Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KY THUAT NHAN GIONG VO TINH CAY NHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 76 trang )

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NHO
MỤC LỤC

Giới thiệu chung: .................................................................................................. 5
1.

Tổng quan về cây nho ................................................................................... 5
1.1. Nguồn gốc .......................................................................................................... 5
1.2. Giới thiệu và phân loại ..................................................................................... 6
1.2.1.

Giới thiệu ................................................................................................. 6

1.2.2.

Phân loại .................................................................................................. 6

1.2.3.

Một số giống nho..................................................................................... 9

1.2.3.1.

Phân loại một số loài nho.................................................................... 9

1.2.3.2.

Các giống nho trồng ở Việt Nam ..................................................... 10

1.3. Đặc tính, phân bố địa lí .................................................................................. 11


2.

1.3.1.

Đặc tính.................................................................................................. 11

1.3.2.

Phân bố địa lí ........................................................................................ 13

Các phương pháp nhân giống nho ............................................................ 15
2.1. Phương pháp nhân giống hữu tính (dùng hạt để trồng tạo cây con) ......... 15
2.2. Phương pháp nhân giống vô tính .................................................................. 17
2.2.1.
2.2.1.1.

Chiết cành .......................................................................................... 18

2.2.1.2.

Giâm cành (Cắm hom) ..................................................................... 19

2.2.1.3.

Các phương pháp ghép ..................................................................... 20

2.2.2.

3.


Phương pháp cổ điển ............................................................................ 18

Phương pháp hiện đại (in vitro) .......................................................... 23

2.2.2.1.

Tình hình chung. ............................................................................... 23

2.2.2.2.

Khái niệm: ......................................................................................... 23

2.2.2.3.

Phương pháp nhân giống ................................................................. 25

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho................................................................ 29
3.1. Chọn giống....................................................................................................... 29
3.2. Làm giàn .......................................................................................................... 29
3.3. Tạo tán cho cây nho ........................................................................................ 29


3.4. Xới đất ............................................................................................................. 31
3.5. Tưới nước ........................................................................................................ 31
3.6. Kỹ thuật bón phân .......................................................................................... 31
3.6.1.

Nhu cầu dinh dưỡng ............................................................................. 31

3.6.2.

dưỡng

Phương pháp phân tích lá nho để chuẩn đoán tình trạng dinh
32

3.6.3.

Phương pháp bón phân ........................................................................ 33

Lượng phân bón cho nho trong 2 năm đầu ................................................................ 34
3.6.4.

Phương pháp bón sử dụng phân NPK................................................ 36

3.7. Kỹ thuật thu hoạch nho.................................................................................. 37
3.8. Kỹ thuật đóng gói và bảo quản ..................................................................... 38
3.9. Một số ví dụ về cách trồng và chăm sóc ....................................................... 39
3.9.1.

Kỹ thuật trồng nho trên gốc ghép ....................................................... 39

3.9.1.1.

Chuẩn bị đất trồng ............................................................................ 39

3.9.1.2.

Kỹ thuật trồng ................................................................................... 39

3.9.1.3.


Chăm sóc cây con (6 hoặc 9 tháng).................................................. 39

3.9.1.4.

Cắt, tỉa cành tạo tán .......................................................................... 40

3.9.1.5.

Cắt cành lấy quả ................................................................................ 40

3.9.1.6.

Thời vụ cắt cành ................................................................................ 41

3.9.1.7.

Chăm sóc cành mang quả và nho .................................................... 41

3.9.2.
Quy trình trồng nho đỏ (Red Cardinal) an toàn theo hướng hữu cơ
sinh học 42
3.9.2.1.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây con................................................ 42

3.9.2.2.

Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh ................................................... 44


3.9.3.
3.9.3.1.

4.

Kỹ thuật trồng nho làm rượu .............................................................. 48
Giai đoạn cây con .............................................................................. 48

Các loại sâu bệnh chính trên nho .............................................................. 51
4.1. Các loài sâu, côn trùng gây hại...................................................................... 51
4.1.1.

Sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ) .............................................. 51


4.1.2.

Nhện vàng .............................................................................................. 51

4.1.3.

Nhện đỏ .................................................................................................. 52

4.1.4.

Rệp sáp .................................................................................................. 52

4.1.5.

Rệp vảy .................................................................................................. 53


4.1.6.

Bọ trĩ (Thrips spp.) ............................................................................... 53

4.2. Các loại bệnh ................................................................................................... 54

5.

4.2.1.

Bệnh mốc sương (Downy mildew) ...................................................... 54

4.2.2.

Bệnh nấm trắng (Powdery mildew) .................................................... 55

4.2.3.

Bệnh rỉ sắt ............................................................................................. 56

4.2.4.

Bệnh nấm cuống ................................................................................... 57

4.2.5.

Bệnh thán thư (Anthracnose) .............................................................. 57

4.2.6.


Một số bệnh hại khác ........................................................................... 59

Giá trị sử dụng của cây nho ....................................................................... 60
5.1. Giá trị kinh tế .................................................................................................. 60
5.2. Giá trị thực phẩm ........................................................................................... 60
5.3. Giá trị mỹ quan ............................................................................................... 60
5.4. Giá trị y dược .................................................................................................. 60
Nho giúp giảm nguy cơ mù lòa: .............................................................................. 61

6.

Kỹ thuật sản xuất rượu nho....................................................................... 63
6.1. Đặc điểm .......................................................................................................... 63
6.2. Phân loại .......................................................................................................... 64
6.2.1.

Rượu vang đỏ ........................................................................................ 64

6.2.2.

Rượu vang trắng ................................................................................... 65

6.2.3.

Rượu vang hồng .................................................................................... 65

6.3. Tình hình sản xuất rượu nho ở Việt Nam và trên thế giới ......................... 65
6.3.1.


Tình hình sản xuất thế giới .................................................................. 65

6.3.2.

Ở việt Nam ............................................................................................ 66

6.4. Các loại nho sản xuất rượu vang ................................................................... 66


6.5. Nấm men thường sử dụng trong lên men rượu nho .................................... 67
6.6. Quy trình sản xuất rượu nho ......................................................................... 67
6.6.1.

Quy trình sản xuất rượu vang trắng và vang đỏ ............................... 67

Quy trình sản xuất rượu vang trắng ...................................................................... 67
6.6.2.

7.

Thuyết minh quy trình ......................................................................... 71

Kết luận........................................................................................................ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76


Giới thiệu chung:
Sinh sản vô tính là sự hình thành cá thể mới từ bố hoặc mẹ không có sự tạo giao tử
hoặc những cấu trúc sinh sản đặc biệt khác. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều thực vật và

động vật bậc thấp, trong đó ở thực vật thường bằng nhân giống sinh dưỡng (chiết,
ghép, giâm cành, nuôi cấy mô - tế bào) hoặc sự hình thành bào tử. Như vậy, nhân
giống vô tính chính là phương pháp nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới dựa theo sinh sản
vô tính, nghĩa là phương pháp tạo nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới từ tế bào, mô, cơ
quan của cơ thể bố hoặc mẹ.
Có 2 loại sinh sản vô tính tự nhiên và sinh sản vô tính nhân tạo.
Sinh sản vô tính tự nhiên : Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể
mới từ một bộ phận của thân bò (dâu tây, rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây),
lá cây (thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang). Đó là sự sinh sản vô tính tự nhiên
Sinh sản vô tính nhân tạo: là sự sinh sản, trong đó con người chủ động nhân lên
hoặc tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận cắt rời của cơ thể bố hoặc mẹ. Các dạng sinh sản
vô tính nhân tạo gồm: giâm (cành, lá, rễ), chiết (cành), ghép (cành, chồi), nuôi cấy môtế bào. Mà trong bài báo cáo này chúng ta sẽ đi tìm hiều về nhân giống vô tính nhân
tạo.

1. Tổng quan về cây nho
1.1. Nguồn gốc
 Phần lớn các nhà nghiên cứu nhất trí cho rằng cây nho có nguồn gốc từ Tiểu
Á ( bán đảo Crimee hiện nay). Cây nho thuộc về họ cây leo (Ampelidaceae
hay còn gọi là Vitaceae). Tất cả các loại cây nho để ăn hoặc làm rượu đều
thuộc chi nho Vitis. Có gần 40 loại nho Vitis trên thế giới, loại nho quan
trọng nhất là vitis vinifera hay họ nho vitis Châu âu, vitis lambrusca, Vitis
rupestri… là loại họ nho ở châu Mĩ.


 Trong mỗi loại nho lại chia ra nhiều giống nho như giống Merlot, giống
Chardonnay, giống Carrignan, giống Gamay… Một số giống nho vừa có thể
dùng để ăn vừa làm rượu như giống Chasselas, giống Muscat, giống Italy.
Các giống khác chủ yếu để làm rượu. Việc phân định giống nho dựa theo các
tiêu chuẩn như: màu sắc của mầm nho, màu sắc quả, hình dạng lá hay mức
độ to nho của chùm nho.

 Ở Việt Nam nho gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni - Iran). Cũng có
các giống nho khác gốc ở châu Mỹ nhưng chưa trồng với quy mô sản xuất ở
Việt Nam. Theo B.Aubert nho là một trong những cây lâu năm có tính thích
ứng cao nhất. Các chuyên gia Philippines năm 1975 đã viết "Nghề trồng nho
không còn là một độc quyền của các nước ôn đới nữa".
1.2. Giới thiệu và phân loại
1.2.1. Giới thiệu
Nho là một từ để chỉ loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ hoặc để
chỉ chính các loài cây này. Các loài cây này thuộc về họ Vitaceae. Quả nho mọc
thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay
trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng
như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt
nho…

1.2.2. Phân loại
Phân loại khoa học của nho:
 Nhóm

Spermtophyta

 Ngành

Tracheophyta

 Ngành phụ

Pteropsida

 Lớp


Angiosperm


 Lớp phụ:

Dicotyledonease

 Bộ:

Ramnales

 Họ:

Vitaceae

 Chi:

Vitis

Hiện có rất nhiều loài nho đang tồn tại như: Vitis vinifera, Vitis labrusca, Vitis
riparia, Vitis lincecumii… nhưng Vitis vinifera là phổ biến nhất, hơn 90% tổng sản
lượng nho thu hoạch hàng năm trên thế giới thuộc loài Vitis vinifera.

Hình 1: Nho trắng (trái) và nho đỏ (phải)
Các giống thuộc loài Vitis vinifera có thể được chia thành hai nhóm chính:
 Giống nho trắng: trái nho khi chín vỏ không có màu hay có màu lục nhạt.
 Giống nho đỏ: trái nho khi chín vỏ có màu từ đỏ đến tím với các mức độ
khác nhau.



Hình 2: Giống nho Grenache



Hình 3: Giống nho Mouvedre

Giống Grenache (tiếng Tây Ban Nha: Garnacha) là một giống nho đỏ
được chọn để sản xuất rượu vang hồng: giống nho này được trồng chủ
yếu ở Tây Ban Nha, phía Nam nước Pháp và Ý, vùng California và ở
Autralia.



Giống Mouvedre còn được gọi là Monastrell, là giống nho bắt nguồn từ
Tây Ban Nha, đóng vị trí quan trọng và là giống nho đỏ trồng nhiều thứ 2


trên các vườn nho của đất nước này. Mouvedre có khả năng chịu đựng
nhiệt độ cao, nóng nhưng rất nhạy cảm với sự thay đổi của độ ẩm. Các
nhà làm rượu rất thích sử dụng Mouvedre pha trộn với các giống nho đỏ
khác để sản xuất rượu. Có thể tìm thấy Mouvedre ở California và Úc.
1.2.3. Một số giống nho
1.2.3.1.

Phân loại một số loài nho

Hiện có rất nhiều loài nho đang tồn tại, chúng bao gồm:


Vitis vinifera, loài nho dùng để sản xuất rượu vang ở châu Âu. Có nguồn gốc ở

châu Âu lục địa.



Vitis labrusca, loài nho dùng để ăn tươi và sản xuất nước nho tại Bắc Mỹ, đôi
khi cũng dùng để sản xuất rượu vang. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ và
Canada.



Vitis riparia, loài nho hoang dại ở Bắc Mỹ, đôi khi được dùng sản xuất rượu
vang hay làm mứt. Có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ, kéo dài về phía bắc tới
Quebec.



Vitis rotundifolia, nho muxcat hay nho xạ, được sử dụng làm mứt và rượu vang.
Có nguồn gốc ở miền đông nam Hoa Kỳ, từ Delaware tới vịnh Mexico.



Vitis aestivalis, giống Norton (AKA Cynthiana) được dùng để sản xuất rượu
vang.



Vitis lincecumii (còn gọi là Vitis aestivalis hay Vitis lincecumii), Vitis
berlandieri (còn gọi là Vitis cinerea thứ helleri), Vitis cinerea, Vitis rupestris:
Được sử dụng để lai ghép nhằm tạo ra các giống nho chống chịu bệnh, dưới
dạng thân ghép (thân rễ).




Vitis arizonica, một loài nho vùng sa mạc ở miền tây nam Hoa Kỳ, chịu được sự
chênh lệch nhiệt độ lớn. Có thể dùng sản xuất rượu vang.




Vitis californica, một loài nho quan trọng đối với công nghiệp sản xuất rượu
vang của California vì các thân ghép của chúng có khả năng chịu dịch bệnh và
thời tiết lạnh. Có nguồn gốc ở California và Oregon.



Vitis vulpina, loài nho chịu sương muối. Có nguồn gốc ở vùng Trung Tây nước
Mỹ kéo dài về phía đông tới vùng bờ biển thuộc bang New York.



Và một số các loài nho lai ghép, chủ yếu là lai ghép giữa V. vinifera và một
trong các thứ (biến chủng) của V. labrusca, V. riparia hay V. aestivalis. Các
giống lai ghép có xu hướng ít nhạy cảm với sương muối và dịch bệnh (đáng chú
ý là các loài rệp hại rễ nho), nhưng rượu vang sản xuất từ chúng có thể có mùi
vị chua đặc trưng của labrusca.
1.2.3.2.

Các giống nho trồng ở Việt Nam

 Hiện nay có nhiều giống nho được nhân giống thành công và cho năng xuất cao

đã được trồng ở Việt Nam như giống nho ăn tươi NH01-93 , NH01-48 , NH01-96,
giống Cardinal ( nho đỏ) và giống nho làm nguyên liệu cho chế biến rượu NH0290.
 Giống Cardinal (nho đỏ) là giống quan trọng của Việt Nam và các nước quanh
vùng như Philippines, Thái Lan v.v... có nhiều ưu điểm : mã đẹp, dễ vận chuyển,
sinh trưởng nhanh, chất lượng khá.
 Giống nho đỏ Cardinal có một ưu điểm hơn các giống khác đã được nhập vào
Việt Nam, từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi
lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ,
tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay.
 Giống nho ăn tươi NH01-93 có thời gian sinh trưởng từ 110 - 125 ngày kể từ
khi cắt cành, dài hơn so với giống Cardinal cả về thời gian sinh trưởng và thời gian
chín. Giống có khả năng sinh trưởng tương đương giống Cardinal, khả năng kháng


một số đối tượng sâu bệnh hại chính tương đương hoặc cao hơn so với Cardinal và
cao hơn so với NH01-48. Giống có khối lượng quả to hơn hẳn so với hai giống
Cardinal và NH01-48, có độ Brix tương đương với Cardinal, có mùi hương đặc
trưng, quả có màu tím đen, hình ô van rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
 Giống nho ăn tươi NH01-96 có thời gian sinh trưởng của từ 115 - 120 ngày kể
từ khi cắt cành, dài hơn so với giống đối chứng Cardinal. Giống có khả năng sinh
trưởng tốt hơn so với giống Cardinal, khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh
hại chính tương đương so với Cardinal. Khối lượng quả biến động từ 5,5 - 7,2 g cao
hơn nhiều so với giống Cardinal và NH01-48, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/vụ,
vượt đối chứng từ 1-2 tấn, có độ Brix khá cao (16-17%), cao hơn so với Cardinal,
có mùi hương đặc trưng, quả có màu xang vàng.
 Giống nho làm nguyên liệu chế biến rượu NH02-90 có khả năng sinh trưởng
mạnh, chống chịu tốt đối với sâu bệnh hại, năng suất thực thu đạt trên 10 tấn/ha/vụ.
Độ Brix trên 17% và các chỉ tiêu chất lượng phù hợp cho sản xuất rượu vang theo
tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất vang nho. Hiệu quả kinh tế thu được từ
15-35 triệu đồng/ha/vụ.

 Giống nho NH01-48 là giống nho ăn tươi, khi chín quả có màu xanh, hạt ít (từ 1
đến 2 hạt/quả), độ đường cao (độ Brix 17-19%, giống Cardinal từ 13-14%), dễ cho
bông, năng suất cao và ổn định. Chất lượng của giống này tương đương so với sản
phẩm nhập khẩu cùng loại.
1.3. Đặc tính, phân bố địa lí
1.3.1. Đặc tính
Nho có thể trồng trong phổ khí hậu rộng, từ vùng khí hậu xích đạo tới nhiệt đới
và á nhiệt đới. Tuy được trồng ở phổ rộng về khí hậu nhưng đặc điểm đáng chú ý nhất
của nho là yêu cầu có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường, đây cũng chính là yếu tố
quan trọng nhất để tạo nên chất lượng nho. Nhiệt độ là một trong các yếu tố quan trọng


giúp cây nho phát triển sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, nhiệt độ phù
hợp cho cây nho phát triển từ 18 - 30OC, nhiệt độ thấp dưới 10OC hoặc cao trên 38OC
đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nho. Nho đồng thời
là cây ưa sáng, thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng
hợp hydrat carbon gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nho, nếu thiếu ánh sáng
trong thời kỳ ra hoa và đậu quả sẽ dễ dẫn đến tình trạng rụng hoa và rụng quả non. Ẩm
độ không khí đóng vai trò quyết định lớn đến năng suất và phẩm chất nho, vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây nho, ẩm độ không khí phù
hợp với nho từ 70 - 75%, ẩm độ không khí cao nho dễ bị nhiễm các loại nấm bệnh.
Lượng mưa phù hợp cho nho từ 700 - 850 mm/năm, lượng mưa cao trên 1.200
mm/năm dễ gây nên hiện tượng úng thủy của bộ rễ, mưa lớn vào thời kỳ ra hoa đậu
quả gây nên hiện tượng rụng hoa, rụng quả.
Muốn trồng nho ở Việt Nam, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết
khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà
Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí
nắng to cũng không làm nám trái nhờ có giàn che.
Về cơ bản là phải có khí hậu khô nhiều nắng, độ ẩm không khí thấp. Ở nước ta
cũng có nhiều vùng thích hợp để trồng nho như vùng Phan Rang (có lượng mưa thấp

750 - 850 mm/năm và không khí tương đối khô). Nhưng lượng mưa tập trung vào cuối
năm làm tăng độ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại.
Ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô
4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ
của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy.
Nho thích hợp trên nhiều loại đất, từ cát thô, lẫn sỏi đá đến đất thịt nặng. Các
đất có thành phần cơ giới sét nặng, tầng canh tác nông, tiêu thoát nước kém không phù
hợp cho nho. Khoảng giá trị pH phù hợp cho nho từ 5,5 - 7,5, nếu pH thấp dưới 4,5


hoặc cao trên 8,5 có ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây nho. Yêu cầu đất trồng nho có độ phì cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình,
tầng đất dày, khả năng thoát nước tốt. Theo điều tra của Nha Hố ở 30 điểm trồng nho
vùng Ninh Thuận tỷ lệ mùn trong đất thường là 2% trong 100 g đất hàm lượng lân dễ
tiêu là 77,76 mg và 44,47 mg kali trao đổi là những chỉ tiêu cao.
Không nên trồng nho ở những vùng thường có gió to hoặc bão vì gió có thể làm
dập nát lá, chùm nho hoặc làm đổ giàn. Vì thế nên trồng nho ở những nơi hứng nắng và
có che chắn kỹ.
Đất phù sa ven sông Dinh (Phan Rang), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát
nước, là đất nho rất tốt. Tuy nhiên theo điều tra của Trung tâm Nha Hố đất thịt, đất cát,
đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi, đều có thể trồng nho nếu đầu tư phân hữu cơ và phân
khoáng với lượng cao, cũng phải có điều kiện tưới nước về mùa khô và bao giờ cũng
phải thoát nước.
Tóm lại, nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng. Có những điều kiện này thì những
điều kiện khác, ví dụ về đất, về ánh sáng v.v... cũng thuận tiện theo, sợ nhất là mưa vì
mưa làm rụng hoa, rụng trái, và nhất là tạo điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm phát
triển.
1.3.2. Phân bố địa lí
Theo thống kê của FAO, tổng diện tích trên thế giới hiện có khoảng 7.586.600
ha nho, được trồng trên nhiều loại đất, ở các vùng khí hậu từ xích đạo tới nhiệt đới và á

nhiệt đới. Năng suất nho cũng biến động rất lớn, từ 5 - 35 tấn/ha/năm tùy thuộc vào
vùng trồng, điều kiện canh tác và mục đích sử dụng (làm rượu nho loại ngon, loại
thường, làm nho ăn tươi, v.v).
Sản lượng nho trên thế giới hàng năm ước đạt trên 65 triệu tấn, nho được trồng
nhiều ở các nước ôn đới, sản lượng nho nhiều nhất là Châu Âu với tổng sản lượng đạt


36,8 triệu tấn/năm, tiếp đến là Châu Á với 7,4 triệu tấn, Liên Xô (cũ) 7,2 triệu tấn, Nam
Mỹ 5,3 triệu tấn, Bắc Mỹ 5,3 triệu tấn, Châu Phi 2,2 triệu tấn,... Ở các nước nhiệt đới
diện tích trồng nho chỉ chiếm một phần rất nhỏ, sản lượng hàng năm chưa bằng 1% sản
lượng nho trên toàn thế giới. Ở vùng nhiệt đới Châu Á nho phát triển mạnh ở các nước
Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc. Theo thống kê năm 2000, các nước Châu Á Thái Bình Dương có tổng diện tích trồng nho vào khoảng 370.000 ha.
Danh sách dưới đây liệt kê 11 quốc gia sản xuất rượu vang nho hàng đầu thế
giới với diện tích trồng nho tương ứng cho việc sản xuất rượu vang:


Tây Ban Nha 11.750 km²



Pháp 8.640 km²



Italy 8.270 km²



Thổ Nhĩ Kỳ 8.120 km²




Hoa Kỳ 4.150 km²



Iran 2.860 km²



Romania 2.480 km²



Bồ Đào Nha 2.160 km²



Argentina 2.080 km²



Trung Quốc 1.780 km²



Australia 1.642 km²

Cây Nho được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 -1971 và đến năm
1980 nho được trồng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đến nay, tổng diện

tích nho cả nước ước khoảng 2.500 - 3.000 ha, trong đó chiếm diện tích nhiều nhất là
tỉnh Ninh Thuận với khoảng trên 55% tổng diện tích cả nước, tiếp đến là Bình Thuận


với gần 10%, còn lại được trồng rải rác ở nhiều nơi trên cả nước (Đồng Nai, Lâm
Đồng, Ba Vì…).
Ở miền Trung, vùng Ninh Thuận là vùng trồng Nho rất thuận lợi, cho chất
lượng cao, vì vùng này nằm trong vùng có điều kiện khí hậu rất phù hợp với điều kiện
sinh trưởng và phát triển của cây Nho như: khô nóng, gió nhiều, độ ẩm không khí thấp
(độ ẩm trung bình 76%), lượng mưa thấp 700 mm/năm, v.v. Chính vì vậy, có thể khẳng
định rằng khí hậu Ninh Thuận thích ứng với quá trình sinh trưởng và phát triển cây
nho, đáp ứng đầy đủ điều kiện để tăng năng suất và chất lượng quả nho so với các vùng
khác trên cả nước.
Tính đến (2014), diện tích trồng Nho ở Ninh Thuận vào khoảng 1.100 ha, tập trung
chủ yếu ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn và Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm. Nho được trồng ở Ninh Thuận với nhiều giống cho năng suất và chất lượng cao và
ổn định, chiếm diện tích nhiều nhất là giống nho đỏ Red Cardinal, với trên 97% diện tích
trồng nho. Trong đó diện tích nho có quy mô lớn và tập trung nhiều nhất ở huyện Ninh
Phước chiếm khoảng 75% tổng diện tích trồng nho của toàn tỉnh, sản lượng đạt từ 10 - 12
ngàn tấn/năm, tập trung chủ yếu ở một số xã: Phước Sơn, Phước Dân, Phước Thuận (300
ha) và Phước Hữu (215 ha), các xã khác còn lại trong huyện có diện tích trồng nho nhỏ
hẹp và phân bố rải rác. Huyện Thuận Nam có xã Phước Nam; Huyện Ninh Hải với tổng
diện tích khoảng 100 ha, phân bố rải rác ở 4 xã Xuân Hải, Khánh Hải, Nhơn Hải và Vĩnh
Hải. Huyện Ninh Sơn với tổng diện tích gần 60 ha, phân bố tại 2 xã Nhơn Sơn và Mỹ Sơn.
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có tổng diện tích trồng nho vào khoảng 80 ha, phân bố
rải rác ở 10/14 xã phường.

2. Các phương pháp nhân giống nho
2.1. Phương pháp nhân giống hữu tính (dùng hạt để trồng tạo cây con)
 Ưu điểm

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.


- Giá thành cây con thấp.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tuổi thọ của cây cao.
- Cây thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.
 Nhược điểm
- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc
chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.
 Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ
được sử dụng trong một số trường hợp:
- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
- Sử dụng gieo hạt đối với những cây chưa có phương pháp nhân giống
vô tính hiệu quả.
- Dùng để lai tạo, chon giống mới.
Những điểm cần chú ý khi dùng hạt để nhân giống (nhân giống hữu tính)
 Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt
 Phải đảm bảo các điều kiện môi trường cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không
quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo
hạt phải tơi xốp, thoáng khí.
 Phải thực hiện nghiêm ngặt các bước trong quá trình chọn lọc hạt như: chọn
giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn
những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có


hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con
to, khoẻ, sinh trưởng cân đối.

Một số phương pháp nhân giống nho bằng hạt
 Gieo hạt trên luống đất
-

Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai
mục, 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm,
mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm.

-

Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc
vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy
cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ
thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.

-

Phải chăm sóc thường xuyên: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá
váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời.
Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại
phân vô cơ pha loãng 1%.

 Ươm hạt trong bầu
Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương
pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng
phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn
hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được
xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng
là đất, phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt, 200 - 300 kg phân
chuồng hoai mục và 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được

tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.
2.2. Phương pháp nhân giống vô tính


2.2.1. Phương pháp cổ điển
2.2.1.1.


Chiết cành

Chiết là phương pháp cổ truyền áp dụng với hầu hết các loại cây ăn quả.

Ưu điểm của phương pháp này là cây giống vẫn giữ được các đặc tính tốt của
cây mẹ, cây giống phát triển nhanh, chóng ra quả, nhưng nhược điểm là tốn
công, hệ số nhân thấp, cây me bị tổn thương khá nhiều.


Cây chiết không nên quá già, tốt nhất là chiết trên những cây non, đang

còn tơ, chiết những cành bánh tẻ, chọn cành xiên có nhiều ánh sáng, lá mọc dày,
lóng ngắn, ở chỗ có nhiều ánh sáng. Không chiết những cành ở đỉnh ngọn, cành
vượt mọc từ gốc hoặc ở chân các cành lớn vì khó ra rễ do nhiều nước, lóng dài
đường bột tích lũy ít. Kích thước cành tùy thuộc vào cây, đường kính từ 1-3 cm,
tuổi



cành

từ


1-3

năm.

Cách chiết: Nên chiết vào đầu mùa mưa khi nhựa lưu thông mạnh thì rất

dễ bóc vỏ. Dùng dao sắc cắt 2 vòng ở chân cành, cách nhau độ 3-4 cm, bóc đi


khoanh vỏ ở giữa, dùng dao cạo nhẹ lên phần gỗ dưới khoanh vỏ đã bóc để làm
chết lớp mô phân sinh thứ cấp có thể làm vỏ tái sinh. Chờ 2-3 ngày lấy đất bùn
phơi khô trộn với rơm, trấu, mùn cưa nhào với nước bó thành một bầu đất, bọc
nilon ở phía ngoài (nên dùng nilon đen) để giữ ẩm cho bầu đất. Dây buộc phía
trên nên chặt còn phía dưới thì lỏng hơn để đề phòng khi mưa nước lọt vào bầu
có thể thoát xuống dưới dễ dàng.


Để cành chiết chóng ra rễ thì có thể dùng các chất kích thích ra rễ như

NAA, IBA, IAA.... nồng độ 500-1000 ppm (phần triệu) bằng cách dùng chổi
lông bôi vào miệng vết cắt ở phía trên khoanh vỏ được cắt đi. Cũng có thể trộn
chất kích thích với đất bầu bó xung quanh vết cắt nhưng cách này tốn thuốc.


Khoảng 6-8 tuần sau khi chiết, cành chiết bắt đầu ra rễ, đợi khi rễ ra

nhiều thì cắt cành chiết đem vào giâm trên luống ươm hay trong túi nilon. Che
nắng và tích cực tưới, giữ ẩm khoảng 5-6 tuần khi cành chiết ra rễ thứ sinh mới
đem trồng.

2.2.1.2.


Giâm cành (Cắm hom)

Hom là một đoạn thân, cành, rễ hay lá cắt rời khỏi cây mẹ, cắm xuống

đất nếu gặp điều kiện thuận như nhiệt, độ ẩm thích hợp sẽ ra rễ nẩy mầm thành
một cây mới. Phương pháp này áp dụng cho một số loại cây ăn trái nhưng chủ
yếu cho hoa, cây cảnh. Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân cao, nhân
giống nhanh. Tuy nhiên phương pháp này khó làm do chi phí xây dựng vườn
ươm cao, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây con khó, phải dùng
chất kích thích sinh trưởng.


Nói chung các cây thân mềm khi cắm hom dễ sống hơn các cây thân gỗ.

Chọn hom còn trẻ, dạng bánh tẻ, từ 2 tuổi trở lại, không chọn hom ở các cây già
đã ra hoa kết trái nhiều lần khó sống. Hom nếu lấy ở đoạn cành dưới đã hóa gỗ
gọi là hom gỗ rắn, khó ra rễ hơn nhưng chống chịu tốt, ít bị mất nước, chết héo.




Hom cắt ở đầu cành non hơn, dễ chết héo nhưng vì còn non dễ ra rễ hơn

nếu được chăm sóc tốt.


Cách giâm: Đất cắm hom phải dễ thoát nước, tùy thuộc từng loại cây mà


nền giâm có thể là cát sạch, cát pha đất mùn hoặc đất mùn...có thể giâm trực tiếp
vào bầu.


Nền giâm phải đủ ẩm nhưng không quá nhiều nước, tưới thường xuyên

dưới dạng phun mù để hom không mất nước và mát ngọn. Khi giâm có thể
nhúng gốc hom vào dung dịch NAA, IBA, IAA nồng độ vài ngàn ppm hoặc
phun dung dịch trên trực tiếp lên luống ngay sau khi giâm.
2.2.1.3.

Các phương pháp ghép



Yêu cầu chung

- Gốc ghép: Gốc ghép non trẻ đang lên nhựa, nếu cần tưới 1 đợt phân urê nhẹ
0,5% 10 ngày trước khi ghép. Nên ghép vào vụ xuân là thích hợp nhất.
- Cây mẹ cho cành ghép: Trẻ khỏe đang lên nhựa. Khi ghép nhiều nên có một
vườn cây mẹ (cây đầu dòng) được tuyển chọn kỹ, có chế độ chăm sóc đặc biệt để
làm vật liệu ghép.
- Giữ vệ sinh: Càng sạch càng tốt vì các loài vi sinh vật xâm nhập vào chỗ ghép
gây chết phần ghép.
- Dao ghép: Phải thật sắc.
- Nilon quấn quanh chỗ ghép: Phải thật mềm và dai, khi mắt ghép phát triển
chúng dễ dàng đâm thủng màng nilon để thoát ra ngoài.
- Dù ghép bằng phương pháp nào thì mô phân sinh của cành ghép và của gốc
ghép phải tiếp xúc được với nhau càng nhiều càng tốt.


Ghép áp:

Các phương pháp ghép


Gốc ghép trồng trong bầu được kê hay buộc lên cao gần cành ghép. Cắt hai
lát để lộ mô phân sinh rồi buộc vào nhau.
Khoảng 2 tháng sau khi ghép thì có thể cắt rời cành ghép và đưa vào vườn
ươm, khoảng một tháng sau thì có thể mang đi trồng. Có thể ghép rất nhiều loại cây
bằng phương pháp này vì tỷ lệ sống cao do trước khi cắt rời cành cả cành ghép và
gốc ghép đều sống trên bộ rễ của mình. Tuy nhiên phương pháp này ít được dùng vì
ghép áp khá phức tạp: phải trồng gốc ghép vào bầu, buộc hay kê cao cho gần với
cành ghép.
Còn một phương pháp ghép áp cải tiến là cắt cụt ngọn gốc ghép rồi cắt hai lát
chéo nhau thành hình nêm, ở cành ghép chỉ cắt một nát, xiên từ dưới lên sau đó lùa
gốc ghép vào buộc chặt.
Ghép mắt:
Bóc lấy một mắt ở nách lá trên cành bánh tẻ của cây mẹ và trên gốc ghép
cũng bóc đi một mảnh vỏ. Áp mắt ghép vào chỗ đã bóc vỏ trên gốc ghép rồi buộc
lại. Khi mắt ghép nẩy mầm sẽ tự đâm ra ngoài tao thành một cây ghép. Ghép mắt có
ưu điểm là tạo hiệu suất lao động cao, hệ số nhân lớn.
Ghép cửa sổ:
Mắt hình chữ nhật chiều dài 3-4 cm, chiều ngang 2 cm, mắt to dễ bóc hơn
mắt bé nhưng cành để bóc phải to. Trên vỏ gốc ghép cũng phải bóc một mảnh vỏ
tương đương. Muốn vậy lấy dao ghép rạch 2 đường dọc cách nhau vừa đúng chiều
dài mắt ghép. Sau đó cắt một nhát ngang phía dưới, bóc vỏ thành một mảnh dài hơn
chiều dài mắt ghép một chút, phía trên có dính với gốc ghép. Cho mắt ghép vào
đúng vị trí đã bóc vỏ. Sau cùng cắt mảnh vỏ phía trên, để thừa một chút cho phủ kín
mép trên của mắt, không buộc ngang qua mắt vì sẽ làm dập nát mắt. Muốn tỷ lệ



sống cao cả cành ghép và gốc ghép đều phải nhiều nhựa, dễ bóc mắt. Tốt nhất là
ghép vào đầu mùa mưa và phải chăm sóc tốt vườn gốc ghép và vườn cây đầu dòng.
Ghép chữ T:
Cắt một lát ngang, một lát dọc hình chữ T trên gốc ghép ở chỗ cách gốc 2030cm. Lấy sống dao nậy khẽ để nâng vỏ gốc ghép ở giáp ranh 2 vết cắt ngang và
dọc, mở một cửa vừa đủ để lùa mắt ghép vào. Khi lấy mắt ghép chỉ cần lia lưỡi dao
dọc theo cành ghép từ dưới lên trên, lưỡi dao bập vào cành ghép ở phía dưới mắt
cách khoảng 5-7 mm và chỉ một lát dao là lấy được một mắt ghép hình khiên.
Phía dưới mắt thường lấy theo một vảy gỗ mỏng có thể bỏ đi. Qua miệng mở,
cầm mắt ghép bằng đầu phía trên của mắt ghép và lùa mắt ghép vào giữa chữ T từ
trên xuống. Sau đó cắt lưỡi mắt ghép thừa lòi ra ngoài rồi dùng dây nilon buộc vào.
Ghép mắt hình khiên dưới vỏ hình chữ T rất tiện vì mắt nhỏ dễ lấy, nhân
được nhiều cây và thường dùng cho những cây nhỏ như cam, quýt, chanh, ổi,
táo,...và ghép cũng dễ sống.
Ghép mắt có gỗ:
Ghép mắt có gỗ chỉ cần cắt 2 lát dao trên gốc ghép lấy đi một mảnh (gồm cả
vỏ lẫn gỗ) và cắt 2 lát dao ở cành ghép để lấy mắt (cũng cả gỗ và vỏ, lấp vừa khít
vào gốc ghép). Đây là phương pháp ghép công nghiệp, theo tác nhanh, ít tốn mắt
ghép, hệ số nhân cao, rất thích hợp cho các vườn kinh doanh cây giống.

Ghép cành:
Cành ghép lấy ở đầu một cành non, vừa dứt một đợt sinh trưởng, lá bắt đầu
chuyển mầu thì ghép dễ sống vì cành ghép không quá non hoặc quá già, đường kính
to hơn bút chì một chút, chiều dài khoảng 10-15 cm.


Gốc ghép khoảng 6-12 tháng tuổi, cắt ngọn gốc ghép, dùng dao sắc xẻ
đôi ngọn thành một vết bổ dọc dài khoảng 4 cm, mắt ghép lấy từ một cành mập, có
đường kính bằng đường kính gốc ghép dài khoảng 10-12 cm, sau khi cắt bỏ lá, vót

thành nêm dài 4 cm, chêm vào gốc ghép, sau đó dùng dây nilon bó chặt. Cách buộc
từ trên ngọn xuống dưới gốc ghép, bó kín phần cành ghép để trách mất nước làm
chết mắt ghép.
2.2.2. Phương pháp hiện đại (in vitro)
2.2.2.1. Tình hình chung.
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hiện nay, việc nhân nhanh giống cây
trồng bằng in vitro nhằm sản xuất giống cây trồng có chất lượng cao, sạch bệnh ngày
càng được quan tâm và có nhiều thành tựu đáng kể.
Trên thế giới: giống cây trồng nhân vô tính và chuyển gen mang những
đặc điểm nông sinh quý giá mà các phuơng pháp truyền thống không tạo ra được là
một trong những mục tiêu hàng đầu của quá trình phát triển công nghệ sông sinh của
nhiều nước công nghiệp trên thế giới.
Việt nam: công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được du nhập từ
những năm 1960 tại miền Nam và vào đầu những năm 1970 tại miền Bắc. tuy nhiên
chỉ từ những năm 1980 trở lại đây công nghệ nuôi cấy mô tế bào mới phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng, nhiều phòng thí nghiệm, nghiên cứu đã được xây dựng và
triển khai ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lĩnh vực áp dụng rộng rãi công
nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là lĩnh vực nhân giống, bảo quản nguồn gen cây
trồng.
2.2.2.2.

Khái niệm:

Nhân giống vô tính invitro ở thực vật hay còn gọi là nuôi cấy mô tế bào thực
vật. Đây là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế bào thực vật hay mô phân


sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo thích hợp để tạo ra những khối tế bào hay
những


cây

hoàn

chỉnh

trong

ống

nghiệm.

Đây là phương pháp nhân giống hiện đại được thực hiện trong phòng thí nghiệm
nên còn gọi là phương pháp nhân giống trong ống nghiệm (in vitro) để phân biệt với
các quá trình nuôi cấy trong điều kiện tự nhiên ngoài ống nghiệm (in vivo).Khác vối
các phương pháp nhân giống truyền thống như giâm, chiết cành hoặc ghép mắt,
phương pháp nhân giống in vitro có khả năng trong một thời gian ngắn có thể tạo ra
một số lượng cây lớn đều để phủ kín một diện tích đất nhất định mà các phương
pháp nhân giống khác không thể thay thế được. Ngoài ra phương pháp này không
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên có thể tiến hành quanh năm. Đây là hướng
đang được ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều phòng thí nghiệm nuôi
cấy mô, nhiều trung tâm sản xuất giống cây trồng hàng năm đã cung cấp một
lượng đáng kể cây giống có chất lượng cao cho sản xuất nhưchuối, dứa, khoai tây,
các loại lan, cây cảnh, cây lâm nghiệp
Ưu điểm
Kĩ thuật invitro mở ra khả năng lai khác loài để tạo ra giống mới và làm tăng nhanh
tính đa dạng di truyền, tạo dòng cây sạch bệnh.Phục tráng giống cây trồng bị
bệnh.Nhân nhanh, tăng nhanh hệ số nhân giống, làm trẻ trung hóa cây trồng.Sản
phẩm cây giống đồng nhất, nâng cao chất lượng cây giống, tiết kiệm không gian.Dễ
vận chuyễn và sản xuất quanh năm.Đối với một số loài cây trồng có giá trị thương

mại lớn, kĩ thuật nuôi cấy invitro đã đem lại những hiệu quả kinh tế hết sức rõ rệt.
Hạn chế của nhân giống vô tính invitro
Hạn chế về chủng loại sản phẩm: trong điều kiện hiện nay không phải tất cả
cây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng vi nhân giống. Nhiều cây trồng
có giá trị kinh tế hoặc quý hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp ứng nhu cầu
thương mại hoặc bảo quản nguồn gen. Nhiều vấn đề liên quan đến nuôi cấy và tái


sinh tế bào thực vật invitro vẫn chưa được giải đáp.Chi phí sản xuất cao: vi nhân
giống đòi hỏi nhiều lao động kĩ thuật thành thạo nên giá thành sản phẩm còn khá cao
so với các phương pháp truyền thống như chiết, ghép và nhân giống bằng hạt.Hiện
tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: cây con nuôi cấy mô có thể sai khác với
cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma. Kết quả là cây con không giữ
được đặc tính quý của cây mẹ. Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạn đầu nhân giống
nhưng có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài và làm tăng hàm lượng các chất
kích thích sinh trưởng.Ứng dụng của phương pháp nhân giống vô tính invitroThời
gian ngắn ( 1-3 năm ): vi nhân giống, sản xuất và bảo quản cây sạch bệnh.Thời gian
trung bình ( 3-8 năm ): biến dị di truyền, nuôi cấy phôi soma, cứu phôi và lai tạo
giống qua nuôi cấy đơn bội.Thời gian dài ( 8-15 năm ): lai tế bào soma và siêu sản
xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học

2.2.2.3.

Phương pháp nhân giống

Quy trình nuôi cấy mô tế bào.


×