Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tuần 9 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – thầy TRâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.51 KB, 31 trang )

TUẦN 9
Thứ hai, ngày 22 tháng 10 năm 2018
Tập đọc:
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Giúp HS bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- HS hiểu những từ ngữ mới trong bài
Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục
mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (Trả lời được các câu hỏi trong
SGK)
* HS có NL nổi trội đọc diễn cảm toàn bài và phân biệt lời nhân vật.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý những người lao động làm nghề bình thường.
- Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời lưu loát.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK - Bảng phụ chép sẵn đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản*. Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Nắm được ý nghĩa của bức tranh.
- Phương pháp: Quan sát quá trình.
- Kĩ thuật: Ghi chép các sự kiện thường nhật
HĐ 1. Luyện đọc
Việc 1: Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 2: N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp
từng đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài).mồn


một, xoa đầu, dòng dõi . Đọc từ chú giải.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn
nhóm đọc tốt.
- Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm)
Việc 1: Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
1


Việc 2: N4: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Trả lời đúng các câu hỏi SGK và Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Thương mẹ vất vả, muốn học nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
+ Câu 2: Mẹ cho là Cương bị ai xui, .... sợ mất thể diện gia đình.
+ Câu 3: Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết.
+ Câu 4: Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cử chỉ thân mật, tình
cảm.
- Nêu nội dung bài. Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết
phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
B. Hoạt động thực hành:
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm).
Việc 1: N4: Các nhóm tự chọn đoạn mà các em yêu thích và LĐ trong nhóm:

Việc 2: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
Việc 4: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay.
* Nhận xét, tuyên dương.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: Đọc diễn cảm, biết nhấn giọng một số từ ngữ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài tập đọc trên.
Toán: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-ke. Làm được bài tập
1, 2, 3(a)
- Yêu thích hình học
- Phát triển năng lực tư duy, phân tích, và hợp tác nhóm
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ, skg, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành trò chơi.
2


2.Hình thành kiến thức: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
Việc 1: HS quan sát hình chữ nhật ABCD trên bảng lắng nghe GV thực hiện: Kéo
dài 2 cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, giới thiệu: “Hai đường thẳng DC và

BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.” HS quan sát GV vẽ hai đường thẳng
OM và ON vuông góc và nhận xét: OM và ON vuông góc với nhau tạo thành bốn
góc vuông có chung đỉnh O
Việc 2: Thảo luận nhóm về cách nhận biết hai đường thẳng vuông. Kể tên một số
hình ảnh xung quanh về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
-Tiêu chí đánh giá: Học sinh nắm được cách nhận biết hai đường thẳng vuông góc
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác nhóm.
+ Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1 SGK (trang 50): Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc
với nhau hay không
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và dùng ê ke để kiểm tra.
Việc 2: Em và bạn trao đổi với nhau cách làm và kết quả.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí đánh giá: HS kiểm tra được hai đường thẳng nào vuông góc với nhau
+ Đường thẳng HI vuông góc đường thẳng IK
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: SGK (trang 50):Cho hình chữ nhật ABCD, AB và BC là một ....
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.

3


Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.

Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh nêu được các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình
ABCD
+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3a: SGK (trang 50): Dùng ê ke để kiềm tra góc vuông rồi nêu tên ...
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh kiềm tra được góc vuông rồi nêu tên từng cặp đường
thẳng vuông góc với nhau trong mỗi hình
+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân tìm được các vật dụng vuông góc với nhau

Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Bước đầu
tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước,bằng tiếng mơ
(BT1, BT2).
- Ghép được các từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (
BT3). Nêu được VD minh họa về một loại ước mơ ( BT4 ).Hiểu ý nghĩa 2 thành ngữ
thuộc chủ điểm (bài tập 5 a, c). HS nổi trội hoàn thành BT5
- Giáo dục HS sống và vươn tới những ước mơ đẹp.

II. Đồ dùng dạy học GV:+ Bảng phụ viết bài tập, từ điển. HS: Vở BT, từ điển
III.Các hoạt động dạy học:
4


A. Hoạt động khởi động:
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động thực hành:
+ BT1: ( Tr 87):
Việc 1: Cá nhân làm vào vở BTTV, nhóm đôi thảo luận.
Việc 2: HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trình bày, các
HS khác nghe và NX, góp ý.
- GV NX, chốt các từ đúng: ước mơ, mơ tưởng, mong ước.
Đánh giá TX:
- Tiêu chí: Tìm đúng các từ cùng nghĩa với ước mơ: ước mơ, mơ tưởng, mong ước.
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép, nhận xét bằng lời
+ BT2: ( Tr 87):
Việc 1:Cá nhân làm vào vở BTTV, nhóm đôi thảo luận.
Việc 2:
HĐ nhóm lớn: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trình
bày, các HS khác nghe và NX, góp ý.
* GV chốt kết quả đúng: Ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng...
- Mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng...
Đánh giá TX:
- Tiêu chí: Tìm đúng các từ cùng nghĩa với ước mơ:
+ Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng...
+ Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng...
- PP: viết, vấn đáp
- KT: ghi chép, nhận xét bằng lời

+ BT3: (Tr 87):
Cá nhân làm vào vở BTTV, nêu KQ các HS khác nghe và NX, góp ý. *
GV NX, chốt KQ đúng: Cho HS biết hướng tới những ước mơ đẹp.
Đánh giá TX:
- Tiêu chí: Tìm và ghép đúng các từ ngữ vào sau từ mơ ước; Qua các cụm từ giúp H
biết hướng tới những ước mơ đẹp.
- PP: viết, vấn đáp
- KT: ghi chép, nhận xét bằng lời
+ BT4: ( Tr 88):

5


Việc 1:Cá nhân làm vở BTTV, nêu vd minh họa về một loại ước mơ nói
trên. Việc 2: Nhóm đôi thảo luận. Việc 3: Nhóm lớn chữa bài, thống nhất kết quả.
GV: Nhận xét chốt ví dụ đúng
Đánh giá TX:
- Tiêu chí: Tìm và ghép đúng các từ ngữ vào sau từ mơ ước; Qua các cụm từ giúp H
biết hướng tới những ước mơ đẹp.
- PP: vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời
BT5: HS nổi trội tự làm nếu còn TG
B. Hoạt động ứng dụng:

- Chia sẻ với người thân về các từ ngữ thuộc chủ đề Ước mơ
- Tìm các tục ngữ, thành ngữ nói về ước mơ.
Kỹ thuật: KHÂU ĐỘT THƯA.
I.MỤC TIÊU:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.Các mũi khâu có thể

chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối
đều nhau.Đường khâu ít bị dúm; Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
- Giúp HS phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II/ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
- Mẫu của H lớp trước.
2. Học sinh:
- Vải, phấn, thước, kéo…
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* HĐ Khởi động:

- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
* Hình thành kiến thức.
1. Ôn lại kiến thức khâu khâu đột thưa.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm ôn lại quy trình khâu đột thưa.
Việc 2: Chia sẻ.
6


Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nhắc lại được quy trình các bước khâu đột thưa.
+ HS phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
1. Thực hành khâu khâu đột thưa.
Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học
tập của nhóm.
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành, giao nhiệm vụ thực hành.

Việc 3: Cả nhóm thực hiện.
Việc 4: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.

-Tiêu chí đánh giá:
+ Hs thực hành khâu được mũi đột thưa trên vải.
+ Các mũi khâu tương đối đều nhau và đúng quy trình.
+ Thao tác nhanh, sử dụng các dụng cụ kim an toàn.
+ Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành
2. Đánh giá kết quả học tập.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm.
Việc 2: Chia sẻ sản phẩm theo các tiêu chí:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ
thuật.
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp.
Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu.
7


-Tiêu chí đánh giá:

+ Hs trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
+ Gấp được mép vải, đường gấp mép vải thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Các mũi khâu tương đối đều nhau và đúng quy trình.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng quy định
-Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Trưng bày sản phẩm ở góc học tập.
- Làm một sản phẩm khác tặng cho bạn bè, người thân.
*************************************
Chính tả: (Nghe viết)

THỢ RÈN

I.MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Thợ rèn.trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7
chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả 2b
- Giáo dục tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị:
Việc 1: Đọc bài thơ viết chính tả, nêu nội dung bài viết. Tìm từ khó viết, viết vào vở

nháp
Việc 2: Chia sẻ nội dung, nhận xét từ khó bạn viết. Thống nhất ý kiến về nội dung
bài viết và nhận xét về việc viết từ khó của bạn.
Việc 3: Trình bày trước lớp. Nghe nhận xét của GV.
*Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết từ khó của HS
8


+ Viết chính xác từ khó: quệt, quai, ừng ực, bóng nhẫy,..
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều, trình bày đẹp.
+ Phát triển năng lực tự học.
-Phương pháp: quan sát, vấn đáp;
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.
Việc 1: Nêu cách viết và trình bày bài thơ.
Việc 2: Trao đổi vói các bạn trong nhóm về cách viết và trình bày bài.
Việc 3: Em nghe GV hướng dẫn cách trình bày bài viết.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1: Em lắng nghe cô đọc ghi nhớ để viết bài.
Việc 2: Em đổi chéo vở dò bài với bạn.
Việc 3: Nghe nhận xét sửa sai nếu có.
*Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, đúng quy trình, trình bày đẹp.
+ Phát triển năng lực tự học.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp;
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Hoạt động 4: Làm bài tập
Bài tập 2b: b)Những tiếng có vần uôn, uông.
Việc 1: Em tự đọc đoạn thơ
Việc 2: Em tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp

Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh biết tìm các tiếng có vần uôn, uông để điền vào chỗ trống: uống, nguồn,
muống, xuống, muốn, chuông.
+Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn
+Vận dụng vào học tập hằng ngày.
9


- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em về nhà viết lại đoạn văn
Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I.MỤC TIÊU
- Nêu được 1 số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần ao hồ, sông suối; giếng, chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện được các quy tắc về an toàn phòng tránh đuối nước.
- GDHS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọi người cùng thực
hiện.
*Tích hợp PTTNBM: Không chơi đùa gần ao hồ, hố bom hoặc tắm trong ao hồ,
hố bom.
-Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự lực.
II. CHUẨN BỊ
- Hình minh hoạ SGK, Tranh vẽ bạn nhỏ đang tắm ở hố bom
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:


- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn?
? Khi người thân bị tiêu chảy em chăm sóc họ như thế nào?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* HĐ1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Việc 1: Quan sát kĩ các hình 1, 2, 3 ở trang 36 (2-3 lần)
Việc 2: Trả lời các câu hỏi (Viết nhanh ra vở) : Nên làm và không nên làm
những việc nào trong các hình vừa quan sát để phòng tránh đuối nước ? Vì sao ?
Chia sẻ N2, đại diện các nhóm trình bày.
Việc 1: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm nêu phương án trả lời các
câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác
liên quan đến nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận.
Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo với cô giáo.
10


Việc 1: GV treo tranh bạn nhỏ đang tắm ở hố bom.
Việc 2: Yêu cầu học sinh quan sát.
Việc 3: Nêu lí do tại sao không nên tắm ở hố bom.
Việc 4: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Việc 5: Gọi 2 HS đọc ý 1, 2 mục Bạn cần biết
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ HS quan sát tranh, trả lời được câu hỏi việc nên làm và không nên làm
+Không nên tắm hố bom vì có thể ở đó vẫn còn sót lại bom, mìn. Không an toàn.
+ Có kiến thức phân biệt những việc nên làm và không nên làm .

+ Mạnh dạn, tự tin trong trả lời, giao tiếp.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
HĐ2: Những điều cần biết khi đi bơi và tập bơi
Việc 1: QS hình minh hoạ 4, 5 tr 37 SGK hãy cho biết hình thể hiện điều
gì?
? Theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
? Trước và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
Việc 1: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 2: Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm nêu phương án trả lời các
câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác
liên quan đến nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận.
Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo với cô giáo.
Nghe GV KL: Nên bơi và tập bơi ở chổ có người và phương tiện cứu hộ.
Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi và ăn no.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS trả lời được câu hỏi
+HS nắm được cách phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Không chơi đùa gần ao hồ, hố bom hoặc tắm trong ao hồ, hố bom.
-Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về GTĐT.
-Chỉ bơi hoặc tập bơi ở nơi có người lớn phương tiện cứu hộ
-Không bơi khi đang có mồ hôi, đang ăn no hoặc quá đói;
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
HĐ3: Bày tỏ thái độ ý kiến
11



Việc 1: Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. Y/c các nhóm thảo luận
để trả lời câu hỏi: ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Nghe GV nhận xét, kết luận
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+HS biết liên hệ thực tế và xử lí được các tình huống:
a.Khuyên bạn không nên tắm ngay sau khi chơi đá bóng. Vì lúc đó người đang có
mồ hôi dễ bị cảm lạnh và ốm.
b.Khuyên bạn không nên thò tay chân xuống nghich nước khi ngồi trên thuyền vì dễ
bị rơi xuống sông.
c. Không nên vượt suối khi gặp nước chảy xiết dâng cao. Chờ người lớn đến.
+Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
+ Mạnh dạn, tự tin trong trả lời, giao tiếp.
-PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở- nhận xét bằng lời
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về chia sẻ với mọi người cần thực hiện tránh tai nạn đuối nước.
Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2018
Tập làm văn: LUYỆN TẬP VĂN VIẾT THƯ
I.MỤC TIÊU
-Củng cố lại các kiến thức về nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức
thư
-Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức chúc tết, chúc mừng sinh nhật hoặc
viết thư thăm hỏi tình hình bão lụt…
- HS biết viết một lá thư cho người thân với bố cục đầy đủ ba phần.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và hợp tác nhóm.
*Điều chỉnh: LT phát triển câu chuyện không dạy.Thay bài Luyện tập văn viết
thư.
II. CHUẨN BỊ

- Vở ôli, Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Ôn lại kiến thức cũ
12


Việc 1: HS nêu lại bố cục của bài văn viết thư
Việc 2: GV chốt lại.
Tiêu chí đánh giá: Học sinh nêu lại được bố cục của bài văn viết thư..
+ Học sinh phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: vấp đáp
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, tuyên dương học tập.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HS đọc đề bài của GV nêu: Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư
thăm hỏi và động viên bạn em.
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 1: Em dựa vào bố cục và viết vào vở ô li
Việc 2: Em báo cáo kết quả với cô giáo.
+ Học sinh viết được bức thư với đề bài: Nghe tin quê bạn bị bão hãy viết thư thăm
hỏi và động viên bạn em.
+ Học sinh phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
+ Học sinh tự tin trình bày bài làm trước lớp.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Đọc cho người thân nghe Bức thư em vừa
Toán: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song. Làm được bài tập 1, 2, 3(a)
- Yêu thích hình học
- Phát triển năng lực tư duy, phân tích, và hợp tác nhóm
II.CHUẨN BỊ.
Bảng phụ , SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2.Hình thành kiến thức: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Giới thiệu hai đường thẳng song song
Việc 1: Đọc thông tin SGK và quan sát hình chữ nhật ABCD.
Việc 2: Thảo luận nhóm về cách nhận biết hai đường thẳng song song song không
bao giờ cắt nhau.
13


Việc 3: Báo cáo cô giáo. Nghe GV chốt: Kéo dài 2 cạnh AB và DC thành hai đường
thẳng, giới thiệu: “Hai đường thẳng DC và AB là hai đường thẳng song song với
nhau.” Tương tự kéo dài hai đường thẳng AD và BC cũng được hai đường thẳng
song song
-Tiêu chí đánh giá: Học sinh nắm được cách nhận biết hai đường thẳng song song.
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác nhóm.
+ Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1 SGK (trang 51): Cho hình chữ nhật ABCD, AB và CD là một cặp …

Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và dùng ê ke để kiểm tra.
Việc 2: Em và bạn trao đổi với nhau cách làm và kết quả.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí đánh giá: HS nêu được tên các cặp cạnhsong song với nhau có trong hình
chữ nhật ABCD, hình vuông MNPQ
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: SGK (trang 51): Trong hình bên, cho biết các hình tứ giác ABEG,
BCDE đều là hình chữ nhật ....
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách tính
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh nêu được cạnh BE song song với các cạnh AG, CD
+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
14


- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3a: SGK (trang 51): Nêu tên các cặp cạnh song song với nhau ...
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh nêu được các cặp cạnh song song với nhau:
Hình MNPQ có cạnh MN//QP, hình IDEGH có cạnh ID//HG
+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày

- Phương pháp: Quan sát quá trình. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân tìm được các có các cạnh // với nhau.

Thứ tư, ngày 24 tháng 10 năm 2018
Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU Giúp HS:
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước.
Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
- Học sinh làm được bài tập 1,2.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
- Rèn năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; tuy duy toán học.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
2.Hình thành kiến thức: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho
trước
Việc 1: Đọc và quan sát thông tin SGK trả lời.
15


+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước
em làm như thế nào?
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.

Việc 3: Báo cáo cô giáo. Nghe GV chốt:
-Tiêu chí đánh giá : Học sinh vẽ được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc
với đường thẳng AB cho trước
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác nhóm.
+ Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1 SGK (trang 52): Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với
đường thẳng CD trong mỗi trương hợp sau:
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và dùng ê ke để vẽ
Việc 2: Em và bạn trao đổi với nhau cách làm và kết quả.
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí ĐGTX: HS vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng
CD trong mỗi trương hợp đã cho.
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: SGK (trang 53): Hãy vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong
mỗi trường hợp sau
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách tính

16


- Tiêu chí đánh giá: Học sinh vẽ được đường cao AH của hình tam giác ABC
trongcác trường hợpđã cho

+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân hoàn thành bài tập 3.

Tập đọc: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời nhân vật ( lời xin khẩn cầu của Mi- đát ,
lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô -dốt.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc
cho con người.( Trả lời được câu hỏi SGK ).
- Qua câu chuyện các em rút ra bài học cho bản thân : không nên tham lam
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, học sinh phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn
đề.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động

Việc 1: Nhóm trưởng KT việc đọc và trả lời câu hỏi bài Nếu chúng mình
có phép lạ
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.

Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.

Việc 2: Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: Nghe GV (HS khá giỏi) đọc mẫu toàn bài và tóm tắt nội dung bài. Lớp đọc
thầm.
17


Việc 2: Chia đoạn và luyện đọc đoạn trong nhóm. Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu
thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu. Nêu và luyện đọc các tiếng, từ thường
đọc hay sai: Mi- đát, khủng khiếp, cồn cào.
Việc 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm.
Việc 4: Luyện đọc đoạn trước lớp (mỗi nhóm cử một em thi đọc)
-1HS đọc toàn bài.
- Tiêu chí đánh giá::
+ Đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể được dọng đọc của các nhân vật.
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: phép màu, quả nhiên,..
+ Học sinh tích cực hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Việc 1: Đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 90.
Việc 2: Các nhóm tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Việc 3: Nghe GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính, chốt nội dung bài.
-Tiêu chíđánh giá: Hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
Câu 1: Vua Mi- đát xin thần Đi- ô- ni- dốt cho mọi vật được chạm vào đều biến
thành vàng.
Câu 2: Vua Mi – đát bẻ một cành sồi, cành đó biến thành vàng. Vua ngắt một quả
táo, quả táo cũng thành vàng nốt và vua tưởng không ai có thể sung sướng hơn thế
nào.

Câu 3: Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. Vua không thể ăn uống
được gì, tát cả thức ăn và nước uống đều biến thành vàng.
Câu 4: Vua Mi- đát hiểu ra rằng không nên tham lam
+ Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng..
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm

18


Việc 1: Nghe GV giới thiệu đoạn cần luyện đọc: và giới thiệu giọng đọc của bài.
Theo dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần đọc giọng nhẹ nhẹ nhàng, bước đầu
thể hiện được cảm xúc
Việc 2: Luyện đọc trong nhóm.
Việc 3: Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn CN, nhóm đọc hay.
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh.
+ Đọc trôi chảy lưu loát.
+ Ngắt cuối câu, nghỉ sau các dấu câu...
+ Tự tin, hợp tác nhịp nhàng thể hiện được vai nhân vật
+ Phương pháp: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN THAM GIA
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các câu chuyện thành một sự việc để kể lại rõ ý, biết trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện

- GD HS tính mạnh dạn trước đám đông.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm truyện về ước mơ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài:kể chuyện về một ước moe đẹp của em hoặc của bạn
bè, người thân.
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
Tiêu chí đánh giá:
19


+ Học sinh biết kể một câu chuyện mà em đã được chứng kiến, tham gia về những
ước mơ đẹp .
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin kể chuyện.
+ Rèn năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: Tìm nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Việc 2: Thảo luận nhóm và thống nhất nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Việc 3: Trình bày trước lớp về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, lớp nhận xét, chia .
Nghe GVnhận xét.

- Tiêu chí đánh giá:
+ Chúng ta soogs phải biết ước mơ, phải biết hướng tới cuộc sống tươi đẹp.
+ Giáo dục con người biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác trong nhóm.
-Phương pháp: Vấn đáp, viết
-KT: trình bày miệng, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể
Thứ năm, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước
(bằng thước kẻ và ê ke)
- Vận dụng kiến thức đã học cả lớp hoàn thành bài 1,3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
- Rèn năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; tuy duy toán học.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành trò chơi.
2.Hình thành kiến thức: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho
trước
Việc 1: Đọc và quan sát thông tin SGK trả lời.
+Em có nhận xét gì về điểm E ở trên đường thẳng AB và điểm ngoài đường thẳng AB
20


Việc 2:Chia sẻ trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo cô giáo. Nghe GV chốt:

- Tiêu chí đánh giá: HS vẽ được đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với
đường thẳng AB
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập1 SGK (trang 53): Hãy vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song
với đường thẳng CD
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu và dùngthước và ê ke để vẽ.
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ .
Việc 3: Trình bày trước lớp, lớp nhận xét. Nghe GV chốt:
- Tiêu chí : HS vẽ được đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường
thẳng CD
+Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác với bạn.
+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 3: SGK (trang 54): Cho hình tứ giác ABCD có góc đỉnh A và góc đỉnh
D là ...
Việc 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm với các bạn trong nhóm.
Việc 3: Báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ. Nghe GV chốt cách tính
- Tiêu chí đánh giá :
a)Học sinh vẽ được đường thẳng đi qua B và // với cạnh AD, cắt cạnh DC tại E
b)Dùng e ke kiểm tra xem góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có vuông hay không
21


+ Học sinh tự học và hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.

+Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- Phương pháp: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm. Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: Viết ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng người thân hoàn thành bài tập 2.

Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
I.MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động, trạng tháI của sự vật: người vật ,hiện
tượng).
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua trangh vẽ (BTmục III).
- Các em biết dùng những động từ hay, có ý nghĩa trong khi nói hoặc viết.
- Rèn năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Đọc đoạn văn trong SGK
- Việc 1: Trao đổi với bạn bài tập 2 trong SGK
- Việc 2: Nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời, báo
cáo với cô giáo.
- Tiêu chí đánh giá :
+ Học sinh biết được động từ là những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
+ Phát huy tinh thần tự học và tự giải quyết vấn đề và hợp tác.
- Phương pháp: Vấn đáp
-Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập

b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
2. Ghi nhớ:
- Cùng bạn thảo luận về các đặc điểm động từ
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
22


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch
dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy
- Em tự liệt kê các từ và gạch chân dưới động từ
- Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời
- Tiêu chí đánh giá :
+ Học sinh kể được các hoạt động thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường.
Ví dụ: Hoạt động ở nhà: quét nhà, rửa bát, giặt áo quần, nấu com,..
Hoạt động ở trường: làm bài, trực nhật, chăm sóc hoa, tưới cây,..
+ Học sinh thực hiện nhanh, chính xác.
+ Học sinh hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
- Phương pháp: Quan sát,vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Gạch dưới động từ trong đoạn văn
Việc 1: Em đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi
Việc 2: Trao đổi thống nhất câu trả lời với bạn bên cạnh để tìm ra các động
từ.
Việc 3: Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- Tiêu chí đánh giá: Học sinh phát hiện ra được các động từ có trong đoạn văn và
gạch chân dưới các động từ đó.
+ Học sinh hoàn thanh bài tập nhanh, đúng.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng

Bài tập 3: Trò chơi “Xem kịch câm”
- Việc 1: HS nắm trò chơi thông qua 2 hình ảnh mẫu
- Việc 2: HS nghe phổ biến luật chơi: 2 nhóm HS chơi số người bằng nhau:
A làm động tác, B trả lời và ngược lại. Nhóm nào đoán đúng, nhanh, diễn hành động
đẹp mắt thì thắng cuộc
- Việc 3: HS tiến hành chơi
- Việc 4: Nghe GV tổng kết trò chơi, chọn nhóm thắng cuộc.
Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh nêu tên được các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ,
động tác.
+ Học sinh chơi vui, nhanh và đúng kết quả.
+ Phát huy tinh thần hợp tác nhóm .
- Phương pháp: Vấn đáp
23


- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Kể một số động từ em sử dụng hằng ngày.
Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I.MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn tập các kiến thức về: Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi
trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây
qua đường tiêu hóa
- HS có khả năng áp dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tự học, ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phiếu học tập ôn tập về chủ đề con người và sức khỏe
- HS: SGK,VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? Theo em nên tập bơi và đi
bơi ở đâu?
? Trước và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu và ghi đề bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* HĐ1: Thảo luận về chủ đề con người và sức khỏe

Việc 1: Y/c HS làm cá nhân ôn lại các kiến thức đã học
+ Nhóm 1: Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường và thải ra môi
trường những gì?
+ Nhóm 2: Giới thiệu về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của
chúng
+ Nhóm 3: Giới thiệu về các bệnh đã được học và cách phòng
+ Nhóm 4: Nêu những việc nên và không nên làm để phòng TN đuối nước.
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Chia sẻ trước lớp
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Hs trình bày được các kiến thức của các câu hỏi
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
24


- Phương pháp :Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời

HĐ2: HS ghi lại tên thức ăn, đồ uống vào vở theo mẫu:
Việc 1 : HS làm bài cá nhân vào vở.
Việc 2 :HS báo cáo kết quả trước lớp.
GV nhận xét đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế ví dụ: Ăn các sản
phẩm của đậu nành, ăn trứng,cá,…thay thế cho các loại thịt gia súc, da cầm.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Hs nêu được tên các thức ăn đồ uống hằng ngày mà mình đã ăn,uống.
+Hợp tác tích cực với bạn.
+Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp.
- Phương pháp :Vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về chia sẻ với mọi người cần vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống
hằng ngày.
Thứ sáu, ngày26 tháng 10 năm 2018
Toán: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, THỰC HÀNH VẼ HÌNH
VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Vẽ được hình chữ nhật, vẽ được hình vuông( bằng thước kẻ và ê-ke)
- Vận dụng kiến thức đã học cả lớp hoàn thành bài tập 1a/54, 1a/55.
- Giáo dục HS tính cẩn thận và yêu thích môn toán.
- Rèn năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; tuy duy toán học.
*Điều chỉnh: Không làm bài tập 2
II. ĐỒ DÙNG: Ê ke
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành trò chơi.
2.Hình thành kiến thức: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm, hình vuông có cạnh

3cm
Việc 1: Đọc và quan sát thông tin SGK, vẽ vào vở.
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
25


×