Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tuần 5 giáo án lớp 2 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – trường tiểu học thái thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.97 KB, 35 trang )

TUẦN 5:
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
TOÁN:
38 + 25
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phộp cộng cú nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng các số với số có đơn vị dm. Biết thực hiện
phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số (Bài tập cần làm: Bài 1,3,4.)
- Giáo dục HS tự giác học bài.
- Hs thực hiện được phép cộng có dạng 38 + 25, thực hiện giải đúng các bài tập. Mạnh
dạn trình bày ý kiến, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm
II. ĐỒ DÙNG: Que tính - bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện ôn lại bảng
cộng 8
Việc 2: GV nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: tích hợp
+ Kĩ thuật: trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: Qua trò chơi HS nắm được bảng cộng 8, nêu đúng kết quả các
phép tính trong bảng cộng 8, mạnh dạn ,tự tin khi tham gia chơi, phản xạ nhanh.
2.Hình thành kiến thức.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài – HS nhắc đề bài.
-Nêu phép tính 38 + 25 = ?
GV nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que
tính?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Hướng dẫn HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- HD cách đặt tính và cách tính.


+ Viết 38 rồi viết 25 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 8, 3 thẳng với 2. Viết dấu
cộngowr giữa 2 số và kẻ vạch ngang.
- Cho HS nêu cách đặt tính.
*GV chốt cách tính:
- Cộng từ phải sang trái.

- 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 thẳng 5 và 5, nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 là 6 viết 6 vào
cột chục.
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
1


+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập,phân
tích,phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS thuộc bảng cộng 8, thao tác trên que tính nhanh, trả lờ mạnh
dạn, tự tin, biết cách đặt tính rồi tính phép tính có dạng 28+35, trình bày rõ ràng.
B. Hoạt động thực hành:
Bài tập 1: tính
HĐ cá nhân – làm bảng con
Việc 2: Chia sẻ, nhận xét – chốt bài đúng.
* Chốt: Tính từ phải sang trái, nhớ sang hàng chục
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đựt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tich, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng kết quả của các phép tính, điền đúng vị trí của kết
quả, trình bày rõ ràng, viết chữ số đẹp, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
* Việc 1: HĐ cá nhân – làm vở- 1 HS làm bảng phụ
Việc 2: Chia sẻ cách đặt tính và tính ở bảng phụ.

* Chốt: Đặt tính thẳng hàng thẳng cột và tính từ phải sang trái
- Đánh giá:
+ PP: viết, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá:
HS nắm và biết cách đặt tính, tính đúng kết quả của các phép tính.
Bài tập 3: Giải toán
* Việc 1: Đọc bài toán, nêu dự kiện bài toán theo nhóm – Làm bài cá nhân,1 HS làm BP
Việc 2: Chia sẻ bài làm đúng.
* Chốt cách giải bài toán
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết, tích hợp
+ Kĩ thuật:đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,viết nhận xét, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được yêu cầu cảu bài, nắm được dạng bài toán, lời giải
ngắn gọn, đúng trọng tâm, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
Bài giải
Con kiến đi đoạn đường từ A đến C dài số dm là:
28 + 34 = 62 ( dm)
Đáp số: 62 dm
Bài 4( cột 1): >, <, =
2


Việc 1: HS đọc yêu cầu
Việc 2: HS làm vào vở
Việc 3: Chia sẻ: Nhận xét chốt bài làm đúng.
Chốt: muốn điền được dấu cần tính trước vế có phép tính rồi so sánh
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời

+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách so sánh các số, diền dấu đúng và chính xác, trả
lời to, tự tin. HS làm đúng bài tập
8 + 4 <8+5
9 + 8 = 8+9
Bài 4( cột 1): >, <, =

Việc 1: HS đọc yêu cầu
Việc 2: HS làm vào vở
Việc 3: Chia sẻ: Nhận xét chốt bài làm đúng.
Chốt: muốn điền dấu đúng ta cần thực hiện qua 3 bước .Bước 1: Tính kết quả của 2
vế. Bước 2: So sánh kết quả của hai vế. Bước 3: Điền dấu.
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách so sánh các số, diền dấu đúng và chính xác, trả
lời to, tự tin. HS làm đúng bài tập
8 + 4 <8+5
9 + 8 = 8+9
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà,cha mẹ cách đặt tính và thực hiện tính 38 + 25.
————————
TẬP ĐỌC :
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIấU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là một cô bé ngoan, biết giúp đỡ bạn(trả lời được
câu hỏi 2,3,4,5) (HS nổi trội trả lời được câu hỏi 1)
- Giáo dục HS biết giúp đỡ mọi người.

- Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, thể hiện được giọng của các nhân vật, trả lời lưu
loát, hiểu được Mai là một cô bé ngoan, biết giúp đỡ bạn
*GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.Hợp tác. Ra quyết định, giải quyết vấn đề
3


* Bài 8: Bài học từ hòn đá giữa đường.
a. Mục tiêu : Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc.Hiểu
được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc.
- HS nhận ra được ích lợi của việc bình tỉnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc
làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc. Rèn được đức tính bình tĩnh, cẩn thận khi
làm việc.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
- Sách : Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Trưởng ban HT điều khiển nhóm đọc thầm bài “ Trên chiếc bè ” và TLCH trong SGK.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm đọc to, rõ ràng, diễn cảm bài, thuộc lòng bài Gọi bạn. Trả
lời rõ ràng, trôi chảy các câu hỏi ở sgk.
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài - ghi đề bài – HS nhắc lại đề bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
*Việc 1: 1HS nổi trội đọc toàn bài - Lớp đọc thầm: HD cách đọc
*Việc 2: Đọc nối tiếp câu trong nhóm.
+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài : loay hoay, hồi hộp, ngạc nhiên.

+ Cho HS đọc CN, ĐT.
*Việc 3: Đọc đoạn: Chia đoạn- Cho HS đọc đoạn trước lớp.
- GV đưa ra câu dài đọc mẫu, HS nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ.
+ Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.
+ Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm .
- HD giải nghĩa từ.
* Việc 4: Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm trước lớp.
- HS đọc toàn bài.
- Đánh giá:

+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
4


+ Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng từ, câu, ngắt nghỉ đúng, hiểu được nghĩa các từ khó
hiểu,đọc bài to, rõ ràng, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm
TIẾT 2
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Việc 1:
Nhóm trưởng điều hành: HS đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi SGK:
- Những từ ngữ nào Mai mong được viết bút mực?
- Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
- Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp đựng bút?
- Khi biết mình cũng được viết bút mực Mai nghỉ và nói thế nào?
- Vì sao cô giáo khen Mai?
* Việc 2: Cacs nhóm báo cáo kết quả.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.

+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời:
- Những từ ngữ nào Mai mong được viết bút mực?
- Chuyện gì đã xảy ra với Lan: Lam quên bút ở nhà vì tối qua anh trai mượn quên bỏ vào
cặp.
- Mai loay hoay mãi với cái hộp đựng bút vì nữa muốn cho bạn mượn nữa muốn không.
- Khi biết mình cũng được viết bút mực Mai nghỉ và nói thôi cô ạ cứ để bạn Lan viết
trước.
- Cô giáo khen Mai vì Mai là cô bé ngoan, biết giúp đỡ bạn.
* Liên hệ: HS nhận ra được ích lợi của việc bình tỉnh giải quyết một việc gỡ đó, tác hại
của việc làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc. Rèn được đức tính bình tĩnh, cẩn
thận khi làm việc.
B.Hoạt động thực hành:
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
* Giúp HS đọc rừ ràng, diễn cảm, thể hiện được giọng của nhân vật
* Việc 1: GV giới thiệu đoạn cần luyện; GV đọc mẫu. HS nghe và nêu giọng đọc của
đoạn.
* Việc 2: HS đọc lại vài em. Luyện đọc phân vai theo nhóm.
* Việc 3: Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
5


+ Tiêu chí đánh giá: đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS
HS đọc to, rõ ràng, diễn cảm, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng:
* Liên hệ: Ở lớp chúng ta có những ai giúp đỡ bạn?Giúp đỡ như thế nào?

- Nhận xét tiết học . Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
————————
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I .MỤC TIÊU: Giúp HS:
- HS thuộc bảng 8 cộng với một số . Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
dạng 28 + 5; 38 + 25
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. .(Bài tập cần làm: Bài 1,2,3.)
- Giáo dục HS tự giác học bài.
-Năng lực: HS thực hiện được phép cộng có dạng 28 + 5; 38 + 25 , thực hiện giải đúng
các bài tập, thao tác tính nhanh nhẹn, chính xác. Manh dạn trình bày ý kiến, phối hợp tốt
với các bạn trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện ôn lại bảng cộng 9, 8
Việc 2: Gv nhận xét
- Đánh giá:
+ PP: tích hợp
+ Kĩ thuật: trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: Qua trò chơi HS nắm được bảng cộng 9, 8, nêu đúng kết quả các
phép tính trong bảng cộng 9, 8, mạnh dạn tự tin khi tham gia chơi, phản xạ nhanh.
B. Hoạt động thực hành:
Bài tập 1: Tính
Việc 1:1 bạn đọc phép tính, 1 bạn nhẩm kết quả và ngược lại
Việc 2: Tổ chức trò chơi truyền điện
Việc 3:GV nhận xét
- Đánh giá:

+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,trò chơi, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS thuộc bảng cộng 8, vận dụng nhanh, chính xác, trình bày rõ
ràng, chơi nhiệt tình, sôi nổi, mạnh dạn,tự tin
8+2=10
8+3=11
8+4=12
8+5=13
6


8+6=14
8+7=15
18+6=24
18+7=25
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính

8+8=16
18+8=26

8+9=17
18+9=27

Việc 1: HS làm vở- 1 HS làm bảng phụ
GV theo dõi, tiếp sức HS còn hạn chế kĩ năng
Việc 2: Chia sẻ bài làm và cách đặt tính và tính tổng ở bảng phụ.
* Chốt: Đặt tính thẳng hàng thẳng cột và tính từ phải sang trái
- Đánh giá:
+ PP: viết, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi

+ Tiêu chí đánh giá:
HS nắm và biết cách đặt tính, tính đúng kết quả.
Bài tập 3: Giải toán
* Việc 1: Cho HS đọc thầm bài toán theo nhóm, nêu dự kiện. Giải toán vào bảng phụ
Việc 2: Chia sẻ bài giải đúng của các nhóm.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, viết nhận xét, phân tích, phản hòi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách giải bài toán có lời văn, giải đúng, trình bày rõ
ràng, sạch sẽ.
Bài giải
Cả hai gói có số kẹo là:
28 + 26 = 54( cỏi kẹo)
Đáp số: 54 cái kẹo
C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà , cha mẹ cách so sánh phép tính
29 + 25 và 24 + 30.
————————
CHÍNH TẢ: (Tập chộp)
CHIẾC BÚT MỰC
I.MỤC TIÊU:

- Chép chính xác bài chính tả: Chiếc bút mực.
- Làm đúng bài tập 2,3a/b.
- Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, tính cẩn thận.
- HS viết được bài chính tả theo yêu cầu, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Tự giác trong học
tập, mạnh dạn tự tin trình bày
II.ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

7


A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

- TB học tập cho lớp viết bảng con các từ viết sai ở tiết trước:dỗ em, ăn giỗ.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng và đẹp các từ đã viết sai ở tiết trước, trình bày bảng
cẩn thận
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài. Nhắc đề bài. Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung:
Việc 1: - 1H đọc bài . H đọc thầm theo
Việc 2: - H thảo luận hệ thống câu hỏi như SGK
- Tập viết tên riêng của người có trong bài chính tả.
- Đọc lại những câu có dấu phẩy.
Việc 3: - HD viết từ khó vào bảng con : quên , mượn
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết được các từ khó, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu đoạn
viết. Cẩn thận, chăm chú để viết đúng mẩu
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
- Nêu cách viết bài, trình bày đoạn viết.
- Đánh giá:

+ PP: vấn đáp:

+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS nêu được cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 3: Viết chính tả
Việc 1: - Chộp bài ở bảng cho học sinh nhỡn viết bài.
Việc 2: - Dò bài.- H đổi vở dò bài lẫn nhau.
Việc 3: - GV chấm nhận xét một số bài .
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết:
+ Kĩ thuật: viết nhận xét, tôn vinh học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, chữ viết đẹp, trình bày sạch
sẻ..
Hoạt động 4:
8


Làm bài tập-(Hoạt động cá nhân):
Bài 2 : .Điền vào chỗ trống iên/ yên.
Việc 1: Làm vở BT.
Việc 2: Chia sẻ: 2-3 HS đọc bài làm của mình - Chốt bài đúng.
Bài 3b. Tìm những từ chứa tiếng có vần en/ eng
Việc 1: Làm bài CN
-Việc 2: Chia sẻ. Chốt bài làm đúng
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng ia /ya để tạo thành từ có nghĩa: tia nắng, đêm khuya,
cây mía (bài 2); Tìm được từ có chứa vần en / eng : xẻng, đèn, khen, thẹn (bài 3), trả
lời rõ ràng, mạnh dạn
C. Hoạt động ứng dụng:

- Nhận xét tiết học
– Về nhà chia sẻ bài viết cùng ông bà, cha mẹ.
——————
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TÊN RIÊNG VÀ CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG
CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ?
I.MỤC TIÊU:
- Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm quy tắc
viết hoa tên riêng Việt Nam ( BT1); Bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam( BT2).
Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? ( BT3)
- HS có tinh thần tự giác học tập để giới thiệu trường em, giới thiệu làng xóm.
*Đặt câu hỏi theo mẫu ( ai là gì?) để giới thiệu trường em, giới thiệu làng xóm ( bản, ấp,
buôn, sóc,phố của em(BT3)từ đó thêm yêu quý môi trường sống.Từ đó càng yêu quý
môi trường sống.
- HS phân biệt được từ chỉ tên riêng và biết viết hoa tên riêng, biết đặt câu theo mẫu Ai
là gì?Giới thiệu được về làng xóm mình, biết bảo vệ môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ BT1. bảng phụ .
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Trưởng ban học tập cho lớp đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm về tết
Trung Thu với bạn bên cạnh.
- Đánh giá:
+ PP: Tích hợp, vấn đáp
9


+ Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời
+ Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi mạnh dạn, tự tin, biết đặt câu hỏi để hỏi về ngày
tết của thiếu nhi và trả lời cho bạn biết về ngày tết độc lập của thiếu nhi.
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài.

B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Phân biệt từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng từng sự vật
Bài tập 1: Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào?
Việc 1: Cho HS thảo luận theo nhóm
Việc 2: Cách viết các từ ở nhóm (1) chỉ chung và nhóm (2) tên riêng của một con
sông, ngọn núi, ….
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi.
+ Tiêu chí đánh giá: HS tham gia nhiệt tình, HS tìm được điểm khác nhau giữa 2 nhóm
từ (1 bên viết thường, 1 bên viết hoa) và giải thích được sự khác nhau đó là vì: cột 1 là
tên chung nên không viết hoa, cột 2 là tên riêng nên viết hoa. HS trình bày to, rõ ràng,
mạnh dạn.
Hoạt động 2: Viết hoa tên riêng
Bài tập 2:
a.Viết tên hai bạn trong lớp.
b. Tên một dòng sông hoặc suối.
Việc 1: Yêu cầu HS làm bài vào vở BT
Việc 2: Chia sẻ: Tuyên dương những HS viết đúng.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp, viết
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, viết nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá:Tôn vinh học tập. HS viết được tên 2 bạn trong lớp và tên 1 dòng
sông hoặc suối. Biết viết hoa tên riêng đó. Viết đúng chính tả, trình bày đẹp, rõ ràng.
Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu
Việc 1: -Đặt câu theo mẫu ( Ai là gì)để giới thiệu trường em, giới thiệu làng xóm ( bản,
ấp, buôn, sóc, phố của em(BT3)
M: Môn học em yêu thích là môn Tiếng Việt.
Việc 2: HS đọc trước lớp bài của mình - Lớp theo dõi - bổ sung.
Việc 3: Chia sẻ: Chốt cách đặt câu đúng.

- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp, viết
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, viết nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
10


+ Tiêu chí đánh giá: HS đặt được câu theo mẫu câu Ai là gì? Có nội dung theo yêu cầu.
Đặt đúng hình thức câu hỏi.: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm hỏi. HS trình bày
rõ ràng, đẹp.
* Liên hệ: Em hãy nói một câu theo mẩu về trường em.
- Trường em tên là gì ?
- Em có yêu trường em không?
C. Hoạt động ứng dụng:
* Việc 1: Nhận xét tinh thần thái độ tiết học
* Việc 2: Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ cách viết hoa tên riêng của mình.
———————
TẬP VIẾT:
CHỮ HOA: D
I .MỤC TIấU:
- Biết viết chữ cỏi viết hoa D theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cõu ứng dụng “ Dân giàu
nước mạnh ”
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Rèn ý thức cẩn thận, thẩm mỹ. HS cú ý thức luyện chữ đẹp, giữ vở sạch.
-HS biết được quy trình và cách viết chữ D, viết được chữ D, Dân, câu ứng dụng đúng
và đẹp, trình bày rõ ràng, sạch sẽ
II. ĐỒ DÙNG:
Mẫu chữ hoa B - bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:

Việc 1: TB học tập điều khiển cho cả lớp viết bảng con chữ: C- Chia.
Việc 2: Chia sẻ:
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình viết chữ C, Chia viết đúng độ cao, rộng
của chữ C và các con chữ. Thực hành viết bảng thành thạo. Trình bày rõ ràng
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu.
HĐ1:. Hướng dẫn viết chữ hoa
Hoạt động 1:+ Hướng dẫn viết chữ hoa:
Việc 1: - Học sinh Quan sỏt chữ D hoa
Việc 2: - Viết mẫu lờn bảng, vừa viết vừa kết hợp nhắc quy trỡnh.
11


Việc 3: - Cho học sinh viết bảng con 2 lần.
Hoạt động 2:+ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng “Dân giàu nước mạnh”.
Việc 1: - Giải thích ý nghĩa cụm từ đó.
Việc 2: - Học sinh nhắc lại cỏch viết cụm từ
Việc 3: - Hướng dẫn học sinh viết chữ Dân vào bảng con.
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình viết chữ D, Dân và Dân giàu nước mạnh,
độ cao, rộng của chữ D và các con chữ. Thực hành viết bảng thành thạo. Trình bày rõ
ràng
B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 4:


+ HS viết bài
Việc 1: Nêu yêu cầu của bài viết. Học sinh luyện viết theo yêu cầu của giáo viên
ở phần tập viết.
Việc 2: Theo dõi, hướng dẫn học sinh cách cầm bút, đặt vở, tư thế ngồi,...
Việc 3: - Thu một số vở chấm, nhận xét.
- Đánh giá:
+ PP: Vấn đáp, viết
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, viết nhận xét
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ;
chữ và câu ứng dụng: Dân ( 3 lần cở vừa và cở nhỏ). Dân giàu nước mạnh ( 3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết
hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Trình bày vở sạch sẽ, rõ ràng
C. Hoạt động ứng dụng:
- Việc 1: Nhận xét tiết học.
- Việc 2: Dặn về nhà chia sẻ cách viết chữ hoa D cùng ông bà, cha mẹ

KỂ CHUYỆN:

CHIẾC BÚT MỰC

I.MỤC TIÊU:

- Dựa theo tranh , kể lại được từng đoạn câu chuyện: Chiếc bút mực.
- HS nổi trội bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện( BT2).
-Giáo dục HS chăm ngoan biết giúp đỡ bạn.
12


- HS kể được từng đoạn của câu chuyện, thể hiện được giọng điệu, cử chỉ của nhân vật

và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp
* GD KNS: Thể hiện sự cảm thông. Hợp tác. Ra quyết định, giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh họa .
III.HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

Việc 1: Trưởng ban học tập điều hành nhóm kể lại câu chuyện “ Chiếc bút mực”
Việc 2: Chia sẻ:
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp:
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS kể được câu chuyện, trình bày tự tin
2. Hoạt động thực hành:- Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu bài học.
Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện
Việc 1: - Hoạt động nhóm - học sinh đọc gợi ý và trả lời các câu hỏi
Việc 2: - Học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý ở SGK.
Việc 3: - Đại diện các nhóm kể từng đoạn của câu chuyện, cả lớp theo dõi, nhận xét lời
kể của từng học sinh.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS kể được từng đoạn của câu chuyện, trình bày tự tin, mạnh dạn,
phối hợp với các bạn trong nhóm tốt
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện:
Việc 1:
Hoạt động nhóm , học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Việc 2: Thi kể cả cõu chuyện: - đại diện nhóm kể, cả lớp nhận xét, bình chọn người kể
hay nhất.
- Đánh giá:

+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS kể được câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, trình
bày tự tin, mạnh dạn, giọng kể phù hợp với nhân vật
13


C. Hoạt động ứng dụng:
+ Liên hệ:Các em phải học tập và noi gương bạn Mai biết giúp đỡ bạn.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chia sẻ với
ông bà, cha mẹ ai là người bạn tốt?
————————
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC

TOÁN:
I.MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Giáo dục HS biết gọi đúng tên hình để vận dụng gọi vào thực tế.
- HS nhận biết được hình chữ nhật, hình tam giác, kể được một số vật có hình tam giác,
hình chữ nhật, hoạt động nhóm sôi nổi, mạnh dạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
-Trưởng ban học tập cho các nhóm làm bảng con làm bài : Đặt tính rồi tính: 48

+ 26; 58 + 27
- Đánh giá:
+ PP: viết, vấn đáp
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tôn vinh học tập
- HS biết cách đặt tính và tính kết quả đúng.
2 . Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật
- Yêu cầu HS lấy trong hộp đồ dùng một hình chữ nhật.
- Vẽ lên bảng 1 hình chữ nhật ABCD và hỏi :
+ Đây là hình gì ?
+ Hãy đọc tên hình.
+ Hình có mấy cạnh ?
+ Hình có mấy đỉnh ?
- Yêu cầu HS đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học.
- Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học ?
- Giáo viên chốt cách nhận dạng hình chữ nhật.
Hoạt động 2:Giới thiệu hình tứ giác
*Vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ và giới thiệu :
+ Đây là hình tứ giác.
+ Hình có mấy cạnh ?
+ Hình có mấy đỉnh ?
14


- Nêu : Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.
+ Hình như thế nào gọi là hình tứ giác ?
+Yêu cầu HD đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.
- Giáo viên chốt cách nhận dạng hình tứ giác.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp

+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi, định hướng học tập
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được đặc điểm của hình tứ giác, chữ nhật, phân biệt được
các hình, biết gọi tên các hình,trình bày rõ ràng, tự tin.
B.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1:
Bài 1: Dùng thước để nối các điểm để có:
a. Hỡnh chữ nhật
b. Hỡnh tứ giỏc
Việc 1: Yêu cầu HS tự nối
Việc 2: chia sẻ:
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nối đúng các điểm để có hình chữ nhật, tứ giác,nối đẹp, rõ
ràng.
Hoạt động 2:
Bài 2a,b : Trong mỗi hình dưới đây có mấy hính tứ giác?
Việc 1:Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận cách tính.
Việc 2: Chia sẻ: Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS biết được số lượng hình tứ giác, biết được cách đếm các hình,
nối trình bày rõ ràng, tự tin, mạnh dạn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét thái độ học tập của HS
- Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ. Hỏi trong nhà mình cái gì có hình tứ
giác? Cái gì có hình tam giác?
TẬP ĐỌC:


MỤC LỤC SÁCH

I. MỤC TIÊU: Giỳp HS:
- Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4) HS nổi trội
trả lời được câu hỏi 5.)
15


- Giáo dục HS biết vận dụng tra cứu vào thực tế.
- Đọc bài to, rõ ràng, trả lời được các câu hỏi và biết cách đọc văn bản mục lục
II. ĐỒ DÙNG:
-.Bảng phụ.
- Tranh minh họa bài trong Sgk.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
TB học tập(nhóm trưởng) điều hành các bạn ôn bài: Chiếc bút mực
*Việc 1: Kiểm tra đọc, đặt câu hỏi trong sgk cho bạn trả lời.
*Việc 2: Nhận xét
*Việc 3: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả cho GV
*Việc 4: GV nhận xét chung.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ ràng, diễn cảm bài chiếc bút mực. Trả lời rõ ràng,
trôi chảy các câu hỏi ở sgk.
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:
*Việc 1: HS nổi trội đọc toàn bài.
*Việc 2: Đọc đúng 1: Đọc nối tiếp câu trong nhóm.

+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài : Phùng Quán, vương quốc,..
+ Cho HS đọc CN, ĐT.

* Việc 3: HS chia đoạn. Đại diện HS đọc trước lớp.
-Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV đưa ra câu dài đọc mẫu, HS nghe và phát hiện chỗ cần ngắt nghỉ.
Một.//Quang Dũng.//Mùa quả cọ.// Trang 7.//
- HS luyện đọc ngắt nghỉ đúng.
- HD giải nghĩa từ: SGK.
* Việc 4: Thi đọc giữa cỏc nhúm.
b. Hoạt động 2: Tìmh hiểu bài
* Việc 1:
16


HS thảo luận nhóm đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi
SGK:
- Tuyển tập này có những truyện nào?
- Truyện “ Người học trò củ” trang nào?
- Truyện “ Mùa quả cọ”của nhà văn nào?
- Mục lục sách dùng để làm gì?
* Việc 2: Các nhóm báo cáo kết quả.

Việc 3: HS nêu nội dung chính của bài –GV nhận xét– HS nhắc lại.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp

+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
-Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
1.Tuyển tập này có những truyện là:Mùa quả cọ, Hương đông cỏ nội, Bây giờ bạn ở
đâu, Người học trò cũ, Bốn mùa, Vương quốc vắng nụ cười, Như con cò vàng trong cổ
tích.
2.Truyện người học trò cũ ở trang 52
3. Truyện mùa quả cọ của nhà văn Quang Dũng
4. Mục lục sách dùng để cho ta biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang
bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc.
* Việc 4: Hướng dẫn HS đọc, tập tra cứu mục lục sách Tiếng Việt 2 Tập 1.
B.Hoạt động thực hành: Luyện đọc lại
Việc 1: Gv hướng dẫn Luyện đọc lại toàn bài
Việc 2: Các nhóm luyện đọc
Việc 3:Các nhóm thi đọc.
Việc 4: Cả lớp và Gv bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS đọc to, rõ ràng, đúng cách đọc văn bản mục lục, tự tin, mạnh
dạn thể hiện.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.

- Về nhà tra mục lục sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1, tuần 6 cho người thân xem..
————————
17


Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018

TOÁN

BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN

I.MỤC TIấU:

- Biết giải và trình bày bài giải bài toỏn về nhiều hơn
- Giáo dục HS ham thích học toán
(Bài tập cần làm: Bài 1 không yêu cầu HS tóm tắt; Bài 3)
- Năng lực: HS thực hiện đúng, nhanh các bài tập; diễn đạt lời giải ngắn gọn, súc tích;
trình bày bài đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
Việc 1:Trưởng ban học tập điều khiển các bạn chơi trò chơi đố bạn đọc công thức 8,9
cộng với một số.
Việc 2: Nhận xét .
- Đánh giá:
+ PP: tích hợp
+ Kĩ thuật: trò chới
+ Tiêu chí đánh giá: Qua trò chơi HS nắm được bảng cộng 8, 9, nêu đúng kết quả các
phép tính trong bảng cộng 8,9, mạnh dạn tự tin khi tham gia chơi, phản xạ nhanh.
2. Hình thành kiến thức
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc lại đề bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán dạng nhiều hơn.
- Yêu cầu HS tập trung theo dõi trên bảng.
*Cài 5 quả cam ở hàng trên lên bảng gài và nói : Hàng trên có 5 quả cam.
- Cài 2 quả cam xuống hàng dưới và nói hàng dười có nhiêu hơn hàng trên 2 quả cam.

Hãy so sánh số cam của 2 hàng với nhau.
+ Hàng dưới nhiều hơn hàng trên bao nhiêu quả cam ?
- GV dùng thước chỉ lên bảng gài và đọc bài toán : Hàng trên có 5 quả cam. hàng dưới
nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam ?
+ Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam, ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài ra giấy nháp. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-Theo dõi HS làm bài.chữa chung huy động kết quả.
* Chốt cách trình bày bài giải, giải toán dạng nhiều hơn.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân
tích, phản hồi
18


+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được đặc điểm của dạng toán nhiều hơn, giải bài toán
nhiều hơn, giải đúng, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
A.Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1:
Bài 1: Bài giải
Việc 1: Đọc bài toán, phân tích theo nhóm. Cho HS tự làm vào vở
Việc 2: chữa bài , chốt bài làm đúng
Bài giải
Bình có số bông hoa là:
4 + 2 = 6 ( bông hoa)
Đáp số: 6 bông hoa
Hoạt động 2:
Bài 2 : Giải
Việc 1: Đọc bài toán, phân tích. HS tự làm vào vở.
Việc 2: Chia sẻ, chốt bài làm đúng.

- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân
tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được đặc điểm cảu dạng toán nhiều hơn, giải bài toán
nhiều hơn, giải đúng, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
Bài giải
Đào cao số cm là:
95 + 3 = 98 ( cm)
Đáp số: 98 cm
C. Hoạt động ứng dụng:
Việc 1: Hệ thống lại bài học.
Việc 2: Nhận xét tiết học. Dặn về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ bài toán; Số
thứ nhất là 28, số thứ hai nhiều hơn số thứ nhất 5 đơn vị. Hỏi số thứ hai là bao nhiêu?
————————
CHÍNH TẢ: (Nghe viết)
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I.MỤC TIấU:

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài: Cài trống trường em.
- Làm được Bài tập 2a; Phân biệt tiếng có vần en/eng ( BT3).
- Giáo dục HS nghe viết đúng, đẹp.
- HS viết được bài chính tả yêu cầu, trình bày rõ ràng, sạch sẽ, biết cẩn thận , đúng thời
gian.
19


II.ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
Việc 1: TB học tập cho lớp viết bảng con các từ viết sai của tiết trước : chia quà, đêm
khuya.
Việc 2: Nhận xét cách viết.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: H viết đúng và đẹp các từ đã viết sai ở tiết trước, trình bày bảng cẩn thận

2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài. Nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1: Tỡm hiểu nội dung:
Việc 1: - 1H đọc bài . H đọc thầm theo
Việc 2: - H thảo luận hệ thống câu hỏi như SGK
- Tìm các dấu câu có trong bài chính tả?
- Tìm những chữ viết hoa. Cho biết vì sao phải viết hoa?
Việc 3: - HD viết từ khó vào bảng con : nghỉ, ngẫm nghĩ.
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Tiêu chí đánh giá: HS viết được các từ khó viết , trả lời được câu hỏi: Bài chính tả có
dấu chấm và dấu chấm hỏi, những chữ viết hoa là chữ đầu dòng thơ. Trình bày cẩn
thận, chăm chú nghe viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
- Nêu cách viết bài, Trình bày đoạn viết.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 3: Viết chính tả
Việc 1: - GV đọc cho HS viết bài.
Việc 2: - Dò bài.- H đổi vở theo dõi

Việc 3: - GV chấm nhận xét một số bài .
Hoạt động 4:
Làm bài tập-(Hoạt động cá nhân):
Bài 2 ; Điền vào chỗ trống l/n
……..ong ….anh đáy ….ước in trời
Thành xây khói biếc …..on phơi bóng vàng.
20


Việc 1: Nt điều khiển các bạn làm bài vào vở .
Việc 2: Các nhóm thi đua trình bày, nhận xét , bổ sung.
Việc 3: Gv chốt đáp án
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS điền đúng:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng,
- HS trả lời rõ ràng, mạnh dạn, hoạt động nhóm sôi nổi, phối hợp tốt với các bạn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Nhận xét tiết học
– Về nhà chia sẻ bài viết cùng ông bà, cha mẹ.
——————
TẬP LÀM VĂN: TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI

LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh vẽ trả lời được câu hỏi rừ ràng, đúng ý( BT1); Bước đầu biết tổ chức

các câu thành bài và đặt tên cho bài( Bt2).

- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi hoặc nói được tên các bài tập đọc trong tuần đó
( BT3).
- Giáo dục HS nói, viết đủ ý.
- Năng lực: HS biết khai thác và sử dụng mục lục sách, diễn đạt câu rõ ràng, đúng ý,
mạnh dạn, tự tin, hoạt động nhóm tốt.
I. ĐỒ DÙNG: bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: TB học tập cho 2 cặp lên đóng vai : Tuấn kéo bím tóc Hà . Tuấn nói một
vài câu xin lỗi.
- Lan và Mai ( Chiếc bút mực). Lan nói một vài câu cảm ơn.
Đánh giá:
+ PP: Tích hợp, vấn đáp
+ Kĩ thuật: định hướng học tập, phân tích, phản hồi, nhận xét bằng lời
+ Tiêu chí đánh giá:HS mạnh dạn, tự tin đóng vai và biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp,
phối hợp tốt với bạn diễn.
21


2. Thực hành
Bài 1: Trả lời câu hỏi - Đặt tên cho chuyện
- Bạn trai đang vẽ ở đâu? Bạn trai nói gì với bạn gái?
- Bạn gái nhận xét gì?
- Hai bạn đang làm gì?
Việc 1: Yêu cầu NTđiều khiển các bạn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong nhóm
Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả
Việc 3: GV nhận xét
. Đánh giá:
+ PP: Vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân tích, phản hồi

+ Tiêu chí đánh giá:HS biết khai thác tranh để trả lời đúng các câu hỏi:
Tranh 1: Bạn trai đang vẽ trên tường
Tranh 2: Bạn trai hỏi bạn gái mình vẽ có đẹp không
Tranh 3:Bạn gái nhận xét: Vẽ lên tường làm bẩn trường, lớp
Tranh 4: Hai bạn đang quét lại tường
- Trả lời mạnh dạn, tự tin, thảo luận nhóm sôi nổi.
- Bài 2: Đặt tên cho bài tập 1
Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận
Việc 2: Các nhóm nêu tên bài. Các nhóm khác nhận xét.
Việc 3: Chia sẻ chốt: Không vẽ lên tường/ Bức vẽ làm hỏng tường…Kết hợp giáo dục ý
thức giữ gìn, bảo về tài sản của trường, lớp..
Đánh giá:
+ PP: Vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, định hướng học tập, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá:HS đặt được tên cho câu chuyện, hiểu được việc làm đó là sai, thảo
luận nhóm đôi tốt. HS mạnh dạn, tự tin trình bày
Bài tập 3: HS biết đọc mục lục các bài ở tuần 6
Việc 1: Nối tiếp nhau nối tiê[ps nhau đọc mục lục tuần 6
Việc 2: Lập mục lục các bài tập đọc
Việc 3: Chia sẻ trước lớp
Việc 4: Nhận xét.
Đánh giá:
+ PP: Vấn đáp, tích hợp, viết
22


+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét, định hướng học tập, phân tích,
phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá:HS biết sử dụng và khai thác mục lục để hoàn thành bài tập, thao tác
tìm nhanh, viết rõ ràng, trình bày to, rõ ràng, mạnh dạn, tự tin.

C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ..
————————
ÔN LUYỆN TOÁN:
EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 5
- Biết thực hiện phép cộng dạng 28 + 5; 38 + 25.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác . Biết nối các điểm để có hình
chữ nhật hình tứ giác. (Bài tập cần làm bài 1 ,3, 6, 8( Trang 27, 28, 29, 30)
- Giáo dục HS tự giác học bài.
- Hs thực hiện được các bài tập nhanh, chính xác, hợp tác nhóm tốt, trình bày mạnh dạn,
tự tin.
II. ĐỒ DÙNG:
- Sách Em tự ôn luyện toán..
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:
A . Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Hát tập thể 1 bài
2. Hình thành kiến thức: + Giới thiệu bài- Ghi tên bài.
* Bài 1 Em và bạn đặt tính rồi tính

Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: Làm bài vào vở.
Việc 3: Chia sẻ . Chốt bài làm đúng
- Đánh giá:
+ PP: quan sát, vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, phân tich, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS dặt tính và tính đúng kết quả của các phép tính, điền đúng vị trí
của kết quả, trình bày rõ ràng, viết chữ số đẹp, phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.
+


18
7

+

88
5

+

46
23

38
+
22
23


25
93
Bài tập 3

69

60

Việc 1: HS đọc bài toán.
Việc 2 : HS trả lời bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? Cách giải.

- Theo dõi, giúp đỡ HS còn hạn chế kĩ năng, khuyến khích HS có năng lực nổi trội đặt
lời giải hay, ngắn gọn.
Việc 3: Huy động kết quả, nhận xét, chốt bài giải đúng. Theo dõi giúp đỡ Đạt
Chốt: Cách đặt lời giải và trình bày bài giải
Bài giải
Hùng có số chiếc bút chì là:
8 + 5= 13(chiếc)
Đáp số: 13 chiếc
Bài tập 6
Việc 1: HS đọc bài toán.
Việc 2 : HS trả lời bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? Cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn hạn chế kĩ năng, khuyến khích HS có năng lực nổi trội đặt
lời giải hay, ngắn gọn.
Việc 3: Huy động kết quả, nhận xét, chốt bài giải đúng. Theo dõi giúp đỡ Đạt
Chốt: Cách đặt lời giải và trình bày bài giải
Bài giải
Cả hai sợi dây điện dài số dm là:
38 + 24= 62(chiếc)
Đáp số: 62 chiếc
- Đánh giá:
+ PP: vấn đáp, viết, tích hợp
+ Kĩ thuật: tôn vinh học tập, viết nhận xét, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách giải bài toán có lời văn, giải đúng, trình bày rõ
ràng, sạch sẽ.
Bài 3 :Hình vẽ bên có bao nhiêu hình tam giác? viết tên các hình tam giác.

Việc 1:HS quan sát hình, suy nghĩ
Việc 2: Nói cho bạn bên cạnh biết kết quả của mình
Việc 3:GV nhận xét
- Đánh giá:

+ PP: vấn đáp, tích hợp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,định hướng học tập, phân tích, phản hồi
+ Tiêu chí đánh giá: HS nắm được hình dáng hình tam giác, đếm đúng hình tam giác,
tên các hình là:ABC, ABO, AOC, ADC, CDO,BDC, BDO, ABD
24


HS thảo luận nhóm đôi tích cực, nắm được cách đọc tên các hình, đọc to, rõ ràng, mạnh
dạn
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nhận xét thái độ học tập.
- Về nhà chia sẻ bài học cùng ông bà, cha mẹ.
————————
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
TOÁN:

LUYỆN TẬP

I MỤC TIÊU
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
(Bài tập cần làm:Bài 1,2,4.)
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài .
- HSthực hiện giả được dạng toán nhiều hơn, trình bày đẹp, sạch sẽ. HS thảo luận nhóm
sôi nổi, trình bày mạnh dạn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ.
III.HOẠT ĐỘNG HỌC:

A.Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:


Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi truyền điện ôn lại bảng
cộng 8
Việc 2: GVnhận xét
- Đánh giá:
+ PP: tích hợp
+ Kĩ thuật: trò chơi
+ Tiêu chí đánh giá: Qua trò chơi HS nắm được bảng cộng 8, nêu đúng kết quả các
phép tính trong bảng cộng 8, mạnh dạn tự tin khi tham gia chơi, phản xạ nhanh.
B.Hoạt động thực hành:
Bài 1: Giải toán

Việc 1: Gọi HS đọc bài toán.
25


×