Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Hướng dẫn thu thập, phân tích và xử lý minh chứng đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.67 KB, 14 trang )

CHUẨN
HIỆU TRƯỞNG

Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT Quy định
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
có hiệu lực từ ngày 04/09/2018


ĐÁNH GIÁ THEO THÔNG TƯ MỚI

- Đánh giá riêng Hiệu trưởng tiểu học
- 4 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí
- Đánh giá theo loại (TB, khá, xuất sắc); căn
cứ vào điểm số để xếp loại (định lượng).
- Cách đánh giá là cho điểm từng tiêu chí.

- Đánh giá chung HT trường phổ thông
- 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí
- Đánh giá theo mức (Đạt, khá, tốt); căn cứ
vào cấp độ tăng dần của mỗi yêu cầu, tiêu
chí để xếp loại (định lượng và định tính).
- Đánh giá theo mức đạt được của từng tiêu
chí.


Thông tư cũ

Thông tư mới

(4 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí và 58 chỉ báo)


(5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí và các chỉ báo
a, b, c theo mức Đạt, khá, tốt)
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp
1. Tiêu chí 1: Đạo đức nghề nghiệp
2. Tiêu chí 2: Tư tưởng đổi mới trong lãnh
đạo, quản trị nhà trường
3. Tiêu chí 3: Năng lực phát triển chuyên
môn, nghiệp vụ bản thân
Tiêu chuẩn 2: Quản trị nhà trường
1. Tiêu chí 4: Tổ chức xây dựng kế hoạch
phát triển nhà trường
2. Tiêu chí 5: Quản trị hoạt động dạy học,
giáo dục học sinh
3. Tiêu chí 6: Quản trị nhân sự nhà trường
4. Tiêu chí 7: Quản trị tổ chức, hành chính
nhà trường
5. Tiêu chí 8: Quản trị tài chính nhà
trường
6. Tiêu chí 9: Quản trị cơ sở vật chất, thiết
bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục
học sinh của nhà trường

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo
đức nghề nghiệp (5 tiêu chí).
1. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị
2. Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp
3. Tiêu chí 3: Lối sống, tác phong
4. Tiêu chí 4: Giao tiếp và ứng xử
5. Tiêu chí 5: Học tập, bồi dưỡng
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ sư phạm
1. Tiêu chí 6: Trình độ chuyên môn
2. Tiêu chí 7: Nghiệp vụ sư phạm
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường
tiểu học
1. Tiêu chí 8: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý
2. Tiêu chí 9: Xây dựng và tổ chức thực
hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường
3. Tiêu chí 10: Quản lý tổ chức bộ máy,
cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường


4. Tiêu chí 11: Quản lý học sinh
5. Tiêu chí 12: Quản lý hoạt động dạy
học và giáo dục
6. Tiêu chí 13: Quản lý tài chính, tài sản
nhà trường
7. Tiêu chí 14: Quản lý hành chính và hệ
thống thông tin
8. Tiêu chí 15: Tổ chức kiểm tra, kiểm
định chất lượng giáo dục
9. Tiêu chí 16: Thực hiện dân chủ trong
hoạt động của nhà trường
Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối
hợp với gia đình học sinh, cộng đồng
và xã hội
1. Tiêu chí 17: Tổ chức phối hợp với gia
đình học sinh
2. Tiêu chí 18: Phối hợp giữa nhà trường

và địa phương

7. Tiêu chí 10: Quản trị chất lượng giáo
dục trong nhà trường
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường
giáo dục
1. Tiêu chí 11: Xây dựng văn hóa nhà
trường
2. Tiêu chí 12: Thực hiện dân chủ cơ sở
trong nhà trường
3. Tiêu chí 13: Xây dựng trường học an
toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình, xã hội
1. Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội để thực hiện
hoạt động dạy học cho học sinh
2. Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội để thực hiện
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh


3. Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường,
gia đình, xã hội trong huy động và sử
dụng nguồn lực để phát triển nhà trường
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và
công nghệ thông tin
1. Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ
2. Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ
thông tin



MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUẨN HIỆU TRƯỞNG

- Đây là căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo
dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực;
xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm
chất, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục.
- Quy định cũng là căn cứ để các cơ quan
quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực
của hiệu trưởng; xây dựng và thực hiện chế độ,
chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý; lựa
chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông cốt cán.


- Quy định cũng là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng,
phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà
trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông.
- Ngoài ra, Quy định còn làm căn cứ để các phó
hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu
trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh
hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây
dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát
triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà

trường.


Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp có 3 tiêu chí với các
yêu cầu: Thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, có ảnh hưởng tích cực
tới cán bộ quản lý cơ sở, có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản
trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học
sinh...; Có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân như
đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp
và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.


Tiêu chuẩn 2: Quản trị nhà trường có 7 tiêu chí. Theo đó, yêu cầu
hiệu trưởng biết lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp
ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong
cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của
mỗi học sinh.
Chẳng hạn, biết tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường,
quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản trị nhân sự nhà
trường bằng cách dùng người và bố trí nhân sự hiệu quả; quản trị tổ
chức, hành chính với việc sắp xếp bộ máy hiệu quả; phân cấp, ủy quyền,
ứng dụng công nghệ thông tin; quản trị tài chính nhà trường bằng huy
động các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.


Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục có 3
tiêu chí yêu cầu hiệu trưởng tạo môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực

học đường.
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình, xã hội có 3 tiêu chí yêu cầu hiệu trưởng tổ chức
các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà
trường.
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông
tin được đánh giá với 2 tiêu chí về thành thạo những kỹ
năng này.


Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông được trình bày thành 5 tiêu
chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hoá thành một số tiêu chí. Mỗi tiêu chí
có một tên ngắn gọn để dễ nhớ, kèm theo một nội dung cô đọng, chứa
đựng những dấu hiệu cơ bản về quản lý giáo dục, quản trị trường tiểu học.
Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo ba mức: mức Đạt, mức Khá và
mức Tốt. Mức Đạt phản ánh yêu cầu tối thiểu hiệu trưởng trường tiểu học
phải đạt về tiêu chí đó. Mỗi mức cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức
thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức đó. Việc
phân biệt các mức cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt
động hiệu trưởng đã thực hiện. Tuỳ từng tiêu chí, mức độ đạt được của
tiêu chí được thể hiện bằng số lượng hành động hoặc bằng chất lượng,
hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng. Điều này được đánh giá bởi các động
từ hành động hoặc các trạng từ, tính từ trong văn bản Chuẩn và được gọi
là từ khóa. Các mức này cố gắng “lượng hóa” ở mức tối đa, nghĩa là, có
khả năng “đo” được (phải trực quan được: đo được, đếm được, nhìn được,
nhận biết được) để người tự đánh giá hoặc người đánh giá dễ đối chiếu, 3
mức độ trong mỗi tiêu chí đều được trình bày theo cấp độ tăng dần.



THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH
CÁC MINH CHỨNG
 Phân tích tiêu chí:

- Là xác định đúng, đủ nội hàm (yêu cầu của từng tiêu chí trong điều
kiện cụ thể của nhà trường).
- Chú ý:
+ Mỗi tiêu chí có 1 hoặc nhiều nội hàm, nên phải xác định đúng, đủ
nội hàm của chỉ báo.
+ Mỗi tiêu chí thường có những từ, cụm từ quan trọng như “từ khóa”
nên chú ý từ này để xác định đúng nội hàm.


THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MINH
CHỨNG
Thu thập minh chứng
- Minh chứng: Là những văn bản, hồ sơ sổ sách, video,
hình ảnh, hiện vật đã và đang có của nhà trường…
- Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của nhà
trường, kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn….
- Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính
chính xác.
- Có những MC sau khi thu thập có thể sử dụng được
ngay để làm MC, nhưng cũng có những MC phải qua
xử lý, phân tích tổng hợp mới có thể dùng làm MC cho
các nhận định, đánh giá.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!




×