Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MẶT HÀNG SỢI TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TÂN NHẬT THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.35 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MẶT HÀNG
SỢI TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
TÂN NHẬT THÁI

LÊ ĐÌNH KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xây Dựng Chiến Lược
Kinh Doanh Mặt Hàng Sợi tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Tân Nhật Thái”, do Lê
Đình Khánh, sinh viên khoá 32, Ngành Quản Trị Kinh Doanh tổng hợp, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ________________.

ThS. LÊ THÀNH HƯNG
Người hướng dẫn,

Ngày…..tháng…...năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo



(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được ngày hôm, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha,
Mẹ, Anh, Chị, Em và gia đình Dì Dượng đã nuôi nấng và ủng hộ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là hành
trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Thành Hưng, người đã tận tình

giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH Tân Nhật Thái
cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty, đặc biệt xin cảm ơn
Anh Nguyễn Ngọc Luân - Phó giảm đốc công ty – người đã giúp tôi rất nhiều trong
suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn của tôi và đặc biệt xin cảm ơn bạn
Võ Lê Cẩm Hoàng – người đã bên cạnh tôi, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong
quãng đường sinh viên, đặc biệt là trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Và sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả của các tác phẩm, các tư liệu
mà tôi đã sử dụng trong khóa luận này.
Xin gửi tới tất cả mọi người lời chúc sức khỏe.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày ...... tháng ...... năm .......
Sinh viên

Lê Đình Khánh


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ ĐÌNH KHÁNH. Tháng 07 năm 2010. Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh
Mặt Hàng Sợi tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Tân Nhật Thái.
LE DINH KHANH. July, 2010. Building Up Business Strategy for Spinning
Product at Branch of Tan Nhat Thai Limited Company.
Khóa luận tập trung phân tích môi trường hoạt động của Công ty, môi trường
nội bộ của Công ty từ đó xác định định những điểm mạnh cũng như những điểm yếu,
những cơ hội cũng như những thách thức. Từ các yếu tố phân tích đó, áp dụng kỹ thuật
phân tích các ma trận: Ma trận IE, ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận GS và ma
trận QSPM để định hướng chiến lược kinh doanh cho phù hợp trong tình hình kinh
doanh hiện nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh trên thị trường, và hơn thế nữa là để khắc
phục những điểm yếu của Công ty cũng như tránh rủi ro để vượt qua những trở ngại

trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Sau khi phân tích các ma trận, chiến lược được chọn là chiến lược Phát triển thị
trường. Cùng với việc đưa ra chiến lược, khóa luận cũng đã đưa ra những giải pháp
cần thiết để thực hiện thành công chiến lược.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận .............................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tổng quan về ngành sợi Việt Nam ....................................................................4
2.2. Tổng quan Công ty.............................................................................................5
2.2.1. Giới thiệu chung .......................................................................................5
2.2.2. Bộ máy tổ chức của Công ty ....................................................................6
2.2.3. Quy trình sản xuất sợi OE ........................................................................8
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................9
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................9
3.1.1. Khái niệm chiến lược và Quản trị chiến lược ..........................................9
3.1.2. Các giai đoạn của Quản trị chiến lược .....................................................9
3.1.3. Các cấp chiến lược .................................................................................10

3.1.4. Phân tích môi trường hoạt động của Công ty.........................................11
3.1.5. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược ..................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................23
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................23
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................23
v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................24
4.1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ....................................24
4.1.1. Tình hình thu mua nguyên liệu ..............................................................24
4.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty...........................................24
4.1.3. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng ................................................25
4.2. Phân tích môi trường Vĩ mô ............................................................................27
4.2.1. Môi trường Chính Trị – Pháp luật ..........................................................27
4.2.2. Môi trường Kinh tế.................................................................................27
4.2.3. Môi trường Văn hóa – Xã hội ................................................................31
4.2.4. Môi trường Công nghệ ...........................................................................32
4.2.5. Môi trường Nhân khẩu học ....................................................................32
4.2.6. Môi trường toàn cầu ...............................................................................33
4.3. Phân tích môi trường cạnh tranh ......................................................................33
4.3.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng .................................................................33
4.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện nay ...................................................................34
4.3.3. Nhà cung cấp ..........................................................................................34
4.3.4. Khách hàng .............................................................................................35
4.3.5. Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài (EFE) ......................................35
4.4. Phân tích môi trường bên trong .......................................................................36
4.4.1. Quản trị nguồn nhân lực .........................................................................36
4.4.2. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo ..................................................................39
4.4.3. Tài chính kế toán ....................................................................................39

4.4.4. Marketing ...............................................................................................41
4.4.5. Sản xuất tác nghiệp ................................................................................42
4.4.6. Hệ thống thông tin ..................................................................................42
4.4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .........................................42
4.5. Phân tích hoạt động cạnh tranh của công ty ....................................................43
4.5.1. Xác định đối thủ cạnh tranh ...................................................................43
4.5.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh ...................................................................44
4.5.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CP) ..........................................................45
vi


4.6. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty ................................................47
4.6.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược .........................................................47
4.6.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh ...........................................................47
4.7. Định hướng chiến lược và các giải pháp .........................................................54
4.7.1. Chiến lược cấp công ty...........................................................................54
4.7.2. Chiến lược cấp chức năng ......................................................................54
4.7.3. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) ..............................................59
4.8. Các bước triển khai chiến lược và hiệu quả của chiến lược ............................59
4.8.1. Các bước triển khai chiến lược ..............................................................59
4.8.2. Hiệu quả của chiến lược .........................................................................60
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................61
5.1. Kết luận ............................................................................................................61
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................62
5.2.1. Kiến nghị đối với Công ty ......................................................................62
5.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước ...................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC ......................................................................................................................65

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khối mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN

Cộng đồng các nước Đông Nam Á

CLKD

Chiến lược kinh doanh

Cty

Công ty

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

Ma trận CP

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile)


Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Fator of
Enviroment)

Ma trận GS

Ma trận chiến lược chính (Grand Strategy Matrix)

Ma trận IE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (Internal
– External Matrix)

Ma trận IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Fator of
Enviroment)

Ma trận QSPM

Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
(Quantitative Strategic Planning Matrix)

Ma trận SPACE

Ma trận Vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động

Ma trận SWOT


Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strength –
Weakness – Opportunities – Thread)

PTTH

Phân tích tổng hợp

PR

Quan hệ công chúng (Public relationship)

R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT .............................................................................19 

Bảng 3.2. Mô Hình Ma Trận GS ...................................................................................22 
Bảng 4.1. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu ................................................................24 
Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty ...................25 
Bảng 4.3. Giá Bán Từng Loại Sợi .................................................................................26 
Bảng 4.4. Tình Hình Tiêu Thụ theo Cơ Cấu Mặt Hàng ................................................26 
Bảng 4.5. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế của Việt Nam Giai Doạn 2005-2009 ..................28 
Bảng 4.6. Bảng Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế các Quý Năm 2009 ............................29 
Bảng 4.7. Ma Trận EFE .................................................................................................35 
Bảng 4.8. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008-2009 ..........................36 
Bảng 4.9. Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm ......................................38 
Bảng 4.10. Tình Hình Đào Tạo Nhân Viên của Doanh Nghiệp qua 2 Năm .................39 
Bảng 4.11. Mốt Số Chỉ Tiêu về Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty .........................40 
Bảng 4.12. Tỷ Suất Lợi Nhuận qua 2 Năm 2008-2009 .................................................41 
Bảng 4.13. Ma Trận IFE ................................................................................................43 
Bảng 4.14. Kết Quả Kinh Doanh của Công ty Duy Linh qua 2 Năm 2008-2009 .........44 
Bảng 4.15. Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty POLT qua 2 Năm 2008-2009 .............45 
Bảng 4.16. Ma Trận CP .................................................................................................46 
Bảng 4.17. Ma Trận SWOT ..........................................................................................49 
Bảng 4.18. Ma Trận SPACE .........................................................................................50 
Bảng 4.19. Ma Trận QSPM ...........................................................................................53 
Bảng 4.20. Đề Xuất Tuyển Dụng Nhân Sự Cho Công Ty ............................................55 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty ............................................................6 
Hình 2.2. Quy Trình Sản Xuất Sợi OE ............................................................................8 
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện ...................................................10 

Hình 3.2. Môi Trường Vĩ Mô ........................................................................................12 
Hình 3.3. Môi Trường Cạnh Tranh ...............................................................................14 
Hình 3.4. Mô Hình Ma Trận SPACE ............................................................................20 
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận IE .....................................................................................21 
Hình 4.1. GDP và Tỷ Lệ Lạm Phát qua Các Năm ........................................................28 
Hình 4.2. Tốc Độ Tăng GDP Các Quý Năm 2009 ........................................................29 
Hình 4.3. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam qua các Năm ......................................................31 
Hình 4.4. Tỷ Trọng Lao Động Phân Theo Trình Độ Năm 2009 ...................................37 
Hình 4.5. Ma Trận IE.....................................................................................................48 
Hình 4.5. Biểu Đồ Ma Trận SPACE .............................................................................51 
Hình 4.6. Sơ Đồ Dự Kiến Phòng Marketing .................................................................57 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phòng Vấn 

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Môi trường kinh doanh ngày càng biến động, sự cạnh tranh giữa các DN ngày
càng gay gắt, kết quả là có những DN thành công và có những DN thất bại dẫn tới phá
sản. Dù rằng mỗi DN có một cách thức riêng để tồn tại và phát triển, nhưng điều quan
trọng đó là chiến lược được áp dụng có thể mang lại thành công hay không. Đặc biệt
khi mà môi trường kinh doanh thay đổi không ngừng thì chiến lược và quản trị chiến

lược được các DN xem trọng hơn bao giờ hết. Những chiến lược đúng đắn, linh hoạt,
dài hạn sẽ giúp cho các DN có được những thành công hơn so với các đối thủ cạnh
tranh của họ, đồng thời giúp họ luôn đứng vững trên thương trường.
Đối với ngành sản xuất sợi thì CLKD đúng đắn cũng cần phải được chú trọng.
Tuy rằng trong những năm gần đây, ngành sản xuất sợi đã có những bước tiến đáng kể
nhưng sản lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
nội địa; đa số nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu đặc biệt là nguyên liệu để sản xuất sợi
loại tốt, và vấn đề xuất khẩu ngày càng được được các DN quan tâm nhiều. Theo
thống kê năm 2009, mỗi năm các DN dệt Việt Nam cần đến 450.000 tấn sợi nhưng
năng lực sản xuất trong nước chỉ đạt 200.000 tấn, trong đó Tập đoàn Dệt - May Việt
Nam cung ứng được khoảng 120.000 tấn (60%), còn lại thuộc về các Cty tư nhân. Như
vậy, hàng năm ta phải nhập khoảng 250.000 tấn tương đương với giá trị ngoại tệ chảy
ra nước ngoài trên dưới 400 triệu USD. Do đó, việc phát triển các DN cung ứng sợi
trong nước là vấn đề rất quan trọng.
Và trong quá trình hội nhập cũng như trước sự phát triển mạnh của ngành dệt
may, các cty sợi nói chung và cty Tân Nhật Thái nói riêng đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức mới. Và với mong muốn có thể góp phần vào sự phát triển của cty Tân


Nhật Thái, tôi đã chọn đề tài: “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Mặt Hàng Sợi
tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Tân Nhật Thái” để làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cty nhằm phát hiện
những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức, từ đó đề ra các
CLKD thích hợp và các giải pháp để thực hiện CLKD cho cty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cty.
- Nghiên cứu và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến
tình hình sản xuất kinh doanh, gồm:

+ Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội, thách thức.
+ Phân tích môi trường bên trong để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu.
+ Phân tích môi trường cạnh tranh để nhận diện các đối thủ cạnh tranh.
- Sử dụng công cụ phân tích là các ma trận để xây dựng phương án và lựa chọn
CLKD phù hợp.
- Đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại chi nhánh của cty TNHH Tân
Nhật Thái, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Đề tài được thực hiện từ 01/04/2010 đến 01/07/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được trình bày trong 5 chương: Chương I là chương mở đầu, chương
này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu cần đạt được khi thực hiện đề tài, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận; Chương II là chương tổng quan, gồm có tổng
quan về ngành sợi Việt Nam và tổng quan đơn vị nghiên cứu, tổng quan về ngành sợi
sẽ giới thiệu tổng những điểm nổi bật của ngành sợi hiện nay; Chương 3 là chương cơ
sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày những lý luận có liên
quan đến vấn đề đang nghiên cứu và trình bày các phương pháp được sử dụng để thực
2


hiện đề tài này; Chương IV là chương kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương này
làm rõ những vấn đề đã nêu ra trong phần mục tiêu nghiên cứu và thảo luận những vấn
đề liên quan đến đề tài; Chương V là chương kết luận và kiến nghị, chương này đưa ra
kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và những kiến nghị đối với cty và nhà nước.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngành sợi Việt Nam
Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sợi tăng 150%, mức tăng
được xem là khả quan trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Chủ trương của ngành sợi là
đặt trọng tâm vào xuất khẩu trong khi các DN dệt may trong nước phải đi tìm nguyên
liệu ở bên ngoài.
Theo Hiệp hội Sợi Việt Nam, thực tế trước đây khi ngành sợi ra đời, tiêu chí đặt
ra là phục vụ cho chuỗi liên kết: Sợi-Dệt-Nhuộm-May. Thế nhưng, trong chuỗi liên
kết này, hai mảng may và sợi phát triển nhanh hơn trong khi dệt và nhuộm hầu như
phát triển không cùng nhịp, điều này khiến sợi dây nối kết bị phá vỡ, tạo ra sự ứ đọng
hàng hóa ở công đoạn sợi. Cũng vì thế, thay vì là nguồn cung cấp để dệt vải trong
nước thì sợi trở nên dư thừa và phải tìm đường xuất khẩu.
Phó tổng giám đốc tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho rằng tuy ngành
sợi có bước phát triển nhưng sản phẩm sợi được sản xuất trong nước vẫn còn nhiều
hạn chế, chất lượng cũng như tính đa dạng về chủng loại sợi còn thấp, không đáp ứng
được nhu cầu của DN dệt may khi mà DN đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác
nhau, với chất lượng ngày càng cao: có công ty dùng sợi cotton, có công ty dùng sợi
len, sợi PE, sợi pha… Nếu tập trung trang bị máy móc để sản xuất nhiều sản phẩm sợi
nhằm đáp ứng nhu cầu như trên thì lại gặp phải một nghịch lý: giá sản phẩm sẽ cao vì
giá nhập máy móc là không rẻ, như vậy sẽ rất khó cạnh tranh với nguồn nguyên liệu
nhập.
Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân nữa dẫn đến DN dệt may ít tiêu thụ sợi
trong nước đó là đa phần các DN trong nước được đặt gia công xuất khẩu, việc chọn
nguyên liệu tuân theo sự chỉ định của khách hàng, DN không thể chủ động đặt nguồn


nguyên liệu vải trong nước, gây ra những khó khăn cho ngành dệt, nhuộm, và kéo theo
tác động đến các DN sản xuất sợi.
Hiện Việt Nam có 60 DN sợi gồm 47 DN trong nước và 13 doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài. Sản lượng năm 2008 vào khoảng trên 500.000 tấn, trong số
này xuất khẩu chiếm khoảng 40%. Trong thời gian sắp tới, xu hướng phát triển của
ngành sợi vẫn là chú trọng vào xuất khẩu, do ở các nước hiện vẫn có những phân khúc
thị trường dành cho sợi cấp thấp và trung bình. Các sợi cấp trung bình mà Việt Nam có
thể sản xuất được có giá bán không quá cao nên đã có thể vào được các phân khúc thị
trường này. Hơn nữa chỉ qua con đường xuất khẩu thì lợi nhuận của các DN sợi mới
có thể tăng trưởng được. Cụ thể, tỷ lệ xuất khẩu năm 2009 đã chiếm 60% sản lượng
sợi sản xuất trong nước.
Hiện nay có nhiều DN Trung Quốc đầu tư vào ngành sợi tại Việt Nam và nhiều
luồng đầu tư khác vào các ngành dệt, nhuộm, sản xuất nguyên, phụ liệu. Điều này sẽ
tạo nên sự cạnh tranh giữa các DN ngành này và đó cũng là động lực để các DN trong
nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất để có được các sản phẩm chất lượng tốt
với giá thành thấp.
2.2.Tổng quan Công ty
2.2.1. Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Công Ty TNHH TÂN NHẬT THÁI
Tên tiếng Anh: TAN NHAT THAI CO., LTD

Cty TNHH Tân Nhật Thái được thành lập vào ngày 06/10/2003. Cty TNHH
Tân Nhật Thái sở hữu nhà máy sợi ECO ROTOR SPINNING với hơn 700 rotors.
Nhà máy nhận sản xuất và gia công:
5


a. Các loại sợi OE chi số từ Ne 5 đến Ne 10 dùng cho dệt thoi và dệt kim
b. Các loại sợi pha Pe, Visco hoặc Acrylic
c. Các loại sợi Ne6 - Ne10 dùng cho Denim
Công suất của nhà máy: sản xuất sợi OE có Ne 5.5 với công suất 250 tấn/tháng
Ngoài ra, Tân Nhật Thái còn là đối tác tin cậy trong lĩnh vực mua bán, môi giới
các loại máy kéo sợi và máy second-hand trong ngành dệt may trên toàn thế giới.

Địa chỉ: Ấp Thanh Hóa, Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh chi nhánh: Số 4712002469 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 12/01/2007.
Điện thoại: 061 8971301
Fax: 061 8971302
Website: www.ecospinning.com
Email:
2.2.2. Bộ máy tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty
GIÁM ĐỐC

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

KD

NVL

TCHC

KỸ THUẬT

Phòng

Phòng


KẾ TOÁN

SX

Kho
Đóng gói
Ca sản xuất
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Chức năng, nhiệm vụ Ban Giám đốc và các phòng ban
Phòng Kinh doanh

6


Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh cho từng tháng, từng quý. Trực tiếp theo dõi và hướng dẫn các đơn vị thực
hiện các hợp đồng kinh doanh theo đúng thời gian qui định.
Thực hiện CLKD, chính sách giá cả đối với sản phẩm cty, đưa ra các hoạt động
phát triển và giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm của cty.
Phòng Nguyên vật liệu
Có nhiệm vụ giao dịch đàm phán và tìm kiếm nguồn nguyên liệu, chịu trách
nhiệm cung cấp về vật tư, nguyên liệu đầu vào.
Cùng phòng Kế toán tổng hợp và phân tích tình hình nhập kho nguyên liệu để
báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc.
Đề xuất các dự án và kế hoạch xuất nhập khẩu để có hiệu quả nhất, đem lại lợi
nhuận tối đa cho cty.
Phòng Tổ chức - Hành chánh
Quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, bảo hiểm…, trong Cty như: tuyển dụng,
thôi việc, điều động nhân viên nội bộ, kỉ luật, đào tạo, đề bạt, tăng lương… Chịu trách

nhiệm quản lý các con dấu, cơ sở vật chất, trang thiết bị tài sản Cty.
Tổ chức các sự kiện chương trình lên kế hoạch và thực hiện giải quyết các vấn
đề liên quan đến thủ tục hành chánh.
Phòng Kỹ thuật
Quản lý và bảo trì máy móc của nhà máy, chịu trách nhiệm về các sự cố như:
hư hỏng, thay thế các thiết bị phụ tùng máy móc để kịp thời xử lý và trình báo lên cấp
trên tránh tình trạng trì trệ hoạt động sản xuất của nhà máy.
Phòng Kế toán
Triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính trong kế toán tài chính:
kiểm kê, trả lương, thưởng phạt…, theo qui định của cty và pháp luật Việt Nam .
Phân phối vốn một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo cho việc
cấp phát vốn đầy đủ kịp thời, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho cty, giúp Ban giám
đốc nhận định chính xác tình hình kinh doanh, từ đó chủ động đề ra biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh.

7


Xác định chi phí, kết quả kinh doanh, các báo cáo kế toán tài chính, báo cáo
thuế theo qui định pháp luật Viêt Nam. Chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi công
tác kiểm kê, quản lý về mặt sổ sách toàn bộ tài sản cty.
Phòng sản xuất
Quản lý và điều phối chung về hoạt động sản xuất của nhà máy. Theo dõi trực
tiếp quá trình sản xuất sợi các loại về sản lượng, chất lượng theo chỉ tiêu và kế hoạch
đề ra, điều phối quản lý các ca sản xuất. Tổ chức tăng ca khi cần thiết.
Thống kê và phân tích tình hình sản xuất của các dây chuyền để kịp thời báo
cáo Giám đốc.
Xử lý các sai sót trong quá trình sản xuất để thực hiện đúng thời gian giao hàng
cho khách hàng.
2.2.3. Quy trình sản xuất sợi OE

Hình 2.2. Quy Trình Sản Xuất Sợi OE
Lọc bụi
Nguyên liệu

Xử lý

thô (Bông)

tạp chất

Chải bông

Lọc kim loại
Lọc sơ chế

Liên kết

Đóng gói
thành phẩm

Kéo sợi

Ghép sợi thô

sợi thô

Nguồn: Phòng Kĩ Thuật

8



CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm chiến lược và Quản trị chiến lược
a) Khái niệm chiến lược
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoặch tích hợp các mục tiêu
chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách
chặt chẽ”.
Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng
các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thõa
mãn mong đợi của các bên hữu quan”.
Như vậy ta thấy có nhiều định nghĩa về chiến lược, mỗi định nghĩa có ít nhiều
quan điểm khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của tác giả. Nhưng nhìn chung ta thấy
rằng chiến lược là những định hướng của tổ chức về dài hạn dựa trên cơ sở phân bổ
các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra nhằm thõa mãn
các bên liên quan.
b) Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học
thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng, lựa
chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và
bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu
quả nhất và giành được thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
3.1.2. Các giai đoạn của Quản trị chiến lược


Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện
Thông tin phản hồi

Thực hiện việc
kiểm soát bên
ngoài để xác định
cơ hội và
đe doạ chủ yếu

Xác định
nhiệm vụ
mục tiêu
và chiến
lược dài
hạn

Thiết lập
những
mục tiêu
hàng năm

Thiết
lập mục
tiêu dài
hạn

Phân phối
các nguồn
tài
nguyên

Xét lại
mục tiêu

kinh
doanh

Thực
hiện
kiểm soát nội
bộ để nhận
diện
những
điểm mạnh,
điểm yếu

Lựa chọn
những
chiến lược
để
theo
đuổi

Đo
lường
và đánh
giá
thành
tích

Đề ra các
chính sách

Thông tin phản hồi

Hình thành

Thực thi

Chiến lược

chiến lược

Đánhgiá
chiến lược

Nguồn: Fred. R. David, 2006
3.1.3. Các cấp chiến lược
a) Chiến lược cấp Công ty
Chiến lược tổng thể cấp cty bao hàm mọi hoạt động của cty, đòi hỏi mọi người
trong cty phải phối hợp các hoạt động và nỗ lực để đạt được mục tiêu. Một số chiến
lược cấp cty như: Kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều
ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa…
10


b) Chiến lược cấp Đơn Vị Kinh Doanh (SBU)
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là chiến lược áp dụng nhằm giúp các đơn vị
gia tăng lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của các SBU như chiến lược chuyên biệt hóa
sản phẩm, chiến lược chi phí thấp, chiến lược tập trung hóa phân khúc thị trường.
c) Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng vạch ra cho các phòng ban, bộ phận có những mỗi
liên thông chặt chẽ trong cùng một SBU hay toàn bộ cty. Các chiến lược chức năng
bao gồm: chiến lược Marketing, chiến lược R&D, chiến lược nguồn nhân lực, chiến
lược vận hành/sản xuất, chiến lược tài chính - kế toán, chiến lược về kỹ thuật công

nghệ, chiến lược về các nguồn thông tin.
3.1.4. Phân tích môi trường hoạt động của Công ty
a) Môi trường vĩ mô
Tất cả các ngành luôn ở trong một môi trường vĩ mô rộng lớn, gồm nhiều mặt:
kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, nhân khẩu học, chính trị luật pháp, toàn cầu.
Những thay đổi của môi trường này bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ
khác nhau do đó sẽ tác động mạnh mẽ đến từng DN trong các ngành và ảnh hưởng đến
chiến lược của DN.

11


Hình 3.2. Môi Trường Vĩ Mô

Kinh

Chính trị,
pháp luật

Nguy cơ của các
đối thủ tiềm tàng

Toàn
cầu

Năng lực
thương
lượng của
người cung
cấp


Sự ganh đua
của các công
ty hiện có

Đe dọa của sản
phẩm thay thế
Công
nghệ

tế

Năng lực
thương
lượng của
người mua

Văn hóa
Xã hội

Nhân
khẩu
học
Nguồn: PGS.TS. Lê Thế Giới & CTV, 2007
™ Môi trường Chính trị – pháp luật
Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của chính phủ, hệ
thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, các xu
hướng này luôn chứa đựng những tín hiệu và định hướng cho sự thay đổi của môi
trường kinh doanh. Để tận dụng những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ xấu nhất
các DN cần phải nắm bắt kịp thời các quan điểm, những qui định, những ưu tiên, thậm

chí cần phải thiết lập quan hệ tốt đẹp với chính quyền sở tại.
™ Môi trường Kinh tế
“Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh
nghiệp hoạt động” (PGS.TS. Lê Thế Giới & CTV, 2007), nền kinh tế ở đây không chỉ
12


là nền kinh tế trong nước mà còn là những nền kinh tế trên thế giới. Những yếu tố chủ
yếu trong môi trường kinh tế là: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi
suất, tỷ giá hối đoái.
™ Môi trường Văn hóa - xã hội
Những yếu tố văn hóa – góp phần tạo ra nhu cầu của con người. Mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa riêng, và các yếu tố xã hội đặc trưng.
Những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại nước đó, khu vực đó.
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các DN quan tâm khi
nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hôi sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách
hàng với những đặc điểm, thu nhập, tâm lý, trình độ… khác nhau.
™ Môi trường Công nghệ
Ngày nay, trước sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, con người cần phải nắm
bắt được những thay đổi về tình hình công nghệ nhằm ứng dụng một cách có hiệu quả
trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giảm được chi phí sản xuất cũng như nâng
cao được chất lượng của sản phẩm. Nhờ đó, giá thành trên một sản phẩm sẽ giảm làm
cho sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường.
™ Môi trường nhân khẩu học
Là các vấn đề liên quan đến dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, cộng đồng các
dân tộc và phân phối thu nhập. Các vấn đề này cũng tác động rất lớn đến DN. Phân bố
dân cư về mặt địa lý ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược phân phối của DN, những nước
có cơ cấu dân số già cao thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm phát triển nhưng
lại đe dọa những DN khác về vấn đề lao động.
™ Môi trường toàn cầu

Toàn cầu hóa các thị trường kinh doanh tạo ra cho các DN cả cơ hội lẫn đe dọa.
Cùng với các cơ hội các DN cũng cần phải nhận ra các đe dọa tiềm ẩn trong các thị
trường, từ đó có thể mở rộng thị phần, gia tăng doanh số. Các DN cần nghiên cứu kĩ
về vấn đề văn hóa và thể chế của từng thị trường để có thể dễ dàng xâm nhập vào thị
trường thế giới.
™ Môi trường tác nghiệp

13


Sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter để phân tích
môi trường tác nghiệp.
Hình 3.3. Môi Trường Cạnh Tranh
Nguy cơ của các
đối thủ tiềm tàng

Năng lực
thương
lượng của
người cung
cấp

Sự ganh đua
của các công
ty hiện có

Năng lực
thương
lượng của
người mua


Đe dọa của sản
phẩm thay thế
Nguồn: PGS.TS. Lê Thế Giới & CTV, 2007
- Các đối thủ tiềm tàng: Đây là những DN hiện không cạnh tranh với cty
nhưng họ có thể làm điều đó nếu họ muốn. Nhận diện những đối thủ mới có thể xâm
nhập vào ngành là điều quan trọng vì họ có thể đe dọa đến thị phần của các DN trong
ngành. Để đánh giá mức độ đe dọa nhiều hay ít của các đối thủ tiềm năng, DN cần
xem xét các điều kiện để một nhà kinh doanh mới có thể tham gia vào ngành mình
đang kinh doanh. Những điều kiện này được gọi là rào cản xâm nhập, chủ yếu là: Sự
trung thành nhãn hiệu, vốn đầu tư, yêu cầu về trình độ khoa học kỹ thuật...
- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Đây là áp lực lớn và đe dọa trực tiếp đến
DN. Các hành động của một DN luôn kéo theo hành động đáp trả của các DN khác.
Các DN trong ngành hiếm có sự đồng nhất bởi họ luôn khác nhau về các nguồn lực,
khả năng và cách gây sự khác biệt. Các DN tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra
sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với các DN khác, các công cụ thường được
sử dụng để các DN cạnh tranh với nhau là giá, chất lượng sản phẩm, sự cải tiến, khả
năng đáp ứng khách hàng… Nếu sự ganh đua yếu thì các DN sẽ có cơ hội tăng giá thu
14


×