Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Con toi phai hoc toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.41 KB, 4 trang )

Con tôi phải học Toán
Cập nhật lúc 07:16, Thứ Ba, 31/08/2010 (GMT+7)
,
- GS ĐH Toulouse (Pháp) Nguyễn Tiến Dũng vừa gửi tới
VietNamNet bài viết "Toán hay là không toán". Dưới đây,
VietNamNet giới thiệu nguyên văn bài viết của tác giả.
TOÁN HAY LÀ KHÔNG TOÁN?
To math or not to math ? - Hamlet đời mới
Phần 1: Con tôi phải học toán
I must study politics and war, that our sons may have liberty to study
mathematics and philosophy - John Adams
John Adams (1735-1826), vị tổng thống thứ hai của nước Mỹ, có câu nổi
tiếng sau (lược dịch): "Tôi phải học chính trị và quân sự, để con tôi được
thảnh thơi học toán và triết. Con tôi phải học toán, triết, kinh tế, và các môn
khoa học kỹ thuật khác, để cháu tôi có quyền học các môn nghệ thuật". Từ
cách đây hơn 2 thế kỷ, Adams đã nhận thấy rằng, sau khi nước Mỹ giành
được độc lập và xây dựng được một thể chế tiến bộ (là việc của những người
thuộc thế hệ ông ta), thì đến thế hệ tiếp sau phải học toán để có thể trở nên
giàu có, tạo ra điều kiện để cho văn hóa nghệ thuật có thể phát triển. Toán
học mà Adams nói đến là toán học "vị nhân sinh", gắn liền với kinh tế, kỹ
thuật, v.v. Cũng theo lời của Adams, các thế hệ sau cần phải học không
những chỉ có toán, mà nhiều môn khác nữa, nếu muốn trở nên văn minh.


Học sinh trường song ngữ Hà Nội Academy trong
ngày khai giảng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thế giới ngày nay đã thay đổi nhiều so với cách đây 2 thế kỷ, nhưng câu nói
của Adams vẫn luôn đúng. Sẽ không có những công ty như Google nếu
không có các thuật toán tìm kiếm và khai thác thông tin sử dụng những lý
thuyết toán học hiện đại nằm sau nó, sẽ không có dự báo thời tiết nếu không
có các phương trình toán học và phương pháp tính đi kèm, sẽ không có điện


thoại di động nếu không có lý thuyết toán học về truyền sóng và phân tích
sóng, sẽ không có mua bán trên mạng nếu không có lý thuyết bảo mật toán
học, sẽ không có vệ tinh nhân tạo nếu thiếu hình học vi phân, v.v. Mọi thành
quả về công nghệ mà mắt trần chúng ta thấy được, đều có toán học nằm
trong đó. Nhiều người được giải Nobel về kinh tế là do đưa được vào kinh
tế những mô hình toán học mới hữu hiệu. Và cũng nhờ có những lý thuyết
toán học như lý thuyết trò chơi mà chúng ta có thể hiểu hơn các vấn đề xã
hội và chính trị.
Hãy tưởng tượng những nhà quản lý phải đưa ra các chính sách về kinh tế,
giáo dục, y tế, v.v., mà dựa trên các tính toán sai lầm, vì không hiểu rõ bản


chất của các khái niệm, sử dụng số liệu cọc cạch, v.v., thì nguy hại biết bao
cho đất nước. Giám đốc tài chính mà yếu về toán tài chính, ôm vào quá
nhiều rủi ro cho doanh nghiệp mà cứ tưởng như thế là hay, thì có nguy cơ
làm phá sản doanh nghiệp. Kiến trúc sư mà tính toán thiết kế sai thì cầu có
thể vừa xây đã sập, v.v.
Bởi vậy, con tôi cần học toán. Nhưng bên cạnh đó, nó cần học thêm các thứ
khác nữa. Nó sẽ chọn ngành mà nó thích, nhưng chọn ngành nào thì nó cũng
sẽ cần vận dụng tư duy toán học, và tìm ra các công cụ toán cần thiết để sử
dụng trong ngành của nó. Việc học toán không những cần thiết ở bậc phổ
thông, mà còn ở bậc đại học và sau đại học, cho hầu hết mọi sinh viên . Điều
đó không có nghĩa là phải học theo ngành toán, mà có nghĩa là cần học toán
cho cẩn thận, bất kể là học theo ngành gì. Phải hiểu đúng được bản chất các
khái niệm toán học mà mình học, để có thể sử dụng được chúng, chứ không
phải là học thuộc các định lý và giải đúng các đáp án như con vẹt.
Trong năm vừa qua, tôi có làm thí nghiệm hỏi khá nhiều bạn sinh viên Việt
Nam loại giỏi một số bài tập cơ bản về xác suất, chỉ cần dùng mấy phép tính
cộng trừ nhân chia. Và thật đáng lo là, phần lớn họ giải sai! Không phải là vì
họ kém thông minh, cũng không phải là vì các bài đó khó khăn gì về toán

học, mà là vì họ hiểu chưa đúng các khái niệm của xác suất. Đó là do kiểu
học của ta còn nặng về hình thức, ít đi vào bản chất và công dụng của các
khái niệm. Không chỉ trong xác suất, mà trong nhiều môn.
Có một ví dụ sau, về sự thiếu kiến thức toán cơ bản dẫn đến kết luận thống
kê vội vàng. Trong "Dự thảo chiến lược giáo dục" của Bộ GĐ-ĐT Việt Nam
vào cuối năm 2008 có câu mở đầu bảng thành tích như sau: “Năm học 20072008 cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm


học 2000-2001, ...”. Vấn đề nằm ở đâu ? Nó nằm ở chỗ, báo cáo thành tích
này không hề nhắc đến tăng trưởng dân số và số trẻ em ở độ tuổi đi học. Dân
số Việt Nam năm 2000 là gần 78 triệu dân, đến năm 2007 là 85 triệu dân,
tăng hơn 10%. Để biết chuyện số học sinh sinh viên tăng 2,86% có phải là
bước tiến bộ hay không, còn cần phải biết tổng cộng số trẻ em ở độ tuổi đến
trường thay đổi ra sao. Thú thực, là khi tôi đọc bản dự thảo chiến lược giáo
dục, tôi tự hỏi sao lại để những người trình độ còn yếu đi soạn thảo chiến
lược, trong khi những người tài năng hơn để đi đâu không dùng đến họ. Phải
chăng đó là do cơ chế? Bản thân toán học cũng có thể được dùng để mô hình
hóa và so sánh hiệu quả của các cơ chế khác nhau!
Toulouse, 26/08/2010


Nguyễn Tiến Dũng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×