Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Lan Hồ Điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 47 trang )

KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG

BÀI BÁO CÁO
CHỦ ĐỀ: NHÂN

GIỐNG VÔ TÍNH LAN
HỒ ĐIỆP( PHALAENOPSIS)
GV: TS.Dương Công Kiên

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 6 tháng 10 năm 2015

1


MỤC LỤC:
Đặt vấn đề ................................................................................................................ 4
I.
II.
III.

IV.

Nguồn gốc và phân bố............................................................................ 4
Phân loại ............................................................................................... 10
Đặc điểm sinh thái ................................................................................ 10
1. Cơ quan sinh dưỡng
a. Rễ
b. Thân
c. Lá
2. Cơ quan sinh sản


a. Hoa
b. Quả
c. Keiki
Trồng trọt và chăm sóc ........................................................................ 15
1. Nhiệt độ và độ ẩm
2. Nhu cầu nước tưới
3. Ánh sáng
4. Độ thông thoáng
5. Dinh dưỡng
6. Sâu bệnh và các vấn đề khác
A. Sâu hại trên lan hồ điệp
1. Rệp son( Scale insects) hút nhựa lan
2. Bọ trĩ( Thrips) hút nhựa cây lan
3. Ốc sên, nhớt ăn lá lan hồ điệp
4. Nhện đỏ( red spider mites) làm lá hồ điệp héo rụng
B. Bệnh do nấm xuất hiện trên lan hồ điệp
1. Bệnh thối đen( black rot)
2. Bệnh đốm vòng( Anthracnose)
3. Bệnh khô lá( Leaf blight)
4. Bệnh héo rễ( Wilt)
C. Bệnh do vi khuẩn trên lan hồ điệp
1. Bệnh thối mềm
2. Bệnh thối nâu
D. Bệnh do virus trên lan hồ điệp
Botrytis Petal Blight/ Bệnh tàn cánh hoa
7. Chậu, giá thể và cách trồng
2


Các phương pháp nhân giống lan hồ điệp ......................................... 31

1. Nhân giống truyền thống
1.1. Nhân giống hữu tính bằng hạt
1.2. Nhân giống vô tính bằng cách tách chiết
a. Phương pháp cho Hồ điệp sinh cây ky(keiki) trên
các mắt của ngồng hoa
b. Phương pháp ép cho Hồ điêph “đẻ” cây con
2. Vi nhân giống lan hồ điệp( Phalaenopsis)
2.1. Nhân giống vô tính sử dụng chồi đỉnh
2.2. Tái sinh chồi từ phát hoa Phalaenopsis
2.3. Tạo mô sẹo
2.4. Tái sinh PLB từ mô lá Phalaenopsis
2.5. Tái sin PLB Phalaenopsis từ nhiều nguồn mô
3. Quy trình nhân giống hoa lan Hồ Điệp bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô tế bào
a. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy
b. Nhân giống
c. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro
d. Chuyển cây ra vườn ươm
VI. Tình hình sản xuất và giá trị kinh tế .................................................. 44
1. Nước ngoài
2. Trong nước
VII. Kết luận ................................................................................................. 46
VIII. Tài liệu tham khảo ............................................................................... 47
V.

3


Giới thiệu lan hồ điệp:
Lan hồ điệp(Phalaenopsis spp.) là một trong những loài lan quý đang rất được ưa

chuộng và đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hoa cắt cành cũng như
cây cảnh trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng cây giống sản xuất hiện nay vẫn đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Nguyên nhân do lan hồ điệp là
loài sinh trưởng chậm và là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số
nhân thấp trong điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống chất
lượng tốt cung cấp cho thị trường sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Trong những
năm gần đây, công nghệ lai tạo giống kết hợp gieo hạt trong ống nghiệm cho tỉ lệ
nảy mầm cao, tạo nên sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi tế
hệ. Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mang tính biến dị cao, tốn
nhiều thời gian, không thể có được cây con cho hoa như cây mẹ. Để khắc phục
điều này các nhà khoa học đã dùng nhiều phương pháp nuôi cấy mô để tạo ra cây
con đồng loạt và ổn định về mặt di truyền. Phương pháp này có ưu điểm tạo nên
được những quần thể cây con đồng tính trạng, có sự tăng trưởng và chất lượng hoa
đồng đều. Hiện nay phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng đối với cây lan hồ
điệp nhằm tạo cây giống sạch bệnh rất được quan tâm. Việc nhân giống bằng kỹ
thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp
ứng giá cả là rất hữu ích.
I.

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới
tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis. Vào năm
1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl
..và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại
lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong
phú, không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng,
đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang
hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ.
GiốngPhalaenopsis có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya

đến châu Á. Có hơn 20 loài lan ưa nóng có ở các nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai,

4


Indonesia, Philippine, đông Ấn Độ, (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400 m (William và kramer, 1983) nên vừa chịu khí hậu
nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20°C – 30°C, trong đó khí hậu lý
tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22°C – 27°C
Ở Việt Nam, có thể bắt gặp một số loài lan hồ điệp trong các khu rừng như :
Phalaenopsis gibbosa

Phalaenopsis mannii(hồ điệp ấn): cây mảnh, lá dạng bầu thuôn, hơi cong, màu
xanh bóng. Phát hoa dài, thường buông thòng xuống, hoa tập trung ở đỉnh, cánh màu vàng
nghệ với vân màu đỏ. Môi nhỏ màu trắng có vạch tím, hai thùy bên thuôn. Cây mọc ở
Trung Bộ, Đà Lạt. Hoa nở vào mùa hè.
5


Phalaenopsis braceana

Phalaenopsis fuscata

6


Phalaenopsis lobbii

Phalaenopsis coenu(hồ điệp dẹt): Cây sống phụ, rễ lớn, không có thân, lá thuôn
dài hình bầu dục. Phát hoa dài 30cm, thẳng đứng, cánh hoa màu xanh vàng, 6-12 chiếc, nở

rất lâu tàn và có hương thơm, cột nhụy màu vàng. Cây mọc ở miền Trung, có dáng đẹp, có
thể trồng ở Đà Lạt. Hoa nở vào đầu mùa thu.

7


Phalaenopsis parishii(hồ điệp trung): Cây nhỏ lá hình trái xoan, màu xanh bóng,
rụng vào mùa khô. Phát hoa mọc thẳng đứng, mang 3-9 hoa ở đỉnh, màu vàng nhạt, môi
hồng tươi, giữa có hai vạch nâu. Cây mọc đẹp, hoa đứng, màu sắc sặc sỡ nên được gây
trồng làm cảnh, trang trí trong phòng. Hoa nở vào mùa xuân.

8


Phalaenopsis pulcherrima(hồ điệp nhài): Cây nhỏ, sống trên đất cát trong các
rừng chồi, rễ khoẻ mập, lá hình trái xoan. Phát hoa nhỏ dài mang từng chùm hoa ở đỉnh, nở
dần, có nhiều loại như: màu trắng, màu hồng, tím. Cây mọc ở miền Trung, Đồng Nai, Bình
Châu… trồng rất tốt ở TP.Hồ Chí Minh. Ra hoa vào mùa mưa.

Phalaenopsis chibae
9


Hầu hết có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ, hương thơm độc đáo.
II.

PHÂN LOẠI
Ngành: Magnoliophyta (thực vật hạt kín)
Lớp: Monocotyledoneae (lớp một lá mầm liliopsida)
Bộ: Orchidaceae

Họ: Orchidaceae
Giống: Phalaenopsis
Loài: Phalaenops is spp
Tên khoa học: Phalaenopsis wedding promenade

III.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
1. Cơ quan sinh dưỡng
a. Rễ

10


Rễ bất định, khí sinh, mọc từ gốc thân xuyên qua bẹ lá. Rễ phát triển mạnh, màu lục, xung
quanh rễ có một màng xốp bao bọc(velamen).Lớp mô xốp này dễ dàng hút nước, muối
khoáng và các chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời đóng vai trò đặc biệt trong việc giữ
nước cũng như ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt. Số lượng rễ khá nhiều, rễ to và hơi
dẹp tạo thành một vành đai để tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng.
Hệ rễ của lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to, mập, có nhánh hoặc không phân
nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ
của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho
việc hút O2 và nước. Có những nghiên cứu cho thấy rễ lan Hồ Điệp cũng như phong lan có
khả năng quang hợp.
Rễ của lan Hồ Điệp cũng như một số loài lan khác có nấm cộng sinh. Do hạt của hoa lan
nói chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy mầm, trong
điều kiện nảy mầm tự nhiên, cần dựa vào các nấm cộng sinh để hút chất dinh dưỡng.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm này sống cộng sinh tại rễ của cây lan để
hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn được gọi là rễ nấm. Nên việc tưới và bón phân

cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh.

11


b. Thân

Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành,
cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân chính
của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng
cao hơn theo phương thẳng đứng còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá
mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau. Theo sự sinh trưởng của cây, các lá già ở dưới gốc
dần dần già héo và rụng đi, đến khi có chồi nách mọc ra, nhưng thường không mọc dài ra
được. Vì cây lan thường rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để
nhân giống. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức
năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây.
c. Lá

12


Lá của lan Hồ Điệp to dày, đầy dặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Số lá trên thân cây
thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên. Trong nách lá
có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi sơ cấp, bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Các
chồi sơ cấp này sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ.
Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ, mặt trên lá
đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt được màu sắc hoa của
chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác
thường cho hoa màu đỏ.
Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường bề mặt trên

của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có khí khổng. Lan Hồ Điệp là loại
thực vật CAM, giống như các thực vật CAM khác nên khí khổng mở ra vào ban đêm để
thu nhận CO.
2. Cơ quan sinh sản:
a. Hoa:

Phát hoa hình thành ở nách lá( thường là một phát hoa). Hoa mọc thành cụm, lưỡng tính,
đối xứng hai bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành hai vòng: ba mảnh vòng ngoài
13


và hai mảnh vòng trong bé hơn, mảnh thứ ba có hình dạng và màu sắc khác hẳn gọi là cánh
môi. Gốc cánh môi thường kéo dài ra, chứa tuyến mật. Nhị và nhụy dính liền thành một cột
nhị nhụy. Hạt phấn thường dính lại thành khối phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai
khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới
mang nhiều noãn, đính bên( Hoàng Thị Sản, 2003). Cả cành hoa nở liên tiếp hơn nửa năm.
Trung bình một phát hoa cho 7-15 hoa. Mỗi hoa bền khoảng 2 tháng.
b. Quả:

Quả của lan hồ điệp thuộc loại quả nang, mở bằng các khe nứt dọc theo hai bên đường của
giá noãn. Quả lan chứa rất nhiều hạt, tùy vào giống, loài mà hạt có thể từ vài trăm đến vài
ngàn hạt. Hạt cần trải qua 130-150 ngày để hạt trưởng thành, hạt nở sau 90 ngày. Hạt nhỏ
được gió mang xa như hạt bụi, phần lón hạt bị chết vì chứa phôi chưa phân hóa. Theo
Bernard(1909), hạt lan muốn nảy mầm phải nhiễm nấm Rhizoctonia vì nấm này có tác
dụng khởi phát sự tái lập phân bào. Trong thực nghiệm, người ta có thể đánh thức các
“phôi sơ khai” (protocorm) khi sử dụng sốc thẩm thấu bằng cách nuôi cấy hạt trên môi
trường chứa sucrose.
c. Keiki:

14



Keiki chỉ một cây con mọc từ một mắt trên cuống hoa. Một số loài hoa nhỏ như P.
luedemanniana thường tạo Keiki trên cuống hoa. Hiện tượng này được Williams mô tả đầu
tiên vào năm 1894( Williams và Williams,1894).
Keiki còn có thể được hình thành ở nhiều loài Phalaenopsis và một số loài thuộc các chi lai.
Chẳng hạn trong The Genus Phalaenopsis( Sweet, 1980) có trình bày rõ khả năng phát
triển cây con từ đốt phát hoa Phalaenopsis kunstleri ở Kew Gardens. Keiki còn có thể hình
thành từ rễ ở các loài ở Philippine P.stuartiana( Williams và Williams, 1894) và
Phalaenopsis schilleriana( Davis và Steiner, 1952). Các cây Phalaenopsis dưới điều kiện
nuôi trồng không thuận lợi sẽ tạo ra keiki trên cuống hoa, đặc biệt khi đỉnh đã bị cắt bỏ.
Trồng trọt và chăm sóc:

IV.

1. Nhiệt độ và độ ẩm:
Hồ điệp là loại hoa của nhiệt đới, nhiệt độ tối thiểu 220C-250C ban ngày và 180C vào ban
đêm. Tuy nhiên Hồ điệp là loại lan chịu nóng nhiều hơn đa số các loài khác. Cây có thể
phát triển tốt ở nơi có nhiệt độ cao 350C vào ban ngày và 250C vào ban đêm. Nhiệt độ lý
tưởng để phát triển tốt là 250C-270C. Hồ Điệp phát triển quanh năm hầu như không có mùa
nghỉ thuận lợi trổ hoa lúc thời tiết lạnh.( Ở Việt Nam thường nở hoa vào cuối tháng 12- đầu
-

tháng 1.)
Hồ Điệp chịu ẩm cao, tối thiểu 60% nhưng không chịu nước. Làm giàn che phải che 70%
nắng. Ẩm độ này rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

2. Nhu cầu nước tưới:

15



-

Hồ Điệp là cây đơn thân nên không có giả hành để dự trữ dinh dưỡng và nước. Nước
thường tập trung ở lá. Vì Hồ điệp có lá lớn, diện tích tiếp xúc nhiều nên rất dễ thoát hơi
nước. Vào mùa nắng có thể tưới 3 lần/ngày: sáng, trưa, chiều. Chú ý khi tưới vào buổi trưa
phải đẫm để tránh nắng sẽ làm sốc cây lan. Mùa mưa thì tùy theo điều kiện thời tiết mà tưới
nước cho phù hợp. Tóm lại Hồ Điệp cần ẩm nhiều hơn nước.

3. Ánh sáng:
-

Hồ điệp cần ánh sáng yếu vì đây là loài ưa bóng mát, biên độ biến thiên khá rộng, ánh sáng
chỉ cần 20%-30% là đủ. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Tuy nhiên
không trồng Hồ điệp ở nơi quá râm mát vì ánh sáng rất cần cho sự sinh trưởng và trổ hoa.
Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là cây lý tưởng cho việc trổ hoa, hơn nữa cây
trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây được đặt nơi có ánh sáng
khuyết tán vừa phải vơi bộ lá có màu xanh, có ánh sáng nhẹ màu vàng là tốt nhất. Nếu
chiếu sáng được 12 giờ/ngày, trong đó khoảng 1-2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp thì
cây sẽ phát triển tốt hơn. Ít trường hợp cây lan hồ điệp chết vì nắng, trừ khi để cây lan ngoài
nắng trực tiếp suốt quang kỳ 12 giờ chiếu sáng, cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá và đây
là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm bệnh và virus. Tốt nhất là tạo co lan hồ điệp ánh sáng
gần như khuếch tán. Các loại tôn nhựa hoặc vải lưới nylon thưa 1mm được dùng với mục
đích này với quang kỳ 10-12 giờ chiếu sáng. Ở Châu Âu, Hồ Điệp được trồng trong nhà
kính có hệ thống làm mát, máy điều hòa nhiệt độ và ánh sáng nhân tạo nên Hồ điệp phát
triển rất đồng đều, xanh tốt. Thuận lợi cho việc điều khiển ra hoa đồng loạt.

4. Độ thông thoáng:
-


Rất cần thiết cho Hồ điệp, Hồ điệp hay bị bệnh thối nhũn lá( phỏng lá), sự thông thoáng
giúp lá cây mau khô sau khi tưới và bộ rễ không bị úng nước nên hạn chế bệnh rất nhiều. Ở
nước ta vào mùa mưa Hồ điệp tăng trưởng mạnh, những giọt mưa nặng hạt có thể làm thối
đọt. Do đó để ngăn ngừa tình trạng trên nên dùng những tấm tôn nhựa xanh để che. Có một
số trường hợp trồng Hồ điệp trên cao( Sân thượng) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên gió nhiều
và mạnh dễ làm cây mất nước nhanh nếu ta không cung cấp đủ lá cây sẽ héo rũ, nhăn.

5. Dinh dưỡng:

16


-

Hồ điệp cần dinh dưỡng thường xuyên, quanh năm vì không có mùa nghỉ. Khi tưới phân
không nên tưới với nồng độ cao và đừng tưới lên đọt, nhất là lúc lá non mới nhú ra từ đỉnh
sinh trưởng. Hồ Điệp cần phân bón tưới với nồng độ loãng và có thể tưới nhiều lần trong
tuần. Có thể tưới thêm phân hữu cơ như: bánh dầu 15 ngày/lần, vitamin B1, kích thích ra
rễ...

-

các loại phân bón dùng cho lan hồ điệp:
Vì hầu hết các loài phong lan chỉ yêu cầu một ít phân bón. Lan hồ điệp cũng
không ngoại lệ. Do đó, khi bạn chăm sóc bón phân cho lan hồ điệp thì điều đầu
tiên cần phải nhớ là: sử dụng phân bón với nồng độ thật loãng để tưới cho lan
hồ điệp.

-


Cách bón phân cho từng giai đoạn trồng lan hồ điệp:
+ Cách bón phân cho hồ điệp sau khi trồng( trong 4-5 tháng đầu):
Sau 15 ngày ra chậu trồng, bón Vitamin B1 cho cây hồ điệp con, nồng độ
50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần.
Sau 1 tháng trồng ta bón phân NPK (30-10-10) pha loãng 30-40 mg/1 lít nước,
phun đều trên lá và thân. Tần suất tưới phân: cách 7-10 ngày/lần.
+ Cách bón phân cho hồ điệp từ tháng thứ 6-10 tháng:
Sau khoảng 5-6 tháng trồng, ta thay chậu lần I. Lúc này, chiều dài giữa 2 đầu mút
lá hồ điệp khoảng 12cm. Để chăm sóc cho cây trong giai đoạn này:





Bón phân NPK 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. 1 tuần phun 1 lần.
Sau 3 lần phun NPK 30-10-10, tưới 1 lần phân NPK 20-20-20 cho cây, giúp cây
cứng cáp.
Ngoài ra, ta có thể tưới thêm cho cây 1 số loại phân hữu cơ nữa như: Komix,
phân cá. Nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây lan, tạo điều kiện phát
triển mạnh hệ thống rễ hồ điệp.
+ Cách bón phân cho hồ điệp để hồ điệp chuẩn bị ra hoa:
Sau 10-12 tháng trồng, ta thay chậu cho lan hồ điệp lần thứ II. Lúc này, chiều
dài lá khoảng 10-12cm, đến khi cây có từ 4 lá thì bắt đầu quá trình phân hoá mầm
hoa. Cách bón phân trong giai đoạn này:



Sử dụng phân bón NPK 20-20-20+TE với tỷ lệ 40mg/1lít, phun và tưới định kỳ
5 - 7 ngày/lần.

17






Cách bón phân cho lan hồ điệp ra hoa: tưới loại phân có nồng độ P, K cao (như
NPK 10-60-10) đểgiúp cây tạo phát hoa. Pha với tỷ lệ 40mg/1lít, phun định kỳ
5 - 7 ngày 1 lần. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7
ngày phun 1 lần.
Khi thấy hồ điệp nhú hoa, ta tưới phân NPK 6-30-30 pha loãng với nồng độ
2g/lít nước,phun định kỳ 7-10 ngày/lần (nhầm giúp hoa to có kích thước to hơn,
hoa bền và sắc hoa đẹp hơn).
Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và dưỡng cây trở lại bằng cách
dùng phân NPK 30-10-10.
Một số loại phân bón thường dùng cho lan hồ điệp:

-

Phân vô cơ thường dùng cho lan hồ điệp:



Phân Bón Lá Grow More ( Hủ 100g giá 20k)
Grow More 30 - 10 - 10 : Nhánh khỏe, ra lá tốt
Grow More 6 - 30 - 30 : Kích ra hoa , tăng đậu quả
Grow More 20 - 20 - 20 : To củ , lớn trái , chắc hạt
Grow More 10 - 55 - 10 : Phân hóa mầm hoa, ra rễ


Phân Bón Lá Grow More


Phân bón NPK cao cấp Đầu Trâu (Giá 25k/ 1 chai 100g)
NPK cao cấp Đầu Trâu 501 (tăng trưởng)
NPK cao cấp Đầu Trâu 701 (ra hoa)
NPK cao cấp Đầu Trâu 901 (đẹp hoa, dưỡng cây sau khi ra hoa).

18


Phân bón NPK cao cấp đầu trâu
-

Phân hữu cơ thường dùng cho lan hồ điệp:



Phân bón lá hữu cơ Root Plex (Giá 20k/ 1 hủ)
Kích thích mọc mầm mạnh, giúp bộ rễ lan hồ điệp phát triển tốt, tăng khả năng
kháng bệnh của cây. Dùng rất tốt trong mùa nắng và mưa, làm lan phát triển
mạnh.

Phân bón lá hữu cơ Root Plex

19





Phân hữu cơ bón Qua Lá Komix

Phân hữu cơ bón Qua Lá Komix


Phân cá (Giá 20k/ 1 chai 100ml)
Giúp cây phát triển toàn diện cho cây. Dùng nhiều cây phát triển mạnh, thân to,
không độc cho cây. Nên dùng chung B1 và chỉ tưới khi vườn thật khô ráo. Có chút
mùi cá, không tanh, thối.

Phân cá (Giá 20k/ 1 chai 100ml)
Một số lưu ý khi bón phân cho lan hồ điệp:

20


a. Sử dụng phân bón tỷ lệ thuận với lượng ánh sáng mà lan hồ điệp nhận được:
+ Cường độ ánh sáng thấp & ngày ngắn = cần ít phân bón
+ Cường độ ánh sáng cao & ngày dài = bón phân nhiều hơn
b. Bón phân với liều lượng thấp & tưới thường xuyên tốt hơn là bón phân với liều
lượng cao.
6. Sâu bệnh và các vần đề khác:
A. Sâu hại trên lan hồ điệp
1. Rệp son (Scale insects) hút nhựa lan:
Là loại rệp có vỏ màu nâu. Loài rệp này thường bám vào lá để hút nhựa và thải ra
chất độc làm hại cây. Do đó phải phòng trừ thường xuyên để hạn chế khả năng
sinh sản của chúng ( loài này sinh sản rất nhanh và gây hại lớn cho vườn lan).
Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay hoặc dùng các thuốc như Regent, Lannate,
supracide...theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun 1 tuần 1 lần cho đến khi
tiêu diệt hoàn toàn.


2. Bọ trĩ (Thrips) hút nhựa cây lan:
Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn
hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu,
phân bò... Bọ trĩ là một vấn đề thường gặp trên cây lan vanda, dendrobiums và ít
xuất hiện hơn trên lan hồ điệp. Bởi vì chúng khá nhỏ (khoảng 1-5 mm), nên rất
khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Dấu hiệu cây hồ điệp bị nhiễm bọ trĩ: lá bị
21


biến dạng và cánh hoa bị hư hại do đó là nguồn thức ăn của chúng. Bọ trĩ thường
xuyên tấn công chồi và đỉnh tăng trưởng mới để hút nhựa cây.
Có thể dùng các loại thuốc như Bassa nồng độ 20cc/8lit, confidor... nên phun ngừa
thường xuyên 2lần/ tháng.

Bọ trĩ rất nhỏ và có thể phát hiện cho đến khi chúng gây thiệt hại đáng kể trên cây
lan.
3. Ốc sên, nhớt ăn lá lan hồ điệp:
Nó thường phá hoại ăn hết các rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới
mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm.

22


4. Nhện đỏ (red spider mites) làm lá hồ điệp héo rụng:
Là loại côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp quan sát có dạng
như con rệp, có 8 chân, thường có màu vàng lúc non rồi chuyển thành màu đỏ khi
trưởng thành, nó thường chui trong bẹ lá của cây, nằm kín ở phần gốc lá, gây hại
làm lá héo và rụng. Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Nhện đỏ
sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ

ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả trưởng
thành và trứng, các thuốc thường dùng là: Commite, Nissorun, Polytrin ... dùng
theo liều lượng khuyến cáo và xịt thường vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu
quả tiêu diệt cao.

Nhện đỏ (red spider mites)

Nhện đỏ (red spider mites) làm hại lá lan hồ điệp

23


Nhện đỏ (red spider mites) bám trên lá lan hồ điệp
B. Bệnh do nấm xuất hiện trên lan hồ điệp
1. Bệnh thối đen (black rot):
Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều.
Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng: Cây thường chết nhiều và nhanh
chóng, nhất là đối với cây con. Bệnh thường xuất hiện ở gốc, rễ rối và lan dần lên
thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi thối thành màu nâu, khi cầm vào
thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũng và đầy nước. Nguyên nhân là do nấm
Collectotrichum sp và Phytophthora sp. nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora
sp. gây ra. Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn
và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm
lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.

24


Phòng trừ: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử
dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào

dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt
và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng là: Kasumin, TopsinM,
CuzateM8, Score,super Tilt...theo nồng độ khuyến cáo của thuốc.

2. Bệnh đốm vòng (Anthracnose):
Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng
tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng
môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân
là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện
vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị
bệnh và phun các loại thuốc như : Mancozep, Dithal, Vicaben...theo nồng độ
khuyến cáo.

Hình cho thấy hình ảnh các bệnh thường gặp trong Phalaenopsis: đốm nâu vi
khuẩn (1), bệnh thán thư (2), thối do vi khuẩn (3) và (4) tương ứng.
(Figure shows images of diseases often observed in Phalaenopsis: bacterial brown
spot(1), anthracnose (2), bacterial rot (3) and (4) respectively.)

3. Bệnh khô lá (Leaf blight):

25


×