Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BTHK luật sư công chứng chứng thực đạt 9 ĐIỂM: Tình huống về công chứng, chứng thực di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.14 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1


A.

TÌNH HUỐNG

Ông Hà Trọng P có tài sản là một ngôi nhà với diện tích 100m2 trên địa bàn
quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, 1 mảnh đất vườn 200m2 trên địa bàn quận
Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Ông P lập di chúc để lại tài sản cho 2 con của
mình, theo đó tài sản của ông P được chia đều cho 2 con. Hỏi:
1.

Nếu ông P công chứng di chúc thì phải công chứng tại Hà Nội hay thành phố Hồ
Chí Minh? Tại sao?

2.

Nếu ông P không công chứng thì có thể thực hiện chứng thực di chúc được hay
không? Việc chứng thực sẽ được thực hiện như thế nào?

3.

Khi ông P qua đời, 2 con phát hiện ra còn 1 mảnh đất tại thành phố Hồ Chí Minh
chưa được ông P định đoạt trong di chúc nên đã thỏa thuận phân chia mảnh đất
này. Văn bản thỏa thuận được đề nghị công chứng tại một văn phòng công chứng
ở Hà Nội, hỏi:

3.1.



Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được pháp luật hiện
hành quy định như thế nào?

3.2.

Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội có thể công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản của 2 con ông P hay không? Tại sao?
B.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Câu 1:
Nếu ông P công chứng di chúc thì phải công chứng tại Hà Nội hay thành
phố Hồ Chí Minh? Tại sao?
Ông P có thể công chức di chúc tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, hai
địa điểm công chứng hoàn toàn bình đẳng với nhau vì:

2


Theo Điều 56 Luật công chứng năm 2014, pháp luật chỉ đặt ra yêu cầu về
người yêu cầu công chứng di mà không đặt ra yêu cầu về tổ chức hành nghề công
chứng nào được công chứng di chúc. Theo đó người yêu cầu công chứng di chúc
phải là người lập di chúc, người lập di chúc này không được ủy quyền cho người
khác yêu cầu công chứng di chúc mà mình lập ra. Yêu cầu này đặt ra nhằm đảm
bảo di chúc được lập ra theo đúng ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Như vậy
người lập di chúc nếu lập trên cơ sở tự nguyện, theo đúng ý chí của mình thì cũng
đã đảm bảo tính hợp pháp cho các tài sản đề cập trong di chúc.
Mặt khác, theo điều 42 Luật công chứng năm 2014, quy định về phạm vi

công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản: công chứng viên của tổ chức
hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công
chứng đặt trụ sở, trừ những trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận
di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền
đối với bất động sản. Như vậy công chứng di chúc thì không yêu cầu nhất thiết phải
công chứng ở tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi có bất động sản được đề cập trong di chúc.
Trường hợp của ông P, ông P muốn công chứng di chúc để lại tài sản cho 2
người con của ông chứ không phải ông P muốn công chứng giấy tờ chứng minh
quyền sử dụng đất của ông cho 2 tài sản của ông là bất động sản tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, ông P có thể công chứng di chúc tại Hà Nội hoặc
thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Nếu ông P không công chứng thì có thể thực hiện chứng thực di chúc được
hay không? Việc chứng thực sẽ được thực hiện như thế nào?

3


Ông P có thể thực hiện chứng thực di chúc được, vì theo điểm e khoản 2
Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền
chứng thực di chúc.
Để thực hiện việc chứng thực di chúc, cần thực hiện như sau:
- Người yêu cầu chứng thực nộp trực tiếp một bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực
tại ủy ban nhân dân xã. Bộ hồ sơ gồm:
+ Dự thảo di chúc.
+ Bản sao giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực.
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng
tài sản.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì việc
chứng thực sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực, như
vậy người yêu cầu chứng thực có thể nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc tại bất
kỳ ủy ban nhân xã nào trên địa bàn cả nước.
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng
thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
- Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ;
nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được
thì phải có 2 người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân
sự và không có quyền, không có nghĩa vụ liên quan đến di chúc.
- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ
tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với
di chúc có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký
của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời

4


chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ hai trang trở
lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm phiên dịch
đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu
chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.
Trường hợp của ông P, ông sẽ trực tiếp nộp một bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực
di chúc tại bất kỳ ủy ban nhân xã cấp xã nào trên địa bàn nước Việt Nam. Ông P sẽ
ký trước mặt người thực hiện chứng thực và nộp lệ phí chứng thực cho cơ quan
thực hiện chứng thực di chúc cho ông.
Câu 3:

Khi ông P qua đời, 2 con phát hiện ra còn 1 mảnh đất tại thành phố Hồ Chí
Minh chưa được ông P định đoạt trong di chúc nên đã thỏa thuận phân chia mảnh
đất này. Văn bản thỏa thuận được đề nghị công chứng tại một văn phòng công
chứng ở Hà Nội.
3.1. Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được pháp
luật hiện hành quy định như thế nào?
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định tại Điều 57
Luật công chứng năm 2014:
Thứ nhất, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di
chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu
cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận
phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc 1 phần di
sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. Quy định này nhằm đảm bảo khi
phần di sản chưa được định đoạt hoặc định đoạt chưa rõ ràng cho ai thì những
người thừa kế có quyền thỏa thuận phân chia theo thỏa thuận của họ, đây là cơ sở

5


để cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chuyển quyền sử dụng cho từng người như
theo văn bản thỏa thuận.
Thứ hai, trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có
giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản
theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ
sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc. Quy định này nhằm đảm bảo tính
hợp pháp của những di sản để lại cũng như mối quan hệ giữa người để lại di sản và
người được hưởng di sản tránh trường hợp di sản để lại cho người không phải là

người được hưởng.
Thứ ba, công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng
là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công
chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng
việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công
chứng hoặc theo đề nghị của người yều cầu công chứng, công chứng viên tiến hành
xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm
niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực
hiện việc công chứng. Quy định này đặt ra để đảm bảo công chứng viên kiểm tra hồ
sơ yêu cầu công chứng cẩn thận, tránh sai sót.
Thứ tư, văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một
trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Như vậy thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản
6


- Bản sao giấy tờ tùy thân
- Bản sao giấy tờ liên quan đến việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
sản
- Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại
di sản (trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật yêu cầu
đăng ký quyền sở hữu)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản
theo quy định của pháp luật về thừa kế (trường hợp thừa kế theo pháp luật)
- Bản di chúc (trường hợp thừa kế theo di chúc)
3.2. Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội có thể công chứng văn bản
thỏa thuận phân chia di sản của 2 con ông P hay không? Tại sao?

Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội có thể công chứng văn bản thỏa
thuận phân chia di sản của hai cong ông P vì, theo Điều 57 Luật công chứng năm
2014 thì pháp luật chỉ đặt ra yêu cầu về giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc
quyền sở hữu tài sản và giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với
người nhận di sản nếu là thừa kế theo pháp luật hoặc bản sao di chúc nếu là thừa kế
theo di chúc. Như vậy, pháp luật không đặt ra yêu cầu văn phòng công chứng nào
được quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Bởi lẽ đây là hình thức công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
không phải là công chứng về hợp đồng thế chấp bất động sản nên không đặt ra yêu
cầu tổ chức hành nghề công chứng nào được phép công chứng, tổ chức nào không
được phép công chứng. Hơn nữa trong hồ sơ yêu cầu công chứng, người yêu cầu
công chứng phải đáp ứng đủ các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
cũng như những giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người
hưởng di sản do đó những giấy tờ này đã đủ để tổ chức hành nghề công chứng xác
minh tính hợp pháp của các loại giấy tờ cũng như văn bản thỏa thuận phân chia di
sản.
7


Mặt khác bản chất của công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản là có
được một văn bản có hiệu lực pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Văn bản được công chứng này không phải là một văn bản nhằm bảo đảm cho hợp
đồng thế chấp bất động sản, do đó pháp luật đã không đặt ra yêu cầu về tổ chức
hành nghề công chứng nào được thực hiện việc công chứng.
Khi tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội nhận được hồ sơ yêu cầu công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản của hai con ông P thì tổ chức hành nghề
công chứng này sẽ nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu thì thực hiện
thủ tục niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản.


8


C.

KẾT LUẬN

Qua tình huống trên giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề công chứng,
chứng thực di chúc, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Thủ
tục yêu cầu khi công chứng, chứng thực những loại giấy tờ này cũng như tổ chức
hành nghề công chứng nào được quyền công chứng trong những trường hợp cụ thể.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật công chứng năm 2014

2.

Nghị định só 23/2015/NĐ-CP

10



×