Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

nghiên cứu phòng trừ một số sâu chính trên rau bắp cải, su hào tại lĩnh nam, hà nội bằng chế phẩm sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ QUANG THỂ

NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU CHÍNH
TRÊN RAU BẮP CẢI, SU HÀO TẠI LĨNH NAM, HÀ NỘI
BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Viên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Quang Thể

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Viên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn bệnh cây, Khoa Nông học- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức viện Môi trường
Nông nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Lê Quang Thể

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................x
Thesis abstract................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................40
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................40
1.2.
Giả thuyết khoa học ..........................................................................................40
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................41
Phần 2.Tổng quan tài liệu ............................................................................................43
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

2.2.
2.3.

2.3.1.
2.3.2.

Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự trên thế giới và trong nước...................43
Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới .......................43
Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở châu Á............................46
Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở Việt Nam .......................47
Tình hình nghiên cứu về sâu hại rau họ hoa thập tự trên thế giới và trong nước ..48
Tổng quan tình hình nghiên cứu về các chế phâm nấm beauveria bassiana,
metarhizium anisopliae và các chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong và
ngoài nước ........................................................................................................49
Tình hình nghiên cứu chế phẩm Beauveria bassiana .......................................49
Tình hình nghiên cứu chế phẩm Metarhizium anisopliae. ..............................52

2.3.3. Tình hình nghiên cứu chế phẩm có nguồn gốc sinh học trên thế giới và Việt Nam...55
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................................61
3.1.
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................61
3.2.
Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................61
3.3.
3.4.
3.5.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................61
Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu ............................................................................61
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................62


3.5.1.

Điều tra tình hình sản xuất rau bắp cải, su hào tại hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội ...................................................62
Điều tra tình diễn biến một số loại sâu chính trên bắp cải su hào: sâu
khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ và bọ nhảy.............................................62

3.5.2.

iii


3.5.3.
3.6.
3.6.1.
3.6.2.
3.6.3.

Khảo sát hiệu lực phòng trừ một số sâu hại su hào của chế phẩm nấm
Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và thuốc trừ sâu sinh học .........62
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................64
Điều tra tình hình sản xuất rau bắp cải, su hào vụ đông xuân năm 2014 –
2015 tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội...............................................64
Điều tra tình hình một số sâu hại chính trên bắp cải, su hào vụ đông xuân
năm 2014 – 2015 tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội .............................64
Chuẩn bị sâu để làm thí nghiệm .......................................................................65

3.6.4.
3.6.5.

3.6.6.

Phương pháp thí nghiệm trong phòng ..............................................................65
Phương pháp thí nghiệm trong nhà lưới ...........................................................68
Phương pháp khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu của các chế phẩm sinh học
trên đồng ruộng .................................................................................................70
3.7.
Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................70
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................72
4.1.
Kết điều tra tình hình sản xuất rau bắp cải, su hào tại lĩnh nam, hà nội. .................72
4.2.
Kết quả điều tra tình hình sâu hại trên rau cải bắp, su hào tại HTXDV nông
nghiệp lĩnh nam, quận hoàng mai, hà nội trong vụ đông xuân năm 2014 –
2015 ..................................................................................................................73
4.2.1. Kết quả điều tra tình hình sâu hại trên rau cải bắp tại HTXDV nông nghiệp
Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội trong vụ đông xuân năm 2014 – 2015 ..73
4.2.2. Kết quả điều tra tình hình sâu hại trên rau su hào tại HTXDV nông nghiệp
Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội trong vụ đông xuân năm 2014 – 2015 ..76
4.3.
Kết quả khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu
khoang trong phòng thí nghiệm của chế phẩm nấm Beauveria bassiana,
Metarhizium anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học ...............................79
4.3.1. Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria basssiana phòng
trừ một số loại sâu chính hại su hào trong phòng thí nghiệm ...........................79
4.3.2. Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Metharhizium anisopliae
phòng trừ một số loại sâu chính hại su hào trong phòng thí nghiệm ................48

4.3.3.
4.3.4.

4.4.

Kết quả khảo sát hiệu lực của thuốc sinh học chứa hoạt chất Abamectin
phòng trừ một số loại sâu chính hại su hào trong phòng thí nghiệm ..................56
Kết quả khảo sát hiệu lực của thuốc sinh học chứa hoạt chất Emamectin
benzoate phòng trừ một số loại sâu chính hại su hào trong phòng thí nghiệm.......64
Kết quả khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm
trắng của chế phẩm nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và
một số thuốc trừ sâu sinh học trong nhà lưới ...................................................72

iv


4.4.1.

4.4.2.

4.4.3.

Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana,
Metarhizium anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ sâu
khoang (spodoptera litura) trên su hào trong nhà lưới .....................................72
Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana,
metarhizium anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ sâu tơ
(plutella xylostella) trên su hào trong nhà lưới .................................................75
Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana,
metarhizium anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ sâu

xanh bướm trắng (Pieris rapae) trên su hào trong nhà lưới .............................77
4.5.

Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc
trừ sâu sinh học phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên su
hào tại ngoài đồng thuộc xã lĩnh nam, quận hoàng mai, hà nội .......................80
4.5.1. Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc
trừ sâu sinh học Tasieu 5WG phòng trừ sâu khoang trên su hào tại xã Lĩnh
Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội ........................................................................80
4.5.2. Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc
trừ sâu sinh học Tasieu 5WG phòng trừ sâu tơ trên su hào tại xã Lĩnh Nam,
quận Hoàng Mai, Hà Nội ..................................................................................82
4.5.3. Kết quả khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc
trừ sâu sinh học Tasieu 5WG phòng trừ sâu xanh bướm trắng trên su hào tại
xã Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội...........................................................84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................86
5.1.
Kết luận.............................................................................................................86
5.2.
Kiến nghị ..........................................................................................................87
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................88
Một số hình ảnh điều tra và thí nghiệm ......................................................................92
Phụ lục ..........................................................................................................................96

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVTV

Bảo vệ thực vật

Bt/g

Bào tử/gam

CP

Cổ phần

ĐTKTNN

Đầu tư kỹ thuật nông thôn

EC

Emulsifiable Concentrate

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT


Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WG

Water dispersible Granules

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2014 - 2015 tại
Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội .......................................................72
Bảng 4.2. Mật độ một số sâu gây hại trên cải bắp trong vụ Đông Xuân tại
HTXDV nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai , Hà Nội ......................73
Bảng 4.3. Mật độ sâu gây hại trên su hào trong vụ Đông Xuân tại HTXDV nông
nghiệp Lĩnh Nam , quận Hoàng Mai, Hà Nội ..............................................78
Bảng 4.4. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura) của chế phẩm nấm
Beauveria bassiana trên su hào trong phòng thí nghiệm.................................41

Bảng 4.5. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ (plutella xylostella) của chế phẩm nấm
Beauveria bassiana trên su hào trong phòng thí nghiệm.................................43
Bảng 4.6. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) của chế phẩm
nấm Beauveria bassiana trên su hào trong phòng thí nghiệm .........................46
Bảng 4.7. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura) của chế phẩm nấm
Metarhizium anisopliae trên su hào trong phòng thí nghiệm ..........................49
Bảng 4.8. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ (plutella xylostella) của chế phẩm nấm
Metarhizium anisopliae trên su hào trong phòng thí nghiệm ..........................53
Bảng 4.9. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) của chế phẩm
nấm Metarhizium anisopliae trên su hào trong phòng thí nghiệm ..................54
Bảng 4.10. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura) của thuốc sinh học
chứa hoạt chất Abamectin trên su hào trong phòng thí nghiệm .......................56
Bảng 4.11. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ (plutella xylostella) của thuốc sinh học chứa
hoạt chất Abamectin trên su hào trong phòng thí nghiệm................................59
Bảng 4.13. Hiệu lực phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura) của thuốc sinh học
chứa hoạt chất Emamectin benzoate trên su hào trong phòng thí nghiệm .......65
Bảng 4.14. Hiệu lực phòng trừ sâu tơ (plutella xylostella) của thuốc sinh học chứa hoạt
chất Emamectin benzoate trên su hào trong phòng thí nghiệm .........................67
Bảng 4.16. Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana, metarhizium
anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ sâu khoang
(spodoptera litura) trên su hào trong nhà lưới .............................................74

vii


Bảng 4.17. Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana, metarhizium
anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ sâu tơ (plutella
xylostella) trên su hào trong nhà lưới ...........................................................75
Bảng 4.18. Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana, metarhizium
anisopliae và một số thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ sâu xanh bướm

trắng (Pieris rapae) trên su hào trong nhà lưới............................................78
Bảng 4.19. Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc trừ sâu sinh học
Tasieu 5 WG đối với sâu khoang trên su hào tại xã Lĩnh Nam, quận Hoàng
Mai, hà Nội vụ đông xuân năm 2014 - 2015 ...................................................80
Bảng 4.20. Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc trừ sâu
sinh học Tasieu 5 WG đối với sâu tơ trên su hào tại xã Lĩnh Nam,
quận Hoàng Mai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2014 - 2015 ........................82
Bảng 4.21. Hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria bassiana và thuốc trừ sâu sinh học
Tasieu 5 WG đối với sâu xanh bướm trắng trên su hào tại xã Lĩnh Nam,
quận Hoàng Mai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2014 - 2015 ...............................84

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Diễn biến mật độ sâu hại trên cây cải bắp trong vụ Đông Xuân tại
HTXDV nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai , Hà Nội ........................76
Hình 4.2. Diễn biến mật độ sâu hại trên su hào trong vụ Đông Xuân tại HTXDV
nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai , Hà Nội .......................................79
Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang ở các công thức thí nghiệm tại xã Lĩnh
Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2014 - 2015 ...............81
Hình 4.4. Diễn biến mật độ sâu tơ ở các công thức thí nghiệm tại xã Lĩnh Nam ,
quận Hoang Mai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2014 - 2015 ............................83
Hình 4.5. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng ở các công thức thí nghiệm tại
xã Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2014 – 2015.....84

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tóm tắt: Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng việc sử dụng chế phẩm sinh
học đã và đang được nghiên cứu, áp dụng phòng trừ sâu hại rau, góp phần để sản xuất
rau an toàn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất
rau cải bắp, su hào và mật độ sâu hại trên hai loại rau này tại Lĩnh Nam, quận Hoàng
Mai, Hà Nội, đồng thời xác định hiệu lực phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm
trắng của chế phẩm nấm Beauveria bassiana 6x109 CFU/g và chế phẩm nấm
Metarhizium anisopliae 6x109 CFU/g và hai thuốc sinh học chứa hoạt chất Abamectin và
Emamectin benzoate.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra :
Tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, trong vụ đông xuân năm 2014 – 2015
có diện tích trồng rau cải bắp, su hào là 15 ha (chiếm ½ trong tổng diện tích trồng rau họ
hoa thập tự), năng suất rau su hào đạt 22,2 tấn/ha, năng suất rau bắp cải đạt 25,3
tấn/ha.Trên rau cải bắp và rau su hào luôn xuất hiện sâu gây hại, xuất hiện nhiều nhất là
bọ nhảy, tiếp đến là sâu tơ. Sâu xanh bướm trắng xuất hiện gây hại cũng kéo dài trong
cả vụ nhưng chúng chỉ tập trung vào trong tháng 12 năm 2014 và trung tuần tháng 1
năm 2015. Sâu khoang chỉ xuất hiện gây hại vào cuối tháng 12 năm 2014 và kéo dài đến
đầu tháng 2 năm 2015.
Trong phòng thí nghiệm, tại thời điểm 7 ngày sau khi phun, hiệu lực phòng trừ
đã đạt kết quả cao khi sử dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 6x109 CFU/g ở
nồng độ 2-3% và chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae 6x109 CFU/g ở nồng độ 23%, hai thuốc sinh học chứa hoạt chất Abamectin (thuốc trừ sâu Phumai 3,6EC) và
thuốc sinh học chứa hoạt chất Emamectin benzoate (thuốc trừ sâu Tasieu 5WG) ở
nồng độ 0,03-0,04%.
Trong nhà lưới, tại thời điểm 7 ngày: Sau khi phun chế phẩm nấm Beauveria
bassiana 6x109 CFU/g ở nồng độ 2%, chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae 6x109
CFU/g ở nồng độ 2% và hai thuốc sinh học chứa hoạt chất Abamectin và Emamectin
benzoate ở nồng độ 0,03% cũng đã cho kết quả cao. Hiệu lực phòng trừ đạt thấp nhất
cũng đã đạt 74,71%.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu trên đồng ruộng tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai,
Hà Nội đã khẳng định thêm về hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm sinh học đối với
sâu khoang, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng. Tại thời điểm 7 ngày sau khi phun, khi

dùng chế phẩm nấm Beauveria bassiana 6x109 CFU/g nồng độ 2% phun với lượng 0,3

x


lít nước/10m2 cho hiệu lực phòng trừ thấp nhất là đối với sâu tơ đạt 68,7%, thuốc Tasieu
5WG phun với lượng 0,5 lít nước/10m2 cho hiệu lực đạt thấp nhất là 78,62% (đối với
sâu tơ).
Từ khóa: Beauveria bassiana Metarhizium anisoplia, Abamectin, Emamectin benzolate,
sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ.

xi


THESIS ABSTRACT
Abastract: Nowaday, aplying microbial pesticide in agricultural production has been
becoming popular. In this study, we surveyed cabbage and kohralbi production and pest
density fluctuation in these vegetable in the field in Linh Nam commune, Hoang Mai
district, Hanoi; the efficacy of Beauveria bassiana 6x109 CFU/g, Metarhizium
anisopliae 6x109 CFU/g and two bio-pesticide contained ingredients of Abamectin and
Emamectin benzoate in controlling Spodoptera litura Fabr., Plutella xylostella and
Pieris rapae was tested in laboratory and in green house.
The result indicated that:
In winter-spring cropping season (2014-2015) in Linh Nam commune, Area of
cabbage and kohralbi production was 15ha (occupied ½ area of vegetable production),
productivity of kohralbi and cabbage was 22,2 tons/ha and 25,3tons/ha, respectively. In
the production, Phyllostreta striolata occured with highest density in the field during
cropping season followed by Plutella xylostella and appeared very often in the field;
Pieris rapae was also important pest and appeared with highest density in Dec 2014 and
Jan 2015. Spodoptera litura attacked vegetable sieriously from Dec 2014 to Febr 2015.

In laboratory, after 7 days of spaying, microbial pesticides are Beauveria
bassiana 6x109 CFU/g and Metarhizium anisopliae 6x109 CFU/g showed high efficacy
at concentration of 2-3% while two other bio-pesticide which are Phumai 3,6EC (with
Abamectin) and Tasieu 5WG ( with Emamectin benzoate) showed high efficacy at
concentration of 0.03-0.04%.
In greenhouse, after 7 days of spraying, Beauveria bassiana 6x109 CFU/g,
Metarhizium anisopliae 6x109 CFU/g at concentration of 2-3% and two other biopesticide which are Phumai 3,6EC (with Abamectin) and Tasieu 5WG ( with Emamectin
benzoate) at concentration of 0.03-0.04% showed high efficacy in Green house with
lowest efficacy was 74.71%.
Efficacy of these pesticides in controlling white butterfly, diamondback moth
and army worm was tested in the field. After 7 days of spraying, Beauveria bassiana
6x109 CFU/g at concentration of 2% and sprayed 0.3 litre/10m2 showed the efficacy of
68.7%, Tasieu 5WG (0.5litre/10m2) showed efficacy off 78.62%.
Keywords: Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Abamectin, Emamectin
Benzoate, Spodoptera litura, Diamondback moth and Pieris rapae.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian gần đây ngành công nghiệp hóa chất phát triển mạnh, hiện
tượng ô nhiễm môi trường gây ra do các hoá chất nông nghiệp đang trở thành
một vấn đề được đề cập đến khá nhiều. Người nông dân đang áp dụng các biện
pháp thâm canh cao, với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học nhằm tăng năng suất và sản lượng
nông phẩm. Tuy nhiên, sự thâm canh trong nông nghiệp đã làm cho đất đai ngày
càng thoái hóa, hệ sinh thái mất cân bằng dinh dưỡng, hệ vi sinh vật trong đất bị
phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy
trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.

Các loài sâu bệnh hại cũng xuất hiện nhiều, diễn biến rất phức tạp, trên các
loại rau khác nhau xuất hiện nhiều loại sâu khác nhau, nhiều loài sâu còn kháng
thuốc khi phun cùng một loại thuốc quá nhiều lần như sâu xanh, sâu tơ…
Trong lĩnh vực phòng trừ dịch hại, do sâu, bệnh kháng thuốc nhanh nên
nông dân thường tăng nồng độ sử dụng, dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trong sản
phẩm nông nghiệp tăng cao, gây mất an toàn cho người sử dụng, ảnh hưởng xấu
tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, các sản phẩm làm ra không thể
xuất khẩu được nên ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông dân. Đây cũng là một
thách thức lớn cho nông dân Việt Nam khi ra nhập WTO.
Để giảm thiểu tác động xấu của thuốc BVTV đến môi trường và cộng đồng,
xu hướng sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học thay thế dần các thuốc
hóa học đang ngày càng phát triển. Các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học cũng
là một trong những lĩnh vực mà đang được quan tâm và hướng tới.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu phòng trừ một số sâu chính trên rau bắp cải, su hào tại Lĩnh Nam, Hà Nội
bằng chế phẩm sinh học”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, trong khu vực Hà Nội nói chung và tại xã Lĩnh Nam, quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội nói riêng người dân đang trồng chuyên canh rau
an toàn trên diện tích khá lớn. Người dân vẫn không ngừng dùng các biện pháp

40


để ngăn chặn sự phá hoại rau của côn trùng gây hại. Trong các biện pháp đó,
người dân đa số dùng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ. Ngoài các loại thuốc
hóa học có tác dụng nhanh thì người dân cũng đã chú ý và sử dụng các loại thuốc
sinh học và các chế phẩm sinh học. Thuốc sinh học và chế phẩm sinh học được
cho là khá an toàn đối với con người và vật nuôi. Khi dùng các loại thuốc và chế
phẩm trên người dân vẫn dùng chưa đúng liều lượng, họ thường sử dụng với

lượng gấp đôi khuyến cáo vì e rằng khi sử dụng chúng với liều lượng khuyến cáo
khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Trong quá tình thực hiện đề tài, chúng
tôi đã tiến hành thí nghiệm ở các không gian khác nhau, liều lượng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu sẽ là câu trả lời chế phẩm sinh học nói chung có khả năng
phòng trừ sâu hại trên họ hoa thập tự cao hay không và lượng dùng nó như thế
nào là hợp lý nhất.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được tình hình sản xuất rau cải bắp, su hào tại Lĩnh Nam, quận Hoàng
Mai, Hà Nội.
Đánh giá hiện trạng một số sâu hại trên cải bắp, su hào tại Lĩnh Nam, quận
Hoàng Mai, Hà Nội.
Xác định khả năng sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu trên rau
cải bắp, su hào đạt hiệu quả cao.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số sâu hại (sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng) trên cải bắp, su
hào tại HTXDV nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Các loại chế phẩm sinh học: chế phẩm nấm Beauveria bassiana, chế phẩm
nấm Metarhizium anisopliace, thuốc trừ sâu sinh học.
1.4.2. Thời gian và không gian nghiên cứu
Thời gian: Vụ trồng rau đông xuân năm 2014 – 2015
Không gian: Trong phòng, trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng khu vực
trồng rau của HTXDV nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

41


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đã đánh giá được thực trạng sản xuất rau cải bắp, su hào và tình hình sâu

hại chính hại hai loại rau này tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đã xác định được chế phẩm nấm chế phẩm nấm Beauveria bassiana
dùng ở nồng độ 2% và chế phẩm nấm Metarhizium anisopliace dùng ở nồng độ
2% phòng trừ sâu khoang, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng đạt hiệu quả cao.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Áp dụng chế phẩm chế phẩm nấm Beauveria bassiana ở nồng độ 2% và
thuốc sinh học Tasieu 5WG (thuốc chứa hoạt chất Emamectin benzoate) ở nồng
độ 0,03% ở Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2014 – 2015
cho kết quả tốt và có thể nhân rộng sử dụng trong các vụ khác nhau và ở các địa
phương khác có trồng cải bắp, su hào.

42


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU HỌ HOA THẬP TỰ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC
2.1.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới
Theo nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas)
trên thế giới của FAO trong 10 năm qua, từ năm 2003 đến năm 2012 kết quả thu
được ở bảng 2.1.
Qua bảng 2.1 chúng tôi thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng rau họ hoa
thập tự (Brassicas) có sự biến động mạnh:
- Về diện tích: Diện tích rau họ hoa thập tự (Brassicas), trong 10 năm
qua, diện tích của thế giới trung bình là 2315660 ha; năm 2003 là năm đạt diện
tích cao nhất 2477136 ha, cao hơn diện tích trung bình là 161476 ha; năm 2007
diện tích đạt thấp nhất, chỉ có 2198204 ha, thấp hơn diện tích trung bình của thế
giới là 117456 ha. Trong suốt 10 diện tích biến động lên xuống theo các năm, từ
năm 2003 đến năm 2017 diện tích rau họ hoa thập tự biến động với chiều hướng
đi xuống, hết năm 2007 diện tích mới phát triển trở lại, nhưng cho đến năm 2012

diện tích rau họ hoa thập tự vẫn chưa đạt được ở mức cao nhất, so với năm 2003
năm 2012 diện tích còn kém hơn 85389 ha. Như vậy trong các năm gần đây từ
năm 2007 đến năm 2012 diện tích luôn tăng, nhưng tăng chậm qua các năm.
- Về năng suất: Năng suất rau họ hoa thập tự trong 10 năm qua từ năm
2003 đến năm 2012 trung bình đạt 287815 kg/ha. Tính riêng năm gần nhất,
năm 2012 năng suất đạt 293112 kg/ha, so với năng suất trung bình của 10 năm
năng suất năm nay cao hơn 5296 kg/ha, cao hơn năm có năng suất thấp nhất là
(năm 2005 (279082 kg/ha)) 14030 kg/ha, thấp hơn năm cao nhất (năm 2006
(295286 kg/ha)). Về năng suất có sự đột biến giữa 2 năm liên tiếp đó là năm
2005 với năm 2006, năm 2005 năng suất thấp nhất, chỉ sau 1 năm, năm 2006
đã vươn lên năng suất cao nhất, và cao nhất tính cả đến thời điểm 2012. Giữa
2 năm đó năng suất đã tăng 16240 kg/ha, tăng 5,8% so với năm 2005. Còn
tính từ năm 2006 trở đi, năm 2007 có sự sụt giảm năng suất, giảm đến 12127
kg/ha, các năm khác năng suất có khác nhau nhưng sự chênh lệch so với năm
cao nhất (năm 2006) là không nhiều.

43


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) trên thế giới
qua các năm từ năm 2003 đến năm 2012
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2003


2477136

279439

69220916

2004

2368077

285526

67614648

2005

2386120

279082

66592198

2006

2224681

295286

65691792


2007

2198204

283159

62244048

2008

2234387

290304

64865039

2009

2251847

289299

65145711

2010

2258783

289097


65300717

2011

2365622

293849

69513476

2012

2391747

293112

70104972

Trung bình

2315660

287815

66629351
Nguồn: FAOSTAT (2014)

- Về sản lượng: Sản lượng rau họ hoa thập tự năm 2012 đạt 70104972
tấn. Như vậy, sản lượng năm 2012 đạt cao nhất trong những năm qua. Năm thấp

nhất là năm 2007, sản lượng chỉ đạt 62244048 tấn, thấp hơn so với sản lượng
trung bình 4385304 tấn, so với năm 2012 (sản lượng đạt cao nhất), năm 2007
thấp hơn 7860924 tấn, như vậy đến năm 2012 sản lượng đã tăng 12,63 % so với
năm 2007. Năm 2007 coi như là một cái mốc đánh giá, từ năm 2003 đến năm
2007 thì sản lượng luôn giảm sau các năm, nhưng từ năm 2007 trở lại đây thì sau
các năm sản lượng luôn tăng, đáng kể nhất sự tăng, năm 2011 đã tăng lên
4000000 tấn so với năm 2010 trước đó.
Nghiên cứu tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự ở một số khu vực trên
thế giới năm 2012 kết quả thu được ở bảng 2.2.

44


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở một số khu
vực trên thế giới năm 2012
STT

Khu vực

Diện tích
(ha)

Năng suất
(kg/ha)

Sản lượng
(tấn)

1


Châu Á

1768656

303146

53616145

2

Châu Âu

413175

276693

11432255

3

Châu Mỹ

82380

258052

2125838

4


Châu Phi

124088

226092

2805533

5

Tổng hợp

2391747

293112

70104972

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Qua bảng 2.2 chúng tôi thấy: Cả thế giới có 2391747 ha diện tích đất
trồng rau thập tự. Trong khi Châu Á có diện tích trồng lên đến 1768656 ha,
chiếm 73,94% tổng diện tích của cả thế giới. Trong khi Châu Á chiếm diện tích
trồng rất lớn thì Châu Mỹ chỉ có 82380 ha, chiếm 3,44% diện tích trồng của cả
thế giới. Ngay cả Châu có diện tích trồng đứng thứ 2 là Châu Âu cũng chỉ có
413175 ha, chiếm 17,27%, nhưng so với Châu Á, sự chênh lệnh về diện tích là
quá lớn, diện tích trồng rau họ hoa thập tự của Châu Á gấp xấp xỉ 4 lần diện tích
của Châu đứng sau nó (Châu Âu).
- Về năng suất: Châu Á là Châu lục có diện tích cao nhất, nhưng bên cạnh
đó Chấu Á cũng có năng suất đạt cao nhất, năm 2012 năng suất của Châu Á đạt

303146 kg/ha, so với năng suất trung bình toàn thế giới, năng suất của Châu Á
cao hơn gần 10000 kg/ha. Đứng thứ 2 là Châu Âu với năng suất đạt được là
276693 kg/ha, năng suất của Châu Âu thấp hơn Châu Á 26453 kg/ha thấp hơn
9,56%, và thấp hơn so với năng suất trung bình của thế giới 16419 kg/ha, thấp
hơn 5,93%. Châu Mỹ là châu có diện tích thấp nhất nhưng năng suất cũng đạt
258052 kg/ha, cao hơn Châu Phi, châu có năng suất đạt thấp nhất (226092 kg/ha)
là 31960 kg/ha. Châu Phi có năng suất thấp nhất trên thế giới, tính với Châu Á
năng suất của Châu này thấp hơn 77054 kg/ha.
- Về sản lượng: Toàn bộ thế giới năm 2012 đạt 70104972 tấn rau họ hoa
thập tự. Châu Á có sản lượng rau cao nhất (đạt 53616145 tấn), chiếm 76,48% so
với tổng sản lượng rau họ hoa thập tự của toàn thế giới; tiếp đến là sản lượng rau
họ hoa thập tự của châu Âu (đạt 11432255 tấn), chiếm 16,31% tổng sản lượng

45


rau toàn thế giới và sản lượng rau họ hoa thập tự của Châu Mỹ là thấp nhất (đạt
2125838 tấn), chiếm 3,03% tổng sản lượng rau họ hoa thập tự toàn thế giới.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu đánh giá của bảng 2.1 và 2.2 chúng tôi
nhận thấy: Mặc dù, rau họ hoa thập tự là loài rau có nguồn gốc ở vùng ôn đới
nhưng loại rau này chỉ cần có điều kiện khí hậu lạnh mát vẫn sinh trưởng, phát
triển và cho năng suất cao. Còn ở các nước châu Á (khí hậu nhiệt đới), loại rau
này chỉ trồng chủ yếu vào vụ đông xuân (tức chỉ trồng được 1 vụ/năm). Nhưng
trong thực tế, diện tích rau họ hoa thập tự ở châu Á lớn nhất thế giới (đạt
1768656 ha, chiếm 73,94% diện tích rau họ hoa thập tự toàn thế giới.
2.1.2. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở châu Á
Nghiên cứu tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở châu Á,
kết quả thu được ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở một số nước
trong khu vực châu Á năm 2012

STT

Khu vực

1

Ấn Độ

2

Diện tích
(ha)

Năng suất
(kg/ha)

Sản lượng
(tấn)

375000

226667

8500000

Hàn Quốc

29765

711886


2118930

3

Philippin

8527

148183

126356

4

Thái Lan

34000

148529

505000

5

Trung Quốc

980000

334694


32800000

6

Việt Nam

45000

174444

785000

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Như bảng trên, bảng 2.3 chúng tôi thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng
rau họ hoa thập tự ở các nước châu Á không đồng đều, có sự chênh lệch lớn.
Trong đó, Trung Quốc là nước có diện tích rau lớn nhất châu Á, đạt 980000 ha;
đứng ngay sau là Ấn Độ nhưng diện tích chỉ bằng ½ diện tích rau họ hoa thập tự
của Trung Quốc, diện tích trồng rau họ hoa thập tự của Ấn Độ là 375000 ha, chỉ
bằng 36,27% diện tích trồng rau họ hoa thập tự của Trung Quốc. Việt Nam là nước
đứng thứ 3 có diện tích trồng rau họ hoa thập tự là 45000 ha. So với Trung Quốc
và Ấn Độ diện tích trồng đó của Việt Nam là rất ít chỉ bằng 4,59% so với Trung

46


Quốc và bằng 12% so với Ấn Độ. Trong bảng trên thấy diện tích trồng rau họ hoa
thập tự của Philippin là thấp nhất.
- Về năng suất: Theo như Hàn Quốc là nước có năng suất rau đạt 458333

kg/ha cao nhất thế giới, về năng suất rau thập tự Hàn Quốc vẫn là nước có năng
suất ra họ hoa thập tự cao nhất, đạt 711886 kg/ha; tiếp đến năng suất rau của
Bahrain đạt 334694 kg/ha và Timor là nước có năng suất rau họ hoa thập tự thấp
nhấ, đạt 148183 kg/ha. Việt Nam có năng suất đạt 174444 kg/ha, đứng thứ tư về
năng suất trong khu vực.
- Về sản lượng: Với diện tích cao nhất khu vực và năng suất cũng đứng
thứ hai trong khu vực, sản lượng rau họ hoa thập tự của Trung Quốc cao nhất.
Đứng thứ 2 về diện tích trồng và cũng đứng thứ hai về sản lượng thu được, Ấn
Độ năm 2012 có sản lượng rau họ hoa thập tự đạt 8500000 tấn. Philippin là nước
có sản lượng rau họ hoa thập tự thấp nhất châu Á, đạt 126356 tấn. Việt Nam là
nước có diện tích đứng thứ 3 và năng suất đứng thứ tư, sự chênh lệch về diện tích
là không qua lớn so với Hàn Quốc nhưng sự chênh lệch và năng suất là quá lớn
nên sản lượng rau họ hoa thập tự của Việt Nam chỉ đứng thứ tư trong khu vực,
với sản lượng thu được 785000 tấn.
2.1.3. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa trong năm, trong đó
có một mùa đông lạnh rất thuận lợi cho việc trồng các loại rau họ hoa thập tự.
* Về diện tích: trong mười năm kể từ năm 2003 đến năm 2012 diện tích
trồng rau họ hoa thập tự có sự biến động liên tục qua các năm. Trong 10 năm, năm
2003 có diện tích gieo trồng là thấp nhất chỉ đạt 34804 ha, trong đó năm 2010 có
diện tích đạt lớn nhất 47151 ha. Diện tích gieo trồng tính từ năm 2003 đến năm
2010 của rau họ hoa thập tự trong nước ta liên tục tăng, tăng 12347 ha. Đến năm
2011 diện tích đột ngột giảm xuống còn 43591 ha, nhưng đến năm 2012 diện tích
lại tăng (đạt 45000 ha) trở lại tuy chưa nhiều so với năm trước đó 2011.
* Về năng suất: diện tích thì không ngừng tăng qua các năm nhưng về
năng suất rau họ hoa thập tự không có sự biến đổi nhiều. Năng suất giao động từ
170000 – 180000 tấn/ha. Duy nhất năm 2009 có năng suất chỉ đạt 164286 tấn/ha.
Năm 2004 đạt cao nhất 180556 tấn/ha.

47



* Về sản lượng: Diện tích thay đổi, năng suất biến động nên sản lượng rau
họ hoa thập tự có sự biến động mạnh qua các năm. Sản lượng năm 2003 đạt thấp
nhất, đạt 606226 tấn, trong đó năm 2010 sản lượng đạt được 805288 tấn. Như
vậy, giữa năm có sản lượng thấp nhất và năm có sản lượng cao nhất về sản lượng
có sự chênh nhau tới 199062 tấn.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicas) tại Việt Nam
qua các năm từ năm 2003 đến năm 2012
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2003

34804

174183

606226

2004

36000

180556


650000

2005

40000

175000

700000

2006

39920

172176

687325

2007

42435

170392

723059

2008

42612


174677

744333

2009

45329

164286

744694

2010

47151

170789

805288

2011

43591

177759

774868

2012


45000

174444

785000
Nguồn: FAOSTAT (2014)

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SÂU HẠI RAU HỌ HOA THẬP TỰ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về sâu hại họ hoa thập tự trên thế giới
Theo Chamberlin’ J. R. và Kok L. T. chỉ ra rằng trên bắp cải có rất nhiều
sâu hại khác nhau. Nhưng trong đó sâu tơ là loài xuất hiện nhiều nhất
(Chamberlin’ J. R. and Kok L. T., 1986). Điều này cũng được Avciu và Ozbeck
H khẳng định một lần nữa (Avciu and Ozbeck H., 1990). Theo Wakisaka et al.
(1989) chỉ ra sâu tơ phát triển chậm ở mùa hè khi nhiệt độ cao hơn 300C, tại thời
điểm này mật độ của chúng là không tăng và sức sinh sản của chúng giảm.
Nhưng vào mùa xuân chúng phát triển nhanh hơn và mật độ cũng tăng nhanh
48


(Talekar N.S., 1990). Ở Jamaica, Alam M. M. đã chỉ trên rau bắp cải có 17 loài sâu
hại, trong đó có 7 loài sâu hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu
khoang Spodoptera litura F. gây hại 74 - 100% năng suất bắp cải (Alam. M. M.,
1992). Theo Shelton et al., (2001) nghiên cứu thì năm 1991 ở Mỹ có 3 loài chính,
còn tại Canada có 3 loài sâu hại chính trên cây họ cải (Harcourt D.G., 1985). Theo
Koshihara ở Nhật Bản có 5 loài (Koshihara T., 1985); ở Trung Quốc theo Liu chỉ
ra năm 1996 ông và cộng sự tìm ra có 7 loài (Liu et al., 2005); ở Úc theo
Hesisswolf et al. (1996) có 6 loài gây hại chính, trong đó sâu tơ là loài khó
phòng trừ nhất và sâu ăn đọt cải (Hellula undalis Fabricius, Crocidolomia

binotalis Zeller) có khả năng gây thiệt hại lớn nhất nếu không kiểm soát được
chúng ngay từ đầu vụ.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa thập tự trong nước
Ở nước ta sâu hại trên họ hoa thập tự có đến 30 loài khác nhau, trong đó có 5
loài gây hại chủ yếu đó là Sâu tơ (Plutella xylostella L.), bọ nhảy (Phyllotreta
striolata Fabr.), rệp muội (Brevicoryne barassicae L.), sâu xanh bướm trắng
(Pieris rapae L.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) (Nguyễn Đức Khiêm và
cs., 2005).
Theo Nguyễn Xuân Thành (2003) chỉ ra trên rau họ hoa thập tự có 9 loài gây
hại phổ biến. Theo Nguyễn Văn Thuần và Hà Quang Hùng (2009) về thành phần
sâu hại trên rau họ hoa thập tự vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Hà Nội rất phong phú
và đa dạng. Trong quá trình điều tra và thu thập mẫu, ông đã xác định được 22 loài
sâu hại thuộc 7 bộ và 14 họ. Tại các huyện Gia Lâm, Thường Tín và Hoài Đức,
thành phố Hà Nội, Đặng Thị Dung và Phan Thị Thanh Huyền (2010) chỉ ra có năm
loài sâu thuộc bộ cánh vảy gây hại cho rau họ hoa thập tự. Trong đó, sâu tơ (Plutella
xylostell L.), sâu khoang (Spodoptera litura F.) là 2 loài quan trọng. Chúng xuất hiện
và gây hại cao nhất vào giai đoạn trải lá bàng của cây bắp cải.
2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CHẾ PHÂM NẤM
BEAUVERIA BASSIANA, METARHIZIUM ANISOPLIAE VÀ CÁC CHẾ
PHẨM CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chế phẩm Beauveria bassiana
* Trên thế giới:
Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nấm Beauveria
bassiana. Nấm ký sinh côn trùng đóng vai trò to lớn trong việc khống chế côn
49


trùng hại. Tuy vậy ví dụ đầu tiên phải kể đến không phải là đối với con trùng hại
mà là côn trùng vật nuôi. Vào thế kỷ XVI, XVII, nghề tằm tơ rất phát triển ở Pháp
và Ý. Nhưng cũng trong thời kỳ này, nghề tằm tơ bị thiệt hại nặng nề do bệnh tằm

vôi (Muscardine) hay còn gọi là nấm bạch cương. Mãi tới năm 1835, công trình
đầu tiên về đặc điểm gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh này của nhà khoa học,
cha đẻ “bệnh lý học côn trùng” Agistino Bassi được công bố. Sau này, để ghi nhận
công lao của người đã phát hiện ra nó, loài nấm được mang tên Beauveria
bassiana (dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2004).
Năm 1895, nhà bác học Snoi đã tiến hành một loạt thí nghiệm dùng nấm
trắng Beauveria globuliera để gây bệnh trên bọ xít (Bliscus lencopteraSay) hại
lúa mỳ và ông nhận thấy có hiệu quả. Năm 1885-1890, tại Trung tâm nuôi tằm ở
Pháp, nhà bác học Louis Paster đã phát hiện ra các vi sinh vật gây bệnh trên con
tằm vôi như là nấm Beauveria bassiana và vi khuẩn Bacillus thuringiensis, sau
gian đó ông đã tìm ra các biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng bằng nấm côn
trùng (Phạm Thị Thùy, 2010).
Ở Bắc Mỹ người ta đã phát hiện ra 175 loài côn trùng bị nấm Beauveria
bassiana ký sinh, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã tìm thấy khoảng 60 loài côn
trùng bị nấm Beauveria bassiana ký sinh. Trong thí nghiệm sử dụng nấm
Beauveria bassiana để phòng trừ một số đối tượng sâu hại, các nhà khoa học
cho biết nấm có khả năng lây nhiễm trên nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh
cứng Coleoptera, bộ cánh nửa Hemiptera, bộ cánh đều Homoptera, bộ cánh
thẳng Orthoptera, bộ cánh bằng Isoptera; đặc biệt nhiều nhiều sâu non bộ cánh
vẩy Lepidoptera và nhiều loại sâu hại khác... Tuy nhiên ở mỗi bộ côn trùng
khác nhau, hoạt tính lây lan của nấm Beauveria bassiana là khác nhau (dẫn theo
Phạm Thị Thùy, 2004).
Năm 1969, Hamill et al. đã xác định được độc tố diệt côn trùng của nấm
B. bassiana và đặt tên cho độc tố này là Beuvericin (Hamill et al., 1969).
Nấm trắng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên hơn 70 loại cây
trồng ở Xô Viết cũ và những quốc gia vệ tinh để phòng trừ nhiều dịch hại khác
nhau (Ferron P., 1978). Aguda và cộng tác viên năm 1984 đã dùng nấm B.
bassiana để phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen hại lúa
(Aguda et al., 1984). Ở Trung Quốc nấm trắng được sử dụng để phòng trừ


sâu róm thông Dendrolimus spp. với hiệu lực đạt 43 – 93% (Pan W.Y. and
H. Zheng, 1988).

50


* Ở Việt Nam:
Tại nước ta theo Trần Văn Mão chỉ ra chế phẩm nấm Beauveria bassiana
được sử dụng từ năm 1979 trên sâu róm và một số côn trùng nông nghiệp (Trần
Văn Mão, 2004).
Theo Nguyễn Thị Thùy, vì nấm có màu trắng nên tại Trung Quốc và Việt
Nam gọi là nấm bạch cương. Nấm Beauveria bassiana thường xuất hiện trên
con tằm tơ. Sợi nấm có màu trắng đến crem có pha một ít màu đỏ, da cam, đôi
khi pha một ít màu lục, có thể tiết vào môi trường sắc tố vàng, màu đỏ nhạt
hoặc màu xanh ra trời. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn ngang, có chiều dài
khoảng 3-5 µm phát triển dày đặc trên môi trường, về sau xuất hiện chi chít các
cuống sinh bào tử. Trên cơ thể côn trùng các sợi nấm mọc rất nhanh và chẳng
mấy chốc đã bao phủ kín bề mặt cơ thể, sợi nấm dạng phấn trắng khi khô biến
thành vàng sữa (Nguyễn Thị Thùy, 2004).
Những bào tử nấm bạch cương thường bay trong không khí khi dính vào
côn trùng, gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm và mọc thành sợi nấm đâm
xuyên qua vỏ kitin. Chúng phát triển ngay trong cơ thể côn trùng cho đến khi
xuất hiện các tế bào nấm đầu tiên (có dạng chuỗi ngắn như nấm men), côn trùng
đã phải huy động hết các tế bào bạch huyết (lympho-cyte) để chống đỡ, những
nấm bạch cương đã sử dụng những vũ khí hoá học rất lợi hại là độc tố
Boverixin, proteaza và một số chất khác làm cho tế bào bạch huyết của tằm
không chống đỡ nổi lên lần lượt bị huỷ diệt. Khi độc tố nấm đã tiêu diệt hết các
tế bào bạch huyết cũng là lúc côn trùng bị chết, cơ thể côn trùng bị cứng lại là
do các sợi nấm đan xen lại với nhau; bào tử của nấm bạch cương đã được sử
dụng một cách có hiệu quả để phòng trừ nhiều loại côn trùng hại cây trồng

(Nguyễn Văn Tuất, 2004).
Theo Nguyễn Văn Tuất nấm Beauveria bassiana có hiệu quả với sâu
xanh ăn lá bồ đề ở công thức có nồng độ cao nhất 3x108 CFU/ml đạt 68,5% sau
10 ngày trong điều kiện tự nhiên có nhiệt độ trung bình là 26,1oC và ẩm độ TB
là 79,8%, nồng độ thấp hơn không có hiệu quả (Nguyễn Văn Tuất, 2004).
Tại nước ta, việc sử dụng nấm Beauveria bassiana để trừ sâu đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Theo Nguyễn Văn Tuất thống kê 10 chủng Beauveria
(nấm trắng) trên sâu róm thông ở Thanh Hoá, Nghệ An... trên sâu xanh bướm
trắng tại Hà Nội, trên rầy nâu, rầy xanh hại lúa, rầy chổng cánh hại cam quýt, sâu
tơ, sâu đo hại rau tại Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh và trên bọ cánh cứng hại dừa
tại Bến Tre, Phú Quốc (Nguyễn Văn Tuất, 2004). Trừ sâu đo xanh hại đay ở Liên
51


×