HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG THỊ LUYẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI
ĐẾN DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY NÂU
(NILAPARVATALUGENS STAL) TRÊN LÚA
VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG TRỪ
TẠI BÌNH LỤC - HÀ NAM NĂM 2015
Chuyên ngành:
Bảo vệ thực vật
Mã số:
60.62.01.12
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Ngọc Anh
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính xác của
bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng
và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận văn
Dương Thị Luyến
i
năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè
và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng
dẫn TS. Lê Ngọc Anh, tập thể các thầy, cô giáo – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học
– Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và tập thể cán
bộ Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nam – Trạm bảo vệ thực vật Bình Lục đã động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các
cơ quan đoàn thể, người thân và bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận văn
Dương Thị Luyến
ii
năm 2016
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục đích và yêu cầu ........................................................................................2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.
Vơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4
2.2.
Tình hình nghiên cứu về rầy nâu trên thế giới ..................................................4
2.2.1.
Lịch sử phát sinh gây hại của rầy nâu...............................................................4
2.2.2.
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh phát triển của rầy
nâu hại lúa .......................................................................................................5
2.3.
Tình hình nghiên cứu về rầy nâu trong nước ..................................................10
2.3.1.
Lịch sử phát sinh gây hại của rầy nâu.............................................................10
2.3.2.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh phát
triển của rầy nâu hại lúa .................................................................................11
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................18
3.1.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................18
3.2.
Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .....................................................18
3.3.
Nội dung nghiên cứu......................................................................................18
3.4.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19
iii
3.4.1.
Phương pháp điều tra thành phần nhóm rầy hại thân và nhóm bắt mồi của
rầy ở vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam.........................................19
3.4.2.
Phương pháp điều tra diễn biến mật độ rầy nâu ở vụ xuân và vụ mùa 2015
tại Bình Lục, Hà Nam ......................................................................................19
3.4.3.
Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rầy ở vụ mùa năm
2015 tại Bình Lục, Hà Nam ...........................................................................20
3.5.
Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................23
3.6.
Phương pháp bảo quản mẫu vật .....................................................................24
3.7.
Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................24
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................25
4.1.
Kết quả ..........................................................................................................25
4.1.1.
Thành phần nhóm rầy hại thân lúa, nhóm bắt mồi ở vụ xuân và vụ mùa
2015 tại Bình Lục, Hà Nam ...........................................................................25
4.1.2.
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ của rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) hại lúa vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục,
Hà Nam .........................................................................................................32
4.1.3.
Vai trò khống chế quần thể rầy nâu của bọ xít mù xanh .................................41
4.1.4.
Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học phòng trừ rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam .......................48
4.2.
Thảo luận.......................................................................................................50
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................53
5.1.
Kết luận .........................................................................................................53
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................54
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................55
Phụ lục ......................................................................................................................61
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
Cuối ĐN
Cuối đẻ nhánh
Chín HT
Chín hoàn toàn
CT
Công thức
NA 2
Nghệ an 2
ĐNR
Đẻ nhánh rộ
KD 18
Khang dân 18
PHĐ
Phân hóa đòng
PTĐ
Phát triển đòng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng ở Hà Nam từ năm 2004
đến năm 2014
2
Bảng 3.1. Hoạt chất, nồng độ và liều lượng các loại thuốc sử dụng phun cho
thí nghiệm
22
Bảng 4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa thuộc Bộ cánh đều Homoptera vụ
xuân năm 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
25
Bảng 4.2. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa thuộc Bộ cánh đều Homoptera vụ
mùa năm 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
26
Bảng 4.3. Thành phần nhóm bắt mồi trên lúa vụ xuân năm 2015 tại Bình Lục,
Hà Nam
28
Bảng 4.4. Thành phần nhóm bắt mồi ăn thịt trên lúa vụ mùa năm 2015 tại Bình
Lục, Hà Nam
30
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của 3 giống lúa khác nhau đến diễn biến mật độ rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) ở vụ xuân 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của 3 giống lúa khác nhau đến diễn biến mật độ rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) ở vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
34
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của 3 chân đất khác nhau đến diễn biến mật độ rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) trên giống lúa NA2 ở vụ xuân 2015 tại
Bình Lục, Hà Nam
36
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của 3 chân đất khác nhau đến diễn biến mật độ rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) trên giống lúa NA2 ở vụ mùa 2015 tại
Bình Lục, Hà Nam
37
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của 3 mức phân bón khác nhau đến diễn biến mật độ rầy
nâu (Nilaparvata lugens Stal) trên giống lúa NA2 ở vụ xuân 2015 tại
Bình Lục, Hà Nam
39
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của 3 mức phân bón khác nhau đến diễn biến mật độ rầy
nâu (Nilaparvata lugens Stal) trên giống lúa NA2 vụ ở mùa 2015 tại
Bình Lục, Hà Nam
40
Bảng 4.11. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và bọ xít mù xanh
(Cyrtorhinus lividipennis Reuter) ở 3 chân đất khác nhau trên giống
lúa NA2 ở vụ xuân 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
42
vi
Bảng 4.12. Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và bọ xít mù
xanh (Cyrtorhinus lividipennis Reuter) ở 3 chân đất khác nhau trên
giống lúa NA2 ở vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
45
Bảng 4.13. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong
nhà lưới
49
Bảng 4.14. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) ngoài
đồng ruộng
50
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
27
Hình 4.2. Một số loài thiên địch trên lúa vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục,
Hà Nam
32
Hình 4.3. Mối tương quan giữa mật độ rầy nâu và bọ xít mù xanh ở chân đất cao
trên giống lúa NA2 ở vụ xuân 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
43
Hình 4.4. Mối tương quan giữa mật độ rầy nâu và bọ xít mù xanh ở chân đất vàn
trên giống lúa NA2 ở vụ xuân 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
44
Hình 4.5. Mối tương quan giữa mật độ rầy nâu và bọ xít mù xanh ở chân đất trũng
trên giống lúa NA2 ở vụ xuân 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
44
Hình 4.6. Mối tương quan giữa mật độ rầy nâu và bọ xít mù xanh ở chân đất cao
trên giống lúa NA2 ở vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
47
Hình 4.7. Mối tương quan giữa mật độ rầy nâu và bọ xít mù xanh ở chân đất vàn
trên giống lúa NA2 ở vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
47
Hình 4.8. Mối tương quan giữa mật độ rầy nâu và bọ xít mù xanh ở chân đất trũng
trên giống lúa NA2 ở vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam
48
Hình 4.9. Ruộng lúa thí nghiệm phân bón ở giai đoạn lúa trỗ
52
Hình 4.10. Ruộng lúa khảo nghiệm hiệu lực thuốc trừ rầy nâu
52
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thị Luyến
Tên luận án: “Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ rầy
nâu (Nilaparvata lugens Stal) trên lúa và biện pháp hóa học phòng trừ tại Bình Lục, Hà
Nam năm 2015”.
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.01.12
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật
độ của rầy nâu hại lúa và biện pháp hóa học phòng trừ tại Bình Lục, Hà Nam năm 2015
từ đó bước đầu đề xuất được biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả kinh tế, an toàn với môi
trường.
Phương pháp nhiên cứu:
Điều tra thành phần nhóm rầy hại thân, nhóm bắt mồi của rầy và diễn biến mật
độ rầy nâu ở vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam theo QCVN 01-166:
2014/BNNPTNT.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch
hại lúa. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rầy ở vụ mùa năm 2015 tại
Bình Lục, Hà Nam. Thí nghiệm trong phòng hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo
công thức Abbott, thí nghiệm ngoài đồng ruộng hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo
công thức Henderson-Tilton.
Kết quả nghiên cứu:
1. Vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam ghi nhận 2 loài rầy hại thân
lúa rầy lưng trắng và rầy nâu. Rầy lưng trắng xuất hiện nhiều vào tháng 4 và 8. Rầy nâu
xuất hiện nhiều vào tháng 5, 6 và 9. Vụ mùa mức phổ biến của 2 loài rầy nhiều hơn so
với vụ xuân và rầy nâu xuất hiện muộn hơn so với rầy lưng trắng.
2. Thành phần thiên địch trên lúa thu được 12 loài trong năm 2015 tại Bình Lục,
Hà Nam. Hầu hết các loài nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata (Boesenberg et
Strand), bọ cánh cứng ngắn Paederus fuscipes Curtis, bọ 3 khoang Ophionea indica
(Thunberg) và bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter có mức độ phổ biến
trung bình đến nhiều. Các loài khác có mức phổ biến ít. Đặc biệt bọ xít mù xanh
Cyrtorhinus lividipennis Reuter có mức độ phổ biến tăng dần về cuối vụ khi mà mức độ
phổ biến của rầy nâu và rầy lưng trắng nhiều.
ix
3. Trên 3 giống lúa KD18, Dưu527, NA2 được trồng ở vụ xuân và vụ mùa năm
2015 tại Bình Lục, Hà Nam ghi nhận vụ xuân rầy nâu trên giống KD18 có mật độ cao
nhất là (642,8 con/m2) và giống NA2 mật độ thấp nhất là (256,4 con/m2). Vụ mùa giống
KD18 vẫn là giống có mật độ cao nhất (1569,6 con/m2) và giống lúa NA2 có mật độ là
thấp nhất (446,8 con/m2).
- Trên 3 chân đất (cao, vàn, trũng) trồng cùng giống NA2 ở vụ xuân và vụ mùa
năm 2015 tại Bình Lục, Hà Nam cho thấy: vụ xuân trên chân đất trũng có mật độ rầy
nâu cao nhất (326,4 con/m2) và chân cao mật độ rầy nâu thấp nhất (184,8 con/m2). Đối
với vụ mùa trên chân đất trũng vẫn có mật độ rầy cao nhất (469,2 con/m2) và chân đất
cao có mật độ thấp nhất là (242,4 con/m2).
- Trên giống lúa NA2 có bón 3 mức phân bón (3,5; 5; 6,5 kg Urê) ở vụ xuân
và vụ mùa năm 2015 tại Bình Lục, Hà Nam ghi nhận ở cả 2 vụ mức bón (6,5 kg
Urê/sào) có mật độ rầy nâu cao nhất (vụ xuân là 347,2 con/m2 và vụ mùa là 575,2
con/m2), mức bón (3,5 kg Urê/sào) có mật độ rầy nâu thấp nhất (vụ xuân là 187,6
con/m2 và vụ mùa là 272,0 con/m2).
4. Cả 3 loại thuốc để trừ rầy nâu bao gồm Chess 50WG, Dantotsu 50WDG,
AcDinocin 500WP đều có hiệu lực trừ rầy nâu ở trong phòng và ngoài đồng ruộng.
Thuốc Dantotsu 50WDG có hiệu lực trừ rầy thấp nhất, thuốc AcDinocin 500 WP và
thuốc Chess 50WG có hiệu lực cao đạt trên 85%.
x
THESIS ABSTRACT
Name: Duong Thi Luyen
Thesis title: “Influence of ecological factors on population dynamics of brown
plant - hopper in rice (Nilaparvata lugens Stal.) and insecticide control in Binh Luc, Ha
Nam 2015”.
Major: Plant protection
Code: 62.62.01.12
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
Based on the research on the influence of some ecological factors on population
dynamics of brown plant - hoppers and insecticide control in Binh Luc, Ha Nam 2015,
it is initially recommended to control of brown plant – hopper by economic efficiency
and environmental safety.
Meterials and Methods:
Investigation on rice stem hoppers and their natural enemies and theirs
population dynamics in winter spring and summer – autumn season 2015 in Binh Luc,
Ha Nam under QCVN 01-166: 2014/BNNPTNT. National technical regulations on
surveillance method of rice pests. Evaluation of the effectiveness of some insecticide on
brown plant- hopper in the lab and in the field Binh Luc, Ha Nam. Laboratory testing
was analysis under the Abbott formula, field experiments was analysis under the
Henderson-Tilton formula.
Results of study:
- Species composition of rice hopper in 2 rice season ( winter – spring season
and summer – autumn season) 2015 in Binh Luc, Ha Nam was recorded, induring
brown plant hoppers (Nilaparvata lugens Stal.) (BPH) and white black planthopper
Sogatella furcifera thorvath) (WBPH). In both 2 season during the of rice, season
WBPH oceurred in the first stage (March, April in winter spring season & August in
summer – autumn season) white BPH oceurred in the end of the season ( in May - Fune
and September).
12 species of predator of rice insect were recorded in 2 rice seasons in Binh Luc,
Ha Nam 2015 belonging to 12 orders, 2 insect families and 1 spidet family. Among of
them Paederus fuscipes Curt, Ophionea indica Thunbr, Cyrtorhinus lividipennis Reuter,
and Lycosa pseudoannulata Boes. et Str, were common species, appeared in whole
season.
xi
Population dynamic of BHP was highest recorded in KD18 (119,77 BHP/ m2) in
average in winter – spring season & 226,49 BHP/ m2 in sumer – autumn season) and
lowest in NA2 ( 49,40 & 97,26 BHP/m2, respctively).
In winter – spring season, density of BHP was lower than in summer - autumn
seson. The higher of level Ure applied in the field, the higher of BHP was recorded
(37,02 BHP/ m2 at the level of 3,5 kg Ure incompare with 68,60 BHP/ m2 at the level of
6,5 kg Ure and 86,60 BHP/ m2; 150,73 BHP/ m2 in winter – spring season 2015;
summer – autumn season, sespectively). Density of green mirid bug (Cyrtorhinus
lividipennis) was correlated with the density of BPH (Nilaparvata lugens Stal) during 2
rice seasons 2015 in Bình Lục, Hà Nam.
Efectiveness of AcDinocin 500 WP and Chess 50WG was highest recorded (
97,70 % and 96,25% after 27 hours after treatment, respectively) in the lab.In the field,
AcDinocin 500WP was highest recorded with 94,31% after 14 day of treatment.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa
mỳ, lúa và ngô. Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực
chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày.
Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới.
Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa, ngoài các
yếu tố khác như giống, kỹ thuật canh tác điều kiện thời tiết khí hậu…, sâu bệnh
là một yếu tố hết sức quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất,
phẩm chất và sản lượng lúa.
Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục
thân, rầy nâu, chuột…, trong đó rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) được đánh giá
là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên cây lúa hiện nay không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở khắp các vùng trồng lúa trên thế giới. Rầy nâu không chỉ gây
hại trực tiếp bằng cách chích hút dịch cây lúa làm cản trở quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây lúa mà nguy hại hơn, chúng còn là tác nhân môi giới lây
truyền các loại virus rất nguy hiểm trên cây lúa, trong đó hiện nay là virus vàng
lùn, lùn xoắn lá.
Tại Hà Nam, diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng từ năm 2004 đến
năm 2014 được thống kê cụ thể ở bảng 1.1.
Qua bảng số liệu ở Hà Nam chúng tôi nhận thấy từ năm 2007 - 2010 rầy
nâu, rầy lưng trắng có xu hướng bùng phát lên về mật độ và diện tích phân bố.
Năm 2011 rầy có giảm nhưng từ năm 2012 – 2014 lại có xu hướng tăng lên. Mật
độ rầy năm 2012 – 2014 phổ biến ở 500 – 1.000 con/m2, cao 2.000 – 4.000
con/m2, cá biệt có ổ trên 6.000 con/m2 gây cháy chòm, ổ cục bộ.
Trong các năm 2007 – 2010 diện tích nhiễm rầy tăng gấp 3 – 6 lần so với
năm 2006, tăng gấp 10 – 12 lần so với các năm 2005, 2004. Thế nhưng năm 2014
diện tích nhiễm rầy còn tăng gấp 1,5 - 2 lần so với năm 2007.
1
Bảng 1.1. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng ở Hà Nam
từ năm 2004 đến năm 2014
Vụ
Diện tích nhiễm vụ xuân (ha)
Diện tích nhiễm vụ mùa (ha)
Diện tích
Diện tích
Diện tích
Diện tích
2004
nhiễm
491
nặng
3
nhiễm
415
nặng
0
2005
2006
848,9
356,3
20
0
2.452,5
7.105,3
471,7
756,9
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
10.315
19.280,9
13.182,5
13.782,7
10.251,6
14.673,8
16.130
21.882,8
364
1.100,8
400
1.000
0
1.419,5
1.523,2
4.400
21.506
20.030,5
25.095,2
21.362,3
19.432,2
20.605
29.213
31.684
3.845
2.686,7
4.750
5.000
3.340
3.520
4.870
5.120
Năm
Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam
Xuất phát từ thực tiễn trong việc phòng trừ dịch hại nói chung và rầy nâu
nói riêng có hiệu quả mang lại những giá trị kinh tế thiết thực cho người nông
dân, đồng thời bảo vệ được năng suất cây trồng, bảo vệ được quần thể thiên địch
có ích và môi trường sống là rất cần thiết.
Được sự nhất trí của Học Viện Nông Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của TS.
Lê Ngọc Anh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) trên lúa và biện pháp hóa học phòng trừ tại Bình
Lục, Hà Nam năm 2015 ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Mục đích
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn
biến mật độ của rầy nâu hại lúa và biện pháp hóa học phòng trừ tại Bình Lục, Hà
Nam năm 2015 từ đó bước đầu đề xuất được biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả
kinh tế, an toàn với môi trường.
Yêu cầu
- Xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa ở vụ xuân và vụ mùa 2015 tại
2
Bình Lục, Hà Nam.
- Xác định được thành phần nhóm bắt mồi của rầy nâu ở vụ xuân và vụ
mùa 2015 tại Bình Lục, Hà Nam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống lúa, phân bón,
chân đất) đến diễn biến mật độ của rầy nâu ở vụ xuân và vụ mùa 2015 tại Bình Lục,
Hà Nam.
- Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học để trừ rầy nâu tại Bình
Lục, Hà Nam vụ mùa năm 2015.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra nhóm rầy hại thân giúp cho công tác điều tra, dự tính dự báo nắm
được mức độ phổ biến của nhóm rầy trên đồng ruộng. Qua đó để có biện pháp
phòng chống kịp thời khi mật độ vượt quá ngưỡng kinh tế.
- Những nghiên cứu về giống, chân đất, phân bón đến diễn biến mật độ
của rầy nâu trên đồng ruộng, làm cơ sở giúp đề xuất các biện pháp kỹ thuật
canh tác lúa nhằm giảm đến mức thấp nhất mật độ rầy trên đồng ruộng.
- Về mặt thực tiễn, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được một số loại thuốc
hóa học có hiệu lực cao trong phòng trừ rầy nâu, sử dụng giống lúa có biểu hiện
nhiễm rầy ít sẽ góp phần hạn chế sự gây hại của chúng, giảm thiểu việc sử dụng
hoá chất độc hại, tăng hiệu quả sản xuất, phục vụ mục tiêu sản xuất lúa bền vững.
.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là đối tượng
sâu hại lúa quan trọng nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng lúa ở Việt Nam
(Trần Đăng Hòa và cs., 2009).
Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhìn chung trong ngành trồng lúa ở
vùng Đông Nam Á có những thay đổi lớn về cơ sở vật chất và kỹ thuật. Cho đến
nay, nhiều nhà khoa học cho rằng sự gia tăng tính trầm trọng của rầy nâu liên quan
đến kỹ thuật trồng lúa tiên tiến (giống mới năng suất cao, bón nhiều phân đạm,
tưới nước chủ động, dùng nhiều thuốc hóa học trừ sâu…). Mặt khác, bản thân rầy
nâu cũng có những biến đổi đã hình thành nhiều nòi sinh học (biotype) khác nhau,
nòi sinh học sau có độc tính mạnh hơn nòi sinh học trước đó. Do đó vấn đề phòng
chống rầy nâu ngày càng trở nên phức tạp hơn (Phạm Văn Lầm, 2009).
Rầy nâu là một trong những loài rầy tấn công cây lúa có ảnh hưởng trực
tiếp gián tiếp đến thất thu năng suất và là vecto truyền nhiều bệnh virut cho cây
lúa (Phan Văn Tương và cs., 2013).
Để ngăn chặn sự gây hại (cả trực tiếp và gián tiếp) của rầy nâu chúng ta
cần phải tìm ra biện pháp hiệu quả để phòng trừ chúng. Chính vì vậy việc tìm
hiểu rõ ảnh hưởng của 1 số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ của rầy nâu là
rất cần thiết.
Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng các biện pháp
phòng trừ có hiệu quả với rầy nâu.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RẦY NÂU TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Lịch sử phát sinh gây hại của rầy nâu
Theo CABI (2007) Nilaparvata lugens được Stal đặt tên đầu tiên vào năm
1854 là Dephax lugens Stal. Rầy nâu Nilaparvata lugens có thể được coi là loài
sâu hại quan trọng nhất trên lúa ở châu Á. Chúng chích hút làm cây lúa bị héo,
yếu và gây nên triệu chứng cháy rầy.
Phân bố của rầy nâu rộng khắp các nước trồng lúa ở Châu Á, Australia
và một số đảo ở Thái Bình Dương. Trên thế giới phạm vi phân bố của rầy nâu rất
rộng (Dyck and Thomas, 1979).
4
Mochida (1970) cho rằng rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng lúa
nước ở Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh, Indonesia,
Srilanca, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Việt Nam… Lúa nước là ký chủ chính của rầy nâu do đó thời gian không trồng
lúa hoặc để ruộng nghỉ không có lúa chét có thể làm giảm số lượng rầy cho vụ
tiếp theo. Cây dại thuộc họ hoà thảo và lúa chét là ký chủ phụ thích hợp cho rầy
sinh sống và đẻ trứng. Thí nghiệm của Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI,
1979) cho biết: cỏ dại ở ruộng lúa có thể góp phần làm tăng số lượng rầy khi lúa
gần chín, là do đã tạo được môi trường có thảm cây rậm rạp.
Rầy nâu đã từng là loài dịch hại thứ yếu trên lúa trong những năm 1960 ở
nhiều khu vực nhiệt đới châu Á (Pathak and Dhaliwal, 1981).
Nhưng theo Dyck and Thomas (1979) thì tại các nước lại có những ghi
nhận khác nhau. Người ta đã ghi nhận ở Ấn Độ rầy nâu phát sinh gây hại rải rác ở
vùng Kerala từ năm 1958 và sau đó đã lan sang một số tiểu bang khác như ở
Tamil Nadu. Nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng ở mùa thu và mùa
đông đã có một ổ dịch trong một huyện của Tây Bengal vào năm 1975, và trong
đó có một số trường hợp các cây trồng đã bị phá hủy. Trong thời cổ đại của Hàn
Quốc, trong số 167 tài liệu tham khảo có 36 tài liệu chứng minh về sự phá hoại
của côn trùng là do rầy. Từ năm 1912 có khoảng 10 đợt dịch xảy ra. Một số thiệt
hại đã xảy ra vào năm 1965, 1966, 1967, hiện tượng bùng phát này nghiêm trọng
nhất trong năm 1975 ở phía tây nam của Hàn Quốc. Trước năm 1960, rầy nâu
gây hại không thường xuyên, nhưng từ năm 1960 nó đã là một côn trùng gây hại
lớn.Bây giờ nó được phân bố rộng rãi và gây hại. Các vụ dịch xảy ra ở miền
trung và miền nam Đài Loan trong suốt các mùa vụ thứ hai của năm 1966, 1967,
1970, 1974, và 1975.
Rầy nâu có thể hại ở tất cả những giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt
giai đoạn mạ, làm đòng, trỗ và chín. Ở giai đoạn lúa làm đòng . Rầy trưởng thành và
rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá phía
dưới có thể bị héo, hạt lúa bị lửng lép. Bị hại nặng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả
ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối
nhũn. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng (Dale, 1994).
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh phát triển của rầy
nâu hại lúa
Smith (1972) và Nickel (1973) cho rằng việc gieo cấy các giống lúa mới
đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên. Các trận dịch rầy nâu gần đây liên quan đến
5
nhập nội những giống lúa có năng suất cao (Oka, 1976; Mochida et al., 1977)
cho biết ở Indonesia sự phá hại của rầy nâu có tương quan chặt chẽ với diện tích
cấy giống lúa mới, nhưng một số tác giả khác lại phản đối quan niệm này và cho
rằng nhìn chung các giống lúa mới không mẫn cảm với rầy nâu hơn các giống lúa
cao cây cổ truyền, mà chính là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng với giống lúa
mới như cấy dày, tưới nước, bón nhiều phân... mới là nguyên nhân gây lên bùng
phát rầy nâu.
Theo Dyck et al. (1979) thì giống lúa mới thường có năng suất cao phát
triển trong điều kiện tốt được trồng với diện tích lớn chưa hẳn đã hạn chế được
rầy nâu. Đây là một yếu tố gây nên dịch rầy nâu gần đây. Vì vậy cũng có khi
giống mới lại là giống mẫn cảm với rầy nâu hơn là những giống truyền thống
Việc bón nhiều phân đạm sẽ làm mật độ rầy nâu tăng lên, bởi lẽ khi bón
nhiều phân đạm đã làm cây lúa chống chịu với rầy nâu kém hơn và làm tăng sức
sống, cũng như khả năng đẻ 0 lúa có nhiều đạm. Khi được nuôi thí nghiệm trên
cây có mức đạm cao thì rầy đẻ trứng nhiều, ăn nhiều và gây hại nhiều. Lượng
đạm sử dụng tăng thì mật độ rầy có xu hướng sinh trưởng phát triển tăng cao (Lu
and Heong, 2009).
Mô hình trồng trọt đã chỉ ra rằng việc tăng số lượng mùa vụ trên một khu
đất cố định có thể làm gia tăng những vấn đề về rầy nâu trong năm, hoặc so le
các lần trồng sẽ góp phần vào sự bùng phát rầy nâu.
Mật độ của rầy nâu ở Sarawak có thể thấp bởi vì chỉ có một vụ lúa được trồng
mỗi năm vì có thể có một thời gian nghỉ giữa mùa thu hoạch (Dyck et al., 1979).
Nước tưới là yếu tố không thể thiếu cho cây lúa nhưng khi tưới quá nhiều
và thường xuyên sẽ góp phần tăng mật độ của rầy nâu (Dyck et al., 1979).
Yếu tố khí hậu khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh phát triển của rầy
nâu. Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm…. Nhiệt độ là một trong
những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát dục, biến động quần thể
và phát dịch của rầy nâu. Nhiệt độ trong phạm vi 25-30ºC là thích hợp nhất đối
với sự phát dục của trứng và rầy non, nếu nhiệt độ cao hơn 33-35ºC thì không
thích hợp với rầy (Bae and Pathak, 1970). Theo Ho and Liu (1969) cho rằng
nhiệt độ thấp trong khoảng từ 15-18ºC là không thích hợp cho sự phát triển của
rầy. Các tác giả như Fukuda (1934), Alam (1971) cho hay nhiệt độ cao góp phần
tăng số lượng rầy.
6
Nhiệt độ từ 25- 300c là thích hợp nhất cho trứng rầy phát triển. Rầy nâu có
chu kỳ sống ngắn trong điều kiện nhiệt độ cao (Dyck et al., 1979).
Pha trứng của rầy nâu phát sinh nhanh nhất ở điều kiện nhiệt độ 25 –
30 C. Tỉ lệ trứng nở cao nhất ở nhiệt độ 27 – 28oC và trứng rầy nâu sẽ không nở
o
ở nhiệt độ ở 33oC (Parthak and Khush, 1979).
Về vai trò của ẩm độ với phát sinh, phát triển của rầy nâu, nhìn chung các
tác giả đều cho rằng môi trường ẩm có liên quan chặt với rầy nâu, điều kiện này
góp phần làm tăng số lượng quần thể của chúng.
Theo Kulshresthan (1974) độ ẩm trong phạm vi từ 70-80% là thích hợp
cho sự phát dục của rầy nâu. Một số tác giả lại nhận thấy các trận dịch rầy xảy ra
chủ yếu trong mùa mưa (Grist and Lever, 1969). Tác giả Fukuda (1934) và
Pathak (1968) có nhận xét các trận dịch rầy nâu xảy ra trong điều kiện khô hạn.
Nhiều tác giả cho rằng tưới nước và giữ nước trong ruộng đã dẫn đến làm tăng
mật độ rầy nâu và từ đó làm tăng thiệt hại cho lúa (Hinckley, 1963; Mochida and
Suryana, 1975).
Dùng thuốc hóa học một cách không đúng sẽ giết chết các thiên địch của
rầy nâu (Kulshresthan, 1974) và gây ra hiện tượng kháng thuốc (Heindrish, 1979;
Phạm Hồng Hiển, 2009).
Nhìn chung các nghiên cứu về hiệu lực phòng trừ rầy nâu của thuốc, thời
điểm sử dụng, đánh giá tác động của thuốc tới quần thể thiên địch, tính chống
thuốc và khả năng tái phát quần thể rầy nâu… đã được nghiên cứu. Nhóm thuốc
Carbamate có hiệu lực trừ rầy khá và được sử dụng khá rộng rãi vào những năm
1970 (Heinrich, 1979), hoặc nhóm Bufloferin có tác dụng ức chế quá trình hình
thành Kitin của rầy nâu các dạng thuốc (thuốc viên, thuốc dạng sữa…) đã được
nghiên cứu cách sử dụng kết quả cho thấy thuốc Mipcin dạng hạt có khả năng trừ
rầy lứa 2 và 3 đạt hiệu quả cao, tuy nhiên nếu rắc vào giai đoạn rầy đang đẻ
trứng hoặc chưa nở hết mật độ rầy sẽ tăng cao và gây cháy rầy (Nagata et al.,
1975). Thời gian sử lý thuốc vào giai đoạn rầy non đạt đỉnh cao sẽ cho hiệu quả
tốt, phun thuốc vào lúc rầy đang nở hoặc khi đang vũ hóa đều cho hiệu quả kém,
(IRRI, 1979).
Các loại thuốc hầu hết không có tác dụng với trứng rầy nâu và độ bền
kém do vậy nếu thời gian sử lý không chính xác sẽ không đạt hiệu quả như mong
muốn. Tính kháng thuốc cũng được một số tác giả tiến hành nghiên cứu kết quả
7
cho thấy hiện tượng kháng thuốc xảy ra với nhóm thuốc lân hữu cơ và
Carbamate. Cùng một hoạt chất nhưng các dạng thuốc khác nhau cũng gây sự tái
phát khác nhau, thuốc Carbofuran khi phun lên cây gây ra hiện tượng tái phát
mạnh hơn dạng hạt bón vào đất (Heinrichs, 1979).
Tốc độ phát triển của quần thể rầy nâu gắn liền với sự sử dụng thuốc hoá
học cũng như cách sử dụng thuốc hoá học (Riley, 1988).
Có nhiều trường hợp, khi sử dụng thuốc trừ sâu là nguyên nhân dẫn đến
phục hồi quần thể dịch hại bao gồm có cả rầy nâu (Chilliah and Heinrich, 1984;
Gao et al., 1988; Phạm Hồng Hiển, 2009).
Chelliah and Heinrichs (1984) đã xác định sự phục hồi quần thể của rầy
nâu trên ruộng lúa ảnh hưởng bởi việc sử dụng các thuốc trừ sâu như,
decamethrin, methyl parathion, và diazinon. Áp dụng methyl parathion và
decamethrin đã giúp cho lúa phát triển tốt hơn, đó chính là nguyên nhân làm tăng
sự phát triển của quần thể rầy nâu. Hơn nữa, ở những công thức áp dụng thuốc đã
làm rút ngắn thời gian phát dục của rầy non, thời gian phát dục của trưởng thành
dài hơn, kết quả là vòng đời rầy nâu ngắn lại, tuy nhiên việc làm này đã dấn đến
thời gian đẻ trứng của trưởng thành dài hơn so với không xử lý thuốc, đây là
nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi quần thể rầy nhanh và cao hơn ở những công
thức xử lý thuốc.
Sự bùng phát rầy nâu không theo chu kỳ và xảy ra trên diện tích rộng. Sau
những năm 1960, rầy nâu bùng phát vào những năm 1975, 1990, 1997 và 2005
tại hầu hết các nước trồng lúa Châu Á (Song et al., 2008). Để dự báo trước sự
bùng phát của rầy nâu thực sự rất khó khăn, và người nông dân khó có thể ngăn
chặn kịp thời sự bùng phát của rầy nâu (Phạm Hồng Hiển, 2009).
Hầu hết các tác giả đều khẳng định do sử dụng thuốc hoá học không đúng
đã dẫn tới sự gia tăng quần thể và làm bùng phát rầy nâu ở hầu hết các nước
Đông Nam Châu Á (Kenmore et al., 1985). Thuốc trừ sâu không giết được trứng
rầy nâu, nhưng lại giết hại thiên địch (Reissig et al., 1982; Phạm Hồng Hiển,
2009), thêm vào đó rầy nâu phục hồi quần thể nhanh hơn quần thể thiên địch
(Preap et al., 2001) đó chính là lý do bùng phát rầy nâu nhanh chóng sau khi áp
dụng thuốc hoá học một cách bừa bãi.
Mặt khác, rầy nâu trở thành một loài sâu hại khó phòng trừ vì chúng có
thể thay đổi bitotyp, do đó chúng có thể kháng thuốc hoá học. Rầy nâu đã được
8
ghi nhận phát triển tính kháng với các thuốc hoá học khác nhau (ví dụ: BPMC,
Isoprocarb). Heinrichs (1979) và (Heinrichs et al., 1982) theo họ, rầy nâu phát
triển tính kháng thuốc cao gấp 1183 lần với thuốc nhóm malathion ở thế hệ thứ 9
và 41 lần với thuốc isoprocab ở thế hệ thứ 16.
Theo tổng kết của Phạm Hồng Hiển (2009) trong công trình nghiên cứu
khoa học của mình đã ghi nhận, rầy nâu kháng với 18 loại thuốc hoá học khác
nhau. Để phòng trừ rầy nâu trên các ruộng lúa tại Hàn Quốc, tác giả Bae and
Huyn (1987) đã sử dụng 3 loại thuốc là carbofuran 3G, disyston 3G, và
omethoate 50% EC, kết quả cho thấy cả ba loại thuốc chỉ có tác dụng với rầy
trong vòng 10 ngày và sau đó những nơi sử dụng thuốc có mật độ rầy cao hơn so
với đối chứng, ngoại trừ công thức bón carbofuran vào khu vực rễ lúa. Công thức
bón carbofuran vào rễ đã kéo dài hiệu quả phòng trừ rầy của thuốc tới 45 ngày
hoặc dài hơn. Điều kiện sản xuất lúa của Hàn Quốc, người nông dân thường sử
dụng buprofezin vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 sau khi dùng carbofuran bón
vào rễ vào cuối tháng 5 đã rất hiệu quả trong việc phòng trừ những loài sâu hại ở
giai đoạn đầu vụ lúa và ngặn chặn sự gây hại của rầy nhập cư vào ruộng lúa từ
các nước như Trung Quốc và Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mức độ kháng thuốc của
rầy nâu đã tăng đặc biệt là ở các nơi có sử dụng nhiều thuốc hóa học để trừ rầy
nâu. Nó đã kháng cả thuốc trừ sâu thế hệ cũ và mới (Catindig et al., 2009).
Nước đầu tiên nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu là Nhật Bản và
sau 20 năm sử dụng ben zen hexa – chloride thì tính kháng thuốc của rầy nâu đã
tăng tới 9 lần (Heinrichs, 1979).
Tại Trung Quốc đã cấm sử dụng Benzen hex- chloride nên đã sử dụng các
thuốc có nguồn gốc lân hữu cơ, làm cho tính kháng thuốc của rầy nâu đối với
nhóm thuốc này tăng lên rất nhanh. Cho tới thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nghiên cứu
của các tác giả ở Trung Quốc cho hay sau 7 năm sử dụng giá trị LD50 của thuốc
Benzen hex- chloride đã tăng 22 lần (Toru Nagata, 2002).
Thiên địch có ảnh hưởng rất lớn đến rầy nâu. Số lượng rầy nâu thay đổi
phụ thuộc vào những nhân tố thiên địch và môi trường, sâu hại có rất nhiều các
loài thiên địch có lợi. Các loài có lợi thường kiểm soát côn trùng gây hại. Nếu
không có những loài có lợi thì mật độ sẽ nhân lên nhanh và gây hại nặng đến
năng suất lúa.
9
Tuy nhiên, sâu hại có khả năng sinh sản cao để bù đắp tỷ lệ tử vong mà nó
phải đối mặt trong tự nhiên.
Ví dụ, một rầy nâu cái đẻ nhiều con, nhưng vì có thiên địch nên mật độ
rầy sống sót không cao sau một thế hệ. Nó không thể kìm hãm được 98 - 99%
tỷ lệ tử vong của rầy nâu.Nếu được như vậy thì điều này là điều đang được
mong đợi.
Sự cân bằng tự nhiên giữa côn trùng và thiên địch thường bị gián đoạn bởi
việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu hóa học. Mặc dù là thuốc trừ sâu rất cần thiết
trong một số trường hợp, nhưng mà phải được sử dụng khôn ngoan để bảo vệ
thiên địch (Shepard et al., 1987).
Các nghiên cứu trong lồng kính mô tả hoạt động của một số loài ăn thịt
đối với rầy nâu đã chỉ ra rằng ở Kerala Ấn Độ mật độ rầy thấp gần đây một phần
là do thiên địch.Mật độ đỉnh cao của thiên địch xảy ra cũng vào khoảng thời gian
đỉnh cao của mật độ rầy.
Nhện và bọ cánh cứng đóng một vai trò trong việc hạn chế lượng rầy
nhưng khi trên đồng ruộng mật độ rầy nâu cao thì những loài động vật chủ yếu
như nhện cũng không thể khống chế nổi (Dyck et al., 1979)
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RẦY NÂU TRONG NƯỚC
2.3.1. Lịch sử phát sinh gây hại của rầy nâu
Nguyễn Đức Khiêm (2004) cho rằng do cách biệt về địa lý mà điểm ranh
giới cách biệt là đèo Hải Vân, nơi hướng gió tây nam đổi hướng ra biển đông,
ngăn chặn sự lây lan của các quần thể rầy nâu giữa 2 miền đã hình thành nên 2
quần thể rầy nâu ở miền Nam và ở miền Bắc.
Ở nước ta, rầy nâu đã ghi nhận có ở hầu hết các tỉnh trồng lúa từ vùng
đồng bằng đến vùng trung du miền núi, từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng
sông Cửu Long.Tại miền Bắc, năm 1958 đã ghi nhận rầy nâu phát triển thành
dịch, gây hại lúa chiêm trũng làm tổn thất lớn cho Hà Nam. Năm 1962 rầy nâu
phát sinh gây hại nặng tại Thanh Hóa, Nam Hà, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Tây,
Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phúc. Từ 1979 trở lại đây rầy nâu đã trở thành mối
nguy hiểm cho nghề trồng lúa ở miền Bắc và nhiều năm nó đã phát sinh thành
dịch. Tại miền Nam rầy nâu được ghi nhận sớm hơn ở miền Bắc, theo những
nghiên cứu của Pháp thì rầy nâu phát dịch từ tháng 10 - 11 năm 1931 tại Mỹ Tho,
Tân An, Chợ Lớn, Gia Định. Năm 1971 rầy nâu đã phát sinh mạnh ở đồng bằng
10
sông Cửu Long với hiện tượng cháy rầy ở Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc
Trăng. Năm 1975 phát sinh gây hại trên các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. Từ đó tới nay rầy nâu phát sinh gây hại liên
tục trong phạm vi cả nước, khi thì cục bộ trên diện tích nhỏ, khi thì bùng phát
thành dịch trên diện rộng (Phạm Văn Lầm, 2009).
Dịch rầy nâu đầu tiên ghi nhận ở đồng bằng sông Cửu Long vào năm
1931, ở đồng bằng sông Hồng vào năm 1958. Những đợt dịch lớn do rầy nâu gây
ra đã ghi nhận vào các năm 1981 - 1982, 1986 - 1987, 1992 - 1993 ở vùng đồng
bằng sông Hồng và vào các năm 1969, 1971 - 1974, 1977 - 1978, 1988 - 1991,
1996 - 1997, 2005 - 2007 ở vùng Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2011).
Theo báo cáo về sâu bệnh hại lúa và cách phòng trừ của Sở NN Hà Nam
Ninh (1988) thì trong vụ chiêm xuân rầy nâu thường phát sinh và gây hại nặng ở
vùng đồng chiêm trũng hơn vùng ven biển. Trên địa bàn huyện hoặc HTX cũng
vậy: những cánh đồng trũng cấy sớm rầy nâu bao giờ cũng di chuyển đến sớm,
sinh sản nhanh và hại nặng hơn ở ngững cánh đồng vàn hoặc cao hạn. Nhìn
chung tốc độ tích lũy số lượng của rầy (hệ số nhân giữa các lứa) vụ chiêm xuân
thường cao hơn vụ mùa. Vì trong vụ chiêm xuân có mùa đông rét. Lạnh kéo dài
thì sự tích lũy số lượng cũng thường cao hơn năm ấm nhưng ít khi phát sinh
thành dịch, vì số lượng đầu vụ thấp. Vụ mùa mưa nhiều ngay từ đầu vụ từ tháng
7-10 xen kẽ giữa thời kỳ nắng gắt, 7-10 ngày lại có trận mưa rào, ẩm độ cao thì
rầy cũng dễ phát triển thành dịch vào cuối vụ.
2.3.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh phát
triển của rầy nâu hại lúa
Theo tác giả Trần Huy Thọ và Nguyễn Công Thuật (1989) ở miền Bắc
Việt Nam vào vụ lúa đông xuân có mùa đông lạnh làm hạn chế sự phát sinh phát
triển của rầy nâu, mật độ rầy nâu ở đầu vụ bao giờ cũng thấp. Vụ mùa nhiệt độ
cao các lứa rầy nâu sẽ phát triển sớm hơn. Trong điều kiện nước ta mỗi một vụ
lúa quần thể rầy nâu cao vào giai đoạn lúa trỗ bông, ngậm sữa và thường gây
cháy rầy ở giai đoạn này.
Điều kiện khí hậu có vai trò lớn trong phát sinh và phát triển rầy nâu.
Nhiệt độ ở lớp không khí gần sát mặt nước ruộng thấp hơn nhiệt độ ở lớp không
khí phía trên cao trong ruộng lúa. Ẩm độ tương đối của không khí đạt cao nhất ở
11
khoảng gần mặt nước và giảm dần theo hướng đi lên phía ngọn cây lúa. Thực tế
rầy nâu thường sống ở phần gốc thân trên mặt nước ruộng lúa. Nơi thích hợp
nhất cho rầy nâu sinh sản là đoạn gốc thân cây lúa 10 cm phía trên mặt nước.
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thay đổi mật độ rầy nâu. Tình
trạng ngập nước thường xuyên ở ruộng lúa có lợi cho sự gia tăng mật độ rầy nâu.
Rầy nâu ưa chuộng được tưới nước hơn ruộng khô nước. Do đó chế độ nước
trong ruộng lúa có liên quan đến sự phát triển của rầy nâu. Ruộng lúa có nước
thường xuyên tạo điều kiện khích lệ sự sinh sản của rầy nâu. Điều khiển tốt chế
độ nước trên ruộng lúa sẽ là một biện pháp phòng chống rầy hữu hiệu (Phạm Văn
Lầm, 2009).
Theo dõi trên 2 chân ruộng với chế độ nước khác nhau cho thấy trên
ruộng đủ nước thường xuyên luôn luôn có mật độ rầy nâu cao hơn so với trên
ruộng không đủ nước thường xuyên (Phạm Văn Lầm, 2006).
Ở Việt Nam rầy nâu tồn tại quanh năm, rầy phát sinh phát triển nhiều sau
mưa kéo dài, ẩm ướt, nhiệt độ tăng lên hoặc những năm khô hạn và những năm
mưa lớn tới 160 mm, nhiệt độ 23 - 260C, ẩm độ 81 - 87% .Những năm mưa kéo
dài xen kẽ với những ngày nắng gắt là điều kiện cho rầy nâu phát sinh phát triển.
Tuy nhiên có mưa to gió lớn hoặc nhiệt độ đột ngột hạ thấp có thể làm hạn chế
rầy nâu phát triển hoặc gây chết cho rầy (Nguyễn Danh Định, 2009).
Sự phát sinh phát triển của rầy nâu trong năm ở các tỉnh trồng lúa phía
Bắc bị ảnh hưởng sâu sắc và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết của mùa
đông khắc nghiệt. Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy hàng năm ở điều kiện
vùng đồng bằng sông Hồng thường có 9 lứa rầy nâu phát sinh gây hại. Hai lứa
rầy rầy nâu phát sinh mạnh, gây hại nặng là lứa rầy nâu phát sinh vào tháng 5
trên lúa xuân và vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 trên lúa mùa. Thời gian của 2 lứa
rầy này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn phụ thuộc vào thời tiết của từng năm .
Đây là 2 thời kỳ đỉnh cao mật độ quần thể của rầy nâu ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Tại đồng bằng song Cửu Long, điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tương đối của
không khí hoàn toàn thuận lợi cho rầy nâu phát sinh, phát triển quanh năm. Mưa
to làm trôi rầy, nhất là rầy cám. Mưa nhỏ giúp rầy nâu phát triển nhanh (Phạm
Văn Lầm, 2009).
Điều kiện nhiệt độ 24-25oc, ẩm độ 90 %, nắng mưa xen kẽ thuận lợi cho
sự phát triển của rầy nâu (Bộ môn côn trùng, 2004).
12