Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích, đánh giá và rút ra bài học về vai trò trong lãnh đạo, quản lý để phát triển Báo chí truyền thông của Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.03 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu ……………………………………………………………………………

Trang 2

Nội dung…………………………………………………………………………

Trang 5

Chương 1: Một số vấn đề chung về Báo chí …………………………………….

Trang 5

1. Khái niệm Báo chí ……………………………………………………………

Trang 5

2. Đặc trưng, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội và công tác tư tưởng..

Trang 6

2.1. Đặc trưng của báo chí ……………………………………………………..

Trang 6

2.2 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ..........................................

Trang 6

3. Chức năng và nhiệm vụ của báo chí …………………………………………


Trang 8

3.1 Chức năng của báo chí…………………………………………………

Trang 8

3.2 Nhiệm vụ của báo chí…………………………………………………

Trang 9

Chương 2: Thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí ở Thành phố Hồ
Chí Minh ..................................................................................................................

Trang 11

1, Những kết quả đã đạt được trong những năm gần đây ..................................

Trang 11

2, Những vấn đề còn tồn đọng ...........................................................................

Trang 14

Chương 3: Phương hướng và bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo báo
chí, quản lý báo chí báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................

Trang 15

1, Tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Thành đối với
hoạt động báo chí ...................................................................................................


Trang 15

2, Quy hoạch hệ thống báo chí theo hướng đồng bộ, cân đối và hợp lý ...........

Trang 16

3, Nâng cao vai trò của Hội Nhà Báo...................................................................

Trang 17

4, Nâng cao hiệu quả giáo dục đối với các cơ quan báo chí và đội ngũ người
làm báo ...................................................................................................................
5, Kiên quyết xử lý các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến người làm báo...

Trang 17

Kết luận ………………………………………………………………………….

Trang 18

Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………….

Trang 20

1

Trang 18



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI của Đảng ta, sau hơn 25 năm
qua, tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thu được những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử, một trong những thành công đó là tư duy đổi mới, nhất là tư
duy về lãnh đạo, quản lý báo chí: Từ lãnh đạo, quản lý theo chỉ thị sang quản lý
theo pháp luật; từ lãnh đạo, quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường định hướng XHCN...nhờ vậy hoạt động báo chí nói riêng, và hoạt
động của công tác truyền thông có nhiều khởi sắc. Đó là những điểm nhấn quan
trọng qua những tác động của sự lãnh đạo và quản lý báo chí – truyền thông để
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí – truyền thông tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Do đó nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với họat động lãnh đạo,
quản lý báo chí là những vấn đề cần thiết để làm rõ hơn những chức năng trong
lãnh đạo và quản lý đối với cơ quan báo chí; cũng như chức năng trong lãnh đạo
và quản lý đối với xuất bản báo chí ra công chúng trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Với tính chất cấp thiết như vậy, em xin chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá và
rút ra bài học về vai trò trong lãnh đạo, quản lý để phát triển Báo chí truyền
thông của Thành phố Hồ Chí Minh” trong bài tiểu luận lần này. Với mong
muốn làm sáng tỏ, đổi mới, nâng cao chất lượng về công tác lãnh đạo và quản
lý báo chí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như nền báo chí
Việt Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Tại trường Đại học Khoa học và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã có
một số Luận văn Cao học về báo chí như: “Báo chí miền Nam trong cách mạng
2


Dân tộc – Dân chủ” đã khái quát hóa những vấn đề về báo chí và quản lý báo

chí tại Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam trước năm 1975. “Báo chí Sài
Gòn – Gia Định trước năm 1975” phác họa lên toàn cảnh báo chí ở Sài Gòn –
Gia Định trước những đàn áp của chính quyền, sự cấm đoán “quản lý” gắt gao
trái đạo lý tại đây trong thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
“Tính sáng tạo, chủ động trong báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”,…
Tại địa bàn Thành phố nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm của nhiều cơ quan
báo chí đã đưa ra nhiều luận thuyết khoa học và tính thực tiễn kinh nghiệm sâu
sắc, nhằm đưa công tác lãnh đạo và quản lý báo chí đi vào hiện đại, khoa học
hơn. Do đó tác giả nghiên cứu rất trân trọng những kết quả đã nghiên cứu trong
thời gian qua.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích về lý luận và đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo
và quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh; có tính tới kinh nghiệm của một
số nước, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công
tác lãnh đạo và quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay và những năm tiếp theo.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành mục đích trên, luận văn đặt ra yêu cầu giải quyết một số
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận công tác lãnh đạo, quản lý báo chí.
- Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo,
quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích những yếu tố tác động đến công tác lãnh đạo, quản lý báo chí.
báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh.

3


- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lương công tác

lãnh đạo, quản lý báo chí. báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn thực hiện dựa trên nguyên lý cơ bản của của Chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tương Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác lãnh đạo,
quản lý báo chí, truyền thông; đồng thời luận văn cũng kế thừa những thành
quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử ; các phương pháp lôgic - lịch sử; phân tích tổng hợp;
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, đặc biệt coi trọng
phương pháp tổng kết thực tiễn
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn nghiên cứu công tác lãnh đạo, quản lý báo chí
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Về không gian khảo sát: khảo sát công tác lãnh đạo, quản lý báo chí
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác lãnh đạo, quản lý báo chí
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ sau đại hội lần thứ X của Đảng đến nay
(từ 2006 đến nay) trong đó có mở rộng một số thời gian trước từ khi thực hiện
công cuộc đổi mới của Đảng ta sau Đại hội VI, tháng 12 năm 1986.
6 . Đóng góp mới của đề tài

4



- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý
báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Góp phần làm rõ thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu có tính chất khả thi nhằm
nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
7. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung 3 chương, 10 tiết, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề chung về Báo chí
1. Khái niệm Báo chí
Mầm mống của thông tin Báo chí ra đời rất sớm dưới dạng truyền tin
bằng những tiếng kêu khác nhau, truyền tin bằng miệng .Với sự ra đời của chữ
viết và những vật liệu để viết chữ, những bố cáo, thông báo về nhận dạng và
tranh mô tả tội phạm cũng ra đời . Đó chính là mầm mống của báo nói, báo viết
và báo hình.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì : “ Báo, hay gọi đầy đủ
là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách
khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình
truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình".
Khái quát hơn chúng ta có khái niệm của báo chí : “ Báo chí là phương
tiện thông tin đại chúng có tính định kỳ, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh
chóng,chính xác của quảng đại quần chúng”
5


2. Đặc trưng, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội và công tác tư

tưởng
2.1. Đặc trưng của báo chí
Điều 1 chương I Luật Báo chí nước ta nêu rõ : “Báo chí ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với
đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội, diễn đàn của nhân dân”.
Đặc trưng của Báo chí gồm :
Tính thời sự: là đặc trưng đọc đáo của báo chí. Báo chí phải kịp thời phản
ánh những sự kiện mới sảy ra càng sớm càng tốt, đưa thông tin đến độc giả
( thính giả) càng nhanh càng tốt.Ngày nay, việc phản ánh sự kiện ngay khisi nó
sảy ra qua phương tiện phát thanh và truyền hình đang ngày càng được chú
trọng.
Tính định kỳ : Việc phát hành báo chí luôn có tính định kỳ, ổn định cao.
Đặc trưng này tạo thành điểm hẹn của người đưa thông tin và người nhận thông
tin. Chu kỳ của báo phụ thuộc vào đặc trưng của các phương tiện báo, vào lĩnh
vực thông tin mà báo đảm nhận, sao cho đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của xã
hội : báo hằng ngày, báo tuần, báo nửa tháng.
Tính phổ cập : Tính phổ cập vừa là đặc trưng,vừa là sức mạnh hàng đầu
của báo chí trong lĩnh vực thông tin. Khác với báo cáo, hội nghị, hội thảo, thông
tin của báo chí ngày càng đưa thông tin tới nhiều người thì càng tốt. Đặc trưng
này một mặt làm cho báo chí trở thành công cụ tư tưởng lợi hại; Mặt khác, tạo
cho báo chí có một lợi thế để trở thành ngành kinh tế quan trọng thu hút đầu tư
của xã hội.
2.2 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội
Từ những năm gần đây, chúng ta có thể thấy báo chí có vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, phát triển kinh tế,văn

6



hóa, xã hội. Hơn nữa, báo chí còn cung cấp thông tin một cách chính xác, sinh
động, để đảm bảo cho người dân kịp thời nắm vững thông tin một cách nhanh
nhất. Báo chí có những vai trò sau đây :
Thứ nhất, Báo chí là công cụ lợi hại để đưa những chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước tới tay nhân dân. Để thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước, Đảng ta luôn luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển báo chí trở thành công
cụ đắc lực của Đảng. Vì vậy, báo chí luôn cho thấy trọng trách của mình, đó là,
bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, chọn lọc những thông tin
chính thống, có tính định hướng tới nhân dân, tích cực đẩy mạnh vai trò của
mình trong thời đại hiện nay. Đồng thời, phát huy tính dân chủ trong mỗi tờ báo,
giúp nhân dân có thể đưa ra những ý kiến phản hồi trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội và các vấn đề khác.
Thứ hai, báo chí phản ánh một cách chung thực những biến động của xã
hội đang diễn ra hàng ngày.Những sự biến đổi trong xã hội hàng ngày được
báo chí tái hiện lại rất sinh động. Những vấn đề nóng hổi trong nước và thế
giới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà
nước…tất cả được báo chí phơi bày rất rõ nét, tham gia vào quá trình CNH HĐH đất nước. Trong cuộc sống hiện đại, báo chí càng thể hiện được vai trò
của mình trên các phương diện của cuộc sống, tham gia vào phát triển các các
mặt của của xã hội góp phần củng cố sự nghiệp bảo vệ đất nước của Đảng.
Thứ ba, Báo chí góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.
Báo chí năm qua đã tiếp tục đóng góp, tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, đẩy
mạnh việc học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ Chí Minh. Báo chí phản
ánh các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thực tiễn, đồng thời tích cực đấu
tranh, phòng chống hiện tượng tiêu cực, tham gia đấu tranh với các thông tin sai
trái, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời báo chí cả nước đã tham gia
phản ánh trung thực, sinh động ý chí nguyện vọng của nhân dân ở mọi mặt đời

7



sống, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, tích
cực thông tin đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của đất nước.
Thứ tư, Báo chí cổ vũ động viên và nêu gương các cá nhân, tổ chức có
thành tích trong lao động – sản xuất. Kịp thời biểu dương, cổ vũ nhân tố mới,
phong trào mới; tìm tòi, phản ánh đầy đủ, sinh động và thuyết phục những điều
tốt đẹp của cuộc sống để tạo sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết, tạo ổn
định xã hội, phát triển đất nước. Báo chí góp phần tác động tích cực, toàn diện
đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần động viên các
tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH HĐH đất nước; động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng chỉnh đốn
Đảng, xây dựng chính quyền, trật tự an toàn xã hội.
3. Chức năng và nhiệm vụ của báo chí
3.1 Chức năng của báo chí
Báo chí gồm những chức năng sau :
Chức năng thông tin : Báo chí đáp ứng nhu cầu về thông tin cho tất cả
các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá về trình
độ của một tờ báo nói riêng, và một nền báo chí nói chung về tất cả các lĩnh vực
chính trị, văn hóa, thể thao, giải trí trong đời sống xã hội. Tính thời sự, tính
chính xác và trung thực của thông tin là một trong những yêu cầu căn bản mà
báo chí luôn luôn phải phấn đấu. Đây cũng là lợi thế đặc thù của lĩnh vực báo
chí mà các phương tiện khác không có được.
Chức năng ngôn luận : Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức
Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị quần chúng, đưa tới
quảng đại quần chúng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tuyên truyền, giải thích các chủ trương chính sách đó cho nhân dân hiểu và làm
theo. Như Lê Nin đã nói L Báo chí là người tuyên truyền tập thể, tổ chức tập

8



thể, Đồng thời báo cáo cũng là diễn đàn của công luận, nơi mà các tổ chức tập
thể. Thực hiện tốt vai trò diễn đàn nhân dân là một trong những cơ sở để tồn tại
của báo chí.
Chức năng giáo dục : Tính phổ cập cao là cho báo chí trở thành một
phương thức giáo dục hiệu quả, thường xuyên và rộng rãi.Những tri thức mới
mà báo chí cung cấp bao quất tất cả những lĩnh vực, không hạn chế, đóng góp
tích cực vào việc nâng cao dân chí một cách toàn diện.Hơn nữa, mặc dù không
có tính hệ thống, công việc giáo dục của báo chí lại có một thế mạnh khác, đó là
tính cập nhật của những tri thức mới.
Chức năng đáp ứng nhu cầu thưởng thức : Cùng với các loại hình nghệ
thuạt khác nhau, báo chí đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giải trí của đông
đảo công chúng bằng khu vực trở thành phương tiện thể hiện một số loại hình
nghệ thuật,Mặc dù không phải là chức năng cơ bản, nhưng khả năng đáp ứng
nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ nghệ thuật và giải trí của báo trí có khi trở nên
rất chân thực trong điều kiện thiếu vắng các loại hình khác.
Những chức năng nêu trên chứng tỏ báo chí trong thời đại ngày nay rất
quan trọng, giúp cho quần chúng nhân dân thực hiện tốt những gì mà Đảng và
nhà nước đang đặt ra. Ngoài ra, báo chí còn là tri thức giúp con người hiểu biết
nhiều hơn, là lĩnh vực không thể thay thế trong đời sống tinh thần của xã hội. Vì
vậy, trong xã hội hiện đại vai trò của báo chí ngày càng được nâng cao, coi
trọng và phát triển mạnh mẽ.
3.2 Nhiệm vụ của Báo chí
Sau hơn 20 năm đổi mới, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng : đất nước đang vững
chắc đi trên con đường đi tới phồn vinh và phát triển. Trên tát cả những lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội đều có những thành tưu căn bản, cơ sở hạ tần kỹ thuật
được đổi mới chưa từng thấy theo hướng hiện đại hóa.

9



Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu vẫn còn. Hội nhập càng sâu và rộng thì những
thách thức càng khó khăn và to lớn hơn.Trong bối cảnh đó, báo chí Việt Nam có
vai trò ngày càng quan trọng, với những nhiệm vụ vơ bản sau đây:
Một là : Tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng,kịp thời, có hiệu quả
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp
phần củng cố sự thống nhất mặt tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân. Toàn dân,
tạo nên ý chí chung, quyết tâm của cả nước nhằm thực hiện thành công sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là : Phản ánh một cách sinh động, nhanh chóng, trung thực đời sống
xã hội đang diễn ra ngày càng sôi động, nhưng cũng ngày càng phức tạp của
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, phản ánh một cách kịp thời
sát thực nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong cả nước, phát huy mạnh
mẽ vai trò diễn đàn của nhân dân,cổ vũ vai trò làm chủ, tinh thần lao động sang
tạo, tính tự giác và khả năng cách mạng to lớn của nhân dân.
Ba là : Góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết của dân tộc; cổ
vũ đọng viên đồng bào dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn
kết, thống nhất, giúp đỡ nhau trong xây dựng đất nước, nâng cao đời sống cho
nhân dân, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển kinh
tế xã hội ở những vùng sâu vùng xa, vùng núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số; không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, động viên tinh thần giáo dân sống tốt
đời đẹp đạo, sống phúc âm giữa lòng dân tộc, đấu tranh chống mọi âm mưu chia
rẽ dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.
Bốn là : Cổ vũ, động viên và nêu gương các điển hình tiên tiến của những
tập thể và cá nhân trong các cuộc vận động cách mjang; tuyên truyền, nhân rộng
các gương người tốt việc tốt, những sang kiến cải tiến trong sản xuất kinh
doanh, trong tổ chức đời sống xã hội, tấm gương phấn đấu vượt qua khó khăn,

10



gian khổ trong công tác và học tập, làm giàu chính đáng, phấn đấu xóa đói giảm
nghèo và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Năm là : Đóng vao trò là lực lượng xung kích trên mặt trận chống tham
nhũng, tiêu cực, dũng cảm vạch trần bộ mặt thật của những kẻ thoái hóa, biến
chất, lợi dụng chức quyền để “ vinh thân phì gia”, ức hiếp quần chúng, vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân, coi thường kỉ cương phép nước, buôn lậu và gian
lận thương mại, che chắn cho những phần tử hoạt đọng vi phạm pháp luật, làm
phương hại tới uy tính của Đảng và Nhà nước, làm suy giảm lòng tin của nhân
dân vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Sáu là : Đấu tranh chống mọi luận điệu của những thế lực thù địch nhằm
vu cáo, xuyên tạc lịch sử, phá hoại công cuộc phát triển của đất nước, chia rẽ
khối đại đoàn kết của dân tộc, truyền bá những tư tưởng độc hại, phá hoại
truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục Việt Nam, bôi nhọ chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Bảy là : Bảo vệ phát huy nền văn hóa dân tộc, khẳng định và phát huy các
giá trị nhân bản phong phú và sâu sắc của văn hóa Việt Nam, chống lịa sự suy
nhập của văn hóa suy đồi, lai căng độc hại; góp phần xây dựng con người Việt
Nam tiên tiến, sống nhân nghĩa,hào hiệp, vị tha, phấn đấu cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân.
Tám là : Tuyên truyền cho đường lối đói ngoại Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Chương 2: Thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí ở Thành
phố Hồ Chí Minh

1. Những kết quả đã đạt được trong những năm gần đây.

11



Báo chí là một kênh thông tin rất quan trọng, hữu hiệu, có tác dụng nhanh
để góp phần làm chuyển biến nhiều mặt trong tư tưởng của Đảng bộ, nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh. Từ chỗ sau ngày giải phóng chí chưa đầy 10 cơ quan
báo chí, từ ngày thực hiện sự nghiệp đổi mới sau Đại hội VI của Đảng, báo chí
Thành phố Hồ Chí Minh đã trưởng thành về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu
cầu thông tin của nhân dân Thành phố và cả nước.
Báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa cung cấp thông tin, vừa điều
chỉnh thông tin cho công chúng, vừa phản hồi lại những vấn đề mà nhân dân
quan tâm, để Đảng bộ, chính quyền Thành phố kịp thời điều chỉnh những vấn
đề liên quan đến đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của người dân.
Báo chí – truyền thông tại Thành phố là một kênh hữu hiệu để Đảng bộ,
chính quyền Thành phố lấy đó làm những thước đo trong việc đề ra các chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền Thành phố, nhằm làm cho
những chủ trương đó sát hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí tại địa bàn một thành phố là trung
tâm của báo chí cả nước, điều không thể thiếu là có sự thống nhất từ trong công
tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành ủy, UBND Thành phố; để phát huy
vai trò đầu tàu của các Đảng đoàn, các cơ sở Đảng, công tác quản lý, chỉ đạo
thường kỳ của các Ban Biên tập và nhiệm vụ của từng nhà báo, nhằm không
ngừng nâng cao về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với công
chúng, với nhiệm vụ chuyển tải thông tin đến đối tượng, phục vụ có hiệu quả
cho lĩnh vực công tác tư tưởng của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trong công tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành ủy, UBND Thành
phố Hồ Chí Minh thời gian qua và hiện nay là hết sức coi trọng tính sáng tạo, tự
chủ trong trách nhiệm tổng biên tập, ban biên tập các cơ quan báo chí. Do là
một trung tâm lớn của báo chí cả nước nên nhiều cơ quan báo chí đã thành lập

12



các Hội đồng Biên tập để thẩm định, định hướng nhanh nhạy nhất cho tờ báo
của mình như Tuổi Trẻ, HTV, Thời báo Kinh Tế, Doanh nhân Sài Gòn, Sài Gòn
Tiếp thị... Đây là những hình thức đã góp phần nâng cao chất lượng trong lãnh
đạo báo chí, để thông tin ngày càng đáp ứng nhanh nhạy nhất, có lợi nhất cho
nhân dân Thành phố.
Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành phố luôn tạo ra những sự
sáng tạo, phát triển tốt đối với đội ngũ làm báo, đồng thời kịp thời làm rõ những
“sâu mọt” trong đội ngũ báo chí để báo chí là một kênh đầy uy tín, niềm tin
trong nhân dân (vụ các nhà báo bị thu hồi thẻ Nhà báo năm 2010 tại báo Tuổi
Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp thị...) cũng như nhiều vấn đề cách chức, cho thôi
chức một số tổng biên tập, Ban biên tập các báo khi cơ quan lãnh đạo và quản
lý báo chí của Thành phố đã xem xét xử lý công tâm, đúng người, đúng việc
xẩy ra có tác dụng trong cơ quan báo chí.
Báo chí đã tạo ra những nơi tiếp cận về tính cách cao cả của con người
Việt Nam, tạo ra kênh hữu hiệu trong tính cách nhân đạo của người Việt và sự
chia sẽ nhau trong cuộc sống con người (nhiều cơ quan báo chí có nguồn quỹ từ
thiện hàng trăm tỷ đồng/năm) để giúp đỡ người nghèo. Các báo Sài Gòn Giải
phóng, Tuổi Trẻ, HTV, VOH...đã tạo ra những cuộc vận động cao cả, đầy tính
nhân đạo như: “Nghĩa tình đồng đội”, “Nghĩa tình Trường Sơn”, Xóa đói Giảm
nghèo, Nhà tình nghĩa – Nhà tình thương...là những cuộrất có hiệu quả trong
hơn 25 năm qua. Từ đây nhiều gia đình chính sách, các hộ nghèo vận động rất
hiệu quả để báo chí là cầu nối cho xã hội giúp đỡ những người neo đơn, cơ
nhỡ...đã được báo chí trực tiếp giúp đỡ, đầy tính nhân đạo.
Báo chí tại Thành phố là một kênh thực hiện chủ trương chống tham
nhũng, tiêu cực trong nội bộ và nhân dân đầy hiệu quả. Trong hơn 25 năm qua,
các cơ quan báo chí là một trong những nơi nhân dân đặt niềm tin để phản ánh

13



các vấn đề tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan, địa phương, đơn vị trực
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Những vấn đề còn tồn đọng:
Những hoạt động sôi động của báo chí thành phố Hồ Chí Minh qua hơn
25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, góp phần sự phát triển chung của báo chí
Thành phố. Tuy nhiên, thời gian qua báo chí Thành phố vẫn còn những khuyết
điểm, yếu kém sau:
- Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư
tưởng, văn hóa, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác,
phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên
tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước;
- Khuynh hướng tư nhân hóa, thương mại hóa báo chí, tư nhân núp bóng để
ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng.
- Có một vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới là: một số báo ngành,
đoàn thể, địa phương đã vượt ra khỏi phạm vi tôn chỉ, mục đích của mình để
gần như trở thành (hoặc muốn trở thành) một tờ báo chính trị - xã hội của mình
(của ngành, đoàn thể, địa phương mình);
- Báo chí đề cập quá nhiều các vấn đề của các ngành, đoàn thể, địa phương
khác; nội dung thông tin trên báo chí thường giống nhau, bắt chước hoặc sao
chép nhau, nhất là khi có các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các vụ án, các vụ việc
giật gân, câu khách.
- Các báo, đài chủ lực (được xác định tại Thông báo kết luận 41-TB/TW,
Thông báo kết luận 68-TB/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch 03-KH/TW của
Ban Bí thư) tuy thực hiện nghiêm tôn chỉ, mục đích, nhưng lại thường bộc lộ
một nhược điểm khá rõ và phổ biến là tư duy đổi mới báo chí còn hạn chế, lúng
túng; nội dung, hình thức thông tin kém phong phú, sinh động; thiếu tính sắc

14


bén, tính hấp dẫn; lượng phát hành không lớn, sự tác động, chi phối thông tin
đến công chúng không mạnh mẽ, do đó hiệu quả tuyên truyền không cao.
- Một số báo có xu hướng mở thêm ấn phẩm phụ để tăng nguồn thu, tập
trung nâng cao chất lượng ấn phẩm phụ (chủ yếu là về hình thức, cách thiết kế,
in ấn, quảng cáo, phát hành...) do đó thường không quan tâm đúng mức đến
việc nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, hiệu quả thông tin của ấn phẩm
chính. Việc cấp phép cho ra nhiều các ấn phẩm phụ như hiện nay cũng tạo nên
tình trạng nhiều ấn phẩm phụ giống nhau về nội dung, đối tượng bạn đọc, địa
bàn phát hành... gây trùng lặp, lãng phí, tốn kém.
- Việc xây dựng và thực hiện nội dung các đài phát thanh, truyền hình tại
Thành phố do muốn cạnh tranh công chúng (nhằm mục đích chính là tăng
nguồn thu quảng cáo) nên mở thêm nhiều kênh, khai thác, biên dịch và phát
sóng quá nhiều ấn phẩm nước ngoài, một số phim nhạt nhẽo về nội dung, thậm
chí lệch lạc về tư tưởng chính trị; lạm dụng khai thác chương trình truyền hình
nước ngoài phát trên mạng truyền hình cáp; còn dễ dãi, sơ hở khi thực hiện ''xã
hội hóa'' sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình; đưa quảng cáo quá
nhiều, nhất là trên chương trình thời sự - tổng hợp gây bức xúc người xem.
Chương 3: Phương hướng và bài học kinh nghiệm về công tác
lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Thành

phốủy đối với hoạt động báo chí.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo, kết quả và kinh nghiệm thu được qua thực
tiễn, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 đã thảo luận và ra Nghị quyết
“Về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới”. Nghị quyết đã
khẳng định: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự
15



quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm
tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng”.
Nghị quyết xác định nhiệm vụ của báo chí thời gian tới là: “Nắm vững và tuyên
truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực
tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc
phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh,
góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các
tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai
trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục
phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao
chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại
về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ”. Trên
những định hướng đó, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã đề
ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết “Về công tác tư tưởng, lý
luận, báo chí trước yêu cầu mới”, nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao
chất lượng công tác tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Quy hoạch hệ thống báo chí theo hướng đồng bộ, cân đối và hợp lý
Hiện nay, báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện sắp xếp hệ
thống cán bộ quản lý báo chí, chọn lọc những nhà báo tâm huyết có nguyện
vọng cống hiến cho sự nghiệp báo chí. Thành phố Hồ Chí Minh phải có quy
hoạch dài hạn về hệ thống báo chí nhằm phát triển kinh tế, xã hội, đề ra nhiều
chủ trương chính sách có tính phù hợp, điều chỉnh thay đổi giúp báo chí Việt
Nam nói chung và báo chí Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hoàn thiện.
Với tình hình hiện nay, Báo Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển
các loại hình báo đang được ưa chuộng và thịnh hành đó là : truyền hình, báo


16


mạng điện tử nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho người dân trong địa bàn. Để
làm được như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần nâng cấp thêm trang thiết bị
cho đội ngũ nhà báo, phóng viên tham gia nghiệp vụ tốt hơn. Thực hiện nhiều
chính sách có lợi đối với người làm báo nhằm thúc đẩy quá trình làm làm việc
của họ giúp họ có thể an tâm tham gia hoạt động làm báo.
3. Nâng cao vai trò của Hội Nhà Báo
Để thực hiện tốt công tác quản lý báo chí, Thành phố Hồ Chí Minh phải
đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng báo lên hàng đầu. Song song với nhiệm vụ
này là tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí của hội, xây dựng tổ chức hội thật sự trong
sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, kiện toàn, củng cố bộ máy nhân sự, tổ chức tốt các mặt công
tác hội, nâng cao hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ chính
trị được giao.
Hội báo chí hiện nay có vai trò thúc đẩy sự phát triển của báo chí, xây
dựng và phát triển đội ngũ những người làm báo; góp phần tích cực vào công
tác chỉ đạo, quản lý báo chí, tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách
về báo chí; có nhiều hoạt động đối ngoại phong phú. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí
Minh phải cùng với Hội nhà báo kết hợp với nhau để thực hiện cho tốt quá trình
nâng cao chất lượng báo chí của thành phố.
4. Nâng cao hiệu quả giáo dục đối với các cơ quan báo chí và đội ngũ
người làm báo.
Thành phố Hồ Chí Minh phải tích cực nâng cao ý thức chính trị đối với
người làm báo, củng cố niềm tin của đang cho họ. Ngoài ra, giúp họ nhân thức
được trách nhiệm công dân và đạo đức của mình để họ tự ý thức về bản thân.
Với sự chuyển biến khó lường của tình hình biến động trong nước và quốc tế
như hiện nay, đòi hỏi người làm báo phải thận trọng trước khi đưa ra một ý kiến


17


đánh gia khác quan, tránh nhầm lẫn, sai sót sẽ gây ra hậu quả rất lớn đối với
tình hình an ninh – chính trị trong địa bàn thành phố.
Tổ chức các cuộc thi với các hình thức khác nhau, phù hợp với yêu cầu
của công tác tuyên truyền trong từng giai đoạn nhằm giúp người làm báo hiểu
biết rõ hơn về tình hình trong từng mốc phát triển. Đồng thời, từ những lịch sử
vể vang đó, giúp họ có thêm nghị lực để phát triển ngành báo vững mạnh. Vì
vậy, công tác nâng cao phát triển công tác làm báo ở Thành phố Hồ Chí Minh
đang là nhiệm vụ trọng tâm có bước phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Kiên quyết xử lý các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến người làm
báo
Thành phố Hồ Chí Minh cần phải thực hiện tốt công tác điều chỉnh các hành
vi lệch lạch, sai phạm của người làm báo. Tổ chức nhiều chương trình kiểm tra
giám sát đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên biên tập viên. Đồng thời, phát huy
tính dân chủ trong người làm báo, thực hiện nhiều chương trình có tính động
viên, khích lệ người làm báo tham gia tích cực vào xây dựng ngành báo vững
mạnh và phát triển lâu dài. Để làm được điều đó, Thành phố Hồ Chí Minh cần
thực hiện nhiều quá trình chọn lọc, nâng cao nhiệm vụ tăng cường rèn luyện,
nâng cao phẩm chất chính trị, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy
truyền thống vẻ vang của nền báo chí nước nhà giúp họ tin theo Đảng, sẵn sàng
cống hiến hết tài năng của mình cho đất nước. Có như vậy, nền báo chí ở Thành
phố Hồ Chí Minh mới tồn tại lâu dài và phát triển mạnh mẽ được

KẾT LUẬN
Trong tình hình đổi mới đất nước như hiện nay, đòi hỏi nước ta phải xây
dựng được một nền báo chí đồng bộ, là công cụ sắc bén của dân tộc. Cho nên,
công tác quản lý ở nước ta phải nâng cao lên, phù hợp với những biến đổi phức
18



tạp của điều kiện kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác kiêm,tra giám sát được
nâng thực hiện nhiều lần, tạo ra sự ổn định trong sự phát triển của nền kinh tế
như hiện nay.
Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí tại địa bàn một thành phố là trung
tâm của báo chí cả nước, điều không thể thiếu là có sự thống nhất từ trong công
tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành ủy, UBND Thành phố; để phát huy
vai trò đầu tàu của các Đảng đoàn, các cơ sở Đảng, công tác quản lý, chỉ đạo
thường kỳ của các Ban Biên tập và nhiệm vụ của từng nhà báo, nhằm không
ngừng nâng cao về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với công
chúng, với nhiệm vụ chuyển tải thông tin đến đối tượng, phục vụ có hiệu quả
cho lĩnh vực công tác tư tưởng của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí
Minh.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lãnh đạo và quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay – PGSTS Hồng Quốc
Bảo - NXB Chính trị - Hành chính - Hà Nội năm 2010.

2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Tập
Sơ thảo – NXB TpHCM 2000.

3. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam – Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.

4. Góp phần đổi mới công tác Lý luận - Tư ưởng – Trần Trọng Tân, NXB
Chính trị Quốc gia – Hà Nội năm 1995


5. Một thời Làm báo – Nhóm tác giả Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh;
NXB Tổng hợp năm 2005, 2010, 2011.

6. Một số Luận văn Thạc sỹ báo chí tại Khoa Báo chí – Truyền thông Đại
học Khoa học và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ngôn ngữ trong Báo chí – NXB Trẻ - 2005.
8. Tạp chí Người Làm báo – Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp chí Nghề báo
Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 – 2011.

9. Tài liệu Nghiệp vụ Công tác báo chí – xuất bản – Ban Tuyên giáo Trung
ương, NXB Thông tin truyền thông - Hà Nội – 2011./.

20


21



×