Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây bưởi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 48 trang )

Mục Lục
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3

I.

II. TỔNG QUAN ............................................................................................................. 4
1.

Xuất xứ: ................................................................................................................ 4

2.

Đặc điểm thực vật học của bưởi: ........................................................................ 5

III.

Một số giống bưởi trong nước: ............................................................................... 6

1.

Bưởi Năm Roi ....................................................................................................... 6

3.

Bưởi da xanh......................................................................................................... 7

4.

Bưởi Diễn .............................................................................................................. 8

5.



Bưởi Thanh Trà ................................................................................................... 9

6.

Bưởi Đoan Hùng................................................................................................... 9

7.

Bưởi Tân Triều ................................................................................................... 10

8.

Bưởi lông cổ vò ................................................................................................... 10

IV.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ CANH TÁC: ...................................................... 11

1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển: ................................... 12

2.

Thời vụ trồng cây bưởi: ..................................................................................... 15

3.

Chuẩn bị đất mô trồng cây bưởi: ..................................................................... 15


4.

Một số phương pháp điều khiển ra hoa trên bưởi:......................................... 17
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY BƯỞI: ........................................................... 20

V.
1.

Các phương pháp nhân giống cây bưởi theo truyền thống: .......................... 21

2.

Kỹ thuật ghép mắt: ............................................................................................ 24
2.1.

Nhân gốc ghép ............................................................................................... 25

2.2.

Giâm cành gốc ghép ...................................................................................... 26

2.3.

Chăm sóc, chuẩn bị trước khi ghép: .............................................................. 27

2.4.

Mắt ghép ........................................................................................................ 27


b.
3.

Thời vụ ghép: .................................................................................................... 31
Kỹ thuật nhân giống vô tính hiện đại: ............................................................. 31

3.1.

Vi ghép: ........................................................................................................ 31

3.2.

Nuôi cấy mô: ................................................................................................ 31
1


VI.

SÂU BỆNH ............................................................................................................. 33

1.

Sâu hại ................................................................................................................. 33

2.

Bệnh hại .............................................................................................................. 36

VII.


ỨNG DỤNG ........................................................................................................ 40

1.

Lá bưởi: ............................................................................................................... 40

2.

Hoa bưởi .............................................................................................................. 41

3.

Vỏ bưởi ................................................................................................................ 42

4.

Cơm bưởi ............................................................................................................ 44

5.

Hạt bưởi .............................................................................................................. 46

VIII.
IX.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................... 48

2



I.

MỞ ĐẦU

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất thuận lợi cho các loại cây trồng khác
nhau sinh trưởng và phát triển. Cây ăn quả là một loại cây có giá trị kinh tế cao, trồng cây
ăn quả có giá trị kinh tế lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Một số điều tra cho
thấy thu nhập từ cây ăn quả gấp 2 – 4 lần so với cây lúa, cá biệt có những vùng cao gấp
10 lần trên cùng 1 đơn vị diện tích. Trong nhiều loại cây trồng khác nhau ấy thì cây có
múi là một chủng loại cây ăn trái chiếm vị thế quan trọng trên thế giới. Cây có múi là tên
gọi chung của các loại cây ăn quả thuộc họ cam Rutaceae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae
mà chủ yếu là chi Citrus bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, chanh yên, bưởi chùm. Việt
Nam là một trong những nước bản địa của vùng phát sinh cây có múi, và cho đến nay cây
có múi giữ vị trí quan trọng trong ngành sản xuất trái cây.
Trong số các cây có múi thì Bưởi là một đặc sản quý, giá trị dinh dưỡng cao, ngoài chất
đường (8 -10%, trong đó saccharose là chủ yếu), bưởi đặc biệt rất giàu vitamin C, acid
hữu cơ, pectin có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Pectin của bưởi có tác dụng chống nhiễm
kim loại nặng và nhiếm phóng xạ, tham gia vào quá trình bài tiết cholesteron, chống sơ
cứng động mạch và có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Bưởi là một loại cây ăn trái quen
thuộc với người Việt Nam. Quả bưởi là món ăn tráng miệng ngon và lành. Hương hoa
bưởi thơm ngát. Đặc biệt là khả năng chữa bệnh của cây bưởi, từ lá đến hoa, từ múi bưởi
tới vỏ ngoài của quả bưởi. Ngoài vai trò cung cấp một lượng vitamin dồi dào cho sức
khỏe con người, Bưởi còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao và làm tăng ngoại tệ
đáng kể nhờ xuất khẩu, trọng lượng quả lớn, cây có thể cho thu hoạch quả đạt năng suất
cao. Theo FAO (Tổ chức an toàn lương thực thế giới, 2002) thì diện tích trồng cam quýt
và bưởi trên toàn thế giới khoảng 7.330.000 ha với sản lượng 103.300.000 tấn/năm, mang
lại giá trị khoảng 3 tỷ USD.

Hình 1: Vườn bưởi.


3


Tuy nhiên, với yêu cầu của các nhà tiêu thụ cũng như nhu cầu của người tiêu dùng thì cần
phải có các giống bưởi ngon, chất lượng cao. Mặc khác, những năm gần đây dịch vàng lá
greening cùng nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác đã lây lan mạnh làm suy yếu cây, từ đó
làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Để có giống tốt cung cấp cho các nhà vườn, để tạo
ra nhiều giống mới kháng virut, thỏa mãn yêu cầu cấp thiết về chất lượng thì các biện
pháp kỹ thuật nhân giống cây trồng là điều cần thực hiện trong sản xuất Bưởi hiện nay.

Hình 2: Quả và cây bưởi giống.
Vì vậy, chúng em đã thực hiện đề tài “Kỹ thuật canh tác và nhân giống cây có múi – cây
Bưởi” để giới thiệu về các kỹ thuật nhân giống cây bưởi cũng như tổng quan về nguồn
gốc, phân loại, ứng dụng của Bưởi.
Chúng em xin cảm ơn T.S Dương Công Kiên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy.
Bài làm còn nhiều thiếu xót, mong Thầy thông cảm và góp ý cho chúng em.
II.
1.

TỔNG QUAN
Xuất xứ:

Chawalit Niyomdham,1992 cho rằng: Bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan sang
Indonesia, Trung Quốc, phía Nam Nhật Bản, phía Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ.
Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở phía Đông Malaysia kể cả các đảo Fiji và
Friendly. Janata cho rằng: bưởi được thu thập từ những cây hoang dại ở Garohills, từ
vùng nguyên sản này bưởi được chuyển đến phía Đông của vùng trồng cây bưởi ở
Yongtze và phía Nam đại dương theo đường Salween hoặc đường Songka. Theo quan
điểm của Giucopki để có tài liệu chắc chắn về nguồn gốc của cây bưởi cần nghiên cứu

các thực vật thuộc họ Rutaceae và nhất là họ phụ Aurantinoidea ở vùng núi Hymalaya
miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo Đông Dương. Một số tác giả Trung
Quốc cho rằng: cây bưởi hiện đang trồng ở Trung Quốc có thể được du nhập. Song sự du
nhập phải từ trên 2000 năm. Như vậy nguồn gốc của cây bưởi cho đến nay vẫn chưa
được thống nhất, nhưng với lịch sử trồng trọt lâu đời nhiều tác giả cho rằng bưởi có thể
4


có nguồn gốc tại Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc… Hiện nay, bưởi được trồng nhiều ở
phía Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines, Ấn Độ, Việt Nam,…
2. Đặc điểm thực vật học của bưởi:
Cây Bưởi (Citrus spp.) thuộc họ cam (Rutaceae), chúng thuộc nhóm thân gỗ, cao khoảng
5-6 mét, tuổi thọ có thể tới 50 năm.
Rễ: là rễ cọc (nếu cây được trồng từ hạt), phát triển chủ yếu ở tầng đất mặt, với độ sâu
khoảng 50 cm trở lên. Sự phân bố của rễ tùy thuộc vào một số yếu tố như tầng đất canh
tác, hình thức nhân giống, mực thủy cấp trong vườn, kỹ thuật trồng… Nhìn chung rễ
Bưởi thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh dưỡng được phân bố ở gần lớp đất mặt, vì thế
cần phải giữ cho lớp đất mặt luôn tơi xốp và không nên cuốc xới nhiều ảnh hưởng đến bộ
rễ.
Thân, cành: có gai cứng, gai ngay, dài, có khi tới 6-7 cm, ra nhiều cành, đặc biệt cành
vượt mọc rất khỏe. Trong một năm có thể ra 3-4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành
trên cây mà người ta đặt tên các loại cành.
Lá: lá đơn, dạng phiến, hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, lá to dày xanh đậm, không có lông,
mép lá có răng nhỏ, gân phụ 5-6 cặp, có eo lá (cánh lá) rất lớn, có đốt ở đáy phiến lá.
Trên lá có chứa nhiều túi tinh dầu thơm.
3. Định danh trong khóa phân loại:
Cây bưởi nói riêng và cây có múi (cam quýt) nói chung đều thuộc họ Rutaceae đều có
chung những đặc điểm phân loại như: cây có mang tuyến dầu chủ yếu phân bố ở lá, bầu
mọc nối trên đài hoa, lá phần lớn có đỉnh viền răng cưa, quả gồm hai hay nhiều noãn bên
trong. Họ Rutaceae được phân chia thành 130 giống (genus) với những đặc điểm chung

như trên, 130 giống này nằm trong 7 họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ Aurantirideae có
ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc Citreae (28
giống) và tộc phụ Citrinae (13 giống), 3 nhóm “tiền cam quýt” và nhóm “cam quýt thực
sự” được phân nhóm từ Citreae và tộc phụ Citrinae. Sự phân loại cam quýt khá phức tạp
vì có rất nhiều giống (cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của các giống này
(hybrids), hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân
tố gây khó khăn cho việc phân loại cam quýt. Hiện nay tồn tại hai hệ thống phân loại cam
quýt được nhiều người áp dụng. Theo Tanaka cam quýt gồm 160 - 162 loài, ông quan sát
thực tiễn sản xuất và cho rằng các giống cam quýt qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở
thành giống mới, Tanaka quan sát và ghi chép tỉ mỉ đặc điểm hình thái của các giống đã
biến dị và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới với tên khoa học được bắt đầu
bằng tên của giống hoặc loài đã sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ Horticulture Tanaka.
Swingle đã phân chia cam quýt ra thành 16 loài, bảng phân loại của Swingle đơn giản
hơn nên được sử dụng nhiều hơn, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn phải dùng bảng phân
loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết đến từng
giống.
Theo Swingle (Mỹ) và Tanaka (Nhật Bản) thì cây bưởi được phân loại như sau:
5


Bưởi thuộc họ: Rutaceae
Họ phụ:

Aurantioideae

Chi:

Citrus

Chi phụ:


Eucitrus

Loài:

III.

-

Citrus grandis (bưởi)

-

Citrus paradisi (bưởi chùm)

Một số giống bưởi trong nước:

Phân loại Hiện nay tại Việt Nam có các giống bưởi ngon, nhiều dưỡng chất, mang lại
hiệu quả kinh tế cao như: bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan
Hùng, bưởi Diễn, bưởi Thanh Trà... Sau đây là những nét khái quát chung về một số loại
bưởi.
1. Bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao, và
có giá trị kinh tế lớn. Bưởi Năm Roi được công nhận là giống sạch bệnh, cho năng suất
cao và chất lượng tốt, ngon nhất trong các giống bưởi hiện nay, thích nghi với điều kiện
tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên bưởi Năm Roi được trồng nhiều ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha.
Đặc điểm của bưởi Năm Roi là: hình quả lê, trọng lượng trung bình từ 1-1,4 kg, trái có
núm, khi quả chín có màu vàng xanh, vỏ mỏng, ráo nước, thịt quả màu xanh vàng, mịn
đồng nhất. Múi và vách múi rất dễ tách, ăn dòn, ngọt, thơm, vị hơi dôn dốt chua, đặc biệt

là không có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỷ lệ phần ăn được trên 55%, độ brix từ 912%. Phù hợp ăn tươi, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhiều nước. Thời vụ thu
hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch.

Hình 3: Bưởi năm roi.

6


2. Bưởi Phúc Trạch
Nguồn gốc bưởi Phúc Trạch là ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện
nay giống bưởi này đang được trồng ở hầu hết các huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc
Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất của nước ta. Quả hình cầu hơi
dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, trọng lượng trung bình từ 1-1,2 kg, tỷ lệ ăn được 60-65%, số
lượng hạt từ 50-80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi. Bưởi Phúc Trạch sống lâu năm, vài
năm đầu cây cho quả tương đối thấp, nhưng từ năm thứ 6 trở đi lượng quả thu được khá
ổn định: từ 90-120 quả. Quả sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15. Cây bưởi già trên 20 năm
vẫn giữ được năng suất quả cao, cây bưởi càng già quả càng ngon, ngọt đậm. Nếu tính
thời gian sống và năng suất cho quả lâu năm thì bưởi Phúc Trạch có ưu thế vượt trội hơn
hẳn các loại cây ăn quả có múi khác như chanh, cam, quýt…

Hình 4: Quả bưởi phúc trạch.
Không chỉ có ở giá trị độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được ưa chuộng vì rất dễ bảo
quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất
lâu mà không cần bất kì loại hoá chất bảo quản nào. Vỏ quả có thể hơi khô héo đi nhưng
chất lượng múi bên trong không hề suy giảm. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm
nghiên cứu cây ăn quả Phủ Qùy (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi
Phúc Trạch được đánh giá là ngon và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Bưởi da xanh
Bưởi da xanh là đặc sản của xứ dừa Bến Tre, có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn (xã Thanh
Tân, Mỏ Cầy, Bến Tre), bên kia sông Hàm Luông. Bưởi da xanh trồng nhiều nhất tại xã

Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre, bên này sông Hàm Luông. Bưởi da xanh sở dĩ được tôn
vinh là bưởi “vua” vì ăn rất ngọt, ráo nước, không hạt (hoặc rất ít hạt), vỏ mỏng, thịt bưởi
đỏ sậm bắt mắt và cho trái quanh năm. Bưởi có thể bảo quản trong thời gian dài (vài
tháng) mà vẫn đảm bảo chất lượng và cảm quan.

7


Hình 5: Quả bưởi da xanh.
Bưởi da xanh ở Bến Tre có lợi thế về chất lượng cao hơn ở các tỉnh khác như : tép bưởi
màu hồng đỏ, bó chặt, dễ tách ra khỏi trái, nhiều nước nhưng không dính tay, vị ngọt hầu
như không chua, độ Brix từ 9,5-12, tỷ lệ thịt quả trên 55%, mùi thơm, ít hạt, dễ bảo quản,
vận chuyển trong thời gian lâu, chỉ cần công nghệ đơn giản có thể giữ chất lượng hương
vị trong thời gian từ 2-3 tháng. Thời gian thu hái cho cả ăn tươi và bảo quản là 210-216
ngày sau khi đậu quả. Biểu hiện bên ngoài: các hạt tinh dầu trên vỏ quả nở to, vỏ quả sần
sùi, dùng tay ấn nhẹ đáy quả sẽ cảm nhận được độ lún nhất định.
4. Bưởi Diễn

Hình 6: Quả bưởi diền
Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liên, Hà Nội). Bưởi Diễn là một
đột biến của bưởi Đoan Hùng. Bưởi Diễn quả tròn, vỏ trái nhẵn khi chín màu vàng cam,
trọng lượng trung bình từ 0,8-1 kg/trái, tỷ lệ phần ăn được từ 60-65%, số hạt trung bình
khoảng 50 hạt, múi và vách múi dễ tách rời nhau, thịt trái màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt,
độ brix từ 12-14%. Thời gian thu hoạch bưởi Diễn muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường
vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch.
8


5. Bưởi Thanh Trà
Bưởi Thanh Trà trồng nhiều ở huyện Hương Trà-Huế, ven bờ sông Hương. Bưởi Thanh

Trà là giống bưởi ngon có tiếng: quả nhỏ, hình quả lê, trọng lượng trung bình từ 0,60,8kg, vỏ quả mỏng dễ bóc, khi quả chín màu xanh, tép nhỏ mọng nước nhưng ăn dòn
ngọt , thịt quả mịn, đồng nhất, màu vàng xanh, tỷ lệ phần ăn được từ 62-65%, độ brix 1012. Bưởi Thanh Trà thu hoạch vào tháng 9 dương lịch. Ở nhà vườn Thanh Trà hầu như
quanh năm có mùi hương thơm dịu, đặc biệt khi bưởi Thanh Trà ra hoa.

Hình 7: Quả bưởi Thanh Trà.
6. Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng Huyện Đoan Hùng-Phú Thọ có hai giống bưởi đặc sản đạt các chỉ tiêu
quốc gia đó là giống bưởi Sửu Chí Đám và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân).
Nguồn gốc của giống bưởi này được người dân xã Chí Đám nhân ra từ cây bưởi ngon của
người nông dân có tên là Sửu cách đây trên 200 năm. Vì vậy, người dân đã lấy tên ông
đặt tên cho giống bưởi này. Bưởi Sửu Chí Đám sau 5 năm trồng đã cho quả có chất lượng
tốt, cây 15 tuổi có năng suất từ 100-150 quả. Quả có chất lượng cao, trọng lượng trung
bình 0,7-0,8kg/quả, dạng quả cầu lồi, khi chín có màu vàng xanh, trục quả rỗng, múi dễ
tách, tép múi màu trắng xanh, thịt quả màu trắng phớt hồng, mềm, mọng nước, ngọt mát,
hương vị đậm. Quả có thể để lâu sau thu hoạch, bảo quản sau 5-6 tháng quả vẫn giữ được
chất lượng tốt. Bưởi Bằng Luân: tập trung ở xã Bằng Luân, thuộc vùng Tây Bắc của
huyện. Bưởi Bằng Luân có phẩm chất tốt, thích ứng rộng, cho năng suất cao, cây 15 tuổi
có chiều cao 6-7m, tán rộng 6,5-7,5m, năng suất trung bình từ 300-400 quả/ cây, trọng
lượng trung bình 1-1,2kg/quả, dạng quả hình cầu, khi chín có màu vàng rơm, màu thịt
quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm,
mùi thơm. Loại bưởi này có thể quản bảo bằng phương pháp truyền thống đến 5 tháng
vẫn giữ nguyên phẩm chất. Bưởi Bằng Luân có cách đây 200-300 năm là giống có nhiều
9


nhất ở Đoan Hùng, hầu hết các xã ở trong huyện đặc biệt là Bằng Luân và Quế Lâm đều
trồng giống bưởi này.

Hình 8: Quả bưởi Đoan Hùng
7. Bưởi Tân Triều

Bưởi Tân Triều nổi tiếng từ xưa đến nay là loại bưởi thơm ngon, thanh mà không chua,
rất đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ Cù lao Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai. Trái bưởi to tròn đều, màu vàng sáng đẹp, vỏ bưởi có mùi thơm nhẹ,
múi bưởi không bị lép, tép to, đều, ăn rất ngon miệng. Cùng với bưởi Năm Roi (Vĩnh
Long), bưởi Tân Triều đã chiếm lĩnh thị trường thành phố Hồ Chí Minh và bước đầu xuất
khẩu sang một số nước, làng bưởi Tân Triều đã có hơn 250ha. Vùng nổi tiếng là ở cù lao
Phố và cù lao Tân Triều trên sông Đồng Nai. Bưởi quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp
trắng, múi dễ tách, ăn dòn, ngọt dôn dốt chua.

Hình 9: Quả bưởi Tân Triều.
8. Bưởi lông cổ vò

10


Vùng chuyên canh: Xã An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây, Thiện
Trí (Huyện Cái Bè). Diện tích: 45 ha ; Sản lượng: 1125 tấn/ha. Bưởi lông cổ cò là một
đặc sản của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hình 10: Quả bưởi lông cổ cò.
Cây có đặc tính sinh trưởng khá mạnh, phiến lá hình elip, màu xanh đậm và trên bề mặt
có lớp lông tơ mịn, có khả năng chống chịu tốt đối với bệnh vàng lá thối rễ và khá ổn
định. Quả bưởi có dạng hình quả lê, bên ngoài có lớp lông trắng mịn, sờ tay vào hơi
nhám, lớp lông này sẽ rụng dần. Khi chín vỏ quả có màu xanh vàng có phủ lớp lông tơ
mỏng bên ngoài vỏ. Vỏ quả khá mỏng, trong quả bì màu trắng hồng, thịt quả màu vàng
đỏ, dễ tách, vị ngọt đến ngọt chua nhẹ, độ Brix từ 10-11, khá nhiều nước, múi thơm, mỗi
trái từ 5-30 hạt. Trọng lượng từ 0,9-1,4kg/trái, cá biệt có trái nặng đến 2kg. Bưởi lông cổ
cò có thể tồn trữ đến 20 ngày nếu được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng. Hiện
nay bưởi lông cổ cò được trồng ở các xã Mỹ Lương, Tân Thanh, Tân Hưng, Hòa Hưng,
An Hữu, An Thái Trung, Hòa Khánh, An Thái Đông của huyện Cái Bè với diện tích

1600-1700ha.
IV.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ CANH TÁC:

Ở nơi đất thấp, khi trồng cây bưởi cần phải đào mương lên líp để xả phèn, mặn và nâng
cao tầng canh tác; hàng năm nếu có nước ngập úng thì vườn cần phải thiết kế bờ bao để
bảo vệ cây trồng.
- Trồng cây chắn gió cho cây Bưởi: Nên trồng cây chắn gió trên bờ bao của vườn bằng
các loại cây như mít, xoài, dừa….
- Khoảng cách trồng cây Bưởi: Tùy theo giống và vùng đất trồng mà khoảng cách trồng
thay đổi cho phù hợp, có thể là 5x6m hay 6x6m hoặc 6x7m.

11


- Trồng cây che mát: Cây Bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ, vì vậy nên trồng cây che mát
như: mận, mãng cầu, so đủa, cau… Cây che mát thường được trồng xen giữa 2 hàng
cây bưởi hoặc dọc theo mương.
- Giống trồng: Tùy vào vùng đất, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ mà chọn giống trồng cho
thích hợp. ĐBSCL có thể trồng các giống như: bưởi da xanh, bưởi năm roi, bưỡi long,
bưởi thanh trà.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển:
Cây bưởi là loài cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bố rộng rãi, thích nghi với khí
hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu thời tiết cũng ảnh hưởng lớn tới
sinh trưởng, mã quả, độ lớn quả, năng suất và chất lượng quả.
a. Đất và dinh dưỡng:
Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1995) cho rằng cây bưởi có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau như: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ,
đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng bưởi trên đất xấu, nghèo dinh

dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn. Cây bưởi có thể trồng
được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 6, điện thế oxy hóa khử
Eh > 300mV. Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây bưởi phần lớn ở dạng
dễ tiêu, nếu là đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất. Đất trồng bưởi
cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng và phát triển
bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ ngừng sinh trưởng. Nếu chúng ta
đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với bưởi thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến
đất phù sa mới bồi hàng năm, đất bazan, đất dốc tụ và đất đá phiến sét. Không nên trồng
bưởi trên đất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc những
nơi có mực nước ngầm cao mà không thể thoát được nước. Dinh dưỡng: để phát triển tốt
bưởi cũng như cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng
đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng Cu, Mg, B.
- Đạm: là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và phẩm chất quả. Đạm xúc
tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hình thành lộc mới trong năm. Nhiều đạm
quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả: Quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên
mã chậm, màu sắc quả đậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm.
Thiếu đạm, lá mất diệp lục ngả sang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễ
chết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất cây giảm. Ở nước ta cây hấp thu đạm quanh năm
nhưng mạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2 đến tháng.
- Lân: rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa. Thiếu lân cành lá sinh trưởng kém, lá
rụng nhiều, rễ không phát triển được. Lân có tác dụng làm giảm hàm lượng axit trong
quả, nâng cao tỷ lệ đường, axit làm cho hương vị quả thơm ngon, giảm hàm lượng
vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặt không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng
chuyển mã nhanh.
- Kali: rất cần cho bưởi, cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳ quả phát triển
mạnh. Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Cây được bón đủ kali quả
12


to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trong khi cất giữ và vận chuyển. Tuy nhiên nếu thừa

kali trong lá, trong cây thì cành lá sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được. Trong
đất nếu có nhiều kali sẽ ngăn trở quá trình hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưng mẫu
mã xấu, vỏ dày, thịt quả thô.
- Magiê: có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây bưởi. Các nguyên tố vi lượng khác
nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả. Tuỳ
thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng quả nhiều hay ít. Bón đầy đủ phân chuồng và phân
hữu cơ có thể khắc phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất.
b. Nhiệt độ không khí:
Cây có múi nói chung, bưởi nói riêng có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 390C, nhiệt
độ thích hợp nhất là từ 23 - 290C, nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây ngừng
sinh trưởng. Nhìn chung, nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt
động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả. Ở vùng á nhiệt đới cây bưởi
thường có 2 - 5 đợt sinh trưởng, còn ở vùng nhiệt đới thấp, một số vùng á nhiệt đới và
vùng duyên hải có thể có nhiều đợt sinh trưởng. Nhiệt độ để bắt đầu phát sinh một đợt lộc
là >12,50C, thời gian phát sinh lộc khác nhau ở mỗi vùng sinh thái, nhiệt độ tốt nhất cho
sinh trưởng của các đợt lộc là từ 25 - 300C, cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 300C. Sự hút
nước và các chất dinh dưỡng tăng khi nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 300C và ngược
lại để có sự cảm ứng ra hoa nhiệt độ phải dưới 250C trong nhiều tuần ở vùng á nhiệt đới,
trên đồng ruộng cần có thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày để phân hoá hoa. Nhiệt độ
ngưỡng tối thiểu cho ra hoa là 9,40C, nhiệt độ thấp (< 200C) thời gian nở hoa kéo dài,
nhiệt độ cao (từ 25 - 300C) thời kỳ nở hoa ngắn hơn. Trên cây bưởi thường có 5 loại cành
hoa: (1) cành có hoa không có lá; (2) cành có ít hoa và nhiều lá; (3) cành có nhiều hoa và
ít lá; (4) cành có ít hoa, ít lá; và (5) cành sinh dưỡng chỉ có lá, không có hoa. Những cành
có tỷ lệ hoa, lá như loại (4) có tỷ lệ đậu quả và giữ được tỷ lệ quả đến thu hoạch cao nhất.
Số lượng hoa không lá, có lá liên quan đến nhiệt độ. Những vụ có nhiệt độ mùa Đông
thấp, kéo dài dẫn đến sự phát triển cành nhiều hoa không lá và ngược lại nhiệt độ cao sẽ
tạo ra nhiều cành hoa có lá. Số hoa tạo ra có tương quan thuận với thời gian cảm ứng
nhiệt độ thấp. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thụ phấn, hoặc gián tiếp đến hoạt
động của côn trùng (ong sẽ không hoạt động khi nhiệt độ xuống dưới 12,50C), hoặc trực

tiếp bằng tác động tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn. Khi hạt phấn rơi xuống núm
nhụy, tốc độ nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn xuyên qua vòi nhụy được tăng cường
trong điều kiện nhiệt độ 25 - 300C, bị giảm xuống hoặc bị ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ
thấp dưới 200C. Nhìn chung ống phấn xuyên suốt được vòi nhụy mất từ 2 ngày đến 4
tuần phụ thuộc vào giống và nhiệt độ. Ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng tới thụ phấn và
thụ tinh, ẩm độ cao làm tốc độ nảy mầm cũng như sinh trưởng của ống phấn nhanh hơn
tốc độ mở của vòi nhụy gây vỡ ống phấn và quá trình thụ tinh không được thực hiện.
Ngoài ra ẩm độ không khí có liên quan tới số ngày mưa, đặc biệt là mưa phùn làm hạn
chế sự hoạt động của côn trùng cũng như sự tung phấn của hoa, ẩm độ thích hợp cho thụ
phấn từ 80 - 85%.
13


Rụng quả sinh lý là sự rối loạn liên quan đến sự cạnh tranh hydrat cacbon, nước,
hoocmon và các chất trao đổi chất khác giữa các quả non. Tuy nhiên, vấn đề này rõ nhất
lại là do tác động của các stress, đặc biệt là nhiệt độ cao và thiếu nước. Nhiều tác giả đã
chứng minh được rằng khi nhiệt độ không khí trên 400C và ẩm độ giảm xuống dưới 40%
có thể gây rụng quả hàng loạt. Trong điều kiện tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh
miền núi phía Bắc nói chung thì nhiệt độ và ẩm độ phụ thuộc rất nhiều vào các tiểu vùng
khí hậu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với cây bưởi
diễn hay không là hết sức cần thiết.
c. Ánh sáng:
Cây bưởi ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 lux, ứng với 0,6 cal/cm2, tương
ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày quang mây mùa hè. Cường độ và
chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây bưởi ở thời kỳ
sinh trưởng sinh dưỡng do ảnh hưởng trực tiếp lên sự đồng hoá CO2, gián tiếp lên nhiệt
độ lá. Sự đồng hoá CO2 thực tăng khi năng lượng bức xạ - PPF (photosynthetic photon
flux) tăng từ 0 đến khoảng 700 µmol m-2 s -1. Trên thực tế sự đồng hoá CO2 thực tối đa
cho hầu hết các loài cây bưởi chỉ đạt ở mức 30 - 35% ánh sáng đủ (ánh sáng đủ PPF từ
2000 - 2200 µmol m-2 s -1 ). Trong điều kiện bão hòa ánh sáng càng lâu thì tiềm năng

đồng hoá CO2 thực càng lớn, với điều kiện nhiệt độ, nước, dinh dưỡng và các yếu tố
khác không hạn chế sự quang hợp. Mức độ đồng hoá CO2 thực ít hơn 2µmol m-2 s -1 sẽ
làm giảm số lượng hoa và năng suất thấp. Tốc độ phát triển của tán tuỳ thuộc vào cường
độ ánh sáng, ở những cây có chỉ số diện tích lá (LAI - Leaf Area Index) cao, quả ra hầu
hết ở những vùng ngoài tán vì năng lượng bức xạ bị giảm ở sâu trong tán. LAI liên quan
trực tiếp đến PPF trong tán. Do vậy, LAI cao sẽ hạn chế sự tạo chồi và hoa (PPF <50
μmol m-2 s-1). Việc tỉa ngọn hoặc cắt tỉa cành là cần thiết để duy trì sự hấp thu ánh sáng,
kích thích tạo quả ở cây trưởng thành.
d. Ẩm độ và lượng mưa:
Bưởi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy đây là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần
nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết
quả và quả đang phát triển. Trong năm bưởi cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Tuy ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một
hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu
sẽ bị thối chết làm rụng lá và quả non.
Bưởi yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này không những đảm bảo
cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã
quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho
cây bưởi, ẩm độ không khí quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm
thường gây hiện tượng rám nắng và nứt quả.
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng cây bưởi là khoảng 2000 mm. Lượng
mưa phân bố đều trong năm được cho là thích hợp hơn lượng mưa lớn tập trung vào một
số ít tháng. Cây bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, ra hoa và quả phát triển. Thiếu
14


nước được sử dụng như là một phương tiện để tạo nên cảm ứng ra hoa ở cây bưởi trong
nhiều năm trở lại đây. Phương pháp gây hạn cũng đã được sử dụng để cho cây bưởi ra
hoa trái vụ ở nhiều vùng sản xuất. Tại Việt Nam biện pháp xiết nước đã được thực hiện
khá phổ biến trên một số giống bưởi trồng ở các tỉnh phía Nam (Da Xanh, Năm Roi,...)

nhằm tạo quả trái vụ. Tuy nhiên,biện pháp này khó thực hiện ở những vùng á nhiệt đới.
e. Gió:
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng bưởi.
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm,
giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng
đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn.
2. Thời vụ trồng cây bưởi:
Có thể trồng được cây bưởi quanh năm nhưng phải bảo đảm được nước tưới và tiêu nước
cho cây. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.
3. Chuẩn bị đất mô trồng cây bưởi:
Chúng ta nên đắp mô để trồng mục đích là nâng cao tầng canh tác, đất làm mô thường là
đất mặt hoặc đất bùn mương để khô, mô có đường kính khoảng 80- 100cm; cao tùy vào
độ cao của đất, giữa mô nên đào hố có kích thước 0, 6X0, 6m. Sau đó cho vào hố 2040kg phân chuồng + 1kg Super Lân+ 0, 5kg vôi trộn đều với đất.
a. Phương pháp đặt cây bưởi con:
Khi trồng đặt cây bưởi xuống giữa mô, đặt bầu ngang mặt mô, lấp đất lại bằng mặt mô,
cắm cọc giữ cây tránh gió làm lung lay, tưới nước cho cây bưởi.
Nếu trồng bằng cây bưởi ghép nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm để tránh
hiện tượng tách chồi do gió. Nếu trồng bằng cành chiết cây bưởi, nên đặt cành nghiêng so
với mặt đất một gốc khoảng 45° để giúp cây phân cành tốt.
b. Tủ gốc giữ ẩm cho cây bưởi:
Trong mùa nắng cần phải tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm, đồng thời cũng hạn
chế cỏ dại. Chú ý khi tủ phải chừa cách gốc khoảng 20cm để hạn chế các loại nấm bệnh
tấn công gốc cây bưởi.
c. Tưới và tiêu nước cho cây bưởi:
Cây Bưởi rất cần nước trong thời kỳ cây con và thời kỳ cây ra hoa đậu trái, nhưng cây rất
sợ bị ngập úng, do đó cần phải chú ý thoát nước cho cây bưởi trong mùa mưa lũ.
d. Vét bùn bồi líp cho cây bưởi:

15



Công việc bồi bùn lên líp cho cây bưởi có thể kết hợp vói việc tạo khô hạn để xử lý ra
hoa; có thể bồi vào khoảng tháng 2- 3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng
2- 3cm là tốt nhất. Thời gian bồi bùn nên 2 năm bồi một lần.
e. Bón phân cho cây bưởi:
Tùy vào loại đất, giống và điều kiện sinh trưởng của cây bưởi mà cung cấp loại phân bón
cho thích hợp.


Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây bưởi:

Giai đoạn cây bưởi từ 1- 3 năm tuổi, phân bón được chia làm 3- 5 đợt trong năm để bón
cho cây; 6 tháng sau khi trồng có thể dùng 40gr phân Urê pha vào nước để tưới 1
tháng/lần.
Bảng 1: Liều lượng phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản cây bưởi.
Urê (g/cây/năm)

Lân (g/cây/năm)

Kali (g/cây/năm)

100- 200

150- 250

30- 60

2

200- 300


300- 400

80- 150

3

300- 500

500- 600

150- 200

Phân bón
năm
1


-

Thời kỳ kinh doanh cây bưởi:
Sau thu hoạch 1 tuần, bón: 25% Urê+ 25% Lân+ 5- 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.
Một tháng trước khi cây bưởi ra hoa bón: 25% Urê+ 50% Lân+ 30% Kali.
Sau khi cây bưởi đậu trái (giai đoạn trái đang phát triển) bón: 50% Urê+ 25%
Lân+ 50% Kali.
Một tháng trước thu hoạch quả cây bưởi, bón 20% Kali.

Giai đoạn trái bưởi đang phát triển, lượng phân nên chia làm nhiều lần bón tùy theo mức
độ đậu quả và sự phát triển của quả cây bưởi. Hằng năm nên bón bổ sung từ 0, 5- 1kg
phân Ca(NO3) 2/công để cải thiện phẩn chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái

bưởi.
Bảng 2: Liều lượng phân bón cho cây bưởi dựa vào năng suất thu hoạch vụ trước
(kg/cây).
Liều Lượng

Phân bón N. S.
Thu hoạch Vụ trước
20 kg/cây/năm
40 kg/cây/năm
60 kg/cây/năm

Urê

(g/cây/năm)
Lân

650
1000
1. 300

900
1. 500
1. 800
16

Kali
350
600
700



90 kg/cây/năm
120 kg/cây/năm
150 kg/cây/năm

1. 700
2. 200
2. 600

2. 500
3. 00
3. 600

1. 000
1. 250
1. 500

Ngoài các loại phân vô cơ trên, để tạo ra sản phẩm hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu
trái cây, khi bón phân cho cây bưởi cần sử dụng nhiều phân hữu cơ hoặc sử dụng các loại
phân sinh hóa hữu cơ như Komix để bón cho cây bưởi, với loại phân và liều lượng như
sau:
* Thời kỳ kinh doanh cây bưởi: Bón phân Komix bột chuyên dùng cho cây ăn trái với
liều lượng 6kg/cây năm, chia làm 3 lần bón:
- Sau thu hoạch quả cây bưởi bón 2kg/cây.
- Trước khi cây bưởi ra hoa bón 2kg/cây.
- Khi cây bưởi nuôi trái bón 2kg/cây
Ngoài ra trong thời gian trái bưởi đang phát triển phun phân bón lá Komix FT và Komix
superzinc- k khoảng 5 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau 10 ngày liều lượng theo hướng dẫn
trên bao bì.
f. Tỉa cành tạo tán cho cây bưởi:

-

Tỉa cành cây bưởi:

Hàng năm, sau khi thu hoạch quả cây bưởi, cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (
thường rất ngắn khoảng 10- 15cm) cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán
cây bưởi không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại
bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhằm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng
và sâu bệnh cho cây bưởi. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ bằng
nước javel hoặc cồn 90° trước khi tỉa cảnh cây bưởi.
-

Tạo tán cho cây bưởi:

Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn cảnh cây bưởi, mục đích để
các mầm ngủ và các mầm bên phát triển. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và
phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1. Dùng cọc tre cắm xuống đất để
giữ cành bưởi cấp 1 tạo với thân chính 1 gốc 35- 40°. Từ cành cấp 1 sẽ phát triển cành
cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này
cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ
hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng
cần loại bỏ những các chỗ cành cây bưởi mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây bưởi
sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch quả
cây bưởi.
4. Một số phương pháp điều khiển ra hoa trên bưởi:
17


Trong việc thay đổi tập tính của cây phù hợp với sự mong muốn của con người có nhiều
vấn đề cần phải giải quyết. Nếu chúng ta muốn thay đổi chu kỳ tự nhiên của cây, việc đầu

tiên là cây ăn quả phải được trồng trong điều kiện kiểm soát được, chúng ta phải tác động
một số biện pháp kỹ thuật để thay đổi tập quán, chu kỳ phát triển cuả cây nhằm ngăn
chặn sự sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng. Bởi vì cây không dể dàng hình thành mầm
hoa khi cây đang ở giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng.
Ở những vùng có hệ thống tưới tiêu, ngưng tưới nước tạm thời tạo khô hạn nhân tạo sẽ
làm cho cây tạm dừng sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng. Việc gây "stress” cho cây ăn
quả bằng các biện pháp như: khoang vỏ, xiết nước, xông khói hoặc sử dụng hoá chất sẽ
gia tăng nhanh chóng hàm lượng AAB trong cây và lá, mà AAB là một chất ức chế sinh
trưởng rất mạnh vì vậy sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng của cây, buộc
chúng chuyển sang giai đoan sinh trưởng, phát triển sinh sản. Mỗi biện pháp đều có
những ưu và khuyết điểm của nó, tuỳ loại cây trồng, tuổi cây, tình trạng dinh dưỡng, điều
kiện ngoại cảnh,…mà chúng ta áp biện pháp xử lý ra hoa thích hợp. Có 3 phương pháp
xử lý ra hoa thường áp dụng trên bưởi:
a. Xử lý ra hoa bằng cách tạo sự khô hạn:
Một trong những đặc điểm của cây bưởi nói chung và cây bưởi nói riêng so với những
loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự
biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để
tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.
Cây bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý
được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt. Việc tạo khô hạn vào tháng
12-01 dương lịch sẽ thu hoạch quả vào Tết Trung Thu (khoảng tháng 7-8 dương lịch);
hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch quả vào tết Nguyên Đán (khoảng
tháng 12 dương lịch). Gặp lúc mưa thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh
gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa, tuy nhiên phải tốn chi phí để mua nylon
và tỷ lệ ra hoa không cao. Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa
cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc... kế đến bón phân với liều lượng tùy thuộc
vào sự sinh trưởng và tuổi cây.
Cây được bón phân lần 2 trước khi tiến hành ngưng xử lý ra hoa. Mực nước trong mương
được khống chế ở mức thấp nhất nhưng phải trên tầng phèn tiềm tàng. Thời gian tạo khô
hạn từ 7 -20 ngày tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá cây bưởi

mà quyết định tưới trở lại. Có thể kết hợp vét sình lên khi liếp, khi sình khô, nứt nẻ thì
tiến hành tưới trở lại. Thông thường khi thấy triệu chứng lá xào thì bắt đầu tưới nước trở
lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày/lần. 715 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghĩ. 10-15
ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa (đậu quả).
Ưu điểm: cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây bưởi nếu xiết nước có kết hợp với vét sình.
Cây ra hoa tập trung và đồng loạt. Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu
hoạch. Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tự nhiên.
18


Nhược điểm: thông qua vét sình, xác bả thực vật chưa phân huỷ hoàn toàn hoặc tầng phèn
tiềm tàng vô tình bị đưa lên liếp có thể gây độc cho cây bưởi. Bộ rễ có khuynh hướng ăn
sâu tìm nguồn nước trong thời gian xiết nước vì vậy bộ rễ dễ bị úng, thúi do mực thuỷ
cấp cao hay tầng phèn tiếm tàng gây ra. Bộ rễ suy yếu dễ bị sâu bệnh hại tấn công trong
thời gian tạo khô hạn.
b. Lọai bỏ lá trên cành mang trái:
Sau khi thu hoạch xong cũng tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu
bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc... kế đến bón phân lần 2 (đạm thấp, lân và kali cao) với liều
lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây. Khi toàn bộ lá trên cây già và không có
tượt non xuất hiện thì tiến hành lặt bỏ lá trên cành mang quả (thường rất ngắn khoảng 10
- 20 cm). Cành này thường mọc ở chảng 2 hoặc chảng 3 của cây. Nếu chúng ta không lải
lá thì cành này cũng sẽ mang trái sau đó nhưng muộn hơn so với phương pháp lải bỏ lá
trước. Chú ý bắt đầu lải lá từ cành mang trái ở vị trí gần mặt đất trước sau đó tiến dần đến
vị trí cao, nên chọn những cành già, thân và là có màu xanh đậm. Tùy tình trạng sinh
trường và tuổi cây mà cành này sẽ cho hoa nhanh hay chậm.
Ưu điểm: kỹ thuật này đơn giản dễ làm, không tốn hoá chất để xử lý ra hoa. Trái bưởi
nằm bên trong tán nên tiết kiệm được cây chống đỡ, hạn chế trái bưởi bị nám nắng. Trái
ra theo vị trí mong muốn nên thuận lợi trong chăm sóc và thu hoạch.
Nhược điểm: tốn công lao động trong trường hợp áp dụng vào trang trại có diện tích lớn
từ vài hecta trở lên; Khó áp dụng cho cây bưởi đã nhiều năm tuổi, cây cao trên 3 mét, già

cỏi.
c. Xử lý ra hoa bằng cách sử dụng hoá chất:
Có thể dùng Paclobutrazol ở liều lượng 2,5g-5gr ai/ cây (tùy theo tuổi cây và đường kính
của cây mà tăng giảm liều lượng) tưới xung quanh gốc hoặc phun lên cây ở nồng độ
1000-2000ppm cũng có khả năng giúp cây bưởi ra hoa. Trên cây bưởi năm Roi phun
Paclobutrazol nồng độ 1.000ppm, sau đó 30 ngày phun tiếp Thiourea nồng độ 0,3% sẽ
giúp bưởi năm roi ra hoa đạt tỷ lệ cao (Trần văn Hâu, 2005). Trên bưởi long Cổ Cò 5
năm tuổi quét Paclobutrazol liều lượng 1 gr ai/gốc đạt tỷ lệ ra hoa 60-70%. Hoặc dùng
Ethrel 500ppm phun lên lá hoặc tưới gốc. Trước khi xử lý hóa chất thì cây cũng được bón
phân lần 2 (trước ra hoa), sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nước tưới và
khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại.
Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây bưởi cần phải thận trọng vì có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cây bưởi, nên làm thử nghiệm một vài cây ở các nồng độ từ thấp
đến cao từ đó rút ra kinh nghiệm trước khi quyết định sử dụng đại trà trên vườn.
Ưu điểm: cây ra hoa theo ý muốn; Ít chịu ảnh hưởng của sự tác động ẩm độ trong đất
trong thời gian xử lý; Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch;
Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tự nhiên.

19


Nhược điểm: tốn chi phí mua hoá chất, công lao động khi phun hoặc tưới; Không an toàn
cho người tiêu dùng nếu hoá chất còn lưu tồn trong trái; Sử dụng hoá chất liều cao có thể
làm gây hại bộ rể của cây bưởi, tiêu diệt vi sinh vật có ích trong đất, gây ô nhiễm môi
trường. Các yếu tố liên quan để việc xử lý ra hoa bưởi được thành công: cây phải được
trồng trên mô đất cao và vườn phải có hệ thống tưới tiêu chủ động được nguồn nước
trong mương khi tạo khô hạn để đất nhanh khô ráo, giúp việc cây phân hóa mầm hoa tốt
hơn; Khoảng cách trồng không được quá dày sẽ gây khó khăn trong việc tạo khô hạn cho
cây bưởi; thời gian tạo khô hạn phải tương đối đủ để cây phân hóa mầm hoa.
+ Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân bón có hàm lượng N

cao
+ Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây bưởi không được mang quá nhiều trái hoặc trái
đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
+ Cành vượt phải được tỉa bỏ thường xuyên và trên cây bưởi không có nhiều tược non.
Việc xử lý ra hoa trên cây bưởi không khó nếu chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật. Tuỳ từng
điều kiện cụ thể mà chúng ta chọn biện pháp xử lý ra hoa tối ưu cho cây bưởi. Vấn đề đặt
ra cho nhà vườn hiện nay là thời điểm xử lý ra hoa lúc nào để bán trái được giá nhất, thu
lợi nhuận cao.
V.

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY BƯỞI:

Hình 11: Cây giống và nhà lưới
Theo quy trình sản xuất cây giống cây bưởi sạch bệnh thì tất cả các công đoạn sản
xuất từ việc gieo hạt gốc ghép hoặc giâm cành nhân gốc ghép, đến nuôi dưỡng
gốc ghép, sản xuất cành ghép, mắt ghép, chăm sóc sau khi ghép và cả việc ghép
đều được tiến hành trong nhà lưới 2 cửa và thực hiện ở các cơ sở nhân giống có đủ
điều kiện sản xuất.
 Mười điều an toàn vệ sinh nhà lưới cây giống
20


1. Tuân thủ các điều kiện cách ly.
2. Xử lý hạt gốc ghép 10 phút trong nước nóng 56°C.
3. Xử lý mắt ghép 49°C trong 10 phút.
4. Cấm du nhập vật liệu không được khử trùng vào trong phạm vi vườn ươm.
5. Phải có hàng rào chắn cùng với điều kiện cách ly ở lối vào (khử trùng giày dép).
6. Hạn chế khách đến thăm.
7. Khử vật dụng bằng Javel hay Formol.
8. Kiểm tra định kỳ và loại bỏ nguồn bệnh nếu có.

9. Tăng cường biện pháp phòng như: bẫy vàng, cửa đen.
10. Cung cấp cây giống có chứng nhận theo nhãn riêng cho từng cây.
1. Các phương pháp nhân giống cây bưởi theo truyền thống:
Bao gồm các phương pháp: Gieo hạt; giâm cành, chiết cành và ghép cành.
a. Phương pháp gieo hat: Gieo hạt là phương pháp lấy hạt giống cho nảy mầm
thành cây con. Hạt giống được thu từ quả đã chín thuần thục, chọn hạt mẩy,
không sâu bệnh đem rửa sạch, hong khô ở chỗ mát rồi gieo ngay. Thường gieo
vào tháng 10-11.
Gieo ươm hạt trên luống đất.
Đất: cày bừa kỹ, bón lót 50-70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5-0,7 kg supe lân/100m2,
lên luống cao 10-15 cm, rộng 0,8-1,0 m, khoảng cách luống 40-50 cm.
Hạt: gieo thành hàng hoặc hốc với khoảng cách thích hợp. Độ sâu lấp hạt từ 1-3 cm.
Chăm sóc: tưới nước, nhổ cỏ, xới xáo, bón phân, phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng
nước phân chuồng pha loãng 1/10-1/15 hoặc phân vô cơ pha loãng 1%.
Gieo ươm hạt trong bầu.
Hạt giống phải xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo.
Làm bầu: 1 m 3 đất + 200-300 kg phân chuồng hoai mục + 10-15 kg supe lân.
Gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau.
Kỹ thuật chăm sóc: tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.
Ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản, dễ làm. Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.
Hệ số nhân giống cao. Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao. Cây trồng bằng hạt
thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.
Khuyết điểm: Nhân giống bằng cách gieo hạt có nhiều khuyết điểm như cây giống
21


có nhiều gai, thời gian sinh trưởng dài hơn so với cây chiết hoặc ghép và cây có
kích thước lớn. Mặt khác một số giống cây bưởi, thuộc nhóm hạt đơn phôi và lại
là phôi hợp tử (bưởi, quýt), nên khi lấy hạt gieo sẽ có hiện tượng phân ly ở các
cây con. Hơn nữa có giống cho trái không có hạt hoặc có rất ít hạt. Do đó, việc

trồng cây bưởi bằng cách gieo hạt ngày nay trở nên rất hạn chế và cũng không
nên lập vườn cây bưởi bằng cách trồng cây từ hạt.
b. Phương pháp giâm cành:
Nền giâm: cát khô, than bùn, xơ dừa và đất vào điều kiện giâm cành, thời vụ
giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau.
Chọn cành: Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán, chiều dài hom giâm thích hợp
từ 15-20 cm. Nếu lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2-4 lá. Để
tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung
dịch chất điều hòa sinh trưởng như: α-NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000-4000 ppm
trong vài giây hoặc ở nồng độ 20-40 ppm trong thời gian 10-20 phút. Sau khi
giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi
nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có
đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất
vườn. Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành
trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi
hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.

Hình12: Cây bưởi nhân giống bằng giâm cành.
Ưu điểm: Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ. Tạo ra cây giống sau
khi trồng sớm ra hoa kết quả. Thời gian nhân giống nhanh. Có thề nhân giống từ
nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.
Khuyết điểm: Tỷ lệ cành giâm bị chết cao. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải
có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm
độ và ánh sáng trong nhà giâm.
c. Phương pháp chiết cành:
22


- Cành chiết: được lấy trên các cây mẹ sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, ổn định
và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại.


Hình 13: Các bước chiết cành
- Chọn cành: đường kính từ 1 – 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng,
không chọn cành dưới tán và các cành vượt. Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều
dài khoanh vỏ bằng 1,5 – 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài,
dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ. Sau 1 – 2 ngày thì tiến hành bó
bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là
mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa… tưới ẩm, bọc bầu bằng giấy polyetylen và buộc
kín hai đầu bằng lạt mềm. Sau 60 – 90 ngày, tùy thuộc vào thời vụ chiết, cành
chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có
thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm. Thời vụ chiết thích hợp cho đa số các
chủng loại cây ăn quả là vụ xuân và vụ thu.
Ưu nhược điểm: Chiết cành tuy dễ thực hiện, song hệ số nhân giống không cao.
Dù cây chiết cành có thể có nhiều lợi thế khi trồng ở vùng có mức thuỷ cấp cao
nhưng cây để lấy cành chiết trồng ỏ ngoài trời sẽ không an toàn vì các bệnh nguy
hiểm có thể đã lan truyền qua cành. Hơn nữa cây chiết cành không lợi dụng được
tính ưu việt của gốc ghép.
d. Phương pháp ghép mắt: Ghép mắt với những kỹ thuật mới và quy trình
nhân giống mớí khắc phục được các khuyết điểm nêu trên.
Các vật liệu nhân giống bằng phương pháp ghép mắt bao gồm: gốc ghép, mắt
ghép sạch bệnh, các vật liệu phụ trợ khác: nước Javel 12% clo, dây ghép, dao
ghép, kéo cắt cành…

23


Hình 14: Sơ đồ quy trình nhân giống cây bưởi bằng phương pháp ghép.
2. Kỹ thuật ghép mắt:
Hiện nay, các nước trồng cây bưởi trên thế giới sử dụng nhiều giống gốc ghép
khác nhau tùy theo đất đai, khí hậu, sự tương thích của giống ghép, bệnh hại nơi

trồng. Tỉ lệ giữa các giống gốc ghép sản xuất trong từng năm thường thay đổi
theo nhu cầu thị trường, ỏ miền Nam nhiều vườn ươm trước đây thường dùng
giống cam Mật. Từ năm 1995 Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã nhập các
giống gốc ghép mới như chanh Volkamer, Poncirus Citrange, Troyer... và hi ện
đang sử dụng chanh Volkamer làm gốc ghép cho các giông cam, quýt, chanh,
thậm chí cả những vườn bưởi Năm Roi ghép trên gốc Volkamer cũng cho thu
hoạch quả tốt trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên Viện khuyến cáo nhà vườn nên sử dụng 2-3 loại gốc ghép như chanh
Volkamer, Poncirus Citrange... và khuynh hướng nên chọn giống gốc ghép thuộc
nhóm cho hạt có tỉ lệ đa phôi cao. Mỗi hạt đa phôi cỏ độ nảy mầm tốt, cỏ thể sản
sinh 2 cây hoặc hơn nữa. Trong số này chỉ có một cây hữu tính, nó không có
những đặc điểm như cây mẹ. Số cây còn lại có nguồn gốc phôi tâm nên giống hệt
cây mẹ (ngoại trừ trường hợp phôi tâm đã có sự biến dị).

24


2.1. Nhân gốc ghép
Trong sản xuất hiện nay có 2 cách nhân gốc ghép sau:
+ Gieo hạt
Lấy hạt ra khỏi nơi tồn trữ lạnh trước lúc gieo vài giờ để nhiệt độ hạt ổn định, có
thể chọn một trong các cách gieo hạt sau:
Rải đều hạt trên luống ươm đã chuẩn bị trước hoặc trong khay. Khay cổ chiều cao
15 - 20cm, dưới đáy khay rải một lớp sỏi dày 4 - 5cm nhằm giúp thoái nước tốt và
ngăn rễ cọc đi xuống. Rải hạt cách hạt 2 - 3cm, xong rải phủ lên hạt một lớp môi
trường của luống ươm dày 1 - 2cm.
Gieo hạt theo từng hàng, mỗi hàng cách nhau 8 - 10cm, hạt cách nhau 2 - 3cm,
sâu 1 - 2cm. Có thể làm một tấm ván mỏng bằng gỗ hoặc bằng nhựa, trên đục lỗ
có đường kính l,25cm, các lỗ có khoảng cách như trên. Hạt gieo trên luống ươm
qua các lỗ này.

Cũng có thể gieo hạt trong bầu PE đường kính 5cm, cao 10cm có đục lỗ thoát
nước hoặc gieo trong các vật liệu tương tự.
Hạt luôn luôn được gieo trong nhà lưới 2 cửa, giảm 50% ánh nắng. Tưới đủ ẩm
giúp hạt nảy mầm nhanh. Đặc biệt trong giai đoạn ươm hạt, nên thường xuyên
quan sát các dấu hiệu bệnh mới xuất hiện để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp
thời. Tốt nhất là khử trùng môi trường luống ươm trước khi gieo hạt. Môi trường
gieo hạt có thể chỉ là tro trấu hoặc hỗn hợp bột xơ dừa, cát hạt to, tro trấu, trấu
theo tỉ lệ 2 : 2 : 3 : 3, cần phối trộn trước khi gieo 1-2 tháng. Để diệt trừ các loại
vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và hạt cỏ dại có trong môi trường gieo hạt, người ta
cho một luồng hơi nước hoặc không khí nóng ở nhiệt độ 100 o C đi qua trong
khoảng 2 phút. Cách này tốn kém vì phải có máy khử trùng bằng hơi nước nóng
và tiêu hao nhiều điện năng. Dùng hoá chất sẽ rẻ hơn nhưng phải cẩn thận khi xử
lý và cũng cần nhiều thời gian. Dùng 1 lít Formol 40% pha đều trong 50 lít nước
tưới cho 1m 3 hỗn hợp trên đã trải dày 5 - 7cm; phủ kín lại, 17 ngày sau dùng gieo
hạt. Nên đeo găng tay và khẩu trang, đứng ở đầu gió để xử lý thuốc.
+ Ra ngôi cây con
Khi thực hành các bước ra ngôi (cấy cây) cần loại bỏ các cây có dạng hình sau
đây:

-

Hình dáng, chiều cao cây, lá, gai không bình thường.

-

Cổ rễ uốn cong hoặc bị xoắn, rễ cọc không bình thường

-

Dấu hiệu dịch hại ở rễ, thân, lá.


-

Thân không thẳng, có vết tích ở vỏ, thân, lá.
Để tạo khả năng đồng đều giữa các cá thể nên chọn cây gốc ghép có nguồn gốc
25


×