Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vấn đề đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm so sánh đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại.

1

1.1. Khái niệm bảo hiểm thương mại.

1

1.2. Nguyên tắc bảo hiểm thương mại.

2

1.3. Phân loại bảo hiểm thương mại.

3

2. Đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật và thực tiễn.

3

2.1. Khái niệm và đồng bảo hiểm.



3

2.2. Vai trò của đồng bảo hiểm.

5

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đồng bảo hiểm.

6

2.4. Vấn đề đồng bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

8

3. So sánh đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong BHTS

9

3.1. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trùng

9

3.2. Sự giống nhau giữa đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng trong BHTS.

10

3.3. Sự khác nhau giữa đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng trong BHTS.

11


KẾT LUẬN.

14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

15

A - ĐẶT VẤN ĐỀ.
0


Rủi ro là động cơ, khắc phục rủi ro và tích lũy, gia tăng giá trị là mục đích của
người mua bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm. Thông thường khi tham gia bảo hiểm
người mua bảo hiểm sẽ chỉ mua bảo hiểm của một doanh nghiệp duy nhất cho một đối
tượng bảo hiểm nhưng vì những lý do khác nhau cả từ phía người mua bảo hiểm lẫn
doanh nghiệp bảo hiểm mà trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã xuất hiện những
trường hợp bảo hiểm đặc biệt như đồng bảo hiểm, bảo hiểm trùng, tái bảo hiểm. Tuy
nhiên quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề này là tương đối ít, việc hiểu và áp
dụng của các bên trong những trường hợp này để xác định quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm bảo hiểm ... là tương đối khó khăn mà một trong những nguyên nhân dẫn đến
điều này là xuất phát từ việc không phân biệt được giữa đồng bảo hiểm, bảo hiểm
trùng, tái bảo hiểm ... vì vậy bài luận sau xin được đi vào tìm hiểu về “Vấn đề đồng
bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm. So sánh đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong
bảo hiểm tài sản” từ đó đề cập đến một số thông tin, nội dung có liên quan đến vấn đề
này.
B - NỘI DUNG.
1. Khái quát chung về bảo hiểm thương mại.
1.1. Khái niệm bảo hiểm thương mại.

Cùng với tự bảo vệ hay tương trợ lẫn nhau thì bảo hiểm được coi là một trong
các phương thức hạn chế, khắc phục rủi ro và được hiểu một cách khái quát nhất là việc
một chủ thể (bên bảo hiểm) chấp nhận bồi thường cho một chủ thể khác (bên được bảo
hiểm) nếu xảy ra sự kiện được bảo hiểm và bên bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm.
Bảo hiểm có thể được chia thành bảo hiểm thương mại, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội. Trong đó bảo hiểm xã hội được thiết lập không vì mục đích lợi nhuận còn bảo
hiểm thương mại được thực hiện vì mục đích lợi nhuận, kiếm lời và được coi là một
hoạt động kinh doanh theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường hoặc trả
tiền cho bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm trong
hợp đồng bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm. Từ định
nghĩa này có thể thấy bảo hiểm thương mại có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là một phương thức kinh doanh. Thông qua nghiệp vụ này các
chủ thể thực hiện chúng sẽ hướng tới và tìm kiếm được 1 khoản lợi nhuận nhất định.
Thứ hai, sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ tài chính. Dù có tên gọi là sản
phẩm nhưng sản phẩm bảo hiểm không phải là một loại hàng hóa hữu hình mà nó là
1


một loại dịch vụ tài chính (có tính vô hình). Giá trị của nó không thể được đánh giá
thông qua việc cầm nắm như các hàng hóa hữu hình mà chỉ được đánh giá thông qua
quá trình sử dụng (khi sự kiện bảo hiểm xảy ra), đây là đặc trưng của các loại dịch vụ.
Thứ ba, chủ thể thực hiện - doanh nghiệp bảo hiểm. Theo Luật kinh doanh
bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 (gọi tắt là Luật kinh doanh bảo hiểm) thì chỉ
doanh nghiệp bảo hiểm mới có quyền cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thương mại
trong khi bảo hiểm xã hội là do các cơ quan bảo hiểm xã hội (do nhà nước thành lập
quản lý) thực hiện. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng được triển
khai tất cả các loại bảo hiểm.
Chẳng hạn doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chỉ được cung cấp sản phẩm
bảo hiểm phi nhân thọ, nếu muốn cung cấp bảo hiểm nhân thọ thì phải thành lập doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép cung cấp cả

sản phẩm bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ với điều kiện các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ phải là sản phẩm bổ trợ của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Thứ tư, việc kinh doanh bảo hiểm thương mại chịu sự điều chỉnh trực tiếp
cuả Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản có liên quan. Nếu như bảo hiểm xã hội
chịu sự điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu sự
điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn, trong trường hợp
Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định thì áp dụng Bộ luật dân sự 2005. Nếu luật
chuyên ngành quy định khác thì áp dụng luật chuyên ngành chẳng hạn vấn đề bảo hiểm
trong hàng hải thì sẽ ưu tiên áp dụng Bộ luật hàng hải 2004, ...
1.2. Nguyên tắc bảo hiểm.
Đối tượng của bảo hiểm thương mại có thể là tài sản, con người hoặc trách
nhiệm dân sự và được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm kí kết giữa người mua
bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên để hoạt động này diễn ra công bằng
hiệu quả thì chúng phải được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau: nguyên
tắc chỉ bảo hiểm đối với rủi ro; nguyên tắc lấy số đông bù số ít; nguyên tắc bồi thường,
trả tiền; nguyên tắc trung thực tuyệt đối.
Ngoài ra đối với từng loại hình bảo hiểm nhất định sẽ có thêm các nguyên tắc
mang tính đặc trưng, chẳng hạn nguyên tắc bồi thường không vượt quá tổn thất thực tế
là nguyên tắc đặc trưng của bảo hiểm tài sản, hay nguyên tắc trả theo mức khoán là
nguyên tắc đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ ...
2


1.3. Phân loại bảo hiểm thương mại.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thì sẽ có các loại bảo hiểm khác nhau. Chẳng
hạn căn cứ vào đối tượng thì có bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự. Căn cứ theo ý chí của bên mua bảo hiểm thì chia thành bảo hiểm tự
nguyện, bảo hiểm bắt buộc. Căn cứ vào thời hạn bảo hiểm thì chia thành bảo hiểm ngắn
hạn, bảo hiểm dài hạn. Căn cứ theo nghiệp vụ thì chia thành bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm phi nhân thọ. Căn cứ theo đặc tính tham gia bảo hiểm thì chia thành nhóm bảo

hiểm tham gia có chia lãi và nhóm bảo hiểm tham gia không chia lãi, ...
2. Đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật và thực tiễn.
2.1. Khái niệm đồng bảo hiểm.
Hiện nay Luật kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định về bảo hiểm trùng, tái
bảo hiểm nhưng lại không có bất kì quy định nào về đồng bảo hiểm. Về nguyên tắc luật
không cấm thì các chủ thể có quyền thực hiện, Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định
bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để giao kết hợp đồng bảo
hiểm mà không quy định phải giao kết với duy nhất một doanh nghiệp để thực hiện
việc bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, luật cũng không cấm các doanh nghiệp bảo
hiểm không được hợp tác với nhau để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm hay
một đối tượng bảo hiểm chỉ được phép bảo hiểm bởi duy nhất một bên bảo hiểm vì vậy
đồng bảo hiểm dù không được quy định trong luật nhưng có xảy ra trên thực tế thì cũng
không phải là vi phạm quy định của pháp luật.
Từ thực tế diễn ra trên thị trường kinh doanh bảo hiểm thì có thể hiểu đồng bảo
hiểm là trường hợp một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi nhiều bên bảo hiểm,
trong đó mỗi bên bảo hiểm bảo hiểm tài sản đó theo một tỉ lệ nhất định và người mua
bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm. Ngoài các đặc điểm chung của mọi quan hệ bảo
hiểm thương mại thì so với các quan hệ bảo hiểm thông thường khác thì đồng bảo hiểm
có các đặc điểm riêng như:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia. Giống như mọi quan hệ bảo hiểm khác, đồng
bảo hiểm là quan hệ bảo hiểm cũng có sự tham gia của hai bên chủ thể là doanh nghiệp
bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
Nếu như các quan hệ bảo hiểm khác chỉ có bên mua bảo hiểm và một doanh
nghiệp bảo hiểm thì quan hệ đồng bảo hiểm chỉ được thiết lập khi có một bên mua bảo
hiểm còn bên bảo hiểm phải có ít nhất từ 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên. Đặc điểm
3


này có thể giống với trường hợp bảo hiểm trùng và tái bảo hiểm (trong trường hợp có
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhận tái bảo hiểm) nhưng chúng vẫn có điểm khác nhau

về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như cơ sở pháp lý của mối quan hệ sẽ được
trình bày ở phần sau. Đặc điểm này cũng cho phép phân biệt đồng bảo hiểm với trường
hợp bảo hiểm theo nhóm (hợp đồng bảo hiểm chủ). Nếu như đồng bảo hiểm chỉ có một
bên mua bảo hiểm và từ 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên thì trong bảo hiểm theo nhóm
sẽ chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm và một bên mua bảo hiểm cho nhiều người được
bảo hiểm. Mặc dù giữa 2 loại bảo hiểm này có nội dung rất khác biệt nhưng trên thực tế
vẫn có nhiều người hiểu sai do sự nhầm lẫn về khái niệm đồng bảo hiểm.
Thứ hai, về cơ sở xác lập. Mọi quan hệ bảo hiểm đều được xác lập và thực hiện
trên cơ sở pháp lý là hợp đồng bảo hiểm và đồng bảo hiểm cũng không phải là ngoại lệ.
Hợp đồng bảo hiểm trong quan hệ đồng bảo hiểm được kí kết trực tiếp giữa bên mua
bảo hiểm và bên bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm chỉ là một người vì vậy sẽ đương nhiên
đứng ra kí kết hợp đồng còn bên bảo hiểm lại có từ hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên
vậy ai sẽ là người đứng ra đại diện thỏa thuận về phí, điều kiện bảo hiểm, ... để kí kết
hợp đồng với khách hàng. Điều này sẽ phụ thuộc vào hợp đồng hợp tác kinh doanh 1 đã
kí kết giữa các doanh nghiệp này (bên mua bảo hiểm phải biết và đồng ý về điều này).
Như vậy, có thể thấy ở đây đã có sự khác biệt giữa đồng bảo hiểm với tái bảo
hiểm. Nếu như quan hệ đồng bảo hiểm được thiết lập trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm gốc
được kí kết trực tiếp giữa bên bảo hiểm với khách hàng và hợp đồng liên doanh giữa
các doanh nghiệp bảo hiểm thì trong quan hệ tái bảo hiểm mối quan hệ sẽ được xác
định dựa trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm gốc được kí giữa doanh nghiệp bảo hiểm
nhượng tái với khách hàng và hợp đồng nhượng tái bảo hiểm được kí giữa doanh
nghiệp nhượng tái với doanh nghiệp nhận tái. Điều này có nghĩa trong quan hệ đồng
bảo hiểm sẽ là quan hệ giữa bên các bên bảo hiểm với khách hàng và quan hệ giữa các
bên bảo hiểm với nhau còn trong tái bảo hiểm giữa khách hàng với doanh nghiệp nhận
tái bảo hiểm về nguyên tắc sẽ không có bất kì liên hệ nào với nhau mà khách hàng chỉ
có quan hệ với doanh nghiệp bảo hiểm gốc (doanh nghiệp nhượng tái) và doanh nghiệp
nhượng tái sẽ có mối quan hệ với doanh nghiệp nhận tái.
Thứ ba, về đối tượng bảo hiểm. Đối tượng của đồng bảo hiểm có thể là tài sản,
con người hoặc trách nhiệm dân sự nhưng thông thường đối tượng của các hợp đồng
này sẽ là các tài sản có giá trị quá lớn mà một doanh nghiệp bảo hiểm thường không có

1 Khoản 16 điều 3 Luật đầu tư 2005: “ hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được kí giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân”

4


đủ khẳ năng tài chính để bảo hiểm một mình. Chính điều này đã thể hiện mục đích, vai
trò của đồng bảo hiểm.
Thứ tư, về mục đích, trường hợp áp dụng. Như đã trình bày ở trên đối tượng
của các hợp đồng đồng bảo hiểm thông thường sẽ là các tài sản, hợp đồng có giá trị quá
lớn hoặc mức đội rủi ro cao lợi nhuận thấp ... mà một doanh nghiệp bảo hiểm thường
không có đủ khẳ năng tài chính để tiến hành bảo hiểm. Tuy nhiên vì muốn giữ chân
khách hàng và chia sẻ bớt rủi ro các doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức đồng bảo hiểm
và khách hàng cũng đồng ý với lựa chọn này (vẫn có những trường hợp việc đồng bảo
hiểm được thực hiện với sự đề xuất của khách hàng).
2.2. Vai trò của đồng bảo hiểm.
Dù là một dạng bảo hiểm đặc biệt chưa được ghi nhận trong luật nhưng từ thực
tiễn áp dụng có thể thấy đây là một loại bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, người mua bảo hiểm cũng như sự phát triển của thị trường bảo hiểm.
* Đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng bảo hiểm trước tiên cho phép các
doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị
lớn trong khi khẳ năng tài chính có hạn hoặc mức độ rủi ro cao điều đó có nghĩa các
doanh nghiệp này sẽ giữ chân được khách hàng, không để khách hàng rơi vào tay các
doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đồng nghĩa với việc
giữ chân được khách hàng, chia sẻ được rủi ro thì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải
chấp nhận việc hợp tác chia sẻ lợi nhuận với nhau.
* Đối với khách hàng. Việc lựa chọn đồng bảo hiểm sẽ cho phép khách hàng
được bảo hiểm với một điều kiện tương đối hợp lý, thuận lợi (vì có sự kết hợp giữa
nhiều bên bảo hiểm) đồng thời giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Trong quan hệ đồng
bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm liên đới vì vậy khi sự kiện bảo

hiểm xảy ra trách nhiệm bảo hiểm thường sẽ được bảo đảm thực hiện một cách nhanh
chóng, đầy đủ hơn so với trường hợp chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm. Vì nếu chỉ có
một bên bảo hiểm thì quyền lợi của bên mua bảo hiểm sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khẳ
năng, hoạt động của bên bảo hiểm chẳng hạn nếu bên bảo hiểm đó xảy ra sự cố như phá
sản, làm ăn thua lỗ ... thì quyền lợi của khách hàng chưa chắc đã được đảm bảo nhất là
đối với các hợp đồng có giá trị lớn hoặc doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu kém.
* Đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Đồng bảo hiểm góp phần giảm
thiểu rủi ro cho cả bên bảo hiểm lẫn bên mua bảo hiểm điều này có nghĩa nó sẽ giúp
5


giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ thị trường bảo hiểm từ đó góp phần thúc đẩy thị trường
bảo hiểm phát triển ổn định an toàn. Hơn nữa đồng bảo hiểm còn tăng cường sự hợp
tác, cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, khai thác tối đa
tiềm năng khách hàng đồng thời hạn chế tình trạng độc quyền, cá lớn nuốt cá bé ...
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đồng bảo hiểm.
Đồng bảo hiểm là một dạng đặc biệt của bảo hiểm thương mại có nghĩa về
nguyên tắc các vấn đề liên quan đền hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên ... sẽ do các bên thỏa thuận và
chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan. Vì nội
dung đề tài là tìm hiểu về vấn đề đồng bảo hiểm nên bài luận sẽ không đi vào tìm hiểu
về các quyền và nghĩa vụ thông thường của các bên trong đồng bảo hiểm như nghĩa vụ
cung cấp thông tin, nghĩa vụ hướng dẫn, giải thích, quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng, ... vì các quyền và nghĩa vụ này là giống như các quan hệ bảo hiểm thông thường
khác, mà chỉ đi vào tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của các bên khi trách nhiệm bảo
hiểm phát sinh - một vấn đề tương đối phức tạp của đồng bảo hiểm.
Trong quan hệ đồng bảo hiểm có sự tham gia của 2 bên chủ thể là bên mua bảo
hiểm và bên bảo hiểm, bên bảo hiểm lại có từ 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên. Theo
nguyên tắc chung khi sự kiện bảo hiểm phát sinh thì trách nhiệm bảo hiểm - nghĩa vụ
trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm cũng đồng thời phát sinh

(khi có đủ các điều kiện bảo hiểm) tuy nhiên trong đồng bảo hiểm lại có nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm vậy trách nhiệm bảo hiểm sẽ thuộc về doanh nghiệp nào?
Trong tái bảo hiểm, theo điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm thì khi trách nhiệm
bảo hiểm phát sinh, doanh nghiệp bảo hiểm (doanh nghiệp nhượng tái) sẽ là doanh
nghiệp chịu trách nhiệm duy nhất trước khách hàng và khách hàng không được phép
yêu cầu doanh nghiệp nhận tái thực hiện trách nhiệm bảo hiểm (trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác), sau khi doanh nghiệp nhượng tái thực hiện trách nhiệm bảo hiểm
với khách hàng thì các doanh nghiệp nhận tái sẽ phải thực hiện trách nhiệm với doanh
nghiệp nhượng tái theo tỉ lệ nhận tái. Còn đối với đồng bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo
hiểm không có quy định cụ thể vì vậy để xác định trách nhiệm của các bên trong thực
tế hầu hết đều dựa vào quy định của luật dân sự về nghĩa vụ dân sự liên đới.
Sở dĩ nói để xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ
đồng bảo hiểm khi trách nhiệm bảo hiểm phát sinh phải dựa vào quy định của luật dân
6


sự về nghĩa vụ dân sự liên đới là do trách nhiệm trả tiền bảo hiểm, trách nhiệm bồi
thường của các doanh nghiệp này đối với bên mua bảo hiểm lúc này cũng giống như
nghĩa vụ dân sự liên đới trong dân sự. Theo quy định tại điều 298 Bộ luật dân sự 2005
thì nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có
quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền
yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới
của họ đối với mình ... Vì vậy trong quan hệ đồng bảo hiểm:
* Các doanh nghiệp đồng bảo hiểm phải chịu trách nhiệm liên đới với nhau theo
tỉ lệ nhận bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định bất kì trong số các doanh nghiệp đồng
bảo hiểm thực hiện trách nhiệm trả tiền hoặc bồi thường. Trường hợp một doanh
nghiệp bảo hiểm đã thực hiện trách nhiệm bảo hiểm trước bên mua bảo hiểm thì có
quyề yêu cầu các doanh nghiệp đồng bảo hiểm còn lại thực hiện nghĩa vụ hoàn lại

tương ứng với số tiền bảo hiểm mà đáng lẽ họ phải chi trả cho bên mua bảo hiểm.
* Trường hợp bên mua bảo hiểm đã chỉ định yêu cầu 1 doanh nghiệp bảo hiểm
thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nhưng sau đó lại miễn trách nhiệm bảo hiểm cho doanh
nghiệp này thì các doanh nghiệp đồng bảo hiểm còn lại cũng sẽ được miễn trách nhiệm
bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chỉ miễn trách nhiệm bảo hiểm cho một
hoặc một số doanh nghiệp bảo hiểm nhất định thì các doanh nghiệp đồng bảo hiểm còn
lại vẫn phải liên đới thực hiện phần trách nhiệm của mình.
* Tính liên đới trong trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ
đồng bảo hiểm còn thể hiện ở chỗ nếu như có bất kì doanh nghiệp nào chưa thực hiện
xong trách nhiệm bảo hiểm thì các doanh nghiệp khác dù đã thực hiện xong phần trách
nhiệm tương ứng với tỉ lệ nhận bảo hiểm của mình thì vẫn bị coi là chưa thực hiện xong
trách nhiệm và vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm.
Ví dụ: Ông V kí hợp đồng đồng bảo hiểm cho thân tầu chiếc tầu của mình với
số tiền bảo hiểm là 10 tỉ VNĐ với các doanh nghiệp bảo hiểm X và Y, trong đó X là đại
diện cho bên bảo hiểm, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa X và Y thỏa thuận X và Y sẽ
nhận bảo hiểm cho thân tầu của ông V với tỉ lệ là 7:3, tức X sẽ nhận bảo hiểm cho thân
tầu của ông V với số tiền là 7 tỉ VNĐ còn Y là 3 tỉ VNĐ. Khi sự kiện bảo hiểm phát
sinh thiệt hại xảy ra là 4 tỉ VNĐ, lúc này trách nhiệm bảo hiểm được xác định như sau:
7


- Ông V có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm X hoặc Y thực hiện toàn bộ
trách nhiệm bảo hiểm là 4 tỉ VNĐ.
- Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm X hoặc Y đã thực hiện hết trách
nhiệm bảo hiểm (4 tỉ VNĐ) trước ông V thì sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp còn lại
thực hiện nghĩa vụ hoàn lại. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp bảo hiểm Y đã thực hiện thì
có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm X hoàn lại 70% số tiền bồi thường (tương
ứng với 70% số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm X đã nhận bảo hiểm).
- Trách nhiệm bảo hiểm chỉ được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp bảo hiểm
X hoặc doanh nghiệp bảo hiểm Y hoặc cả 2 giao đủ 4 tỉ cho ông V. Nếu mới chỉ có

doanh nghiệp X hoặc doanh nghiệp Y thực hiện trách nhiệm theo tỉ lệ nhận tiền bảo
hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm vẫn là chưa hoàn thành và các bên phải liên đới chịu
trách nhiệm.
2.4. Vấn đề đồng bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Đồng bảo hiểm dù chưa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nhưng cũng
không còn là vấn đề xa lạ hay mới mẻ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Như
đã phân tích ở trên thì đồng bảo hiểm chủ yếu được áp dụng đối với các hợp đồng có
giá trị quá lớn hoặc tính rủi ro cao do vậy hiện nay đồng bảo hiểm thường chỉ được áp
dụng đối với các loại bảo hiểm như bảo hiểm thân tầu. Đây là loại bảo hiểm có giá trị
lớn, mức độ rủi ro cao, theo tính toán của các doanh nghiệp bảo hiểm thì tính cả năm
2011, đây là năm thứ 11 liên tiếp, nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy có số tiền phải bồi
thường lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm 2 hay ... điều này có nghĩa doanh nghiệp bảo
hiểm đang phải chịu lỗ đối với sản phẩm bảo hiểm này nhưng để nâng cao uy tín và giữ
chân khách hàng thì các doanh nghiệp bảo hiển vẫn phải nhận bảo hiểm thân tầu và
đồng bảo hiểm là một giải pháp thích hợp.
Ở nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, địa hình bờ biển phức
tạp khắc nghiệt ... dẫn đến nguy cơ thiệt hại thân tầu càng cao đã làm cho bảo hiểm
thân tầu trở nên ít hấp dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm hơn tuy nhiên theo số liệu thống
kê thì tính đến hết 9 tháng đầu năm 2011 bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ
tàu đạt doanh thu 1.473 tỉ đồng, tăng 6,7% trong đó có nhiều hợp đồng là đồng bảo
hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu về doanh thu gồm PVI 450 tỉ đồng, Bảo
Việt 436 tỉ đồng, Bảo Minh 181 tỉ đồng, Pjico 173 tỉ đồng, Toàn Cầu 47 tỉ đồng. Số tiền
2 />
8


bồi thường toàn nghiệp vụ 569 tỉ đồng, chiếm 39%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi
thường cao là BIC 183%, Bảo Việt 64%, Pjico 49%, Bảo Long 24% 3 .... Một trong
những ví dụ điển hình về đồng bảo hiểm thân tầu mà doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ
là vụ bảo hiểm thân tầu cho tầu Vinalines Queen, theo một số thông tin từ lãnh đạo

Công ty Vận tải biển Vinalines thì tàu Vinalines Queen trọng tải 56.700 tấn, là một
trong những tàu chở hàng rời lớn và hiện đại nhất của Vinalines và Vinalines đã ký
hợp đồng bảo hiểm tàu Vinalines Queen tại CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
(ABIC) với trị giá 27 triệu USD 4 và MIC là một trong các doanh nghiệp tham gia đồng
bảo hiểm thân tàu Vinaline Queen với trị giá 2 triệu USD 5.... tuy nhiên vụ chìm tầu
Vinalines Queen đã dẫn đến thiệt hại nặng nề cho ngành bảo hiểm.
Không chỉ có sự thua lỗ của các doanh nghiệp trong đồng bảo hiểm đối với sản
phẩm bảo hiểm thân tàu mà vấn đề đồng bảo hiểm ở nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề
bất cập trong xác định trách nhiệm của bên bảo hiểm khi trách nhiệm bảo hiểm phát
sinh. Về nguyên tắc cũng như trên thực tiễn áp dụng đều xác định các doanh nghiệp
bảo hiểm trong quan hệ đồng bảo hiểm phải chịu trách nhiệm liên đới với nhau trước
bên mua bảo hiểm nhưng trong nhiều hợp đồng bảo hiểm lại không như vậy. Xác định
là một chuyện nhưng không có căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể lại là chuyện khác. Thông
thường trong các hợp đồng đồng bảo hiểm nếu các bên không thỏa thuận rõ ràng về
trách nhiệm liên đới của bên bảo hiểm thì khi trách nhiệm bảo hiểm phát sinh thường
xảy ra tình trạng cha chung không ai khóc, người mua bảo hiểm, người thụ hưởng thì
mòn mỏi đợi tiền bảo hiểm còn các doanh nghiệp đồng bảo hiểm lại đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau hay chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm còn một số thì
không nhưng vẫn cho rằng mình đã thực hiện xong trách nhiệm bảo hiểm ... điều này
đã làm mất đi tính hiệu quả ý nghĩa của đồng bảo hiểm, làm mất niềm tin của người
mua bảo hiểm đối với loại bảo hiểm đặc biệt này. Vì vậy, Luật kinh doanh bảo hiểm
cần nhanh chóng bổ sung quy định về vấn đề này, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
xác định quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đồng bảo hiểm.
3. So sánh đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản.
3.1. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trùng.
* Bảo hiểm tài sản: là sản phẩm bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam
kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo
3 />4 />5 />
9



hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm theo đúng thỏa thuận. Bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là tài
sản theo quy định của BLDS, được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Giá trị
tài sản bảo hiểm được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo
hiểm, những tổn thất, hao mòn tự nhiên của tài sản không được bảo hiểm vì nó nằm
ngoài khẳ năng của doanh nghiệp bảo hiểm. Nguyên tắc đặc trưng của bảo hiểm tài sản
là bồi thường tương xứng với thiệt hại thực tế và số tiền bảo hiểm. Đây là nguyên tắc
bồi thường thể hiện sự khác giữa bảo hiểm tài sản với bảo hiểm nhân thọ, đồng thời đây
cũng chính là cơ sở dẫn đến các quy định về bảo hiểm trùng.
* Bảo hiểm trùng: Theo điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm thì bảo hiểm trùng là
trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo
hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo
hiểm hay nói một cách đơn giản thì đây là trường hợp một tài sản được bảo hiểm nhiều
lần tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm với cùng một điều kiện. Cũng theo quy định tại
điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm thì trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo
hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách
nhiệm bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất
cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các
doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Nói so sánh đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản không có
nghĩa rằng bảo hiểm trùng, đồng bảo hiểm chỉ xảy ra trong bảo hiểm tài sản mà không
xảy ra ở các sản phẩm bảo hiểm khác. Chẳng hạn trong bảo hiểm nhân thọ thì bên bảo
hiểm được tự do giao kết bảo hiểm trùng … tuy nhiên do sự khác nhau về đặc điểm của
đối tượng bảo hiểm mà bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản với bảo hiểm trùng trong
bảo hiểm nhân thọ đã có những điểm khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên hay
đồng bảo hiểm có thể áp dụng đối với bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ tầu ....
Từ khái niệm bảo hiểm trùng và đồng bảo hiểm có thể thấy giữa hai loại bảo
hiểm này có một số điểm giống và khác nhau sau:
3.2. Sự giống nhau giữa đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng trong BHTS.

Thứ nhất, về chủ thể. Đây đều là các quan hệ bảo hiểm với sự tham gia giữa 2
bên chủ thể là bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm). Trong đó
bên bảo hiểm luôn luôn có từ 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên.
10


Thứ hai, về đối tượng - mục đích. Đây đều là các sản phẩm bảo hiểm có đối
tượng bảo hiểm là tài sản, tức chúng đều là các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ (đề bài
là so sánh về đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản). Chúng được
thiết lập nhằm bảo hiểm cho các rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản đó.
Thứ ba, về cơ sở thực hiện. Cả bảo hiểm trùng lẫn đồng bảo hiểm đều được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa bên mua bảo hiểm và bên bảo
hiểm, các hợp đồng này phải tuân thủ các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và
pháp luật có liên quan.
Thứ tư, về nguyên tắc bồi thường và quyền của bên bảo hiểm trong trường
hợp người thứ 3 có lỗi gây ra thiệt hại. Cả bảo hiểm trùng lẫn đồng bảo hiểm khi phát
sinh trách nhiệm bảo hiểm đều phải bồi thường theo nguyên tắc tương xứng với thiệt
hại và số tiền bảo hiểm, tức mức bồi thường không thể vượt quá tổn thất thực tế và số
tiền bảo hiểm. Và theo điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm thì: trường hợp người thứ 3
có lỗi gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền
bồi thường cho người được bảo hiểm thì có quyền yêu cầu người được bảo hiểm
chuyển giao quyền yêu cầu bên thứ 3 bồi hoàn, nếu người được bảo hiểm không
chuyển giao hoặc từ bỏ quyên yêu cầu bên thứ 3 bồi hoàn thì doanh nghiệp bảo hiểm
có quyền khấu trừ số tiền bồi thường, ... như vậy bên bảo hiểm trong cả bảo hiểm trùng
và đồng bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản đều có quyền này.
Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa bảo hiểm tài sản với bảo hiểm nhân thọ.
Trong bảo hiểm nhân thọ người thụ hưởng có thể đồng thời nhận tiền bảo hiểm từ
doanh nghiệp bảo hiểm và tiền bồi thường từ người thứ 3 có lỗi và doanh nghiệp bảo
hiểm không được yêu cầu người được bảo hiểm, người thụ hưởng chuyển giao cho
mình quyền được yêu cầu bên thứ 3 bồi thường.

3.3. Sự khác nhau giữa đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng trong BHTS.
Đồng bảo hiểm là trường hợp một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi nhiều
bên bảo hiểm, trong đó mỗi bên bảo hiểm bảo hiểm tài sản đó theo một tỉ lệ nhất định
còn bảo hiểm trùng là trường hợp một tài sản được bảo hiểm nhiều lần tại nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm với cùng một điều kiện.
Như vậy có thể thấy cả bảo hiểm trùng lẫn đồng bảo hiểm đều bảo hiểm rủi ro
cho toàn bộ đối tượng bảo hiểm, tuy nhiên cơ chế thực hiện lại khác nhau, điều này đã
dẫn đến một số điểm khác nhau giữa chúng như:
11


Thứ nhất, về chủ thể tham gia. Cả hai loại bảo hiểm đều có sự tham gia của bên
bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, nhưng điểm khác nhau giữa chúng là sự độc lập của
các chủ thể. Trong bảo hiểm trùng tài sản được bảo hiểm nhiều lần tại nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm ... điều đó có nghĩa giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đều có quan hệ
với bên mua bảo hiểm nhưng lại độc lập với nhau. Còn trong đồng bảo hiểm các doanh
nghiệp bảo hiểm đều có quan hệ với bên mua bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm
được kí giữa một doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm (việc doanh nghiệp
bảo hiểm nào đứng ra kí là theo thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các
doanh nghiệp bảo hiểm) và giữa các doanh nghiệp bảo hiểm lại có mối quan hệ với
nhau trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đã kí. Sự khác nhau về mối quan hệ giữa
các bên dẫn đến sự khác nhau về trách nhiệm của các bên khi phát sinh trách nhiệm.
Thứ hai về đối tượng, mục đích. Đối tượng bảo hiểm của đồng bảo hiểm và bảo
hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản đều là tài sản. Tuy nhiên, đối tượng của đồng bảo
hiểm thường là các tài sản có giá trị lớn hoặc rủi ro cao và đồng bảo hiểm thường được
đặt ra với mục đích chủ yếu là để chia sẻ rủi ro, gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp
bảo hiểm (vẫn có trường hợp bản thân người mua bảo hiểm muốn giảm thiểu rủi ro cho
chính mình nên đã lựa chọn đồng bảo hiểm) còn đối tượng của bảo hiểm trùng có thể
chỉ là các tài sản thông thường nhưng người mua bảo hiểm muốn giảm thiểu rủi ro nên
đã chọn bảo hiểm trùng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người mua bảo hiểm

thực hiện bảo hiểm trùng là nhằm mục đích trục lợi.
Thứ ba, về cơ sở thực hiện. Hoạt đồng bảo hiểm trùng được thực hiện trên cơ
sở các hợp đồng bảo hiểm được kí kết độc lập giữa bên mua bảo hiểm với từng doanh
nghiệp bảo hiểm còn hoạt động đồng bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo
hiểm kí kết giữa bên mua bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm đại diện cho bên
bảo hiểm, quan hệ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự điều chỉnh của hợp đồng
hợp tác kinh doanh đã kí kết.
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của các bên. Như đã phân tích ở phần 2.3 thì
trong quan hệ đồng bảo hiểm ngoài các quyền và nghĩa vụ thông thường giống như mọi
quan hệ bảo hiểm khác thì bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm khi trách nhiệm bảo
hiểm phát sinh còn có các quyền và nghĩa vụ đặc trưng như bên mua bảo hiểm có
quyền yêu cầu bất kì doanh nghiệp bảo hiểm nào thực hiện trách nhiệm, hay các doanh
nghiệp bảo hiểm phải liên đới chịu trách nhiệm với nhau ... thì trong quan hệ bảo hiểm
trùng quyền và nghĩa vụ giữa các bên có một số điểm khác biệt sau:
12


* Bên mua bảo hiểm phải công khai, thông báo cho các bên bảo hiểm biết về
việc bảo hiểm trùng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo hiểm trùng không
bị cấm nhưng phải công khai, quy định này được đặt ra nhằm ngăn chặn hành vi trục
lợi của bên mua bảo hiểm. Nếu không công khai thì tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm
đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên mua bảo hiểm, như vậy doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ được lợi khi phí bảo hiểm thì thấp, tiền bảo hiểm thì nhiều và lúc này sẽ dẫn tới
sự vi phạm nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm tài sản đó là việc bồi thường không được
vượt quá tổn thất thực tế. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa
vụ này thì sẽ bị coi là có hành vi gian lận và doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện ra trước khi sự kiện bảo hiểm xảy ra còn nếu
sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối thực hiện trách
nhiệm bảo hiểm. Cũng cần khẳng định nghĩa vụ này chỉ đặt ra đối với bảo hiểm trùng
trong bảo hiểm tài sản còn trong bảo hiểm nhân thọ bên mua bảo hiểm có quyền tự do

giao kết bảo hiểm trùng mà không cần tuân thủ nghĩa vụ thông báo công khai.
* Các doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm độc lập với nhau theo tỉ lệ giữa
số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà
bên mua bảo hiểm đã giao kết và không vượt quá thiệt hại thực tế.
Ví dụ: Anh A có một xe ô-tô trị giá 600tr VNĐ. Anh kí hợp đồng bảo hiểm thứ
nhất bảo hiểm cho toàn bộ chiếc xe này với doanh nghiệp bảo hiểm B với số tiền bảo
hiểm là 500tr VNĐ, kí hợp đồng thứ 2 với doanh nghiệp bảo hiểm C với số tiền là
300tr, sự kiện bảo hiểm xảy ra tổn thất là 400tr. Lúc này trách nhiệm của doanh nghiệp
bảo hiểm B, C được xác định như sau:
- Doanh nghiệp B, C chịu trách nhiệm độc lập. Nếu B hoặc C thực hiện xong nghĩa vụ
của mình thì sẽ được coi là thực hiện xong trách nhiệm bảo hiểm không phụ thuộc vào
việc doanh nghiệp còn lại đã thực hiện xong hay chưa. Trong khi nếu là đồng bảo hiểm
thì các doanh nghiệp bảo hiểm phải liên đới chịu trách nhiệm và chỉ được coi là thực
hiện xong trách nhiệm bảo hiểm khi tất cả đều đã thực hiện.
- Mức bồi thường của các bên sẽ là:
Doanh nghiệp bảo hiểm B = 400tr * (500tr / (500tr + 300tr) = 250tr.
Doanh nghiệp bảo hiểm B = 400tr * (300tr / (500tr + 300tr) = 150tr.
Như vậy đã có sự khác nhau giữa bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản và trong
bảo hiểm nhân thọ. Trong bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm được tự do giao kết
13


bảo hiểm trùng mà không cần phải thông báo. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
độc lập với nhau và bên mua bảo hiểm được thanh toán độc lập theo số tiền bảo hiểm
đã thỏa thuận và được nhận cả tiền bồi thường của bên thứ 3 có lỗi mà không phải
chuyển giao quyền yêu cầu cho doanh nghiệp... điều này xuất phát từ chính đặc điểm
của đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ là vô giá, không thể bồi thường.
Trên đây là một số nội dung về vấn đề đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng trong
bảo hiểm tài sản. Qua tìm hiểu các quy định pháp luật cũng như thực tiễn có thể thấy:
- Hiện nay chưa có cơ sở pháp lý cho vấn đề đồng bảo hiểm đã dẫn đến tranh chấp, tiêu

cực giữa các bên trong quan hệ này hay vẫn có nhiều nhầm lẫn xung quanh vấn đề
đồng bảo hiểm chẳng hạn có sự nhầm lẫn giữa bảo hiểm nhóm với đồng bảo hiểm, giữa
đồng bảo hiểm với tái bảo hiểm trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp nhận tái bảo
hiểm hay phổ biến nhất là nhầm đồng bảo hiểm với bảo hiểm trùng, ... vì vậy cần nhanh
chóng bổ sung, ghi nhận cơ sở pháp lý rõ ràng cho vấn đề này.
- Hiện nay pháp luật không cấm bảo hiểm trùng nhưng bên mua bảo hiểm phải tuân thủ
nghĩa vụ công khai. Nhưng trên thực tế việc bên mua bảo hiểm có thực hiện nghĩa vụ
này hay không hay lại lợi dụng nó để trục lợi thì rất khó kiểm soát. Do vậy cần tạo một
cơ chế để kiểm soát hiệu quả vấn đề này. Ngoài ra việc xác định một hợp đồng bảo
hiểm có phải là bảo hiểm trùng hay không trong trường hợp có sự giao thoa giữa các
nghiệp vụ bảo hiểm là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong việc xác
định trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy Luật kinh doanh bảo hiểm nên quy định rõ về vấn
đề này chẳng hạn nên quy định bảo hiểm trùng thành thành 2 trường hợp là trùng toàn
bộ và trùng một phần nội dung bảo hiểm.
- Ngoài ra hiện nay có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của
người mua bảo hiểm và việc đồng bảo hiểm, bảo hiểm trùng để giao kết các hợp đồng
bảo hiểm trên giá trị để trục lợi trong khi trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm
trong trường hợp này tại điều 43 Luật kinh doanh bảo hiểm là tương đối thoáng.
C - KẾT LUẬN.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến vấn đề đồng bảo hiểm và bảo hiểm
trùng trong bảo hiểm tài sản. Do trình độ kiến thức còn hạn chế cũng như vấn đề
nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh luận nên bài làm khó tránh được những thiếu sót về
kiến thức cũng như sai lầm về nhận thức vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
và thông cảm của thầy cô.
14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung 2010.
2. Bộ luật dân sự 2005.

3. TS. Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.
4. TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2009.
5. ĐèoThị Thủy, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng bảo hiểm tài sản, Khóa
luận tốt nghiệp, Người hướng dẫn: TS. Lê Đình Nghị Hà Nội, 2011.
6. Th.s Nguyễn Thị Thủy, Nhận diện hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản, Tạp chí
Luật học số 02/2007, tr 21-29.
7. Một số website:
www.webbaohiem.net/dien.../202-dong-bao-hiem-va-tai-bao-hiem.html .
www.vatgia.com/hoidap/3961/301961/phan-biet-dong-bao-hiem-va-tai-bao hiem.html.
www.home.abic.com.vn/Default.aspx?Page=NewsDetail&Id=36545.
www.taichinh.vnexpress.net/.../bao-hiem-than-tau-di-tong-vi-su-co-vinalin.

15



×