Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ý thức và bản chất của ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.61 KB, 5 trang )

Nguồn gốc của ý thức
Khái niệm: Ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế
giới và mối quan hệ của con người trong thế giới.Ý thức là hình ảnh chủ quan
của thể giới khách quan.
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
+Ý thức có nguôn gốc từ bộ não người: Ý thức là một dạng thuộc tính của vật
chất có tổ chức cao nhất là bộ não con người, là chức năng của bộ não, là kết
quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não (bộ não phải là bô óc sống, bộ não
đang hoạt động bình thường) . Bộ não con người có khoảng 14-15 tỷ nơ ron
thần kinh, các nơ ron thần kinh có sự kích thích, cảm ứng. Bộ não của con
người phải có quá trình hoạt động, tác động vào thế giới khách quan thì mới
hình thành lên sự phản ánh của ý thức.
+ Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não của con người thông qua
hoạt động của các giác quan, hình thành nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Qúa trình phản ánh diễn ra như sau:
Bộ não của con người là cái phản ánh, thế giới khách quan là cái được phản ánh.
Cái phản ánh tác động lên cái được phản ánh, Cái phản ánh ghi lại thông tin của
cái được phản ánh. Cái phản ánh xử ký thông tin của cái được phản ánh.
Các hình thức của phản ánh.
Phản ánh vật lý, hoá học: là hình thức pản ánh thấp đặc trưng cho vật chất vô
sinh.
Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới hữu sinh.
Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ tần kinh trung ương.
Phản ánh năng động sáng tạo: là hinh thức cao nhất trong các hình thức phản
ánh, nó chỉ được thực hiện dưới dạng vật chất phát triển cao là bộ óc người.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ .
- Lao động: Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động và giới
tự nhiên, nhằm cải biện gới tự nhiên phục vụ mục đích của con người.


- Nhờ kết quả lao động cơ thể của con người, đặc biệt là bộ óc và các giác
quan ngày càng hoàn thiện dần cả về cấu tạo và chức năng.


- Nhờ có lao động mà con người đã dần chuyển hóa từ vượn thành người.
- Nhờ có lao động con người đã thoát khỏi cuộc sống bầy đàn và tri thức của
con người ngày càng phát triển.
- Nhờ có lao động mà ngôn ngữ được hình thành.
Ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu, ký tự, chữ viết, tiếng nói nhằm trao đổi thông
tin.
- Trong hoạt động lao động, con người cần phải quan hệ với nhau, phối hợp
hành động với nhau tạo ra nhu cầu phải nói với nhau. Như cầu đó dẫn đến xuất
hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ: Là toàn bộ những ký hiệu, ký tự, chữ viết tiếng nói, nhằm trao đổi
thông tin giữa con người với con người trong quá trình sống.
Ngôn ngữ trở thành phương tiện để diễn đạt tư tưởng và trao đổi thông tin
giữa người với người. Nhờ có nguôn ngữ sự phản ánh của con người trở thành
sự phản ánh tri giác. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, với ý nghĩa này thì
không có một tri thức nào của con người lại không bộc lộ thông qua ngôn ngữ.
Nhờ có ngôn ngữ con người trao đổi những kiến thức cho nhau, con người hiểu
biết về nhau và mở rộng tầm hiểu biết về thế giới. Nhờ có ngôn ngữ con người
đã trao đổi được những quan điểm quan niệm từ đời này qua đời khác.
Như vậy là trong lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sức kích
thích chủ yếu để hình thành nên ý thức của con người.
Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kiện cần và đủ cho
sự ra đời của ý thức. Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy không thể có ý thức.

BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
Thứ nhất: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức
không phải là bản sao đơn giản, thụ động, máy móc của sự vật mà ý thức là sự

phản ánh có tính năng động, sáng tạo thế giới vật chất vào bộ não người qua
hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là hình ảnh chủ quan ý thức được hiểu là ý thức của con người,
thuộc về con người. Con người phản ánh thế gới vật chất, nhận thức về thế gới
vật chất, đúng hay sai là theo ý chủ quan của con người.
Ý thức của thế giới khách quan nghĩa là: nguồn gốc của ý thức và đối tượng
phản ánh của ý thức thuộc về thế giới khách quan, bị thế gới khách quan quy
định.
Bộ não của con người thuộc về thế giới khách quan.


Đối tượng phản ánh của ý thức thuộc về thế giới khách quan
Vật chất là cái được phản ánh - tồn tại KQ bên ngoài và độc lập với cái phản
ánh.
+ Ý thức là cái phản ánh, ý thức mang tính chủ quan, Thế giới vật chất là cái
được phản ánh, cái được phản ánh là TGKQ, cái kq bị cái chủ quan quy định
nên nó không có tính V/c, không được lẫn lộn đồng nhất V/c & Ý thức.
Thứ hai: Ý thức mang bản chất sáng tạo
Khi ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì có thể nói ý thức là
của con người mà con người là một thực thể XH năng động, sáng tạo cho nên ý
thức con người mang tính năng động, sáng tạo hiện thực theo nhu cầu thực tiễn
của XH được thống nhất trên 3 mặt:
+ Trao đổi thông tin hai chiều theo cách chọn lọc.
+ Mô hình hóa các đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan
Bản chất của ý thức có 2 mặt (phản ánh và sáng tạo). Ý thức ra đời và tồn tại
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của quy luật XH nên ý thức
mang tính XH.

- KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

+Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế gới hiện
thực, làm tái hiện trong tư tưởng nhưng thuộc tính, những quy luật của thế giới
ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ, hoặc các hệ thống ký hiệu khác.
Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau: tri thức thông thường và tri thức khoa học.
Tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá
nhân, mang tính chất cảm tính bề ngoài rời rạc.
Tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới
hiện thực.
+ Tình cảm là cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại
xung quanh và đối với bản thân mình.
Tình cảm có thể mang tính chất chủ động chứa đựng hai sắc thái gồm: cảm xúc
tích cực và cảm xúc tiêu cực. Tình cảm mang tính tích cực là một trong những
động lực nâng cao năng lực hoạt động sống của con người. Tri thức kết hợp với
tình cảm tạo nên niềm tin, nâng cao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế
mới phát huy được sức mạnh của mình.


+ Ý chí là sự quyết tâm để đạt tới mục đích của con người trong hoạt động thực
tiễn.
Ý chí thể hiện là lòng tin, lòng quả cảm, sự quyết đoán, quyết tâm, sự định
hướng rõ ràng mục tiêu phấn đấu.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của TGKQ nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Do đó, cần phải chống
lại bệnh chủ quan duy ý chí.
- Ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo, hiện thực nên cần phải chống lại tư
tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều, xa rời thực tiễn.
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, mang lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lạii, chụp lại, phản
ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Khái niệm: Ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế
giới và mối quan hệ của con người trong thế giới.Ý thức là hình ảnh chủ quan
của thể giới khách quan.
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Vật Chất quyết định ý thức: Vật chất quy định nguồn gốc ra đời của ý thức.
Vật chất là cái có trước, sinh ra và quyết định nội dung của ý thức.
Vật chất quyết định nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Ý thức có nguồn gốc từ bộ
não con người, bộ não con người là một dạng thuộc tính của vật chất, bộ não
con người bị tổn thương thương thì hoạt động ý thức bị rối loạn.
Vật chất quyết định sự phản ánh của ý thức. Ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào bộ não con người vì vậy thế giới khách quan quy định sự phản
ánh của ý thức.
Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) quyết định sự tồn tại, phát triển
của ý thức
Sự tác động trở lại của ý thức: (ý thức không phản ánh một cách thụ động; ý
thức tác động đến vật chất theo 2 hướng chủ yếu; sự tác động của ý thức đối với
vật chất cũng chỉ ở một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu
diệt các quy luật vật động của vật chất được).
Ngoài ra mối quan hệ này còn là cơ sở để nghiên cứu các mối quan hệ khác như
: lý luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, vấn đề chân lý...


. ý nghĩa phương pháp luận:
- Đấu tranh khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí: (VD: Trước năm 1986, quan
hệ sản xuất đã bị đẩy lên trước một bước....)
- Phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy hiện thực khách quan làm
cơ sở cho mọi hoạt động của mình. Đảng ta đã chỉ rõ bốn nguy cơ: tụt hậu xa
hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng, quan liêu, "diễn
biến hoà bình"
- Ngược lại ý thức, tư tưởng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm trên một mức độ

nhất định sự biến đổi của các điều kiện vật chất. VD: Việc thừa nhận đa dạng
hoá các thành phần kinh tế trong chính sách của Đảng và Nhà nước.
- "Nhiều năm nay trong nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội có nhiều
quan điểm lạc hậu, ...chúng ta phải đổi mới trước hết là đổi mới về tư duy".



×