Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời và khả năng áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.5 KB, 19 trang )

Các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời và khả năng áp dụng tại
Việt Nam.
I.
1.

Tổng quan về các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời:
Khái niệm biện pháp tự vệ thương mại tạm thời:
1.1.
Khái niệm:
Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập

khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng
nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước.
Trong điều XIX GATT 1994 khoản 2 quy định:”Trong hoàn cảnh khó khăn
mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các
bieenjphaps đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khaonr này có thể tạm thời
được áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được
tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng”.
Theo Hiệp định về các biện pháp tự vệ SG quy định: “Trong trường hợp mà
sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, một Thành việ có
thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ rằng có chứng cứ
rõ rảng chúng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại
nghiêm trọng…”.
Qua đó có thể thấy, biện pháp tự vệ thương mại tạm thời trước hết là các biện
pháp tự vệ thương mại, được áp dụng trong trường hợp khi mà mọi sự chậm trễ
sẽ dẫn đến thiệt hại khó có thể khắc phục và việc áp dụng chúng không được
quá 200 ngày. Thông thường các biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng dưới
hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó nếu xác định
rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra đe dọa hoặc tổn hại nghiêm trọng đối
với ngành sản xuất nội địa. Các loại thuế có thể là thuế chống bán phá giá, thuế




chống trợ cấp hoặc thuế chống phân biệt đối xử. Tuy nhiên, có thể kể đến các
biện pháp khác như: bắt phải cam kết, dùng hạn ngạch, áp dụng các mức thuế
chống trợ cấp hoặc bán phá giá trở lại.
1.2.

Điều kiện áp dụng:

Qua quy định tại điều 2 và điều 6 Hiệp định các biện pháp tự vệ thương mại
SG, điều XIX GATT 1994, các nước có thể áp dụng các biện pháp tự vệ thương
mại tạm thời không cần tham vấn khi xác định sơ bộ có chứng cứ rõ ràng rằng:
• Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
• Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó
bị thiệt hại hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng;
• Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt
hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.
• Mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến hậu quả khó có thể khắc phục được.
Một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện
các cam kết trong WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặc lường
trước được khi đưa ra cam kết.
2.

Nguyên tắc và thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời:
2.1.
Nguyên tắc áp dụng:
Về cơ bản, việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời phải tuân

theo các nguyên tắc của việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại được quy
định trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ SG.

a.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
Nguyên tắc không phân biệt đối xử theo quy định của Hiệp định về các biện

pháp tự vệ SG chính là nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc theo đó biện pháp tự vệ


sẽ được áp dụng đối với mọi sản phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc
xuất xứ của sản phẩm đó.
Tuy nhiên, Các nước nhập khẩu cam kết không áp dụng biện pháp tự vệ
chống lại hàng có xuất xứ từ nước đang phát triển nếu thị phần từ một thành
viên không vượt quá 3% và tổng số thị phần riêng lẻ của các thành viên đang
phát triển có thị phần nhỏ hơn 3% không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập
khẩu của hàng hoá liên quan. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong một
khoảng thời gian nhất định, cụ thể tối đa 8 năm đối với các nước công nghiệp
phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển.
b. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ trong phạm vi và mức độ
cần thiết.
Theo nguyên tắc này thì nước nhập khẩu chỉ được áp dụng biện pháp tự
vệ ở giới hạn cần thiết và chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại
do lượng nhập khẩu tăng đột biến gây ra và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều
chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa mà không phải nhằm bất cứ mục đích nào
khác.
Trong trường hợp khẩn cấp hay nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra,
nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi tiến hành
điều tra để xác định nguyên nhân. Nước đó cũng phải đảm bảo điều tra việc áp
dụng các biện pháp tự vệ là có căn cứ hay không và biện pháp tự vệ được sử
dụng chỉ là biện pháp tăng thuế nhập khẩu mà thôi.
c. Nguyên tắc đảm bảo việc bồi thường tổn thất thương mại.

Một nước thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm bảo việc đền bù
thoả đáng cho nước bị áp dụng biện pháp tự vệ do tác động bất lợi đối với lợi
ích thương mại của nước đó. Việc đền bù thiệt hại dành cho nước cung cấp
hàng hoá thường được thể hiện thông qua việc giảm thuế đối với một số hàng
hoá có lợi ích xuất khẩu cho nước bị áp dụng biện pháp tự vệ. Mức độ đền bù
phải tương đương đáng kể. Nếu các bên không thể thoả thuận được mức bồi
thường tương xứng thì các nước bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể áp dụng biện
pháp trả đũa, thường là biện pháp chấm dứt sự nhân nhượng hay chấm dứt việc
thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với nước áp dụng biện pháp tự vệ.
d. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời còn phải
tuân theo một số nguyên tắc khác như không được áp dụng quá 200 ngày,


được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay nếu điều tra
sau đó xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra
tổn hại nghiêm trọng với ngành sản xuất nội địa.
2.2.
Thủ tục áp dụng:
Khác với trường hợp các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO
không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ
nói chung cũng như các biện pháp tự vệ tạm thời nói riêng. Tuy nhiên, Hiệp định về
Biện pháp tự vệ SG của WTO có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các
thành viên phải tuân thủ như:
 Đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được

thông báo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối
cuộc điều tra…);
 Đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên quan phải được đảm bảo cơ

hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập

luận của đối phương);
 Đảm bảo bí mật thông tin (đối với thông tin có bản chất là mật hoặc được các

bên trình với tính chất là thông tin mật không thể được công khai nếu không
có sự đồng ý của bên đã trình thông tin);
Các điều kiện về biện pháp tạm thời (thông thường phải là biện pháp tăng
thuế, và nếu kết luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch
do tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã nộp; không được kéo dài quá
200 ngày…).
II.
1.

Thực tiễn sử dụng các biện páp tự vệ thương mại tạm thời tại một số
nước và khu vực trên thế giới:
Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời tại một số

nước và khu vực trên thế giới:
1.1.
Tại Trung Quốc và Nhật Bản:
a. Tại Trung Quốc:


Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc chưa thực sự có một chế độ tự vệ
thương mại chính thức. Trung Quốc mới chỉ ban hành quy định về chống bán
phá giá và chống trợ giá vào năm 1997, song vì không có một chính sách tự vệ
thương mại cụ thể nên trước khi gia nhập WTO Chính phủ Trung Quốc đã gặp
không ít khó khăn trong việc phản ứng lại hành động tự vệ của một quốc gia
khác chống lại các nhà xuất khẩu Trung Quốc hoặc trong việc đối phó với tình
trạng gia tăng không lường trước được của hàng nhập khẩu trên thị trường
Trung Quốc. Chẳng hạn năm 1999, Chính phủ Hàn quốc đã áp dụng biện pháp

tự vệ đối với sản phẩm tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc. Để đáp lại, Trung Quốc đã
áp dụng các biện pháp trả đũa đối với hàng hoá nhập khẩu từ Hàn quốc. Sau
nhiều vòng thương lượng, Trung Quốc đã tự nguyện ấn định hạn ngạch xuất
khẩu tỏi giúp giải quyết cuộc chiến thương mại với tư thế bất lợi nghiêng về
phía Trung Quốc. Năm 2001 Nhật bản cũng đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với
một số mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Chính phủ Trung
Quốc đã phản ứng mạnh mẽ đối với hành động này của Nhật và một lần nữa sử
dụng giải pháp trả đũa. Trên thực tế những hành động trả đũa nói trên đã vượt ra
khỏi khuôn khổ cho phép của WTO và trở thành những cuộc chiến thương mại
hết sức khốc liệt. Chính sách tự vệ mà Mỹ vừa áp dụng đối với mặt hàng thép
nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác vào thị trường Mỹ trong thời gian
gần đây đã nhắc nhở Chính phủ Trung Quốc về nhu cầu tuân thủ các quy tắc và
chuẩn mực đa phương khi phản ứng lại hành động tự vệ của một nước khác
cũng như khi áp dụng biện pháp tự vệ của riêng mình. Trường hợp áp dụng biện
pháp tự vệ gần đây nhất của Trung Quốc là vào tháng 5/2002, Trung Quốc đã
tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập
khẩu như thép tấm nguyên chất, thép cuộn nguyên chất, thép có chứa từ trường,
thép thỏi và thép ống không pha… Ngay khi bắt đầu điều tra, MOFTEC đã tiến
hành áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối
với một số sản phẩm kể trên trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày 24/5/2002. Tỷ


lệ thuế nhập khẩu hiện thời của các sản phẩm trong diện điều tra sẽ vẫn được áp
dụng cho lượng thép nhập khẩu trong hạn ngạch, phần nhập khẩu vượt quá hạn
ngạch sẽ bị đánh thêm một mức thuế nhập khẩu từ 7% đến 26% cộng thêm vào
mức thuế hiện tại. Lý do chủ yếu để MOFTEC quyết định áp dụng biện pháp tự
vệ khẩn cấp là việc gia tăng lượng thép nhập khẩu từ năm 1999 đến năm 2001 là
rất nhanh, về mặt tuyệt đối là tăng từ 10726 triệu tấn vào năm 99 lên đến 23207
triệu tấn vào năm 20011. Sự gia tăng nhanh chóng của lượng thép nhập khẩu
này đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp

sản xuất thép của Trung Quốc: thị phần của thép nội địa giảm từ 81,49% vào
năm 98 xuống còn 51,67% vào năm 2012, giá thép nhập khẩu giảm mạnh khiến
cho giá các sản phẩm tương tự sản xuất trong nước cũng sụt giảm theo do đó
doanh thu, lợi nhuận và khả năng sinh lợi của ngành thép nội địa cũng sụt giảm
đáng kể, điều này còn kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp do phải cắt giảm
nhân công trong ngành thép… Như vậy là đã xuất hiện mối quan hệ nhân quả
giữa việc gia tăng đột biến các sản phẩm thép nhập khẩu với thiệt hại nghiêm
trọng gây ra cho ngành sản xuất thép nội địa. Trên cơ sở những bằng chứng ban
đầu và phân tích tình hình cụ thể trong mối quan hệ nhân quả, MOFTEC đã
chính thức ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp nhằm ngăn ngừa và
khắc phục những thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước đang phải gánh chịu.
b.

Tại Nhật Bản:
Vào năm 2001, Nhật cũng đã tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời kể

từ ngày 23/4/2001 và Bộ Tài chính, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp, Bộ Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp đã phối hợp để tiến hành điều tra áp dụng biện
pháp tự vệ từ hồi tháng 12/2000. Trong quá trình điều tra, các Bộ có thẩm quyền
đã xác định rằng có sự gia tăng đáng kể trong lượng nhập khẩu ba loại nông sản
là tỏi tây, nấm Shiitake và Cói nguyên liệu đan thảm Tatami đã gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất nông nghiệp của Nhật. Cụthể theo số liệu


thống kê của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp là lượng nhập khẩu tỏi tây đã tăng từ
1504 tấn vào năm 1996 lên đến 37375 tấn vào năm 2000, tương đương với mức
tăng 25 lần, Nấm Shiitake tăng từ 24394 tấn vào năm 96 lên đến 42057 tấn vào
năm 2000, lượng nhập khẩu Cói nguyên liệu đan thảm Tatami tăng cao bắt đầu
từ năm 1998 mức tăng trung bình thời kỳ 96-2000 là 70%. Việc gia tăng đột
biến lượng nhập khẩu của ba loại nông sản kể trên đã kéo theo nhiều tác động

xấu đến các nhà sản xuất nông nghiệp của Nhật như: thị phần hàng sản xuất
trong nước giảm đáng kể, giá bán trong nước tụt xuống mức thấp nhất trong ba
năm trở lại đây, doanh số bán hàng, lợi nhuận và kể cả số lượng các nhà sản
xuất nông nghiệp do đó cũng sụt giảm theo… Trước tình trạng đó và trên cơ sở
những kết quả điều tra bước đầu thu thập được, các Bộ có thẩm quyền của Nhật
đã nhất trí rằng đang tồn tại những tình huống khẩn cấp mà bất kỳ một sự chậm
trễ nào cũng sẽ gây ra sai lầm khó có thể khắc phục được. Do đó một biện pháp
tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đã được áp dụng đối với ba
mặt hàng nói trên kể từ ngày 23/4/2001 theo bảng sau:
Mặt hàng

Hạn

ngạch Tỷ lệ thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu

nhập

đang áp dụng

đánh thêm cho số
lượng ngoài hạn

khẩu cho phép

ngạch

Tỏi tây

5383 tấn


3%

225 yens/kg

Nấm

8003 tấn

4,3%

635 yens/kg

6%

306 yens/kg

Shiitake
Cói nguyên 7949 tấn
liệu
Nguồn: Ministry of Finance Nikon Gaikobu Boeki Nempyo
(Báo cáo hàng năm về Ngoại thương của Bộ Tài chính Nhật bản)


Thời hạn hiệu lực của biện pháp tự vệ tạm thời này là 200 ngày, dự kiến hết
hạn vào 8/11/2001. Và sau khi hết thời hạn này, nhận thấy không còn nguy
cơ thiệt hại nghiêm trọng đối với sản xuất trong nước nữa nên Nhật đã bãi bỏ
việc áp dụng biện pháp này kể từ ngày 1/12/2001.
1.2.
Tại Mỹ:
Đa phần các vụ việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đều dẫn đến các

biện pháp tự vệ chính thức. Tuy nhiên, việc xem xét chúng sẽ giúp chúng ta
có được cái nhìn tổng quát về việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
tạm thời trong mối quan hệ qua lại giữa các nước. Điển hình như vụ việc Mỹ
áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc EU áp dụng các biện pháp tự vệ tạm
thời đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào liên minh châu Âu.
Cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng thép nhập
khẩu được USITC bắt đầu tiến hành vào hồi tháng10/2001. Có hơn 10 loại
sản phẩm thép nhập khẩu được đưa vào diện điều tra. Sau gần 6 tháng điều
tra, 6 uỷ viên của USITC đã đưa ra các kết luận khác nhau về vấn đề này.
Tuy nhiên, cuối cùng Tổng thống Mỹ George Bush hôm 12/3/2002 đã đưa ra
tuyên bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức tăng thuế nhập
khẩu và áp dụng hạn ngạch thuế suất thuế quan đối với hơn 10 loại sản phẩm
thép nhập khẩu vào Mỹ. Các biện pháp tự vệ này sẽ chính thức có hiệu lực từ
ngày 20/3/2002 và dự kiến kéo dài trong vòng 3 năm. Quyết định này đã
khiến nhiều nước trên thế giới lên tiếng phản đối và đe dọa trả đũa. EU cùng
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Brazil, Thụy Sỹ đã thành
lập một kiên minh chống lại bảo hộ ngành thép của Mỹ. Nhật Bản và EU đã
trình lên WTO danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bị đánh thuế trả đũa.
Sau khi cơ quan giải quyết WTO chĩnh thức đưa ra kết luận việc Mỹ đánh
thuế tự vệ là bất hợp pháp vì trên thực tế lượng thép nhập khẩu vào Mỹ đã


thực sự giảm từ 3 năm về trước. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ nguyên mức thuế
của mình, EU đã đề ra kế hoạch trừng phạt thương mại trị giá 2,2 tỉ USD với
các mặt hàng rau quả, giày dép của Mỹ.

1.3.

Tại EU:

Về thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ ở Liên minh Châu âu thì EU thường
sử dụng biện pháp hạn ngạch khi phải áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định
tại điều XIX- GATT 1994 và rất ít khi sử dụng đến biện pháp thuế quan ( chỉ
có 26 vụ từ năm 1974 đến 1994). Nhờ có một quy chế nhập khẩu khá chặt
chẽ nên việc quản lý hàng nhập khẩu của EU tương đối tốt. Các nước đã và
đang phát triển nhập khẩu vào EU bị ràng buộc bởi nhiều hiệp định thương
mại khác nhau, nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan như các quy định,
quy chế, tiêu chuẩn cũng như các yêu cầu của thị trường này về chất lượng,
vệ sinh thực phẩm, an toàn và môi trường…Nhờ đó rất ít khi EU phải viện
dẫn đến điều XIX- GATT, Hiệp định về các biện pháp tự vệ nói chung và
Quy chế về các biện pháp tự vệ của EU nói riêng. Tuy không thường xuyên
sử dụng đến các biện pháp tự vệ nhưng không phải là EU không bao giờ viện
dẫn các quy định liên quan đến các biện pháp này.Vào năm 2002 sau khi Mỹ
tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức tăng thuế quan đối với các
sản phẩm thép nhập khẩu có hiệu lực từ 20/3/2002 thì EU liền ngay sau đó
cũng đã tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức tăng thuế
nhập khẩu đối với các sản phẩm thép nhập khẩu vào Cộng đồng Châu âu kể
từ 3/4/2002. Lý do chính để lý giải cho hành động này được Uỷ ban Châu âu
đưa ra là: EU là một trong số các khu vực nhập khẩu nhiều thép nhất trên thế
giới. Năm 2001 EU đã nhập khẩu khoảng 26, 6 triệu tấn thép và các sản
phẩm thép. Việc Mỹ quyết định tăng thuế nhập khẩu thép khiến EU lo ngại
rằng các nhà sản xuất thép nước ngoài không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ bán


rẻ, bán phá giá các sản phẩm thép của họ vào thị trường EU. Do vậy để ngăn
chặn các sản phẩm thép nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường EU và để
phòng ngừa nguy cơ đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công
nghiệp thép của Cộng đồng, Uỷ ban Châu âu đã chính thức ra quyết định áp
dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu tạm thời lên từ mức 14, 9% đến 26% đối
với 15 loại sản phẩm thép nhập khẩu vào EU. Mức thuế mới này bắt đầu có

hiệu lực từ ngày 3/4/2002 và có thể được chính thức thông qua sau 6 tháng
áp dụng tạm thời.
2.

Nhận xét, đánh giá việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời

tại một số nước và khu vực trên thế giới:
2.1.
Kết quả đạt được:
- Các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời được áp dụng hết sức triệt để ở các
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển hay các nước có nền kinh
tế mới nổi như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và khối nước EU. Các biện pháp
tự vệ thương mại tạm thời đã có tác động bảo hộ mạnh mẽ nền sản xuất trong
-

nước, tránh những tác động xấu từ sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu.
Các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời đã giúp các nước trên thế giới hoàn

-

thiện hệ thống chính sách quản lý thương mại.
Biện pháp thuế quan được sử dụng phổ biến, giúp tăng ngân sách Nhà nước.
Theo tiến trình phát triển của nền kinh tế thì các biện pháp tự vệ thương mại
tạm thời đã được cắt giảm để phù hợp hơn với cơ chế của nền kinh tế mở
cửa. Theo hiệp định về các biện pháp tự vệ SG, các biện pháp tự vệ thương
mại tạm thời được áp dụng dưới hình thức thuế quan. Tuy nhiên, theo sự
pháp triển của thương mại quốc tế, các biện pháp tự vệ tạm thời bằng cách
đánh thuế trực tiếp đã chuyển dần sang các biện pháp khác như hạn ngạch

thuế quan, yêu cầu cam kết.

2.2.
Hạn chế:
- Trong 1 số trường hợp thì các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời đã dẫn tới
các biện pháp trả đũa của Chính phủ và các đối thủ nước ngoài, gây ảnh
hưởng đến mối quan hệ thương mại 2 bên.


-

Các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời đã phần nào đã ảnh hưởng tới sự
lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, cản trở trở thương
mại tự do. Rõ ràng rằng, việc sử dụng các biện pháp tự vệ tạm thời chỉ cần
những chứng cứ sơ bộ, không cần tham vấn đã tạo cơ hội cho nhiều nước
viện dẫn điều này, sử dụng chúng như là một công cụ để bảo hộ cho các
ngành công nghiệp trong nước, cản trở thương mại tự do và ảnh hưởng đến

-

sự phát triển kinh tế.
Thuế và hạn ngạch là 2 công cụ chính trong tự vệ thương mại tạm thời, tuy
nhiên mức thuế và hạn ngạch áp dụng cao gây ảnh hưởng nghêm trọng tới

-

luồng hàng hóa nhập khẩu.
Các mặt hàng bị áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời chủ yếu là
nguyên liệu phục vụ đầu vào cho công nghiệp như thép, vì thế gây ảnh
hưởng đến sản xuất của ngành, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp của công nhân trong

-


ngành này.
Bên cạnh tác động bảo hộ thì việc làm giảm thặng dư tiêu dùng cũng là 1
điểm đáng chú ý khi áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời. Suy
cho cùng, khi áp dụng các biện pháp thuế quan, người tiêu dùng luôn luôn

II.

phải gánh chịu những thiệt hại nhiều nhất.
Tính khả thi của các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời ở Việt Nam:
1. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về tự vệ thương mại:
Các biện pháp tự vệ tạm thời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
hạn chế mức độ nghiêm trọng cho nền kinh tế trong nước khi mà công tác
điều tra còn đang tiến hành hay các biện pháp tự vệ chính thức chưa được áp
dụng. Do yêu cầu bức thiết trên, hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống những
văn bản pháp luật quy định về tự vệ thương mại:

a.

Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 do UBTVQH ban hành ngày

-

25/05/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Trong đó điều 20 quy định chi tiết về việc áp dụng các biện pháp tự vệ
thương mại tạm thời. Đặc biệt, khoản 4 điều 20 quy định biện pháp tự vệ tạm


thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu theo quy định của Luật
-


thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Kèm theo pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 là Nghị định số
150/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Trong đó điều 11 và 12 của Nghị định quy định chi tiết về thông báo áp dụng
các biện pháp tự vệ tạm thời và hoàn trả chênh lệch thuế nhập khẩu khi áp

b.

dụng các biện pháp tự vệ tạm thời.
Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt

-

Nam.
Trong đó điều 22 quy định về áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và đặc

-

biệt điều 23 quy định về áp dụng biện pháp cam kết.
Kèm theo pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 là Nghị định số
89/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam. Trong đó điều 36 quy định chi tiết về áp dụng thuế chống trợ cấp
tạm thời và Mục 1 quy định chi tiết về áp dụng biện pháp cam kết. Ngoài ra
còn có Nghị định Chính phủ số 04/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của


c.

Hội đồng xử lý vụ việc Chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ.
Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 20/2004/PL-UBTVQH11
quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt

-

Nam.
Trong đó điều 20 quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và

-

điều 21 quy định về áp dụng biện pháp cam kết.
Kèm theo pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 là Nghị định của Chính
phủ số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 quy định chi tiết thi
hành một số điều của pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào


Việt Nam. Trong đó điều 38 quy định chi tiết về áp dụng thuế chống bán phá
giá tạm thời và Mục 1 quy định về áp dụng biện pháp cam kết.
1.2.
Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời ở Việt
Nam:
Từ trước đến nay, Việt Nam chưa từng áp dụng biện pháp tự vệ thương
mại nói chung và tự vệ thương mại tạm thời nói riêng đối với bất cứ mặt
hàng nào. Cho đến nay, chỉ có một vụ việc duy nhất chúng ta điều tra để áp
dụng biện pháp tự vệ thương mại, song kết quả cuối củng là đơn yêu cầu của
nguyên đơn không được Bộ công thương chấp nhận do kết quả điều tra cuối
cùng cho thấy không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại

theo qui định của WTO và trong quá trình điều tra chúng ta cũng không áp
dụng bất cứ một biện pháp tự vệ tạm thời nào. Vụ việc xảy ra vào năm 2009,
Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) đã
chính thức nộp đơn yêu cầu Bộ công thương tiến hành điều tra áp dụng các
biện pháp tự vệ thương mại đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu (Float
Glass). Cụ thể hai công ty yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng
kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với mã HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90
00. Trong đơn yêu cầu, Nguyên đơn đề nghị áp dụng mức thuế tự vệ tương
đương 0,6USD/m2QTC đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Trước khi
có quyết định chính thức áp dụng biện pháp tự vệ, Nguyên đơn yêu cầu Bộ
Công Thương áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời 40% đối với hàng hóa thuộc
đối tượng điều tra.
Đơn yêu cầu của Nguyên đơn đã được kiểm tra về tính hợp lệ theo quy
định tại điều 10 Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQT do UBTVQH ban hành
ngày 25/05/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam (Pháp
lệnh 42). Ngày 01.07.2009, Thứ trưởng Bộ công thương Lê Danh Vĩnh đã
thay mặt Bộ trưởng ký Quyết định số 3329/QĐ-BCT v/v tiến hành điều tra
áp dụng biện pháp tự vệ đối với hai nhóm hàng nhập khẩu này (Quyết định


3329).
Theo thủ tục qui định tại Hiệp định WTO về các biện pháp phòng vệ
thương mại 1994 (WTO Agreement on Safeguard Measures – Hiệp định SG)
và Pháp lệnh 42, ngày 20.11.2009, Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công
thương đã tiến hành Phiên tham vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối
với sản phẩm kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với thành phần tham dự bao
gồm đại diện của cơ quan điều tra là Cục quản lý cạnh tranh, các bên Nguyên
đơn, đại diện các nhà xuất khẩu (Công ty Mulia Glass của Indonesia, Công
ty Guardian Industrie của Thái Lan), Hiệp hội gốm sứ thủy tinh Việt Nam và
các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam có liên quan.

Sau thủ tục tham vấn và các kết quả điều tra ban đầu, ngày
30/10/2009, VCAD đã công bố báo cáo sơ bộ về vụ điều tra này. Theo kết
quả điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra kết luận (i) hàng hóa sản xuất trong nước
với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra thuộc nhóm hàng hóa tương tự; (ii) có
sự gia tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối của nhóm hàng hóa liên quan trong
giai đoạn điều tra ; (iii) thiệt hại xảy ra đối với sản xuất trong nước; và (iv)
việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản gây ra thiệt hại đối với sản
xuất trong nước. Vì vậy, Bộ công thương không tiến hành áp thuế tự vệ tạm
thời đối với hai nhóm hàng thuộc đối tượng điều tra theo nhu yêu cầu của
nguyên đơn.
Sau 7 tháng tiến hành điều tra, ngày 08/02/2010, Cục quản lý cạnh
tranh, Bộ công thương đã công bố Báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra.
Trong Báo cáo điều tra cuối cùng, cơ quan điều tra kết luận (i) tuy có sự gia
tăng nhập khẩu và thiệt hại đối với sản xuất trong nước, song từ Quí II 2009,
thị phần của các nhà sản xuất trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, cụ thể
lượng bán hàng nội địa tăng lên, cùng với chiều hướng bắt đầu suy giảm của
lượng hàng hóa nội địa tồn kho; (ii) trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu


giai đoạn 2008-2009 cùng với những biến động trái chiều của giá dầu F.O tại
thị trường Việt Nam so với thị trường thế giới, sự gia tăng nhập khẩu không
phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
Từ những kết quả điều tra cơ bản trên, cùng với thực tế là thị phần của hàng
nội địa đối với hàng hóa thuộc nhóm đối tượng bị điều tra, cho dù có suy
giảm vẫn ở mức khá cao, hơn 80% tổng thị phần tiêu thụ nội địa, cơ quan
điều tra đi đến kết luận cuối cùng là việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với
sản phẩm kính nổi nhập khẩu là không phù hợp.
Ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ công thương ký Quyết định số
0809/QĐ-BCT về việc không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối
với mặt hàng kính nổi nhập khẩu có mã số HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90

000. Sau 7 tháng, vụ điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ đầu tiên của Việt
Nam theo qui định của pháp luật WTO đã chấm dứt với kết quả không áp
dụng các biện pháp tự vệ.
2.

-

Nhận xét, đánh giá việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm

thời ở Việt Nam:
II.1.
Kết quả đạt được:
Về cơ bản, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật về tự
vệ thương mại khá đầy đủ. Đó là cơ sở pháp lý cho chúng ta để tiến hành các

-

biện pháp tự vệ thương mại tạm thời.
Tuy rằng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập
khẩu theo đơn yêu cầu của nguyên đơn không được Bộ công thương chấp
nhận do kết quả điều tra cuối cùng cho thấy không đủ điều kiện áp dụng các
biện pháp tự vệ thương mại theo qui định của WTO. Song đối với hoạt động
thương mại quốc tế của Việt Nam, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng
bởi lần đầu tiên doanh nghiệp trong nước đã chủ động yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình theo qui định của pháp luật
WTO.


-


Đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam chính thức tiến
hành thủ tục điều tra và cân nhắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
với tư cách quốc gia nhập khẩu. Một dấu hiệu khởi đầu tốt cho thấy các
doanh nghiệp VIệt Nam đã bắt đầu khai thác tính năng tự về thương mại

-

trong việc yêu cầu xem xét áp dụng những công cụ thuế, phi thuế tạm thời.
Việc quy định áp dụng biện pháp cam kết trong các văn bản pháp luật về tự
vệ thương mại rất thích hợp với Việt Nam để tránh khỏi các biện pháp trả

-

đũa từ việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tạm thời.
II.2.
Hạn chế:
Chúng ta đã chậm trễ trong việc ban hành các văn bản pháp luật về tự
vệ thương mại. Điều đó đã gây nên nhưng tổn thất to lớn cho thị trường và
các ngành sản xuất trong nước. Việc soạn thảo Pháp lệnh về tự vệ trong nhập
khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được Bộ Thương mại phối hợp với
một số Bộ khác bắt đầu tiến hành từ năm 1999 và phải đến tận tháng 5/2002
mới chính thức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Và thực tế khi
đã có những văn bản pháp luật về tự vệ thương mại thì chúng ta cũng chưa
lần nào sử dụng đến một cách đúng nghĩa. Có rất nhiều ví dụ về những hiện
tượng bán phá giá vào thị trường Việt Nam của nước ngoài, đặc biệt là Trung
quốc với nhiều loại hàng hóa tiêu thụ vào nước ta có giá thấp hơn thị trường
nội địa Trung Quốc. Đơn cử là hàng dệt may. Giá hàng dệt mayTrung Quốc
đưa vào VN giá chỉ bằng 1/3 – 1/2 hàng sản xuất và bán tại TQ. Tuy nhiên,
chúng ta chưa hề thấy một vụ kiện bán phá giá, một chính sách áp thuế nào
đối với Trung Quốc, hay các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu đối với

những mặt hàng này từ phía Việt Nam.

-

Sự hiểu biết về cácvấn đề liên quan đến các biện pháp tự vệ ở cấp nhà nước
cũng còn rất hạn chế.Chính vì thế mà trong thời gian qua chúng ta chưa thực
sự sử dụng chính thứcbất kỳ biện pháp nào dưới hình thức tự vệ hợp pháp.
Để bảo vệ các nhà sảnxuất trong nước, ngoài các biện pháp thuế quan, chúng
ta còn áp dụng nhiều biện pháp mang tính hành chính như cấm nhập khẩu,


cấp giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch… Các hình thức này không còn phù
hợp với các nguyên tắc thương mại quốc tế và thường bị phía nước ngoài
phản đối như lần cấm nhập khẩu 12 mặt hàng từ các nước ASEAN hồi năm
-

1998 đã gặp những phản ứng gay gắt.
Công cụ chính nhất được dùng là thuế thì Việt Nam không được linh hoạt sử
dụng. Ngoài biện pháp đánh thuế trực tiếp, chúng ta có thể sử dụng biện
pháp tăng thuế nhưng dưới dạng hạn ngạch thuế quan như trường hợp của
Nhật Bản, nhưng chúng ta đã không làm được.
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thức tiễn áp dụng các biện pháp
tự vệ thương mại tạm thời tại các nước, khu vực trên thế giới và Việt

-

Nam:
Cơ chế tự vệ thương mại tạm thời chỉ nên áp dụng biện pháp tự vệ trong thời
hạn, phạm vi và mức độ cần thiết đủ để ngăn ngừa hay khắc phục những
thiệt hại hay nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, chỉ nên sử

dụng trong trường hợp thực sự cần thiết và chỉ nên áp dụng cho một số
ngành nhạy cảm và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đó phải là những
ngành mà nếu bị thiệt hại thì sẽ gây ra những tác động xấu đến toàn bộ nền
kinh tế quốc dân như EU và Mỹ áp dụng cho ngành thép. Không nên áp dụng
một cách tràn lan gây tâm lý ỷ lại cho các ngành sản xuất trong nước, nhất là
đối với nên kinh tế Việt Nam, khi sức ì của một số ngành sản xuất trong nước
còn khá lớn. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, khi có sự bảo hộ hay trợ cấp của
Nhà nước thì các doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả, điển hình như

-

ngành sản xuất ôtô.
Chỉ cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời khi đã xác định đầy đủ
các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế và
phải phù hợp với xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế. Do đó khi thu
nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ của một ngành sản xuất
thì Bộ Công thương phải tiến hành điều tra sơ bộ cẩn thận, suy xét xem có
nên áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng đó không hay chỉ cần


sử dụng một số hạn chế đơn giản hoặc chỉ cần đàm phán, cam kết… Bởi một
khi đã tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời nói riêng và biện pháp tự
vệ thương mại nói chung thì nguy cơ bị trả đũa thương mại là rất cao.Như
trong trường hợp Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng
thép đã bị các nước khác lên án và trả đũa. gay cả trường hợp EU áp dụng tự
vệ tạm thời đối với mặt hàng thép ngay sau đó cũng đã vấp phải sự phản đối
kịch liệt của Mỹ, dẫn đến một cuộc chiến thương mại quốc tế. Và trong một
số trường hợp thì thiệt hại do bị trả đũa thương mại khi áp dụng biện pháp tự
vệ còn lớn hơn và nghiêm trọng hơn thiệt hại gây ra bởi việc gia tăng hàng
nhập khẩu, nhất là đối với một nền kinh tế quy mô nhỏ như Việt Nam. Trong

bối cảnh Việt Nam là một nước nhỏ bé, tiềm lực kinh tế chưa mạnh, lượng
hàng hoá lưu thông trên thị trường quốc tế là không đáng kể, lại mới tiến
hành mở cửa được hơn 10 năm nay với vị thế trên trường quốc tế còn rất
khiêm tốn thì vấn đề này lại càng phải được các cơ quan có thẩm quyền quan
-

tâm, xem xét đến nhiều hơn.
Để thực hiện tốt công tác tự vệ thương mại nói chung và tự vệ thương mại
tạm thời nói riêng trong thời gian tới thì không chỉ Bộ Công thương- là cơ
quan đầu mối chịu trách nhiệm điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ và các
doanh nghiệp trong ngành sản xuất nội địa chịu tác động của việc gia tăng
hàng nhập khẩu là có liên quan và có trách nhiệm thực hiện tốt vấn đề này
mà các Bộ ban ngành khác có thẩm quyền đối với ngành sản xuất bị ảnh
hưởng như: Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ
Thuỷ Sản…cũng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ
trợ hay trực tiếp tham gia cùng với các cơ quan chức năng chuyên trách và

-

các đối tượng chính của vụ việc.
Các doanh nghiệp hủ động tiếp cận và chuẩn bị đầy đủ kiến thức về tự vệ
thương mại nói chung và tự vệ thương mại tạm thời nói riêng để chủ động
khi cần thiết tiến hành tự vệ, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp
hay khi bị nước khác áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại. Việc tiếp cận


và tự tranh bị cho mình những kiến thức về tự vệ thương mại ở các doanh
nghiệp Việt Nam chưa thực sự được quan tâm và chú trọng đúng mức. Trong
thời gian qua, tuy chúng ta chưa thực sự tiến hành bất cứ biện pháp nào dưới
danh nghĩa tự vệ thương mại nhưng đã có một số ngành nghề xuất khẩu của

chúng ta bị phía nước ngoài áp dụng biện pháp tự vệ và gây ra không ít khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ta, và chỉ trong doanh nghiệp xuất
khẩu nào bị ảnh hưởng, tác động bất lợi bởi việc áp dụng biện pháp tự vệ của
phía nước ngoài thì mới có nhu cầu tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến
thức về tự vệ thương mại điển hình như vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá
basa với Hoa Kỳ. Đây thực sự là một nhược điểm của các doanh nghiệp Việt
Nam cần sớm được khắc phục.



×