắc Mỹ chiếm vị trí thứ 3 với 271 triệu. Trong khi đó nếu xét theo quốc gia thì
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 485 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 36% dân số của
quốc gia này.

Vào khoảng năm 1994 khi tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm, mặc dù không có
kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet, nhưng Jeffery Bezos đã sớm
nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Và ông nhận thấy việc tìm kiếm tài liệu khó khăn
nên ông đã nảy sinh ý tưởng bán sách qua mạng. Và cũng năm đó, Amazon.com ra đời, công ty
này ban đầu được đặt tên là Cadabra.Inc, nhưng tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện ra

rằng đôi khi mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”) Tháng 7/1995, tên gọi Amazon.com được
chọn vì Amazon là tên con sông lớn nhất thế giới. Cho nên tên gọi gợi lên quy mô lớn và cũng một
phần vì nó bắt đầu bằng “A” , sẽ hiện lên đầu danh sách chữ cái. Trụ sở chính của công ty đặt tại
thành phố Seatte, bang Washington. Chỉ một tháng sau, thị trường của Công ty đã mở rộng ra 50
bang của Mỹ và sang 45 nước khác; Các sản phẩm cũng được mở rộng, từ sách, băng đĩa nhạc,
máy tính, ôtô đến các bộ phận, nội tạng của con người. Amazon.com là một địa chỉ hết sức lôi


cuốn mà ngay ngày đầu thành lập đã trở thành địa điểm tham khảo cho bất cứ ai muốn bán sản
phẩm của mình.
Trước những thành công của Amazon, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt
động thương mại điện tử của Amazon.com”.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nội dung của bài thảo luận sẽ giúp người đọc hiểu rõ khái niệm, yêu cầu, lợi ích và tầm
quan trọng của thương mại điện tử nói chung và cách mà Amazon.com đã lớn mạnh trên những sự
sụp đổ của các công ty TMĐT tương tự. Từ đó có thể rút ra bài học hữu ích cho bản thân của từng
thành viên trong nhóm cũng như có được kiến thức hữu ích cho việc tham gia góp ý xây dựng
Thương mại điện tử tại Việt nam trong thời gian tới.
Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, nhóm chúng tôi chỉ có thể tập trung nghiên cứu trên một trang
đang phát tiển ngày một lớn mạnh và bền vững hiện nay là trang “Amazon”.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý
thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin được chính xác, cập nhật, đề tài có sử dụng
một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet.
4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của trang Amazon.
Chương 3: Giải pháp phát triển và đề xuất, kiến nghị


Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
I.1. Khái niệm:
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là
việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử.
TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các
phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp
tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
Thương mại điện tử (TMĐT) là việc sử dụng các phương pháp điện tử để tiến hành quá trình
làm thương mại; hay chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện công nghệ điện tử, mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn


bộ quá trình giao dịch.Bất cứ thời điểm nào cũng có thể cung cấp cho người sử dụng Internet mọi
thông tin đầy đủ, cập nhật nhất.
I.2. Vai trò của Thương mại điện tử:
Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới (người ta nói nhiều đến thế giới “phẳng”
hơn) cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng
dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại điện tử ra đời và đang trở
thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh
hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…vv.
I.3. Lịch sử hình thành Thương mại điện tử.
I.3.1. Lịch sử Internet:
Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các
trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced Research
Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ kinh phí.
Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều máy tính,
sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email).
Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without
centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng một

đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Mạng ARPAnet dùng giao thức truyền thông TCP
(Transmission Control Protocol).
Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở rộng,
mạng liên tổ chức (inter-organization network)... và nhiều chương trình ứng dụng, giao thức, thiết
bị mạng... đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol – giao thức liên
mạng) để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet.
Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân đội bắt
đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng Internet vào mục
đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp các châu lục với tốc độ
khác nhau.
WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của
CERN (the European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu
Âu) phát minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có
HTTP (Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource


Locator - địa chỉ Internet). Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh
phong tước Hiệp Sĩ vì đã có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triểnInternet toàn
cầu.
Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho
WWW với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác
nhau v.v... Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay
I.3.2. Lịch sử thương mại điện tử
Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích
cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận
thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối
tác... một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích
cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm
TMĐT. Chính Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển
và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm1994. Công ty Netsscape tung

ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty
Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997. Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô
hình kinh doanh điện tử năm 1997...
Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời
nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:
Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách
nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản
phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua
mạng.
Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one) với
số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí.
Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo... qua mạng
trước khi quyết định mua.
Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp
đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính
theo cấu hình riêng...


Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua
qua mạng Internet.
Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.
Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để được
hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.
Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi phí
rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.
Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá, chọn
lựa giá tốt nhất...) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại truyền thống. Cạnh
tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người bán lẻ phải hưởng
chênh lệch giá ít hơn.

TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có
thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những mặt
hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những thông tin đã thu thập
được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua... của khách hàng.
Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ tương tự đã, đang
và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụ khách hàng dựa vào Internet và
TMĐT.
Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc,
marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng...
Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều.
Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng đang bùng
nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn được khách hàng đến
website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng.
TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển
TMĐT:
Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất
đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng
phức tạp khác.


Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có
nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh
nghiệp một cách thuận tiện.
Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy
nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng.
Các giao dịch còn chậm và không an toàn.
Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của
DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế
làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện
thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi)v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless
Application Protocol).
Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào
một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim,
v.v…) và thực hiện các loại giao dịch.
Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT
Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh nghiệp có
website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Các hoạt động mua bán vẫn thực
hiện theo cách truyền thống.
Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho
phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán
trực tuyến.
Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối):
website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp,
mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm
giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
I.4. An ninh và bảo mật trong Thương mại điện tử.
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều
ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay
đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v... là các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán,
mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi
là "hacker") xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ


thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan
tới an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng vì giữ gìn bí mật riêng tư.
Những rủi ro thường gặp:
 Rủi ro trong thương mại điện tử với những hình thái muôn màu muôn vẻ, tuy nhiên tựu chung
lại có thể chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

-

Nhóm rủi ro dữ liệu

-

Nhóm rủi ro về công nghệ

-

Nhóm rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức

-

Nhóm rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghiệp
Các nhóm rủi ro này không hoàn toàn độc lập với nhau mà đôi khi chúng đồng thời cùng

xảy đến và không xác định tách bạch rõ ràng được. Nếu các rủi ro này đồng thời xảy ra, thiệt hại
đối với tổ chức có thể rất lớn cả về uy tín, thời gian và chi phí đầu tư để khôi phục hoạt động trở lại
bình thường.
 Các dạng tấn công thường gặp:
Trong thương mại điện tử, ngoài những rủi ro về phần cứng do bị mất cắp hay bị phá hủy
các thiết bị (máy tính, máy chủ, thiết bị mạng...), các doanh nghiệp có thể phải chịu những rủi ro
về mặt công nghệ phổ biến như sau:

- Virus
Virus tấn công vào thương mại điện tử thường gồm 3 loại chính: virus ảnh hưởng tới các
tệp (file) chương trình (gắn liền với những file chương trình, thường là .COM hoặc .EXE), virus
ảnh hưởng tới hệ thống (đĩa cứng hoặc đĩa khởi động), và virus macro. Virus macro là loại virus
phổ biến nhất, chiếm từ 75% đến 80% trong tổng số các virus được phát hiện. Đây là loại virus đặc

biệt chỉ nhiễm vào các tệp ứng dụng soạn thảo, chẳng hạn như các tệp ứng dụng của MS Word,
Excel và Power Point . Khi ngườisử dụng mở các tài liệu bị nhiễm virus trong các chương trình
ứng dụng, virus này sẽ tự tạo ra các bản sao và nhiễm vào các tệp chứa đựng các khuôn mẫu của
ứng dụng, để từ đó lây sang các tài liệu khác.
Các loại virus có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng, đe doạ tính toàn vẹn và khả năng
hoạt động liên tục, thay đổi các chức năng, thay đổi các nội dung dữ liệu hoặc đôi khi làm ngưng
trệ toàn bộ hoạt động của nhiều hệ thống trong đó có các website thương mại điện tử. Nó được
đánh giá là mối đe doạ lớn nhất đối với an toàn của các giao dịch thương mại điện tử hiện nay.


- Tin tặc (hacker) và các chương trình phá hoại (cybervandalism)
Tin tặc hay tội phạm máy tính là thuật ngữ dùng để chỉ những người truy cập trái phép vào
một website, một cơ sở dữ liệu hay hệ thống thông tin. Thực chất mục tiêu của các hacker rất đa
dạng. Có thể là hệ thống dữ liệu của các website thương mại điện tử, hoặc với ý đồ nguy hiểm hơn
chúng có thể sử dụng các chương trình phá hoại (cybervandalism) nhằm gây ra các sự cố, làm mất
uy tín hoặc phá huỷ website trên phạm vi toàn cầu. Thí dụ như ngày 1-4-2001, tin tặc đã sử dụng
chương trình phá hoại tấn công vào các máy chủ có sử dụng phần mềm Internet Information
Server (IIS) của Microsoft nhằm làm giảm uy tín của phần mềm này và rất nhiều nạn nhân như
hãng hoạt hình Walt Disney, Nhật báo phố Wall …đã phải gánh chịu hậu quả cả về tài chính và uy
tín.
- Rủi ro về gian lận thẻ tín dụng
Trong thương mại điện tử, các hành vi gian lận thẻ tín dụng xảy ra đa dạng và phức tạp hơn
nhiều so với thương mại truyền thống. Nếu như trong thương mại truyền thống, việc mất thẻ hoặc
thẻ bị đánh cắp là mối đe doạ lớn nhất đối với khách hàng thì trong thương mại điện tử mối đe doạ
lớn nhất là bị “mất” (hay bị lộ) các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc các thông tin giao
dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình thực hiện các giao dịch mua sắm qua mạng và các thiết bị
điện tử. Các tệp chứa dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng thường là những mục tiêu hấp dẫn đối
với tin tặc khi tấn công vào website thương mại điện tử. Hơn thế, những tên tội phạm có thể đột
nhập vào các cơ sở dữ liệu của website thương mại điện tử để lấy cắp các thông tin của khách
hàng như tên, địa chỉ, điện thoại… với những thông tin này chúng có thể mạo danh khách hàng

thiết lập các khoản tín dụng mới nhằm phục vụ những mục đích phi pháp.
- Tấn công từ chối dịch vụ
Tấn công từ chối dịch vụ (DOS - Denial Of Service attack, DDOS – Distributed DOS hay
DR DOS) là kiểu tấn công khiến một hệ thống máy tính hoặc một mạng bị quá tải, dẫn tới không
thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động. Sơ khai nhất là hình thức DoS (Denial of Service),
lợi dụng sự yếu kém của giao thức TCP, tiếp đến là DDoS (Distributed Denial of Service) - tấn
công từ chối dịch vụ phân tán, và gần đây là DRDoS - tấn công theo phương pháp phản xạ phân
tán (Distributed Reflection Denial of Service).
Những cuộc tấn công DoS có thể là nguyên nhân khiến cho mạng máy tính ngừng hoạt
động và trong thời gian đó, người sử dụng sẽ không thể truy cập vào các website thương mại điện
tử. Những tấn công này cũng đồng nghĩa với những khoản chi phí rất lớn vì trong thời gian
website ngừng hoạt động, khách hàng không thể thực hiện các giao dịch mua bán. Đồng thời, sự


gián đoạn hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và tiếng tăm của doanh nghiệp, những điều
không dễ dàng gì lấy lại được. Mặc dù những cuộc tấn công này không phá huỷ thông tin hay truy
cập vào những vùng cấm của máy chủ nhưng tạo ra phiền toái, gây trở ngại cho hoạt động của
nhiều doanh nghiệp. Vụ tấn công DOS điển hình đầu tiên xảy ra vào tháng 2-2000, các hoạt động
tấn công liên tục khiến hàng loạt website trên thế giới ngừng hoạt động trong nhiều giờ, trong đó
có những website hàng đầu như: eBay ngừng hoạt động trong 5 giờ, Amazon gần 4 giờ, CNN gần
3.5 giờ, E-Trade gần 3 giờ, Yahoo và Buy.com và ZDNet cũng ngừng hoạt động từ 3 đến 4 giờ.
Ngay cả người khổng lồ Microsoft cũng đã từng phải gánh chịu hậu quả của những cuộc tấn công
này. Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp bị tấn công dưới hình thức này .
- Kẻ trộm trên mạng (sniffer)
Kẻ trộm trên mạng (sniffer) là một dạng của chương trình theo dõi, nghe trộm, giám sát sự
di chuyển của thông tin trên mạng. Khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp, nó có thể giúp phát
hiện ra những yếu điểm của mạng, nhưng ngược lại, nếu sử dụng vào các mục đích phi pháp, các
phần mềm ứng dụng này sẽ trở thành các mối hiểm hoạ lớn và rất khó có thể phát hiện. Kẻ trộm sử
dụng các phần mềm này nhằm lấy cắp các thông tin có giá trị như thư điện tử, dữ liệu kinh doanh
của các doanh nghiệp, các báo cáo mật…từ bất cử nơi nào trên mạng.

Xem lén thư điện tử là một dạng mới của hành vi trộm cắp trên mạng. Kỹ thuật xem lén thư điện
tử sử dụng một đoạn mã (ẩn) bí mật gắn vào thông điệp thư điện tử, cho phép người nào đó có thể
giám sát toàn bộ các thông điệp chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu. Chẳng hạn
một nhân viên phát hiện thấy lỗi kỹ thuật trong khâu sản xuất, anh ta lập tức gửi một báo cáo thông
báo cho cấp trên thông báo phát hiện của mình. Người này sau đó sẽ tiếp tục gửi thông báo đến tất
cả các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp. Một kẻ nào đó sử dụng kỹ thuật xem lén thư điện
tử có thể theo dõi và biết được toàn bộ thông tin trong bức thư điện tử gửi tiếp sau đó bàn về vấn
đề này.
 Một số giải pháp phòng ngừa:
Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong việc đảm bảo tính xác thực là sử dụng hạ tầng khóa
công khai (PKI – Public Key Infrastructure) trong đó có sử dụng các thiết bị kỹ thuật, hạ tầng và
quy trình để ứng dụng việc mã hóa, chữ kỹ số và chứng chỉ số. Các kỹ thuật sử dụng trong Hạ tầng
khóa công khai có thể hiểu như sau:
Sử dụng kỹ thuật mã hoá thông tin:
- Ký thuật mã hóa đơn sử dụng một khoá khoá bí mật:


Mã hoá khoá bí mật, còn gọi là mã hoá đối xứng hay mã hoá khoá riêng, là việc sử dụng
một khoá chung, giống nhau cho cả quá trình mã hoá và quá trình giải mã
- Ký thuật mã hóa kép sử dụng khoá công khai và khóa bí mật
Kỹ thuật mã hoá này sử dụng hai khoá khác nhau trong quá trình mã hoá và giải mã: một
khoá dùng để mã hoá thông điệp và một khoá khác dùng để giải mã. Hai mã khoá này có quan hệ
với nhau về mặt thuật toán sao cho dữ liệu được mã hoá bằng khoá này sẽ được giải mã bằng khoá
kia. Khoá công cộng là phần mềm có thể công khai cho nhiều người biết, còn khoá riêng được giữ
bí mật và chỉ mình chủ nhân của nó được biết và có quyền sử dụng.
- Chữ ký số (Digital signature)
- Phong bì số (Digital Envelope):
Tạo lập một phong bì số là một quá trình mã hoá sử dụng khoá công khai của người nhận
(phần mềm công khai của người nhận, phần mềm này cũng do cơ quan chứng thực cấp cho người
nhận, và được người nhận thông báo cho các đối tác biết để sử dụng khi họ muốn gửi thông điệp

cho mình). Khóa bí mật này được dùng để mã hoá toàn bộ thông tin mà người gửi muốn gửi cho
người nhận, khóa này đảm bảo chỉ có duy nhất người nhận là người mở được thông điệp để đọc.
Vì duy nhất người nhận là người nắm giữ khóa tương ứng để giải mã (phần mềm bí mật hay khóa
bí mật, khóa này cũng do cơ quan chứng thực cấp cho người nhận).
- Chứng thư số hóa (Digital Certificate):
Nếu một bên phải được được mã hóa công khai của bên thứ 2 để có thể tiến hành mã hóa
và gửi thông điệp cho bên đó, mã hóa công khai này sẽ được lấy ở đâu và liệu bên này có thể đảm
bảo định danh chính xác của bên thứ 2 không? Chứng thư điện tử xác minh rằng người cầm giữ mã
khóa công cộng hoặc mã khóa bí mật chính là người chủ của mã khóa đó. Bên thứ ba, Cơ quan
chứng thực, sẽ phát hành chứng thư điện tử cho các bên tham gia. Nội dung Chứng thư điện tử bao
gồm: tên, mã khoá công khai, số thứ tự của chứng thực điện tử, thời hạn hiệu lực, chữ ký của cơ
quan chứng nhận (tên của cơ quan chứng nhận có thể được mã hoá bằng mã khoá riêng của cơ
quan chứng nhận) và các thông tin nhận dạng khác. Các chứng thư này được sử dụng để xác minh
tính chân thực của website (website certificate), của cá nhân (personal certificate) và của các công
ty phần mềm (software publisher certificate).
Các biện pháp cơ bản nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống TMĐT
 Tường lửa
 Mạng riêng ảo (VPN)
Một số biện pháp khác nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống TMĐT


 Sử dụng password đủ mạnh
 Phòng chống virus.
 Giải pháp an ninh nguồn nhân lực
 Giải pháp về trang thiết bị an ninh mạng
Tác dụng của chính sách và quy trình bảo đảm an toàn đối vói hoạt động Thương mại điện tử:
Xây dựng chính sách về an ninh an toàn mạng và yêu cầu mọi người phải chấp hành có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ý thức và thể chế hóa hoạt động bảo vệ an ninh cho thương
mại điện tử. Chính sách này thường bao gồm các nội dung sau:
- Quyền truy cập: xác định ai được quyền truy cập vào hệ thống, mức độ truy cập và ai giao quyền

truy cập
- Bảo trì hệ thống: ai có trách nhiệm bảo trì hệ thống như việc sao lưu dữ liệu, kiểm tra an toàn
định kỳ, kiểm tra tính hiệu quả các biện pháp an toàn,…
- Bảo trì nội dung và nâng cấp dữ liệu: ai có trách nhiệm với nội dung đăng tải trên mạng intranet,
internet và mức độ thường xuyên phải kiểm tra và cập nhật những nội dung này
- Cập nhật chính sách an ninh thương mại điện tử: mức độ thường xuyền và ai chịu trách nhiệm
cập nhật chính sách an ninh mạng và các biện pháp đảm bảo việc thực thi chính sách đó.
I.5. Thanh toán điện tử:
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống
thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động (trong
đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống
này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và
dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông;
hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử.
I.6. E – Marketing:
Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet
nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu
thụ.
Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường kinh doanh truyền
thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành - Xúc tiến thương mại - Thị
trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị
trường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,...). Nếu


cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm
thông tin trên Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, ....Như vậy, e-marketing khó
có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó.
Phân biệt e-marketing, e-commerce và e-business



E-marketing là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp
thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và
thuyết phục họ chọn nó.



E-commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử.



E-business chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán hàng hoá, dịch vụ cho
đến tư vấn, đầu tư.

I.7. Một số mô hình bán lẻ điện tử:
 Mô hình marketing trực tiếp bằng đơn đặt hàng qua thư
Theo nghĩa rộng, marketing trực tiếp là marketing được thực hiện không qua các trung
gian. Các nhà marketing trực tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, bỏ qua kênh phân phối bán
buôn và bán lẻ truyền thống.
- Các hãng với hệ thống kinh doanh dựa trên đơn đặt hàng qua thư có lợi thế khi chuyển sang bán
hàng trực tuyến, vì họ có sẵn các hệ thống tác nghiệp xử lý thanh toán, quản trị tồn kho và thực
hiện đơn hàng tốt.
- Ví dụ điển hình thành công của mô hình này là Lands End.
 Mô hình bán hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất
- Người bán hàng có thể hiểu rõ thị trường của họ vì quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng, và
người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin về sản phẩm qua quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất.
Hãng Dell đầu tiên sử dụng marketing trực tiếp kết hợp với tiếp cận bán hàng qua đơn đặt hàng,
cung cấp hàng hóa của họ theo yêu cầu riêng của khách hàng..
- Các hãng ô tô trước kía chỉ phân phối ô tô qua các đại lý bán ô tô. Khi một khách hàng mong
muốn một tính năng hoặc màu sắc đặc biệt, khách hàng phải chờ đợi nhiều tuần lễ hoặc nhiều

tháng cho đến khi lô sản phẩm xuất xưởng có được chiếc ô tô như mong đợi. Nhà sản xuất tiến
hành nghiên cứu thị trường để đánh giá xem các tính năng nào và màu sắc nào bán chạy nhất, sau
đó họ sản xuất các sản phẩm mà họ dự định bán.
 Mô hình các nhà bán lẻ điện tử thuần túy
- Các nhà bán lẻ điện tử ảo (thuần túy) là các công ty bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng qua
Internet mà không duy trì kênh bán hàng vật lý.
- Amazon.com là ví dụ trước tiên cho các nhà bán lẻ điện tử thuộc loại này.
Các nhà bán lẻ điện tử ảo có lợi thế liên quan đến tổng chi phí thấp và các quá trình kinh doanh
được tổ chức hợp lý. Các nhà bán lẻ điện tử có thể thuộc loại kinh doanh hàng hóa đa dụng hoặc


hàng hóa chuyên dụng.
- Các nhà bán lẻ điện tử kinh doanh hàng hóa chuyên dụng hoạt động trong một thị trường hẹp (ví
dụ Cattoys.com). Các doanh nghiệp kinh doanh chuyên sâu như vậy không thể tồn tại trong thế
giới vật lý vì họ không có đủ khách hàng
 Mô hình các nhà bán lẻ điện tử hỗn hợp
Một hãng đồng thời vận hành cả các cửa hàng vật thể, cả các site bán lẻ trực tuyến được
gọi là nhà bán hàng hỗn hợp “click and mortar” trên mô hình kinh doanh đa kênh.
Ví dụ: các cửa hàng bách hóa của Macys (Macys.com) hoặc Sears (Sears.com), các cửa hàng hạ
giá của Wal-Mart (waltmart.com).
 Mô hình bán lẻ trên phố trực tuyến
Phố trực tuyến bao gồm hai loại: Danh mục tham khảo và Phố bán hàng với các dịch vụ
chia sẻ.
- Danh mục tham khảo. Loại phố này về cơ bản là một danh mục được tổ chức theo sản phẩm.
Các tờ catalog hoặc quảng cáo biểu ngữ (banner ads) trên site quảng cáo các sản phẩm hoặc cửa
hàng. Khi người dùng mạng kích chuột vào một sản phẩm hoặc một cửa hàng cụ thể, họ được dẫn
đến cửa hàng của người bán, nơi mà họ sẽ thực hiện các giao dịch.
- Phố bán hàng với các dịch vụ chia sẻ. Trên các phố với các dịch vụ chia sẻ, người tiêu dùng có
thể tìm thấy các sản phẩm, đặt mua, thanh toán và thỏa thuận vận chuyển. Phố chủ có thể cung cấp
các dịch vụ này, nhưng thông thường các dịch vụ được các cửa hàng độc lập thực hiện. Chủ các

cửa hàng trả tiền thuê hoặc phí giao dịch cho chủ website. Choicemall.com là một ví dụ thuộc loại
này.
 Các mô hình B2C khác
Một số mô hình khác được sử dụng trong TMĐT B2C. Một số mô hình sử dụng trong B2C
đồng thời cũng được sử dụng trong TMĐT B2B, B2B2C, G2B và các loại hình TMĐT khác.


Chương II: THỰC TRẠNG, ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
TRANG AMAZON
II.1. Giới thiệu chung:
Tên niêm yết trên sàn
Năm hình thành
Trụ sở chính
Địa điểm kinh doanh
Người đứng đầu

NASDAQ: AMZN
1994
Seattle, Washington - USA
Khắp nơi trên thế giới
Jeffrey P.Bezos
(Giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng

Ngành kinh doanh

quản trị)
Bán lẻ
Amazon.com, A9.com, Alexa Internet,

Sản phẩm


IMDb, Amazon Kindle, Amazon Web

Doanh thu
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập sau thuế
Số lượng công nhân
Website
Cách thức kinh doanh
Các ngôn ngữ
Khởi nghiệp

Services
34.204 tỉ USD (2010)
1.406 tỉ USD (2010)
1152 tỉ USD (2010)
20500 (2008)
Amazon.com
Video và trang web
Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật
1995

Amazon.com Inc (mã niêm yết trên sàn NASDAQ: AMZN) là một công ty thương mại
điện tử của Mỹ đặt tại Seattle, bang Washington. Đây là hệ thống bán lẻ lớn nhất của Mĩ với doanh
thu bán hàng qua Interet gần gấp ba lần. Amazon là công ty kinh doanh đa ngành, đa nghề như
sách, dịch vụ mua bán nhạc, phần mềm tin học, trang trí nội thất, game…Quảng cáo của Amazon
đập vào mắt ta bất cứ khi nào ta click vào Internet. Các chuyên gia gọi Amazon.com là một trong
những công ty có tiềm năng và triển vọng bậc nhất hiện nay. Với doanh thu hàng tỷ đô la/năm
trong vòng 4 năm hình thành và phát triển, rõ ràng siêu thị bán lẻ qua mạng này là một trong
những người khổng lồ của thế giới thương mại điện tử

Khi biết tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm vào những năm đầu thập kỷ 90, mặc
dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet nhưng Jeff
Bezos – sau này là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon - đã sớm
nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua
mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ ra đời với mục tiêu sử dụng Internet để chuyển


hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất có
thể. Dù lượng khách hàng và lượng sản phẩm bán ra tăng lên đáng kể trong những ngày đầu kinh
doanh thương mại điện tử, Amazon vẫn duy trì những cam kết ban đầu là luôn cung cấp cho khách
hàng sự thoả mãn tối đa. Amazon.com là nơi để mọi người đến tìm mua bất cứ thứ gì một cách
trực tuyến. Hàng triệu người ở trên khắp 220 quốc gia đã đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng
đầu. Sản phẩm mà Amazon cung cấp bao gồm thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng
triệu đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp, máy tính
và nhiều sản phẩm khác.
Hiện nay, Amazon đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với doanh số
bán hàng trên mạng internet gấp gần ba lần doanh thu của hãng xếp hạng nhì là Staples.Inc tại thời
điểm tháng 1 năm 2010, Amazon đã cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người dùng
trên 160 quốc gia, ngoài ra Amazon còn cung cấp đấu giá trực tuyến và chợ điện tử.
II.2. Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử của trang Amazon.
II.2.1. Các hoạt động thương mại điện tử:

(Amazon

phát triển qua

thời kỳ

1995-1999)


Thời gian

Sự kiện

7/1995
15-5-1997
3/1998
11/6/1998
4/8/1998
16/11/1998
29/3/1999
7/1999
29/9/1999

Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến
Amazon cổ phần hoá công ty
Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi
Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD
Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll
Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng
Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay
Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử
Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com


6/2001

Amazon đã khai trương dịch vụ đăng ký phần mềm trên website

11/2002

2003
14/4/2004
2 / 2005

của hãng.
Amazon bán máy tính trên mạng
Amazon mở cửa hàng quần áo trên mạng
Amazon bán sách trực tuyến theo trang Amazon Page
Amazon tung ra dịch vụ tìm kiếm ( A9.com )
Amazon đã giới thiệu dịch vụ mới cho phép gửi hàng hoá mà
khách hàng đặt mua tới bất cứ đâu với mức chi phí cố định là 79

8/2007
9/2007

USD/năm
Amazon khai trương hệ thống thanh toán trực tuyến.
Amazon khai trương dịch vụ bán nhạc trực tuyến AmazonMP3

12/2007
2008
4/2008
Ngày 15/9/2008

nhằm cạnh trang với Apple iTunes.
Amazon bắt tay Warner kinh doanh nhạc số phi DRM.
Amazon bắt đầu bán nhạc "không DRM" ra toàn cầu.
Amazon khai trương dịch vụ shopping bằng... tin nhắn
Trang web IMDb.com của Amazon bắt đầu cho phép người dùng
xem phim và chương trình truyền hình mà không thu bất kỳ khoản

phí nào..

2009

Amazon mua lại Zappos và cửa hàng bán lẻ giày, quần áo

2010
2011

Lexcycle
Amazon mua lại Touchco, Woot , Quidsi , BuyVIP, Amie Street
Amazon mua lại Lovefilm, The Book Depository, Pushbutton

 Sản phẩm kinh doanh
Amazon đã mở các nhánh bán lẻ đĩa nhạc, băng Video và đĩa DVD, phần mềm, điện tử tiêu
dùng, đồ nhà bếp, dụng cụ, thiết bị làm cỏ, làm vườn, đồ chơi trò chơi, đồ trẻ em, quần áo, đồ thể
thao, thực phẩm, trang sức, đồng hồ, thiết bị chăm sóc cá nhân và y tế, sản phẩm làm đẹp, nhạc cụ,
vải vóc, rau quả, nguyên liệu công nghiệp và khoa học…
Đầu tháng 8/2005, Amazon bắt đầu bán sản phẩm dưới nhãn hiệu riêng: “Pinzon”. Những
ứng dụng thương hiệu mở đầu gợi ra cho công ty ý tưởng tập trung vào dệt may, dụng cụ nhà bếp
và những khóa gia đình khác. Vào tháng 3- 2007, công ty áp dụng mở rộng thương hiệu,để bao
quát và đa dạng danh mục hàng hóa. Để đăng ký thiết kế mới có từ PINZON viết cách điệu và chữ
O ở vị trí kim đồng hồ chỉ một giờ. Danh mục các sản phẩm đăng ký dưới thương hiệu đã phát
triển ra bao gồm cả những loại như: sơn, thảm, giấy dán tường, làm tóc, vải,footware, dụng cụ làm
đẹp, trang sức.
Vào 16/5/2007, Amazon công bố dự định triển khai cửa hàng âm nhạc trực tuyến. Cửa
hàng bắt đầu tại Mỹ vào 25/9/2007, kinh doanh việc tải nhạc MP3 không quản lý quyền kỹ thuật


số (DRM). Điều này rất đáng lưu ý bởi vì nó là dịch vụ bán online dầu tiên, nhạc DRM miễn phí từ

cả bốn công ty thu âm.
Vào tháng 8/2007, Amazon công bố Amazon Fresh- dịch vụ thực phẩm bán các loại thực
phẩm tươi sống và ăn sẵn. Đơn hàng của khách có thể được phân phát hoặc gửi hàng đến tận nhà
vào sáng sớm.
Vào 19 tháng 10 2007, Amazon phát hành Kindle thế hệ đầu tiên nhưng amazon không thể
bán thế hệ sản phẩm này ngoài nước Mỹ.
Năm 2008 Amazon mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất phim và gần đây đang đầu tư cho phim
“The stolen Child” hợp tác với hãng 20th Century Fox. Và cung cấp TextBuyIt, dịch vụ bán hàng
qua SMS
Ngày 6 tháng 5 năm 2009, Kindle DX ra đời
Vào tháng 2 ngày 10 2009, Amazon công bố Kindle 2
Vào 28 tháng 7 2010, Amazon công bố Kindle thế hệ mới
Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Kindle thế hệ thứ 4 ra đời, với mức giá hấp dẫn Kindle Fire
đã thu hút người tiêu dùng, mỗi máy kindle fire được bán ra Amazon chịu lỗ 10$ nhưng bù lại,
hãng này sẽ thu lại được 50 USD hoặc cao hơn qua việc bán sách, ứng dụng, phim, nhạc, tài liệu
và các mặt hàng khác mà Amazon vốn đã rất có kinh nghiệm và đặc biệt thành công
 Website
Tên miền amazon.com thu hút ít nhất 615 triệu lượt người ghé thăm hàng năm theo nghiên
cứu của Compete.com. Con số này gấp hai lần của Walmart.com
Amazon cho phép người sử dụng đăng tải bài bình luận trên trang web của mỗi sản phẩm. Theo
như website compete.com - một web đo lường khán giả trên Internet, Amazon đã thu hút khoảng
50 triệu người tiêu dùng Mỹ vào website của nó mỗi tháng.
II.2.2. Phân tích trang web Amazon.
Giao diện trang website của Amazon được thiết kế từ những đóng góp ý kiến sơ bộ của
khách hàng từ khắp mọi nơi trên thế
giới. Với sự kết hợp hài hòa sắc xanh, và
cam, trang web tạo được khoảng nghỉ
cho người dùng truy cập vào website,
người dùng dễ dàng nhận biết và lựa
chọn.

Website tập trung vào các mảng
shopping, searching, saving and buying.
Với giao diện này trang web muốn
người dùng thuận tiện hơn trong việc mua sắm bất kỳ món hàng hóa nào.


Giao diện sản phẩm: Amazon
luôn quan tâm khách hàng cần gì, nghĩ
gì, và luôn đứng vào góc độ người vào
website mua hàng. Ở mục sản phẩm,
Amazon cung cấp thông tin đầy đủ về
hàng hóa, những lời nhận xét của khách
hàng về món đồ đó, khi khách hàng mới
muốn mua họ có thể tham khảo và đưa
ra quyết định mua hàng 1 cách tốt nhất.
Ở các loại sản phẩm hàng hóa yêu cầu chi tiết, Website cung cấp hình ảnh chất lượng
tốt,chi tiết, khách hàng có thể xem trước kỹ
sản phẩm sắp mua một cách dễ dàng và
thuận tiện.
Wishlist: từ nghiên cứu hành vi mua
hàng qua mạng, Amazon cung cấp mục
Wishlist, giúp cho khách hàng có thể nhìn
lại những sản phẩm mà họ đã xem qua, bên
cạnh đó họ có thể tham khảo danh mục mua
hàng của bè họ qua kênh Find friend Wish list “ một hình thái của việc gợi ý mua hàng “. Đơn giản
và thuận tiện, kéo khách hàng lại gần hơn, và từ khách hàng này, họ sẽ đưa đến những khách hàng
khác. Khách hàng có thể lưu lại sản phẩm
đang quan tâm, sau này có nhu cầu mua,
họ có thể xem xét lại.


Today’s Deal: ra đời theo su
hướng tiết kiệm của khách hàng, và
khuynh hướng săn hàng giảm giá


một ngày tăng. Thiết kế nhằm đem lại thuận tiện của khách hàng, không quá nhiều thông tin về sản
phẩm như các trang deal Việt Nam, khách hàng nhanh chóng mua được hàng họ cần, tính được
ngay chi phí cần bỏ ra bao nhiêu.

Cart: danh mục các sản phẩm đã đặt mua được sắp xếp thuận tiện. Cùng với những gợi ý
sản phẩm kèm theo. Khách hàng sẽ có thêm được nhưng chọn lựa mua sắm chủ động cho riêng
mình.
Nhìn chung bố cục trang web nghiêng về phía khách hàng, dễ tiếp cận mua hàng dù đó là
bất kỳ khách hàng nào, chỉ cần họ biết họ mua gì, cần những thông tin gì để mua hàng thì Amazon
sẽ cung cấp đầy đủ.
Quy trình làm việc của Amazon.
Partners (External): Đối tác (ngoại)
End Users (Internal): Khách hàng – người dùng cuối (nội)
Fulfillment Centers: Trung tâm hậu cần đầu ra
Supply Chain: Chuỗi cung ứng
Planning Aplications: Lập kế hoạch ứng dụng
Financial analysis: Phân tích tài chính
Web servers: Trang web chủ
E-Mail servers: Trang chủ email
Personalization: Cá nhân hóa
Campaign generation: Chiến dịch phát sinh
Content server: Máy chủ nội dung


 Quá trình hệ thống kho xử lí đơn đặt hàng:

Bước 1: Máy tính kiểm tra vị trí của hàng hóa sau khi khách hàng đặt hàng. Nó xác định đơn hàng
do Amazon thực hiện hay đối tác của nó. Nếu do Amazon thực hiện, đơn hàng được truyền tự động
tới các trạm phân phối thông tin tương ứng trong kho hàng.
Bước 2: Một bộ phận (flowmeister) tại trạm phân phối nhận tất cả các đơn hàng và phân chia
chúng tự động cho những nhân viên cụ thể xác định thông qua mạng không dây.
Bước 3: Nhân viên nhặt hàng đi dọc theo các khoang chứa hàng, dùng máy để kiểm tra các mã của
mặt hàng để tránh sự trùng lặp, dễ dàng quản lý cho những lần mua hàng kế tiế p.
Bước 4: Các hàng hóa nhặt ra được đặt vào thùng, sau đó chuyển vào băng tải dài hơn 10 dặm
chạy quanh nhà kho. Trên băng tải có khoảng 15 điểm đọc mã hàng hóa, theo dõi hàng hóa để
giảm sai sót. Điểm đọc mã hàng, giám sát hàng hóa là các cụm máy tính có nhân viên kèm theo
đảm bảo tính chính xác của các mặt hàng.
Bước 5: Tất cả các thùng chạy trên băng tải tập trung vào 1 vị trí, ở đó những mã hàng hóa được
sắp xếp phù hợp với số đơn hàng. Các hàng hóa được chuyển từ các thùng đến các máng trượt,
trượt xuống và được các nhân viên đặt vào các thùng cacton để dễ dàng vận chuyển
Bước 6: Các sản phẩm được qua 1 bước kiểm tra, quét để ghép hàng theo đơn đặt hàng tương ứng.
Bước 7: Nếu như hàng hóa nào cần thiết phải được gói bọc thì công nhân sẽ nhặt ra và gói thủ
công.
Bước 8: Các thùng cacton được đóng lại, dán băng dính, cân đo, dán nhãn mác và chuyển bằng 1
dây chuyền đến 1 trong 40 thùng xe tải trong nhà kho. Các xe tải này chở đến hãng vận chuyển
UPS hoặc USPS. Các hàng hóa lại tiếp tục cuộc hành trình.
 Quy trình xử lí trên của Amazon dựa trên mô hình chiến lược CFN (Customer Fulfillment
Networking) được biểu diễn qua 2 mô hình sau:
1. Khách hàng đặt mua, nhập thẻ tín dụng để thanh toán
2. Đơn hàng của khách hàng được phân tích và chọn ra nhà cung ứng phù hợp (nếu hàng đó không
cót rong kho của amazon)
3. Nhà sản xuất giao hàng tới kho của Amazon
4. Tất cả hàng được đóng gói, lắp ráp ở nhà kho gần nhất và vận chuyển qua UPS hoặc bưu điện
5. Hàng được giao từ nhà kho gần nhất qua UPS, bưu điện
 Supply Chain Planning & Execution: Lập kế hoạch và thực thic huỗi cung ứng:
1. OMS: Kiểm tra thẻ tín dụng, đơn hàng, hình thức vận chuyển, giá thành

2. IMS: Hàng hóa nào được lưu kho, ở đâu và với số lượng nào? Cái nào sẵn sàng, cái nào cần đặt


trước
3. WMS & TMS: Chọn, đóng gói và vận chuyển đơn hàng hiệu quả, tối ưu nhất.
4. Vòng quay muahàng (Sách bán chạy liệt kê theo sản phẩm, loại, quốc gia…)
5. Tư vấn bán hàng (Gợi ý cho khách hàng các sản phẩm)
6. Mạng lưới chọn lọc nhu cầu khách hàng (Khách hàng hay mua gì? Sở thích)
7. Phần mềm phần tích nhu cầu kiểm kê dữ liệu doanh thu qua sp, loại ,quốc gia, vùng, miền…
8. Dữ liệu của Oracle (Hệthống QLCSDL) về sản phẩm, thông tin khách hàng
9. ATP: Có thể đáp ứng đơn hàng 1 cách có lợi?
Để đáp lại, các nhà quản lý của Amazon ở bộ phận lưu kho phải nỗ lực hết sức để đẩy năng
suất lên cao tới tối đa. Chẳng hạn bằng việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên băng chuyền tự
động, Amazon đã có thể tăng năng suất của một kho lên 40%.Đó là lí do trong 3 năm qua, chi phí
vận hành các nhà kho của Amazon đã giảm từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu.
Các nhà kho của Amazon vận hành hiệu quả đến nỗi tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho
này đạt 20 lần/năm. Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm. Và trên thực tế,
một trong những thế mạnh lớn nhất hiện nay của Amazon là năng lực quản lý hàng tồn kho, và
thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử của mình cho Amazon thầu phụ, như trường hợp các hãng bán lẻ Toys R Us và Target.
Và vì hệ thống lưu kho của Amazon hoạt động quá đỗi là hiệu quả cho nên bên cạnh việc
bán các sản phẩm của mình trên website, Amazone hiện còn bán rất nhiều sản phẩm của các nhà
bán lẻ khác trên cùng trang web của mình. Điều này đã đem lại thành công quá sức tưởng tượng
cho Amazon. Tỷ suất lợi nhuận của Amazon khi bán buôn và ăn hoa hồng cho các đối thủ cạnh
tranh cũng cao không kém tỷ suất lợi nhuận nếu hãng bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngoài
ra, công ty không tốn một đồng chi phí quảng cáo nào về giá của mình là rất rẻ, vì người tiêu dùng
có thể dễ dàng so sánh mức giá của Amazon với giá của các nhà bán lẻ khác. Điều này không chỉ
tiết kiệm tiền mà còn tạo ra lòng trung thành và tin tưởng của khách hàng.
Việc đầu tư cao và khá nghiêm túc cho công nghệ trong hệ thống kho hàng và cùng với đó
là việc quản lý kho hàng khá tốt đã giúp cho Amazone tạo ra một cuộc cách mạng về TMĐT và trở

thành trang web khổng lồ có phạm vi trên toàn thế giới.
 Nhận xét của nhóm, ưu, nhược điểm của hệ thống kho hàng.
 Ưu điểm:
- Việc Amazone tự xây dựng kho hàng riêng cho mình sẽ giúp cho khả năng kiểm soát hàng hóa tốt
hơn, tính linh hoạt nghiệp vụ ( như nhận hàng, giao hàng…) cao hơn, và một số lợi ích vô hình
khác…


- Đảm bảo cho tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.
- Vì hệ thống kho hàng của Amazone được đầu tư khá nhiều công nghệ nên tạo ra năng suất cũng
như hiệu quả công việc cao. Điều này góp phần giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, và
thêm vào đó là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn.
- Giúp cho việc hoạt động của các khâu khác cũng được diễn ra thuận lợi. Từ đó có thể đưa ra
nhiều chiến lược mới, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận.
- Hệ thống kho hàng của amazon được xây dựng phát huy lợi thế theo quy mô và đảm bảo đa dạng
hóa rất nhiều mặt hàng và đươc bố trí khoa học thuận lợi cho viêc giao nhận hàng hóa đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu ngày càng to lớn của khách hàng
 Nhược điểm:
- Việc đầu tư cho kho hàng là khá tốn kém, thế nên chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất và chi phí
bảo quản lưu kho là khá cao.
- Vì hệ thống kho hàng sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại nên việc tuyển dụng nhân công cho
kho hàng là khá khó khăn.
- Với quy mô lớn như amazon mà chỉ có 6 kho hàng là quá ít không đủ đáp ứng cho tập khách
hàng toàn cầu, vì vậy đôi khi vẫn có sự sắp xếp không nhất quán các kho hàng do khối lượng hàng
quá lớn, nhất là vào các ngày lễ.
II.2.3. Quy trình đặt hàng của khách hàng.
Cần có 1 thẻ thanh toán quốc tế như Master card/Visa...
Đăng ký 1 tài khoản ở Amazon (miễn phí)
Lên trang Amazon chọn hàng và mua.
Có 3 loại hàng cơ bản:

1- Ships from and sold by Amazon.com: Hàng của Amazon nằm trong kho Amazon: loại này đảm
bảo nhất
2- Sold by XXX and Fulfilled by Amazon: bán bởi XXX là 1 cá nhân hay cửa hàng nào đó, nhưng
hàng để ở kho của Amazon (gần giống như ký gửi): loại này cũng khá bảo đảm
3- Ships from and sold by XXX; bán và ship bởi XXX; loại này có thể gặp rủi ro, nên tìm hiểu
đánh giá kỹ về người bán.
Trong đó loại 1 và 2 nếu có kèm câu này: (eligible for FREE Super Saver Shipping on
orders over $25) sẽ được hưởng chính sách cước phí vận chuyển tiết kiệm của Amazon, tức là nếu
tổng các món hàng trên 25$ và ship cùng lúc (ship thường bằng USPS) về 1 địa điểm thì được
miễn cước vận chuyển trong nước Mỹ. (Cái khó là làm sao biết món hàng sẽ được ship từ bang


nào để tránh bị tách ra thành nhiều đợt sẽ không được miễn phí vận chuyển nữa)
Nhóm 3 thường có phí vận chuyển cao
Ví dụ món này: Key Switch with 2 Keys
/>Nó có thông tin là: Price: $4.95 Ships from and sold by Parts Express (bán bởi Parts
Express chứ không phải Amazon) và ở ô bên phải thấy là $4.95 + $4.64 shipping. Tức là phải cộng
thêm 4.64$ tiền vận chuyển cho 1 món hàng.
Khi đã thấy món hàng ưng ý thì chỉ cần lick vào nút “Add to shopping cart”, có những món
ưng ý nhưng chưa đến lúc mua thì có thể cho vào danh sách gọi là “mong muốn” [Add to Wish
list] để sau này dễ theo dõi. Sau khi giỏ hàng đầy đủ rồi thì chuyển sang bước check out, chọn hình
thức thanh toán, vận chuyển…. Cuối cùng là đặt hàng và chờ giao hàng.
Chú ý: Sau khi đặt hàng thì vẫn có thể đổi ý thêm bớt món hàng hoặc huỷ luôn đơn hàng (tất
nhiên phải trong thời gian Amazon chưa xử lý đơn hàng đó)
Thời gian giao hàng:
- Ship thường thông qua USPS từ 5~9 ngày làm việc
- Ship nhanh qua UPS, FedEx… 3~5 ngày
- Ship cực nhanh 1~2 ngày thì giá cao hơn nhiều.
Các bước mua hàng:
Bước 1 : Vào trang Amazon.com nhập tên sách bạn muốn mua vào ô tìm kiếm như hình bên dưới,

theo doanh mục hàng có sẵn, hoặc các loại sản phẩm bán chạy.


×