Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện nghiên cứu trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ NGUYỆT HƯƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN: NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã Số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Lê Thị Ngân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017



Tác giả luận văn

Đỗ Nguyệt Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, vậy nên:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là các thầy
cô trong bộ môn Phát triển nông thôn, những thầy cô đã giúp tôi hoàn thiện luận văn
cùng những kỹ năng trải nghiệm trong cuộc sống và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Lê Thị
Ngân – giảng viên bộ môn Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, khoa Lý luận Chính
trị và xã hội – Học viện Nông nghiệp Việt Nam người đã dành nhiều thời gian, tâm
huyết và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các bác, cô, chú, anh, chị ở
UBND huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi để
tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Nguyệt Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục sơ đồ và hình ................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... ix
Danh mục hộp ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................x
THESIS ABSTACT ....................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2


1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận .........................................................................................................5

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của đội ngũ công chức quản lý
nhà nước................................................................................................................5
2.1.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước .................17
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện ...................................................................................................20
2.2.

Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................24


2.2.1. Kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý
nhà nước cấp huyện ở một số địa phương ..........................................................24

iii


2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức quản lý nhà nước cấp huyện .......................................................................27
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................30

3.1.1

Vị trí địa lý ..........................................................................................................30

3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................38

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................38
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................39
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin...............................................................................41
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................41
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..................................................................43
4.1.

Khái quát về chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện
trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ......................................................43

4.1.1

Số lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện .................................43

4.1.2

Độ tuổi, giới tính, thời gian công tác và thâm niên chức vụ hiện tại của
đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện .................................................44

4.1.3. Thực trạng về trình độ của đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp
huyện ...................................................................................................................49
4.2.

Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ . ...........................55

4.2.1. Nâng cao trình độ đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện trên
địa bàn huyện Thanh Ba .....................................................................................55
4.2.2. Đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ công chức QLNN
huyện ...................................................................................................................58
4.2.3. Đánh giá về kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ công chức QLNN huyện
Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ ....................................................................................61
4.2.4. Đánh giá về sức khoẻ của đội ngũ công chức QLNN huyện ..............................64
4.3


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ .....................................................................................................................66

iv


4.3.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................................
4.3.2. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................................75
4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ........77

4.4.1. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ, công chức quản lý nhà nước
của huyện Thành Ba ...........................................................................................77
4.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ............................79
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................91
5.1.

Kết luận ...............................................................................................................91

5.2

Kiến nghị.............................................................................................................92

5.2.1. Đối với Nhà nước ...............................................................................................92
5.2.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.................................................................93

5.2.3. Đối với các cơ quan, đơn vị cấp huyện ...............................................................93
5.2.4. Đối với đội ngũ công chức QLNN huyện ...........................................................93
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................94
Phụ lục ...........................................................................................................................97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH
BQ
CC
CNH, HĐH
GTSX
HĐND
HTX
LLCT
QLNN
TB & XH
TDTT
TN&MT
UBND

Ban chấp hành
Bình quân

Cơ cấu
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Lý luận chính trị
Quản lý nhà nước
Thương binh và xã hội
Thể dục thể thao
Tài nguyên và môi trường
Uy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Thanh Ba qua 3 năm
(2013 - 2015) ................................................................................................33
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba qua 3 năm
(2010-2012) ..................................................................................................35
Bảng 3.3. Thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu ...........................................................40
Bảng 4.1. Số lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước của huyện
Thanh Ba giai đoạn 2013-2015 .....................................................................43
Bảng 4.2. Độ tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước
của huyện Thanh Ba giai đoạn 2013 - 2015 .................................................44
Bảng 4.3. Thời gian công tác và thâm niên chức vụ hiện tại của đội ngũ cán bộ
công chức quản lý nhà nước huyện Thanh Ba giai đoạn
2013 - 2015 ...................................................................................................47
Bảng 4.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà
nước huyện Thanh Ba giai đoạn 2013 2015 .................................................49

Bảng 4.5. Trình độ lý luận chính trị - quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ
công chức quản lý nhà nước huyện Thanh Ba giai đoạn
2013 - 2015 ...................................................................................................51
Bảng 4.6. Kết quả tự đánh giá về trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công
chức QLNN huyện Thanh Ba .......................................................................53
Bảng 4.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức QLNN huyện
Thanh Ba giai đoạn 2013 – 2015 ..................................................................56
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá về phẩm chất, đạo đức lối sống của đội ngũ công
chức QLNN huyện hiện nay so với năm 2013, 2014....................................59
Bảng 4.9. Đánh giá của đội ngũ công chức QLNN huyện về kỹ năng nghiệp
vụ của bản thân so với năm 2013 -2014 .......................................................61
Bảng 4.10. Đánh giá của lãnh đạo và người dân về kỹ năng nghiệp vụ của đội
ngũ công chức QLNN huyện hiện nay so với năm 2013, 2014 ....................63
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá, phân loại đội ngũ công chức QLNN huyện
Thanh Ba giai đoạn 2013 – 2015 ..................................................................64

vii


Bảng 4.12. Đánh giá của lãnh đạo và công chức về tình hình sức khoẻ của đội
ngũ công chức QLNN huyện hiện nay so với năm 2013, 2014 ....................65
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan chất lượng đội ngũ công chức
QLNN huyện Thanh Ba ................................................................................67
Bảng 4.14. Kỹ năng nghiệp vụ cần trang bị cho đội ngũ công chức QLNN
huyện .............................................................................................................71
Bảng 4.15. Đánh giá của đội ngũ công QLNN huyện về các lớp đào tạo, tập
huấn ...............................................................................................................72
Bảng 4.16. Đánh giá về sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến chất lượng
đội ngũ công chức QLNN huyện Thanh Ba .................................................74
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan tới chất lượng đội ngũ công

QLNN huyện Thanh Ba ................................................................................75
Bảng 4.18. Đánh giá của một nhóm cán bộ, công chức về sự ảnh hưởng của
yếu tố chủ quan chất lượng đội ngũ công chức QLNN huyện
Thanh Ba .......................................................................................................76

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ................................................... 30
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Ba .................................. 39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu đội ngũ công chức QLNN huyện Thanh Ba theo độ tuổi .............. 45
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu đội ngũ công chức QLNN huyện Thanh Ba theo giới tính ............ 46
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu đội ngũ công chức QLNN huyện Thanh Ba theo trình độ
chuyên môn ................................................................................................ 50
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu đội ngũ công chức QLNN huyện theo trình độ lý luận chính
trị ................................................................................................................ 52
Biểu đồ 4.5. Đánh giá của lãnh đạo về trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ
công chức QLNN huyện hiện nay so với năm 2013, 2014 ........................ 54

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến về độ tuổi của đội ngũ công chức QLNN huyện ................................... 46
Hộp 4.2. Nhận xét về phong cách, tác phong làm việc của công chức QLNN
huyện ................................................................................................................. 60
Hộp 4.3. Công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật....................................................... 69
Hộp 4.4. Xây dựng đội ngũ công chức nguồn, quy hoạch phát triển đội ngũ công
chức quản lý nhà nước về của huyện ................................................................ 80
Hộp 4.5. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ........................................................ 82


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Nguyệt Hương
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

MS: 60.34.04.10

Cán bộ hướng dẫn: TS Lê Thị Ngân (Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp&Chính sách)
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện: Nghiên
cứu trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhất là đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện có chất lượng cao, phù hợp với tình hình mới vừa có ý nghĩa hết sức
quan trọng vừa là nhu cầu cấp bách hiện nay. Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên
cứu toàn diện về đội ngũ công chức quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba.
Thông quan phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh đã đánh giá khái
quát được thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây.
Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới được đề xuất
thông qua đánh giá thực trạng chất lượng và thực trạng nâng cao chất lượng, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
cấp huyện kết hợp với tổng kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
QLNN cấp huyện ở một số địa phương khác; định hướng giải pháp và khắc phục những
điểm còn hạn chế trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN cấp huyện trên
địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .

Nghiên cứu thực trạng cho thấy, về chất lượng đội ngũ công chứcQLNN, trong
UBND huyện Thanh Ba có 54 công chức QLNN trong đó có 1/3 số công chức là nữ,
đội ngũ công chức QLNN huyện đa số ở độ tuổi 30-45 tuổi đây là độ tuổi còn đang rất
sung sức, đang trong độ tuổi phát triển về mọi mặt, năng động, sáng tạo;về trình độ
chuyên môn, đội ngũ công chức QLNN huyện có 88,89% công chức có trình độ đại
học, 7,41% trình độ sau đại học, 3,7% trình độ cao đẳng và trung cấp; về trình độ lý
luận chính trị đa số đội ngũ công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp (88,89%).
Đối với trình độ tiếng anh, tin học của đội ngũ công chức QLNN huyện Thanh Ba hiện
nay nhìn chung vẫn còn rất yếu. Kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ công chức QLNN
huyện đã được đảm bảo, tuy nhiên để đáp ứng yêu của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện
nay, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức cả trình độ chuyên

x


môn nghiệp vụ lẫn các kỹ năng mềm, cả phẩm chất chính trị, đạo đức lẫn sức khoẻ, tinh
thần, thái độ trách nhiệm với công việc, thái độ tôn trọng, gần gũi với nhân dân. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức QLNN huyện Thanh Ba, bao
gồm: các yếu tố khách quan (chính sách tuyển dụng, chính sách tiền lương, chính sách
đào tạo, bồi dưỡng công chức, công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật, điều kiện làm
việc, phương pháp quản lý của lãnh đạo) và các yếu tố chủ quan (nhận thức, ý thức
thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lòng yêu nghề, trách nhiệm vì công việc).
Đề tài đã đề xuất được các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN
huyện Thanh Ba trong thời gian tới, các nhóm giải pháp đã bao gồm: xây dựng kế hoạch
và quy hoạch công chức QLNN huyện; tổ chức thi sát hạch nâng bậc lương theo định
kỳ; thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức QLNN cấp huyện; nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng công chức QLNN; đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, chính sách
đãi ngộ, chế độ khen thưởng hiệu quả và biện pháp kỷ luật đối với công chức QLNN ;
phân loại và đánh giá từng loại công chức, nghiêm túc thực hiện tốt công tác tinh giảm
biên chế đối với những công chức yếu, giảm sút uy tín suy thoái đạo đức; tăng cường sự


quan tâm, lãnh đạo huyện.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Do Nguyet Huong
Thesis title: Improving the quality of the management of government officials at
district level: Case study in Thanh Ba district, Phu Tho province
Major: Economics management

Course code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Improving the quality of public servants, especially civil servants at district level
with state management of high quality, in line with the new situation and significant is
of paramount importance both current exigencies. In this context, there should be a
comprehensive study of civil servants to the state management solutions to improve the
quality of the management of government officials at district level in Thanh Ba district.
By using descriptive statistical methods, statistical comparisons were made an
overall assessment of quality status and improve the quality of the management team of
government officials at district level in the province Thanh Ba district, Phu Tho
province in the recent years. Measures to further improve the quality of public servants
of state management district Thanh Ba district, Phu Tho province in the near future
through the proposed assessing the situation and the status of quality improve quality,
analysis of factors affecting the improvement of the quality management team of state
officials in conjunction with the district-level review of experience enhance the quality
of public servants at the district-level state management some other localities ; oriented
solutions and overcome the limited point of raising the quality of state management of

district officers in Thanh Ba district, Phu Tho province.
Research showed that the quality of the management of state officials, in Thanh
Ba District People's Committee has 54 officials of state management which has 1/3 the
number of civil servants are women, civil servants management majority district state
30-45 age age age is still very fit, who are still developing in all fields, dynamic and
creative; the qualifications, management team of state officials districts with 88.89%
have a university degree, 7.41% postgraduate degree, 3.7% college degree and
secondary levels; the level of political theory majority of public servants qualified
political theory intermediate (88.89%). For English proficiency, computerization of the
management team of state officials Thanh Ba district today is still very weak overall.
Skills and professional public servants of the state management district was assured,
however, to meet the task in the current phase, requiring further improve the quality of
both the civil servants the professional and soft skills, both political qualities, moral and
health, spiritual, responsible attitude to work, an attitude of respect and closeness to the

xii


people. Many factors affect the quality of the management team of state officials Thanh
Ba district, including: the objective factors (employment policy, wage policy, training
policy, training civil servants, assessment, reward and discipline, working conditions,
management methods of leadership) and subjective factors (cognitive, often cultivate
conscious, moral discipline, passion for this job, responsible for the work). The theme
proposed solutions to improve the quality of the management team of state officials
Thanh Ba district in the near future, these solutions have included: planning and
planning management officers district water; examination held periodic wage increase;
perform well the recruitment of civil servants at district level state management;
improve the quality of training and retraining of civil servants of state management;
strengthening the monitoring, treatment policies and regimes rewarding and effective
disciplinary measures against public servants of state management; classification and

evaluation of each type of civil servants, seriously implement sizing work for civil
servants weak, declining prestige moral degradation; enhanced attention and district
leaders.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần nhận thức một cách sâu
sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người,
chủ thể của mọi sáng tạo “nguồn tài nguyên” vô giá, vô tận của đất nước; phải có
cách nghĩ, cách nhìn mới về vai trò động lực và mục tiêu của con người trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đó xây dựng các chương trình,
kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy tối đa nhân tố con
người, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy qúa trình đổi mới toàn diện đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng
và rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày
công đào tạo huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Người nói: ‘‘Công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi Đảng ta phải
có được một đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Nghị Quyết Đại hội XI của Đảng ta cũng đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ
cán bộ, giai đoạn 2011 - 2020 là ‘‘Xây dựng đội, ngũ cán bộ, công chức, viên

chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên
nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân’’.
Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, công chức
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu sự phát triển thì
đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện còn có nơi thừa, có nơi thiếu và yếu.
Một số bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị và lối sống, cơ hội,
thực dụng, tham ô lãng phí đang làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và
Nhà nước và cản trở tiến trình đổi mới của đất nước. Do vậy vấn đề đặt ra cần
phải, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, công chức đầy đủ năng lực và có
phẩm chất có đủ đạo đức, đủ tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và

1


bảo vệ Tổ quốc, do đó đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể ở từng địa
phương để đưa ra những quyết sách đúng cho nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước.
Huyện Thanh Ba, là một huyện trung du miền núi Phía Bắc của tỉnh Phú
Thọ , có 27 xã và 01 thị trấn với 11 dân tộc thiểu số. Đảng và Chính quyền huyện
luôn xác định mục tiêu phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng
là nhiệm vụ then chốt.
Huyện đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đáng kể trong phát triển kinh
tế - xã hội... Những thành quả đạt được đó là nhờ có tinh thần đoàn kết, nhất trí,
đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân trên địa bàn huyện nhà, trong đó phải kể đến
sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức nói chung và
đội ngũ công chức quản lý nhà nước nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, mặt tích cực thì huyện Thanh Ba cũng
còn những hạn chế nhất định như: Đội ngũ công chức của huyện chưa đồng đều
giữa các ban, ngành, các địa phương, chưa đồng bộ giữa kiến thức lý luận chính
trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thiếu cân đối giữa các ngành đào tạo, đặc

biệt mất cân đối giữa ngành xã hội và kinh tế kỹ thuật, hay một bộ phận nhỏ công
chức còn hiện tượng suy thoái về mặt đạo đức gây mất lòng tin cho nhân dân.
Hơn bao giờ hết, huyện Thanh Ba cần có những công chức giỏi, nhất là
đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện, để đứng ra đảm đương được
những trọng trách, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, làm cho nhân dân huyện nhà ngày càng ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, vấn
đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhất là đội ngũ công chức quản lý
nhà nước cấp huyện có chất lượng cao, phù hợp với tình hình mới vừa có ý nghĩa
hết sức quan trọng vừa là nhu cầu cấp bách hiện nay. Trong bối cảnh trên, cần có
một sự nghiên cứu toàn diện về đội ngũ công chức quản lý nhà nước để có giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện trên
địa bàn huyện Thanh Ba. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện: Nghiên cứu
trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ công

2


chức quản lý nhà nước cấp huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ
công chức quản lý nhà nước cấp huyện;
- Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ;
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ công

chức quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công
chức quản lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý
nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ như thế nào?
- Yếu tố chủ quan hay yếu tố khách quan là yếu tố ảnh hưởng đến nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh
Ba?
- Giải pháp nào nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức quản
lý nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong những
năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện ở huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .
- Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước cấp huyện .
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện làm việc trong UBND
huyện Thanh Ba.
- Phạm vi về không gian: UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .

3


- Phạm vi về thời gian: Đề tài sẽ thu thập các thông tin thứ cấp có liên
quan từ năm 2013 - 2015.
Số liệu sơ cấp thu thập từ 1/1/2016 đến 30/6/2016.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài "Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp
huyện: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ” có một số đóng
góp và ý nghĩa như sau:
1. Đề tài đã vận dụng lý luận và kinh nghiệm trong việc nhận thức về chất
lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN trên địa bàn huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ .
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện:
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ được nghiên cứu và
đánh giá trong tình hình mới. Quá trình khảo sát, đánh giá cũng như tiến hành
điều tra tại huyện Thanh Ba giúp các nhà lãnh đạo huyện Thanh Ba có một cái nhìn
toàn diện, sát thực về thực trạng chất lượng đội ngũ, công chức QLNN của huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .
3. Luận văn đã chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức QLNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba. Kết quả của đề tài
đánh giá trung thực thực trạng chất lượng đội ngũ công chức QLNN huyện
Thanh Ba.
4. Các giải pháp của đề tài được đề xuất trên cơ sở phân tích và đánh giá
thực trạng cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức QLNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba . Kết
quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài có thể áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức QLNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của đội ngũ công chức quản
lý nhà nước

2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a)

Khái niệm chung về công chức

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đảng ta xem công tác cán bộ
trong đó có đội ngũ công chức quản lý nhà nước là lĩnh vực quan trọng bậc nhất
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có nhiều quan điểm khác nhau về công chức, tùy theo hình thức tổ chức
nhà nước, thể chế chính trị của mỗi quốc gia trên thế giới có những quy định về
công chức khác nhau. Tuy nhiên công chức có điểm chung là những người làm
việc trong bộ máy nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam tại Điều 1, chương thứ nhất Định nghĩa - Nghĩa vụ và quyền
lợi của Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã ghi “ Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển
để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan chính phủ, ở trong hay
ngoài nước đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt
do chính phủ quy định”.
Tuy nhiên, từ năm 1954, chế độ cán bộ được thực hiện ở nước ta và khái
niệm công chức ít được sử dụng. Thời kỳ này những người làm cho nhà nước
được gọi chung bằng cụm từ “cán bộ, công nhân, viên chức”.
Tại Nghị Định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng bộ trưởng
quy định “Công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ
thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở
trong nước hay nước ngoài đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân
sách nhà nước cấp gọi là công chức”.
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 ra đời thay thế cho Nghị định nói
trên. Pháp lệnh này đề cấp đến ba đối tượng cán bộ, công chức và viên chức, tuy
nhiên vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng ba khái niệm này.


5


Tại khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật cán bộ
công chức năm 2014( sửa đổi, bổ sung) đã quy định: “Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật” (Bộ luật lao động 2014).
Về mặt lý thuyết, công chức là người được giao giữ một chức vụ nhất
định, được sử dụng quyền lực công trong công việc của mình nên họ phải chịu
những ràng buộc liên quan đến công quyền, nếu không có những ràng buộc đó
thì họ có thể lạm dụng quyền lực này.
Từ những khái niệm về công chức như trên, có thể thấy: Công chức là
những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức vụ hay thừa hành công
vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước từ trung ương đến địa phương,
trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách và chịu sự điều hành của Luật
cán bộ công chức. Cùng cách hiểu tương tự, Từ điển giải thích thuật ngữ hành
chính định nghĩa công chức là: “Người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm
việc trong một cơ quan của Nhà nước ở trung ương hay ở địa phương, làm việc
thường xuyên, toàn bộ thời gian, được xếp vào ngạch của hệ thống ngạch bậc,
được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có tư cách pháp lý khi thi hành công

vụ của Nhà nước” (Mai Hữu Khuê, 2002, tr.159). Định nghĩa này bao quát được
các điều kiện để trở thành công chức là:
- Được tuyển dụng và bổ nhiệm để làm việc thường xuyên;
- Làm việc trong công sở;
- Được xếp vào một ngạch của hệ thống ngạch bậc;
- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;
- Có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ.

6


b) Đội ngũ công chức quản lý nhà nước
+ Đội ngũ: Là một nhóm người tập hợp lại với nhau có hoạt động tổ chức,
có kỷ luật có nguyên tắc hoạt động có thể điều chỉnh và cùng hướng tới một mục
tiêu chung (Trần Thị Thu Hằng, 2015).
Biểu hiện của đội ngũ công chức có chất lượng là: Họ cùng ý trí, đồng tâm
nhất trí, hợp tác, ảnh hưởng lẫn nhau, biết san sẻ biết ủy quyền biết sống vì tập
thể vì tổ chức cùng động cơ vì công việc chung , sự nghiệp và sứ mệnh chung.
Tạo ra niềm tin lẫn nhau, biết tôn trọng giá trị năng lực và nhân cách của nhau
(Trần Thị Thu Hằng, 2015).
Những dấu hiệu cản trở đến chất lượng đội ngũ là sự khác nhau về quan
điểm, tư tưởng, cá tính thói quen, sự va chạm sự cạnh tranh, tranh chấp quyền
lợi, danh dự và nhu cầu không tương xứng giữa vị trí vai trò và phẩm chất, năng
lực, mâu thuẫn giữa tích cực và tiêu, giữa tiến bộ và lạc hậu.
+ Quản lý nhà nước: “Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là sự tổ chức và
quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức và đoàn thể xã hội, theo nghĩa hẹp là
hoạt động quản lý hành chính Nhà nước do Chính phủ đại diện Nhà nước thực thi
và bảo đảm bằng sức cưỡng chế của nhà nước” (Mai Hữu Khuê, 2002, tr.600).
Trên thực tế, quản lý Nhà nước luôn kết hợp giữa sự quản lý theo lãnh thổ, quản
lý theo lĩnh vực và quản lý theo ngành.

+ Công chức quản lý nhà nước: Họ là những người làm việc trong cơ
quan quản lý nhà nước, tham gia hoạch định chính sách và thực hiện việc quản lý
Nhà nước đối với các hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc từng vùng, từng địa
phương hay lĩnh vực cụ thể. Có nghĩa là họ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ chức danh trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến
cấp huyện, thị xã.
Xét về cơ cấu: Đội ngũ công chức QLNN là chỉnh thể những công chức
phù hợp số lượng, tỷ lệ chuyên môn nghiệp vụ.
Xét về mục tiêu hoạt động: Cùng mục tiêu, cùng ý trí, đồng tâm nhất trí,
hợp tác tương trợ, ảnh hưởng lẫn nhau... cùng động cơ vì công việc chung, sự
nghiệp, sứ mệnh hoạt động nhịp nhàng thông suốt và hiệu quả.
Cơ quan QLNN của nước ta là những cơ quan, bộ phận thuộc bộ máy
hành chính nhà nước, thực hiện các chức năng QLNN, trong đó có đội ngũ công
chức QLNN.

7


Ở Việt Nam, QLNN được thực hiện ở nhiều cấp: Cấp trung ương và cấp
địa phương.
Ở Trung ương, cơ quan QLNN bao gồm các cơ quan lập pháp, hành
pháp và Tư pháp. Đó là Quốc hội, Chính phủ các bộ có chức năng Quản lý
Nhà nước như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương,
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động TB & XH, Bộ Công An...), Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao... Ở đây có các công chức
QLNN cấp Trung ương.
Ở địa phương, cơ quan QLNN bao gồm HĐND, UBND, Toà án nhân
dân, Viên kiểm sát Nhân dân các cấp ở địa phương. Công chức làm việc trong
các cơ quan này là các công chức QLNN ở địa phương. Công chức QLNN ở cấp
địa phương chủ yếu là ở cấp tỉnh và cấp huyện. Do đó, ở cấp địa phương có

công chức QLNN cấp tỉnh và công chức QLNN cấp huyện.
- Công chức QLNN cấp huyện:
Cơ quan QLNN cấp huyện có thể được hiểu là tất cả các cơ quan QLNN
của tất cả các huyện trong một tỉnh, hoặc của một huyện. Ở một huyện thuộc một
tỉnh, cơ quan QLNN gồm: HĐND, UBND huyện, Viện kiểm sát Nhân dân, Toà
án Nhân dân và Công an huyện.
Hội đồng nhân dân huyện với cơ quan Thường trực HĐND huyện, Ban
kinh tế thực hiện chức năng ban hành, giám sát việc thực thi chính sách và thực
thi pháp luật trên địa bàn huyện.
UBND huyện, với các phòng chức năng thuộc UBND huyện thực hiện
chức năng thực thi QLNN, các chính sách trên địa bàn huyện. Các phòng đó bao
gồm Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng kinh tế; Phòng Nội vụ; Phòng Lao
động, Thương binh và xã hội; Phòng Tài nguyên - Môi trường; Thanh tra; Phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn... . Tuy nhiên, không phải huyện nào cũng
có đủ tất cả các phòng này, tuỳ điều kiện cụ thể, có huyện có thể không có một số
phòng nào đó.
Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Công an huyện thực hiện chức
năng tư pháp (bộ phận cảnh sát điều tra thực hiện điều tra, xét hỏi, truy tố...) các
hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện.
Từ khái niệm công chức QLNN nói chung, có thể hiểu, công chức
QLNN cấp huyện là tất cả công chức làm việc trong bộ máy QLNN ở tất cả

8


các huyện trong cả nước, hoặc ở tất cả các huyện trong một tỉnh, hoặc ở một
huyện thuộc tỉnh.
Công chức QLNN cấp huyện được nghiên cứu, xem xét trong Luận văn
này là công chức QLNN làm việc tại cấp huyện thuộc tỉnh. Cụ thể hơn công chức
được nghiên cứu trong Luận văn này chỉ bao gồm các công chức làm việc trong

UBND huyện thực hiện chức năng QLNN.
Qua những phân tích trên có thể hiểu: “Công chức quản lý nhà nước cấp
huyện là những công chức Nhà nước, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan quản lý nhà nước về cấp huyện”.
Công chức quản lý nhà nước được xét trong luận văn này là những công
chức làm việc trong UBND huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ ( không bao gồm
các cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiêp).
c) Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đóng vai trò vô cùng
quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược phát triển kinh
tế trong thời kỳ mới. Để có khái niệm chính xác về khái niệm chất lượng đội ngũ
công chức quản lý nhà nước thì đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về chất
lượng.
- Quan niệm chung về chất lượng (Quan niệm của một số nhà nghiên cứu
về chất lượng, qua các từ điển, của ISO)
“ Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác
nhau, có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng hiện nay quan điểm, một
số định nghĩa của các chuyên gia như sau:
Theo quan điểm mang tính trừu tượng của triết học thì nói đến chất lượng
là nói đến cái gì đó hoàn hảo tốt đẹp.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 – 1994 phù hợp với ISO/ DIS
8402 thì Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó
khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn. (Bộ khoa học va
công nghệ, 1999).
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên
thì: “Chất lượng: 1. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật. 2. Cái
tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” (Nguyễn Như
Ý và cs., 2008).

9



Chất lượng là giá trị về mặt lợi ích (Thái Xuân Đệ, 2010).
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm khác nhau, tuy nhiên có một định nghĩa được thừa nhận ở phạm vi Quốc tế,
đó là định nghĩa của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế theo điểm 3.1.1 tiêu chuẩn ISO
9000: 2005 định nghĩa “ Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp
có đặc tính vốn có”.
-

Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

Những công chức có chất lượng là những công chức được tôi luyện,
trưởng thành qua thử thách, có ý trí vượt qua mọi khó khăn gian khổ, là những
người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới đã nhanh chóng thích
nghi với cơ chế thị trường góp phần vào việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập Quốc tế của Đất nước (Trần Thị Thu Hằng, 2015).
Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước trước hết cần hiểu đó là
chất lượng lao động của công chức Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, một loại lao
động có tính chất đặc thù.
Chất lượng công chức quản lý nhà nước là một trạng thái nhất định của
đội ngũ công chức nhà nước thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa các yếu tố, bản
chất bên trong của đội ngũ công chức. Chất lượng công chức quản lý nhà nước
nó phụ thuộc vào chất lượng của từng thành viên trong đội ngũ công chức.
Chất lượng công chức quản lý nhà nước thể hiện qua chuyên môn nghiệp
vụ sâu, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, và các kỹ năng kỹ sảo, kinh nghiệm
trong quản lý , tri thức năng động , trên cơ sở vận dụng các quan điểm đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của công cuộc đổi mới, kỹ năng thích ứng
với hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Chất lượng của Công chức quản lý nhà nước bao hàm cả tình trạng sức

khỏe cho phép thực thi các nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Chất lượng Công chức
cao hay thấp còn phải được so sánh bởi tiêu chuẩn thực hiện ở mỗi công việc mà
công chức quản lý nhà nước đảm nhận,mức độ thực tế ở mỗi công việc mà mỗi
công chức đảm nhận.
Chất lượng cao của đội ngũ công chức quản lý nhà nước là cơ sở để hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính Nhà nước,là điều kiện thuận
lợi cho phép tăng cường nhiệm vụ của bộ máy hành chính và áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật.

10


Như vậy, Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đóng vai trò
quan trọng với sự phát triển và tồn vong của mỗi Quốc gia.
Theo cách hiểu như vậy, chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau:
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ công chức QLNN được thể hiện ở hiệu lực,
hiệu quả hoạt động và phụ thuộc nhiều yếu tố như: Năng lực, phẩm chất, tính tích
cực, tự giác của mỗi công chức. Điều kiện cơ sở vật chất, tính tổ chức khoa học,
tính hợp lý trong hoạt động của bộ máy.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ công chức QLNN được xác định trong mối
quan hệ giữa số lượng với vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ được giao. Tính
hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giảm đến mưc tối ưu. Đảm bảo gọn nhẹ, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực,
sở trường của mình hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần thúc đẩy cho
bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, chất lượng đội ngũ công chức QLNN là sự tổng hợp chất lượng
của từng công chức thể hiện qua các giác độ sau:
- Phẩm chất chính trị đạo đức: Đó là quan điểm, lập trường tư tưởng, đạo
đức lối sống của công chức, sự tín nhiệm của nhân dân và uy tín của họ trước tập

thể, cộng đồng.
- Trình độ năng lực: Bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh
tế, sự am hiểu và năng lực thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: Đó là tập hợp khả năng của cán bộ như:
Khả năng quản lý điều hành, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng và xử lý.
Ngoài ra, chất lượng cán bộ Đoàn còn được thể hiện thông qua một số tiêu
chí như: độ tuổi, thâm niên công tác, thể lực, sức khỏe, ...
Biểu hiện của chất lượng đội ngũ công chức: Họ cùng ý trí, đồng tâm nhất
trí, hợp tác, ảnh hưởng lẫn nhau, biết san sẻ, biết sống vì tập thể, vì tổ chức,cùng
động cơ mục đích chung, sự nghiệp sứ mệnh chung, tạo ra niềm tin lẫn nhau, biết
tôn trọng ghi nhận năng lực và nhân cách của nhau. Biết đấu tranh loại trừ những
biểu hiện tiêu cực, làm cản trở tiến trình hiện mục tiêu chung, Biết loại trừ mọi

11


×