Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

một số kỹ năng, giải pháp vận dụng trong quá trình dạy học, phân môn tập làm văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 25 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI
ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

Trường THCS Trưng Vương

NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI
ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC

-1-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIỜ TẬP THỂ DỤC SÂN TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phân môn
quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn.
Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào
giảng dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ,
trong đó dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu


loại mới giúp cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng
ngày.
Trường THCS Trưng Vương

-2-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Vì vậy, yêu cầu của một bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối
tượng thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm tốt bài văn thuyết minh
được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập và tích luỹ hàng ngày từ sách báo và
đặc biệt từ quan sát, tìm hiểu, tìm tòi của học sinh. Kiểu bài này được đưa vào
nhà trường, có thể có người lo ngại là học sinh lấy kiến thức đâu mà làm bài.
Nhưng nếu học sinh biết kỹ năng làm bài, các em sẽ biết cách tích lũy kiến thức
trong thực tiễn để làm bài được tốt hơn. Văn bản thuyết minh đã được học tập,
vận dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Đến lớp 9 nó được nâng cao và đi
sâu để hoàn thiện hơn một bước về kỹ năng và chất lượng bài viết của học sinh
chẳng hạn như ở lớp 9 yêu cầu cao hơn như sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật trong văn bản thuyết minh, kết hợp thuyết minh với miêu tả. Các biện pháp
nghệ thuật và miêu tả có tác dụng làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp
dẫn và bớt khô khan hơn . Tuy nhiên cần lưu ý là không phải văn bản thuyết
minh nào cũng có thể tùy tiện sử dụng các yếu tố nghệ thuật. Ví dụ: SGK, các
mục từ trong các từ điển, các bản giới thiệu các di tích lịch sử, thuyết minh đồ
dùng,…người ta chỉ vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào một số bài thuyết
minh có tính chất phổ cập kiến thức, hoặc một số bài có tính chất văn học. Chính

vì lẽ đó, việc tổ chức dạy học có hiệu quả kiểu văn bản này với định hướng tích
hợp và tích cực, là một khó khăn và thách thức lớn về cả kiến thức và phương
pháp giảng dạy. Như tất cả chúng ta đều biết, xưa nay việc dạy tập làm văn vốn
đã khó, khô khan nhưng để học sinh nắm bắt tốt kiến thức về bài văn thuyết
minh và đồng thời biết cách vận dụng kiến thức đã học đó vào làm một bài văn
thuyết minh sinh động và lôi cuốn sự hứng thú của người đọc thì lại càng khó
khăn gian nan gấp bội.
Do vậy muốn thực hiện được người giáo viên cần phải có nghệ thuật, có sự
đan xen kết hợp nhiều yếu tố. Nếu giáo viên không biết kỹ năng ,phương pháp,
hững hờ thiếu nhiệt tình thì sẽ gây sự nặng nề, nhàm chán, thụ động cho học
sinh. Mặc khác, sự chủ động, tích cực hợp tác của học sinh cũng góp phần
không nhỏ vào sự thành công của tiết học. Mà trong thực tế giảng dạy thì một số
đông các em vẫn còn thờ ơ với tiết học, có thái độ học tập rất thụ động theo kiểu
thầy dạy bao nhiêu trò biết bấy nhiêu, không tự tìm tòi, học hỏi, quan sát… tại
sao vậy? Phải chăng là do các em không có hứng thú với Phần Tập Làm Văn
hay còn vì lý do nào khác nữa? Đó là câu hỏi khiến tôi trăn trở khá nhiều.
Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyết minh
trong nhà trường THCS hiện nay, tôi xin phép trình bày một số kỹ năng, giải
pháp vận dụng trong quá trình dạy học, phân môn tập làm văn lớp 9 (kiểu văn
bản thuyết minh) trao đổi cùng đồng nghiệp.

Trường THCS Trưng Vương

-3-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm


Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI:
1. Mục đích nghiên cứu:
a. Đề tài gắn với mục tiêu dạy học phân môn Tập làm văn lớp 9 ở trường
trung học cơ sở. Đặc biệt đề tài chú trọng hướng tới thao tác kỹ năng của Giáo
viên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh những kỹ năng cần
thiết khi tạo dựng văn bản thuyết minh.
b. Hướng đi của đề tài nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng dạy học về văn
bản thuyết minh trên cơ sở nắm chắc lý thuyết phương pháp để học sinh làm bài
văn thuyết minh được hay hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Đề tài tập trung trình bày các vấn đề sau:
- Trình bày một số giải pháp cơ bản về kỹ năng dạy học văn bản thuyết
minh trong chương trình tập làm văn lớp 9.
- Trình bày một số tình huống sư phạm được áp dụng thông qua một giáo
án thực dạy.
- Kết quả các quá trình vận dụng các kỹ năng thao tác dạy học đó.
3. Đối tượng nghiên cứu:
a. Đối tượng:
Qua những định hướng của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và phòng Giáo dục
TP. Buôn Ma Thuột, thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giáo dục.
- Sgk và sách giáo viên Ngữ văn 9.
- Sách thiết kế Ngữ văn 9.
- Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt
Tác giả: Trần Đình Chung
- Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp 6,7,8, 9 của tác giả
Giáo sư tiến sĩ: Lê An, Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Thuý.
NXB: Đại học sư phạm

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn trung học
cơ sở, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.
b. Cơ sở nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về phân môn tập làm văn lớp 9 (Kiểu văn bản
thuyết minh) và áp dụng tiết bài dạy minh họa. Tuần 2 - Tiết 9, bài: “Sử dụng
yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” Ngữ văn 9 - Tập 1.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về kỹ năng dạy học văn bản thuyết minh trong chương trình
tập làm văn lớp 9 tại trường THCS Trưng Vương.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trường THCS Trưng Vương

-4-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Để thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tập hợp, phân loại, xử lí các văn bản,
tài liệu, SGK, SGV,…
- Phương pháp phân tích, đối chiếu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thông qua dự giờ đồng nghiệp,
thao giảng, dự chuyên đề,..
- Phương pháp trao đổi thực nghiệm. Việc giảng dạy trên lớp.
- Nghiên cứu tài liệu:
Giáo trình thay sách của Bộ, sách Giáo viên … có thể xem trên báo chí,

trên truyền hình, trên radio, trong sách giáo khoa của các môn học khác và ngay
chính trong thực tế đời sống xung quanh ta. Được sự giúp đỡ tận tình của các
đồng nghiệp trong trường khi có vấn đề liên quan đến phân môn Thầy, Cô giảng
dạy. Với sự tham gia nhiệt tình, tích cực và sáng tạo của học sinh.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cấu trúc chương trình về kiểu bài văn thuyết minh.
Trước khi đi vào nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản thuyết minh chúng ta
cần nắm được cấu trúc chương trình kiểu văn bản thuyết minh trong chương
trình Ngữ văn THCS.
LỚP 8
LỚP 9
1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết
1. Sử dụng một số biện pháp nghệ
minh.
thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh.
2. Luyện tập sử dụng một số biện pháp
3. Đề văn thuyết minh và cách làm bài nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
văn thuyết minh.
3. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn
4. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ bản thuyết minh.
đồ dùng.
4. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả
5. Thuyết minh một thể loại văn học.
trong văn bản thuyết minh.
6. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết
minh.
7. Thuyết minh về một phương
pháp(cách làm).

8. Thuyết minh một danh lam thắng
cảnh.
9. Ôn tập về văn bản thuyết minh.
Như chúng ta đã biết, khác với văn bản tự sự , miêu tả, biểu cảm hay văn bản
nghị luận ; văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách
Trường THCS Trưng Vương

-5-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng , tính chất của sự vật, hiện tượng
và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người .Văn bản thuyết
minh gắn liền với tư duy khoa học, nó đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi. Do đó, khi
nói đến“Kỹ năng vận dụng dạy học văn bản thuyết minh trong chương trình
Tập làm văn lớp 9” mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy nên chú ý một số vấn đề
sau:
II. Một vài vấn đề cơ bản về kỹ năng vận dụng dạy học văn bản thuyết
minh:
1. Trước tiên giáo viên cần nghiên cứu kỹ, hiểu chính xác, sâu sắc bản
chất một số khái niệm lý thuyết cơ bản nhất của kiểu văn bản này:
Chẳng hạn:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống
nhằm cung cấp tri thức, đặc điểm, tích chất, nguyên nhân…của các hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Nắm rõ những tính chất và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng
lí do phát sinh, quy luật phát triển biến hoá của sự vật, hiện tượng nhằm cung
cấp tri thức cho con người. Vì vậy văn bản thuyết minh sử dụng rất rộng rãi
(hướng dẫn sử dụng phương tiện, đồ dùng, danh lam thắng cảnh, tác phẩm nghệ
thuật…) tất cả đều là văn bản thuyết minh. Hai chữ thuyết minh đều bao hàm cả
ý giải thích, trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ. Khác với
văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, văn thuyết minh chủ
yếu trình bày tri thức một cách khách quan khoa học, xác thực, thực dụng,
hữu ích cho con người. Đồng thời, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính
chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích giao tiếp
có lợi nhất.
Văn thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, nó đòi hỏi phải chính xác,
rạch ròi. Muốn làm được văn thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu
học hỏi để có kiến thức thì mới làm được.
Thuyết minh là loại văn bản khác hẳn với tự sự (vì không có sự việc, diễn
biến) khác với miêu tả (vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy,
mà cốt là làm người ta hiểu), khác với các văn bản nghị luận (vì ở đây chính là
trình bày, giải thích nguyên lí, quy luật, cách thức…chứ không suy luận lí lẽ)
khác với văn bản hành chính công vụ (bày tỏ quyết định, nguyện vọng, thông
báo của ai đối với ai). Nghĩa là các văn bản ấy không thay thế văn bản thuyết
minh được.
Đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết

Trường THCS Trưng Vương

-6-

Năm học: 2014-2015



Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

minh, không có tri thức không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức lấy từ học
tập, tích luỹ hàng ngày, từ sách báo và đặc biệt là từ việc tìm hiểu của mỗi
người. Nói kiến thức về đối tượng nghĩa là phải hiểu biết về đối tượng thuyết
minh (sự vật, hiện tượng, phương pháp) là cái gì ? Nó có đặc điểm tiêu biểu gì ?
Có cấu tạo ra sao và nó hình thành như thế nào? Có giá trị và ý nghĩa gì đối với
con người ?…), nghĩa là muốn làm được bài thuyết minh thì học sinh phải nắm
được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
- Muốn có tri thức về đối tượng phải quan sát, nhưng quan sát không đơn giản
là nhìn, xem mà còn phải phán xét để phát hiện được đặc điểm tiêu biểu của nó
là đặc điểm có ý nghiã phân biệt sự vật này với sự vật kia.
- Muốn có tri thức về đối tượng phải biết tra cứu từ điển, sách, báo…
- Muốn có tri thức về đối tượng thì phải biết phân tích đối tượng thuyết minh
chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì ? Quan hệ giữa các bộ phận
ấy ra sao ? Làm như vậy ta sẽ có được tri thức để thuyết minh.
Muốn vậy: Cần phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác. Như
đã nói ở trên, nếu văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến nhân vật, văn bản
miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người, văn bản
nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm. Thì văn bản thuyết minh trình bày đặc
điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng. Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung
cấp tri thức về sự vật. Giúp con người hiểu đúng đắn, đầy đủ về sự vật. Tri thức
trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích
cho con người. Vì vậy, đòi hỏi người học , người dạy cần phải nắm chắc khái
niệm cũng như đặc điểm của văn bản thuyết minh.
Ví dụ:
- Văn bản: “Cây dừa Bình Định” trình bày ích lợi của cây dừa đối với đời

sống người dân Bình Định. Văn bản trình bày ích lợi của thân cây dừa, lá
dừa, gốc dừa già, nước dừa, cùi dừa, sọ dừa, vỏ dừa… Ngoài ra văn bản còn
giới thiệu Bình Định có nhiều dừa và nhiều giống dừa.

Trường THCS Trưng Vương

-7-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

CÂY DỪA
- Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục?” giải thích về tác dụng của
chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. Văn bản giải thích bằng
những tri thức sinh học.
- Văn bản “Huế” giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa lớn của
Việt Nam với những đặc điểm riêng tiêu biểu của Huế như: cảnh sắc thiên nhiên
Huế, những công trình kiến trúc nổi tiếng của Huế, đặc sắc Huế, lịch sử và con
người Huế.

Chùa Thiên Mụ

Trường Quốc Học Huế

Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp
dẫn.

Từ đó, ta có thể hiểu văn bản thuyết minh chính là kiểu văn bản thông
dụng nhằm cung cấp các kiến thức về quá trình hình thành, lịch sử phát triển,
cấu tạo tính chất, đặc điểm, nguyên nhân...của các hiện tượng tự nhiên xã hội.
Đây là đặc trưng quan trọng nhất của văn bản thuyết minh. Khi đã hiểu được
như thế thì giáo viên sẽ giúp các em viết được bài thuyết minh theo đúng kiểu
văn bản của nó.
3. Giáo viên biết phối hợp nhiếu phương pháp thuyết minh thường gặp và
vai trò tác dụng của mỗi phương pháp phù hợp với kiểu bài tập thuyết minh.
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiễu, sáng rõ, người ta có thể
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: “Nêu định nghĩa, giải
thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại…”
Chẳng hạn:
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
Khi định nghĩa, giải thích, người viết phải xác định được đối tượng thuộc
vào loại sự vật, hiện tượng nào, từ đó chỉ ra nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm riêng,
cách sử dụng, cách chế tạo ra nó. Khi nêu định nghĩa người viết thường sử dụng
từ “là” để biểu thị phán đoán.
Trường THCS Trưng Vương

-8-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Ví dụ 1: Định nghĩa: “Sách là gì?”
- Sách là phương tiện giữ gìn, truyền bá kiến thức (Sách là đồ dùng học tập

thiết yếu của học sinh).
Nhiệm vụ của giáo viên ở đây là hướng dẫn học sinh cách định nghĩa như
thế nào cho đầy đủ, rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Ví dụ 2 :
- Huế là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam.
A
B
(Huế)
- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc. (Cao Bằng)
A
B
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
- Giun đất là động vật có đốt, (…), chuyên sống ở vùng đất ẩm.
A
B
(Con giun đất)
Dấu hiệu nhận biết của phương pháp này thường sử dụng mẫu câu A là B (A là
đối tượng cần thuyết minh, B bao gồm loại sự vật, hiện tượng của đối tượng và
đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật, hiện tượng ấy).

* Mô hình hoá phương pháp nêu định nghĩa giải thích
A: Đối tượng cần thuyết minh.
B: Tri thức về đối tượng
Cách diễn đạt: từ “là”
A
“ là”
B
b. Phương pháp liệt kê:
- Trình bày lần lượt, cụ thể, rõ ràng , chính xác nhiều đặc điểm của đối tượng
Ví dụ 1:

- Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: Thân cây làm
máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi,
nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt. (Cây dừa Bình Định)
- Trình bày ích lợi của cây dừa, câu văn liệt kê ích lợi của các bộ phận như
thân cây dừa, lá dừa, cọng lá dừa, gốc dừa già, nước dừa và từng bộ phận
người viết lại dùng phương pháp liệt kê để trình bày các lợi ích của chúng.
- Trên những chặng đường dài suốt 50, 60km chúng ta chỉ gặp cây dừa: Dừa
xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lững giữa trời, quả vàng
xanh mơn mởn, dừa lá đỏ, vỏ hồng,….
(Cây dừa Bình Định)
Câu văn thường dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu các giống dừa ở Bình
Định. Người viết còn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu đặc điểm của từng
giống dừa.
Ví dụ 2:

Trường THCS Trưng Vương

-9-

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

- Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh
trưởng của các loài thực vật nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến
xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường
dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc

nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì
ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

Rác trong lòng thành phố

Rác trong lòng đại dương

Đoạn văn dùng phương pháp liệt kê để trình bày tác hại của bao bì ni lông
trong nhiều trường hợp khác nhau như: “Bao bì ni lông lẫn vào đất…), “Bao bì
ni lông bị vứt xuống cống…”, “Bao bì ni lông trôi ra biển…”
* Phương pháp liệt kê giúp cho việc trình bày tính chất của sự vật rõ ràng,
sáng sủa hơn.
c. Phương pháp nêu ví dụ:
* Phương pháp này đòi hỏi người viết khi đưa ví dụ phải khách quan, chính
xác, đáng tin cậy.
Ví dụ:
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc
lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người
vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt
500 đô la).
(Ôn dịch thuốc lá)

Trường THCS Trưng Vương

- 10 -

Năm học: 2014-2015



Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Phòng chống thuốc lá tại Việt Nam
Ví dụ đưa ra rất rõ ràng àlàm cho kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu
àcó tác dụng thuyết phục cao àtạo niềm tin cho người đọc, người nghe.
Trong đoạn văn trên phần trong dấu ngoặc đơn là ví dụ giúp cho việc trình
bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi cộng đồng được cụ thể và có sức
thuyết phục hơn.
d. Phương pháp dùng số liệu (con số):
Ví dụ 1:
Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích,
thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và
động vật sẽ sử dụng hết dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí ấy không ngừng gia
tăng. Bởi vì sao đến nay dưỡng khí ấy vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi
quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả
năng hấp thụ 900kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh
và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kỳ to lớn.
(Nói về cỏ).
Đoạn văn này đã dùng các số liệu như: “dưỡng khí” chỉ chiếm 20% thể tích,
thán khí chiếm 3%. “Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người
và động vật sẽ sử dụng hết dưỡng khí ấy”, “Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả
năng hấp thụ 900kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí”. Các số liệu ấy giúp
cho việc trình bày ý nghĩa của việc trồng cỏ trong thành phố được sáng tỏ và
giàu sức thuyết phục.
Có thể tích hợp ở môn Lịch sử:
Ví dụ 2:
“Ngay khi vừa mới ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã phải đối mặt với
ba thứ giặc hung dữ: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nạn đói hoành hành

đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, trên 95% dân số mù chữ, miền Bắc

Trường THCS Trưng Vương

- 11 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

hơn 20 vạn quân Tưởng, miền Nam trên 15 vạn quân Pháp lăm le xâm lược
nước ta”.
Đoạn văn trên đã dùng con số rõ ràng chính xác. Thuyết phục người đọc ,
làm cho người đọc tin vào những gì người viết đã cung cấp.
e. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh: So sánh hai hoặc nhiều đối tượng nhằm làm nổi bật
các đặc điểm, tính chất của sự vật cần thuyết minh.
Ví dụ:
Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích gần bằng 3 đại dương khác cộng
lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Câu văn trên dùng hai lần so sánh để nhấn mạnh Thái Bình Dương là đại
dương lớn nhất trong các đại dương trên thế giới.
g. Phương pháp phân loại, phân tích:
Trong quá trình thuyết minh, đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân
loại để trình bày cho rõ ràng, hoặc một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt
thì nên phân ra từng bộ phận, từng mặt để lần lượt trình bày .
Ví dụ 1:

Cơ quan cảm giác của cá chép

Cơ quan thị giác là mắt. Mắt cá chép không có mí. Cá chép chỉ nhìn được
những vật ở gần, song phân biệt được hình dáng và màu sắc. Cơ quan khứu giác
là hốc mũi. Thành hốc mũi có những tế bào khứu giác. Hốc mũi thông bên ngoài
bằng hai lỗ mũi nhỏ hai bên đầu nhưng không thông với khoang miệng. Cơ quan
thính giác là tai trong nằm trong xương sọ ở hai bên thái dương và không lộ ra
ngoài. Tai cá chép cảm giác được cả những âm thanh trong không khí truyền vào
nước nên cá chép có thể phát hiện được tiếng động ở trên bờ vực nước. Qua áp
suất của dòng nước, cơ quan đường bên giúp cá nhận được những chướng ngại
vật từ xa và xác định được phương hướng khi bơi. Cơ quan xúc giác là những
râu giúp cá chép phân biệt được tất cả thức ăn. Cơ quan vị giác là những tế bào
vị giác nằm trong khoang miệng và rãi rác trên toàn bộ bề mặt, giúp cá chép
phân biệt rõ ràng thức ăn trong bùn, cát.

Trường THCS Trưng Vương

- 12 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

* Đoạn văn trên giới thiệu cơ quan cảm giác của cá chép và chia ra nhiều
mặt để giới thiệu: cơ quan thị giác, cơ quan khứu giác, cơ quan thính giác, cơ
quan đường bên, cơ quan xúc giác, cơ quan vị giác.
Ví dụ 2: Văn bản “Huế”


Khu chùa chiền

Đường vào kinh thành Huế

ẨM THỰC HUẾ
*Trình bày đặc điểm của Huế trên các phương diện như sau:
+ Địa lí: Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển.
+ Phong cảnh thiên nhiên: Huế đẹp với cảnh sắc sông núi.
+ Văn hoá và con ngời: Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được
Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới.
+ Ẩm thực: Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
+ Lịch sử: Huế còn là một thành phố đấu tranh kiên cường.
* Tác dụng: giúp cho người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có
hệ thống, trên cở sở hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện về trung tâm văn
hoá ở Huế.

Bảng hệ thống các phương pháp thuyết minh
Phương pháp
Trường THCS Trưng Vương

Cách làm
- 13 -

Tác dụng
Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm


Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

thuyết minh
1. Nêu định
- Kiểu câu: A là B.
nghĩa, giải thích + A: đối tượng cần thuyết minh.
+ B: tri thức về đối tượng.
+ là: biểu thị sự phán đoán.
2. Liệt kê
- Kể ra các thuộc tính, biểu hiện
cùng loại.
- Kiểu câu: câu có nhiều vế câu, có
nhiều vị ngữ.
3. Nêu ví dụ,
- Dẫn ra các ví dụ cụ thể.
dùng số liệu
- Dùng các số liệu chính xác.
- Ví dụ phải khách quan, số liệu
phải chính xác, tin cậy
4. So sánh
- So sánh hai đối tượng cùng loại.

- Giúp người đọc có khái niệm
và hình dung được đối tượng.

- Giúp người đọc hiểu sâu sắc,
toàn diện về đối tượng.

- Đối tượng thuyết minh có độ
tin cậy cao.


- Nhằm nổi bật đối tượng cần
thuyết minh.

5. Phân loại, phân - Chia đối tượng ra thành từng mặt, - Giúp người đọc hiểu dần từng
tích
từng khía cạnh, từng vấn đề.
mặt của đối tượng tiến tới hiểu
một cách hệ thống toàn diện.
*Một điều cần lưu ý HS là: Khi thuyết minh một đối tượng, người ta thường sử
dụng đan xen kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau nhằm thoả
mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu, giải thích( Hầu như không có văn
bản thuyết minh nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp thuyết minh).
Chẳng hạn, trong văn bản :“Cây dừa Bình Định”(Ngữ văn 8) có đoạn
người viết sử dụng phương pháp liệt kê: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của
mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm
vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu
canh, làm nước mắm…”;có đoạn tác giả sử dụng phương pháp nêu số liệu: Trên
những chặng đường dài suốt 50,60km chúng ta chỉ gặp cây dừa” để chứng minh
cho ý kiến: ở Bình Định, dừa là chủ yếu,là tất cả”.
Từ đó ta có thể kết luận: khi làm bài văn thuyết minh phải vận dụng nhiều
phương pháp thuyết minh. Bởi vì, hơn các kiểu văn bản khác, văn bản thuyết
minh do yêu cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các phương pháp trình bày. Đây
là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh.
4. Để cho bài văn thuyết minh hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Ta
cần vận dụng thêm một số các biện pháp nghệ thuật khác:
* Chẳng hạn:
Trường THCS Trưng Vương

- 14 -


Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Như miêu tả, đối thoại, tự sự, thậm chí cả nghị luận (lập luận). Đây là mức độ
yêu cầu nâng cao hơn ở chương trình Ngữ văn lớp 8. Điều cần lưu ý là mức độ
và mục đích sử dụng, kết hợp nên tập trung vào mục đích của đối tượng thuyết
minh, nếu xa đà sẽ lạc sang kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đặc điểm văn
bản thuyết minh sẽ bị mờ nhạt, lu mờ đối tượng thuyết minh, không gây được
hứng thú cho người đọc.
Kiểu văn thuyết minh ở lớp 9 còn có sự phối kết hợp các biện pháp nghệ thuật
như kể chuyện, tự thuật, đối thoại (hỏi đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hư cấu về
chúng (như: Chuyện Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh…) Thông thường hơn cả là
phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng các phép nhân hóa, ẩn dụ, so
sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Cũng có thể dùng lối vè,
diễn ca để thuyết minh sự vật cho dễ nhớ. Ví dụ, trước đây để giúp đồng bào dễ
nhớ các chữ cái, người ta đã làm nhiều câu vè, có câu như sau: O tròn như quả
trứng gà, Ô thời thêm mũ, Ơ thời thêm râu. Biện pháp kể chuyện tuy sử dụng
hình thức tự sự, nhưng mục đích của văn bản không phải là tự sự, mà vẫn là
thuyết minh. Các biện pháp nghệ thuật trên được phối kết hợp làm cho bài văn
thuyết minh thêm hấp dẫn, sinh động, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết
minh và gây hứng thú cho người đọc.
Ví dụ: Bài văn “Hạ Long – Đá và nước” của nhà văn Nguyên Ngọc.
- Bài văn thuyết minh một số đặc điểm thú vị của thắng cảnh Hạ Long. Tác
giả cho người đọc thấy rõ được sự kỳ lạ của Vịnh Hạ Long, chỉ với đá và nước
thiên nhiên mà Hạ Long đem đến cho du khách một sự thưởng ngoạn thú vị và

hơn nữa, Hạ Long còn thể hiện sự “thông minh đến bất ngờ” của tạo hóa.
- Bài văn vận dụng những phương pháp thuyết minh chủ yếu là phương pháp
nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp liệt kê.
Ví dụ như giải thích vai trò của nước: “ Nước tạo nên sự di chuyển và sự di
chuyển theo mọi cách”.
- Để cho bài văn thêm sinh động tác giả còn dùng các biện pháp nghệ thuật
như: kể chuyện, miêu tả, nhân hóa…
Ví dụ :
Tác giả dùng phép nhân hóa để tả các đảo đá: (gọi chúng là thập loại chúng
sinh Đá chen chúc khắp Vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay
bổng nhiên nhí nhảnh, tinh nhịch hơn, buồn hơn hay vui hơn…, là thế giới
người, là bọn người đá ấy hối hả trở về ….)
+ Miêu tả: “ Chính Nước làm cho Đá sống dậy….có tâm hồn”
- Bằng phương pháp liệt kê kết hợp với biện pháp miêu tả tác giả kể ra hàng
loạt cách di chuyển đầy thú vị trên mặt nước Hạ Long.
Ví dụ:
Trường THCS Trưng Vương

- 15 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Đoạn “nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách…lao ra những
quãng trống bay len lõi qua các khe hẹp giữa các đảo đá…”
+ Phân tích: về sự sáng tạo của tạo hóa.

+ Lập luận: về cái vô tri trở nên cái sống động.
+ So sánh: đá với tiên ông, người đi thuyền …như khách bộ hành…
* Bằng phương pháp liệt kê kết hợp với các biện pháp miêu tả và nhân hóa, tác
giả làm cho người đọc thấy được vẽ đẹp kỳ lạ của đá Hạ Long. Các biện pháp
nghệ thuật ấy đã có tác dụng giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước
mà là một thế giới sống có hồn. Bài viết là một bài thơ văn xuôi mời gọi du
khách đến với Hạ Long.
Ví dụ : Văn bản: Ngọc Hoàng sử tội ruồi xanh
* Phương pháp thuyết minh:
- Định nghĩa : Thuộc họ côn trùng
- Phân loại : Các loại ruồi
- Số liệu : Số vi khuẩn
- Liệt kê : Mắt lưới , chân tiết ra…
* Nét đặc biệt của bài thuyết minh
- Về hình thức: văn bản như tường thuật về một phiên toà.
- Về cấu trúc : như biên bản một cuộc tranh luận về pháp lí.
- Về nội dung: như một câu chuyện kể về loài Ruồi .
* Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá có tình tiết kể, tả. Đặc biệt: hình thức như
VB tường thuật, cấu trúc như một biên bản, nội dung như một câu chuyện.
* Tác dụng: Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm
tri thức.
5. Phương pháp chung để dạy tập làm văn là phương pháp quy nạp, thực
hành, tổng hợp và phân tích mẫu.
Ví dụ:
Muốn sử dụng các phương pháp trong quá trình tổ chức dạy học các kiểu
văn bản thuyết minh, ngoài việc nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản mẫu trên,
soạn chùm câu hỏi và bài tập định hướng, dẫn dắt học sinh hình thành khái niệm
và rèn luyện kỹ năng cơ bản theo yêu cầu tiết học. Người dạy cần sưu tầm thêm
nhiều đoạn văn, hoặc các loại văn bản khác như: tự sự, miêu tả, biểu cảm… để
học sinh so sánh đối chiếu về đơn vị, kiến thức và phương pháp biểu đạt của

kiểu văn bản thuyết minh một cách cụ thể, chính xác. Khi dạy học sinh thực
hành phải tuân thủ 3 bước:
Phân tích mẫu bằng miệng. Lập dàn ý bài viết (nói), viết bài và đánh giá bài
viết hoặc bài nói. Trong đó, xương sống của một bài thuyết minh là nắm vững
bố cục khái quát và chi tiết của từng kiểu bài, rồi từ đó mới có thể sử dụng các
Trường THCS Trưng Vương

- 16 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

kiến thức tư liệu một cách hợp lý vào từng phần, từng mục của bài giảng. Người
giáo viên dạy nên nhiều lần luyện tập phân tích những bố cục giống nhau và
khác nhau của các văn bản thuyết minh khác để từ đó học sinh phát huy năng
lực sáng tạo trong cách trình bày văn bản.
III . Kết luận:
* Cần rèn được các kỹ năng cơ bản sau:
1. Hướng dẫn học sinh xác định đúng đối tượng, phạm vi thuyết minh. Nếu ta
không xác định đúng đối tượng thì chẳng khác nào bắn tên mà không trúng mục
đích.
2. Biết cách kết hợp thuyết minh với miêu tả phải nhuần nhuyễn, khéo léo,
miêu tả là phương tiện giúp cho bài văn thuyết minh có hiệu quả hơn. Không
biến bài thuyết minh thành bài miêu tả.
3. Nắm vững các phương pháp và vận dụng linh hoạt những phương pháp
thuyết minh ấy. Khi cần nêu nổi bật đặc điểm bản chất tiêu biểu của sự vật, hiện

tượng, học sinh nên sử dụng phương pháp định nghĩa, giải thích. Khi cần nêu tác
dụng hoặc tác hại của sự vật, hiện tượng, học sinh có thể sử dụng phương pháp
liệt kê, khi cần gây ấn tượng cụ thể, khách quan về đối tượng thì dùng phương
pháp nêu ví dụ, số liệu hoặc so sánh.
4. Mỗi sự vật đều có cấu tạo tính chất công dụng riêng, cho nên học sinh cần
nắm vững ba hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Đó là kết cấu theo trật
tự thời gian, không gian, lô gic để sử dụng chúng phù hợp với đối tượng thuyết
minh. Từ đó, học sinh trình bày văn bản phải có bố cục rõ ràng, nổi bật đối
tượng.
5. Nắm vững phương pháp vẫn chưa đủ mà cần phải có tri thức đánh giá đối
tượng thuyết minh, có tầm quan sát, thể hiện tích lũy kiến thức để trình bày văn
bản.
6. Đặc biệt là phải có sự vận dụng tổng hợp các kỹ năng. Đây cũng là yêu cầu
cao hơn so với lớp 8. Không có bài viết thuyết minh nào chỉ sử dụng một
phương pháp, một hình thức kết cấu, một phương thức biểu đạt. Vì vậy, bài văn
thuyết minh cần sử dụng đa dạng phương thức biểu đạt như: miêu tả, biểu cảm,
tự sự… làm được như vậy thì bài văn sẽ hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
IV. Các hoạt động để thực hiện một giáo án như sau:
Bên cạnh việc trình bày đúng, khách quan các đặc điểm của đối tượng, người
viết bài thuyết minh có thể kết hợp với các biện pháp khác. Ví dụ như miêu tả để
làm cho đặc điểm đối tượng thuyết minh nổi bật và gây ấn tượng hơn. Tôi xin
trình bày một kinh nghiệm nhỏ về tiết: “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản
thuyết minh” tiết 9 tuần 2 Ngữ văn 9. Nhằm giúp học sinh nhận biết kết hợp

Trường THCS Trưng Vương

- 17 -

Năm học: 2014-2015



Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh, phần tìm hiểu bài và luyện
tập như sau:
*Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Phân tích ví dụ văn bản: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” của Nguyễn
Trọng Tạo.

Hoạt động 1: Cho học sinh đọc hết văn bản, giải thích nhan đề, nắm được trọng
tâm của bài thuyết minh.
Hoạt động 2: Phần trọng tâm, nhằm mục đích cung cấp tri thức về sự vật, bài
văn có nhiều câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. Phần
này, để học sinh nhận biết và nắm được phương pháp thuyết minh. Giáo viên
làm hai bảng phụ (một bảng có các câu văn thuyết minh, một bảng có các câu
văn có các yếu tố miêu tả, cho học sinh tìm, xác định và đối chiếu thấy được tác
dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Đây là một thao tác đơn
giãn, nhưng để học sinh hiểu vai trò và vị trí của các câu văn đó trong bài văn,
giúp học sinh làm bài viết sau này. Giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh thấy
tác giả đã vận dụng phương pháp nào ?
Chẳng hạn:
Dấu hiệu nhận biết các câu văn thuyết minh được trình bày như sau:
- Đi khắp Việt Nam nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên
như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn
tược đến núi rừng.
- Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng trên ao hồ…
- Cây chuối phát triển rất nhanh…
- Cây chuối là thức ăn thông dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả!

- Quả chuối là một món ăn ngon:

Trường THCS Trưng Vương

- 18 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

- Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là chất dưỡng da
làm cho da dẽ mịn màng.
- … Chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong bữa ăn hàng ngày. Chuối
xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với… chuối xanh nấu với các loại thực
phẩm có vị tanh…
- … Quả chuối trở thành phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả.

CÂY CHUỐI

CHÈ CHUỐI

+ Giáo viên giúp học sinh thấy tác giả đã dùng phương pháp: “nêu định nghĩa,
giải thích”. Phương pháp này thường sử dụng mẫu câu “A là B” (A là đối tượng
cần thuyết minh, B là đặc điểm của đối tượng).
* Để cho bài văn thuyết minh sinh động hấp dẫn tác giả đã vận dụng yếu tố
miêu tả như thế nào?
Chẳng hạn: những dấu hiệu nhận biết yếu tố miêu tả về cây chuối:

- … những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra
vòm tán lá xanh mướt che rợp…
- … loại chuối nào khi quả chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm
hấp dẫn.
- … chuối trứng cuốc – không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ
chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.
- Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống gốc cây.

Trường THCS Trưng Vương

- 19 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

* Những yếu tố miêu tả (phần in đậm) tác giả đã sử dụng tu từ so sánh, nhân
hóa làm nổi bật hình ảnh cây chuối giúp bài văn thuyết minh được cụ thể,
hấp dẫn hơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập: giới thiệu về quả chuối, thân
chuối, lá chuối, bắp chuối…, cho học sinh thảo luận nhóm trình bày trước lớp.
Nhóm 1: Giới thiệu thêm công dụng của quả chuối.
Nhóm 2: Thân cây chuối.
Nhóm 3: Lá chuối.
Nhóm 4: Bắp chuối, nõn chuối.
+ Bài tập này là bổ sung, kết hợp với yếu tố miêu tả cho tiết thuyết minh, nhằm
cũng cố lý thuyết vừa mới tìm hiểu ở bài tập trên hoàn thiện hơn.

Bài tập 2,3 giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước cụ thể giải quyết chú ý hai
mặt: Yêu cầu thuyết minh và miêu tả trong văn bản.
* Tóm lại: Giáo viên phải rèn được cho học sinh kỹ năng vận dụng phương
pháp thuyết minh phù hợp với từng kiểu bài luyện tập bằng một số đề bài cụ thể,
từ khâu tìm hiểu đề bài cụ thể, đến khâu vận dụng yếu tố miêu tả vào bài thuyết
minh một cách nhẹ nhàng và thấu đáo.
V. GIÁO ÁN MINH HỌA
TUẦN 2 : Ngữ văn 9 (tập 1)
Tiết 9 :

SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN
THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU:
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Trường THCS Trưng Vương

- 20 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
- Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh.
II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:

- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh
hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi
lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng: - Quan sát sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp với việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3.Thái độ :
Có ý thức trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
B. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận.
C. CHUẨN BỊ
1.GV: Soạn giáo án, SGK, bảng phụ
2.HS : Xem bài ,trả lời câu hỏi ở SGK, ôn lại kiến thức về văn TM lớp 8.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy kể tên các phương pháp biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong văn bản thuyết minh ? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Yếu tố miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng trong văn bản thuyết minh nhằm làm nổi
bật được đối tượng thuyết minh, tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vai trò của
yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ
Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc văn bản: “Cây chuối trong
đời sống Việt Nam”
GV: Thế nào là văn thuyết minh? Thế nào là
văn miêu tả?
GV: Thế nào là yếu tố miêu tả?
+ Nhắc lại kiến thức đã học.
GV: Nhan đề của văn bản có ý ghĩa gì?
Hoạt động 2. GV: Bảng phụ-HS đối chiếu

và xác định
GV: Tìm và gạch dưới những câu thuyết minh
về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối trong ba
đoạn?
+ Chỉ ra đặc điểm bằng cách gạch bút vào
Trường THCS Trưng Vương

- 21 -

NỘI DUNG BÀI DẠY
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản
thuyết minh.

1. Ví dụ: Văn bản : Cây chuối trong đời
sống Việt nam. (Nguyễn Trọng Tạo)
a. Ý nghĩa nhan đề: Nhấn mạnh vai trò cây
chuối trong đời sống vật chất và tinh thần
của người dân Việt Nam.
b. Yếu tố thuyết minh:
+ Giới thiệu cây chuối
+ Quả chuối, chủng loại, công dụng
+ Cách nấu món chuối, thờ chuối.
-> Thuyết minh, rõ ràng, dễ hiểu
Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga


bảng phụ.
- Khái quát ba đặc điểm chính.

GV: Hãy tìm và chỉ ra những câu văn có yếu tố
miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của
yếu tố miêu tả đó?
+ Tìm những câu miêu tả về thân chuối, các
loại chuối, cách ăn chuối xanh…
+ Tác dụng: giàu hình ảnh, người đọc dễ dàng
hình dung về cây chuối.
?Theo em có thể bổ sung những gì cho văn bản
TM này?
? Thuyết minh thêm công dụng của chuối:
+ Thân chuối thái gém làm rau sống ăn rất
mát, tác dụng giải nhiệt. Tập hợp nhiều cây
chuối với nhau làm bè, sợi tơ của bẹ chuối đan
dụng cụ.
+ Hoa chối thái sợi nhỏ ăn sống, làm nộm.
+ Quả chuối tiêu xanh lấy nhựa làm thuốc
chữa bệnh hắc lào, quả chuối hột làm thuốc.
+ Nõn chuối: hơ nóng dùng để gói đồ ăn, lá
chuối gói bánh…
Gv: Em hiểu vai trò và ý nghĩa của yếu tố
miêu tả trong văn thuyết minh như thế nào?
Gv: Những đối tượng nào cần dùng miêu tả
khi thuyết minh?
+ Đối tượng cần dùng thuyết minh là sự vật.
Gv: Hãy nêu yêu cầu về các đặc điểm của
thuyết minh?
+ Đọc ghi nhớ. - Khái quát kiến thức cơ bản.

Hoạt động 3. Luyện tập.
Gọi hs đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
HS trao đổi thảo luận.

c.Yếu tố miêu tả :
- Đi khắp Việt Nam…núi rừng.
-Tả chuối trứng cuốc
-Tả cách ăn chuối xanh
* Tác dụng: àLàm nổi bật đối tượng TM,
gây ấn tượng.
- Phân loại chuối: + Chuối tây
+ Chuối hột
+ Chuối tiêu
+ Chuối ngự
- Thân cây chuối: gồm nhiều lớp bẹ.
- Lá chuối: tán lá to có cọng ở giữa.
- Nõn chuối: màu xanh
- Bắp chuối: màu hồng, có nhiều lớp bẹ…
- Gốc có củ và rễ.
-Công dụng: thân, lá, nõn, bắp chuối…

2. Ghi nhớ: sgk/25.
II. Luyện tập:
Bài 1 Bổ sung cho hoàn thiện các câu văn:
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn
Nhóm 1: Giới thiệu thêm công dụng của như cái cột trụ mộng nước, gợi cảm giác
mát dịu.
quả chuối.
Trường THCS Trưng Vương


- 22 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

Nhóm 2: Thân cây chuối.
Nhóm 3: Lá chuối.
Nhóm 4: Bắp chuối, nõn chuối.
Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn
nhau.
GV: Kết luận.

- Đọc bài tập 2 nêu yêu cầu của bài tập 2
Gv gọi hs đứng dậy xác định câu văn miêu tả.

- Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3.
Xác định câu văn miêu tả.
Học sinh đọc từng đoạn và chỉ ra câu văn
miêu tả.
- Miêu tả trò chơi múa lân, kéo co, cờ người,
đua thuyền.
G: Theo em dùng yếu tố miêu tả trong bài văn
này có tác dụng gì?

- Lá chuối tươi non ưỡn cong dưới ánh
trăng, thỉnh thoảng vẫy lên phần phật như

mời gọi ai đó, trong những đêm khuya thanh
vắng.
- Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa
thoang thoảng mùi hương dân dã cứ ám ảnh
tâm trí những người xa quê.
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy
lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ.
2. Xác định những yếu tố miêu tả.
-Tách nó… có tai.
-Chén của ta không có tai.
-Khi mời ai …mà uống rất nóng.
3. Xác định câu văn miêu tả.
Văn bản: “Trò chơi ngày xuân”
- Qua sông Hồng….làn điệu quan họ mượt
mà.
-Lân được trang trí công phu…hoạ tiết đẹp.
-Múa lân rất sôi động…Có ông địa chạy
quanh.
-Kéo co thu hút nhiều người...ý thức tập thể
ở mỗi người.
- Bàn cờ là sân bãi rộng…kí hiệu quân cờ.
- Hai tướng …được che lọng.
- Với khoảng thời gian nhất định…không bị
cháy, khê.
- Sau hiệu lệnh…rộn rã đôi bờ sông.
-> Tác dụng: nhằm tái hiện sinh động các
trò chơi ngày xưa
-> Giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn.

4. Củng cố

- GV hệ thống toàn bài
- Nhấn mạnh việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ , làm bài tập 1
- Viết đoạn văn TM về một vật tự chọn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Soạn: “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả ….” Chuẩn bị đề : TM về con trâu ở làng
quê VN.

Trường THCS Trưng Vương

- 23 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

PHẦN C: KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng kỹ năng dạy học trên. Tôi nhận thấy
một số ưu điểm qua bài viết của học sinh như sau:
- Học sinh đã xác định được đúng đối tượng thuyết minh.
- Biết vận dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với yêu cầu từng kiểu bài.
- Kết hợp được yếu tố miêu tả trong bài viết làm cho bài văn hấp dẫn, sinh
động.
- Phân biệt được thể loại không nhầm lẫn giữa văn miêu tả và văn tự sự.
- Có những bài viết rất linh hoạt, chặt chẽ, mạch lạc, không sa đà, lan man.
II. Kiến nghị:

Để giảng dạy có hiệu quả kiểu bài này không phải là chuyện dễ dàng mà đòi
hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian, tìm hiểu, tích lũy kiến thức và làm
việc với tinh thần trách nhiệm cao. Với chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình, tôi
xin mạnh dạn đưa ra ý kiến về “Kỹ năng vận dụng dạy học văn bản thuyết
minh trong chương tình tập làm văn lớp 9” để cùng trao đổi với đồng nghiệp,
chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của ban
giám khảo và bạn bè đồng nghiệp gần xa để tôi ngày càng nâng cao trình độ
chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/2015
Người viết

Cù Thị Thanh Nga

Trường THCS Trưng Vương

- 24 -

Năm học: 2014-2015


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Cù Thị Thanh Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 8, 9.
2. Sách thiết kế Ngữ văn 8, 9.
3. Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu
đạt - Tác giả: Trần Đình Chung

4. Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp 8, 9 của tác giả
Giáo sư tiến sĩ: Lê An, Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Th.
NXB: Đại học sư phạm
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kó
năng môn Ngữ văn trung
học cơ sở, tập2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt
nam.

Trường THCS Trưng Vương

- 25 -

Năm học: 2014-2015


×