Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.71 KB, 123 trang )

- 1 -
Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động của bọn tội phạm cớp giật tài sản
trên phạm vi cả nớc diễn biến rất phức tạp, có chiều hớng gia tăng đáng lo ngại.
Đây là một loại tội phạm hình sự nguy hiểm thuộc nhóm tội phạm từ nghiêm
trọng đến đặc biệt nghiêm trọng theo Bô luật Hình sự năm 1999, thờng do bọn
lu manh chuyên nghiệp gây ra, hoạt động của bọn chúng chủ yếu theo băng,
nhóm và có tính manh động cao, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản,
gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, ảnh hởng lớn đến ANTT. Địa bàn tỉnh
Bình Dơng có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh, đã thu hút nhiều ngời lao động
từ các tỉnh, thành phố trong cả nớc nhập c đến tỉnh Bình Dơng để lao động và
sinh sống từ đó tạo ra áp lực rất lớn về ANTT nhất là lĩnh vực TTATXH. Các
năm gần đây tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn Bình Dơng, trong đó loại
tội phạm cớp giật tài sản diễn biến phức tạp và có xu hớng gia tăng về số vụ và
nghiêm trọng về tính chất. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2005
số vụ cớp giật tài sản xảy ra dao động từ 31 vụ đến 45 vụ hàng năm, nhng năm
2006 số vụ cớp giật tài sản tăng đột biến với 86 vụ.
Trớc tình hình đó, những năm qua, thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP
ngày 31-7-1998 của Chính phủ về Chơng trình Quốc gia phòng chống tội phạm,
Tổng cục CSND đã đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm cớp giật tài sản, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của lực l-
ợng CSND. Cục CSHS (nay là Cục CSĐT tội phạm về TTXH) thờng xuyên tập
hợp, ra thông báo về tình hình tội phạm cớp giật tài sản để chỉ đạo lực lợng
CSHS (nay là CSĐT tội phạm về TTXH) các địa phơng trong công tác phòng
chống cớp giật tài sản theo chuyên đề. Công an tỉnh Bình Dơng cũng ra nhiều
kế hoạch chỉ đạo công tác đấu tranh với loại tội phạm này. Lực lợng CSHS (nay
là CSĐT tội phạm về TTXH) Công an tỉnh Bình Dơng cũng có nhiều kế hoạch
- 2 -
mở nhiều đợt tấn công tội phạm trong đó có tập trung lực lợng, áp dụng nhiều
biện pháp nghiệp vụ, nỗ lực đấu tranh với loại tội phạm cớp giật tài sản mang lại


nhiều hiệu quả thiết thực. Nhiều vụ án nghiêm trọng đã đợc điều tra khám phá
kịp thời, mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân, góp phần ổn định ổn định
tình hình an ninh trât tự trên địa bàn.
Tình hình tội phạm cớp giật tài sản có xu hớng gia tăng, nhng trên thực tế
công tác phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm này của Công an tỉnh Bình
Dơng hiệu quả đạt đợc còn cha cao, tỷ lệ điều tra khám phá hàng năm thờng chỉ
đạt khoảng từ 45%-70% trên tổng số vụ cớp giật tài sản xảy ra ở Bình Dơng.
Bọn tội phạm cha đợc phát hiện xử lý sẽ tiếp tục gây án, ảnh hởng xấu đến tình
hình an ninh trật tự tại địa phơng, gây ra nhiều bức xúc, là một trong những nỗi
ám ảnh của ngời dân có mang tài sản lu thông trên đờng. Thực hiện nguyên tắc
xử lý của Bộ luật hình sự là Mọi hành vi phạm tội phải đợc phát hiện kịp thời,
xử lý nhanh chóng, công minh và đúng pháp luật, việc nâng cao tỷ lệ điều tra
khám phá tội phạm cớp giật tài sản đây là một yêu cầu cấp thiết và là áp lực lớn
cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dơng nói chung và lực lợng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật t xã hội Công an tỉnh Bình Dơng nói riêng.
Một trong những yếu tố để điều tra xử lý tội phạm có hiệu quả và nâng cao tỷ lệ
điều tra khám phá tội phạm nói chung và loại tội phạm cớp giật tài sản nói riêng
là phải nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ của vụ án một cách toàn
diện, đầy đủ và khách quan. Trong chứng cứ thì vật chứng giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý
vật chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài sản có ý nghĩa cả trên phơng diện
lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu
quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra
các vụ án cớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng làm luận văn thạc sĩ
luật học, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả công tác điều tra khám
phá đối với loại tội phạm cớp giật tài sản.
- 3 -
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thời gian qua đã có một số đề tài và một số công trình khoa học công bố
liên quan đến đề tài nh:

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thập, bảo quản và xử
lý vật chứng trong điều tra các vụ án buôn lậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Trọng Tân, bảo vệ năm 2000.
- Chiến thuật truy tìm vật chứng trong hoạt động điều tra các vụ án hình
sự của cơ quan điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh luận văn thạc sĩ của
tác giả Nguyễn Văn Tuấn, bảo vệ năm 2001.
- Hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ
án hình sự theo chức năng của lực lợng Cảnh sát nhân dân công an tỉnh Thanh
Hóa - Thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Trung Thực,
bảo vệ năm 2005
Ngoài ra, còn một số bài đăng trên các tạp chí khoa học CAND, khoa học
giáo dục trật tự xã hội và trong kỷ yếu một số hội thảo của Bộ Công an. Tuy
nhiên, các đề tài nghiên cứu trên mới đề cập đến công tác thu thập, bảo quản và
xử lý vật chứng trong điều tra một loại án cụ thể khác hay ở một địa phơng hoặc
đề cập chiến thuật truy tìm vật chứng trong điều tra vụ án nói chung mà cha có
tác giả nào nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập,
bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài sản trên địa
bàn tỉnh Bình Dơng. Vì vậy, đây là đề tài không trùng lập với các đề tài đã
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
-Mục đích nghiên cứu: Làm rõ và hoàn thiện lý luận; khảo sát và
đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
- 4 -
pháp nâng cao hiệu quả về hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật
chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng của
lực lợng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong thời gian tới.
- Để đạt đợc mục đích trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến tội phạm cớp
giật tài sản; hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong

điều tra tội phạm cớp giật tài sản; tình hình, đặc điểm hình sự tội phạm cớp giật
tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng.
+ Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động phát hiện, thu thập ,bảo quản
và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài sản của lực lợng CSĐT
tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dơng từ năm 2002 đến năm 2006 từ đó
rút ra nhận xét, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
+ Dự báo tình hình tội phạm cớp giật tài sản trong thời gian tới và đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và
xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình
Dơng trong những năm tới.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tợng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra loại tội phạm cớp
giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu về hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý
vật chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng
của lực lợng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dơng.
- 5 -
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu số liệu khảo sát tại địa phơng trong
thời gian 5 năm, từ năm 2002 - 2006.
5. Phơng pháp nghiên cứu
- Phơng pháp luận: Đề tài đợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phơng pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, T tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nớc ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm; về luật học, tội phạm học và
điều tra tội phạm.
- Phơng pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng các phơng pháp nghiên
cứu cụ thể gồm: Phơng pháp nghiên cứu tài liệu; Phơng pháp thống kê, so sánh;
Phơng pháp tổng kết kinh nghiệm; Phơng pháp điều tra điển hình; Phơng pháp
phân tích, tổng hợp; Phơng pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia.

6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn
- ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện về mặt lý luận,
làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo giảng dạy trong các trờng CAND.
- ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao
nhận thức và quy trình, biện pháp công tác đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh
Bình Dơng nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật
chứng trong trong điều tra vụ án cớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng và
có thể tham khảo cho Công an các đơn vị, địa phơng trong toàn quốc.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục
đề tài đợc cấu trúc thành 03 chơng.
- 6 -
Chơng 1. Nhận thức chung về tội phạm cớp giật tài sản và hoạt động phát
hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cớp giật tài
sản.
Chơng 2. Thực trạng Tình hình tội phạm cớp giật tài sản và hoạt động
phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án cớp
giật tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dơng.
Chơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo
quản và xử lý vật chứng trong điều tra vụ án cớp giật tài sản trên địa bàn tỉnh
Bình Dơng
Chơng 1
Nhận thức chung về tội phạm cớp giật tài sản và
hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý
- 7 -
vật chứng trong điều tra vụ án cớp giật tài sản
1.1. Nhận thức chung về tội phạm cớp giật tài sản
1.1.1. Khái niệm tội phạm cớp giật tài sản
Tội phạm cớp giật tài sản đợc quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự n-
ớc Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1999 nh sau:

1. Ngời nào cớp giật tài sản của ngời khác thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mời năm:
a/ Có tổ chức;
b/ Có tính cất chuyên nghiệp;
c/ Tái phạm nguy hiểm;
d/ Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ/ Hành hung để tẩu thoát;
e/ Gây thơng tích và tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác mà tỷ lệ thơng
tật từ 11% đến 30%;
g/ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng đến dới hai trăm
triệu đồng;
h/ Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mời lăm năm:
a/ Gây thơng tích và tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác mà tỷ lệ thơng
tật từ 31% đến 60%;
- 8 -
b/ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dới năm trăm
triệu đồng;
c/ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mời
hai năm đến hai mời năm hoặc tù chung thân:
a/ Gây thơng tích và tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác mà tỷ lệ thơng
tật từ 61% trở lên hoặc làm chết ngời;
b/ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c/ Gây hiệu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Ngời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mời triệu đồng đến một trăm
triệu đồng. [4, tr 92-94]

Trong điều luật không mô tả hành vi cớp giật tài sản đợc thực hiện nh
thế nào, nhng căn cứ vào lý luận và thực tiễn điều tra và xét xử thì cớp giật tài
sản đợc hiểu là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trên ngời của
ngời khác hoặc đang trong sự quản lý của ngời có trách nhiệm quản lý đối với
tài sản đó rồi nhanh chóng tẩu thoát mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực hoặc bất cứ thủ đọan nào nhằm uy hiếm tinh thần của ngời quản lý tài
sản. Nh vậy, có thể rút ra định nghĩa tội phạm cớp giật tài sản nh sau: Cớp giật
tài sản là hành vi nhanh chóng giật lấy tài sản của ngời khác một cách công
khai rồi nhanh chóng tẩu thoát. Tội phạm cớp giật tài sản có các đặc điểm
pháp lý nh sau:
* Khách thể của tội phạm: Tội phạm cớp giật tài sản xâm hại trực tiếp
đến quyền sở hữu tài sản của ngời khác đợc luật hình sự bảo vệ, mặt khác
trong nhiều trờng hợp các vụ cớp giật tài sản đã gây ra nhhững hậu quả
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của ngời bị hại nh các vụ cớp giật tài
sản của ngời đang điều khiển xe môtô làm cho họ ngã xe gây thơng tích, rất
nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của họ. Mặc dù những hiệt hại về tính
- 9 -
mạng, sức khỏe không phải là đối tợng mà ngời phạm cớp giật tài sản nhằm
vào, nhng trớc khi thực hiện hành vi cớp giật tài sản ngời phạm tội nhận thức
đợc tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhng
vẫn thực hiện, muốn ra sao thì ra. Do vậy Bộ luật Hình sự năm 1999 đa vào
trong cấu thành tội phạm dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của
ngới khác và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt. Nh vậy khách
thể của tội phạm cớp giật tài sản cùng một lúc xâm hại đến hai khách thể là
quan hệ sở hữu và quan hệ nhân nhân, nhng chủ yếu là xâm hại quan hệ sở
hữu về tài sản của ngời khác .
*Mặt khách quan của tội phạm: Có các dấu hiệu sau:
- Hành vi giật tài sản một cách công khai: Đây là hành vi đặc trng của
tội phạm cớp giật tài sản, thể hiện là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách
nhanh chóng, tức thì. Hành vị giật tài sản nhanh chóng đã tạo ra yếu tố bất ngờ

đối với ngới đang quản lý tài sản làm cho ngời này không kịp phản ứng giữ lại
đợc tài sản đang quản lý. Ví dụ: A nhìn thấy chị B đeo sợi dây chuyền vàng
trên cổ đang điều khiển xe môtô trên đờng, nên A cho xe của mình chạy vợt
lên kè sát bất ngờ dung tay giật sợi dây chuyền của chị B rồi phóng xe rất
nhanh tẩu thoát, hành vi giật tài sản của A đợc thực hiện một cách nhanh
chóng, bất ngờ làm cho chị B bị bất ngờ, không kịp phản ứng giữ lại tài sản mà
chỉ có thể kêu cớp, cớp mà thôi. Để giật đợc tài sản, ngời phạm tội lợi dụng
sơ hở của ngời quản lý tài sản để nhanh chóng tiếp cận tài sản nhanh chóng
giật lấy tài sản. Sơ hở của ngời quản lý tài sản có thể do ngời quản lý tài sản
vô tình tạo ra sơ hở (nh đeo dây chuyền lộ ra rên cổ, túi sách để ở giỏ xe
không ràng buộc chắc chắn) hoặc chính ngời phạm tội tìm cách tạo ra sơ hở
của ngời quản lý tài sản (nh giả vờ tiếp cận hỏi thăm chuyện với ngời quản lý
tài sản, vào của hàng giả vờ xem mua tài sản) để làm cho ngời quản lý tài
sản sơ hở từ đó ngời phạm tội nhanh chóng giật lấy tài sản về mình.
- 10 -
Ngời phạm tội thực hiện hành vi giật tài sản một cách công khai, tức là
tức là hoàn toàn không có ý thức che giấu hành vi của mình đối với ngời quản
lý tài sản và ngời khác, trớc, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản ngời quản
lý tài sản biết ngay ngời giật tài sản của mình. Đây cũng là một dấu hiệu đặc
trng để phân biệt với các trờng hợp phạm tội khác nh hành vi trộm cắp, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản không có tính công khai, trắng trợn. Ngời phạm tội có ý
thức làm sao nhanh chóng giật đợc tài sản mà không có ý thức hay hành vi
dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần ngay tức khắc đối với nạn nhân để chiếm
đoạt tài sản.
- Hành vi nhanh chóng tẩu thoát: Sau khi lợi dụng sơ hở của ngời quản
lý tài sản để nhanh chóng tiếp cận và giật tài sản một cách công khai sẽ bị ng-
ời bị hại truy hô lên cho nhiều ngời xung quanh biết và đuổi bắt, nên ngời
phạm tội có ý thức là sau khi giật đợc tài sản phải bỏ chạy một cách nhanh
nhất, trốn tránh đợc sự truy bắt của ngời quản lý tài sản hoặc ngời dân xung
quanh. Nhanh chóng tẩu thóat là dấu hiệu phản ánh thủ đoạn của ngời phạm

tội cớp giật tài sản, dấu hiệu này để phân biệt với trờng hợp phạm tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản.
Nhiều trờng hợp ngời phạm tội lúc đầu chỉ có ý định cớp giật tài sản nh-
ng trog quá trình thực hiện hành vi bị ngời quản lý tài sản chống cự giữ lấy
hoặc giằng lấy lại tài sản, ngời phạm tội đã có hành vi dung vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng đợc tài sản thì hành vi
phạm tội không còn là hành vi cớp giật tài sản mà hành vi này đã là hành vi c-
ớp tài sản (đây là sự chuyển hóa từ tội phạm này sang tội phạm cớp tài sản)
Do đặc trng là nhanh chóng giật tài sản, nhanh chóng tẩu thoát nên đối
tợng của tội phạm cớp giật tài sản thờng là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị,
dễ giật lấy và dễ mang đi khi tẩu thoát nh: Túi sách, dây chuyền, bông tai,
đồng hồ. Tuy nhiên cũng có trờng hợp ngời phạm tội cớp giật tài sản cả
những tài sản kồng kền nh: Xe môtô, xe đạp nhng tài sản này cũng dể mang đi
- 11 -
vì sau khi giật đợc loại tài sản này thì ngời phạm tội lại dùng ngay hừng tài
sản giật đợc làm phơng tiện tẩu thoát.
- Hậu quả của tội phạm cớp giật tài sản trớc hết là những thiệt hại về tài
sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng sức khỏe hoặc những thiệt
hại khác. Tuy điều luật không quy định, nhng về mặt lý luận tội phạm cớp giật
tài sản có cầu thành vật chất, do đó chỉ khi đã cớp giật đợc tài sản thì tội phạm
cớp giật tài sản mới hoàn thành, nếu có hành vi giật nhng cha giật đợc tài sản
thì thuộc trờng hợp phạm tội cha đạt. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt không phải
là hấu hiệu cấu thành tội phạm cớp giật tài sản nh đối với tội trộm cắp, tội
công nhiên chiếm đoạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnDo đó ngời phạm tội
cớp giật tài sản có giá trị lớn hay giá trị rất nhỏ vẫn là phạm tội cớp giật tài
sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt và các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc
các thiệt hại khác chỉ là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt thuộc các
Khoản 2, Khoản 3 hoặc Khoản 4, Điều 136 Bộ luật hình sự.
*Mặt chủ quan: Tội phạm đợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với động
cơ, mục đích vụ lợi, ngời phạm tội nhận thức đợc tính chất nguy hiểm của

hành vi, thấy trớc hậu quả do mình gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
* Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự
và từ đủ 16 tuổi (khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2, 3 và 4 ).
- Hình phạt đối với tội cớp giật tài sản :
+ Khoản 1: Đây là khung cấu thành cơ bản có mức hình phạt từ 1 năm
đến 5 năm (thuộc tội phạm nghiêm trọng).
+ Khoản 2: Đây là khung có những tình tiết tăng nặng có mức hình phạt
từ 3 năm đến 10 năm (thuộc tội phạm rất nghiêm trọng) khi có một trong tám
trờng hợp sau:
Một là, có tổ chức: Cớp giật tài sản có tổ chức là trờng hợp có sự câu
kết chặt chẽ giữa những ngời cùng thực hiện tội phạm, trong đó có ngời tổ
- 12 -
chức, ngời thực hành, ngời xúi giục, ngời giúp sức. Tình tiết này đợc thể hiện
ở những mức độ nguy hiểm khác nhau tuỳ theo quy mô tổ chức và phạm vi
hoạt động. Nếu tình tiết này đồng thời lại mang dấu hiệu của một tội phạm
khác thì tuỳ tính chất của hành vi phạm tội mà có thể xử thêm tội đó theo
nguyên tắc phạm nhiều tội nh trờng hợp cớp giật tài sản và sử dụng trái
phép vũ khí quân dụng, cớp giật tài sản và cố ý gây thơng tích
Hai là, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Phạm tội cớp giật tài sản
có tính chất chuyên nghiệp là những trờng hợp phạm tội có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội rất cao thể hiện ngời phạm tội thực hiện tội phạm
nhiều lần và lấy các hoạt động phạm tội làm nguồn sống chính cho mình.
Ba là, ngời phạm tội thuộc trờng hợp tái phạm nguy hiểm: Trờng hợp
này, chỉ cần xác định ngời phạm tội có đầy đủ dấu hiệu quy định tại khoản 2
Điều 49 BLHS. Đây là tình tiết thuộc về nhân thân ngời phạm tội, không phụ
thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể của tội phạm này hay tội phạm khác.
Bốn là, dùng thủ đoạn nguy hiểm: Dùng thủ đoạn nguy hiểm để thực
hiện hành vi cớp giật tài sản là trờng hợp ngời phạm tội đã có những thủ đoạn
gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân nh dùng xe máy giật
dây chuyền của ngời đang điều khiển xe gắn máy hoặc xe đạp, hoặc ngời ngồi

sau xe máy hoặc xe đạp làm cho nạn nhân bị ngã
Năm là, hành hung để tẩu thoát: Đây là trờng hợp sau khi giật đợc tài
sản, ngời phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt đã có hành vi dùng vũ lực sức
mạnh chống lại việc bắt giữ của ngời quản lý tài sản hoặc ngời khác để tẩu
thoát. Việc chống trả này không đòi hỏi có gây thơng tích đáng kể không, mục
đích chống trả là nhằm tẩu thoát. Nếu dùng vũ lực chống lại ngời quản lý tài
sản hoặc ngời khác nhằm để chiếm đoạt bằng đợc tài sản vừa cớp giật đợc thì
đã chuyển hóa sang tội cớp tài sản.
- 13 -
Sáu là, gây thơng tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của ngời khác mà tỉ lệ
thơng tật từ 11% đến 30%: Đây là trờng hợp không chỉ do thực hiện hành vi
giật tài sản gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngời quản lý tài
sản mà bao gồm cả trờng hợp sau khi giật đợc tài sản, ngời phạm tội có hành
vi hành hung để tẩu thoát nên đã gây thơng tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ của
ngời quản lý tài sản hoặc của ngời khác và phải có tỷ lệ từ thơng tật từ 11%
đến 30 %.
Bảy là, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dới 200 triệu đồng:
Việc xác định giá trị tài sản là căn cứ vào giá thị trờng vào thời điểm phạm tội.
Trong trờng hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định đợc giá
trị tài sản thì phải trng cầu giám định (định giá).
Tám là, gây hậu quả nghiêm trọng: Khi xác định cần căn cứ vào các
thiệt hại về thể chất, về tài sản, phi vật chất do hành vi cớp giật tài sản gây ra.
Đây là trờng hợp do hành vi phạm tội cớp giật tài sản nên đã gây những thiệt
hại khác ngoài những thiệt hại đã đợc quy định là yếu tố định tội hoặc định
khung hình phạt. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi cớp giật tài sản gây ra nh:
Gây thơng tích hoặc gây tổn hai sức khỏe cho nhiều ngời với tỉ lệ thơng thơng
tật mỗi ngời dới 11%, nhng tổng tỉ lệ thơng tật của tất cả những ngời này từ
11% đến 30%; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng chó đến
duới hai trăm triệu đồng, nhng không phải là giá trị tài sản mà ngời phạm tội
cớp giật; các thiệt hại phi vật chất nh ảnh hởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn

xã hội, gây hoang mang cho nhiều ngời trên một địa bàn nhất định làm cho
nhiều ngời vì qua sợ hãi phải bỏ học, bỏ việc làm, không giám buôn bán
+ Khoản 3: Đây là khung quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mời lăm
năm (thuộc tội phạm rất nghiêm trọng) nếu thuộc một trong ba trờng hợp: Gây
thơng tích và tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác mà tỷ lệ thơng tật từ 31%
đến 60%; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dới năm trăm
triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- 14 -
+ Khoản 4: Đây là khung quy định hình phạt tù từ mời hai năm đến hai
mời năm hoặc tù chung thân (thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng) nếu thuộc
một trong ba trờng hợp: Gây thơng tích và tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác
mà tỷ lệ thơng tật từ 61% trở lên hoặc làm chết ngời; chiếm đoạt tài sản có giá
trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hiệu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các tr-
ờng hợp này cũng tơng tự nh quy định tại khoản 2 nhng ở mức độ nghiêm
trọng và nguy hiểm hơn.
1.1.2. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án cớp giật tài sản
Theo điều 63 Bộ luật TTHS quy định, những vấn đề cần phải chứng
minh trong vụ án hình sự nh sau:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và
những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do
cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động
cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. [5,
tr 54-55]
Đối với vụ án cớp giật tài sản, căn cứ vào quy định tại Điều 63 - Bộ luật
TTHS thì cần chứng minh những vấn đề cơ bản sau đây:
- Có vụ cớp giật tài sản xảy ra hay không: Chứng minh làm rõ vấn đề này

có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì kết quả chứng minh có thể dẫn đến đình chỉ
điều tra nếu vụ án cớp giật khi trên thực tế không xảy ra. Trong giai đoạn này
Cơ quan điều tra phải khẩn trơng xác minh làm rõ có hành vi cớp giật tài sản
xảy ra hay không, hay chỉ là vụ báo cớp giật tài sản giả tạo để nhằm chiếm đoạt
- 15 -
tài sản của cơ quan đơn vị, cá nhân khác hoặc do các lý do khác. Điều tra viên
phải tiến hành nhiều biện pháp điều tra nh khám nghiệm hiện trờng, lấy lời
khai ngời làm chứng, ngời bị hại để thu thập những tài liệu chứng cứ chứng
minh có hay không có hành vi công khai nhanh chóng giật lấy tài sản đang do
ngời khác quản lý rồi tẩu thoát.
- Thời gian và địa điểm xảy ra: Điều tra viên cần phải làm rõ thời gian
và địa điểm cụ thể đã xảy ra hành vi cớp giật tài sản . Việc làm rõ vấn đề này
là cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, các biện pháp trinh sát hỗ
trợ đồng thời là cơ sở phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm cớp giật
tài sản
- Phơng thức, thủ đoạn gây án: Điều tra viên tiến hành các biện pháp
điều tra để làm rõ thủ phạm đã thực hiện hành vi phạm tội cớp giật tài sản
bằng phơng thức, thủ đoạn nào, qua các giai đoạn phạm tội nh thế nào, tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó
- Công cụ, phơng tiện và vũ khí gây án: Trong quá trình điều tra phải làm
rõ các đối tợng đã sử dụng các loại công cụ, phơng tiện và vũ khí gì để thực hiện
hành vi phạm tội, làm rõ đặc điểm, chủng loại, nguồn gốc của các loại công cụ,
phơng tiện và vũ khí đó. Bên cạnh đó cần phải nhanh chóng phát hiện và thu giữ để
làm chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án.
- Những tài sản bị chiếm đoạt: Bằng các biện pháp điều tra cần phải làm
rõ những tài sản nào đã bị chiếm đoạt và đặc điểm, số lợng, chủng loại, giá trị,
nguồn gốc của những tài sản đó. Mặt khác cũng cần phải kịp thời, nhanh
chóng phát hiện, thu hồi và trao trả lại tài sản cho ngời bị hại.
- Ai là ngời đã thực hiện hành vi phạm tội, có đồng phạm hay không:
Trong quá trình điều tra, điều tra viên cần phải chứng minh làm rõ ai là thủ

phạm của vụ án cớp giật tài sản (tên, tuổi, nhân thân, nghề nghiệp, dân tộc,
quốc tịch, trình độ, quá khứ phạm tội của bị can). Vụ án có đồng phạm
- 16 -
không? Nếu có cần phải làm rõ vai trò, vị trí của từng bị can trong vụ án. Đối
với các băng, ổ, nhóm tồn tại hoạt động trong thời gian tơng đối lâu cần làm rõ
các giai đoạn hoạt động của chúng, vai trò, vị trí của từng đối tợng, những vụ
án mà bọn chúng đã gây ra
- Động cơ, mục đích phạm tội: Để làm rõ đợc vấn đề này điều tra viên
căn cứ vào mối quan hệ giữa ngời bị hại với đối tợng, đặc điểm hành vi phạm
tội, đặc điểm nhân thân của đối tợng Thực tế cho thấy các đối tợng phạm tội
cớp giật tài sản đều có động cơ, mục đích vụ lợi.
- Ngời bị hại trong vụ án cớp giật tài sản: Để điều tra vụ án cớp giật tài
sản, một trong những vấn đề mà điều tra viên cần chú ý làm rõ đó là ngời bị
hại. Trong trờng hợp ngời bị hại bị thơng điều tra viên cần phải làm rõ tính
chất, mức độ thơng tích, và mối quan hệ nhân quả giữa thơng tích này với
hành vi phạm tội của đối tợng. Đây là một trong những cơ sở để xác định tính
chất và thiệt hại của tội phạm để áp dụng khung hình phạt và mức độ bồi th-
ờng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
-Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Việc làm rõ
nội dung này là cơ sở để định khung hình phạt phù hợp với tính chất, múc độ
nguy hiểm do hành vi phạm tội của đối tợng gây ra.
Ngoài những vẫn đề cần chứng minh nêu trên, việc xác định nguyên nhân
và điều kiện phạm tội cớp giật tài sản để đa ra các biện pháp khắc phục là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan điều tra, nó có ý nghĩa rất lớn
cho công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm này trong thời gian tới.
Tóm lại, những vấn đề cần chứng minh trong vụ án cớp giật tài sản là
những vấn đề mà Cơ quan điều tra, Điều tra viên có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ
trong quá trình giải quyết vụ án; giúp cho việc định hớng để đa ra các biện pháp
thu thập chứng cứ nói chung và vật chứng của vụ án nói riêng.
1.1.3. Hoạt động điều tra vụ án cớp giật tài sản

- 17 -
1.1.3.1. Giai đoạn điều tra ban đầu nhằm xác định tội phạm và ngời đã
thực hiện hành vi phạm tội: Giai đoàn này Cơ quan điều tra thực hiện các nội
dung nh sau:
*Tiếp nhận tin, kiểm tra và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm cớp giật
tài sản nhằm xác định có tội phạm cớp giật tài sản xảy ra hay không, nếu có
tội phạm cớp giật tài sản xảy ra thì tiến hành khởi tố vụ án.
- Tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm cớp giật tài sản: Thực tiễn hoạt động
điều tra cho thấy, tin báo tố giác về vụ án cớp giật tài sản thờng từ những nguồn
sau:
+ Lời trình báo của ngời bị hại, ngời chứng kiến, ngời biết việc,
+ Tài liệu về vụ án cớp giật tài sản bị bắt quả tang,
+ Báo cáo của cán bộ chiến sỹ cảnh sát bảo vệ trật tự giao thông, trật tự
công cộng về những vụ cớp giật xảy ra,
+ Tài liệu về những vụ án cớp giật tài sản xảy ra thu đợc từ công tác điều
tra các vụ án khác.
- Kiểm tra và xử lý tin báo về cớp giật tài sản : Để đảm bảo tính chính
xác của nguồn tin, điều tra viên có thể tiến hành các biện pháp kiểm tra và thu
thập tài liệu nh:
+ Trực tiếp gặp ngời bị hại, hoặc ngời trình báo để lấy lời khai làm rõ về
diễn biến vụ án, đặc điểm đối tợng phạm tội, phơng thức thủ đoạn cớp giật tài
sản, đặc điểm và giá trị tài sản bị chiếm đoạt, công cụ phơng tiện thực hiện tội
phạm, những thơng tích tội phạm gây ra, có những ai chứng kiến, làm rõ những
mâu thuẫn trong lời trình báo của họ về nội dung cũng nh những tình tiết khác
của của vụ cớp giật tài sản đã xảy xảy ra.
+ Xác định và lấy lời khai ngời làm chứng làm rõ diễn biến vụ án, quan
sát sơ bộ hiện trờng vụ án, có thể tiến hành khám nghiệm hiện trờng.
- 18 -
- Tiến hành những biện pháp cấp bách: Sau khi tiếp nhận báo tố giác,
điều tra viên gọi điện thoại hoặc bằng các hình thức thích hợp khác đề nghị

Công an phờng, xã, thị trấn, hoặc các lực lợng khác ở địa bàn xảy ra vụ cớp
giật tài sản nhanh chóng đến hiện trờng tiến hành những biện pháp cấp bách
nh:
+ Đa nạn nhân đi cấp cứu (nếu nạn nhân bị thơng).
+ Truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng.
+ Thu thập các dấu vết, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án.
Sau khi hoàn thành những công việc nêu trên, điều tra viên báo cáo toàn
bộ kết quả kiểm tra và những biện pháp đã tiến hành lên Thủ trởng Cơ quan
điều tra. Nếu có cơ sở xác định ngời trình báo giả tạo ra vụ cớp giật tài sản thì
đấu tranh làm rõ mục đích giả tạo vụ cớp giật tài sản của họ là gì, có phải để
chiếm đoạt tài sản của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân khác hay không Nếu có
đủ cơ sở xác định vụ án cớp giật tài sản có thật thì đề nghị khởi tố vụ án, tiến
hành các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ để chứng minh những vấn đề cần
chứng minh trong vụ án cớp giật tài sản.
* Tập hợp tài liệu ban đầu, lập kế hoạch điều tra: Điều tra viên phải
khẩn trơng tập hợp, nghiên cứu, đánh giá tài liệu chứng cứ thu thập đợc từ các
biện pháp khám nghiệm hiện trờng, lấy lời khai ngời bị hại, lấy lời khai ngời
làm chứng và các biện pháp trinh sát khác để lập kế hoạch điều tra vụ án cớp
giật tài sản.
Khi nghiên cứu, đánh giá cần đi sâu vào những nội dung nh thời gian, địa
điểm xảy ra vụ cớp giật, thủ đoạn gây án, số lợng và đặc điểm của thủ phạm,
đặc điểm của những công cụ, phơng tiện mà thủ phạm sử dụng khi gây án, tài
sản bị chiếm đoạt, lai lịch và quan hệ của ngời bị hại.
- 19 -
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tài liệu, điều tra viên đa ra những giả
thuyết về vụ án. Trong quá trình điều tra một vụ án cớp giật tài sản xảy ra, điều
tra viên thờng đa ra những loại giả thuyết sau:
+ Giả thuyết về tính chất vụ án.
+ Giả thuyết về những công cụ, phơng tiện mà thủ phạm sử dụng để gây
án, nơi cất giấu công cụ, phơng tiện đó.

+ Giả thuyết về tài sản bị chiếm đoạt, nơi cất giấu và tiêu thụ tài sản
chiếm đoạt đợc.
+ Giả thuyết về thủ phạm của vụ cớp giật: Số lợng, độ tuổi, tính chuyên
nghiệp, mối quan hệ của thủ phạm với địa bàn và ngời bị hại, có liên quan với
những vụ án cớp giật tài sản trớc đó hay không, có tiếp tục gây án hay không.
Tùy theo mức độ tài liệu, chứng cứ thu thập đợc mà đa ra ít hay nhiều giả
thuyết và chi tiết hoá những giả thuyết đó. Trên cơ sở những giả thuyết điều tra,
điều tra viên dự kiến những biện pháp điều tra phải tiến hành để kiểm tra từng
giả thuyết, những biện pháp trinh sát hỗ trợ, những phơng tiện kỹ thuật, tài
chính cần thiết cho hoạt động điều tra.
* Tiến hành các hoạt động điều tra để làm rõ đối tợng gây án.
Khi điều tra những vụ án cớp giật xảy ra, căn cứ vào đặc điểm vật chứng
vụ án và đối tợng cớp giật tài sản do bị hại và ngời biết việc cung cấp, điều tra
viên tiến hành các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ làm rõ đối tợng đã gây
ra vụ cớp giật tài sản. Thờng tiến hành hoạt động điều tra làm rõ đối tợng gây ra
vụ cớp giật tài sản theo hai hớng sau:
- Điều tra theo đặc điểm đối tợng phạm tội: Điều tra viên cần tập trung
vào những nhóm đối tợng có khả năng gây ra vụ án cớp giật tài sản nh:
+ Những đối tợng hình sự nổi trong diện quản lý trong địa bàn xảy ra vụ
án. Trong đó đặc biệt chú ý đến những đối tợng có nhiều tiền án, tiền sự về, cớp
- 20 -
giật tài sản, tội trộm cắp, cớp, những đối tợng nghiện ma túy, đối tợng không có
nghề nghiệp mà có những dấu hiệu nh: Có mặt ở hiện trờng khi vụ án cớp
giật tài sản xảy ra; có đặc điểm nhân dạng giống với đặc điểm nhân dạng của
thủ phạm; có sử dụng loại phơng tiện cùng loại phơng tiện mà thủ phạm sử
dụng để gây án; có bất minh về kinh tế; có biểu hiện đặc điểm tâm lý khác th-
ờng sau khi vụ án cớp giật xảy ra...
+ Nhóm những đối tợng hoạt động lu động, những đối tợng từ các địa
bàn bàn khác đến gây án. Đối tợng cớp giật thờng thực hiện hành vi cớp giật tài
sản tại các địa bàn khác nơi sinh sống của mình nh thực hiện ở địa bàn xã khác,

huyện khác trong cùng tỉnh hoặc địa bàn tỉnh khác, vì đặc điểm cớp giật tài sản
là công khai, trắng trợn nên đối tợng thờng không thực hiện trên địa bàn nơi
mình sinh sống vì nếu thực hiện thì dễ bị ngời dân nơi sinh sống nhận ra đợc.
Trong những nhóm ngời nêu trên cần xác định và chú ý những ngời có
nhiều cơ sở nghi vấn nhất để tập trung lực lợng, phơng tiện kiểm tra xác minh
trớc. Để có thể xác minh, kết luận những biểu hiện của đối tợng nghi vấn, cán
bộ điều tra tự mình hoặc phối hợp với các lực lợng khác tiến hành các hoạt động
điều tra thu thập chứng cứ để xác định đối tợng đó có phải là thủ thạm gây ra vụ
án đó hay không nh: Trực tiếp làm việc, xác minh thẩm tra lời khai của đối tợng
nghi vấn để làm rõ các biểu hiện nghi vấn; cho bị hại và ngời làm chứng nhận
dạng; trng cầu giám định nếu thu đợc những dấu vết, tài liệu ở hiện trờng nghi
do thủ phạm để lại; sử dụng mạng lới bí mật tiếp cận đối tợng để làm rõ; khai
thác mở rộng các đối tợng phạm tội bị bắt giữ sau khi vụ án rảy ra xem có liên
quan đến vụ án cớp giật tài sản đang điều tra không; phối hợp với các lực lợng
khác tiến hành kiểm tra bí mật hoặc công khai chỗ ở và nơi làm việc của đối t-
ợng để phát hiện có vật chứng vụ án hay không; thực hiện các biện pháp kỷ
thuật nghiệp vụ nh kiểm tra điện thoại, ghi âm bí mật các cuộc đàm thoại của
đối tợng. Cần chú ý sử dụng những tài liệu chứng cứ thu thập đợc từ những biện
pháp điều tra để tiến hành những biện pháp trinh sát. Những tài liệu thu thập đ-
- 21 -
ợc từ những biện pháp trinh sát cần đợc khai thác sử dụng để xác định phơng h-
ớng điều tra và chuyển hoá thành chứng cứ.
Nếu có cơ sở nhận định thủ phạm cớp giật tài sản tiếp tục gây án thì phối
hợp với các lực lợng khác tiến hành mai phục, tuần tra bí mật những địa điểm,
đoạn đờng mà đối tợng có khả năng gây án để kịp thời bắt giữ.
- Điều tra theo hớng truy tìm vật chứng vụ án cớp giật tài sản nh: Tài sản
bị chiếm đoạt, công cụ, phơng tiệnmà đối tợng sử dụng để gây án. Đây là hớng
điều tra rất quan trọng trong việc phát hiện, thu thập vật chứng vụ án là một
chứng cứ làm cơ sở làm rõ đợc thủ phạm gây án. Các biện pháp thực hiện truy
tìm vật chứng thờng là:

+ Gửi thông báo truy tìm vật chứng (tài sản bị chiếm đoạt, những công
cụ, phơng tiện phạm tội) của vụ án cớp giật đến Công an các đơn vị, địa phơng
trong và ngoài tỉnh, trong đó chú ý những đơn vị cơ sở ở những địa bàn mà nhận
định thủ phạm có thể cất giấu hoặc tiêu thụ.
+ Sử dụng mạng lới bí mật để truy tìm: Phổ biến đặc điểm tài sản, công
cụ, phơng tiện cần tìm cho đặc tình, hoặc cơ sở bí mật và yêu cầu những lực l-
ợng này bám sát địa bàn cất giấu, tiêu thụ để truy tìm.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ những địa bàn có thể đối tợng
mang đến cất giấu hoặc tiêu thụ để truy tìm.
+ Yêu cầu cảnh sát giao thông truy tìm phơng tiện giao thông mà thủ
phạm sử dụng để gây án bằng các biện pháp tuần tra, kiểm soát các phơng tiện
giao thông.
1.1.3.2. Giai đoạn điều tra tiếp theo nhằm chứng minh tội phạm và ngời
thực hiện hành vi phạm tội
Dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp những tài liệu chứng cứ thu thập đợc
từ việc tiến hành các biện pháp điều tra trong giai đoạn điều tra ban đầu, nếu có
đủ cơ sở khẳng định đối tợng là thủ phạm của vụ án cớp giật thì phải lập kế
- 22 -
hoạch phá án, trong đó cần xác định những nhiệm vụ chính của hoạt động điều
tra trong giai đoạn này là ra quyết định khởi tố bị can, tiến hành bắt, khám xét,
hỏi cung bị can, và các biện pháp điều tra khác để thu thập tài liệu chứng cứ làm
rõ nội dung của vụ án nh:
- Bắt, khám xét:
Trớc khi bắt bị can, điều tra viên cần thu thập những tài liệu cần thiết về
bị can để làm rõ tâm trạng, hoạt động của bị can trớc khi chạy trốn, các mối
quan hệ của bị can, đặc điểm cá nhân, thói quen của bị can Những thông tin
này có thể thu thập qua hệ thống tàng th hình sự, qua những ngời thân quen,
đồng bọn cũ của bị can và những ngời xung quanh. Trên cơ sở những thông tin,
tài liệu thu thập đợc về bị can, điều tra viên đa ra giả thuyết về địa bàn ẩn náu
và tiếp tục hoạt động của bị can, từ đó cử những cán bộ diều tra, trinh sát có

kinh nghiệm, có sức khoẻ, trang bị những công cụ, phơng tiện cần thiết để tiến
hành truy bắt đạt kết quả tốt. Nếu bị can lẩn trốn thì Cơ quan điều tra ra quyết
định truy nã và tiến hành truy bắt.
Khi bắt bị can, cần tiến hành khám xét ngời và nơi ở, phơng tiện để thu
giữ vật chứng của vụ án.
- Hỏi cung bị can:
Trong điều tra vụ cớp giật tài sản, khi hỏi cung bị can ngoài nhiệm vụ
chung làm rõ diễn biến và nội dung vụ án, điều tra viên còn phải tập trung giải
quyết ngay những nhiệm vụ sau đây:
+ Làm rõ những đối tợng còn lại của vụ án cớp giật để có biện pháp truy
bắt tiếp.
+ Làm rõ nơi cất giấu những công cụ, phơng tiện phạm tội, tài sản bị
chiếm đoạt và những đồ vật khác có liên quan đến vụ án để kịp thời thu giữ.
- 23 -
+ Làm rõ các giai đoạn hoạt động của băng, ổ nhóm, vai trò, vị trí của
từng đối tợng trong băng, ổ nhóm đó, những vụ án mà bị can cùng đồng bọn
thực hiện trớc đó.
+ Thu thập những tài liệu về hoạt động của những tên tội phạm khác
đang tiếp tục gây án mà bị can biết đợc.
+ Làm rõ nhân thân của bị can, khả năng nhận thức, quá khứ phạm tội
cũng nh các tình tiết khác liên quan đến vụ án.
- Trng cầu giám định chuyên môn: Sự cần thiết tiến hành trng cầu giám
định không những xuất hiện ở giai đoạn điều tra làm rõ thủ phạm mà còn xuất
hiện sau khi khởi tố và bắt bị can của vụ án để thu thập, củng cố tài liệu chứng
cứ thu thập đợc cũng nh xác định mức độ thiệt hại của tội phạm cớp giật tài sản.
Các giám định thờng đợc trng cầu đó là: Giám định tỉ lệ thơng tích của bị hại
trong vụ án; giám định tình trạng tâm thần bị can; giám định tuổi bị can trờng
hợp không có cơ sở xác định độ tuổi của bị can cha thành niên; giám định các
đồ vật tài sản thu thập đợc, giám định giá trị tài sản bị chiếm đoạt
Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan điều tra có thể kết thúc điều tra vụ

án bằng việc ra một trong các quyết định sau đây: Đình chỉ điều tra vụ án khi có
một trong những căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự;
làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố đối với những trờng hợp có đầy đủ
những chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can.
1.2. Nhận thức chung về vật chứng và hoạt động phát hiện, thu thập,
bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra vụ án cớp giật tài sản
1.2.1. Nhận thức chung về vật chứng
1.2.1.1. Khái niệm, phân loại vật chứng
* Khái niệm vật chứng: Điều 74 Bộ luật TTHS năm 2003 có quy định
vật chứng nh sau: Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phơng tiện
- 24 -
phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tợng của tội phạm cũng nh
tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và ngời phạm tội. [5, tr
59]
Vật chứng, trớc hết phải là những vật thể nh: Cây dao, súng, xe máy, điện
thoại di động, kể cả tiền, vàng bạc Chúng tồn tại dới dạng vật chất và con ng-
ời có thể nhận biết đợc, mô tả đợc. Những vật nêu trên đợc ngời phạm tội dùng
làm công cụ, phơng tiện phạm tội; là đối tợng của tội phạm hoặc mang các dấu
vết tội phạm. Nói cách khác, những vật cụ thể đó chứa đựng các thông tin có giá
trị chứng minh tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội. Trên thực tế các
thông tin về tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội đợc phản ánh dới các
dạng khác nhau. Trong đó, dạng phản ánh vật chất thông qua những vật cụ thể
chính là vật chứng.
Tuy nhiên, không phải tất cả những vật tồn tại dới dạng vật chất đợc ngời
phạm tội dùng làm công cụ, phơng tiện phạm tội đều là vật chứng. Việc xác
định một vật cụ thể nào đó là vật chứng còn phụ thuộc vào tính đúng đắn, tính
hợp pháp của biện pháp thu thập đối với vật đó. Điều này có nghĩa là, nếu
những vật nào đó không đợc thu thập theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố
tụng hình sự thì vật đó không phải là vật chứng.
Trên thực tế khi nhận thức về vật chứng nhiều ngời thờng hay gọi vật

chứng là tang vật. Tang vật của kẻ phạm tội bị bắt, giam giữ hoặc đợc tại
ngoại để xét hỏi đợc xác định là những đồ vật, giấy tờ có liên quan hoặc nghi
có liên quan đến tội phạm mà kẻ phạm tội cha đợc xét xử, có giá trị là một
nguồn chứng cứ đợc pháp luật xác nhận, dùng để chứng minh tội phạm tội
phạm và hành vi của kẻ phạm tội (Điều 1- Chế độ công tác thu giữ, bảo quản
và xử lí tang vật, ban hành ngày 20 tháng 3 năm 1971). Khái niệm tang vật có
nội hàm rất rộng, dễ gây nhầm lẫn trong nhận thức và sai phạm khi áp dụng
trong thực tế nên đã đợc thay thế bằng niệm vật chứng từ khi ban hành Bộ luật
TTHS năm 1988 đến nay. Việc nhận thức và cách gọi này là cha chính sát, dễ
- 25 -
gây nhầm lẫn, nên về mặt nhận thức cần nhận thức vật chứng cho đúng với khái
niệm của nó.
Nh vậy, khi nói về vật chứng chúng ta cần phải đề cập đến dạng tồn
tại của vật chứng (tồn tại dới dạng vật chất); đề cập đến các giá trị chứng
minh tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội trong vật chứng và việc
vật chứng đó đợc thu thập có đảm bảo theo trình tự, thủ tục quy định hay
không.
* Phân loại vật chứng: Căn cứ vào khái niệm của vật chứng cũng nh các
nội dung liên quan của vật chứng đối với tội phạm, có thể chia vật chứng thành
các nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất: Vật chứng là những vật đợc dùng làm công cụ, phơng
tiện phạm tội, đó là những vật mà ngời phạm tội đã sử dụng để thực hiện tội
phạm. Ví dụ nh dao đợc ngời phạm tội dùng để đâm, chém ngời khác, súng đợc
ngời phạm tội dùng để bắn ngời khác, chiếc xe máy đợc ngời phạm tội sử dụng
để vận chuyển ma túy.
Vật chứng thuộc nhóm này, trên thực tế lại có thể chia thành hai nhóm
nhỏ: Nhóm những vật đợc ngời phạm tội dùng để tác động trực tiếp đến đối t-
ợng tác động, có tính chất quyết định và gây những thiệt hại trực tiếp cho đối t-
ợng đã tác động (con dao ngời phạm tội dùng để đâm, chém ngời khác; khẩu
súng ngời phạm tội dùng để bắn ngời khác); nhóm những vật đợc ngời phạm

tội sử dụng có tính chất hổ trợ để đạt đợc mục đích hoặc nhanh chóng đạt đợc
mục đích đã đề ra (chẳng hạn, ngời phạm tội dùng xe máy, xe ô tô để di chuyển
đến địa điểm gây án theo kế hoạch hoặc nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trờng
sau khi gây án; điện thoại di động mà bọn tội phạm dùng để thông tin với nhau
về thời gian, địa điểm)
Căn cứ khái niệm trên, thì con dao, khẩu súng, xe máy, ô tô, điện thoại di
động đều là vật chứng, nhng xét về mục đích sử dụng khi gây án, chúng ta có

×