Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất giống lúa lai hai dòng thiên trường 217 tại nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.22 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN
VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG THIÊN TRƯỜNG 217
TẠI NAM ĐỊNH

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Văn Quang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Bích Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, PGS. TS. Trần Văn
Quang - Cán bộ giảng dạy Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành đề tài và bản luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm giống cây trồng tỉnh Nam
Định và các cán bộ của Trung tâm đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn chỉnh luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, Khoa Nông
học, bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa nông học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Hoàn thành bản luận văn này còn có sự động viên khuyến khích, giúp đỡ về mọi
mặt của gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Bích Liên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị, hình ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abstract ..............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Đặt vấn đề .......................................................................................................1
1.2.
Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................2
1.2.1. Mục đích .........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ...........................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài .........................................................................3

1.4.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.
Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................................4
2.2.
Tình hình nghiên cứu, phát triển lúa lai và sử dụng phân bón trong
nước và trên thế giới ........................................................................................5
2.2.1. Nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới ...................................................5
2.2.2. Nghiên cứu và phát triển lúa lai trong nước ................................................... 10
2.2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt
Nam .............................................................................................................. 15
2.3.
Biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa lai ............................................................. 16
2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của lúa lai.................................................................... 16
2.3.2. Đặc điểm sử dụng dinh dưỡng của lúa lai ...................................................... 19
2.3.3. Kỹ thuật thâm canh lúa lai ............................................................................. 20
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 26
3.1.
Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 25
3.2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 25
3.2.1. Địa điểm........................................................................................................ 25
3.2.2. Thời gian ....................................................................................................... 25
3.3.
Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.4.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26


iii


3.5.
3.5.1.

Các chỉ thiêu theo dõi .................................................................................... 28
Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ........................................................ 28

3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.
3.5.5.

Đặc điểm nông sinh học ................................................................................ 28
Đặc điểm hình thái ........................................................................................ 30
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................................. 30
Phương pháp tính hiệu quả kinh tế ................................................................. 31

3.5.6.
3.5.7.

Mức độ nhiễm sâu bệnh ................................................................................. 31
Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ................................................................. 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.
Tình hình phát triển của mạ ........................................................................... 33
4.2.

Đặc điểm nông sinh học của giống lúa lai thiên trường 217 ........................... 33
4.2.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống Thiên trường 217 ............ 33
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao của giốngThiên trường 217 ................................................. 35
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa lai Thiên trường 217 ................................................................ 38
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến động thái ra lá của
giống Thiên trường 217 ................................................................................. 42
4.2.5. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến một số đặc điểm
nông sinh học của giống Thiên trường 217 .................................................... 45
4.2.6. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón đến tình hình phát sinh
phát triển sâu, bệnh trên giống Thiên trường 217 tại Nam Định ..................... 47
4.2.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống Thiên trường 217.............................. 48
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 62
5.1.
Kết luận......................................................................................................... 61
5.2.
Kiến nghị....................................................................................................... 62
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt


CMS

Cytoplasmic Male Sterility - Bất dục đực tế bào chất

Đ/C

Đối chứng
Environmental-sensitive Genic Male Sterility - Bất dục đực

EGMS

chức năng di truyền nhân mẫn cảm với môi trường

FAO

Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông lương Thế
giới

HH

Hữu hiệu

IRRI

International Rice Research Institute - Viện nghiên cứu lúa
Quốc tế

NSC

Ngày sau cấy


NSLT

Năng suất lý thuyết

NST

Ngày sinh trưởng

NSTT

Năng suất thực thu

PGMS

Photoperiod- sensitive Genic Male Sterile - Bất dục chức năng
di truyền nhân mẫn cảm với quang chu kỳ

R

Restorer- Dòng phục hồi tính hữu dục

TGMS

Temperature - sensitive Genic Male Sterile - Bất dục chức
năng di truyền nhân mẫn cảm với quang chu kỳ

TGST

Thời gian sinh trưởng


ƯTL

Ưu thế lai

VM

Vụ mùa

VX

Vụ xuân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích và năng suất lúa thuần và lúa lai của một số nước trồng
lúa ở Châu Á trong năm 2012 ................................................................... 9

Bảng 2.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai của Việt Nam 1992 - 2014........ 14

Bảng 2.3.

Sử dụng phân hoá học và năng suất lúa tại một số nước .......................... 15


Bảng 2.4.

Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam ............................. 16

Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng của giống Thiên trường 217 tại Nam Định (ngày) ....... 34

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống Thiên trường 217 trong vụ xuân
2015 tại Nam Định ................................................................................. 36

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống Thiên trường 217 trong vụ mùa
2015 tại Nam Định ................................................................................. 37

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến động thái đẻ nhánh
của giống Thiên trường 217 trong vụ xuân 2015 tại Nam Định ..................... 39

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến động thái đẻ
nhánh của giống Thiên trường 217 trong vụ mùa 2015 tại Nam Định ...... 41


Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến động thái ra lá
của giống Thiên trường 217 trong vụ xuân 2015 tại Nam Định ............... 43

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến động thái ra lá
của giống Thiên trường 217 trong vụ mùa 2015 tại Nam Định ................ 44

Bảng 4.8.

Một số đặc điểm nông sinh học của giống Thiên trường 217 tại
Nam Định. .............................................................................................. 46

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến tình hình phát sinh
phát triển sâu, bệnh trên giống Thiên trường 217 tại Nam Định. .............. 47

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất vụ xuân của giống Thiên trường 217 .............................. 48
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất vụ mùa của giống Thiên trường 217 ............................... 49

vi


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng

suất vụ xuân của giống Thiên trường 217 ................................................ 50
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất vụ mùa của giống Thiên trường 217 ................................................. 51
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất vụ xuân 2015 của giống Thiên trường 217. .......... 53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất vụ mùa 2015 của giống Thiên trường 217. ........... 55
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của giống Thiên trường 217 trong vụ xuân 2015 .......... 59
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của giống Thiên trường 217 trong vụ mùa 2015.............60

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị tăng trưởng chiều cao cây(cm) vụ xuân .............................................36
Hình 4.2. Đồ thị tăng trưởng chiều cao cây(cm) vụ mùa ..............................................38
Hình 4.3. Đồ thị khả năng đẻ nhánh vụ xuân ...............................................................40
Hình 4.4. Đồ thị khả năng đẻ nhánh vụ mùa ................................................................41
Hình 4.5. Đồ thị động thái ra lá vụ xuân ......................................................................43
Hình 4.6. Đồ thị động thái ra lá vụ mùa .......................................................................45

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Bích Liên
Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng
suất giống lúa lai hai dòng Thiên trường 217 tại Nam Định”.
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất của
giống lúa lai Thiên trường 217 tại Nam Định để từ đó thiết lập quy trình canh tác giống
lúa lai này tại tỉnh Nam Định.
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu gồm hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng Thiên trường 217. Bố trí thí nghiệm: Thí
nghiệm bố trí theo kiểu split - plot với 3 lần nhắc lại, gồm 2 nhân tố là mật độ và phân
bón. Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 với 4 công thức
mật độ, 4 công thức phân bón ở 2 vụ là như nhau.
Đánh giá các tính trạng: đặc điểm nông sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh,
năng suất.
Kết quả chính và kết luận:
Giống lúa lai Thiên trường 217 được gieo trồng có thời gian sinh trưởng trong
vụ xuân từ 123 – 125 ngày, vụ mùa từ 110 -115 ngày. Mật độ cấy và lượng phân bón
khác nhau không ảnh hưởng đến số lá trên thân chính, vụ xuân đạt 15,1 – 15,6 lá và
vụ mùa đạt 15,1 – 15,5 lá. Chiều cao cây cuối cùng và nhánh hữu hiệu tăng khi mức
phân bón tăng và giảm khi vượt ngưỡng tối đa. Mật độ có ảnh hưởng không đáng kể
tới chiều cao cây cuối cùng và mật độ cấy tăng lên thì khả năng đẻ nhánh giảm xuống.
Sâu bệnh không gây hại nhiều trên giống Thiên trường 217 ở hai vụ lúa xuân, mùa
2015. Mật độ cấy 40 khóm/m2 và mức phân bón 80kgN : 80kg P2O5 : 80kgK2O phù
hợp trong cả hai vụ vụ xuân và vụ mùa, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Bich Lien

Thesis title: “Effects of plant density and fertilizer application on yield of two-line
hybrid rice variety Thien truong 217 in Nam Dinh”.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
To evaluate the effects of transplanting density and amount of fertilizer
application to yield of rice variety Thien truong 217 in Nam Dinh in order to develop
cultivation procedures for it.
Materials and Methods:
Materials was F1 hybrid seeds of two line hybrid rice variety Thien truong 217.
Experimental design was split-plot with 2 factors - plant density an fertilizer application
and 3 replications, 4 levels of plant density and fertilizer were applied for Thien truong
217 in both spring and autumn seasons 2015.
Data collection included plant morphology, agronomic traits, yield components
and yields.
Main findings and conclusions:
Rice variety Thien Truong 217 had growth duration of 123 - 125 days in spring
and110 - 115 days in autumn seasons. Planting density and different fertilizer levels did
not affect the number of leaves on the main stem. Plant height and number of branches
increased when the amount of fertilizer increasedup to maximum. Plant density
negligibly influenced to the last plant height. Number of tillers decreased when plant
density increased. Pets and diseases did not significantly affect is not harmful on the
same Natural two spring wheat in Thien Truong 217 in both seasons. Plant density
of 40 plants/m2 and fertilizer level of 80kgN : 80kg P2O5 : 80kgK2O were most
suitable in both spring and autumn seasons for Thien Truong 217 with highest yield.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ bao đời nay, cây lúa đã được coi là một trong những cây trồng cung
cấp nguồn lương thực quan trọng hàng đầu cho sự sống của loài người. Cùng với
các cây lương thực khác, cây lúa được thực tế sản xuất hết sức quan tâm. Nó
được trồng phổ biến trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực
chính và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Sản xuất lúa đã đảm bảo cho 90 triệu dân hiện nay và đóng góp rất lớn vào
việc xuất khẩu, tương lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của chúng ta. Tuy
nhiên, với áp lực dân số ngày càng tăng, hơn nữa ngành nông nghiệp nói chung
và ngành trồng lúa nói riêng hiện nay gặp nhiều khó khăn trong đó khó khăn lớn
là sự biến đổi của khí hậu, sự phát triển mạnh của sâu bệnh, diện tích trồng lúa
ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy việc chọn ra các giống lúa cho năng suất cao và
chất lượng tốt, có khả năng chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp là việc
làm cần thiết và quan trọng đối với các nhà chọn giống. Sử dụng các giống lúa
ưu thế lai là hướng đi hiệu quả nhất để tăng năng suất và sản lượng lúa. Các
giống lúa lai có thể cho năng suất tăng từ 20 - 30% so với các giống lúa thuần.
Để đảm bảo cho cuộc sống con người trước tiên là đủ lương thực rồi đến
xoá đói giảm nghèo thì việc tăng lượng lương thực nói chung và lúa gạo nói
riêng là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Song, vấn đề đặt ra hiện nay là
trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dành cho việc trồng lúa
lại không tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Trong bối cảnh đó,
vấn đề lương thực được đặt ra như một mối đe dọa đến an ninh và ổn định của
thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân
số thế giới tiếp tục gia tăng với tốc độ như hiện nay trong vòng 20 năm tới thì sản
lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu lương thực cho người
dân. Trong điều kiện khó khăn đó người ta phải suy nghĩ đến một chiến lược để
tăng sản lượng lúa gạo.

Nằm phía nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định là tỉnh trọng điểm sản
xuất lúa gạo của đồng bằng sông Hồng. Năng suất lúa bình quân trong tỉnh đứng
hàng đầu cả nước với sản lượng lúa trong những năm qua đạt xấp xỉ 1 triệu
tấn/năm. Bên cạnh đó, Nam Định là tỉnh đi tiên phong trong việc nghiên cứu,

1


khảo nghiệm, ứng dụng gieo cấy các tổ hợp lúa lai có năng suất và chất lượng
được chọn tạo trong nước đem lại hiệu quả cho nông dân và tránh bị động, giá
thành cao khi phải nhập nội.
Để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh chuyển một phần diện tích
canh tác lúa sang cây trồng khác và sản xuất công nghiệp, đô thị , dịch vụ... thì
tất yếu phải sử dụng các tổ hợp lúa lai có năng suất cao vào sản xuất mới đảm
bảo sản lượng.
Hiện nay các tổ hợp lúa lai hai dòng đang tỏ ra có ưu thế về nhiều mặt
như: năng suất cao, ổn định, dễ sản xuất và phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu giống
cây trồng ba vụ. Trong đó phải kể đến giống lúa lai hai dòng Thiên trường 217, là
một giống lúa lai mới đang được gieo trồng ở Nam Định, thể hiện ổn định và phù
hợp nhiều vùng sinh thái có khả năng đáp ứng được một phần nhu cầu của người
dân trong tỉnh. Song với những ưu việt nổi bật trên thì cây lúa nói chung và cây
lúa lai nói riêng trên địa bàn tỉnh có một số tồn tại sau đây: có các vùng sinh thái
khác nhau như đã nói ở phần trên, mặt khác công tác kỹ thuật như mật độ - phân
bón, sâu bệnh... chưa được chú trọng, không có quy trình cụ thể. Do vậy đã dẫn
đến năng suất không cao và không ổn định, phát sinh nhiều chi phí và hiệu quả
thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh giống lúa lai hai
dòng mới có năng suất và chất lượng tốt phù hợp với vùng sinh thái của tỉnh là
hướng đi hết sức đúng đắn và cần thiết. Từ bối cảnh nêu trên chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy
đến năng suất giống lúa lai hai dòng Thiên trường 217 tại Nam Định’’

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng
suất của giống lúa lai Thiên trường 217 tại Nam Định để từ đó thiết lập quy trình
canh tác giống lúa lai này tại tỉnh Nam Định.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, mức
độ nhiễm sâu bệnh và năng suất của giống lúa lai Thiên trường 217 tại các mật
độ cấy, mức phân bón khác nhau tại Nam Định.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất
giống lúa lai hai dòng Thiên trường 217 từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2015 (vụ
xuân và vụ mùa 2015) tại Trung tâm giống cây trồng Nam Định, là đơn vị có
nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, chọn tạo lúa lai.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong đánh giá về ảnh hưởng của mật độ và
phân bón hợp lý cho giống lúa lai hai dòng Thiên trường 217.
Kết quả đánh giá của đề tài sẽ góp phần định hướng cho các nhà chọn tạo
giống tiến hành nghiên cứu, sản xuất giống lúa lai hai dòng thương phẩm và rút
ngắn thời gian trong việc xác định chế độ dinh dưỡng cho lúa lai hai dòng phù
hợp với đặc điểm của tỉnh Nam Định.
Sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu giảng dạy và trong chỉ đạo sản xuất
của huyện.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được mật độ và phân bón hợp lý của giống lúa lai hai dòng

Thiên trường 217 trong sản xuất, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật
chăm sóc giống lúa lai cho nông dân sản xuất lúa, nhằm nâng cao năng suất
tại địa phương.
Góp phần mở rộng quy mô diện tích gieo cấy lúa lai hai dòng, tăng sản
lượng lương thực và thu nhập cho người dân trong phạm vi Nam Định.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với hầu hết người dân châu Á.
Tuy nhiên khoảng 20 năm nữa, khi dân số các nước tăng lên, đô thị phát triển,
nguồn tài nguyên nước sẽ ngày càng cạn kiệt, thì vấn đề lương thực luôn luôn là
mối quan tâm của nhiều quốc gia. Đặc biệt là gần đây, tốc độ tăng bình quân
năng suất lúa ở châu Á đã có xu hướng dần chậm lại. Trong những năm từ 1962
đến 1970, tốc độ tăng là 2,4%, sang giai đoạn 1971 - 1980 là 1,76%; 1981 - 1990
là 2,34% nhưng đến năm 1991 - 1998 chỉ còn 0,98%, bằng khoảng 98% so với
những năm 80 của thế kỷ trước (Nguyễn Văn Bộ, 2003).
Hiện nay dân số thế giới hơn 7 tỷ người, dự tính đến năm 2030 dân số thế
giới tăng 8 tỷ người trong đó diện tích đất nông nghiệp mất 15 - 35 triệu ha vì
vậy để nâng cao sản lượng lúa gạo thì nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích
đất là con đường ngắn nhất giải quyết nhu cầu lương thực. Trong khi đó năng
suất lúa thuần gần như đã kịch trần, như vậy sử dụng lúa lai là con đường tốt nhất
đảm bảo an ninh lương thực.
Lúa lai có thể cho năng suất tăng hơn từ 20 - 30% so với lúa thường và đã
được Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng ưu thế lai ở lúa vào sản
xuất đại trà. Nhờ mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai nhanh chóng, nên mặc dù
diện tích lúa của Trung Quốc đã giảm đi một cách rõ rệt từ 36,5 triệu ha năm
1975 xuống còn 30,5 triệu ha năm 2000 nhưng sản lượng lúa tăng lên đáng kể

theo các năm từ 128,726 triệu tấn (1975) lên 190,111 triệu tấn (2000), trong đó
đóng góp của lúa lai (tính đến năm 1990) đã làm tăng thêm 300 triệu tấn thóc,
nhờ vậy mà Trung Quốc vẫn có thể nuôi hơn 1 tỷ người (chiếm trên 22% dân số
thế giới) và đạt được an ninh lương thực quốc gia trong tình trạng diện tích đất
trồng trọt ngày càng giảm (chiếm khoảng 7% diện tích đất trồng thế giới).
Chương trình lúa lai đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất từ 3,5 tấn/ha
lên 6,2 tấn/ha trong khoảng thời gian 25 năm (Nguyễn Văn Bộ, 2003).
Trong những năm gần đây các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận về sản xuất lương thực trong điều
kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Việt Nam đã đạt 39,9 triệu tấn (2010), trong đó
lúa lai là 3,5 triệu tấn, lúa thuần là 36,4 triệu tấn. Không những đảm bảo nhu cầu
lương thực trong nước, dự trữ Quốc gia mà còn đóng góp cho nhu cầu quốc tế

4


hơn 6,88 triệu tấn gạo (2010) và là nước về xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế
giới sau Thái Lan. Sản xuất lúa ở Việt Nam đã chuyển theo hướng giảm dần diện
tích, tăng năng suất và chất lượng gạo để phù hợp với thị trường trong nước và
xuất khẩu. Diện tích gieo cấy lúa lai năm 2010 là 605.642 ha tăng 170.134 ha so
với năm 2000. Năng suất bình quân trong cả nước đạt 65 đến 68 tạ/ha/vụ. Mặc dù
diệt tích trồng lúa giảm, nhưng mục tiêu an ninh lương thực vẫn được đảm bảo,
một trong những giải pháp mà chính phủ Việt Nam lựa chọn là phát triển và mở
rộng diện tích gieo trồng lúa lai. Diện tích lúa lai được phát triển khá nhanh, tăng
từ 11.094 ha năm 1992 lên 605.642 ha năm 2010. Đặc biệt trong chiến lược tạo
giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 100 ngày) không những giúp
cho việc tăng vụ mà còn đảm bảo cho việc trồng lúa trước và sau mưa lũ ở đồng
bằng sông Cửu Long là một thành công được nhiều nước trong khu vực quan tâm
và đánh giá cao. Từ chỗ phải nhập khẩu, đến nay Việt Nam đã tự sản xuất được
một phần giống lúa lai và trong những năm gần đây Việt Nam tự sản xuất khoảng

18% nhu cầu trong năm 2009 và những năm tiếp theo phấn đấu sản xuất hạt lai
nhiều hơn phục vụ sản xuất.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN LÚA LAI VÀ SỬ DỤNG
PHÂN BÓN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới
Lúa ưu thế lai (ƯTL), gọi tắt là lúa lai là các giống lúa được sản xuất bằng
hạt lai F1 do lai giữa một dòng làm mẹ (nhận phấn) và một dòng làm bố (cho
phấn) để tạo ra hạt lai. Hạt lai mang bản chất di truyền của hai dòng bố và mẹ
(kiểu gen 1/2 của dòng bố, 1/2 của dòng mẹ), nhưng kiểu hình biểu hiện đồng
nhất, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khoẻ, thích ứng rộng.
Do kiểu hình chỉ biểu hiện đồng nhất ở thế hệ F1 nên khác với lúa thường, lúa lai
chỉ sử dụng hạt giống một lần mới cho ƯTL cao, không thể gieo lại lần thứ hai vì
ở thế hệ này các cá thể phân ly đa dạng (Nguyễn Thị Trâm, 2002).
Việc tìm ra lúa lai là một thành tựu rực rỡ của loài người. Nhà khoa học
người Mỹ J. W. Jone là người đầu tiên đề cập đến ưu thế lai của các tính trạng số
lượng và năng suất của lúa (vào năm 1926). Tiếp sau đó, nhiều công trình nghiên
cứu đi sâu đề cập đến bản chất của ưu thế lai, cách khai thác ưu thế lai với mục
tiêu chọn ra các giống có những giống có ưu thế về năng suất, chất lượng và khả
năng chống chịu.

5


Năm 1964, Yuan Long Ping và cộng sự đánh dấu sự bắt đầu nghiên cứu
lúa lai ở Trung Quốc. Tại đảo Hải Nam họ đã phát hiện được cây lúa dại bất dục
trong loài lúa dại Oryzae fatuaspontanea, sau đó họ đã chuyển được tính bất dục
đực hoang dại này vào lúa trồng và tạo ra những vật liệu di truyền hoàn toàn mới
giúp cho việc khai thác ưu thế lai thương phẩm. Quy trình sản xuất lúa lai ba
dòng được bắt đầu thử nghiệm. Năm 1973 lô hạt giống F1 đầu tiên được sản xuất
ra với sự tham gia của 3 dòng là: Dòng bất dục đực di truyền tế bào chất

(Cytoplasmic Male Sterile- CMS), dòng duy trì bất dục (Maintainer-B), dòng
phục hồi hữu dục (Restorer-R). Từ đây khởi đầu cho sự phát triển như vũ bão
công nghệ lúa lai của Trung Quốc cũng như thế giới. Năm 1974 Trung Quốc đưa
ra một số tổ hợp lai cho ưu thế cao đồng thời quy trình sản xuất hạt lai "ba dòng"
cũng được hoàn thiện vào năm 1975. Các nhà khoa học Trung Quốc đã mở ra
một kỷ nguyên lúa lai trên thế giới. Những năm 1970, Yuan. và cộng sự tạo ra
các tổ hợp năng suất cao, dạng hình lý tưởng, dễ dàng sử dụng như: Nam ưu số 2,
Uỷ ưu số 7 (Nguyễn Trí Hoàn và Nguyễn Thị Gấm, 2003).
Malaixia, năm 1984 đã bắt đầu nghiên cứu lúa lai và đã thu được năng suất
cao hơn giống truyền thống như IR5852025A/IR54791-19-2-3R đạt năng suất
4,86 tấn/ha so với giống lúa MR84 là cao hơn 58,6%; IR62829A/IR46R có năng
suất cao hơn MR84 là 26,1%, đã chọn tạo được một số dòng CMS địa phương
như MH805A, MH1813A, MH1821A. Đến năm 1999, Malaixia đã xác định
được 131 dòng phục hồi để sản xuất hạt lai. Những khó khăn chính trong việc
nghiên cứu lúa lai ở Malaixia là độ bất dục hạt phấn không ổn định, thiếu nguồn
CMS, khả năng lai xa thấp và yêu cầu lượng hạt giống còn cao để đáp ứng cho
kỹ thuật gieo thẳng (Nguyễn Công Tạn và cs., 2002).
Indonesia, theo Suprihatno et al. (1999) nghiên cứu và phát triển lúa lai bắt
đầu từ năm 1983 và đánh giá sử dụng nhiều dòng CMS vào chương trình chọn
tạo lúa lai. Năm 1979, IRRI đã tiến hành nghiên cứu lúa lai một cách hệ thống
(Nguyễn Công Tạn và cs., 2002).
Từ năm 1980 - 1985 đã có 17 quốc gia nghiên cứu và sản xuất lúa lai. Diện
tích gieo trồng lúa lai đạt tới 10% tổng diện tích lúa toàn thế giới chiếm khoảng
20% tổng sản lượng.
Từ năm 1970 - 1980, Ấn Độ đã nghiên cứu về lúa lai và được tiến hành ở
các trường đại học, các viện nghiên cứu. Đến năm 1989, chương trình nghiên cứu

6



lúa lai mới được phát triển. Năm 1990 - 1997, Ấn Độ đã công nhận 16 giống lúa
quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà như các giống APHR1, MGR1 và KRH1.
Trong các thí nghiệm đồng ruộng, các tổ hợp lai này cho năng suất cao hơn các
giống lúa thuần từ 16 - 40% (Nguyễn Công Tạn và cs., 2002).
Bên cạnh việc phát triển lúa lai ba dòng, một số kết quả trong nghiên cứu
lúa lai hai dòng đã được công bố. Năm 1973, Shi Ming Song đã phát hiện được
dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với quang chu kỳ (PGMS) từ quần thể
Nông Ken 58S (Virmani, 1996; Zhou, 2000).
Năng suất lúa lai hai dòng tại Trung quốc đã vượt lúa lai 3 dòng bình quân
10%. Do vậy chiến lược phát triển lúa lai tại Trung quốc trong những năm đầu
thế kỷ XXI là phát triển hệ thống lúa lai hai dòng đặc biệt là lai giữa các loài phụ.
Lúa lai hai dòng ở Trung quốc được đưa vào sản xuất đại trà từ năm 1995.
Thời gian đầu tốc độ mở rộng diện tích còn chậm do chưa tìm được các tổ hợp có
ưu thế lai cao. Thành công của Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai quốc
gia Trung quốc trong việc tạo ra các tổ hợp siêu lúa lai đã giúp cho việc mở rộng
diện tích lúa lai hai dòng rất nhanh chóng. Theo báo cáo của Yuan Long Ping tại
hội nghị lúa lai quốc tế 5/2002 diện tích lúa lai hai dòng năm 2000 ở Trung quốc
là 0,24 triệu ha với năng suất bình quân là 9,6 tấn/ha. Năm 2001 đã mở rộng tới
1,2 triệu ha với năng suất bình quân là 9,2 tấn/ha. Nhiều tổ hợp siêu lúa lai hệ hai
dòng được đưa vào sản suất trong đó có những điển hình năng suất lên đến 19,5
tấn/ha/vụ (tổ hợp lai Peiai 64S/E32 năm 1999 đạt 17,1 tấn/ha/vụ, năm 2001 đạt
19,1 tấn/ha/vụ) (Katsura et al., 2007; Yuan, 2002).
Hiện nay, dựa trên những thành tựu đã đạt được và tiềm năng năng suất
của lúa, Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch giai đoạn 4 cho chọn giống lúa lai
siêu cao sản với năng suất 15,0 tấn/ha/vụ ở qui mô lớn vào năm 2020. Theo Bộ
Nông nghiệp Trung Quốc chương trình này được khởi động từ tháng 4 năm 2013
và giống lúa lai đầu tiên được thử nghiệm là Y Liangyou 900, trồng trong vụ mùa
đạt năng suất 14,8 tấn/ha tại huyện Long Hải tỉnh Hồ Nam. Với kết quả ban đầu
như vậy, Trung Quốc có thể đưa năng suất siêu lúa lên 15,0 tấn/ha/vụ vào năm
2015 (Yuan, 2014).

Theo lý thuyết, cây lúa có thể chuyển đổi 5% bức xạ mặt trời thành
chất hữu cơ nên chỉ cần sử dụng hiệu quả 2,5% thì năng suất lúa có thể đạt 22,5
tấn/ha. Thực nghiệm cho thấy các giống lúa có chiều cao 1,3m có thể đạt được

7


năng suất 15 - 16 tấn/ha, với kiểu cây cao khoảng 1,5m có thể đạt năng suất 17 18 tấn/ha. Do vậy để đạt được năng suất 18 - 20 tấn/ha thì chiều cao cây của các
giống siêu lúa lai phải có chiều cao từ 1,8 - 2,0m. Theo Yuan (2014) để đạt được
điều đó thì những giống siêu lúa lai có kiểu hình đẹp, đẻ nhánh gọn, khỏe, tập
trung. Chính vì thế, cần giải quyết vấn đề đổ ngã của siêu lúa lai bằng việc lai
khác loài để có bộ rễ mạnh khỏe và lai với các nguồn gen có cổ bông to, thân
đặc, đốt ngắn, các đốt ở dưới to.
Theo Yuan (2009), ưu thế lai ở lúa theo xu hướng từ cao đến thấp thông
qua lai là: indica/japonica > indica/javanica > japonica/javanica > indica/indica
> japonica/japonica. Con lai indica/japonica có sức chứa và nguồn lớn, năng suất
có thể vượt so với con lai giữa loài phụ Indica với nhau. Như vậy, để chọn tạo
được giống lúa lai siêu năng suất bắt buộc phải lai giữa Indica và Japonica. Tuy
nhiên, con lai indica/japonica thường có tỷ lệ đậu hạt thấp và để giải quyết vấn đề
này cần chuyển gen tương hợp rộng (WC)Sn5 vào dòng bố hoặc dòng mẹ. Yuan
(2009) cho rằng siêu lúa lai thường có cây cao hơn do lai khác loài phụ do vậy để
giải quyết vấn đề này thì dòng bố hoặc mẹ phải có gen lùn hoặc thân của siêu lúa
phải có đường kính thân lớn (>1,1cm), thân đặc và nhiều đốt. Tuy nhiên, muốn cải
thiện chất lượng gạo của các tổ hợp siêu lúa lai do lai khác loài phụ trên nên chọn
bố mẹ dạng trung gian giữa javanica - japonica.
Năm 1993, Viện nghiên cứu lúa Bangladesh bắt đầu nghiên cứu lúa lai
dưới sự trợ giúp của IRRI. Đến năm 2001, các tổ hợp lúa lai mới được mở rộng
sản xuất. Từ năm 2008 - 2011 có 3 giống lúa lai được chọn tạo và mở rộng sản
xuất. Đến năm 2014, có 115 giống lúa lai được thử nghiệm tại Bangladesh, trong
đó có 89 giống từ Trung Quốc, 15 giống từ Ấn Độ, 01 giống từ Phillipne và 04

giống chọn tạo trong nước (Uddin et al., 2014). Đến năm 2014, diện tích lúa lai
của Bangladesh đạt 670 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 6,8 tấn/ha.
Bangladesh đưa ra chiến lược phát triển lúa lai giai đoạn 2020 - 2030 là:
1- Phát triển các dòng CMS và R có khả năng kết hợp cao và ổn định,
nhận phấn ngoài tốt.
2- Phát triển các giống lúa lai có hàm lượng amylose >25%, chất lượng
cao, hạt thon dài.
3- Chọn tạo các giống lúa lai chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận.
4- Mở rộng diện tích lúa lai đặc biệt ở các vùng nhờ nước trời.

8


Bảng 2.1. Diện tích và năng suất lúa thuần và lúa lai của một số nước trồng
lúa ở Châu Á trong năm 2012
Lúa thuần
Nước

Lúa lai

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Diện tích (triệu
ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Trung Quốc
Ấn Độ

13.55
40.00

6.74
3.59

17.00
2.50

7.50
4.79

Việt Nam
Bangladesh
Philippines
Myanmar
Indonesia

7.14
11.18
4.54
7.19
13.44

5.63

4.23
3.84
4.05
5.14

0.61
0.67
0.16
0.06
1.0

6.40
6.78
6.45
6.78
5.5-11.0

Nguồn: Dasgupta and Roy (2014)

Theo Hiệp hội hạt giống châu Á - Thái Bình Dương (APSA, 2014), lúa lai
chiếm khoảng 12% diện tích trồng lúa trên thế giới, có năng suất cao hơn lúa
thuần từ 15 - 35%, sinh trưởng phát triển tốt đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí
hậu hiện nay. APSA (2014) cũng dự tính, diện tích lúa lai tăng lên 14% vào năm
2020 và 30% vào năm 2030.
Theo Prasad et al. (2014), đến năm 2014, Ấn Độ đã đánh giá 3500 tổ hợp
lai và đã chọn được 70 tổ hợp lai để phát triển sản xuất, trong đó có 31 tổ hợp lai
do các đơn vị nhà nước chọn tạo và 39 tổ hợp lai do các công ty tư nhân chọn
tạo. Ấn Độ đưa ra chiến lược nghiên cứu là:
1- Phát triển các dòng bố mẹ có ưu thế lai cao.
2- Chuyển gen ưu thế lai từ ngô sang lúa.

3- Đa dạng nguồn CMS.
4- Xác định vùng sản xuất hạt lai tối ưu.
5- Phát triển nguồn nhân lực cho chọn tạo và phát triển lúa lai.
Nghiên cứu lúa lai ở Indonesia được bắt đầu vào năm 1983. Cho đến
những năm 1990, nghiên cứu vẫn chưa được thành công như mong đợi, khó khăn
trong việc tạo dòng CMS ổn định với tỷ lệ lai xa cao (≥ 25%) và thích nghi với
môi trường Indonesia. Từ năm 2001, nghiên cứu đã được tăng cường sự hợp tác
giữa IAARD với IRRI, FAO, và những nơi khác. ICRR đã đưa ra một số tổ hợp
lai, dòng CMS, duy trì và dòng phục hồi mới. Từ năm 2004 đến năm 2011, ICRR

9


đã công nhận rất nhiều giống cho năng suất cao, có khả năng kháng sâu bệnh và
một trong số đó là thơm như: Hipa3, Hipa4, Hipa5 Ceva, Hipa6 Jete, Hipa7,
Hipa8, Hipa9, Hipa10, Hipa11, Hipa12 SBU, Hipa13, Hipa14 SBU, Hipa Jatim1,
Hipa Jatim2, Hipa Jatim3 (Satoto and Mejaya, 2011). Indonesia đưa ra chiến
lược phát triển lúa lai giai đoạn 2020 - 2030 là:
1- Xã hội hóa phát triển lúa lai, ưu tiên các công ty tư nhân tham gia chọn
tạo và phát triển lúa lai.
2- Chọn tạo các giống lúa lai kháng rầy nâu, bạc lá.
3- Phát triển các dòng bố mẹ mới thông qua hợp tác với IRRI và các nước
khác.
4- Chính phủ khuyến khích không chỉ chọn tạo trong nước còn có thể
nhập công nghệ lúa lai của nước ngoài.
Theo Tabanao et al. (2014), đến năm 2013, Phillipine có 53 giống lúa lai
được công nhận và mở rộng sản xuất, trong đó nổi bật là các giống như: Magat,
Panay, Mestizo 1 and Mestiso 2 to Mestiso 51, có năng suất trung bình từ 6,5 7,3 tấn/ha.
2.2.2. Nghiên cứu và phát triển lúa lai trong nước
Phát triển lúa lai Việt Nam là chặng đường còn dài, còn nhiều thay đổi

nhưng vẫn cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương
thực trong tương lai.
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai vào những năm đầu thập kỷ 80 tại
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tiếp đó là ở Viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long (1983 - 1984). Nhưng cho đến tận năm 1992 chương trình nghiên
cứu lúa lai của quốc gia mới thực sự được hình thành (Quách Ngọc Ân và Lê
Hồng Nhu, 1995).
Giữa những năm 80, Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã
công bố về việc xác định được 2 tổ hợp lúa lai có ƯTL cao về năng suất trong
điều kiện miền Nam Việt Nam là: ƯTL1 và ƯTL2. Hai tổ hợp lai này được chọn
ra từ vườn đánh giá năng suất lúa lai của IRRI. Lúc ấy Việt Nam chưa có đủ các
dòng bất dục, duy trì, phục hồi, chưa có công nghệ nhân dòng và sản xuất hạt lai
(Nguyễn Công Tạn và cs., 2002).

10


Năm 1992, chương trình nghiên cứu lúa lai được tiến hành với sự tham
gia của các cơ quan nghiên cứu khác nhau như: Viện Di truyền Nông nghiệp,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Cây Lương thực và cây thực phẩm,
Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện
Nông hoá thổ nhưỡng và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung
ương. Đây cũng là năm đề tài cấp nhà nước về lúa lai được hình thành trong 3
năm 1992 - 1995, tại Viện KHKTNN Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết
quả trong công tác thu thập và tạo nguồn vật liệu cho chọn giống lúa lai. Viện đã
chọn lọc và duy trì 9 dòng CMS có độ bất dục ổn định, có đặc tính nở hoa thuận
lợi và có tiềm năng năng suất cao. Trong đó có 4 dòng được nhập nội từ Trung
Quốc (Z97A, BoA, TeA, Kim23A), đây là các dòng mẹ của các tổ hợp lai Shan
ưu 63 (Tạp giao 1), San ưu Quế 99 (tạp giao 5), Kim ưu Quế 99, Bắc ưu 64 (tạp
giao 4), Đặc ưu 63 (Nguyễn Công Tạn và cs., 2002).

Năm 1994, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập
Trung tâm Nghiên cứu lúa lai thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam thì công tác nghiên cứu lúa lai được định hướng rõ ràng. Các dòng bất dục
đực tế bào chất, dòng duy trì và dòng phục hồi nhập nội từ Trung Quốc và IRRI
đã được đánh giá đầy đủ và nhiều thực nghiệm sản xuất hạt lai F1 được triển khai
ở các địa phương (Nguyễn Công Tạn và cs., 2002, Nguyễn Thị Gấm, 1996).
Đối với lúa lai ba dòng, các nhà nghiên cứu đã thu thập và đánh giá sự
thích ứng của 77 dòng mẹ bất dục đực CMS, 77 dòng duy trì tương ứng và rất
nhiều dòng phục hồi từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Trung Quốc, Ấn Độ.
Các Viện, trường đã nghiên cứu và duy trì được các nguồn này. Những dòng
CMS, dòng bố tốt được sử dụng lai tạo ra các tổ hợp lúa lai mới thực hiện ở Việt
Nam, được sử dụng ngoài sản xuất: IR58025A, IRR58025B. Những dòng CMS
có độ bất dục ổn định được sử dụng lai tạo giống mới: Kim23A, IR68897A,
IR68888A, IR70369A, Nhất A, BoA, BoII, IR58095A (Nguyễn Trí Hoàn, 2007,
Nguyễn Công Tạn và cs., 2002).
Hiện nay các dòng CMS đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là BoA,
II32A, 137A, IR58025A, IR68897A... và các dòng duy trì tương ứng, đồng thời
đã chọn được hàng 100 dòng bố phục hồi phấn phục vụ cho chương trình lai tạo
.Từ năm 2005 đã lai tạo được 3 dòng CMS thuần ổn định, bất dục tốt như
AMS71A, AMS72A và AMS73A. Các dòng này đang được lai thử để tìm tổ hợp
lai mới. Các dòng khác đang được tiếp tục lai lại ở thế hệ BC3, BC7 để tạo các

11


dòng CMS mới. Công việc lai lại cũng được tiến hành với 22 dòng B mới để tạo
các dòng CMS mới (Nguyễn Trí Hoàn, 2007).
Hàng năm Viện Cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo khoảng 2000
tổ hợp lai, kết quả là đã chọn tạo được một số tổ hợp lai cho năng suất cao,
chất lượng tốt như HYT56, HYT57, HYT92, HYT102, HYT103 (công nhận

cho sản xuất thử); HYT83, HYT100 (công nhận giống Quốc gia) và một số tổ
hợp có triển vọng: HYT84, HYT101, HYT95… (Nguyễn Trí Hoàn, 2007).
Công ty C.P. giống cây trồng Miền Nam cũng đã nghiên cứu chọn tạo
thành công và đưa ra sản xuất các tổ hợp lúa lai 3 dòng mới có năng suất cao,
chất lượng tốt như: Bác ưu 903 KBL, Nam ưu 1, PAC807 (công nhận giống
Quốc gia).
Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu lúa lai 3 dòng. Việt nam cũng đạt
được một số kết quả bước đầu về nghiên cứu lúa lai hai dòng. Năm 1998 một số
tổ hợp lúa lai hai dòng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được nhập nội và thử
nghiệm tại Việt Nam như Bồi Tạp Sơn Thanh, Bồi Tạp 77, Bồi Tạp 49,… các tổ
hợp này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất trung bình 7,5 - 8,0 tấn/ha, gạo
ngon, chống chịu sâu bệnh khá (Nguyễn Thị Gấm, 2003).
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Viện KHKTNN Việt Nam đã lai tạo được 3
dòng TGMS mới: AMS31S, AMS32S, AMS33S từ các tổ hợp lai:
CL64S/VN292, CL64S/BM9820, phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Phân lập
từ vật liệu phân ly nhập nội chọn tạo ra các dòng TGMS: CL64S, P47S, 7S,
AMS27S, 11S, 534S (AMS29S), 827S (AMS30S) đưa vào lai tạo giống lúa lai 2
dòng (Nguyễn Trí Hoàn, 2007, Nguyễn Thị Trâm và CS, 1996, 1998, Hà Văn
Nhân, 2000).
Thông qua nuôi cây bao phấn, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã
chọn được các dòng TGMS như: CNSH1, CNSH2, TGMSH20, TGMSH7; Viện
Di truyền nông nghiệp chọn được 2 dòng TGMSCN1 và TGMSCN2. Từ nguồn
vật liệu phân ly nhập nội đã phân lập được các dòng TGMS: CL64S, T47S, 7S,
AMS27S, 11S, 534S, 827S để đưa vào lai tạo giống lúa lai hai dòng (Nguyễn
Công Tạn và cs., 2002).
Trong kết quả lai tạo bố mẹ có gen tương hợp rộng. Dòng Peiai 64S có
gen tương hợp rộng WCG được lai với các dòng TGMS (T1S-96, 7S, 21S, 827S,
534S). Kết quả cũng lai tạo được 7 dòng bố tốt có gen tương hợp rộng. Đây là
những vật liệu rất cần thiết cho phát triển lúa lai Indica/Japonica hay còn gọi là


12


lúa lai siêu cao sản trong những năm sắp tới. Ở Viện Di truyền Nông nghiệp
trong giai đoạn 2001 - 2005 đã lai tạo được 4 dòng TGMS mới là D101S,
D102S, D103S và TGMS 18-2 (Trần Duy Quý, 2002).
Bước đầu sử dụng dòng Peiai 64S có gen tương hợp rộng để lai với các
dòng TGMS hoặc giống lúa thường, chọn ra các dòng TGMS có gen tương hợp
rộng phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản trong những năm tới.
Đồng thời với việc chọn tạo các dòng TGMS, các cơ quan nghiên cứu cũng chọn
được hơn 200 dòng R và dòng bố mới trong đó có 22 dòng kháng được rầy nâu,
bệnh bạc lá và đạo ôn (Nguyễn Trí Hoàn, 2007).
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo được khoảng 20 dòng bất
dục đực di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS) như: VN-TGMS1, VNTGMS 2, VN-TGMS 3, VN-TGMS 12, AMS31S, AMS32S, AMS33S của Viện
Cây lương thực và cây thực phẩm; 103S, T1S-96, T24S, T25S, T26S, T27S, T29S,
của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; TGMS-VN01, TGMS-VN1, D101S,
D102S, D103S, TGMS18-2 của Viện Di truyền Nông nghiệp; TG1, TG2, TG4,
TG22 của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
Quốc gia (Phạm Đồng Quảng, 2006, Lê Duy Thành, 2001, Đỗ Thị Thọ, 2004).
Hàng nghìn tổ hợp lai được lai tạo và đánh giá, một số tổ hợp lai có
triển vọng đang sản xuất đại trà như: VL20, VL24, TH3-3, TH3-4, HC1,
HQ19 (công nhận giống quốc gia); đang được khảo nghiệm, trình diễn và mở
rộng sản xuất như TM4, VN01/D212, TH5-1, TH7-2, Việt lai 50… (công
nhận cho sản xuất thử) và hàng loạt các giống có triển vọng như: Việt lai 45,
VL1, LHD4... Để phát triển lúa lai, Việt Nam thực hiện phương châm đi tắt
đón đầu và đề ra chiến lược phát triển gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn (Phạm Đồng Quảng, 2006).
Sau 18 năm phát triển, đến năm 2009 diện tích lúa lai của Việt Nam đã đạt
trên 700.000 ha (vụ xuân trên 400.000 ha, vụ mùa trên 350.000 ha) với năng suất
bình quân đạt 6,5 tấn/ha, ước đạt sản lượng khoảng gần 4,5 triệu tấn thóc/năm,

góp phần tăng khoảng 11,4% so với lúa thuần. Lúa lai đã trở thành một nhân tố
quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng, có ý nghĩa rất lớn về an ninh
lương thực và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung
Bộ và Tây Nguyên. Ngày nay lúa lai không những phát triển ở các tỉnh miền Bắc
mà còn phát triển rất tốt tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

13


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai của Việt Nam 1992 - 2014
Năm

Diện tích

Năng suất (tấn/ha)

(ha)

Sản lượng
(tấn)

1992

11.094

5,77

64.012

1993


34.648

6,75

233.874

1994

60.077

5,84

350.849

1995

73.503

6,14

451.308

1996

127.743

5,85

747.296


1997

187.802

6,38

1.198.176

1998

200.000

6,54

1.308.000

1999

233.000

6,47

1.507.000

2000

435.508

6,44


2.804.671

2001

480.000

6,48

3.110.000

2002

500.000

6,36

3.180.000

2003

600.000

6,26

3.756.000

2004

577.000


6,35

3.663.000

2005

553.000

6,50

3.594.000

2006

572.700

-

-

2007

620.000

6,50

4.030.000

2008


560.000

6,80

3.808.000

2009

709.816

6,50

4.613.804

2010

605.642

6,50

3.936.673

2011

595.000

6,70

3.986.000


2012

613.117

64,6

-

2013

655.000

6,17

4.076.200

2014

635.200

6,26

4.011.100

Nguồn: Cục trồng trọt (năm 2015)

Về năng suất: Theo số liệu điều tra nhiều năm của Bộ Nông nghiệp và
PTNT, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần từ 1,0 - 1,5 tấn/ha. Số liệu vụ xuân
năm 2009 của Cục Trồng trọt cho thấy lúa lai đạt bình quân 6,5 tấn/ha, lúa thuần

đạt 5 tấn/ha, tăng 1,5 tấn /ha. Nhiều diện tích lúa lai đã đạt năng suất 9 - 10
tấn/ha, đỉnh cao năng suất đã đạt 11 tấn/ha. Nhiều mô hình ở Đắk Lắk đạt 90
tạ/ha, đặc biệt ở Buôn Ma Thuột đã đạt 100 - 110 tạ/ha, ở Điện Biên, Lai Châu
đạt 140 tạ/ha ...

14


×