Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tra cứu thông tin thuốc dược lâm sàng ĐH y dược TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.67 KB, 11 trang )

REVIEW CÁC PHẦN TRA CỨU THÔNG TIN THUỐC
Đối với ca chiều:
1h45: vào phòng, điểm danh cả nhóm, chia ca, 15 người 1 ca, 2 người 1 bàn.
2h: thi ca 1.
2h45: thi ca 2.
3h30: thi ca 3.
(ca sáng 8h tập trung)
Sau khi vào phòng:
- Mở lap, cắm dây, kết nối mạng (xài đt thì kết nối 3G xong để ra ô giữa, úp xuống).
- Phát phiếu điểm danh, ghi ở góc trên bên phải: ca thi - số thứ tự thi. Ghi ngày, ký tên, bài "Thi thông tin
thuốc".
- Phát giấy làm bài, ghi thông tin, phát đề, ghi mã đề, ghi đề, thu lại đề.
- Bắt đầu tính 30p làm bài.
Nếu hỏi nhóm thuốc => tra BNF.
Nếu hỏi thuốc cho phụ nữ có thai / cho con bú => tra Drugs during Pregnancy and Lactation / Prescribing
in Pregnancy.
Nếu hỏi thuốc cho trẻ em => tra BNF for Children.
Nếu hỏi riêng từng thuốc => tra BNF / AHFS / Dược thư (BNF sẽ gọn hơn) => Martindale / A to Z.
Nếu đề cho:
- ADR nguy hiểm: warnings + box warning
- ADR nghiêm trọng: Box warning
- ADR: Box warning + Warnings + tác dụng có hại thường gặp
- ADR ít gặp: Dược thư
- Cho câu lưu ý gì khi sử dụng thuốc: làm từ nghiêm trọng rồi tới nguy hiểm và giảm dần.
Lưu ý:
1) Không đem bất cứ một tờ giấy nào vào phòng thi, kể cả sách TT.
2) Không mở file "Lưu ý khi thi TTT...". Đó vẫn tính là tài liệu.
3) Theo như khảo sát thì 1 ca thi sẽ có khoảng 5-7 đề khác nhau.
Một số đề thu thập được:
Đề 1.
Một BS muốn sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase, hỏi DS:


1) Cơ chế của nhóm thuốc này? Khi ngưng thuốc đột ngột sẽ có triệu chứng gì?
2) Lưu ý cho phụ nữ có thai?
3) Biết tranylcypromine là 1 thuốc trong nhóm, cho biết chỉ định và tác dụng phụ của thuốc này.
bài làm (tham khảo)
1)
Cơ chế nhóm này: ức chế monoamine-oxidase, tăng tích tụ các amine dẫn truyền thần kinh. Nguồn: BNF 70 /
Monoamine-Oxidase A and B Inhibitors / Drug Action / Page 282.
Khi ngưng thuốc đột ngột sẽ có triệu chứng: lo lắng, ngứa, mất ngủ, mất điều hòa, rối loạn vận động, buồn ngủ,
rối loạn nhận thức, ảo giác, hoang tưởng, chậm nói,… Nguồn: BNF 70 / Monoamine-Oxidase A and B
Inhibitors / Treatment Cessation / Page 282.
2) Lưu ý cho phụ nữ có thai: Tăng nguy cơ dị tật sơ sinh, nhà sản xuất khuyên nên tránh dùng trừ trường hợp
bắt buộc. Nguồn: BNF 70 / Monoamine-Oxidase A and B Inhibitors / Pregnancy / Page 282.
3) Tranylcypromin:


Chỉ định: bệnh trầm cảm. Nguồn: BNF 70 / Tranylcypromine / Indications and Dose / Page 283.
Tác dụng phụ:
+ Thường gặp: mất ngủ
+ Ít gặp: tăng natri huyết, hội chứng lupus ban đỏ, rối loạn ngôn ngữ.
+ Rất hiếm gặp: glaucom góc hẹp, tăng huyết áp kèm theo đau đầu nặng, độc gan (ít gặp hơn so với
Phenelzine)
+ Không xác định tần suất: rối loạn công thức máu
+ Nguồn: BNF 70 / Tranylcypromine / Side-effects / Page 283.
Đề 2.
Bn bị trầm cảm đang dùng paroxetin. Đi tái khám bác sĩ cho dùng thêm amitriptyline.
1. Nhóm thuốc và cơ chế tác động của 2 thuốc này
2. Có lưu ý gì cho bác sĩ và lời khuyên cho bệnh nhân
bài làm (tham khảo)
1.
Paroxetin:

- Nhóm thuốc: nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs – Selective Serotonin-reuptake Inhibitors).
Nguồn: AHFS / Paroxetin (Systemic) / Class.
- Cơ chế:
Nguồn: AHFS / Paroxetin (Systemic) / Actions
+ Cơ chế chống trầm cảm được cho là có liên quan đến việc tăng hoạt tính của serotonin trên hệ thần
kinh trung ương bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin trên hệ thần kinh trung ương.
+ Ít hoặc không có tác dụng trên các chất dẫn truyền thần kinh khác hoặc các chất có hoạt tính kháng
cholinergic, kháng histamin, kháng adrenergic ở liều điều trị thông thường.
+ Nói chung ít gây ngủ hơn các thuốc chống trầm cảm trước đó.
Amitriptyline
- Nhóm thuốc: nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng an thần (Dược thư quốc gia VN 2009 /
Amitriptyline / Loại thuốc), nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (AHFS / Amitriptyline (Systemic) / Class)
- Cơ chế:
Nguồn: AHFS / Amitiptyline (Systemic) / Acitons
+ Cơ chế chống trầm cảm chưa rõ nhưng có liên quan đến sự ức chế tái hấp thu norepinephrine và / hoặc
serotonin
+ có tác động kháng cholinergic, an thần, tác dụng trên cơ tim, tăng cân nhiều hơn so với nhóm SSRIs.
Nguồn: Dược thư quốc gia Việt Nam 2009 / Amitiptyline / Dược lý và cơ chế tác dụng
Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và có tác dụng an thần. Cơ chế tác dụng
của amitriptyline là ức chế tái nhập các monoamin, serotonin và noradrenaline ở các nơron monoaminergic. Tác
dụng tái nhập noradrenalin được coi là có liên quan đến tác dụng chống trầm cảm của thuốc. Amitriptyline cũng
có tác dụng kháng cholinergic trên thần kinh trung ương và ngoại vi.
2.
Lưu ý cho bác sĩ:
Amitriptyline:
Nguồn: Dược thư quốc gia Việt Nam 2009 / Amitriptyline / Tác dụng không mong muốn (ADR) và Dược thư
quốc gia Việt Nam 2009 / Amitriptyline / Hướng dẫn cách xử trí ADR
+ Tác dụng không mong muốn: ra mồ hôi, chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp thế đứng, suy giảm chức
năng tình dục, mất điều vận, có thể gây tăng huyết áp, dị ứng,…Thuốc này có thể gây triệu chứng ngưng thuốc
đột ngột (gây đau đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân).

+ Cách xử trí: cần theo dõi khi ngưng thuốc, dùng liều duy nhất vào lúc đi ngủ.
Lời khuyên cho bệnh nhân:
Amitiptyline


Nguồn: AHFS / Amitriptyline (Systemic) / Advice to Patients
+ Nguy cơ tự vẫn. Người nhà, người chăm sóc cần phải đề phòng và báo cáo ngay nếu có trường hợp tự
vẫn, trầm cảm nặng hơn, thay đổi lạ trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trong những tháng đầu dùng thuốc
+ Thận trọng khi bệnh nhân thực hiện các hành động nguy hiểm (ví dụ vận hành máy móc, lái xe)
+ Bệnh nhân cần hiểu rằng cần hơn 4 tuần để thuốc phát huy hết tác dụng.
+ Tránh các thức uống hoặc sản phẩm có cồn.
+ Phụ nữ nên báo với bác sĩ nếu có ý định có thai hoặc cho con bú.
+ Cần báo cáo với bác sĩ những thuốc đang sử dụng, kể các các thuốc kê đơn và không kê đơn, cũng như
các bệnh khác kèm theo hoặc phẫu thuật.
+ Bệnh nhân cần đọc những thông tin quan trọng về thận trọng khi sử dụng thuốc.
Đề 3.
Bn 63 tuổi trị tăng huyết áp dùng hctz và lisinopril. Bn bị nhức chân nên tự mua ibuprofen. Hỏi có nguy cơ gì,
nêu cụ thể.
Đề 4.
BN 30t bị nhiễm trùng huyết chỉ định dùng meropenem và gentamicin, bn đang dùng thuốc chống động kinh
valproic acid.
1. Lưu ý khi dùng kháng sinh này, cách xử lí.
2. Cảnh báo đặc biệt nghiêm trọng của Valproic acid
Đề 5.
Điều dưỡng hỏi DS về cefuroxime 1.5g dạng bột:
1. Pha bằng dung môi gì? Cách pha như thế nào? Tốc độ tiêm ra sao?
2. Liều iv cho trẻ 15 ngày tuổi nhiễm gram dương.
Đề 6.
Một bác sĩ ở huyện hỏi dược sĩ về một loại thuốc mới có tên là thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4. Dược sĩ hãy
cho biết:

- Tên các thuốc thuộc nhóm này. Các thuốc này được phối hợp với thuốc nào trong cùng một chế phẩm?
- Cho biết tác dụng của nhóm thuốc này.
- Đối với từng thuốc, cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận như thế nào?
Đề 7.
Một người phụ nữ 45 tuổi điều trị Đái tháo đường type 2 bằng Metformin và Glyburid. Bà ấy dùng Orlistat để
giảm cân; vitamin A,E để chống oxh.
Dùng thêm Marvelon để điều trị tiền mãn kinh theo chỉ định của bác sĩ
Những nguy cơ gì có thể xảy ra. Phân tích cụ thể
Đề 8.
Bác sĩ muốn hỏi dược sĩ về thuốc kháng histamine H2 như sau
TDP của nhóm và phân chia TDP theo tần số
Nêu cách hiệu chỉnh liều trên BN suy thận đối với 4 thuốc thuộc nhóm này
Thuốc nào trong nhóm chỉ định cho loét tiêu hoá do NSAIDs ? Liều dùng
Thuốc nào trong nhóm chỉ định cho loét tiêu hoá do stress ? Liều dùng
Đề 9.
Bệnh nhân nữ bị suy thận mạn, có protein niệu, bác sĩ kê amlodipin và perindopril. Rồi cho thêm telmisartan để
giảm protein niệu


1. Ds cần tư vấn gì cho bác sĩ.
2. Cảnh báo đặc biệt của telmisartan và perindopril
3. Tác dụng phụ thường gặp của amlodipine
Đề 10.
Ông R 49 tuổi bị parkinson. Bác sĩ kê levodopa/cabidopa và trihexinidyl. Dạo nay bị nhức vai trái và mất ngủ,
một bác sĩ khác kê calci D và amitriptilin. Ông bị sổ mũi nên tự ý xài clopheniramine và vitamin C 1000 mg.
Tối đó ông r nhập viện vì mắt mờ, đau bụng dữ dội, sốt, nói sảng. Hãy nêu ra những nguyên nhân gây triệu
chứng và giải thích.

THÔNG TIN THUỐC
I. Nội dung bài học thực tập

- Nguồn tài liệu cấp 3: chia làm ba nhóm:
+ Thông tin chung cho mọi người:
Dươc thư
AHFS: thuốc tương tác, phối hợp
A to Z: phù hợp bệnh nhân Mỹ
BNF 70
+ Đối tượng đặc biệt: trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú:
BNF for children
Drud during pregnancy and lactation: +27tr, chỉ đọc recommendation
Prescribing in pregnancy
+ Nồi lẩu thâp cẩm: Martindale 36
- Web:
+ Tra cứu thông tin thuốc:
dav.gov.vn (cục quản lý dược, mục đăng kí thuốc)
Medicine.org.uk
- AHFS
Systemic: tác động toàn thân: đường uống, tiêm, đặt trực tràng, ngậm dưới lưỡi,
Topical: tác động tại chỗ: bôi ngoài da
EENT: mắt


STT

Mục

Tiếng Việt

1

Uses


Cách sử dụng

Bone and Ioint Infections

Nhiễm trùng xương khớp

Dosage and Administration

Liều lượng và cách dùng

2

Administration: phân theo
đường sử dụng
IV Infusion
Reconstitution and Dilution
Dosage: chia theo đối tượng

Pediatric patients
Endocarditis
Special populations
3

Truyền tĩnh mạch
Hoàn nguyên và pha loãng (hoàn
nguyên là qu trình chuyển từ thuốc
bột pha tiêm thành dạng dd)
Trẻ em
Viêm nội tâm mạc

Đối tượng cụ thể

Cautions

Thận trọng

Contraindications

Chống chỉ định

Warnings/Precautions

Cảnh báo/ đề phòng

Warnings

Cảnh báo

Sensitivity Reactions
Genneral Precautions

Phản ứng nhạy càm

Specific Populations
Common adverse affects

Đề phòng chung
Đối tượng cụ thể
Tác dụng bất lợi/có hại thường gặp


4

Interactions

Tương tác

5

Pharmacokinetics

Dược động học

6

Stability

Độ ổn định

7

Actions and spectrum

Tác động và phổ kháng khuẩn

8

Advice to patient

Lời khuyên cho bệnh nhân


9

Preparations

Chế phẩm

10

Reference

Tài liệu tham khảo


Câu hỏi 1: Hãy cho biết liều Gentamicin dùng tiêu bắp để điều trị viêm nội tâm mạc cho đứa
trẻ 10 kg, biết bệnh này do vi khuẩn tụ cầu gây ra.

Câu hỏi 2: Phân biệt tác dụng phu của thuốc, tác dụng có hại của thuốc, phản ứng có hại của
thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc.
Tác dụng phụ: có hại hoặc không.
Tác dụng không mong muốn = phản ứng có hại của thuốc =ADR

Câu hỏi 3: Hãy trình bày các phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc: lấy Warnings, Box
warnings.
Đăc biệt nghiêm trọng: Box warning.
Phản ứng có hại của thuốc: Warnings, Box warnings, Common adverse affects
Phản ứng có hại nghiêm trọng: Warinings, Box warnings
Phản ứng phân loại theo tần suất: vô Dược thư

II. Đối với ca chiều:
1h45: vào phòng, điểm danh cả nhóm, chia ca, 15 người 1 ca, 2 người 1 bàn.

2h: thi ca 1.
2h45: thi ca 2.
3h30: thi ca 3.

Sau khi vào phòng:
- Mở lap, cắm dây, kết nối mạng (xài đt thì kết nối 3G xong để ra ô giữa, úp xuống).
- Phát phiếu điểm danh, ghi ở góc trên bên phải: ca thi - số thứ tự thi. Ghi ngày, ký tên, bài "Thi
thông tin thuốc".
- Phát giấy làm bài, ghi thông tin, phát đề, ghi mã đề, ghi đề, thu lại đề.
- Bắt đầu tính 30p làm bài.


Lưu ý:
1) Không đem bất cứ một tờ giấy nào vào phòng thi, kể cả sách TT.
2) Không mở file "Lưu ý khi thi TTT...". Đó vẫn tính là tài liệu.
3) Theo như khảo sát thì 1 ca thi sẽ có khoảng 5-7 đề khác nhau.

Nếu hỏi nhóm thuốc => tra BNF.
Nếu hỏi thuốc cho phụ nữ có thai / cho con bú => tra Drugs during Pregnancy and Lactation /
Prescribing in Pregnancy.
Nếu hỏi thuốc cho trẻ em => tra BNF for Children.
Nếu hỏi riêng từng thuốc => AHFS => Dược thư => A to Z/BNF =>Martindale
Tra tương tác: Drugs.com hoặc medscape.com
Nếu hỏi tương tác, phối hợp=> AHFS

ĐỀ THÔNG TIN THUỐC D14
(cập nhật đến ngày 6/12/2014)
Câu 1: Bệnh nhân 30 tuổi bị nhiễm trùng huyết chỉ định dùng Meropenem và Gentamicin,
bệnh nhân đang dùng thuốc chống động kinh Valproic acid
1. Lưu ý khi dùng kháng sinh này, cách xử lí.

2. Cảnh báo đặc biệt nghiêm trọng của Valproic acid.
Câu 2: Điều dưỡng hỏi dược sĩ về cefuroxime 1,5g dạng bột.
1. Pha bằng dung môi gì? Cách pha như thế nào? Tốc độ tiêm ra sao?
2. Liều IV cho trẻ 15 ngày tuổi nhiễm gram dương.
Câu 3: Bệnh nhân 63 tuổi trị tăng huyết áp dùng hydrochlorothiazid và lisiprosil. Bệnh nhân bị
nhức chân nên tự mua ibuprofen. Hỏi có nguy cơ gì, nêu cụ thể?

Câu 4: Bệnh nhân bị trầm cảm đang dùng Parocetin. Đi tái khám bác sĩ cho dùng thêm
Amitriptyline
1. Nhóm thuốc và cơ chế tác động của hai thuốc này


2. Có lưu ý gì cho bác sĩ và lời khuyên cho bệnh nhân.
Câu 5: Một bác sĩ ở huyện hỏi dược sĩ về một nhóm thuốc mới có tên là thuốc ức chế DPP-4
(dipeptidyl peptidase). Dược sĩ hãy cho biết:
1.
2.
3.
4.

Tên của các thuốc trong nhóm này
Các thuốc này thường được phối hợp với thuốc nào trong cùng một chế phẩm.
Cho biết tác dụng của nhóm thuốc này.
Đối với từng thuốc, cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan như thế nào?

Câu 6: Bệnh nhân A được chỉ định dùng Febuxostat để điều trị gout. Anh/chị hãy cho biết:
1. Liều khới đầu, khi nào cần tăng liều, cách tăng liều.
2. Đối với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, mưc đô trung bình cần hiệu chỉnh liều như
thế nào
3. Các cảnh báo của thuốc này.

4. Cần dặn dò bênh nhân điều gì khi dùng thuốc.
Câu 7: Một BS muốn sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase, hỏi DS:
1. Cơ chế của nhóm thuốc này? Khi ngưng thuốc đột ngột sẽ có triệu chứng gì?
2. Lưu ý cho phụ nữ có thai?
3. Biết tranylcypromine là 1 thuốc trong nhóm, cho biết chỉ định và tác dụng phụ của
thuốc này.

Câu 8: Bác sĩ muốn hỏi dược sĩ về thuốc kháng histamin H2 như sau:
- TDP của nhóm và phân chia TDP theo tần số.
- Nêu các hiệu chỉnh liều trên BN suy thận đối với 4 thuốc thuộc nhóm này.
- Thuốc nào trong nhóm chỉ định cho loét tiêu hoá do NSAIDs? Liều dùng?
- Thuốc nào trong nhóm chỉ định cho loét tiêu hoá do stress? Liều dùng?

Câu 9: Bệnh nhân nữ bị suy thận mạn, có protein niệu, bác sĩ kê amlodipin và peridopril. Rồi
cho them telmissartan để giảm protein niệu
- Dược sĩ cần tư vấn gì cho bác sĩ.
- Cảnh báo đặc biejt của telminsartan và pẻidopil


- Tác dụng phụ thường gặp của amlodipine.

Câu 10: Ông R 47 tuổi bị parkinson BS kê levodopa/carbidopa và trihexyphenidyl. Dạo gần đây
ông bị đau vai trái và mất ngủ. Một BS khác kê amitriptyline và calci D. Hôm qua ông bị sổ mũi
và tự ý ra nhà thuốc mua vitamin C 1000mg, chlorphenyramine. Đến tối ông R phải nhập viện
vì mắt mờ, sốt, đau bụng dữ dội, nói sảng. Nguyên nhân gây ra tình trạng của ông R là gì. Giải
thích.

CÂU HỎI THỰC TẬP DLS

Câu 1. Một BN bị hội chứng ngoại tháp, người nhà BN khai BN đã dùng Metoclopramid trước

đó, hỏi DS: Những đối tượng nào có nguy cơ bị hội chứng này khi dùng thuốc này, cách xử trí?
Có lưu ý gì cho bệnh nhân suy gan, thận không?

Câu 2. Một BN 65 tuổi bị tiểu đường 12 năm nhập viện cấp cứu vào ICU do nhiễm trùng huyết
(có ClCr <25mL/phút). BS chỉ định daptomycin cho BN, hỏi DS:
- Kể ít nhất 5 con VK mà thuốc này có tác dụng?
- Liều dùng, cách dùng, đường dùng cho BN này?
- Hướng dẫn điều dưỡng cách sử dụng thuốc này?
Câu 3. Một BN Nam 60 tuổi bị viêm phổi cấp tính, dùng levofloxacin viên nén bao phim 500mg,
1lần/ngày. Hai ngày thì bị đau thượng vị, khó chịu. Bạn bè khuyên BN nên dùng Maalox, bạn
hãy cho lời khuyên cho BN?
Câu 4. Một bệnh nhi 10 tuổi, bị ung thư tế bào nhỏ, đã điều trị hóa trị lần đầu. BS chỉ định
Ondansetron để phòng nôn sau hóa trị. Hãy cho biết:


- Các đường dùng của thuốc này?
- Nếu là đường tiêm/tiêm truyền, hãy cho biết cách tiêm/tiêm truyền, tốc độ truyền?
- Nếu bệnh nhi bị bệnh tim thì cần lưu ý gì cho BN này?
Câu 5. Một BN nữ 35 tuổi đang cho con bú bị viêm khớp, BS chỉ định NSAIDs, hỏi DS:
- Các NSAIDs dùng được cho PNCCB?
- Có sử dụng chất ức chế COX2 cho PNCCB được không?
Câu 6. Chú A được BS chỉ định Linezolid. Hỏi DS:
- Cơ chế tác động của thuốc?
- 5 vi khuẩn mà thuốc có thể tác động?
- Chú A tự ý dùng thêm thuốc cảm chứa Pseudoephedrin, hỏi có nên hay không, tại sao?
Câu 7. Điều trị COPD bằng thuốc kháng muscarinic tiotropium dùng đường hít. Hãy cho biết:
- Tác dụng phụ của nhóm thuốc kháng muscarinic là gì?
- Liều duy trì sử dụng như thế nào? Bệnh nhân suy gan, thận hiệu chỉnh liều như thế nào?
- Sinh khả dụng tuyệt đối và T1/2 là bao nhiêu?
Câu 8. Một BN được BS kê Mepropenem. Hãy cho biết:

- Đường sử dụng? Cách pha tiêm, thời gian tiêm và tiêm truyền?
- Có cần hiệu chỉnh liều ở BN suy thận không?
Câu 9. Bệnh nhân Nam 53 tuổi đang điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc citalopram 40mg/ngày,
người nhà bệnh nhân bảo BN uống thêm Aspirin 81mg để ngừa huyết khối, hỏi DS:
- Hãy nêu cơ chế điều trị của Citalopram?
- Nếu dùng chung 2 thuốc trên thì bệnh nhân có nguy cơ gì?
Câu 10. Bệnh nhân 28 tuổi có tiền sử dùng Heroin 7 năm, hiện nay đang sử dụng thuốc thay
thế là METHADON. Hỏi DS:
- Có thai nên sử dụng tiếp tục hay không? Vì sao?
- Sau khi sinh có tiếp tục uống không, vì sao?
Câu 11. BN Nam 35 tuổi bị loạn thần mức độ trung bình, cho dùng thuốc Haloperidol. BS hỏi
DS:
- Liều lượng và cách uống?
- Chống chỉ định?
- Tư vấn cho BN và người nhà?
Câu 12. BN Nam 65 tuổi bị viêm PQ cấp, dùng Levofloxacin, hãy cho biết:


- Liều dùng?
- Nếu ClCr = 45mL/phút có chỉnh liều không? Chỉnh liều ntn?
- Cảnh báo quan trọng cho BN?
Câu 13. BS kê đơn Alendronate? Hãy cho biết?
- Liều dùng Alendronate để dự phòng loãng xương cho PN mãn kinh?
- Hướng dẫn cách dùng thuốc này?
- Khuyên, dặn dò BN điều gì?
Câu 14. Methadon không khuyên dùng cho PNCT nhưng nếu có tiền sử sử dụng opiate trước
đó thì dùng để tránh tái nghiện. Khi cho con bú thì hoặc ngưng thuốc, hoặc ngưng cho bú, giải
quyết là ngưng cho bú từ từ để tránh hội chứng cai sữa ở trẻ.

Câu 15. Một BN nam đang dùng Warfarin, BN bị tiểu buốt, BS chẩn đoán bị nhiễm trùng tiểu và

kê đơn Bactrim sau 4 ngày BN phải nhập viên do xuất huyết. Giải thích tình trạng của BN, xử lý
như thế nào? Lời dặn cho BN?



×