Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THUYET MINH MAY VA THIET BI THI CONG DUONG BTXM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.67 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ – BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG

BÀI TẬP LỚN
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG
BÊ TÔNG XI MĂNG

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân
Hòa
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Nhóm 6

: 66DCMX23


Hà Nội, tháng 11 năm 2018

BÀI TẬP LỚN
MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG
BÊ TÔNG XI MĂNG

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân
Hòa
Sinh viên thực hiện
Lớp
66DCMX23

:


: Nhóm 6

Phạm Hùng Mạnh
Nguyễn Xuân Nam
Hoàng Văn Ngọc
Trần Văn Pháp
Đỗ Mạnh Quang
Nguyễn
Đình
Quang

MỤC LỤC
1


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ MÁY VÀ THIẾT BỊ……………………

2
1.1. GIỚI THIỆU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG........................2
1.1.1.

Khái niệm.....................................................................2

1.1.2.

Phân loại......................................................................3

1.1.3.


Ưu – Nhược điểm của mặt đường bê tông xi măng.....3

1.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG
4
1.2.1.

Công dụng – Phân loại - yêu cầu làm việc...................4

1.2.2.

Phạm vi sử dụng..........................................................8

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG
2.1. MÁY RẢI BÊ TÔNG XI MĂNG CỐP PHA TRƯỢT COMMANDER
III 9
2.1.1.

Cấu tạo......................................................................10

2.1.2.

Hoạt động..................................................................16

2.2. MÁY RẢI BÊ TÔNG XI MĂNG TRỐNG LĂN C450...................19
2.2.1. Cấu tạo.........................................................................21
2.2.2. Hoạt động.....................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG…………………………………
24
3.1. QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG.........................................24

3.2. CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BTXM TẠI VIỆT NAM.........................28

2


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ MÁY VÀ THIẾT BỊ

THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG
1.1. GIỚI THIỆU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG
1.1.1.
Khái niệm
Mặt đường Bê tông xi măng (BTXM) là loại mặt đường cứng
cùng với mặt đường mềm là 2 loại hình mặt đường chính được
sử dụng cho giao thông đường bộ và sân bay, đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nên mạng lưới giao thông của các
khu vực, lãnh thổ và xuyên quốc gia. Mặt đường BTXM có mặt
trên tất cả các cấp đường giao thông đường bộ, từ địa phương,
hệ thống tỉnh lộ, quốc lộ, từ đường có lưu lượng xe thấp đến
đường phố, đường trục chính, đường cao tốc, đường giao thông
miền núi, khu vực có thời tiết khác nghiệt.
Ngày nay, mặt đường BTXM vẫn luôn được các nhà nghiên
cứu các nhà quản lý rất quan tâm. Hệ thống Tiêu chuẩn ngày
càng hoàn thiện và công nghệ xây dựng ngày càng phát triển
đồng bộ hiện đại. Do có lợi thế về tuổi thọ và công nghệ xây
dựng ngày càng có nhiều tiến bộ nên mặt đường BTXM đang
được các nước sử dụng nhiều cho các đường cấp cao, đường cao
tốc và sân bay. Vì vậy, tỷ trọng nói chung về mặt đường BTXM
so với mặt đường các loại khác ngày càng tăng theo thời gian

và chiến lược phát triển giao thông quốc gia của các nước trong
đó có Việt Nam.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mặt đường
BTXM cốt thép được xây dựng tại đường Hùng Vương, Hà Nội
năm 1975. Trên QL2 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn xây dựng
3


30km đường BTXM vào năm 1984, đường Nguyễn Văn Cừ (bắc
cầu Chương Dương). Tiếp theo là trên QL1A với tổng chiều dài
các đoạn khoảng 30km vào năm 1999 tại các đoạn ngập lụt.
Đường Hồ Chí Minh nhánh phía đông với chiều dài 86km, nhánh
phía tây với tổng chiều dài trên 300km. QL12A Quảng Bình với
chiều dài 12km. QL70, đoạn TP Lào Cai… Mặt đường BTXM được
sử dụng hầu hết tại các sân bay như: Sao Vàng, Tân Sơn Nhất,
Nội Bài, Phú Bài… Hệ thống đường giao thông nông thôn ở một
số tỉnh như Thái Bình, Thanh Hoá, Hưng Yên… cũng có sử dụng
mặt đường BTXM với kết cấu đơn giản, đáp ứng nhu cầu giao
thông ở địa phương với tải trọng nhỏ và lưu lượng thấp. Theo
thống kê của Bộ GTVT, tổng số đường giao thông nông thôn
trong cả nước bao gồm 172437km, trong đó có 0,56% mặt
đường bê tông nhựa và 7,2% mặt đường nhựa hoặc BTXM.
1.1.2.
Phân loại
Theo phương pháp thi công:
+ Mặt đường BTXM đổ tại chỗ
+ Mặt đường BTXM lắp ghép
Theo loại BTXM:
+ Mặt đường BTXM không có cốt thép
+ Mặt đường BTXM cốt thép

+ Mặt đường BTXM cốt thép ứng suất trước
+ Mặt đường BTXM sợi kim
+ Mặt đường BTXM hỗn hợp (2 hoặc 3 lớp BT khác nhau)
Theo loại hình tấm BTXM:
+ Mặt đường tấm BTXM thông thường
+ Mặt đường tấm BTXM có mối nối tăng cường
+ Mặt đường BTXM cốt thép liên tục
1.1.3.
Ưu – Nhược điểm của mặt đường bê tông xi
a.

măng
Về ưu điểm
Tuổi thọ của mặt đường BTXM tương đối cao, cao hơn mặt

đường bê tông nhựa (BTN). Tuỳ theo cấp hạng đường và tiêu chí
4


đánh giá của từng nước nhưng nói chung tuổi thọ của mặt
đường BTXM được lấy vào khoảng 20 - 50 năm. Tuổi thọ thực tế
của mặt đường BTXM nhiều khi lớn hơn dự kiến khi thiết kế.
Theo thống kê, có những đoạn mặt đường BTXM sau khi xây
dựng sau 50 năm mới phẳi tăng cường và thậm chí có đoạn tồn
tại sau 78 năm sử dụng. Cường độ mặt đường BTXM cao và
không thay đổi theo nhiệt độ như mặt đường nhựa, thích hợp
với tất cả các loại xe, ổn định cường độ đối với ẩm và nhiệt,
cường độ không những không bị giảm mà có giai đoạn còn tăng
theo thời gian (không bị lão hoá như mặt đường BTN). Có khả
năng chống bào mòn, hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường

cao, hầu như không giảm khi mặt đường bị ẩm ướt, an toàn cho
xe chạy, mặt đường BTXM có màu sáng nên thuận lợi cho việc
chạy xe ban đêm. Chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp. Do thời gian
phục vụ tương đối dài, chi phí duy tu bảo dưỡng thấp, nên tổng
giá thành xây dựng và khai thác của mặt đương BTXM có cao
nhưng không cao hơn nhiều so với mặt đường BTN. Sử dụng
chất liên kết là xi măng nên thi công ít gây ô nhiễm môi trường,
có thể cơ giới hóa toan bộ khâu thi công.
b.

Về nhược điểm
Mặt đường có độ cứng quá lớn, xe chạy không êm thuận,

gây tiếng ồn nhiều. Các khe biến dạng làm cho mặt đường kém
bằng phẳng, hạn chế xe chạy tốc độ cao. Thi công tương đối
phức tạp, đòi hỏi có các thiết bị chuyên. Chi phí xây dựng ban
đầu thường rất lớn (2-2,5 lần mặt đường mềm). Yêu cầu phải có
thời gian bảo dưỡng sau khi thi công xong.

5


Các ưu điểm của mặt đường BTXM là cơ bản, vì vậy mặc dù
có nhược điểm song hiện nay các nước tiên tiến sử dụng ngày
càng nhiều loại mặt đường này.
1.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI
MĂNG
1.2.1.
Công dụng – Phân loại - yêu cầu làm việc
A. Công dụng

Máy và thiết bị thi công đường BTXM là máy hoặc tổ hợp
máy chuyên dụng dùng để thi công đường BTXM. Bao gồm các
công việc sau:
- Rải bê tông trên nền đường đã chuẩn bị sẵn
- San phẳng, đầm lèn và láng mặt
- Cắt mối (tạo khe có dãn) và bảo dưỡng
b. Phân loại
Máy và thiết bị thi công đường bê tông xi măng có rất nhiều
cách phân loại
Theo tính năng của máy:
- Máy và thiết bị thi công dạng liên hợp các máy riêng rẽ

Hình 1.1. Máy rải bê tông BLAW-KNOX PF5510

- Máy đa năng dạng tổ hợp thực hiện công việc của nhiều
máy
6


Hình 1.2. Máy rải bê tông xi măng cốp pha trượt Commander III của hãng
Gomaco

Theo phương pháp rải bê tông:
- Máy rải bê tông bằng cốp pha trượt

Hình 1.3. Máy rải bê tông xi măng cốp pha trượt TD-800

- Máy rải bê tông băng trống lăn

7



Hình 1.4. Máy rải bê tông xi măng trống lăn C450-Hãng GOMACO

- Máy rải bê tông 3 trục lăn

Hình 1.5. Máy rải bê tông xi măng 3 trục lăn GT4500

c.Yêu cầu làm việc
- Máy và thiết bị thi công phải đáp ứng được nhu cấu cơ giới
hóa các công đoạn xây dựng đường BTXM
8


- Phải có dộ tin cậy cao, có khả năng hoạt động được trong
suốt thời gian thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình
- Đảm bảo sự đồng bộ của các máy hay các bộ máy trên
cùng một cỗ máy để tạo ra sự nhịp nhàng khi thi công, không
gây ách tắc ở bất kì khâu nào
1.2.2.
Phạm vi sử dụng
- Đường cao tốc
- Mặt đường cấp cao A1
- Các đoạn đường có lực ngang lớn
- Các đoạn đường có chế độ thuỷ nhiệt bất lợi
- Các tuyến đường ít có điều kiện duy tu, bảo dưỡng
- Bến, bãi đỗ xe
- Đường tràn, đường thấm
- Đường trong các khu công nghiệp nhiều xe nặng
- Đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay

- Đường, bãi trong các hải cảng
- Đường trong các mỏ

9


CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG
2.1. MÁY RẢI BÊ TÔNG XI MĂNG CỐP PHA TRƯỢT
COMMANDER III
Máy rải bê tông xi măng cốp pha trượt là loại máy rải BTXM
hiện đại và có công suất rải lớn nhất trên thế giới hiên nay, có
thể kế đến 2 dòng máy tiêu biểu trên thế giới là máy
Commander III của hãng Gomaco và máy SP500 của hãng
Wirtgent. Khối lượng máy khá đồ sộ để đỡ toàn bộ hệ thống
khuôn trượt, đầm thủy lực, hệ thống động lực điều khiển….Máy
di chuyển trên các bộ bánh xích bốn chân hoặc 2 chân. Công
suất rải bê tông cao, rất phù hợp để thi công các công trình
đường cao tốc, đường sân bay…

10


Hình 2.1. Một số hình ảnh về máy Commander III

2.1.1.

Cấu tạo

Hình 2.2. Cấu tạo chung của máy


11


Hình 2.3. Kích thước tổng thể của máy

Động cơ:
Kiểu động cơ: Động cơ diesel John Deere 6068 HF285 6.8 lít (Được trang
bị bộ kiểm soát khí thải) Công suất: 185 hp (mã lực)
Dung tích các bình chứa:
- Dung tích bình nhiên liệu: 299 lít
- Dung tích bình chứa dầu thuỷ lực: 564 lít.
Hệ thống thủy lực:
- Bơm thủy lực: Hai bơm thủy lực hai cấp cung cấp dầu cho mạch điều
khiển đầu cắt, các đầm rung, băng tải và guồng xoắn.
- Một bơm điều chỉnh công suất theo tải làm việc của máy.
- Một bơm thủy lực cân bằng áp lực hệ thống nâng khung
- Hệ thống làm mát dầu thuỷ lực:Có khả năng làm mát cưỡng bức bằng
không khí, bình chứa được thiết kế với nhiều tấm ngăn giúp tản nhiệt ra môi
trường dễ dàng.

12


- Hệ thống lọc: Phin lọc tiêu chuẩn công nghiệp bao gồm phin lọc tinh dầu
thủy lực cho phép lọc đến cỡ 10 micron và 100 micron, khay hứng dầu có hai
nam châm để lọc mạt sắt.
Hệ thống các đầm rung:
- Kiểu đầm rung: Dẫn động bằng thủy lực, có mô tơ trên đầu, tốc độ thay
đổi được và điều khiển độc lập. Số lượng: Bao gồm 4 đầm rung và 4 mạch thủy
lực cho mỗi máy. Có thể tùy chọn thêm lên tới 16 đầm rung và 16 mạch thủy

lực.
- Khuôn rải:
- Khuôn rải vỉa hè và rãnh thoát nước: Bộ khuôn rải tiêu chuẩn, chiều rộng
tới 914mm. Có thể tùy chọn nhiều loại khuôn như rải vỉa hè và rãnh thoát nước,
đường đi bộ liền khối với vỉa hè và rãnh thoát nước, dải phân cách, tường chắn,
kênh dẫn nước và nhiều ứng dụng khác.
- Hệ thống khung co duỗi được (Đối với máy 4 chân):
- Hệ thống khung co duỗi bằng thủy lực sang bên trái lên tới 1.83m.
- Bộ gá và kẹp khuôn:
- Nâng hạ bằng thủy lực: Điều chỉnh nâng bằng bằng thủy kiểu bù áp lực
457 mm và 152 mm bằng thủ công 152 mm cho phép điều chỉnh nâng hạ lên tới
610 mm.
- Khoảng cách dịch chuyển sang hông: Dịch chuyển sang hông 914 mm
bằng thủy lực.
Hệ thống nước:
- Hệ thống nước cao áp.
- Bình chứa dung tích 416.4 lít với súng phun và đường ống.
- Hệ thống điều khiển tự động:
- Kiểu điều khiển: điện - thủy lực
- Hệ thống điều khiển G21 bao gồm các chức năng tự chuẩn đoán lỗi cho
hệ thống vận hành và điều khiển lái, siêu cao, độ dốc ngang và lái theo chế độ
chọn lọc rất dễ điều khiển.
13


Bảng điều khiển
- Bảng điều khiển gồm các đồng hồ và phím chức năng, màn hình cho phép
người điều khiển kiểm soát các tín hiệu khi máy chạy theo đường dây chuẩn.
- Điều khiển tự động chạy lùi: Công tắc điều khiển chuyển chế độ tự động
máy chạy lùi.

- Hộp điều khiển từ xa cầm tay : thuận tiện cho người vận hành, nó cho
phép người vận hành di chuyển xung quanh máy để điều khiển băng tải và các
chân.
Hệ thống di chuyển:
- Kiểu di chuyển: Hệ thống di chuyển bánh xích được dẫn động bằng thủy
lực.
- Chiều dài bánh xích: 1.56m. Nếu tính cả tấm chắn, chiều dài toàn bộ là
1.81m.
- Chiều rộng của bánh xích: 300mm.
- Tỉ số truyền của hộp giảm tốc : 98.88:1
- Tốc độ: Với máy 3 chân, tốc độ rải là 15 mét/phút, tốc độ di chuyển có thể
lên tới 38 mét/phút.Với máy 4 chân, tốc độ rải là 11 mét/phút, tốc độ di chuyển
có thể lên tới 29 mét/phút.
- Điều chỉnh chiều cao của chân: Mỗi chân có thể điều chỉnh cao độ từ 102
mm đến 711mm bằng thủ công và tăng thêm 914mm nữa bằng thủy lực.
- Duỗi và định vị chân trước bên phải: Điều chỉnh thủy lực cho phép máy
dịch sang ngang 914mm.
- Trượt và định vị các chân sau: bằng thủy lực cho phép dịch chuyển bánh
trái sang ngang 1,98m. Quay và định vị các chân trước bên trái : Điều khiển
bằng thủy lực cho phép định vị chân này sang trái với khoảng cách 343,660 và
934 mm ra ngoài khung hoặc chuyển chân vào trung tâm với khoảng cách 343
và 660 mm.
- Lựa chọn cơ cấu truyền động khỏe hơn cho máy 4 chân:
- Dẫn động bằng thủy lực và căng xích tự động.
14


- Chiều cao từ mặt đường đến đáy của mô tơ di chuyển: 555 mm
- Chiều rộng toàn bộ bánh xích với mô tơ: 406 mm
- Chiều dài toàn bộ bánh xích với tấm chắn: 1,83m

- Chiều rộng guốc xích: 152 mm
- Tỉ số truyền của hộp giảm tốc: 100:1
Băng tải nạp bê tông
- Kiểu băng tải: Dẫn động bằng thủy lực, có thể chạy thuận nghịch với
phiễu nạp bê tông. Chiều dài: 5,21 m tính từ giữa tâm các puly.
- Chiều rộng: 610mm
- Tốc độ băng tải: có thể lên tới 97,54 mét/phút.
- Bộ gá băng tải: có thể trượt trong khoảng 914 mm nhờ xilanh thủy lực
kích thước 152mm và bộ gá dẫn hướng thủ công ( trượt và nghiêng) để điều
chỉnh phễu nạp cho phù hợp với xe trộn bê tông và địa hình thi công. Cho phép
băng tải đứng trước máy hoặc bên cạnh máy. Độ nghiêng của băng tải được điều
chỉnh bằng thủy lực.
- Cánh gạt băng tải: Gồm nhiều lưỡi gạt ghép lại lắp trên bộ gá riêng biệt,
cho phép đầu lưỡi gạt luôn bám sát bề mặt long băng tải đảm bảo gạt sạch bê
tông mà không cần phải điều chỉnh.
Đầu cắt gọt:
- Đầu cắt gồm nhiều đoạn ghép: Hệ thống dẫn động thủy lực bên trong và
bánh cắt đường kính 610mm. Hướng quay của đầu cắt: cắt hướng lên trên.
- Chiều rộng: Đầu cắt 1.067mm gồm nhiều đoạn ghép bao gồm một đoạn
dẫn động 610mm được dẫn động thủy lực bên trong và đoạn mở rộng 457mm.
Có thể mở rộng chiều rộng cắt lên tới 3,05 m. Đầu cắt gọt điều chỉnh dịch
chuyển sang hông và nâng hạ được: Bộ gá đầu cắt gọt trên máy 3 chân có thể
dịch chuyển sang hông 914 mm hoặc nâng hạ 457 mm bằng thủy lực và nâng
thêm 152 mm bằng thủ công cho phép điều chỉnh nâng lên tới 610 mm.
Kích thước máy 3 chân:
- Dài toàn bộ: 6.48m (không có băng tải)
15


- Chiều cao khi vận chuyển: Nhỏ nhất là 2.67m và lớn nhất là 3.58m tùy

thuộc vào vị rí nâng lên. Chiều rộng khi vận chuyển: 2.56m
- Chiều dài khi vận chuyển: 8,45 m kể cả băng tải ( kích thước đo có thể
thay đổi tùy thuộc vào độ nghiêng, vị trí và chiều dài của băng tải) và 6,88m
không có băng tải.
Kích thước máy 4 chân:
- Chiều dài toàn bộ: 6,48m
- Chiều rộng toàn bộ: 7,64m nếu mở rộng và 5,82m nếu thu lại kể cả thang.
- Chiều cao khi làm việc: 3.44m với kiểu khuôn rải 3100 và 254mmm rải
sâu.
- Chiều cao khi vận chuyển: 2,87m khi không có khuôn và 3,18m với kiểu
khuôn rải 3100. Chiều rộng khi vận chuyển:2,51m
- Chiều dài khi vận chuyển: 10.69m nếu mở rộng và 8.86m nếu thu lại.
- Trọng lượng máy 3 chân: Trọng lượng máy gần đúng với khuôn làm bó
vỉa và rãnh thoát nước tiêu chuẩn: 13.381 kg.
- Trọng lượng máy 4 chân: Trọng lượng gần đúng của máy 4 chân tiêu
chuẩn với khuôn rải sêri 3100 cho chiều rộng rải là 3.66m là : 22.000 kg.

Hình 2.4. Commander III có tông đơ cắt nâng và thẳng đứng, thanh kéo
khuôn và lắp ráp giữ.

16


2.1.2.

Hoạt động

ATP - All-Track Positioning (ATP) cung cấp tính linh hoạt
trong pavers trượt của chúng tôi. Mỗi chân có một tấm thép gắn
kết cốt thép cho phép điều chỉnh chiều cao chân thêm. ATP

cung cấp khả năng thực hiện các ứng dụng khác nhau và làm
việc với sự khác biệt về độ cao cấp và hậu cần công việc duy
nhất.

Hình 2.5. Commander III , ba đường ray, cắt tỉa và mở rộng vỉa hè rộng 5
foot (1,5 m).

17


Hình 2.6 Gia cố thép được đưa vào khuôn rào cản biến đổi trên
Commander III .

- Hiệu suất nhiên liệu tuyệt vời và khả năng nhiên liệu tăng
cho phép một ngày không bị gián đoạn trải trên dự án. Thiết kế
mới được điều khiển bởi hệ thống điều khiển GOMACO G + và
động cơ Tier 4.
- Commander III có tính năng All-Track Steering (ATS) để tải,
tính di động của công trường, và để thiết lập máy nhanh
chóng. Nó cũng có All-Track Positioning (ATP) để cung cấp cho
nhà điều hành nhiều lựa chọn hơn cho các chướng ngại vật, hậu
cần công việc và các ứng dụng khác nhau.
- Commander III có một nền tảng độc lập giúp giảm rung
cho người vận hành thoải mái cả ngày.
- Điều khiển G + làm cho tất cả các tiến bộ có thể có trên
Commander III , bao gồm tốc độ quạt thủy lực, bàn điều khiển
xoay vòng, sáng kiến điện tử và thủy lực và hơn thế nữa. Bàn
điều khiển xoay vòng cho phép người vận hành có quyền kiểm
soát thực tế và khả năng hiển thị tối đa bất kể ứng dụng nào
đang bị trượt hoặc hướng đi.

18


Hình 2.7. Bàn điều khiển trên Commender III

- The Commander III có một gói làm mát tối ưu mới với quạt
thủy lực được điều khiển bởi G + để thích ứng với nhu cầu làm
mát với điều kiện công trường cho cả hoạt động yên tĩnh và
hiệu quả.
- Mạch theo dõi trên máy ba rãnh cung cấp tốc độ hoạt động
lên đến 49 fpm (15 mpm) cho tốc độ di chuyển cao và tốc độ di
chuyển 125 fpm (38 mpm), cho phép di chuyển công việc
nhanh chóng và dễ dàng.
- Thiết kế cắt / đổ của GOMACO đảm bảo năng suất bê tông
tối đa. The Commander III được trang bị một máy cắt tông đơ
rộng 42 inch (1067 mm). Tiện ích mở rộng có sẵn trên tông đơ
cắt được cắt riêng biệt để cắt tỉa lên đến 10 ft (rộng 3,05
m). Điều này có nghĩa là sản xuất nhiều hơn bởi vì tông đơ chỉ
cắt rộng khi cần thiết và loại bỏ chèn lấp không cần thiết sau
khi đổ. Máy tông đơ có 36 trong. (914 mm) trình diễn thủy lực,
18 in. (457 mm) của điều chỉnh dọc thủy lực và thêm 6 in. (152
mm) điều chỉnh theo chiều dọc thủ công.
19


- Bộ phận giảm chấn lề đường kiểu Guillotine được cấp
nguồn bằng thủy lực. Nó có một lưỡi thẳng đi vào mặt của lề
đường trong khi trượt qua đường lái xe. Các depressor có thể
được thay đổi để khuôn mẫu khác nếu khuôn mẫu được rãnh và
kẹp để chấp nhận cắt ra đường lái xe.


Hình 2.8. Bộ phận giảm chấn

- Bộ giảm áp lề đường kiểu California được cấp nguồn bằng
thủy lực. Nó có một lưỡi cong đi vào mặt để sử dụng trên lề
đường và khuôn rãnh trong khi trượt qua đường lái xe. Các
depressor tốt nghiệp các lề đường trong và ngoài cho đường lái
xe, cung cấp một kết thúc mượt mà hơn.
2.2. MÁY RẢI BÊ TÔNG XI MĂNG TRỐNG LĂN C450
Phương pháp này thi công khá hiệu quả vì cấu tạo gọn nhẹ
và vận hành đơn giản của nó. Một dây chuyền thi công rải bê
tông hoàn chỉnh bao gồm hệ thống giàn thép di chuyển trên ray
20


mang theo 1 bộ công tác tang trống, vít xoắn có nhiệm vụ san
đều bê tông trước khi trống lăn làm nhiệm vụ lu nèn và hoàn
thiện bề mặt bê tông. Một ưu điểm khi sử dụng thiết bị này là
khả năng thi công được nhiều bề rộng đường khác nhau bằng
cách nối thêm khung cho giànthép có kích thước thích hợp.
Ngoài ra khi lắp thêm bộ phận chuyển đổi thi công bề mặt
nghiêng máy còn được sử dụng thi công rải bê tông mái kênh,
taluy, thân đập…

Hình 2.9. Máy GOMACO C450

- Máy rải và hoàn thiện bề mặt bê tông xi măng Gomaco
C450 là một trongnhững máy thi công bề mặt bê tông trong
“đại gia đình máy rải bê tông xi măng Gomaco”. Với kết cấu đơn
giản, được thiết kế theo dạng mô đun, giàn trống lăn rải bê tông

xi măng có thể thi công đường có bề rộng từ 3,66 đến 36 m,
năng suất thi công của máy có thể lên tới 300m3/h. Ngoài ra
máy có thể thi công ta luy, mái dốc, kênh mương,… khi lắp
thêm bộ phận chuyển đổi để thi công trên mặt nghiêng.
21


2.2.1.

Cấu tạo

22


Hình 2.10. Cấu tạo máy rải bê tông C450
1_Tay quay điều chỉnh chiều cao chân trống
hành

3_Đốt khung máy thứ nhất

khung máy thứ hai

đầm dùi

4_Chốt nối 2 khung máy

6_Cụm điều chỉnh cọm chân trống

để máy di chuyển
thang lên xuống


2_Vị trí điều khiển của người vận

8,10_Cảm biến khoảng cách
12_Chân bị động bên trái

15_Chân bị động bên phải

5_Đốt

7_Đường ray

9_Xe con

11_Cầu

13_trục xoắn

14_Cụm

16_Chân chủ động bên phải

17_Chân chủ động bên trái

2.2.2.

Hoạt động

- Sau khi bê tông thương phẩm có độ sụt lún được san sơ bộ
trên nền, cụm trống lăn di chuyển ngang theo chiều rộng lòng

đường, đầm dùi thủy lực di chuyển đồng thời có tác dụng nén
chặt bê tông. Cụm trống lăn quay cùng tốc dộ với chống lăn san
phẳng vật liệu để đạt được độ dày lớp bê tông cần thiết. Trống
lăn có tác dụng lu san đồng thời làm nhẵn bề mặt bê tông đạt
được chất lượng cần thiết. Khi cụm trống lăn đi hết bề rộng lòng
đường, cụm chân chủ động đẩy toàn bộ máy di chuyển trên
đường ray vuông hoặc tròn chạy dọc theo chiều dài cần rải
thảm bê tông xi măng theo yêu cầu. cụm trống lăn tiếp tục lặp
lại công việc trên.
- Tốc độ di chuyển của máy cũng như tốc độ làm việc của
máy được điều khiển phù hợp với các thông số phù hợp yêu cầu
làm việc. Có thể điều khiển tốc độ di chuyển của máy và tóc độ
làm việc của bộ công tác bằng tay hoặc tự động.
- GOMACO C-450 có thể được chuyển đổi thành SL-450 với
bộ chuyển đổi độ dốc. Bộ này bao gồm bốn giắc cắm bộ chuyển
đổi dốc, hai giắc cắm cố định, trục dốc động cơ vận chuyển,
cụm bánh xích giảm tốc, chuỗi ổ đĩa, bánh răng ổ đĩa cuối cùng,
bánh xe vận chuyển và hai động cơ thủy lực. Bộ chuyển đổi độ
dốc hoàn chỉnh được thiết kế đặc biệt để lắp đặt tại hiện trường.
23


SL-450 được thiết kế để trang trí và hoàn thiện nhanh, dung sai
nghiêm ngặt, ngay cả trên các sườn dốc 1: 1 (45 độ), với mức
tối thiểu handfinishing.

24



×