Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá và chất lượng đến tiêu thụ hàng hóa của công ty vissan nêu phương hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.24 KB, 24 trang )

Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá và chất lượng đến tiêu thụ hàng
hóa của doanh nghiệp, lấy ví dụ ở 1 DN cụ thể. Từ đó nêu phương hướng thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm của DN đã chọn.
1. Cơ sở lí luận
1.1.

Tiêu thụ hàng hóa trong DNTM, DV

1.1.1, Khái niệm
Tiêu thụ hàng hóa là hành động đặc trưng, chủ yếu của doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Tiêu thụ hàng hóa theo nghĩa đầy đủ là 1 quá trình bao gồm nhiều giai đoạn kế
tiếp nhau bắt đầu bằng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu khách hàng,
lựa chọn và xác lập kênh phân phối, tổ chức quảng cáo, khuyến mại, tổ chức các hoạt
động bán hàng tại các điểm bán.
1.1.2, Tầm quan trọng
Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh
nghiệp nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn
trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bỏa phục vụ cho các nhu
cầu xã hội.
Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và
chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi, thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất
và tái sản xuất mở rộng sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động kinh doanh.
1.1.3, Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa trong DNTM, DV
* Yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Giá cả hàng hóa.
- Chất lượng hàng hóa và bao gói.
- Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh.
- Dịch vụ trong và sau bán hàng.
- Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp.




- Vị trí điểm bán.
- Quảng cáo.
- Hoạt động của những người bán hàng và đại lý.
* Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
- Khách hàng
- Nhà cung cấp
- Đối thủ cạnh tranh
- Cơ chế chính sách tiêu thụ
1.2.

Khái niệm giá

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả
cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ,
hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay
quanh giá trị. Theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị
trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán.
1.3.

Khái niệm chất lượng

Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp :
-

”Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”
(European Organization for Quality Control)

-


“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby)

-

”Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng
thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn” (ISO 8402) ( thực thể
trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng).
Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xét định kỳ

các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra
cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhu cầu thường được
chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính
năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng
trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường.


Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau :”Chất lượng sản phẩm là tổng
hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu
cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Một cách tổng quát, chúng ta có thể
hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên cả
3 phương diện , mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là :
-

Performance hay Perfectibility : hiệu năng, khả năng hoàn thiện

-

Price : giá thỏa mãn nhu cầu


-

Punctuallity : đúng thời điểm.

2. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá và chất lượng đến tiêu thụ hàng
hóa của doanh nghiệp
2.1.

Phân tích ảnh hưởng của giá đến tiêu thụ hàng hóa của DN

Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được
một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi
nhất định. Giá cả của hàng hóa là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến
việc tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp.
Giá là một yếu tố cơ bản mang lại thu nhập, giá cũng gây ra những phản ứng
tức thì đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giá có ảnh hưởng lớn đến doanh số và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đối với người tiêu dùng, giá có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu, do đó, giá
thường là tiêu chuẩn quan trọng của việc mua và lựa chọn của họ.
Với những ảnh hưởng quan trọng như vậy, doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào
chiến lược mình đang theo đuổi để mà định giá hợp lý, việc xác định giá đúng sẽ đảm
bảo dược khả năng tiêu thụ và giúp tăng thị phần, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong
việc xác định giá doanh nghiệp cần hết sức chú trọng, đối với người tiêu dùng, thường
thì giá cả thấp sẽ kích thích họ mua nhiều hơn. Nhưng đối với một số mặt hàng cao
cấp có đối tượng khách hàng sang trọng thì họ lại có những nhận định khác, giá cả
thấp chứng tỏ hàng hóa không tốt kém chất lượng, và khi đó định giá thấp không phải
là cách tốt để thúc đẩy việc tiêu thụ. Phương thức tiêu dùng hiện nay ngày càng phát
triển, kiến thức của khách hàng về sản phẩm cũng được nâng cao nhờ các phương tiện



thông tin, cách thức tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn rất nhiều, chính vì vậy họ có cách
suy nghĩ khác về giá cả, đó là giá cả phải tương xứng với chất lượng, nếu doanh
nghiệp làm được điều này thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ dễ dàng hơn. Trong việc cạnh
tranh giá cả cũng chiếm phần khá quan trọng, khi định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh
thì chúng ta đã chiếm được lợi thế về mặt thị phần, tuy nhiên nếu định giá quá thấp
dẫn đến việc không thúc đẩy được tiêu thụ, lợi nhuận giảm, chúng ta không có vốn để
đầu tư cho quá trình tiêu thụ hàng hóa.
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1352 usd / 1 năm, con
số này dược tăng lên đáng kể qua các năm, người tiêu dùng đánh giá cao yếu tố chất
lượng hơn trong tiêu dùng, tuy nhiên hiện nay ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, mọi mặt hàng đều tăng giá, vì
vậy yếu tố giá cũng rất được họ chú trọng. Tuy thu nhập của người tiêu dùng cũng
tăng nhưng tốc độ tăng không kịp so với sự tăng giá, chính vì vậy khi tiêu dùng, họ
cân nhắc kỹ lưỡng, chi tiêu sao cho hợp lý, sản phẩm nào có giá cả phù hợp thì họ sẽ
lựa chọn. Trong điều kiện tăng giá như vậy các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc tính
toán, mua nguyên vật liệu đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, cải tiến kỹ
thuật nâng cao hiệu quả sản xuất để đưa ra sản phẩm chất lượng tốt, như vậy mới có
thể kích thích quá trình tiêu thụ hàng hóa. Hơn nữa trong quá trình cung cấp phân
phối hàng hóa, doanh nghiệp nên có chính sách chiết khấu, giảm giá cho các đại lí
khách hàng mua lớn, trả tiền đúng hạn, như vậy giúp cho khách hàng đến với doanh
nghiệp nhiều hơn, và đó chính là một yếu tố tăng sức cạnh tranh.
Giá cả hàng hóa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của khách
hàng cũng như của doanh nghiệp, chính vì vậy muốn thúc đẩy quá trình tiêu thụ,
doanh nghiệp cần định giá phù hợp với chất lượng sản phẩm, điều kiện của thị trường.
2.2.

Phân tích ảnh hưởng của chất lượng đến tiêu thụ hàng hóa của DN

Khi nói tới chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của
doanh nghiệp được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được hoặc



phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã
hội.
Bất kỳ một DN nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều vì mục đích lợi
nhuận. Nhưng đối với người tiêu dùng mục đích khi mua hàng trước hết là họ nghĩ tới
khả năng hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của họ và hướng tới sản phẩm có chất lượng tốt
nhất. Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng của hàng hóa càng
cao, đó là yếu tố quan trọng mà các DN cần phải đạt được. Vì nó đem lại khả năng
“chiến thắng vững chắc" cho DN, giá có thể thay đổi nhưng chất lượng muốn thay đổi
thì cần phải có thời gian. Vì vậy xây dựng sản phẩm có chất lượng tốt cũng là cách DN
tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín tốt nhất. . Ngược lại, nếu chất lượng sản
phẩm kém thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, cả khi giá bán rẻ vẫn không được người
tiêu dùng chấp nhận.
Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng
một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các
doanh nghiệp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của doanh nghiệp nào
có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết
đến chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ
mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng
duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố
thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Sản phẩm có chất lượng tốt giá cả phù hợp chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách
hàng. Vì vậy DN cũng cần thường xuyên nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng
để đổi mới nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đó cũng là yếu tố quan trọng giúp DN giữ
được khách hàng của mình trong điều kiện xã hội ngày nay hàng giả hàng kém chất lượng
khiến nhiều người tiêu dùng khó có thể phân biệt được.
Chất lượng sản phẩm không những được thể hiện ở chất lượng bên trong của
sản phẩm mà nó còn được thể hiện ở chất lượng mẫu mã bao bì của sản phẩm, khi
khách hàng tiếp cận với hàng hóa, ấn tượng ban đầu chính là mẫu mã của sản phẩm

tạo thiện cảm đối với sản phẩm, có thể sản phẩm có hình ảnh ấn tượng, đẹp nhưng


chất lượng in ấn, màu sắc bao bì không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn hình ảnh và thiện cảm
của người tiêu dùng. Cùng với đó là chất lượng bao bì tốt sẽ bảo vệ được chất lượng
bên trong của sản phẩm. Ngoài ra chất lượng bao bì cũng là một trong những yếu tố
giúp khách hàng phân biệt hàng thật hàng giả. Vì vậy DN cần chú ý tới chất lượng
bao bì của sản phẩm.
Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được
lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là được
khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chú trọng tới
yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắc của sản
phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững
và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Đặc
biệt khi VN gia nhập WTO thì chất lượng của sản phẩm càng phải được chú trọng,
nếu sản phẩm không tốt, chất lượng kém thì các DN trong nước khó có thể cạnh tranh
với các DN nước ngoài khi mà ngày nay giá cả không còn quan trọng. Đó là một bài
toán lớn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cần phải giải quyết trong điều kiện nền
kinh tế thị trường hiện nay.

3. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá và chất lượng đến tiêu thụ sản
phẩm của công ty vissan
3.1. Giới thiệu về Công ty VISSAN
Tên giao dịch ngoài nước: VISSAN LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: VISSAN
Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (84 8) 35533 999 – 35533888

Fax: (84 8) 35533 939


Email:
Website: www.vissan.com.vn
Công ty VISSAN là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài
Gòn, được xây dựng vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ
ngày 18/5/1974. Đến năm 2006, Công ty VISSAN được chuyển đổi thành Công
ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – VISSAN.


Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống, đông
lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt. Vào tháng 9/2005, Công ty Rau Quả Thành Phố
được sáp nhập vào Công ty VISSAN tạo thêm ngành hàng mới: ngành rau-củ-quả.
Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh
thu và thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh nghiệp SX-KD ngành
súc sản và rau củ quả đứng đầu cả nước.
3.2. Phân tích ảnh hưởng của chất lượng đến tiêu thụ hàng hóa của công ty
Vissan
 Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe nên sẽ lựa chọn mua các
sản phẩm thực phẩm có chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Công ty muốn tiêu thụ được sản phẩm thì trước hết phải tạo
ra sản phẩm có chất lượng. Đặc biệt đối với ngành chế biến thực phẩm, Vissan
phải đặt vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là số một, chính vì vậy
công nghệ lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu này trước tiên.
Vissan đã đầu tư dây chuyền sản xuất thịt nguội nhập từ Pháp và tây Ban Nha; hệ
thống dây chuyền sản xuất xúc xích tuyệt trùng theo thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ
Nhật; hệ thống dây chuyền sản xuất đồ hộp theo thiết bị công nghệ của châu
Âu….Trên những dây chuyền tự động này, hàng trăm loại sản phẩm chế biến, từ thực
phẩm chế biến truyền thống, đồ hộp đến các sản phẩm thịt nguội cao cấp, xúc xích ,
thịt quay… được cung cấp cho thị trường. Ưa chuộng nhất hiện nay phải kể đến bò
hầm, xúc xích phô mai. Lạp xưởng mai Quế Lộ, giò lụa không hàn the, lạp xưởng thịt,
tôm, dăm bông xông khói, xúc xích cocktail, xúc xích dzô dzô…

Để tạo dựng và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, một nguyên tắc
trong quá trình hoạt động và phát triển mà Vissan luôn theo đuổi với giá trị cốt lõi là:
“Vissan chất lượng, an toàn cho hôm nay và mai sau”. Với phương châm hoạt động
này, trong quá trình sản xuất, Vissan đã ban hành nội quy sản xuất, quy trình kiểm tra
chất lượng nguyên liệu chế biến, thành phẩm trước khi đưa ra thị trường, các quy định
về đóng gói… Quy trình kiểm soát chất lượng khép kín trong các khâu từ trang trại
đến bàn ăn của người tiêu dùng, Vissan chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ


khâu nguyên liệu đầu vào. Heo, bò đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, tuyệt đối không
có mầm bệnh, và đều phải qua kiểm dịch, có giấy chứng nhận của thú y. Tất cả thành
phần chỉ được nhập kho và đưa ra thị trường theo quyết định của Phòng KCS sau khi
có kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các nguồn phụ liệu, phụ gia sử dụng cho
chế biến thực phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng, chịu sự kiểm tra, giám sát và cho phép
của Bộ Y tế. Một số phụ gia chính yếu được nhập khẩu từ các quốc gia có công nghệ
chế biến thực phẩm tiên tiến.
Về vận chuyển công ty đã đầu tư xe chuyên dùng để vận chuyển thịt đến các điểm
bán, trang bị tủ đông , tủ mát, kệ inox cho các điểm bán. Ngoài ra, công ty đặc biệt
quan tâm đến yếu tố con người. mậu dịch viên được kiểm tra sức khỏe định kỳ, tổ
chức các khóa tập huấn bắt buộc về an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động đối
với lao động ở các xưởng chế biến và mậu dịch viên bán hàng.
Bên cạnh đó, công ty cũng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng trong xu
hướng phát triển thị trường, của yêu cầu xã hội; đang tiến đến chương trình truy xuất
nguồn gốc; tức là người tiêu dùng hoàn toàn biết được sản phẩm mình đang sử dụng
được chăn nuôi từ thời gian nào, theo phương pháp nào, giống và thức ăn, kỹ thuật
chăn nuôi ra sao…, giết mổ ngày nào, chất lượng như thế nào? Bảo đảm tuyệt đối an
toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cốt lõi để bảo tồn phát triển thể trạng giống nòi
người Việt. Vấn đề này cực kỳ quan trọng và thương hiệu Vissan nhiều năm qua đã
đáp ứng niềm tin của người tiêu dùng cũng xuất phát từ chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm. Vì thế, công ty không ngừng cập nhật công nghệ hiện đại từ phòng nghiên

cứu phát triển sản phẩm, phòng KCS… để hoạt động theo một quy trình chặt chẽ và
bảo đảm chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng
 Nhưng điểm nổi bật khiến cho những sản phẩm gắn biểu tượng ba bông mai
này là sự lựa chọn đầu tiên của những bàn tay nội trợ là do Vissan đặc biệt
được tín nhiệm về chất lượng. Bằng chứng thuyết phục nhất về chất lượng sản
phẩm của Vissan là trong nhiều năm cung cấp thực phẩm cho trường học, bếp
ăn tập thể…, chưa có ca ngộ độc thực phẩm nào ghi nhận có nguyên nhân từ sử
dụng sản phẩm của Vissan.


Công ty đã xây dựng thành công thương hiệu “VISSAN”, tạo được uy tín lớn trên thị
trường thực phẩm tươi sống và chế biến, là một trong những đơn vị chế biến thực
phẩm hàng đầu trên cả nước với doanh thu và thị phần khá cao. Công ty hiện có 3.000
lao động, tổng doanh thu hàng năm 3.000 tỷ đồng. Hiện nay, hàng ngày VISSAN
cung cấp cho thị trường trên 80 tấn thịt gia súc, gia cầm chiếm 15-20% thị phần tại TP
HCM; trên 50 tấn thực phẩm chế biến chiếm 20% thị phần cả nước; 31 tấn rau củ quả;
trên 10.000 suất ăn công nghiệp
So với năm 2007, hiệu quả sản xuất, kinh doanh năm 2010 của Vissan tăng trưởng
mạnh: Doanh thu đạt 3.270 tỉ đồng; tăng 31,27%. Sản lượng thực phẩm tươi sống đạt
23.390 tấn, tăng 7%; thực phẩm chế biến: 17.380 tấn, tăng 27,8%; rau, củ, quả:
12.500 tấn, tăng 43%. Bốn năm qua, Vissan tiếp tục phát triển mạng lưới phân phối
với hơn 1.000 đại lý trong cả nước; cung cấp hàng hóa cho 142 siêu thị trên toàn
quốc. Đến nay, chuỗi cửa hàng thực phẩm Vissan đã vượt con số 70. Lợi nhuận sau
thuế 107 tỉ đồng, tăng 82,4%. Nộp ngân sách 163 tỉ đồng, tăng 15%. Thu nhập và đời
sống CB-CNV liên tục được cải thiện: Năm 2010, thu nhập bình quân đạt 7,5 triệu
đồng/lao động/tháng; tăng 66,6%.
Đạt được những thành quả như hiện nay là do công ty đã chú trọng vào đầu tư
trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm. Vậy cho thấy chất lượng sản phẩm là
nhân tố quan trọng giúp công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu.
 Với 41 năm phát triển thương hiệu, thương hiệu Vissan với logo ba bông mai

đã thực sự in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Với uy tín thương hiệu bảo
đảm chất lượng sẵn có, công ty đã thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bằng cách bổ
sung thêm ngành hàng rau, củ, quả khiến cho sản lượng - doanh thu - lợi nhuận
đạt tốc độ tăng trưởng cao .
Những năm gần đây, Vissan không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực thịt tươi sống và chế
biến mà còn là thương hiệu rau an toàn, được người tiêu dùng tín nhiệm.
Rau an toàn, chất lượng cao Xí nghiệp Chế biến Kinh doanh rau quả Vissan tiền thân
là Công ty Rau quả TPHCM - một đơn vị của Nhà nước có “thâm niên” trên 30 năm,


bảo đảm cung cấp nguồn rau quả cho TP đồng thời thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu mỗi
năm từ 8.000 - 8.500 tấn hàng hóa. Hiện xí nghiệp có 10 cửa hàng trực thuộc trưng
bày bán lẻ, phân phối qua 34 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cung ứng đến các bếp ăn
tập thể. Tại chợ đầu mối Bình Điền, Tam Bình có 3 gian hàng bán buôn, giao dịch đến
các đầu mối, ổn định nguồn hàng đầu vào.
Ông Văn Đức Mười, Phó Tổng Giám đốc Vissan kiêm Giám đốc Xí nghiệp Chế biến
Kinh doanh rau quả, cho biết: Rau an toàn là sản phẩm cao cấp hơn rau sạch, được
kiểm soát chặt chẽ ngay đầu vào đến đầu ra, từ đất trồng, nước tưới, bón phân, phòng
trừ sâu bệnh và sản phẩm thu hoạch. Nguồn rau lấy từ các hợp tác xã, công ty sản
xuất rau an toàn ở Lâm Đồng, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, bảo đảm đủ điều kiện
an toàn sản xuất do Chi cục Bảo vệ Thực vật chứng nhận. Hiện Vissan cung cấp cho
200 khách hàng; trong đó trường học chiếm trên 50%.
Ngoài ra còn có bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, khu chế xuất, suất ăn công nghiệp...
Rau an toàn đóng gói phân phối cho Big C, Metro, hệ thống Co.opMart... với sản
lượng từ 8.600 - 9.000 tấn/ngày gồm 120 chủng loại mặt hàng. Muốn thực hiện con số
này, Visan phải thu mua từ 10.000 - 12.000 tấn. Rau an toàn Vissan giữ nguyên độ
tươi xanh, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp dưới mức cho phép của cơ quan có
thẩm quyền, độ an toàn tuyệt đối, không gây ngộ độc, bảo đảm sức khỏe cho người sử
dụng. Để ổn định nguồn nguyên liệu, Vissan chọn giống rau chủ lực, kết hợp với Lực
lượng Thanh niên Xung phong TP trồng thử nghiệm cà rốt, ớt... tại các nông trại ở

Đắk Nông, Lâm Hà.
Vissan đã đưa ra thị trường các loại trái cây bán đúng giá, có nguồn gốc xuất xứ.
Hiện nay thị trường trái cây rất phức tạp và trái cây nhập từ nước ngoài về không
được ghi đúng nhãn mác nguồn gốc xuất xứ. Có loại nhập từ Trung Quốc về lại ghi
mác New Zealand hoặc Úc hay Mỹ để bán với giá cao hơn. Ông Mười khẳng định:
Mua trái cây thương hiệu Vissan khách hàng yên tâm vì công ty rất nghiêm khắc trong
việc công bố xuất xứ nguồn hàng.


Công ty hợp đồng với nhà nhập khẩu uy tín, có đầy đủ chứng từ xuất xứ nguồn hàng
nhập khẩu, phải nhập trực tiếp chứ không chuyển từ nước thứ ba về. Mỗi ngày Vissan
bảo đảm đưa ra thị trường khoảng 25 tấn trái cây, cung cấp cho hệ thống siêu thị ở
Đồng Nai, Bình Dương.
3.3. Phân tích ảnh hưởng của giá đến tiêu thụ sản phẩm của công ty Vissan
 Là công ty chế biến thực phẩm nên chất lượng sẽ là nhân tố tác động lớn nhất đến
lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nhưng hiện nay do kinh tế khó khăn đè nặng
lên sức mua NTD, họ sẽ tiết giảm chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu
thụ sản phẩm của DN.
Lạm phát cao đang tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng (NTD).
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy mức độ nhạy cảm với hàng khuyến mãi của người
Việt hiện cao nhất trong số các nước châu Á. Có đến 51% NTD có thu nhập trung
bình tại Hà Nội và TP.HCM cho biết sẵn sàng mua nhiều nhãn hàng khác nhau trong
dịp khuyến mãi, sẵn sàng thay đổi nơi mua sắm tùy thuộc chương trình khuyến mãi
nào có lợi nhất. Đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: nước mắm, bột ngọt,
bột giặt, dầu gội, họ có xu hướng chọn mua sản phẩm có bao bì lớn để tiết kiệm tiền.
Xác định rõ điều này nên Vissan đã nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm
có giá cả phù hợp với thị hiếu và thu nhập của người dân. Chẳng hạn, Vissan đã đưa
loại xúc xích tiệt trùng bắp với giá cả thấp hơn dòng sản phẩm hiện tại từ 15-20%.
Vissan cũng tung ra thị trường dòng sản phẩm mới: đồ hộp 3 Bông Mai Vissan gồm 7
loại có giá thành thấp hơn dòng sản phẩm hiện hành từ 25 - 30%. Dòng sản phẩm này

song hành với dòng sản phẩm bình thường, làm tăng thêm sự lựa chọn sản phẩm cho
người, góp phần tăng doanh số trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Ngoài ra, công ty sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận với chính sách giảm giá thấp hơn so với
thị trường để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và nhất là giúp người
lao động nghèo giảm gánh nặng chi tiêu.
Dấu ấn lớn của Vissan nhiều năm qua là trở thành đơn vị điển hình, chủ lực thực hiện
thắng lợi công tác chăm lo phục vụ và bình ổn giá thực phẩm thiết yếu, không chỉ


trong dịp Tết mà gần như quanh năm, tại TPHCM. Lượng thực phẩm Vissan cung cấp
với giá ổn định và thấp hơn thị trường từ 10% - 15% đã góp phần kìm giữ giá thực
phẩm, tạo sự an tâm cho người tiêu dùng. Với mạng lưới tiêu thụ trải rộng trên cả
nước, Vissan đã góp phần kìm giữ chỉ số CPI của TPHCM dưới 9% - mức thấp nhất
cả nước. Riêng trong đợt Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Vissan đã cung cấp 2.265
tấn thịt heo và 232 tấn thịt trâu bò, 4.065 tấn thực phẩm chế biến, 1.752 tấn rau, củ,
quả.
 Năm 2010 tổng doanh thu là 2.650.000.000đ, từ đầu năm 2011 đến nay tổng doanh
thu là 3.651.939.000 đồng đạt được thành quả lớn này là nhờ công ty tích cực
nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra chính sách giá hợp lý.
Công ty xây dựng chính sách giá phù hợp, đồng thời VISSAN tiếp tục tham gia các
chuyến bán hàng nông thôn, lưu động do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ
Doanh Nghiệp (BSA), Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư TPHCM ITPC – Tổng Công ty
Thương Mại Sài Gòn SATRA – Sở Công Thương TPHCM & Sở Công Thương các
tỉnh thành khác tổ chức. Với chương trình bán hàng này VISSAN đã tham gia tổng
cộng 39 chuyến bán hàng từ ngày 07/01/2011 đến 05/06/2011 về các huyện vùng sâu,
vùng xa của nhiều tỉnh thành trên cả nước như Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà
Vinh, Tây Ninh, Lâm Đồng, Cà Mau, Quảng Nam và nhiều tỉnh thành khác với
chương trình khuyến mại giảm 10% tất cả mặt hàng thực phẩm chế biến VISSAN và
tổng doanh số đạt được khoảng 1.836.745.000 đồng. Qua hoạt động này công ty đã
đưa nhiều sản phẩm VISSAN với chất lượng ngon, giá thành phù hợp đến tận tay

người tiêu dùng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời giới thiệu,
hướng dẫn và tư vấn hàng thực phẩm VISSAN cho người dân địa phương cách thức
sử dụng và lợi ích của hàng Việt, cách phân biệt với hàng ngoại, hàng giả, hàng nhái
và khơi gợi niềm tự hào, lòng tin dùng hàng Việt.
 Nhiều năm qua, Vissan luôn tham gia chương trình Bình ổn giá cả thị trường của
thành phố và công ty vẫn đang tiếp tục tham gia chương trình bình ổn giá của
thành phố với tư cách của một doanh nghiệp nhà nước lớn trong chế biến thực
phẩm, có tính dẫn đắt thị trường. Đó là trách nhiệm, là lương tâm của doanh


nghiệp với cộng đồng với thị trường. Nhưng bình ổn giá không có nghĩa là chỉ
quan tâm đến giá cả mà chất lượng sản phẩm và giá cả phải đi đôi; để bảo đảm
tuyệt đối sức khỏe của người tiêu dùng. Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 242-2011 của Chính phủ, Vissan đã tiết kiệm, giảm chi phí, giảm giá thành, chấp
nhận giảm tốc độ tăng trưởng để bảo đảm bình ổn giá nhằm chia sẻ với NTD.
Công ty chăm sóc khách hàng bằng nhiều hình thức, từ giảm giá trực tiếp trên sản
phẩm, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi. Đó là đối với thị trường nói chung,
còn ở các trường học, bình ổn giá là sự hợp tác tích cực giữa người phân phối đến
người tiêu dùng, nếu công ty không bình ổn giá thì khẩu phần thức ăn của các
cháu học sinh sẽ bị co cụm lại, không bảo đảm nhu cầu phát triển thể chất. Vì vậy,
với trường học, Vissan luôn chấp nhận chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm bữa ăn cho
các cháu.
Liên tục các năm liền, Vissan luôn tham gia bình ổn giá các mặt hàng thực
phẩm chế biến không chỉ ở khu vực TPHCM mà bình ổn giá trên phạm vi cả nước.
Riêng tại khu vực TPHCM, công ty Vissan bình ổn giá thêm mặt hàng thịt tươi sống.
Năm nay, chương trình bình ổn của UBND TPHCM kéo dài đến 31/3/2012, Vissan
tiếp tục hưởng ứng tham gia chương trình bình ổn giá với các mặt hàng thực phẩm
Vissan. Với chương trình bình ổn giá thị trường xuyên suốt cả năm, công ty Vissan đã
dẫn dắt giá cả thị trường ổn định, góp phần đáng kể trong ổn định kinh tế - xã hội
Thành phố. Nhờ tham gia chương trình bình ổn mà doanh số của công ty Vissan đã
đạt được nhiều hiệu quả, mức độ tăng trưởng đạt từ 15% đến 20%. Điều đó đã đưa

thương hiệu và sản phẩm Vissan đến với người tiêu dùng rội rãi hơn trên toàn quốc.
Tham gia chương trình bình ổn giá đã giúp sản phẩm Vissan đến với các thị trường
vùng sâu, vùng xa và đây cũng là một bước tiến mới để đưa sản phẩm đến gần người
tiêu dùng nông thôn, đến các địa bàn xa xôi không có siêu thị hoặc người tiêu dùng
nông thôn không có điều kiện đi mua sắm. Việc công ty VISSAN đưa các sản phẩm
VISSAN về khu vực nông thôn như một sự tri ân, giới thiệu, hậu mãi, khuyến mãi để
lưu lại ấn tượng đẹp với người tiêu dùng nông thôn. Ngoài ra Vissan dành một khoảng
kinh phí 15 tỷ đồng (chia sẻ một phần lợi nhuận của mình) để hổ trợ các đại lý, các


nhà phân phối tại các tỉnh thành trên cả nước thuê nhân viên tiếp thị, mở rộng mạng
lưới phân phối triển khai đẩy mạnh việc bán hàng Vissan về các vùng hải đảo, vùng
sâu vùng xa. Sự đóng góp thầm lặng mà công ty VISSAN mang đến cho người dân tại
các tỉnh thành luôn được chính quyền các địa phương hoan nghênh và tán thành, và
nhiều lần công ty VISSAN tham gia đều được Sở Công Thương các tỉnh thành cấp
Giấy Chứng Nhận về thành tích tham gia chương trình “ Hàng Việt về nông thôn”.
 Việc tham gia chương trình bình ổn giúp thương hiệu VISSAN ngày càng được
khẳng định trong lòng người tiêu dùng. Sản lượng bán của doanh nghiệp ngày
càng tăng. Tất nhiên, bên cạnh cái được cũng có không ít khó khăn mà doanh
nghiệp phải chấp nhận. Tham gia bình ổn làm cho công ty không chủ động trong
vấn đề giá.
Doanh nghiệp tham gia chương trình phải bán hàng giảm giá so với thị trường 10%,
nhưng khi muốn điều chỉnh giá thì giá nguyên liệu phải tăng 15%, nên thành ra biên
độ lên đến 25% về nguyên liệu, và khi ra đến thành phẩm lên tới 30%. Đây là một
khoảng cách rất lớn. Điều này vừa qua đã được khắc phục, Sở Tài chính đã kiểm tra
các thông số đầu vào, cho phép doanh nghiệp tăng giá thực phẩm chế biến, nhưng
thực tế là nhiều doanh nghiệp không dám tăng giá. Riêng với Vissan, trong bối cảnh
giá heo hơi lên đến đỉnh điểm như hiện nay, nếu tăng giá thì người tiêu dùng sẽ quay
lưng.
Việc tăng chi phí nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, tiền lương công nhân... đã gây áp lực

mạnh vào giá thành sản phẩm. Trong khi đó, giá bán được cố định tạo thành khó khăn
lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vissan dẫn đến nguy cơ không thể hoàn
thành kế hoạch đề ra. Năm qua, sản lượng của Vissan tăng 51% nhưng lợi nhuận chỉ
tăng 16%. Nếu không tham gia bình ổn giá thì doanh thu tăng 40%.
Do vậy, không nên buộc doanh nghiệp vào tỷ lệ cố định vì khi có biến động thì rất
khó trở tay. Bên cạnh đó, không nên bình ổn giá quanh năm, tạo sự cứng nhắc cho
doanh nghiệp mà chỉ nên tập trung vào những mùa cao điểm, như lễ tết và thực hiện
cơ chế linh hoạt, sao cho doanh nghiệp tự quyết định chính giá bán của họ.


Tuy nhiên, ưu điểm của chương trình bình ổn giá đã tác động tích cực đến hoạt động
của Vissan, giúp thương hiệu Vissan được quảng bá rộng rãi và ngày càng được người
tiêu dùng tin tưởng.
 Hầu hết sản phẩm VISSAN làm ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm, tạo niềm tin cho người dân Việt yên tâm sử dụng với giá cả hợp lý,
phù hợp thu nhập người dân tại khu vực nông thôn, các huyện vùng sâu, vùng xa..
Đa số người dân nông thôn đều thuộc diện thu nhập ở mức thấp, chưa biết nhiều
về sản phẩm Việt bởi sự lấn áp của hàng hóa ngoại tràn ngập với mẩu mã đẹp, giá
cả lại rẻ. Vissan hiện nay là doanh nghiệp đầu đàn của thành phố và của cả nước
trong ổn định giá cả thị trường thực phẩm, chia sẻ những khó khăn của người tiêu
dùng và hợp tác chặt chẽ với người nông dân chăn nuôi gia súc gia cầm.
Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như Vissan, mối liên kết giữa công nghiệp
và nông nghiệp, giữa nhà máy và nhà nông, có 4 cái lợi lớn: Chủ động được nguồn
nguyên liệu, không ăn đong từng bữa; Có thể giảm được giá thành hoặc chí ít cũng
không giảm hoặc nếu có thì tăng nhẹ, còn hơn là phải đuổi theo giá thị trường chóng
mặt mà dễ mất khách hàng tiêu thụ; Giảm thiểu những tác động của khó khăn hiện
hay. Cái quan trọng nhất của doanh nghiệp trong thời buổi khó khăn hiện nay là làm
sao tiết giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự tác động của giá cả thị trường vào chi phí
sản xuất càng nhiều càng tốt để gia tăng lợi nhuận; Kiểm soát được vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt trong dịp Tết sắp tới, công ty chủ trương đảm bảo đủ hàng hóa cung
cấp cho người tiêu dùng, tránh hiện tượng đẩy giá quá cao. Bên cạnh đó công ty còn
chủ động thông báo giá trên thông tin đại chúng, website của công ty để người tiêu
dùng được nắm rõ, thuận tiện cho việc mua hàng.
3.4. Phương hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Vissan
3.4.1. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm:


Trong tình hình biến động mạnh của thị trường, để không những giữ vững được
số lượng tiêu thụ mà tăng lượng tiêu thụ lên, công ty phải hạ giá thành sản phẩm.
 Chủ động nguyên liệu chế biến để hạ giá thành sản phẩm.
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là nguồn cung
cấp thịt heo thường không ổn định về số lượng và giá cả, mặt khác chất lượng nguồn
heo thịt không đồng đều. Để ổn định nguồn nguyên liệu công ty cần đầu tư vùng heo
thịt sạch-chất lượng cao, đây cũng là chủ trương của nhà nước trong việc đầu tư tạo
nguồn nguyên liệu để làm cơ sở bình ổn giá thực phẩm. Công ty sẽ thực hiện liên kết
để phát triển vùng chăn nuôi heo chất lượng cao, bao gồm hệ thống các trại chọn lọc,
trại nhân giống và trại heo thịt với khả năng cung cấp 500.000 con heo thịt/năm, đáp
ứng 50% nhu cầu của Công ty vào năm 2020. Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia
súc cung cấp cho vùng chăn nuôi heo và tham gia thị trường.
Trong năm 2011, Vissan cũng triển khai dự án di dời kết hợp đổi mới công nghệ của
Xí nghiệp Chăn nuôi Gò Sao, xây dựng trại nuôi heo giống và heo thịt với quy mô
2.500 heo nái có nhiệm vụ cung cấp giống nuôi thịt, cung cấp nguyên liệu cho công
ty. Bên cạnh đó, sẽ phát triển hệ thống trại heo thịt để tạo nguồn thịt và hệ thống chăn
nuôi được tổ chức quản lý theo phương thức truy nguyên nguồn gốc nhằm bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm, thực hiện dần chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn từ trang trại
đến bàn ăn. Dự kiến trong năm 2011 sẽ cung cấp trên 40.000 heo thịt, góp phần chủ
động giá thực phẩm và nguyên liệu chế biến.
 Công ty chú trọng đến việc áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào
sản xuất vì đây là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép doanh nghiệp hạ giá thành

sản phẩm. Hiện nay, công ty có quy mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín
bao gồm:
-

Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò

-

Ba dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400 con/ca (6giờ)

-

Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6giờ)

-

Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn, đáp ứng
thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh.


-

Dây chuyền sản xuất – chế biến thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với
công suất 5.000tấn/năm.

-

Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ nhập
khẩu từ Nhật Bản với công suất 10.000 tấn/năm.


-

Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất 5.000tấn/năm
theo thiết bị và công nghệ của Châu Âu.

-

Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh theo truyền thống Việt Nam có công
suất 5.000 tấn/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty phải phát huy tối đa công suất thiết kế để giảm chi phí khấu hao trên đơn vị
sản phẩm, tối thiểu hóa chi phí bảo quản, dự trữ NVL...
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Vissan sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng bộ hóa trang
thiết bị tại công ty theo tiêu chuẩn HACCP và đầu tư cơ sở sản xuất tại khu vực miền
Trung, miền Bắc và một số khu vực có tiềm năng khác. Đầu tư mở rộng và bổ sung
các trang thiết bị chế biến để tăng công suất chế biến các sản phẩm mới, hoàn thiện
quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn HACCP. Nâng cấp xưởng chế biến thực
phẩm tại chi nhánh Hà Nội, đầu tư các thiết bị sản xuất đồ hộp, xúc xích tiệt trùng và
một số sản phẩm khác nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả và sức cạnh
tranh tại thị trường phía Bắc.
 Đối với hoạt động sản xuất: Vissan phát động phong trào thi đua tiết kiệm, phát
huy sáng kiến, tăng năng suất lao động... nhằm tăng sản lượng và giảm chi phí tối
đa.
 Quản lý tổ chức nhân sự: Giao nhiệm vụ cụ thể, khuyến khích tính chủ động, sáng
tạo và phối hợp tốt giữa các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc tạo thành khối đoàn
kết. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cũng được ưu tiên và đề ra chương trình cụ thể,
từ công nhân sản xuất, nhân viên bán hàng đến các cấp quản lý đều phải cập nhật
kiến thức, tự làm mới mình để phù hợp với tinh thần mới của công ty. Công ty cần
tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động,
nâng cao tay nghề cho công nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phấn đấu để giảm



chi phí quản lý doanh nghiệp, loại trừ những khoản chi phí bất hợp lý, không cần
thiết thì sẽ giảm được giá thành toàn bộ sản phẩm.
3.4.2. Chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt
Công ty Vissan nên đưa ra các chính sách giá cả linh hoạt cho từng thời kì, từng vùng
miền, khu vực để tăng được sản lượng tiêu thụ sản phẩm.
 Công ty VISSAN là công ty chuyên kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm
chế biến, rau, củ, quả và suất ăn công nghiệp có uy tín và được UBND Tp.HCM
chọn tham gia bình ổn thị trường về giá cả, chất lượng, số lượng vào các giai đoạn
cao điểm nhằm chi phối thị trường, để ổn định giá cả thị trường cho người tiêu
dùng vào các dịp lễ, tết. Vì vậy, công ty đã đưa ra bảng giá cố định áp dụng cho
toàn bộ hệ thống phân phối nên có những thời điểm giá thịt bình ổn thường cao
hơn so với thịt cùng loại tại các sạp hàng bình thường dẫn đến tình trạng hàng bình
ổn nhưng giá bất ổn. Công ty cần đưa ra chính sách giá linh hoạt, nếu giá thị
trường đẩy lên quá cao, công ty đưa ra chính sách bình ổn giá nhưng nếu giá thị
trường giảm thì công ty cần nhanh chóng điều chỉnh giá cho phù hợp.
 Một nét văn hóa rất độc đáo của Vissan những năm qua là đến tận những ngày
cuối năm 29, 30 tháng chạp, Vissan vẫn tiếp tục giảm giá thêm để hỗ trợ những
người nghèo cuối cùng sắm Tết. Công ty nên tiếp tục duy trì truyền thống này để
tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.
 Đưa hàng về nông thôn đã được Vissan xem là mục tiêu chiến lược. Công ty đã
đưa chiến dịch làm cho người tiêu dùng hiểu được Vissan sẵn lòng phục vụ nông
dân bằng cách sản xuất nhãn hàng riêng giá rẻ hơn từ 10% - 15%, phù hợp với
khẩu vị của từng vùng, miền”, ông Đức nói. Hiện nay, Vissan đã có nhà máy ở
Khu Công nghiệp Kim Sơn (tỉnh Bắc Ninh) để sản xuất nhãn hàng riêng cho miền
Bắc và sẽ tiếp tục phát triển mô hình này ở các khu vực khác.
3.4.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng của sản phẩm là nội dung quan trọng và luôn
được các doanh nghiệp quan tâm. Một sản phẩm được đưa ra thị trường, được thị

trường chấp nhận nhưng không có gì để đảm bảo dám chắc rằng sản phẩm đó sẽ tiếp


tục thành công hay không nếu như doanh nghiệp không duy trì cải tiến, đổi mới, nâng
cao chất lượng sản phẩm. Công ty Vissan đã 15 năm liên tục được người tiêu dùng
bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhưng công ty không chỉ dừng lại ở đó mà
không ngừng khẳng định vị thế hàng đầu về chất lượng sản phẩm.
 Để tạo nguồn thực phẩm đảm bảo về chất lượng, Vissan đã liên tục đầu tư, ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng trong công tác đổi mới công
nghệ, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh.
-

Vissan là đơn vị tiên phong hoạt động theo dây chuyền khép kín từ chăn nuôi,
sản xuất đến kinh doanh thịt gia súc tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến
các loại từ thịt…Công ty luôn chủ động vận dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp, trong công nghệ sinh học, tạo bước đột phá trong việc
giải quyết tận gốc vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe người dân, vì sự
an toàn của cộng đồng. Các sản phẩm Vissan đều đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025;
chứng chỉ quản lý ISO 9001:2000 và đạt chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm HACCP. Nguyên liệu được cơ quan chức năng kiểm tra kiểm soát
chặt chẽ trước khi đưa vào chế biến, thành phẩm được nhập kho và chỉ được đưa
ra thị trường tiêu thụ sau khi đã kiểm tra chất lượng.

-

Vissan đã tạo được chuỗi sản phẩm “sạch & xanh”, để người tiêu dùng khi mua
sản phẩm của Công ty đều biết được Vissan đã đầu tư rất lớn để đảm bảo quy
trình sản xuất không gây ô nhiễm, không nguy hại đến sức khỏe công nhân, môi
trường và cộng động


 Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố cấu thành nên chất lượng sản phẩm, Vissan đầu
tư vùng heo thịt sạch - chất lượng cao. Công ty sẽ liên kết để phát triển vùng chăn
nuôi heo chất lượng cao, gồm hệ thống các trại chọn lọc, trại nhân giống và trại
heo thịt với khả năng cung cấp 500.000 con heo thịt/năm, đáp ứng 50% nhu cầu
của công ty vào năm 2020. Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc cung cấp
cho vùng chăn nuôi heo và tham gia thị trường. Với chiến lược xây dựng vùng heo
thịt sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể truy nguyên


nguồn gốc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý chất lượng - an toàn thực phẩm
trong những năm sắp tới.
 Cơ sở sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn cũng góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm. Vì vậy, ngày 23/11/2011, công ty Vissan đã khởi công xây dựng cụm công
nghiệp chế biến thực phẩm đầu tiên, lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam tại tỉnh
Long An nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
 Vissan đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược thiết lập chuỗi cung ứng thực
phẩm an toàn với Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng Công ty
Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) và Công ty cổ phần Việt Pháp
(Proconco) nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm thực phẩm chất lượng
cao
Việc hợp tác liên kết giữa Satra, Dofico, Vissan, và Proconco nhằm hướng đến
một mục tiêu chung là khai thác và phát huy thế mạnh của các bên về nguồn
vốn, thị trường, công nghệ… để xây dựng và phát triển chuỗi liên kết từ
“Thức ăn chăn nuôi - Hệ thống trang trại - Giết mổ, Chế biến - Cung ứng
sản phẩm thịt heo chất lượng cao”, đảm bảo an toàn thực phẩm đạt các tiêu
chuẩn quốc tế với năng suất cao; góp phần phát triển ngành chăn nuôi trong
nước và cung cấp ra thị trường các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao, an
toàn, hướng tới xuất khẩu.
Phát triển sản phẩm mới
Hiện Vissan chỉ mới tham gia chế biến, cung cấp một số sản phẩm thịt gia súc, thực phẩm

chế biến, rau củ quả. Trong khi đó, khoảng 10-20 năm tới, nhu cầu sử dụng thực phẩm chế
biến sẵn sẽ bùng nổ, do đó Vissan sẽ tận dụng thế mạnh thương hiệu hiện có để nhanh chóng
đầu tư phát triển các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao như nhóm sản phẩm gia vị, nước
chấm, chế biến suất ăn công nghiệp, chế biến rau củ quả, thực phẩm chế biến từ thủy hải sản,
các sản phẩm cao cấp. Đây là chiến lược để tăng doanh thu và sản lượng hàng hóa.

3.4.4. Mở rộng mạng lưới phân phối
 Phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm vissan


Ngoài các thị trường tại TPHCM và các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng mà Vissan đã
phát triển mạnh, công ty sẽ đầu tư các hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đưa các
sản phẩm mới với giá cả phù hợp kết hợp với các chính sách ưu đãi, quảng bá thương
hiệu để mở rộng thị phần ra các tỉnh, thành khác.
Gần đây nhất, sáng ngày 19/10/2011, Công ty VISSAN đã khai trương và đưa vào
hoạt động cửa hàng giới thiệu sản phẩm VISSAN thứ 79 tại tại số 27/10 Nguyễn Ảnh
Thủ, ấp Hưng Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Tp.HCM. Sự kiện khai trương cửa
hàng này một lần nữa khẳng định mục tiêu của Vissan là tiếp cận các khu vực địa bàn
dân cư trong và ngoại ô TP nhằm thực hiện chương trình bình ổn giá thị trường và
trực tiếp đưa sản phẩm Vissan đến gần người tiêu dùng hơn.
Đây là một kênh phân phối quan trọng vì trực tiếp tiếp xúc với NTD và cũng là nơi
thu thập những ý kiến phản hồi của khách hàng, từ những thông tin quan trọng này,
công ty kịp thời đưa ra những sản phẩm mới, thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu và khẩu vị
của NTD.
Song song với việc phát triển kênh phân phối sẽ tiến hành nâng cấp các cửa hàng để
thiết lập các đặc điểm nhận diện chuỗi cửa hàng thực phẩm chuyên biệt của Vissan.
Trong những năm tới sẽ chuyển hình thức hoạt động - quản lý chuỗi cửa hàng thực
phẩm theo mô hình công ty con chuyên kinh doanh thực phẩm và nhượng quyền
thương hiệu. Để thực hiện các giải pháp trên, Vissan sẽ xây dựng hệ thống các chính
sách hỗ trợ cho các đơn vị trong việc đầu tư cửa hàng bán lẻ, chính sách chiết khấu

bán hàng, khuyến mãi, chiêu thị. Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các cửa hàng
và nghiệp vụ quản lý.
 Công ty đã chủ động phát triển kênh phân phối, mở rộng liên kết với các thương
hiệu lớn, các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Hapro Hà Nội, công ty Kinh đô, các hệ
thống siêu thị Metro Cash & Carry, Big C, Co-op Mart, Satra và hệ thống các
trường học với tinh thần cốt lõi là xây dựng thế hệ tương lai, sức khỏe và trí tuệ để
phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
 Không chỉ phục vụ người tiêu dùng trên địa bàn TPHCM, Vissan còn phối hợp với
Sở Công Thương, Trung tâm ITPC và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn tổ chức


nhiều đợt bán hàng lưu động phục vụ Tết tại các KCX, KCN, huyện ngoại thành,
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các tỉnh biên giới. Các mậu dịch viên, nhân viên
phòng kinh doanh của Vissan những ngày này đang có mặt tại những vùng đất xa
xôi - nơi mà người tiêu dùng chưa có điều kiện mua sắm hàng VN chất lượng cao,
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm với giá phải chăng. “Chương trình bán hàng
nông thôn” tại các tỉnh là một trong những chiến lược trọng điểm của Vissan để
phát triển thương hiệu Vissan tại thị trường vùng sâu, vùng xa nhằm đưa sản phẩm
đến gần người tiêu dùng nông thôn.
 Sau khi đầu tư hoàn chỉnh trang thiết bị, xây dựng vùng heo thịt chất lượng cao,
Vissan sẽ tập trung quảng bá và giới thiệu sản phẩm sang một số quốc gia trong
khu vực châu Á và một số nước như Mỹ, Úc, Nhật… Ngay từ bây giờ sẽ tăng
cường công tác xúc tiến, tìm kiếm thị trường và chuẩn bị các cơ sở vật chất, quy
trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
3.4.5. Tăng cường các hoạt động khuyến mãi, PR, quảng cáo
Trước tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, khi mà hàng hóa tăng giá
khiến sức mua giảm liên tục, các chương trình khuyến mãi được xem như cơ hội để
người tiêu dùng mua sắm với giá tốt đồng thời giúp công ty đẩy mạnh doanh số.
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TPHCM, Sở Công Thương trong việc tổ
chức chương trình “Tháng Khuyến mãi” nhằm thực hiện cuộc vận động “Người Việt

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, Vissan đã tích cực hưởng ứng
bằng chương trình khuyến mãi cụ thể của mình. Công ty chi 25 tỉ đồng để kích cầu
tiêu dùng thực phẩm chế biến trên toàn quốc, từ kênh phân phối đến người mua lẻ và
đẩy hàng về nông thôn.
-

Theo đó, từ ngày 15.8- 30.9, công ty tổ chức chương trình khuyến mãi cho mặt
hàng xúc xích tiệt trùng. Khách hàng mua 1 gói xúc xích tiệt trùng, sẽ có 2 cơ
hội trúng thưởng: cào trên phiếu trúng ngay với 284.630 món quà tặng gồm bút
bi, áo mưa, gói xúc xích… Sau đó tiếp tục điền phiếu tham gia rút thăm may


mắn trúng xe hơi, xe máy, tủ lạnh, máy ảnh…Tồng trị giá khuyến mãi là 5,5 tỉ
đồng.
-

Từ 1.9- 30.9, công ty thực hiện tháng khuyến mãi giảm giá 10% nhóm hàng thịt
nguội các loại, 5% lạp xưởng, giò lụa, đồ hộp và một số mặt hàng thực phẩm
khô, đông lạnh…với tổng trị giá khuyến mãi là 4,5 tỉ đồng.

-

Chương trình hỗ trợ nhà phân phối từ 1.8- 31.1.2011 (15 tỉ đồng), bao gồm các
suất lương tiếp thị, thưởng lũy tiến cho đại lý bán hàng, nhằm hỗ trợ các đại lý
đẩy mạnh mở rộng kênh bán lẻ ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và hải đảo

Sau 47 ngày thực hiện chương trình khuyến mãi, Vissan đã đạt được nhiều thành công
và kết quả tốt đẹp cả về sản lượng lẫn doanh số bán hàng. Theo thống kê sơ bộ, tổng
số khách hàng tham gia chương trình khuyến mãi đạt con số 316.000 người với trên 1
triệu phiếu, góp phần đưa tổng doanh số chương trình tăng 15% so với cùng kỳ và

tăng 10% so với tháng trước. Không chỉ thể hiện sự tin yêu, tín nhiệm sản phẩm
thương hiệu Vissan từ phía người tiêu dùng mà chương trình đã khẳng định được chất
lượng hàng Việt và khơi gợi lòng tin yêu hàng Việt của người tiêu dùng Việt Nam
theo tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát
động.


MỤC LỤC
Cơ sở sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn cũng góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, ngày 23/11/2011, công ty
Vissan đã khởi công xây dựng cụm công nghiệp chế biến thực
phẩm đầu tiên, lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam tại tỉnh Long
An nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm có chất
lượng tốt nhất...........................................................................20
Vissan đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược thiết lập chuỗi
cung ứng thực phẩm an toàn với Tổng Công ty thương mại Sài
Gòn (Satra), Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai
(Dofico) và Công ty cổ phần Việt Pháp (Proconco) nhằm cung
cấp ra thị trường các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao.....20
Việc hợp tác liên kết giữa Satra, Dofico, Vissan, và Proconco
nhằm hướng đến một mục tiêu chung là khai thác và phát huy
thế mạnh của các bên về nguồn vốn, thị trường, công nghệ…
để xây dựng và phát triển chuỗi liên kết từ “Thức ăn chăn nuôi Hệ thống trang trại - Giết mổ, Chế biến - Cung ứng sản phẩm
thịt heo chất lượng cao”, đảm bảo an toàn thực phẩm đạt các
tiêu chuẩn quốc tế với năng suất cao; góp phần phát triển
ngành chăn nuôi trong nước và cung cấp ra thị trường các sản
phẩm thực phẩm chất lượng cao, an toàn, hướng tới xuất khẩu.
..................................................................................................20
Phát triển sản phẩm mới..........................................................20




×