Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo đối chiếu ngôn ngữ lịch sử hình thành tiếng VIệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.91 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG PHÁP

BÁO CÁO HỌC PHẦN
MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU PHÁP VIỆT
Lịch sử tiếng Việt

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỤC VY
HOÀNG THỊ QUẾ HƯƠNG
Giảng viên phụ trách: NGUYỄN THỊ BÌNH MINH

TP Hồ Chí Minh, 5/2018


MỤC LỤC
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT

trang
3

CÁC GIAI ĐOẠN TRONG LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT

5

1.Giai đoạn phát triển Mon-Khmer

5

2.Giai đoạn tiền Việt-Mường (proto Việt-Mường)

5



3.Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Nôm

6

4.Tiếng Việt ở giai đoạn dùng "chữ quốc ngữ"

6

5.Từ Cách mạng tháng Tám đến nay

7

KẾT LUẬN

7

Tài liệu tham khảo

8


GIỚI THIỆU
Tiếng Việt được biết đến và sử dụng rộng rãi như hôm nay là nhờ quá trình hình thành và
phát triển “gian nan” qua nhiều thời kì và giai đoạn lịch sử khác nhau. Ngay từ những
ngày đầu, ngôn ngữ mà nhân dân ta sử dụng rất khó, do đó nó không được thông dụng.
Về sau khi đất nước bị đô hộ và có sự tiếp xúc văn hóa với các nước khác thì Tiếng Việt
càng có những chuyển biến rõ ràng về mặt chữ viết cũng như phát âm.

KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

TIẾNG VIỆT
Căn cứ vào những tài liệu mới được công bố gần đây, hiện nay có thể kết luận: Tiếng
Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt
Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á.


Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với người Hán, tiếng Hán, văn hoá Hán đã xảy ra trước khi
người Hán xâm lược, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm vẫn là sự tiếp xúc trực tiếp trong suốt
1000 năm Bắc thuộc. Ảnh hưởng của tiếng Hán, nền văn hoá Hán không toả ra đồng đều
trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Ảnh hưởng đó ở vùng phía bắc sâu đậm hơn ở vùng phía
nam, ở vùng đồng bằng sâu đậm hơn ở vùng núi.
Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập tự chủ. Mối quan hệ với tiếng Hán không
còn là quan hệ trực tiếp như trước nữa. Mặc dù nhà nước phong biến Việt Nam vẫn
duy trì việc sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là văn tự chính thức, việc tổ chức học hành,
thi cử bằng chữ Hán ngày càng có quy mô, nhưng tiếng Hán không còn là sinh ngữ như
trước nữa. Từ đây tiếng Việt diễn biến theo quy luật nội tại, nó còn bắt cả kho từ ngữ gốc
Hán diễn biến theo quy luật của mình.
Khi nước nhà giành được độc lập, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng
nói. Đây là một loại chữ được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở của tiếng Hán. Bên
cạnh nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Hán, theo truyền thống Hán, còn có một nền văn
hiến dân tộc viết bằng chữ Nôm ngày càng phát triển.
Cũng từ đó, vai trò của tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù nó không được
coi là ngôn ngữ chính thức dùng ở công văn, giấy tờ, học hành, thi cử, nhưng trong thực
tế, nó vẫn trở thành ngôn ngữ có uy thế nhất trong toàn bộ lãnh thổ. Tác dụng của tiếng
Việt bắt đầu toả ra mạnh mẽ đối với các vùng ngôn ngữ thiểu số. Lúc đầu chỉ là ở phía
bắc, về sau, với đà nam tiến ồ ạt, liên tục của người Việt, ảnh hưởng đó ngày càng lan
rộng.
Sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây.
Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ Latin.
Loại chữ này được dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu. Đến thế kỉ XVII, một số giáo sĩ

phương Tây đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ
thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo. Mấy thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ chỉ được
dùng hạn chế trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa.
Sự áp đặt chế độ thuộc địa Pháp đưa đến việc bãi bỏ việc học, việc thi cử, việc dùng chữ
Hán; đưa đến sự thắng lợi của chữ quốc ngữ. Buổi đầu nhân dân lạnh nhạt với chữ quốc
ngữ, mặc dù một số trí trức "Tây học" đã ra sức cổ động cho nó. Thái độ lạnh nhạt ấy
thay đổi từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa chính trị như
phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉ XX. Những người lãnh đạo phong trào
đưa việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách lược gọi
là Văn minh tân học sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào vì tương lai của đất


nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy. Những tài liệu văn hoá bằng chữ quốc ngữ do
phong trào này phát hành đã được phổ biến khá rộng. Mặt khác, sự tiếp xúc với tiếng
Pháp, với nền văn hoá Pháp đã dẫn đến sự hình thành nền báo chí Việt Nam bằng chữ
quốc ngữ, nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca, những tiếp thu về
từ vựng, ngữ pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa lại “địa vị ngôn ngữ chính thức của
quốc gia” cho tiếng Việt. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có ảnh
hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn căn cứ vào tình thế ngôn ngữ, tức là thế tương quan giữa các
ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau đã phân kì lịch sử phát triển của tiếng Việt như
sau [1]:
A.

Giai đoạn proto
Việt

- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu
ngữ của lãnh đạo)

- 1 văn tự: chữ Hán

Vào khoảng thế kỉ VIII, X

B.

Giai đoạn tiếng
Việt tiền cổ

- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu
ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán
- 1 văn tự: chữ Hán

Vào khoảng thế kỉ X–XII

C.

Giai đoạn tiếng
Việt cổ

- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn
ngôn Hán
- 2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm

Vào khoảng thế kỉ XIII–XVI

D.

Giai đoạn tiếng
Việt trung đại


- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn
Vào khoảng thế kỉ XVII,
ngôn Hán
XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
- 3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ
quốc ngữ

E.

Giai đoạn tiếng
Việt cận đại

- Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng
Việt và văn ngôn Hán
- 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, quốc
ngữ

Vào thời Pháp thuộc

F.

Giai đoạn tiếng
Việt hiện đại

- Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt
- 1 văn tự: chữ quốc ngữ

Từ năm 1945 trở đi


CÁC GIAI ĐOẠN TRONG LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
1. Giai đoạn phát triển Mon-Khmer
Thực ra, một số quan niệm cho rằng đây không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch
sử phát triển riêng của tiếng Việt. Nhưng vì tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc
Nam Á, nhánh Mon-Khmer nên để tiện cho việc theo dõi lịch sử của nó, chúng tôi
tạm tách ra một giai đoạn cụ thể được gọi là giai đoạn Mon-Khmer. Người ta giả định


rằng vào thời gian này, các cư dân sử dụng những ngôn ngữ thuộc giai đoạn MonKhmer như Việt, Khmer, Môn, Bana, Khmú, thậm chí Palaung-Wa v.v... đang là một
cộng đồng có ngôn ngữ tương đối thống nhất, phân bố đều khắp ở địa bàn Đông Nam
Á văn hoá.
Nhiều nhà nghiên cứu ước tính giai đoạn Mon-Khmer này của lịch sử tiếng Việt kết
thúc muộn nhất là vào khoảng cách ngày nay ±3000–4000 năm. Vào quãng thời gian
giả định đó, các đặc trưng vốn có của các ngôn ngữ Mon-Khmer thuộc họ Nam Á
cũng chính là những đặc trưng của tiếng Việt.
2. Giai đoạn tiền Việt-Mường (proto Việt-Mường)
Sau giai đoạn Mon-Khmer, lịch sử tiếng Việt chuyển sang một giai đoạn mới, giai
đoạn tiền Việt-Mường. Đây là thời kì, theo cách hiểu của đa số nhà ngữ Việt học,
tiếng Việt cùng với tất cả các cá thể ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường hiện nay tách
ra khỏi khối Mon-Khmer để có một lịch sử riêng. Giai đoạn tiền Việt-Mường có thể
coi là giai đoạn phát triển đầu tiên trong lịch sử tiếng Việt và do đó cũng có thể coi nó
có tư cách là ngôn ngữ chung hay tiền ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ, ngôn ngữ cơ sở) của
cả nhóm Việt-Mường. Vì thế, trong quá trình phát triển của tiếng Việt, giai đoạn này
là quãng thời gian đầu tiên, khởi nguồn của một quá trình phát triển riêng biệt. Điều
này cũng có nghĩa là, khi xem xét sự biến đổi của một hiện tượng ngôn ngữ nào đó
của lịch sử tiếng Việt, đây chính là mốc đầu tiên của quá trình biến đổi ấy.
Người ta ước tính, giai đoạn tiền Việt-Mường này bắt đầu sau khi khối ngôn ngữ
Mon-Khmer có sự khác biệt nội bộ tới mức tạo thành những nhóm ngôn ngữ riêng lẻ,
trong đó có nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Quá trình tiền Việt-Mường này kéo dài ±
1000 năm, từ khoảng năm 1000 trước Công nguyên (CN) cho đến những thế kỉ đầu

sau CN. Đây là cả một quãng thời gian khá dài, là thời gian để các bộ tộc, bộ lạc nói
các ngôn ngữ Mon-Khmer phía đông hoàn tất việc chia tách và định hình thành
những nhóm riêng lẻ khác nhau như nhóm Việt-Mường.
Tiếng tiền Việt-Mường (hay nói một cách khác là giai đoạn tiền Việt-Mường trong
lịch sử phát triển của tiếng Việt) có một thời gian phát triển ước tính khá dài. Trong
suốt thời gian dài ấy, tuy là một ngôn ngữ được coi là thống nhất nhưng bản thân nó
cũng đã hàm chứa những khác biệt để tạo tiền đề cho sự chia tách về sau. Tình trạng
nói trên giúp cho chúng ta hiểu vì sao trong tái lập những dạng thức ngôn ngữ thuộc
thời kì này, rất có thể có những dạng thức trùng nhau hoặc thậm chí nối tiếp nhau.


Trong một tình trạng như vậy, hoàn toàn có thể có những hiện tượng ngôn ngữ xuất
hiện ở đầu giai đoạn phát triển rồi sau đó mất đi ở cuối giai đoạn phát triển và cũng
hoàn toàn có thể nói đến những hiện tượng ngôn ngữ chỉ mới thuần tuý xuất hiện ở
giữa hay ở cuối giai đoạn phát triển ấy để lưu lại cho đến ngày nay.
3. Tiếng Việt ở giai đoạn dùng chữ Nôm
Sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán đã diễn ra cả nghìn năm dưới chế độ đô hộ của
phong kiến Trung Quốc, trong khuôn khổ một chính sách đồng hoá quyết liệt, tàn
bạo; rồi sau đó, còn diễn ra cả nghìn năm tiếp theo, dưới chính quyền của vua quan
trong nước. Suốt giai đoạn này, chữ Hán giữ vị trí rất quan trọng. Nó được dùng trong
hành chính, tế lễ, học thuật, thơ văn.
Nhưng tiếng Việt, trong giai đoạn ấy, vẫn không ngừng phát triển, và đã phát triển
càng ngày càng mạnh.
Từ thế kỉ XV về sau, đặc biệt là ở các thế kỉ XVIII, XIX, trào lưu văn học chữ Nôm
phát triển mỗi thời một mạnh hơn, với nhiều tác phẩm hơn, những tác phẩm được lưu
truyền rộng rãi trong nhân dân, trước thái độ tiêu cực của triều đình và tầng lớp khá
đông những nhà nho quá sùng bái chữ Hán [2].
4. Tiếng Việt ở giai đoạn dùng "chữ quốc ngữ"
Từ đầu thế kỉ 20 về sau, tiếng Việt dần dần được dùng trong mọi thể loại văn học,
mọi địa hạt văn hoá, khoa học, kĩ thuật. Nó phát triển thành ngôn ngữ văn học toàn

diện [3]. Đây là giai đoạn hiện đại của tiếng Việt.
Ở giai đoạn này, sự phát triển của tiếng Việt diễn ra mạnh và nhanh, cùng một đà với
quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc khỏi ách thực dân, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đó cũng là sự phát triển đã diễn ra với một lợi khí mới về chữ viết: "chữ quốc ngữ".
Mấy thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ chỉ có phạm vi sử dụng hạn chế trong kinh bổn
đạo Thiên Chúa. Một số trí thức sớm theo đạo này và sớm có "tây học", nhất là từ khi
thực dân Pháp chiếm "Nam Kì", đã ra sức cổ động cho nó. Nhưng lời hô hào của họ
không được hưởng ứng rộng rãi. Đó là do ý đồ của những người trí thức ấy không đi
ra ngoài khuôn khổ của toàn bộ chính sách thống trị của kẻ xâm lược.
Sách báo chữ quốc ngữ được xuất bản nhiều là từ khoảng 1920 trở về sau. Không
những sách báo công khai mà cả sách báo bí mật. Công khai là những tờ "nhật trình",
những "tuần san", "nguyệt san", những tiểu thuyết dịch từ Hán văn, Pháp văn lưu
hành chủ yếu trong giới trí thức và tiểu tư sản ở các thành phố, các thị trấn.


5. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước nhân dân Việt
Nam và toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn độc lập. Đó là
một văn kiện lịch sử đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam, đối với cả lịch sử của tiếng
Việt. Những lời văn sáng sủa, hùng tráng của bản đại cáo ấy chính thức tuyên bố
quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời chính thức xác
định vị trí của tiếng Việt đối với nước Việt Nam đã tự mình làm chủ vận mệnh của
mình.
Từ đó, tiếng Việt đảm nhiệm một vai trò mới.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngay từ khi thành lập, đã quyết định dùng
tiếng Việt ở mọi cấp học, bậc học, ở mọi ngành hoạt động. Trong vai trò này, tiếng
Việt tỏ ra dồi dào khả năng. Một trong những ý nghĩa của các thành tựu văn hoá,
khoa học, giáo dục, hơn ba mươi lăm năm qua của nước Việt Nam, là minh chứng rõ
ràng cho những khả năng đó của tiếng Việt.


KẾT LUẬN
Sau nhiều lần thay đổi và phát triển Tiếng Việt trở nên hoàn thiện về mọi mặt như cấu
trúc, ngữ pháp, từ vựng,.... Trong đó phải nhắc đến chữ viết và âm điệu, về chữ viết thì
Tiếng Việt gần giống với chữ La-tinh, còn về âm điệu thì khá giống với tiếng Pháp và
Trung. Do dễ học và dễ nhớ nên Tiếng Việt ngày nay được nhân dân sử dụng rộng khắp
cả nước và là ngôn ngữ có “vị thế” trên toàn lãnh thổ nên được gọi là chữ quốc ngữ.

Tài liệu tham khảo:
[1] : Nguyễn Tài Cẩn. Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 10
(1998).
[2] : Thế kỉ XVIII, triều Lê-Trịnh, sách Nôm đã có lúc bị cấm, không cho in, không cho
đọc, thậm chi bị đốt đi.
[3] : "ngôn ngữ văn học" là ngôn ngữ đã phá triển đến trình độ thống nhất và chuẩn hoá;
nó được thể hiện trong sáng tác nghệ thuật và cả trong các địa hạt văn hoá, khoa học.
NGUỒN: ngonngu.net




×