Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.59 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG THỊ HUỆ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG THỊ HUỆ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô và các đơn vị liên quan, tôi đã
hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám
Hiệu, phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo
điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn cô
giáo TS. Kiều Thị Thu Hương, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm:
UBND TP Hà Giang, Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Các tổ chức hội đoàn
thể, UBND các xã Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,

những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Những khái niệm liên quan ..................................................................... 4
1.1.2. Tiêu chuẩn rau an toàn ............................................................................ 5
1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn......................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 14

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 16
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên thế giới ....................... 17
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam ........................ 19
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 26


4

2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Hà Giang ...................................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 30
3.2. Thực trạng sản xuất và kinh doanh rau an toàn tại thành phố Hà Giang
......... 31
3.2.1. Tình hình sản xuất rau tại thành phố Hà Giang .................................... 31
3.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn .............................................................. 32
3.3 Thực trạng sản xuất rau tại các hộ nghiên cứu năm 2017 ........................ 33
3.3.1. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu ............................................................. 33
3.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ............................................ 34
3.3.3. Thực trạng phân phối và tiêu thụ rau của các hộ kinh doanh rau ......... 39
3.3.4. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với rau thông thường và rau an toàn
........ 44
3.4. Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất rau

an toàn tại thành phố Hà Giang....................................................................... 48
3.5. Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau tại Thành phố
Hà Giang ........................................................................................................ 52
3.5.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ............................. 52
3.5.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ........ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 65
1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 67
2.1. Đối với tỉnh Hà Giang .............................................................................. 67
2.2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT .......................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP

: An toàn thực phẩm

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

Ha


: Héc ta

IC

: Chi phí trung gian

GO

: Tổng giá trị sản phẩm

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

IPM

: Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KHCN

: Khoa học công nghệ


NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Pr

: Lợi nhuận

TPTN

: Thành phố Thái Nguyên

TCHQ

: Tổng cục Hải quan

TTg

: Thủ tướng

UBND

: Uỷ Ban Nhân Dân

VA

: Giá trị gia tăng

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm



6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Lực lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể nông nghiệp
tại thành phố Hà Giang qua các năm .............................................. 31
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau thông thường và rau an toàn
qua các năm..................................................................................... 33
Bảng 3.3: Đặc trưng của hộ sản xuất rau tại TP Hà Giang ............................. 34
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất của một số loại rau chính tại thành phố Hà Giang
..... 34
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất bình quân rau an toàn và rau thông thường của
nhóm hộ điều tra ............................................................................. 36
Bảng 3.6: Đặc điểm nhóm hộ kinh doanh rau ................................................ 39
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêu thụ từng loại rau tại các hộ kinh doanh .......................... 40
Bảng 3.8: Tỷ lệ hộ kinh doanh rau an toàn và nguồn cung cấp rau an toàn ... 41
Bảng 3.9: Sản lượng tiêu thụ và lựa chọn địa điểm mua rau của hộ gia đình .....
45
Bảng 3.10: Lý do người tiêu dùng không mua rau an toàn ............................ 46
Bảng 3.11: Phân biệt rau an toàn .................................................................... 46
Bảng 3.12: Kênh tiếp cận thông tin về rau an toàn ......................................... 48


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Kênh phân phối, tiêu thụ rau của người sản xuất rau an toàn......... 37
Hình 3.2: Những khó khăn của người dân khi sản xuất rau an toàn............... 38
Hình 3.3: Nguồn cung cấp rau cho các hộ kinh doanh ................................... 41
Hình 3.4: Nguyên nhân hộ không kinh doanh rau an toàn ............................. 43

Hình 3.5: Đối tượng khách hàng mua rau an toàn .......................................... 44
Hình 3.6. So sánh giá rau an toàn với rau thông thường của người tiêu dùng
tại thành phố Hà Giang ................................................................................... 47


1


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất rau không những có thể mang đến giá trị ổn định về mặt sinh
kế cho các hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ mà còn có thể mang lại nguồn
thu nhập cao cho các hộ sản xuất với quy mô lớn (Mike Nichols và Martin
Hilmi, 2009) [12]. Rau là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể
như các loại vitamin, chất xơ, muối khoáng và axit hữu cơ. Rau còn là loại
thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình
[11],[12]. Nhu cầu tiêu thụ rau, quả trung bình của mỗi hộ tại Việt Nam
khoảng 71 kg trong đó rau chiếm ¾ tổng sản lượng tiêu thụ rau quả của hộ
[22], [20]. Tuy nhiên những năm gần đây, hiện tượng ngộ độc do ăn rau ngày
càng nhiều cao. Nguyên nhân chính là do hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trên
sản phẩm rau quá mức cho phép và do thói quen của người dân hay ăn các
thức ăn rau tươi sống [8]. Ngoài những trường hợp gây ngộ độc cấp tính dẫn
đến tử vong dễ nhận biết, còn các ảnh hưởng lâu dài đến ảnh hưởng sức khỏe
cho mọi người vẫn chưa lường hết được. Những thông tin và tình trạng ngộ
độc do dư lượng thuốc trừ sâu trong rau khiến người tiêu dùng hoang mạng
khi phải lựa chọn thực phẩm trên thị trường. Rau an toàn thật sự là một nhu
cầu cấp thiết của người tiêu dùng. Hiện nay các cơ sở sản xuất và tiêu thụ rau
an toàn đã xuất hiện nhiều trên thị trường nhưng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và

chưa thực sự mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Vì vậy vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội
đặc biệt quan tâm [21]. Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn hiện nay trên
thế giới ban hành các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn như JGAP, GlobalGAP.
Chính phủ Việt Nam cũng ban hành bộ tiêu chuẩn VietGAP quy định các tiêu
chí sản xuất nông nghiệp an toàn trong đó có các quy định về sản xuất rau an
toàn.
Bộ tiêu chuẩn VietGAP đã được nhiều địa phương áp dụng để xây
dựng vùng sản xuất rau an toàn, trong đó có địa bàn thành phố Hà Giang. Tuy


nhiên tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn trong sản phẩm tiêu
dùng của họ và quá trình bán hàng của các cơ sở sản xuất rau an toàn.
Trái ngược với sự gia tăng về nhu cầu sử dụng rau an toàn thì các sản
phẩm rau an toàn lại phải bán trên thị trường như các sản phẩm rau thông
thường. Hiện nay có tới 74% lượng rau an toàn sản xuất theo quy trình an
toàn phải bán trên thị trường tự do và các chợ nhỏ lẻ, chỉ 24% bán trong các
của hàng siêu thị rau an toàn [21].
Thực trạng sản xuất và tiêu dùng rau an toàn tại địa bàn thành phố Hà
Giang hiện tại ra sao, liệu có lâm vào tình cảnh tương tự như các địa phương
khác? Các sản phẩm rau an toàn của địa phương có đáp ứng đủ nhu cầu của
người dân thành phố Hà Giang? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển
của ngành sản xuất rau an toàn trên địa bàn? Cần làm gì để phát triển bền
vững ngành sản xuất rau an toàn đảm bảo lợi ích của người sản xuất, kinh
doanh và bảo đảm sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng? Chính vì vậy
tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất
rau an toàn tại thành phố Hà Giang”. Để tìm lời giải đáp cho các câu hỏi
trên và xây dựng các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại thành phố Hà Giang.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn tại thành phố Hà Giang và so
sánh hiệu quả sản xuất rau an toàn với sản xuất rau truyền thống.
- Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau an toàn tại
thành phố Hà Giang và các nhân tố thúc đẩy/rào cản trong sản xuất rau an toàn.
- Đề xuất các một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất rau
an toàn góp phần đẩy mạnh phát triển bền vững ngành trồng rau theo hướng
thân thiện với môi trường.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất rau an toàn,
tổng hợp các kết quả nghiên cứu trở thành tài liệu tham khảo cung cấp cho
những người quan tâm đến việc nghiên cứu về sản xuất rau an toàn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá khách quan các thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau an toàn, phân
tích lợi ích tài chính đối với các tác nhân.
Giúp các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các cá nhân trong sản xuất
rau an toàn tăng khả năng liên kết thực hiện mục tiêu cung cấp cho thị trường,
cho người tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn.
Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển ngành sản xuất rau an toàn của
địa phương và đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, người kinh doanh đáp ứng
nhu cầu của thị trường và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Những khái niệm liên quan
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về rau an toàn. Theo Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn 1998 thì những sản phẩm rau tươi có chất
lượng giống như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc hại và
mức độ nhiễm vi sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép và bảo đảm
an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn
Theo thông tư 59 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rau,
quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc
phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các quy
định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn
GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định
[2].
Rau an toàn là rau khi sản xuất vẫn sử dụng phân hoá học và các hoá
chất BVTV, song có giới hạn. Chất lượng rau sản xuất ra có các tiêu chuẩn về:
dư lượng thuốc BVTV; gốc nitrat và các yếu tố độc hại gây bệnh khác trong
rau nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức
khoẻ cho người tiêu dùng.
Căn cứ theo quyết định số 04/2007/QĐ - BNN, ngày 19/01/2007 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành “ Quy định về quản lý sản xuất
và chứng nhận rau an toàn” [3] khái niệm RAT được hiểu như sau: “Là sản
phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng kim loại
nặng, hàm lượng Nitrat (NO3), vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật


(BVTV) theo quy định hiện hành của nhà nước (tại quyết định số 99/2008/QĐ
- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy

trình sản xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam (VietGAP)”.
*Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam gọi
tắt là VietGAP (Vietnames Good Agricultural Practices): Là những nguyên
tắc trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế
đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức
khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và nguồn gốc sản
phẩm.
*Ngưỡng an toàn: Là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất độc hại (kim loại nặng,
nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng), các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau
mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo Quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Tóm lại: Rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Không chứa dư lượng thuốc sâu quá mức cho phép.
Không chứa lượng nitrat quá mức cho phép.
Không chứa các vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh cho người và gia
súc, gia cầm (kể cả ăn sống và nấu chín ngay khi ăn và cả một thời gian sau
khi ăn).
Không tồn dư một số kim loại nặng như: Thuỷ ngân (Hg), chì (Pb)... quá ngưỡng cho
phép.

1.1.2. Tiêu chuẩn rau an toàn
Theo Quyết định số 106/2007/QĐ - BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) [4] sản phẩm rau
được hiểu là an toàn khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
1.1.2.1. Chỉ tiêu về hình thái
Chỉ tiêu hình thái tức là xét ở khía cạnh sạch, hấp dẫn về hình thức: sản
phẩm rau phải tươi, sạch bụi bẩn, không lẫn các tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh, có bao bì bảo quản vệ
sinh hấp dẫn.

1.1.2.2. Chỉ tiêu về nội chất


Chỉ tiêu nội chất tức là xét về khía cạnh sạch, an toàn về chất lượng:
Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép của
tiêu chuẩn vệ sinh y tế của Việt Nam và các tổ chức quốc tế như tiêu chuẩn
của tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y Tế Thế giới
(WHO) hoặc của một số nước tiên tiến như: Nga, Mỹ... Chỉ tiêu nội chất được
quy định cho rau tươi bao gồm :
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Dư lượng đạm Nitrat(NO3).
- Dư lượng kim loại nặng(chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…).
- Số lượng vi sinh vật và kí sinh trùng gây hại.
Trong đó yêu cầu (2) hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường canh tác và kỹ thuật trồng trọt, nó là yếu
tố quyết định rau sạch hay rau bị ô nhiễm.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự
nhiên hay hoá chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Khi
phun thuốc BVTV, có một phần lượng thuốc bám lại trên bề mặt cây rau gọi
là dư lượng thuốc. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức độ nhất định sẽ gây
ngộ độc cho người ăn. Người bị ngộ độc có thể sẽ gánh chịu những hậu quả
nặng nề trước mắt hoặc lâu dài tuỳ thuộc vào nồng độ và loại độc tố tích luỹ
trong cơ thể.
Theo Trần Khắc Thi, hiện nay, Việt Nam sử dụng khoảng 270 loại
thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt
chuột và 22 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng.
Khi phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại… thuốc sẽ tạo thành lớp mỏng
trên bề mặt của lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước (Trần Khắc Thi và cộng

sự 2008) [15].
Theo Bùi Bảo Hoàn, rau có nhiều chủng loại, do vậy sâu hại cũng đa
dạng, thông thường sâu bệnh làm giảm năng suất từ 10 - 40% đôi khi còn tới


100% nếu có dịch hại nên nông dân Việt Nam thường sử dụng quá nhiều (0,4
- 0,5 kg a.i - a.i là lượng hữu cơ hữu hiệu) trong khi đó liều lượng cho phép
không quá 0.2 - 0.25 kg a.i để phun cho rau do Do thói quen sợ rủi ro, ít hiểu
biết về mức độ độc hại của các loại hoá chất BVTV.
Một số nguyên nhân quan trọng khác nữa là khoảng cách thời gian cách
ly giữa lần phun thuốc cuối cùng tới lúc thu hoạch không tuân thủ nghiêm
ngặt, đặc biệt là các loại rau thu hoạch liên tục như cà chua, đậu cô ve, dưa
chuột.
Ngoài ra nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu có độc tố cao
(nhóm I, II) để bảo quản hạt giống các loại rau hay bị sâu mọt như hạt mùi, tía
tô, rau dền, rau muống.
Biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để làm cho hàm lượng thuốc
BVTV trong rau thấp hơn mức cho phép là áp dụng các biện pháp phòng trừ
tổng hợp và sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý nhất.
* Hàm lượng nitrat tồn dư trong rau (NO3-)
Đạm là thành phần hữu cơ quan trọng cho rau. Khi đất trồng có quá
nhiều đạm thì lượng đạm dư thừa sẽ tích luỹ trong rau dưới dạng Nitrat (NO3). Khi đi vào cơ thể con người NO3- sẽ bị khử thành NO2, NO2 làm chuyển
hoá chất Oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành một chất
không hoạt động được gọi là methahemoglobin, làm cho máu thiếu oxy.
Trong cơ thể, lượng nitrat ở mức cao sẽ gây phản ứng với anmin thành chất
gây ung thư gọi là nitrosamin. Có thể nói hàm lượng nitrat vượt ngưỡng là
triệu chứng nguy hiểm cho sức khoẻ con người [13].
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và cộng đồng Y tế châu Âu (EC) giới
hạn lượng nitrat trong nước uống là 50mg/lít. Trẻ em thường xuyên uống
nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45 mg/lít sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm

khả năng kháng bệnh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng nitrat
trong rau không vượt quá 300 mg/kg rau tươi.
Hiện nay các loại rau bán trên thị trường hiện nay có thể chia ra làm 3
nhóm chính: Nhóm I: Có tồn dư NO3 rất cao ≤ 1200 mg/kg rau tươi gồm cải


xanh, cải cúc, cải bẹ, rau dền, rau day, cải đắng; - Nhóm II: Có tồn dư NO3 từ
600 - 1200 mg/kg rau tươi gồm: cải bắp, cải củ, mồng tơi, xà lách, rau cải
ngọt, su hào, mướp, bầu bí và các loại rau gia vị; - Nhóm III: Là loại rau tồn
dư N03 ≤ 600 mg/kg rau tươi gồm: hành, rau muống, cải xoong, bí đỏ, dưa
chuột, cà rốt (Trần Khắc Thi và Cộng sự, 2005) [16].
* Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu
Đặc tính của kim loại nặng là không thể tự phân huỷ được nên có sự
tích luỹ trong dây truyền thức ăn của hệ sinh thái. Các kim loại nặng như
asen, chì, thuỷ ngân... nếu vượt quá cho phép cũng là những chất có hại cho
cơ thể, hạn chế sự phát triển của các tế bào và hoạt động của máu, gây thiếu
máu, biến động thân nhiệt, rối loạn tiêu hoá.
Nguyên nhân chính làm hàm lượng kim loại nặng trong rau tăng chủ
yếu do trong thuốc BVTV và phân bón NPK có chứa một số kim loại nặng.
Trong quá trình tưới tiêu, các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống ao hồ, sông
rạch, thâm nhập vào mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước tưới rau.
Mặt khác, nguồn nước thải của các thành phố và các khu công nghiệp chứa
nhiều kim loại nặng cũng được chuyển trực tiếp vào rau tươi.
Biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là khuyến cáo tuyệt đối không sản
xuất rau ở khu vực có chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp, các khu
vực đất đã bị ô nhiễm do quá trình sản xuất trước đó gây ra. Tuyệt đối không
sử dụng nước gần khu công nghiệp, các nhà máy để tưới.
* Mức độ ô nhiễm do sử dụng nước tưới không sạch
Các sản phẩm rau đều chứa một lượng nước rất lớn song nếu sử dụng
nguồn nước không sạch thì sẽ gây góp phần gây ô nhiễm. Nước có thể gây ô

nhiễm cho sản phẩm bằng hai cách:
* Các kim loại nặng có sẵn trong đất hay nguồn nước thải từ thành phố
khu công nghiệp được cây hấp thụ và tích luỹ dần vào sản
phẩm.
* Ngoài ra việc bón lân nhiều cũng làm tăng hàm lượng kim loại nặng.


Những sản phẩm không chỉ gây hại lúc sản phẩm tươi mà còn ảnh hưởng lớn
trong công nghiệp đồ hộp.
* Các vùng trồng rau dùng phân tươi để tưới trực tiếp đó cũng là một
hình thức truyền tải mầm bệnh trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh khác.
Như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột hay vi khuẩn samonella gây bệnh
thương hàn.
1.1.2.3. Chỉ tiêu về điều kiện sản xuất rau an toàn
Các tiêu chuẩn quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn tại Việt Nam
được quy định theo thông tư 59 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
năm 2012, điều kiện sản xuất rau an toàn phải đảm bảo:
Điều kiện sản xuất rau, quả: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, quả trong sản xuất
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc theo quy trình kỹ
thuật sản xuất rau, quả an toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt hoặc theo các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm
trong VietGAP hoặc các GAP khác [2].
Điều kiện sơ chế rau: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, quả trong sản xuất, sơ chế
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành [2].
Điều kiện chế biến rau, quả: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau, quả - điều kiện đảm
bảo an toàn thực phẩm.



1.1.2.4. Nguyên tắc sản xuất rau an toàn
Các nguyên tắc sản xuất rau an toàn được quy định theo tiêu chuẩn
GAP được quy định trong quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN năm 2008:
- Chọn đất:
Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình
sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc
đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly
với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất
thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim
loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại [5].
Điều kiện kỹ thuật.
Tối thiểu 90% số hộ trồng rau đồng thuận sản xuất RAT phải được tập huấn kỹ thuật về sản xuất
RAT do Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông tổ chức và cấp giấy chứng nhận, hộ hoặc các nhóm hộ phải
cơ bản đồng thuận sản xuất theo quy trình kỹ thuật RAT [6].

Nước tưới:
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha
các loại phân bón lá, thuốc BVTV.... Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ
mương, sông, hồ để tưới rãnh [5].

Giống:
Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch
nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải
được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ
sâu hại sau này [5].

Phân bón:
Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng


300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây
bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt
đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau [5]. Tuỳ từng loại rau mà số lượng,
chủng loại phân cân đối, hợp lý và có thời gian cách ly an toàn khi thu hoạch. Việc sử dụng phân đạm và các
loại phân khác đảm bảo không tạo ra dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép theo quyết định số
67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNN về "Quy định về sản xuất rau an toàn" [6].

Bảo vệ thực vật:


Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II Tuyệt đối không dùng các thuốc cấm
và hạn chế sử dụng ở Việt Nam đã được Bộ NN & PTNN ban hành [6]. khi thật cần thiết có thể sử dụng
nhóm III và IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun
thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt
củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt
để phòng trừ tổng hợp IPM như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây
theo yêu cầu sinh lý[5].
Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác: Thực hiện theo quy định sản xuất rau an toàn của Bộ NN & PTNN ban hành
chú ý chế độ luân canh lúa - rau màu hoặc xen canh, luân canh giữa các loại rau khác nhau để giảm lây lan
sâu bệnh [6].

Thu hoạch, đóng gói:
Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước
sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo
hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng [5].

1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp kỹ thuật

canh tác và sản xuất rau an toàn phổ biến được áp dụng là kỹ thuật thuỷ canh,
kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có che chắn và kỹ thuật trồng rau ngoài đồng
ruộng.
1.1.3.1. Kỹ thuật thuỷ canh (kỹ thuật trồng rau trong dung dịch Hydroponics)
Thủy canh thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước”. Tuy
nhiên, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây có thể trực tiếp qua tiếp xúc
giữa rễ và dung dịch hoặc có thể gián tiếp qua các giá thể trơ. Vì vậy chúng ta
có thể hiểu rằng thủy canh là “ trồng cây không sử dụng đất”[9].
Hệ thống thuỷ canh tĩnh:
Hệ thống này đã được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước với quy mô
khác nhau. Tại một số trường Đại học và viện nghiên cứu như: Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam, Đại học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện
nghiên cứu rau quả. Vật chứa dung dịch là hộp xốp có kích thước khác nhau,
có tác dụng cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Giá thể để cây là một trấu
hun. Hộp trồng cây được để trong nhà cách ly với côn trùng gây hại. Hệ thống


này có ưu điểm là không phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung
dịch nên giá thành thấp. Nhược điểm chính thường thiếu ôxi trong dung dịch
và giảm độ pH gây độc cho cây (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [16].
Hệ thống thuỷ canh động:
Là hệ thống mà quá trình cây trồng trong dung dịch dinh dưỡng có
chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch không thiếu ôxi. Các mô hình
trồng rau thuỷ canh được thực hiện các khu nông nghiệp cao của Hà Nội, Hải
Phòng, Viện nghiên cứu rau quả tại Mộc Châu theo hướng thuỷ canh mở
(Rtw) cho năng suất cà chua trên 100 tấn/ha/vụ, ớt ngọt, dưa chuột đạt 60 - 80
tấn/ha/vụ. Mô hình thuỷ canh kín của hệ thống thuỷ canh động, trong đó có sự
tuần hoàn trở lại nhờ một hệ thống bám hút dung dịch từ bể chứa, được thực
hiện tại Viện nghiên cứu rau quả, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam năng suất
3 - 5 kg/m2/vụ mỗi vụ 15 - 30 ngày đặc biệt có thể trồng rau trong điều kiện

mùa Hè [16], [13].
Sản xuất rau bằng kỹ thuật thuỷ canh là một dạng ứng dụng công nghệ
cao, phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị nơi đất canh tác giảm dần, môi
trường canh tác ô nhiễm và thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Đây
là loại hình canh tác đang được nghiên cứu hoàn thiện trong điều kiện Việt
Nam và rất có triển vọng trong tương lai.
1.1.3.2. Kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có che chắn (nhà lưới, nhà nilon,
nhà màn, polyetylen phủ đất)
Cách trồng này sẽ hạn chế được sâu bệnh hại, cỏ dại, sương muối nên ít
phải sử dụng thuốc BVTV, đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng
suất cũng được nâng cao. Tuy nhiên các vật liệu xây dựng vật liệu che chắn
và nilon phủ đất hiện nay giá thành cao người nông dân vẫn chưa đủ vốn đầu
tư để sản xuất lớn. Phương pháp này trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở
nước ta vùng rau Đà Lạt có diện tích 500 ha, Hà Nội 42,7 ha hầu hết các vùng
rau của tỉnh, thành phố và khu công nghiệp lớn đều có dạng hình canh tác này.


Ưu điểm của phương pháp trong nhà lưới là người trồng rau giảm được
lượng nước tưới, lượng phân bón và thu hoạch quanh năm mà đất vẫn được
tơi xốp. Hơn nữa trồng rau sạch bằng cách phủ lưới còn chống được sâu rầy
và đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mỗi năm cho năng suất từ
8 - 9 vụ. Việc phủ lưới còn có đặc điểm là chống mưa, chống nắng và chống
sương muối làm úng ngập rau. [27]
1.1.3.3. Trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng
Có nhiều phương pháp sản xuất rau, mỗi phương pháp đều có những
nhược điểm riêng của nó. Trong đó kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong điều
kiện ngoài đồng là phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn tiền với biện pháp
quản lý theo quy trình IPM. Với hình thức canh tác này mới có thể đáp ứng
đủ nguồn rau xanh cho người tiêu dùng. Hơn nữa phương pháp này vừa đảm
bảo được năng suất cao mà giá thành sản phẩm cũng không đổi so với sản

xuất theo tập quán nông dân. [28]
Đây là phương thức canh tác chủ yếu của ngành sản xuất rau nước ta.
Mục tiêu lớn nhất là hơn 600 ngàn ha trồng rau được canh tác theo quy trình
an toàn. Cho đến nay việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển RAT chủ yếu
tập trung theo hướng này. Ngoài quy trình chung do Bộ NN &PTNT ban
hành, các địa phương đều có xây dựng quy trình cụ thể cho từng cây hàng vạn
hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật được áp dụng tại khu vực này là:
Sử dụng các sản phẩm sinh học (bón phân, BVTV) trong canh tác hạn
chế các sản phẩm hoá học. Như thả thiên địch (bọ xít ăn mồi) phòng trừ rệp,
bọ trĩ; Sử dụng màn phủ nông nghiệp trừ cỏ dại, phòng rệp và giữ ẩm cho đất...
Tóm lại, dù áp dụng phương thức canh tác nào thì quy trình kỹ năng
phải đáp ứng được yêu cầu là đạt năng suất cao, phẩm chất rau tốt dư lượng
hoá chất đảm bảo dưới ngưỡng cho phép và dễ áp dụng với người nông dân.


1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình.
Rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin, chất sơ và khoáng
chất,…
Tại nước ta Những nghiên cứu về phát triển rau an toàn đã được bắt
đầu triển khai từ những năm 1990 với sự góp mặt của Bộ NN & PTNN, Viện
nghiên cứu rau quả, Viện BVTV và Học viện Nông Nghiệp Việt Nam [14].
Hiện nay nghiên cứu về RAT đã được nhiều cơ quan, tổ chức phối hợp thực
hiện. Bộ NN & PTNT là cơ quan quản lý điều hành mọi hoạt động liên quan
đến hoạt động sản xuất trồng trọt của cả nước, trong đó việc ban hành quy
định tạm thời về sản xuất RAT là một bước đi thể hiện sự quan tâm của các
cấp các ngành đối với việc canh tác và sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó,
không thể không kể đến sự phối hợp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu của
các Viện, trường Đại học trong đó có cả Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và

các tổ chức quốc tế, các dự án phát triển nông thôn được tiến hành trong suốt
những năm vừa qua.
Từ những năm 1993, Lê Đình Lương (Đại học Quốc gia Hà Nội),
Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Tổ
chức Nghiên cứu và Phát triển Hồng Kông tiến hành nghiên cứu toàn diện các
yếu tố kinh tế - kỹ thuật để áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Địa bàn được
chọn tiến hành các nghiên cứu là các vùng chuyên canh sản xuất ra với số
lượng lớn của cả nước như Đà Lạt (Lâm Đồng), Củ Chi (thành phố Hồ Chí
Minh), Đông Anh (Hà Nội...) và một số địa phương có thế mạnh và diện tích
trồng rau lớn khác như Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Năm 2002, Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam thực hiện nghiên cứu Chiến
lược của các tác nhân trong kênh cung cấp rau cho Hà Nội
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về thực trạng của một số vùng


cung cấp rau cho Hà Nội, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau Hà
Nội, tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngành
hàng cung cấp rau cho thị trường Hà nội và những thuận lợi cũng như cản trở
đối với từng tác nhân. Nghiên cứu cũng đánh giá vai trò và mối quan hệ của
các tác nhân trong các kênh. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích các kết quả
tài chính của các tác nhân, khả năng tạo lợi nhuận của mỗi đối tượng trung
gian trong các dòng chu chuyển khác nhau từ đó có thể thấy chiến lược kinh
tế của các tác nhân. [23].
Cùng trong năm 2002 Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế
thực hiện nghiên cứu, “Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản
xuất đến tiêu dùng”.
Đây là nghiên cứu do Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế
thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) và Bộ Hợp
tác kinh tế quốc tế Đức (BMZ). Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành

rau quả Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn
bán, chế biến, xuất khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu cũng tập trung
vào rất nhiều các mặt hàng rau quả chính của Việt Nam như xoài, dứa, thanh
long, nhãn, vải, chuối, bắp cải, cà rốt, dưa chuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu
còn sử dụng số liệu từ VLSS 1998/2002 để phân tích tình hình sản xuất và
tiêu thụ của dân cư Việt Nam, đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu
của hàng hoá [22]. Nhìn chung đây là một nghiên cứu rất công phu của Việt
Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản xuất tới tiêu
dùng.
Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam là trung tâm tiến hành nghiên cứu
nhiều đề tài, dự án về rau quả nói chung và RAT nói riêng trên địa bàn cả
nước. Các công trình nghiên cứu của Viện tập trung vào các đối tượng rau quả
truyền thống như cà chua, khoai tây, thanh long... bên cạnh việc nghiên cứu và
thí điểm tính thích ứng với các điều kiện của từng địa phương khác nhau của
một số giống rau, quả nhập nội, lai tạo.
Viện chiến lược và chính sách phát triển nông thôn Việt Nam năm 2008


×