Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ( LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 197 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU VĂN HUY

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ
ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU VĂN HUY

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ
ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

9 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu sử dụng trong Luận án là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án đã được
cảm ơn đầy đủ, các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc theo
qui định.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận án

Lưu Văn Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận
án của mình.
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các Thầy, Cô giáo Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo,
Ban Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Các Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, phòng Nông nghiệp các huyện và
UBND các xã có nghề cá ngừ phát triển ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp Hội cá ngừ Việt Nam đã tạo
điều kiện về thời gian, sắp xếp kế hoạch tiếp xúc với các đơn vị sản xuất kinh doanh cá
ngừ ở địa phương. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bà con ngư dân, các cơ sở
thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương tại các địa phương ở các tỉnh Nam
Trung Bộ đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc, trao đổi, cung cấp các thông tin về tình
hình khai thác, thu mua và chế biến cá ngừ đại dương để tôi có được bộ số liệu đầy đủ
nhất trong quá trình phân tích và hoàn thành Luận án.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ
tận tình của cán bộ nghiên cứu viên phòng Kinh tế thủy sản thuộc Viện Kinh tế và Quy
hoạch thủy sản đã tạo điều kiện về thời gian và tinh thần, động viên giúp đỡ, trao đổi
học thuật trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã
luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành Luận án của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận án

Lưu Văn Huy

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Danh mục từ viết tắt tiếng việt ......................................................................................... vi
Danh mục từ viết tắt tiếng anh ........................................................................................ vii
Danh mục bảng ................................................................................................................ ix
Danh mục hình ................................................................................................................. xi

Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiv
Thesis abstract................................................................................................................ xvi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4


1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.5.

Những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn của luận án ....................... 4

1.5.1.

Đóng góp về mặt khoa học ................................................................................ 4

1.5.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn................................................................................. 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ
đại dương ........................................................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 6

2.1.2.

Đặc trưng sản phẩm và đặc trưng của chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ............ 13


2.1.3.

Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ...................................... 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương .............................. 19

2.1.5.

Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ........... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 22

iii


2.2.1.

Thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành khai thác cá ngừ đại dương
trên toàn cầu và ở một số quốc gia .................................................................. 22

2.2.2.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong và
ngoài nước ....................................................................................................... 26


Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 35
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 36

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế-xã hội................................................................................... 37

3.1.3.

Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ ......................... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 44

3.2.2.

Khung phân tích............................................................................................... 45


3.2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 52

Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 55
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 56
4.1.

Thực trạng ngành khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ ở Việt Nam
và tại các tỉnh nam trung bộ ................................................................................ 56

4.1.1.

Thực trạng khai thác cá ngừ đại dương ........................................................... 56

4.1.2.

Thực trạng cơ sở thu mua cá ngừ đại dương ................................................... 60

4.1.3.

Thực trạng cơ sở chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương ................................. 60

4.1.4.

Những lợi thế, hạn chế, tồn tại và nguyên ngân của những hạn chế tồn tại

chủ yếu ngành cá ngừ ở các tỉnh Nam Trung Bộ ............................................ 62

4.2.

Thực trạng chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh nam trung bộ
Việt Nam........................................................................................................... 66

4.2.1.

Sơ đồ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ............................................................... 66

4.2.2.

Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ ................................................................... 72

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các
tỉnh nam trung bộ ............................................................................................ 109

4.3.1.

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (ngư trường) ........................................... 109

iv


4.3.2.


Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn, công nghệ khai thác và bảo quản
cá ngừ............................................................................................................. 109

4.3.3.

Ảnh hưởng của công tác tổ chức thu mua, chế biến và sự liên kết với
ngư dân .......................................................................................................... 114

4.3.4.

Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ cá ngừ ..................................................... 118

4.3.5.

Ảnh hưởng của thể chế chính sách ................................................................ 122

4.3.6.

Ảnh hưởng của yếu tố vốn sản xuất kinh doanh............................................ 123

4.4.

Định hướng và một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương
tại các tỉnh nam trung bộ ................................................................................ 125

4.4.1.

Định hướng phát triển chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ đến năm 2025 ................................................................................ 125


4.4.2.

Một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh
Nam Trung Bộ ............................................................................................... 128

Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 141
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 142
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 142

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 143

Danh mục một số công trình đã công bố liên quan đến luận án ................................... 145
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 146
Phụ lục ........................................................................................................................ 152

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm


CPSX

Chi phí sản xuất

DNBB

Doanh nghiệp bán buôn

CSBL

Cơ sở bán lẻ

CV

Công suất máy thủy

ĐH/CĐ

Đại học/Cao đẳng

DNCB

Doanh nghiệp chế biến

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DVHC


Dịch vụ hậu cần

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KH-CN

Khoa học-công nghệ

KH-KT

Khoa học-Kỹ thuật

KTTS

Khai thác thủy sản


ND

Ngư dân

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NSKT

Năng suất khai thác

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB

Trung bình

TĐTTBQ

Tốc độ tăng trưởng bình quân

THCN


Trung học chuyên nghiệp

TK

Tài khoản

TL/CV

Thương lái/chủ vựa

TSCĐ

Tài sản cố định

TTNĐ

Tiêu thụ nội địa

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VNĐ

Việt Nam đồng

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Viết tắt

Nội dung viết tắt tiếng Anh

Nội dung từ viết tắt tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ASEAN

Association of
Southeast Asian Nations

Cộng đồng các nước Đông Nam Á

CAS

Cells Alive System

Hệ thống bảo quản tế bào

CCSBT

Commission for the
Conservation of Southern

Bluefin Tuna

Ủy ban bảo tồn cá ngừ Vây xanh phía
Nam

CF

Conventionally frozen

Cấp đông tiếp xúc

DPCIA

Dolphin Protection Consumer
Information Act

Luật Thông tin cho người tiêu dùng về
bảo vệ cá heo của Mỹ

DRC

Domestic Resource Coeficient

Chi phí nguồn lực nội địa

EII

Earth Island Istitutes

Tổ chức phi Chính phủ của Mỹ về bảo

vệ “An toàn cá heo”

EU

European Union

Cộng đồng Châu âu

FAO

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc

FIP

Fisheries Improvement Project

Dự án Cải thiện nghề Khai thác cá ngừ
vây vàng ở Việt Nam

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


GMP

Good Manufacturing Practices

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

GO

Giá trị sản xuất

GTZ

German Organisation
Technical Cooperation

for Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật
Cộng hòa Liên bang Đức

HACCP

Hazard Analysis and Critical
Hệ thống quản lý chất lượng
Control Points

IATTC

Inter-American Tropical Tuna Ủy ban quản lý nghề cá ngừ vùng nhiệt
Commission
đối của Trung Mỹ


ICCAT

International Commission for
Ủy ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ
the Conservation of Atlantic
vùng Đại Tây Dương
Tunas

IOTC

Indian Ocean Tuna
Commission

Ủy ban nghề cá ngừ Ấn Độ Dương

IQF

Individual Quick Frozen

Thiết bị cấp đông rờinhanh từng cá thể

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

vii



Viết tắt

Nội dung viết tắt tiếng Anh

Nội dung từ viết tắt tiếng Việt

IUCN

International Union for
Conservation of Nature

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

IUU

illegal, unreported and
unregulated fishing

Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp

IMHEN

Vietnam Institute of
Meteorology Hydrology and
Climate change

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và
Biến đổi khí hậu


JICA

The Japan International
Cooperation Agency

Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản

PPP

Public - Private Partner

Đầu tư Hợp tác công tư.

PRA

Participatory Rural Appraisal

Phương pháp đánh giá nhanh có sự
tham gia của người dân.

RCA

The Coefficient of Revealed
Comparative Advantage

Lợi thế so sánh tiết lộ

RIMF


Research Institute for marine
fisheries

Viện nghiên cứu hải sản

SEAFDE Southeast Asian Fisheries
C
Development Center

Trung tâm Phát triển Nghề cá ĐôngNam Á.

SEAT

SustainingEthicalAquaticTrade

Dự án nuôi trồng phát triển thủy sản
theo chuẩn thương mại

SSOP

Sanitation Standard Operating Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát
Procedures
vệ sinh àn toàn thực phẩm.

SWOT

Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội, thách thức.

USD

United States dollar

Đơn vị tiền tệ Mỹ.

VASEP

Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam.

VIFEP

Vietnam Institute of Fisheries
Economics and Planning

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.

VINAT
UNA

Vietnam Tuna Association

Hiệp hội cá ngừ Việt Nam


WCPFC

Western and Central Pacific
Fisheries Commission

Ủy ban nghề cá Trung và Tây Thái
Bình Dương.

WCPO

Western Central Pacific Ocean

Vùng biển Trung và Tây Thái Bình
Dương.

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng


Trang

2.1.

Một số khác biệt giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ....................................... 12

3.1.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế 3 tỉnh Nam Trung Bộ năm 2016 .................... 39

3.2.

Thu nhập bình quân nhân khẩu của 3 tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ giai
đoạn 2010-2016................................................................................................... 40

3.3.

Hiện trạng dân số và lao động ở 3 tỉnh Nam Trung Bộ năm 2016 ..................... 42

3.4.

Số lượng mẫu điều tra ......................................................................................... 48

3.5.

Phương pháp phân tích chi phí và lợi nhuận Kaplinsky and Moris .................... 50

4.1.

Cơ cấu tàu khai thác cá ngừ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016 .......................... 56


4.2.

Sản lượng khai thác cá ngừ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016 ........................... 57

4.3.

Sản lượng khai thác cá ngừ tại 3 tỉnh Nam Trung Bộ 2011-2015 ...................... 58

4.4.

Năng suất khai thác cá ngừ các tỉnh Nam Trung Bộ 2011-2015 ........................ 58

4.5.

Cơ sở thu mua cá ngừ tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2016 ............................. 60

4.6.

Hiện trạng số doanh nghiệp chế biến cá ngừ tại các tỉnh Nam Trung Bộ
năm 2016 ............................................................................................................. 61

4.7.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam giai đoạn 2010-2017 ....................................... 61

4.8.

Chức năng, nhiệm vụ của từng tác nhân chính trong chuỗi giá trị cá ngừ
đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ ................................................................. 67


4.9.

Cơ cấu sản phẩm cá ngừ đại dương chế biến và tiêu thụ bình quân năm
2014, 2015 ........................................................................................................... 69

4.10. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hỗ trợ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ .................................................................................. 71
4.11. Hiệu quả kinh tế ngư dân khai thác cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ ............................................................................................................. 77
4.12. Kết quả thu mua cá ngừ đại dương của cơ sở thu mua tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2014 và 2015............................................................................... 79
4.13. Hiệu quả kinh tế cơ sở mua cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ
năm 2014 và 2015 ............................................................................................... 80
4.14. Hiện trạng thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương của doanh
nghiệp chế biến tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2014 và 2015 ......................... 83

ix


4.15. Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp chế biến cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2014 và 2015............................................................................... 84
4.16. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương trong nước của doanh
nghiệp bán buôn tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2014 và 2015........................ 86
4.17. Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp bán buôn tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm
2014 và 2015 ....................................................................................................... 86
4.18. Thực trạng thu mua và bán sản phẩm cá ngừ đại dương của cơ sở bán lẻ tại
các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2014 và 2015 ........................................................ 88
4.19. Hiệu quả kinh tế cơ sở bán lẻ cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ ..... 88
4.20. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ

của Việt Nam, tính bình quân năm 2014 và 2015 ............................................... 94
4.21. Phân phối lợi ích/đơn vị sản phẩm cá ngừ đại dương qua các tác nhân
trong chuỗi theo Kaplinsky and Moris ................................................................ 96
4.22. Phân phối lợi nhuận/năm các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ .................................................................................. 96
4.23. Thực trạng chất lượng sản phẩm chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh
Nam Trung Bộ năm 2015.................................................................................. 105
4.24. Năng lực cạnh tranh về giá cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam so với top 10
nước xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015 ...................... 107
4.25. Chi phí nguồn lực trong nước cho sản xuất 1 kg cá ngừ đại dương tươi,
nguyên con tại các tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam năm 2013 .................... 108
4.26.

Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực các tác nhân Chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ...................................................... 110

4.27. Công nghệ bảo quản trên tàu khai thác cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2015 ........................................................................................... 113
4.28. Định hướng phát triển các kênh trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại
các tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam đến năm 2025 ...................................... 127
4.29. Định hướng thị trường xuất khẩu cá ngừ đại dương đến 2025 ......................... 128
4.30. Ước tính lợi ích liên kết theo mô hình Hợp tác xã khai thác cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ ..................................................................... 132

x


DANH MỤC HÌNH
TT


Tên hình

Trang

Sơ đồ chuỗi cung ứng đơn giản ............................................................................ 8
Sơ đồ chuỗi cung ứng mở rộng ............................................................................. 8
Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter .............................................................. 9
Chiến lược nâng cấp sản phẩm, đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương .......................................... 17
2.5. Sản lượng cá ngừ đại dương thuộc vùng biển Trung và Tây Thái Bình
Dương, giai đoạn 1960-2015 .............................................................................. 22
2.6. Số lượng tàu vây cá ngừ trong vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương,
giai đoạn 1972-2015............................................................................................ 23
2.7. Số lượng tàu câu vây cá ngừ vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương,
giai đoạn 1972-2015............................................................................................ 23
2.8. Hệ số khai thác (F) và trữ lượng (B) cá ngừ mắt to vùng biển Trung và Tây
Thái Bình Dương ................................................................................................ 23
2.9. Chuỗi cung ứng cá ngừ tại Indonesianăm 2010 .................................................. 27
2.10. Chuỗi giá trị cá ngừ vây vàng tại Srilanka năm 2008 ......................................... 28
2.11. Chuỗi giá trị cá ngừ của Thái Lan năm 2010 ...................................................... 28
2.12. Chuỗi giá trị cá ngừ của Philippines năm 2008 .................................................. 29
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

2.13.
2.14.
3.1.
3.2.

3.3.
3.4.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.

Chuỗi giá trị cá ngừ của Ghana ........................................................................... 30
Chuỗi giá trị sản phẩm khai thác thủy sản của FAO năm 2006 ........................... 31
Nguồn lợi hải sản biển Miền Trung, khả năng khai thác cho phép .................... 37
Cơ cấu kinh tế 3 tỉnh Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2011-2016 ...................... 38
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3 tỉnh Nam Trung Bộ 2011-2016 ........................... 38
Khung phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ................................................. 45
Năng suất khai thác cá ngừ phân theo công suất máy thủy các tỉnh Nam
Trung Bộ giai đoạn 2011-2015 ........................................................................... 59
Cơ cấu thị trường tiêu thụ cá ngừ đại dương ở thị trường nội địa ...................... 62
Cơ cấu nguồn cung cá ngừ đại dương ở thị trường nội địa................................. 62
Sơ đồ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ của
Việt Nam ............................................................................................................. 70
Cơ cấu độ tuổi của chủ tàu và lao động khai thác cá ngừ đại dương tại các
tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ............................................................................ 72
Trình độ văn hóa của chủ tàu và lao động trên tàu cá khai thác cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ...................................................... 73

xi


Trình độ chuyên môn của chủ tàu và lao động trên tàu cá khai thác cá ngừ

đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ................................................ 73
4.8. Kinh nghiệm của chủ tàu và lao động khai thác cá ngừ đại dương tại các
tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ............................................................................ 74
4.9. Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ
năm 2015 ............................................................................................................. 75
4.10. Năng suất khai thác cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ
năm 2015 ............................................................................................................. 76
4.11. Trình độ học vấn của các cơ sở thu mua cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2015 ............................................................................................ 78
4.7.

4.12. Kinh nghiệm của các cơ sở thu mua cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2015 ............................................................................................ 79
4.13. Nhà xưởng, công suất bình quân doanh nghiệp chế biến cá ngừ tại các tỉnh
Nam Trung Bộ năm 2014 và 2015 ...................................................................... 81
4.14. Lao động bình quân ở các doanh nghiệp chế biến cá ngừ tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2014 và 2015............................................................................... 82
4.15. Trình độ lao động quản lý tại các doanh nghiệp chế biến cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ................................................................. 82
4.16. Trình độ lao động chuyên môn tại các doanh nghiệp chế biến cá ngừ đại
dương các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ........................................................... 82
4.17. Kinh nghiệm của lao động tại các doanh nghiệp chế biến cá ngừ tại các
tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ............................................................................ 83
4.18. Tỷ lệ sự hài lòng của khách hàng về thương hiệu sản phẩm .............................. 99
4.19. Sự hài lòng của khách hàng về về hình thức thanh toán ................................... 100
4.20. Thời gian đáp ứng của chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2015 .......................................................................................... 101
4.21. Trao đổi thông tin trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ 2015 .................................................................................................. 102
4.22. Nội dung thông tin trao đổi giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại

dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ 2015 ............................................................ 102
4.23. Tần suất trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ 2015 ............................................................ 103
4.24. Mức độ tin tưởng thông tin trao đổi giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá
ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ....................................... 104
4.25. Quan điểm của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ về sản lượng cá ngừ so
với 5 năm trước ................................................................................................. 109

xii


4.26. Xác định vị trí và độ sâu thả câu của ngư dân khai thác cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ............................................................... 111
4.27. Hướng thả và quỹ đạo thả câu của ngư dân khai thác cá ngừ đại dương tại
các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ...................................................................... 111
4.28. Phương thức bảo quản cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ
năm 2015 ........................................................................................................... 114
4.29. Hợp đồng liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ............................................................... 114
4.30. Thời gian tham gia liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 .................................................... 115
4.31. Tính ổn định liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 .................................................... 116
4.32. Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ............................................................... 117
4.33.
4.34.
4.35.
4.36.
4.37.

4.38.
4.39.

Đánh giá của ngư dân về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần tại các cảng cá ở
các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2015 ...................................................................... 117
Khả năng tiếp cận chính sách Chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh
Nam Trung Bộ 2015 ......................................................................................... 122
Hiệu quả của chính sách trong liên kết cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ năm 2015 .......................................................................................... 123
Tỷ lệ ngư dân nhận hỗ trợ vốn từ nậu/vựa tại các tỉnh Nam Trung Bộ
năm 2015 ........................................................................................................... 124
Đề xuất mô hình hoạt động của hợp tác xã khai thác cá ngừ đại dương tại
các tỉnh Nam Trung Bộ ..................................................................................... 133
Đề xuất mô hình chợ đấu giá cá ngừ đại dương chuyên dụng tại các tỉnh
Nam Trung Bộ .................................................................................................. 134
Đề xuất mô hình cho vay theo chuỗi giá trị chuỗi giá trị cá ngừ đại dương
tại các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời gian tới .................................................. 137

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên Tác giả: Lưu Văn Huy
Tên Luận án: Nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại tác tỉnh Nam Trung Bộ
nhằm tìm ra những hạn chế, tồn tại của chuỗi từ đó đưa ra hệ thống giải pháp nhằm
nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa số liệu thứ cấp và sơ cấp (317 phiếu) tại các tỉnh Nam Trung
Bộ, bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả; phương pháp phân tích chuỗi giá trị
theo Kaplinsky and Morris (2001); phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh; phương
pháp cho điểm (thang điểm 5) từ cấp độ hoàn toàn không đồng ý đến cấp độ hoàn toàn
đồng ý... nhằm làm rõ các mục tiêu và nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
Kết quả chính và kết luận
- Luận án đã luận giải và xây dựng những luận cứ khoa học cho nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về chuỗi giá trị.
- Về lập sơ đồ chuỗi cho thấy có 4 kênh chính trong chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Cụ thể có các kênh sau: (i) Kênh 1
(NDDNCBXuất

khẩu)

sản

lượng

bán

chiếm

15%;

(ii)


Kênh

2

(NDTL/CVDNCBXuất khẩu) sản lượng bán chiếm 45%; (iii) Kênh 3
(NDTL/CVDNCBDNBBCSBLNội địa) sản lượng bán chiếm 39,5%; (iv)
Kênh 4 (NDCSBLNội địa) sản lượng bán chiếm 0,5% tổng sản lượng toàn chuỗi.
- Kết quả phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá ngừ tại các tỉnh Nam Trung Bộ cho thấy,
phần lớn lợi nhuận thu được do các DNCB chiếm khoảng 89,65%; thương lái/chủ vựa
chiếm 2,05%; DNBB chiếm 7,33%; CSBL chiếm 0,15% và cuối cùng ngư dân chỉ chiếm
0,85% tổng lợi nhuận toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Rõ
ràng việc phân phối lợi ích như vậy là chưa hợp lý và chưa hài hòa so với mức vốn đầu tư
cũng như những rủi ro khi tham gia khai thác trên biển của ngư dân, chưa khuyến khích ngư
dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó nâng cao năng suất, chất

xiv


lượng và giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương ngay từ đầu chuỗi.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh
Nam Trung Bộ như: (i) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên/ngư trường; (ii) Ảnh hưởng
của trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, năng lực và công nghệ khai thác và bảo
quản cá ngừ của ngư dân; (iii) Ảnh hưởng của công tác tổ chức, thu mua, chế biến và sự
liên kết với ngư dân; (iv) Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ; (v) Ảnh hưởng của thể chế
chính sách; (vi) Ảnh hưởng của yếu tố vốn sản xuất kinh doanh...
- Trên cơ sở phân tích những hạn chế tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế
tồn tại của từng tác nhân tham gia vào chuỗi và cho toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ, bước đầu Luận án đã đưa ra một số định hướng
(nâng cấp sản phẩm cá ngừ; nâng cấp các kênh phân phối trong chuỗi; nâng cấp thị

trường tiêu thụ) theo cơ chế thị trường. Để đạt được các định hướng trên cần thực hiện
đồng bộ các nhóm giải pháp sau: (i) Giải pháp về nâng cao năng suất khai thác cá ngừ
đại dương; (ii) Giải pháp về nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương khai thác; (iii) Giải
pháp về liên doanh/liên kết trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương (bao gồm các giải pháp
liên kết dọc và ngang theo chuỗi); (iv) Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh và
thúc đẩy tiêu thụ cá ngừ đại dương; (v) Giải pháp về cơ chế chính sách (bao gồm chính
sách đầu tư, chính sách về tín dụng, chính sách về bảo hiểm và hỗ trợ rủi ro..); (vi) Giải
pháp về dịch vụ hậu cần trên biển; (vii) Giải pháp về tác nhân chủ đạo trong chuỗi.

xv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Luu Van Huy
Thesis title: Research ocean tuna value chain in Southern Central provinces.
Major: Agricultural Economics

Code: 9 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Assessing the current status of the tuna value chain in Southern Central
provinces and suggesting the orientation and solutions to efficiency improvement of the
ocean tuna value chain in the researched area in the upcoming time.
Materials and Methods
The thesis uses secondary data and primary data from field survey of 317
respondents in Southern Central provinces, combined with descriptive statistics method;
value chain analysis method of Kaplinsky and Morris (2001), competitive analysis
method; Likert scale analysis with range of 5 (from definitely disagree to definitely
agree); etc… in order to clarify research objectives and contents of ocean value chain in

study area.
Main findings and conclusions
- The thesis evaluates and builds scientific arguments for theoretical and
practical research on the value chain.
- According to the value chain analyzing results, there are 4 main channels in
ocean tuna value chain in Southern Central provinces. Specifically, (i) Channel 1
(Farmer-Processors-Export) sales accounts for 15%; (ii) Channel 2 (FarmerMiddlemen-Processors-Export) sales accounts for 45%; (iii) Channel 3 (FarmerMiddlemen-Processors-Wholesalers-Retailers-Export) sales accounts for 39,5%; (iv)
Channel 4 (Farmer-Retailers-Domestic) Sales accounts for 0,5% of total production.
- Analysis of the chain efficiency shows that the majority of profits in the year
belongs to processors with 89,65%; middlemen accounts for 2,05% of profits;
Wholesalers accounts for 7,33% of profits; Retailers accounts for 0,15% of profits, and
fishermen only account for 0,85% of profits per year of ocean tuna value chain in South
Central provinces. Obviously, this distribution is unreasonable and not harmonious to
investment capital as well as climatic weather risks when fishing and does not create a
breakthrough for fishermen to apply science and technology into production which

xvi


helps raise value added of ocean tuna products right from the start of the chain.
- There are many factors influencing the ocean value chain in South Central
provinces such as: Impacts of policies; Impacts of value chain’s institutional elements;
Impact of financial capacity of chain factors; Fishing equipments and techniques;
Human resources of factors involving in the chain; Processing and preserving
technology; Market issues. Among which, inputs and outputs have the greatest impact
on the whole ocean tuna value chain…
By analyzing constraints, the causes of each factors, as well as the whole ocean
tuna value chain of Southern Central provinces, the thesis suggests some orientations
and two feasible solution groups, they are upgrade solution groups for each factor
participating in the chain and upgrade solution group for the whole chain including (i)

Productivity improvement solution (ii) Quality improvement solution (iii) Joinventure/linkage solutions, (iv) Competitiveness enhancement and consumption
promotion solution, (v) Policy solution. In which, Join-venture/linkage solutions play
the most important role. If vertical and horizontal linkage solutions are implemented in
an effective manner, value added and profits of ocean tuna value chain of South Central
will dramatically improve, (vi) Fishery logistics solution (vii) Main factor solution.

xvii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển.
Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam còn có vùng biển và thềm lục địa
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1 triệu
km2 và hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Vùng biển của nước ta có trữ lượng hải sản rất lớn, phong phú và đa
dạng về loài. Mặt khác xét về giao thông trên biển, vùng biển nước ta là một trong
những con đường giao thương quốc tế về hàng hải rất thuận lợi, nối liền Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương. Cả nước hiện có 28 tỉnh/thành phố ven biển đã tạo
lên những lợi thế và khả năng to lớn về kinh tế biển. Những năm qua Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chủ trương, Chính sách và giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển. Hội nghị trung ương 4 khóa X của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã ra nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu
đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, phát triển kinh
tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chiến lược
khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 của nước ta đã xác định: Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển
và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Thu nhập bình
quân đầu người cao gấp 2 lần thu nhập bình quân chung cả nước, giải quyết tốt
các vẫn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống người dân vùng biển và

ven biển.
Thực hiện chiến lược đó các ngành kinh tế biển đã được chú ý đầu tư phát
triển mạnh trong đó phải kể đến ngành khai thác hải sản, đặc biệt là khai thác cá
ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) của
nước ta. Nhờ có các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như các địa phương,
đến nay ngành cá ngừ đã tăng trưởng nhanh cả về số lượng tàu cá, sản lượng và
năng suất đánh bắt cũng như kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: (i) Về tàu cá, năm
2016 cả nước có khoảng 4.139 chiếc tàu khai thác cá ngừ, tăng gấp 1,48 lần so
với năm 2011 (bình quân tăng trưởng 8,19%/năm); (ii) Về sản lượng, năm 2016
đạt 123.076 tấn, tăng gấp 2,48 lần so với năm 2011 (bình quân tăng trưởng
19,95%/năm); (iii) Về năng suất khai thác, năm 2016 bình quân đạt 66,21
tấn/tàu/năm, tăng gấp 4,05 lần so với năm 2011 (bình quân tăng trưởng

1


32,29%/năm); (iv) Về kim ngạch xuất khẩu, theo VASEP năm 2017 xuất khẩu cá
ngừ đạt 592,87 triệu USD, chiếm 7,14% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
thủy sản, tăng gấp 2,02 lần so với năm 2011 (bình quân tăng trưởng
10,59%/năm). Ngoài phát triển kinh tế biển, ngành cá ngừ còn góp phần bảo vệ
chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc, với trên 45.000 lao động thường xuyên
hiện diện dân sự ở những vùng biển xa bờ của Tổ quốc, đặc biệt là ở hai quần
đảo lớn Trường Sa và Hoàng Sa, đây có thể nói là những ra đa di động kết hợp
giữa khai thác cá ngừ và tuần tra trên biển cùng với các lực lượng chấp pháp
khác của Việt Nam là Kiểm ngư và Cảnh sát biển.
Mặc dù tiềm năng về khai thác cá ngừ đại dương rất lớn khoảng 600.000
tấn, thực tế hiện nay chỉ khai thác khoảng 123.076 tấn, đây là điều kiện rất thuận
lợi cho ngành cá ngừ phát triển. Tuy nhiên, ngành cá ngừ vẫn còn nhiều hạn chế
chưa phát triển bền vững theo chuỗi giá trị. Cụ thể như sau: (i) Do phương thức
tổ chức sản xuất ngư hộ nhỏ lẻ, manh mún (trên 95% các hộ khai thác cá ngừ

hoạt động độc lập) thiếu các liên kết dọc và ngang theo chuỗi, ngoài ra sản phẩm
sau khi khai thác vào bờ không tạo ra được sản lượng lớn bán trực tiếp cho doanh
nghiệp phải qua trung gian nậu/vựa thu mua cá ngừ vì vậy chi phí sản xuất
thường rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả toàn bộ chuỗi; (ii) Do tàu thuyền
nhỏ, công nghệ khai thác và bảo quản lạc hậu (chủ yếu bằng nước đá), ngư
trường khai thác cá ngừ quá xa bờ (bình quân trên 20 ngày/chuyến biển) vì vậy
tổn thất sau thu hoạch rất lớn (trên dưới 20%); (iii) Các liên kết trong chuỗi giá
trị cá ngừ còn khá lỏng lẻo, tình trạng phá vỡ hợp đồng diễn ra còn khá phổ biến,
tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh mua xô, ép cấp, ép giá,.. đánh đồng giữa
nguyên liệu chất lượng và không đạt chất lượng đã không khuyến khích ngư dân
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng cá ngừ ngay từ đầu chuỗi; (iv) Có quá nhiều tác nhân tham gia vào
chuỗi giá trị cá ngừ vì vậy chuỗi giá trị cá ngừ đi qua nhiều kênh khác nhau (4
kênh) chính vì vậy sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao, ảnh hưởng rất lớn đến giá
thành xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế; (v)
Các sản phẩm cá ngừ chế biến còn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm phi lê đông
lạnh và đồ hộp, thiếu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao vì vậy giá thành và
hiệu quả thực sự của xuất khẩu còn chưa cao; (vi) Phân phối lợi ích giữa các tác
nhân trong chuỗi còn chưa hợp về phía ngư dân, chưa tạo động lực để khuyến
khích ngư dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó nâng cao

2


năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương ngay từ đầu chuỗi;
(vii) Các chính sách hỗ trợ liên kết theo chuỗi còn dàn trải, chính sách hỗ trợ mới
chỉ tập trung hỗ trợ cho ngư dân ra khơi mà chưa chú trọng hỗ trợ trên toàn chuỗi
từ khai thác, thu mua, chế biến đến tiêu thụ vì vậy hiệu quả đạt được còn chưa
cao; (viii) Việc tổng kết đánh giá thí điểm liên kết khai thác, thu mua, chế biến và
tiêu thụ cá ngừ chủ yếu vẫn tập trung vào đánh giá thực hiện các chính sách, các

khó khăn tồn tại,… trong khi đó thiếu các nội dung đi sâu phân tích phân phối,
chia sẻ lợi ích, rủi ro trên toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ tại các tỉnh Nam Trung Bộ
vì vậy thiếu cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp nâng
cấp chuỗi theo hướng hiệu quả và bền vững.
Từ những bất cập trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu này là rất
cấp thiết nhằm tìm ra những điểm bất hợp lý trong phân phối giá trị gia tăng và
lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và
giải pháp nâng cấp chuỗi bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các tác nhân
trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương?
2) Thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi, đâu là
những khó khăn, nút thắt trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam
Trung Bộ?
3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các
tỉnh Nam Trung Bộ?
4) Cần có những định hướng và giải pháp gì để nâng cấp chuỗi giá trị cá
ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ thời gian tới?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích những hạn chế, tồn tại của chuỗi, đề xuất
xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại
các tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng hiệu quả và bền vững.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu chuỗi giá
trị cá ngừ đại dương.

3



- Đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh
Nam Trung Bộ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ
đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ đến năm 2025.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích
chuỗi giá trị cá ngừ đại dương.
- Đối tượng khảo sát: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá ngừ đại
dương ở các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm: Ngư dân (ND); Cơ sở thu mua,
thương lái/chủ vựa (LT/CV); Doanh nghiệp chế biến (DNCB); Doanh nghiệp bán
buôn (DNBB); Cơ sở bán lẻ (CSBL) và các cơ quan quản lý thủy sản ở Trung
ương và địa phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại 3 tỉnh trọng điểm về khai thác,
thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương (Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 20112015, số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi
thu thập trong 2 năm (2014-2015) và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
- Phạm vi về nội dung: Tập trung vào 4 nội dung chính sau: (i) Lập sơ đồ
chuỗi; (ii) Phân tích hoạt động chuỗi; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi;
(iv) Đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi.
- Phạm vi nghề nghiên cứu: Nghề câu cá ngừ đại dương.
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học
Trên cơ sở các tiếp cận về nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ ở trong và ngoài

nước, bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân

4


tích chi phí và lợi ích cũng như phương pháp phân tích định lượng bước đầu Luận
án đã đưa ra một số định hướng nâng cấp về sản phẩm, kênh phân phối, thị trường
tiêu thụ của chuỗi. Đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi có tính khả
thi cao bao gồm: (i) Giải pháp về nâng cao năng suất khai thác cá ngừ đại dương;
(ii) Giải pháp về nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương; (iii) Giải pháp về liên
doanh/liên kết; (iv) Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu
thụ; (v) Giải pháp về chơ chế chính sách; (vi) Giải pháp dịch vụ hậu cần trên
biển; (vii) Giải pháp về tác nhân chủ đọa trong chuỗi.
1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, lập sơ đồ chuỗi thể hiện đầy đủ các thông tin về chuỗi bao
gồm các tác nhân tham gia vào chuỗi; tỷ lệ % đường đi của nguyên liệu qua các
kênh và qua các tác nhân khai thác, thu mua, chế biến đến sản phẩm cuối cùng
cung cấp cho người tiêu dùng.
- Thứ hai, làm rõ sự lưu chuyển, phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận
giữa các tác nhân trong từng kênh phân phối và cho toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ
đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ, xem tác nhân nào đang chi phối đến chuỗi
làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi.
- Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến chuỗi
giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ làm cơ sở cho việc đề xuất
giải pháp nâng cấp chuỗi.
- Thứ tư, trên cơ sở sơ đồ hóa chuỗi; phân tích chi phí và lợi ích của chuỗi
cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi, bước đầu Luận án đã đưa ra
được một số định hướng và đề xuất được một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị
cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững đến năm 2025.


5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU
CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm ngành hàng
Theo Fabre (1992), ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế
quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã
vạch ra sự kế tiếp của các hành động, xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối
cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn
của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức
độ người tiêu thụ. Nói cách khác “Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế
đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công, chế biến và đi đến một thị
trường hoàn tất của sản phẩm”.
Ngành hàng là toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau
trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Như vậy, “Mọi ngành hàng là một chuỗi các tác nghiệp, chuỗi các tác
nhân và cũng là một chuỗi những thị trường. Điều đó kéo theo những luồng vật
chất và những bù đắp giá trị tiền tệ”.
Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các
hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân
trong ngành hàng. Trong quá trình từ điểm sản xuất sản phẩm đầu tiên (nguồn)
tới sản phẩm cuối cùng (ngọn) trong quá trình vận hành của một ngành hàng đã
tạo ra sự chuyển dịch các luồng vật chất trong ngành đó.
Sự dịch chuyển của ngành hàng có 3 dạng:
- Dịch chuyển về mặt thời gian: Theo Fabre (1992), sản phẩm được tạo ra

trong thời gian này lại được tiêu thụ trong thời gian khác, sự dịch chuyển này
giúp ta điều chỉnh cung ứng sản phẩm theo mùa vụ. Để thực hiện tốt sự dịch
chuyển này phải làm tốt công tác bảo quản và dự trữ sản phẩm.
- Dịch chuyển về mặt không gian: Theo Fabre (1992), trong thực tế, sản
phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được tiêu dùng ở nơi khác, ở đây đòi hỏi
nhận biết được các kênh phân phối của sản phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta
thỏa mãn tiêu dùng trong nước, ngoài nước và đó cũng là cơ sở không thể thiếu
6


×