Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ : SỰ THAY ĐỔI CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ KHÔNG GIAN SỐNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.78 KB, 20 trang )


1
Chuyên đề:

SỰ THAY ĐỔI CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ KHÔNG GIAN
SỐNG DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI CÁC KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA



Th.s Nguyễn Văn Đáng
Viện Xã hội học
Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh






1. Ngôi nhà Việt truyền thống.
Trong văn hóa nông nghiệp Việ
t Nam truyền thống (người Kinh – chiếm
đa số), ngôi nhà có một vị trí đặc biệt quan trọng. Cũng chính bởi vậy, trong
tiếng Việt, từ NHÀ đồng nghĩa với “chỗ ở”, đồng nghĩa với “gia đình”. Ngôi nhà
là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, nắng mưa, gió bão…là một trong những
yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho người dân có một cuộc sống định cư
, ổn
định. Dân gian có nhiều câu tục ngữ đề cao vai trò của ngôi nhà: “An cư, lạc
nghiệp” hoặc ‘Thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần” (Trần Ngọc Thêm, 2001:
403 – 404).



2
Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong bối cảnh sinh hoạt chung
của làng, nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hòa đồng. Những
bức tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này với nhà kia tạo nên thế khép
kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử chung của cả làng.
Kết cấu của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều ki
ểu nhưng có hai kiểu
được thiết kế nhiều nhất là: kiến trúc hình thước thợ (nhà chính và nhà phụ) -
thường phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ: kiến trúc hình chữ "Môn" (nhà chính nằm
ở chính giữa, hai bên có hai nhà phụ). Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của
mỗi gia đình gồm có các phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ
chăn nuôi gia cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng Người nông dân đã biết
khai thác về mặt sinh thái để ổn đị
nh cuộc sống, hài hòa với môi trường, tạo điều
kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung. Trong đó 3 yếu tố “người, đất và nước”
là các yếu tố tạo nên sự cân bằng sinh thái trong nhà ở người Việt truyền thống
vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên
của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không
mấy nhà có số gian chẵn. Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tùy thuộc vào
hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên nhiên xung
quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu đăng đối, vì là
số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách.
Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch vị
trí giữ
a nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ
sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà
phụ. Gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được
bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Trong ngôi nhà phần được chú


3
ý và quan tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ vì chịu ảnh hưởng của Đạo Phật,
Đạo Lão, Đạo Khổng nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung
quanh được trang hoàng bằng các bức hoành phi câu đối, nếu gia cảnh của chủ
nhà có khiêm nhường hơn thì bàn thờ cũng luôn được đặt vào nơi trang trọng
nhất.
Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm, nên việc dựng một ngôi
nhà được người Việ
t hết sức quan tâm, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu xem
ngày, xem tháng, so tuổi vì họ quan niệm thứ nhất, đây là cơ nghiệp của nhiều
đời; thứ hai, đó là sự thịnh vượng hay suy vong của cả gia đình hay lớn hơn là cả
một dòng họ nếu chọn được hay không chọn được ngày tốt và hướng tốt (Trần
Ngọc Thêm, 2001: 409-422).
Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu s
ẵn
có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, đất, đá phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện
kinh tế của từng gia đình. Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ
thống cửa “bức bàn” hay “cửa phố”. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc
mạc giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch, lợp ngói âm dương thì chỉ là
mái dốc thuần túy, không được trang trí c
ầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài
khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông
giản dị, khiêm nhường
1
.
Tóm lại, ngôi nhà truyền thống của người Việt phản ánh triết lý âm dương
hài hòa. Nó phải là sự cân bằng giữa gió – nước và vị trí đất không quá cao cũng
không quá thấp (Trần Ngọc Thêm, 2001: 422). Đó thực sự là một tổ ấm có sức
sống vững bền qua cả ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, cấu trúc ngôi nhà Việt và

cách thức tổ chức không gian sống cũng có sự thay đổi đáng kể cùng với tiến

1
(truy cập ngày 9/9/2009).

4
trình phát triển của xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh gia tăng dân số, CNH và
ĐTH mạnh mẽ hiện nay thì tổ chức khuôn viên cư trú của người dân cũng xuất
hiện những thay đổi, cả hướng tích cực và tiêu cực.
2. Địa bàn nghiên cứu.
Thị xã Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên (Tỉnh Vĩnh Phúc) là hai địa bàn
đang diễn ra tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công nghiệp hóa và đô thị

hóa nhanh chóng nên đã được chọn làm địa bàn khảo sát. Đặc biệt, tại huyện
Bình Xuyên – hệ thống chính trị đã vào cuộc, góp phần thiết thực trong công tác
đền bù GPMB. Khu công nghiệp Bình Xuyên và Khu công nghiệp Bá Thiện với
tổng diện tích trên 600 ha được giải phóng mặt bằng nhanh. Đồng chí Bí thư
huyện uỷ trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo GPMB, chính quyền cùng các tổ
chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tố
t chủ trương chung
về GPMB. Gia đình cán bộ, đảng viên gương mẫu nhận tiền, giao trả mặt bằng
trước. Hai xã đông đồng bào công giáo là Bá Hiến và Thiện Kế vốn có tập quán
chỉ chôn người chết một lần "nhất táng thiên thu", nhưng hưởng ứng "cuộc vận
động vì công nghiệp hoá" của địa phương, mọi người đều tự nguyện di chuyển
trên 1.300 mồ mả để dành đất làm công nghiệp. Các xã, ph
ường được khảo sát là
phường Đồng Tâm và phường Khai Quang (Tp Vĩnh Yên); xã Bá Hiến và thị
trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên).
Khai Quang là một phường nằm ở phía Đông Nam thị xã Vĩnh Yên, diện
tích tự nhiên là 1.117,17 ha và được phân chia thành 12 tổ dân phố. Dân số của

phường tính đến năm 2009 là 16.661 khẩu, 1832 hộ. Trong những năm qua, thực
hiện quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thu hồi đất phục vụ cho quy
hoạch các KCN và xây d
ựng hạ tầng, đến nay trên địa bàn phường đã có 141 cơ
quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng diện tích

5
đất bị thu hồi năm 2005 là 33.67 ha; năm 2006 là 65.2 ha; năm 2007 là 20.8 ha;
năm 2008 là 48 ha với 74 dự án. Do sự thu hẹp đất đai canh tác, cơ cấu kinh tế
của phường hiện nay là: công nghiệp – xây dựng – thương mại – du lịch và nông
nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 33.988.000đ/người.
Phường Đồng Tâm nằm ở phía Tây thành phố Vĩnh Yên, diện tích tự
nhiên là 7.52 km2, 2815 hộ và 14500 khẩu. Cơ cấu kinh tế của phường là thương
mạ
i, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp, thủy sản. Năm 2008,
phường đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng với 8 dự án, tổng
diện tích 345.182,4m2, giá trị bồi thường hơn 6 tỷ đồng với hơn 360 lượt hộ có
đất thu hồi. Công tác xây dựng hạ tầng cơ sở trên địa bàn phường được triển khai
tốt, các thiết chế văn hóa – giáo dục và y tế được đầu tư đồ
ng bộ và hiện đại.
Thị trấn Hương Canh có diện tích tự nhiên là 1006,42 ha với 3818 hộ và
14499 khẩu. trong đó, hộ sản xuất nông nghiệp là 1670 hộ và hộ phi nông nghiệp
là 2148 hộ. Trong tổng số 7670 lao động của thị trấn thì có tới 2537 người đang
làm việc cho các doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn. Diện tích đất nông nghiệp
của thị trấn chỉ có 543,1 ha, đất phi nông nghiệp có 445,05 ha. Thời gian qua,
quá trình chuyển đổi mục đích s
ử dụng đất cũng được thực hiện trên địa bàn thị
trấn nhưng tốc độ chậm vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như giá đền bù chưa
hợp lý, ý thức trách nhiệm một số người chưa cao.
Xã Bá Hiến nằm ở phía Bắc huyện Bình Xuyên với 3216 hộ, 14 216 khẩu

(khoảng 35% số khẩu là đồng bào theo đạo Thiên chúa). Cơ cấu kinh tế của xã là
nông nghiệp, thủy sản – thương m
ại dịch vụ và xây dựng cơ bản. Những năm
qua, thực hiện chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính quyền địa
phương đã tiến hành thu hồi và bàn giao hàng trăm ha đất cho các doanh nghiệp
và cơ quan trên địa bàn. Riêng năm 2008, địa phương đã giao 83 ha cho tập đoàn

6
Hồng hải, 0.77 ha cho KCN Bá Thiện xây nhà máy nước. Hiện nay, chính quyền
xã vẫn đang tiếp tục thực hiện chính sách thu hồi và đền bù, giải phóng mặt bằng
cho các hộ dân trong xã. Những năm sắp tới, việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất sẽ giúp Bá Hiến trở thành một địa bàn có nhiều KCN với nhiều doanh nghiệp
cả trong và ngoài nước.
3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và s
ự thay đổi cách thức tổ chức
và bố trí không gian sống – khảo sát tại Vĩnh Phúc.
Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, có thể thấy chính sách thu hồi đất nông
nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và hạ tầng cơ sở là yếu tố có ảnh
hưởng rõ rệt đến quan niệm và cách thức tổ chức không gian sống của người dân
tại 04 xã, phường được khảo sát. Về mặt hình thức, s
ự thay đổi rõ nhất là việc
người dân tiến hành xây mới hoặc sửa sang nhà cửa từ nguồn tiền do nhà nước
đền bù khi thu hồi đất của họ.
Theo số liệu khảo sát, có tới 244/399 người được hỏi, chiếm 61.2% trả lời
là đã sử dụng tiền đền bù đất vào việc xây mới hoặc sửa sang nhà cửa. Nhu cầu
sửa sang hoặc xây mới nhà cửa của cư dân vùng chuyển đổ
i là hiện tượng phổ
biến và có phần hợp lý. Bởi lẽ, vốn là những người nông dân, sản xuất nông
nghiệp cho thu nhập thấp trong khi mong ước về một ngôi nhà không chỉ để ở đã
xuất hiện trong suy nghĩ của bất kỳ người dân nào khi đến tuổi trưởng thành. Do

đó, khi có một khoản tiền trong tay thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc chỉnh
sửa hoặc xây nhà để ở và
để tự hào với hàng xóm, láng giềng. Quan sát việc xây,
sửa nhà và cách thức bố trí nơi cư trú cũng như không gian sống, nhóm nghiên
cứu phát hiện thấy một số nét đáng chú ý sau đây:
3.1. Thiết kế và xây dựng nhà ở:

7
Như phần trên trình bày, ngôi nhà vốn có một vị trí rất quan trọng trong
suy nghĩ của người dân nông thôn Việt Nam. Với rất nhiều hộ gia đình đang phải
ở trong những ngôi nhà cũ, lạc hậu và không an toàn thì việc xây nhà là tất yếu.
Nhìn vào bảng số 14 có thể thấy: trước khi bị thu hồi đất, đa số các hộ gia đình
được hỏi đang ở trong những căn nhà truyền thống với kết cấu t
ường gạch, mái
ngói (chiếm 85.9%); thậm chí có tới 4.5% số hộ gia đình được khảo sát còn phải
ở trong nhà tranh, tre. Tỷ lệ những hộ có nhà mái bằng hoặc nhà cao tầng rất
thấp (mái bằng: 2.3%; nhà 02 tầng trở lên: 1.3%). Thực trạng nhà ở đã phản ánh
mức sống của cư dân khu vực khảo sát trước khi chuyển đổi đất.
Bảng 1: Sự thay đổi về loại nhà ở của cư dân vùng chuyển
đổi
(Tỷ lệ %)
Loại nhà ở
Thời điểm bị thu
hồi đât
Hiện nay
(2009)
1. Nhà tranh, tre 4.5 0.0
2. Nhà tường gạch, mái ngói 85.9 53.1
3. Nhà tường gạch, mái proximăng/mái
tôn

6.0 14.4
4. Nhà mái bằng, 01 tầng 2.3 12.8
5. Nhà 02 tầng trở lên 1.3 19.6
Tổng 100 100

Tuy nhiên, cho đến hiện tại (năm 2009), tức là sau khoảng 7-8 năm
chuyển đổi đất, nơi cư trú của người dân đã có sự thay đổi rất đáng kể: không
còn hộ nào phải ở nhà tranh tre; tỷ lệ hộ sống trong nhà tường gạch mái ngói chỉ
còn 53.1%; nhà tường gạch mái tôn/proximăng chiếm 14.4%; đáng chú ý nhất là

8
tỷ lệ nhà kiên cố đã tăng lên rất nhiều: 12.8% số người được hỏi đã có nhà mái
bằng một tầng và có tới 1/5 số hộ (19.6%) đã có nhà hai tầng trở lên.
Đi sâu tìm hiểu, nhóm nghiên cứu thấy người dân có xu hướng sử dụng
các vật liệu hiện đại như sắt thép, xi măng, tôn và hạn chế sử dụng gỗ trong việc
xây dựng nhà ở. Đặc biệt, về không gian nơi cư
trú, người dân có xu hướng tận
dụng tối đa diện tích đất họ có. Ưu tiên hàng đầu đối với họ là ngôi nhà, còn các
bộ phận khác chỉ là thứ yếu. Bởi thế, hầu như mọi nguồn lực được người dân đầu
tư vào xây nhà, các khu vực khác chỉ được quan tâm ở mức độ vừa phải, tức là
có đến đâu làm đến đó. Do diện tích đất bị thu hẹp cho nên cấu trúc n
ơi ở truyền
thống đã phải nhường chỗ cho mô hình cấu trúc mới, tận dụng mọi không gian
có thể. Các bộ phận như ao, sân đều được hạn chế tối đa, thậm chí rất nhiều gia
đình không còn diện tích giành làm sân hay ao như trong mô hình nhà ở truyền
thống. Một số gia đình đã coi nhà vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất, kinh doanh.
Khi xây nhà, người dân vẫn quan tâm đến hướng nhà và thiết kế
các gian
hay phòng (buồng) trong nhà nhưng họ sẵn sàng thay đổi để thích ứng với diện
tích và vị trí đất mà họ có.

Nếu là nhà cao tầng thì các buồng được ngăn cách độc lập với nhau; gian
giữa và rộng nhất trong nhà vẫn là nơi tiếp khách và bày biện những đồ đạc có
giá trị của gia đình. Đa số các gia đình vẫn bố trí bàn thờ ở gian chính giữa
nhưng với một số nhà cao tầng thì gia chủ l
ại bố trí nơi thờ tự ở trên tầng cao
nhất, với suy nghĩ đó là nơi sạch sẽ và sang trọng, thiêng liêng.
Do tận dụng diện tích cho nên các khoảng không hay diện tích cây xanh là
vô cùng hạn chế. Rất nhiều hộ gia đình đông con cái đã chia thành lô đất cho các
con nên nhiều hộ, nhất là gia đình trẻ, chỉ có đủ diện tích đất cho việc xây nhà.

9
Đất đai trở nên khan hiếm cho nên người dân có xu hướng xây nhà ở bất kỳ đâu
có thể.
Tính tùy tiện trong thói quen sinh hoạt của người nông dân có cơ hội hiện
thực hóa thành các kiểu kết cấu nhà hết sức đa dạng, với đủ loại kiến trúc và màu
sắc. Các ngôi nhà mới xây có thể quay theo bất cứ hướng nào, với bất cứ hình
thù như thế nào theo sở thích của gia chủ. Đây chính là nguyên nhân cho thấy,
mặc dù nhiề
u nhà kiên cố được xây dựng nhưng các khu dân cư mới chuyển đổi
có một bộ dạng kiến trúc hết sức pha tạp và tự do, thiếu thẩm mỹ. Nói cách khác,
hoàn toàn không có một quy hoạch tổng thể trong việc thiết kế và xây mới nhà ở
cho các khu dân cư chuyển đổi đất. Không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan chung,
việc tự do xây dựng của các hộ gia đình đã làm nảy sinh những vấn đề liên quan
đến cộng đồng, nhất là vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường.
“ Người dân chúng tôi mong làm sao một là giải quyết cho cái lối thoát
nước trong cái chỗ đường làm bê tông, cống rãnh và phát triển thêm cái mương
thoát nước, nếu gặp mưa nó tiêu đi nó khỏi ứ đọng, ô nhiễm cái nguồn nước thải
vì trước kia là cứ thải xuống ao, chuông. Bây giờ đất ở cũng đã thấp, bây giờ
thậm chí chỉ có đôi nhà làm nhà bây giờ còn làm được theo nh
ư nguyện vọng

chứ còn những người làm trước đường bê tông người ta làm sau là làm cao hơn
nên nhà mình là trũng, muốn nâng nhà lên không nâng được, cái sân mưa là
không có lối thoát, ao lấp hết rồi nên là khó khăn ” (Nữ, 42 tuổi, TLN dân xã
Bá Hiến)
3.2. Bố trí không gian cư trú và sinh hoạt:
Như đã trình bày ở các phần trên về sự thay đổi thói quen hành vi tiêu
dùng của người dân khu vực chuyển đổi: mức độ đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa
nhà cửa tỷ
lệ thuận với diện tích đất bị thu hồi. Bị thu hồi càng nhiều đất, càng

10
được nhiều tiền đền bù thì mức đầu tư cho nhà cửa càng lớn. Để có thêm những
thông tin cụ thể hơn nữa về việc đầu tư cho nơi cư trú và sinh hoạt của người
dân, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu chi tiết về cách thức bố trí các khu vực phụ
trong mỗi hộ gia đình, đó là khu bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm và chuồng trại chăn
nuôi.
Với các hộ gia đình nông thôn truyền thống thì b
ếp thường nằm độc lập
với nhà. Đó là nơi đun nấu và cất giữ các nhiên liệu như than, củi vv. Tuy
nhiên, trong bối cảnh mới, người dân khu vực chuyển đổi có xu hướng bố trí khu
bếp với kết cấu hiện đại hơn, thuận tiện và tiết kiệm diện tích hơn. Trước thời
điểm thu hồi đất, chỉ có rất ít các hộ gia đình có bếp khép kín trong nhà (5.7%)
và đạ
i đa số các gia đình sử dụng mô hình bếp độc lập truyền thống (92.7%).
Tuy nhiên, tỷ lệ này đã thay đổi đáng kể sau một thời gian thực hiện chính sách
thu hồi đất: có tới 24.9% số hộ đã bố trí bếp khép kín trong nhà. Cấu trúc bếp
thay đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi về loại bếp sử dụng và loại nhiên liệu dùng
để đun nấu. Tại thờ
i điểm khảo sát, có tới 92.4% số hộ được hỏi đã dùng bếp
gas, tăng lên đáng kể so với thời điểm bị thu hồi đất (chỉ có 48%). Tỷ lệ các hộ

sử dụng chất liệu truyền thống như than đã giảm đáng kể, từ 47.5% xuống chỉ
còn 4.1% vào thời điểm năm 2009. Như vậy, có thể thấy sự thay đổi rõ ràng
trong thói quen và cách th
ức tổ chức một khu vực hết sức quan trọng trong các
hộ gia đình khu vực chuyển đổi. Cùng với xây và sửa nhà, việc xây dựng bếp
mới cũng được nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn tiền đền bù đất (xem bảng 14).
Bảng 2: Cấu trúc và loại bếp trong gia đình khu vực chuyển đổi
(Tỷ lệ %)
Cấu trúc bếp
Thời điểm bị thu
hồi đât
Hiện nay (2009)

11
1. Khép kín trong nhà 5.7 24.9
2. Khu riêng biệt, tách khỏi nhà 92.7 74.2
3. Không có khu bếp 1.5 0.9
Tổng 100 100
Loại bếp

4. Có sử dụng bếp điện 4.5 3.4
5. Sử dụng bếp gas 48.0 92.4
6. Sử dụng bếp than 47.5 4.1
7. Đun củi, rơm, rạ… 0.0 0.0
Tổng 100 100

Đối với nhà vệ sinh
2
, dân cư nông nghiệp truyền thống thường bố trí nhà
vệ sinh trong vườn hoặc cùng với chuồng trại để lấy phân bón ruộng. Tuy nhiên,

thói quen này cũng dần thay đổi khi nhận thức của người dân được nâng lên.
Cùng với tiến trình đô thị hóa, diện tích đất thu hẹp lại, cấu trúc nhà được xây
mới khiến cho cách bố trí và xây dựng nhà vệ sinh của người dân cũng phải thay
đổi theo. Thêm nữa, việc thu hẹp đáng kể quy mô s
ản xuất nông nghiệp cũng
khiến cho nhu cầu phân bón ruộng giảm cho nên mục đích xây nhà vệ sinh của
người dân vùng chuyển đổi cũng khác trước.
Có thể thấy từ bảng số 15: trước thời điểm bị thu hồi đất thì đa phần các
hộ gia đình sử dụng loại nhà vệ sinh truyền thống là loại một ngăn/hố xí thùng
(46.3%) và loại hai ngăn (48.1%); tỷ lệ các hộ có nhà v
ệ sinh tự hoại rất ít
(3.6%); thậm chí có tới 2% số hộ được hỏi không có nhà vệ sinh vào thời điểm

2
Ở khu vực nông thôn thường gọi phổ biến hơn là: “nhà xí”, khu vực đô thị gọi là toilet.

12
đó. Đến nay, trong khi số nhà vệ sinh tự hoại tăng lên rất nhiều (51.9%) thì các
loại nhà vệ sinh truyền thống đã giảm đáng kế (chỉ còn 17.1% số hộ dùng loại
một ngăn và 30.2% số hộ dùng loại hai ngăn). Trong quá trình tìm hiểu, khác với
xây bếp, đa số những người được hỏi đều khẳng định rằng họ xây nhà vệ sinh
mới cùng với xây nhà và nguồn tiền chủ yếu là tiề
n được đền bù đất.
Bảng 3: Nhà vệ sinh của người được hỏi tại hai thời điểm
(Tỷ lệ %)
Loại nhà vệ sinh
Thời điểm bị thu
hồi đât
Hiện nay
(2009)

1. Một ngăn (thùng) 46.3 17.1
2. Hai ngăn 48.1 30.2
3. Tự hoại 3.6 51.9
4. Không có nhà vệ sinh 2.0 0.8
Tổng 100 100

Nhà tắm là công trình vốn ít được chú ý nhất trong mô hình cư trú truyền
thống của người dân nông thôn Việt Nam. Bảng số liệu dưới đây góp phần minh
chứng cho nhận định trên.
Bảng 4: Sự thay đổi mô hình nhà tắm của các hộ gia đình (Tỷ lệ %)
Loại nhà tắm
Thời điểm bị thu
hồi đât
Hiện nay
(2009)
1. Tranh tre (tạm) 9.5 1.0
2. Xây tường, không mái 62.4 21.8

13
3.Xây tường, có mái 24.0 51.3
4. Khép kín trong nhà 1.8 25.1
5. Không có nhà tắm 0.8 0.8
Tổng 100 100

Cho đến trước thời điểm thực hiện chính sách chuyển đổi mục đích sử
dụng đất ở địa phương, vẫn có tới 9.5% số hộ gia đình được hỏi có nhà tắm được
làm bằng tranh, tre (tạm thời). Tỷ lệ nhà tắm đơn sơ cũng rất cao với 62.4% là
nhà tắm không mái, chỉ có tường. Loại nhà tắm kiên cố chiếm tỷ lệ rất thấp: 24%
số hộ có nhà tắm xây tường và có mái; chỉ 1.8% có nhà tắm khép kín. Tuy nhiên,
đến thời điểm khảo sát, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm khép kín và xây kiên cố đã

tăng lên rất nhiểu (khép kín: 25.1%; xây tường, có mái: 51.3%). Tìm hiểu thêm,
nhóm nghiên cứu nhận thấy việc đầu tư xây dựng nhà tắm thường nằm trong
tổng thể đầu tư xây nhà ở. Người dân đã ý thức được vai trò của các công trình
phụ trong việc quy hoạch tổng thể n
ơi cư trú.
Một khu vực nữa vốn chiếm vị trí rất quan trọng trong không gian sinh
sống của các hộ gia đình nông nghiệp truyền thống, đó là các chuồng trại chăn
nuôi. Theo kết quả khảo sát, chính sách thu hồi đất (cả đất canh tác và đất ở) là
nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất dẫn đến sự thu hẹp của quy mô chăn
nuôi gia súc, gia cầm trong các hộ gia đình. Thực tế này khiến cho khu vực
chuồ
ng trại thậm chí đã không còn tồn tại trong mô hình bố trí nơi ở của nhiều
hộ dân. Với các hộ vẫn còn chuồng trại thì quy mô cũng đã giảm đáng kể; chỉ có
số lượng rất ít hộ gia đình đầu tư mở rộng chăn nuôi gia cầm.


14
Bảng 5: Bố trí chuồng trại trong không gian cư trú và sinh hoạt của người
dân (Tỷ lệ %)
Loại chuồng trại
Thời điểm bị thu
hồi đât
Hiện nay
(2009)
1. Không có 11.5 42.9
2. Chuồng nuôi gia cầm 16.1 17.5
3. Chuồng nuôi gia súc 71.6 37.3
4. Loại khác 0.8 2.2
Tổng 100 100


Có thể thấy rõ một thực tế là tỷ lệ những hộ không có chuồng trại tăng lên
rất đáng kể tại hai thời điểm, từ 11.5% tăng lên 42.9%; chuồng nuôi gia súc giảm
từ 71.6% xuống còn 37.3%. Chỉ duy nhất các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm là
vẫn giữ nguyên khu vực chuồng trại (16.1% số hộ tại thời điểm bị thu hồi đất và
17.5% số hộ hiệ
n nay). Những thông tin này cho thấy sự biến đổi của một chiều
cạnh thuộc về lối sống hết sức rõ nét tại khu vực chuyển đổi. Theo đó, các hoạt
động sản xuất nông nghiệp truyền thống (chăn nuôi, trồng trọt) đã giảm đáng kể;
các thành viên hộ gia đình có xu hướng tìm việc làm bên ngoài phạm vi nơi ở.
Bởi vậy, với đa số hộ gia đình khả
o sát, ngôi nhà dần trở thành nơi chỉ để cư trú
thuần túy.
4. Kết luận:
Các thông tin thu được một lần nữa khẳng định quá trình chuyển đổi mục
đích sử dụng đất là tác nhân quan trọng nhất dẫn đến những biến đổi về cách
thức tổ chức không gian sống của người dân tại các khu vực đang thực hiện

15
chính sách này. Đại đa số các hộ gia đình được khảo sát đã dùng nguồn tiền đền
bù đất để xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa. Mức độ đầu tư cho nơi cư trú tỷ lệ
thuận với lượng tiền được đền bù. Đây là kết luận nghiên cứu đã được khẳng
định trong rất nhiều nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như Nguyễn V
ăn Đáng
(2003), Nguyễn Hữu Minh (2003), Đỗ Văn Quân (2006), Phan Thị Mai Hương
(2006), Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Hoa Hữu Lân (2007), Nguyễn Thị Kim Hoa
(2008), Ngô Thị Phượng (2008) vv.
Với tâm lý truyền thống của người nông dân, ngôi nhà luôn giữ một vị trí
hết sức quan trọng vì đó không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng thể hiện thể
diện của gia đình. Hơn nữa, do mức thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên khả
năng xây nhà

đối với đa số nông dân là rất khó khăn. Bởi vậy, phản ứng đồng
loạt đầu tư xây hoặc sửa nhà là hiện tượng dễ hiểu và cũng có phần hợp lý. Tuy
nhiên, điều đáng chú ý là trong vấn đề này, tính tùy tiện và tự do, không định
hướng lâu dài của người nông dân có cơ hội được hiện thực hóa rõ nhất. Nhiều
gia đình, ngoài việc mua sắm quá mức cần thiết các đồ nộ
i thất, đã đầu tư quá
lớn cho việc xây, sửa nhà, thậm chí còn đi vay thêm để xây nhà.
Về tổng thể, cấu trúc nhà ở mang xu hướng hiện đại hơn về chất liệu và
kiểu dáng. Những quan niệm truyền thống về ngôi nhà như cân bằng âm –
dương, cấu trúc nhà – sân – ao – chuồng đã phải nhường chỗ cho cấu trúc giản
tiện nhất, tức là ngôi nhà vừa là nơi ở đồng thời cũ
ng vừa là nơi kinh doanh hoặc
sản xuất. Sự thu hẹp diện tích đất các loại chính là tác nhân chủ yếu của hiện
tượng này.
Tuy nhiên, vì chỉ chú ý đến chỗ ở của mình cho nên tình trạng xây nhà tự
do theo ý thích, không theo một mô hình thống nhất nào đã diễn ra. Đây là
nguyên nhân khiến cho bộ mặt cảnh quan kiến trúc các vùng chuyển đổi trở nên

16
hỗn độn, thậm chí mất mỹ quan. Nhiều hậu quả kéo theo của tình trạng này có
ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, nhất là sự hạn chế về hệ thống
cống rãnh gây tình trạng lụt lội, úng tắc khi mưa, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng do các gia đình chỉ chú ý bên trong nhà mình mà chưa quan tâm đúng mức
đến hệ thống hạ tầng chung.
Bên cạnh đó, cũng phải khẳ
ng định những dấu hiệu tích cực trong cách
thức bố trí không gian sống. Người dân đã chú ý hơn đến các công trình phụ như
nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp, hạn chế chuồng trại tại nơi ở. Các hạng mục trên đã
được đa số hộ gia đình đầu tư theo mô hình lối sống khép kín của đô thị hiện
đại./.




17
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên, 2008): “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong
bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”. Nhà xuất
bản Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa. Hà Nội.
2. Mai Huy Bích (2003): “Xã hội học gia đình”. Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đáng (2003): “Chuyển đổi ngh
ề nghiệp của người nông dân
trong quá trình đô thị hóa”. Tạp chí Lý luận chính trị.
4. Đôbơrianốp, V (1985): “Xã hội học Mác-Lênin”. Nhà xuất bản Thông tin lý
luận, H.1985.
5. Evans, Grant (2001): “Bức khảm văn hóa châu Á: Tiếp cận nhân học”.
Người dịch: Cao Xuân Phổ. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Ngô Văn Giá (2006): “Những biến đổi về giá trị văn hóa của các làng ven
đô Hà Nội Nội trong th
ời kỳ đổi mới”. Đề tài cấp Bộ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
7. Mai Văn Hai-Mai Kiệm (2003): “Xã hội học văn hoá”. Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội.
8. Vũ Tuấn Huy (2003): “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố
ảnh hưởng”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2003.
9. Vũ Tuấn Huy (2004): “Xu hướng gia đình ngày nay”. Nhà xuất b
ản Khoa
học xã hội, Hà Nội.
10. Tương Lai (chủ biên, 1996): “Những nghiên cứu về xã hội học gia đình Việt

Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008): "Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ
cấu lao động và việc làm của hộ gia đình". Tạp chí Xã hội học số 1.
12. Hoa Hữu Lân (2007)“Xây dựng một số giải pháp đồ
ng bộ nhằm giải quyết
vấn đề kinh tế-xã hội trong quá trình đô thị hoá nhanh ở một số địa bàn
thuộc thành phố Hà Nội”. Đề tài khoa học cấp Bộ.
13. Tô Duy Hợp (2007): "Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình xã hội
hoá tam nông Việt Nam". Tạp chí Xã hội học số 4.

18
14. Trần Thị Lan Hương(2000): "Tác động cuả phân tầng mức sống vào quá
trình phát triển văn hoá nông thôn", Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin Hà
Nội.
15. Phạm Thị Mai Hương (2006): "Những biến đổi cơ bản về mặt tâm lý của cư
dân vùng ven đô đã được đô thị hóa". Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Tâm lý
học.
16. Bùi Thị Ngọc Lan (2007): “Giải quyết nhữ
ng vấn đề xã hội nảy sinh từ việc
thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển khu công
nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”. Đề tài cấp Bộ, Học viện
Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
17. Số 3. Văn Thị Ngọc Lan (1998), "Sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp ở khu vực
đô thị mới ven đô thành phố Hồ Chí Minh",
Tạp chí Xã hội học số, (2).
18. Michael Leat (2000), "Vùng ven đô của Việt Nam: Việc quản lý hành chính
sự phát triển đô thị của Hà Nội". Tạp chí Xã hội học, Số 3.
19. Nguyễn Thu Linh (2008): “Văn hoá doanh nghiệp - cách tiếp cận hiện đại
về doanh nghiệp”. />.
09:45, 7/7/2008 (GMT+7).

20. Nguyễn Thu Linh (2008): “Cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp”. Nguồn:
/>.14:45,9/7/2008(GMT+7).
21. Trịnh Duy Luân (2008): “Biến đổi tâm lý-xã hội của cộng đồng dân cư đô
thi dưới tác động của đô thị hoá”, Tạp chí Xã hội học số 1.
22. Trần Lê (2007): “Quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất”. Nguồn:
vneconomy ngày 6/7/2007).
23. Nguyễn Hữu Minh (2003), "Đô thị hoá và sự phát triển nông thôn Việt Nam-
Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu", Tạp chí Xã h
ội học, (3).
24. Nguyễn Hữu Minh (2003), "Những biến đổi kinh tế -xã hôi ở vùng ven đô
Hà Nội trong quá trình đô thị hóa", Đề tài cấp Viện.
25. Mai Quỳnh Nam (chủ biên, 2002): “Gia đình trong tấm gương xã hội học”.
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Trần Ngọc Thêm (2001): “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”. Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh.

19
27. Trương Xuân Trường: “Động thái của mô hình văn hoá gia đình nông thôn
những năm đầu thập kỷ 90” in trong Mai Quỳnh Nam (2002: 311-326):
“Gia đình trong tấm gương xã hội học”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội.
28. Nguyễn Hữu Tiến: “Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nông
trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá”. Tạp chí Cộng sản điện tử

ngày 4/7/2007).
29. Lê Du Phong (2007): “Thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người
dân bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, đô thị và cho nhu cầu công
cộng, lợi ích quốc gia” sgtt.com.vn ngày 30/12/2007.
30. Lê Du Phong, Nguyễn V. áng, Hoàng V. Hoa (2002): “ảnh hưởng của đô thị
hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội-Thực trạng và giải pháp”. Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Ngô Thị Phượng (2008): “Những biế
n đổi xã hội ở nông thôn Việt Nam do
quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp”. Kỷ yếu Hội thảo Việt
Nam học lần 3, Hà Nội.
32. Vũ Ngọc Khánh: “Văn hoá gia đình Việt Nam”. Nhà xuất bản Thanh niên.
33. Đặng Phương Kiệt (2006): “Gia đình Việt Nam-Các giá trị truyền thống và
những vấn đề tâm bệnh lý xã hội”. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
34. Phan Tân (2007): “Một số loại hình xung đột về đất đai”, Tạp chí Xã hội
học số 4.
35. Trần Đan Tâm và Nguyễn Vi Nhuận (2000), "Những biến đổi xã hội ở vùng
ven đô Hà Nội dưới áp lực đô thị hoá". Tạp chí Xã hội học, (1).
36. Nguyễn Hữu Thắng (2004): "Đô thị hóa, phân tầng xã hội và nghèo khổ:
nghiên cứu trường hợp ở vùng ven Hà Nội"
, Tạp chí Xã hội học, (3).
37. Hoàng Bá Thịnh (2008): “Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia
đình nông thôn Việt Nam” Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần 3, H.2008.
38. Nguyễn Đức Truyến (1998), "Biến đổi xã hội và ý thức xã hội qua quá trình
hình thành ý thức pháp luật của nhóm nông dân thuộc một xã đồng bằng
sông Hồng", Tạp chí Xã hội học, số 2.
39. Trần Ki
ều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thuỷ (2001): “Thực
trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưưỏng chính trị, lối sống cho

20
thanh niên học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con
người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”. Nhà xuất bản Văn
hóa-Thông tin, H.2001.
40. Đỗ Văn Quân (2006): “Biến đổi mức sống hộ gia đình đình ở nông thôn
vùng phụ cận Hà Nội , Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội.

41. Đình Quang (2005): “Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt nam.
Nhà xu
ất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội
42. Trần Văn Thạch (2005), Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định
cư ở Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội.
43. Nguyễn Đức Truyến (2003): ‘‘Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở
nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới’’, Nhà xuất bản
Khoa học xã h
ội, Hà Nội.
44. UBND xã Bá Hiến (2008): Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, phương hướng
nhiệm vụ năm 2009.
45. UBND thị trấn Hương Canh (2008): Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
46. UBND phường Khai Quang (2008): Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
47. UBND phường Đồng Tâm (2008): Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008,
phương hướng nhiệm v
ụ năm 2009.
48. Lê Ngọc Văn (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
49. Lê Ngọc Văn (2002), "Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông
nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hoá", Tạp chí Khoa học về
Phụ nữ, (1).

×