Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện gia lâm, tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách
quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Trà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS. Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cơ quan
Huyện ủy Gia Lâm, cơ quan UBND Huyện Gia Lâm, cơ quan UBND các xã Phú
Thị, Đông Dư, Đa Tốn cùng toàn thể các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông
tin phục vụ đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Trà

ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan ........................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục bảng ..................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ................................................................................................. ix
Thesis abstract ....................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................... 4

2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.2. Vị trí, vai trò của cây ăn quả ........................................................................ 4
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất cây ăn quả ............................................................... 6
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây ăn quả ...................................................... 7
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây ăn quả ......................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 12
2.2.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam ................................................ 12
2.2.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả ở TP Hà Nội .............................................. 16
2.2.3. Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sản xuất cây
ăn quả........................................................................................................... 19
2.2.4. Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 22
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 23
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 23
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................. 24
3.1.3. Kinh tế - xã hội ........................................................................................... 26
3.1.4. Đánh giá chung .......................................................................................... 32

iii


3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 33
3.2.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................. 33
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 33
3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ......................................................... 35
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 36
3.3.1. Chỉ tiêu thể hiện sự đầu tư cho sản xuất cây ăn quả .................................. 36
3.3.2. Chỉ tiêu thực trạng phát triển theo chiều rộng ........................................... 36
3.3.3. Chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu ............................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................ 37
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả huyện Gia Lâm, TP Hà Nội ....... 37
4.1.1. Quy hoạch vùng phát triển sản xuất cây ăn quả giai đoạn 2011-2015 ...... 37
4.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng .................................................................. 38
4.1.3. Thực trạng huy động nguồn lực, phương thức sản xuất ............................ 43
4.1.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả huyện Gia Lâm ............. 52
4.1.5. Tình hình tiêu thụ ....................................................................................... 55
4.1.6. Thực trạng xây dựng và tăng cường các liên kết ....................................... 60
4.1.7. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả ................................... 65
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây ăn quả ............. 67
4.2.1. Tài nguyên nông nghiệp ............................................................................. 67
4.2.2. Quy mô dân số ........................................................................................... 68
4.2.3. Lao động ..................................................................................................... 68
4.2.4. Các chính sách của địa phương .................................................................. 69
4.2.5. Tiềm năng và nhu cầu thị trường ............................................................... 76
4.2.6. Mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ............... 76
4.3. Giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả huyện Gia Lâm ............................ 77
4.3.1. Quy hoạch, định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020 ........................... 77
4.3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả ........................ 79
4.3.3. Giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm...... 79
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 88
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 88
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 90
Phụ lục .................................................................................................................. 91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

DN

Doanh nghiệp

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT
NN


Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013- 2015 .............. 25
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm .............................. 28
Bảng 3.3: Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm .................................... 30
Bảng 3.4: GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá hiện hành) ........ 31
Bảng 3.5: Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp ..................................................... 34
Bảng 3.6: Số lượng mẫu điều tra tại các xã ......................................................... 35
Bảng 4.1: Kết quả thực hiện đề án phát triển cây ăn quả huyện Gia Lâm giai đoạn
2011-2015 ..................................................................................................... 38
Bảng 4.2: Tình hình đất nông nghiệp, đất trồng cây ăn quả ................................ 39
Bảng 4.3: Biến động số xã có diện tích trồng cây ăn quả tập trung và số xã có
vùng trồng cây ăn quả tập trung từ 10-50 ha giai đoạn 2013-2015 .............. 39
Bảng 4.4: Diện tích trồng cây ăn quả huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ....... 40
Bảng 4.5: Sản lượng cây ăn quả huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 .............. 41
Bảng 4.6: Năng suất cây ăn quả huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ............... 41
Bảng 4.7: Diện tích trồng trái cây chủ lực ........................................................... 42
Bảng 4.8: Sản lượng trái cây chủ lực trồng tập trung .......................................... 42
Bảng 4.9: Năng suất trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm ....................... 43
Bảng 4.10: Tỷ lệ số hộ trồng ổi găng, chuối tiêu hồng, cam canh tập trung quy
mô lớn (trên 1 mẫu) tại các xã được chọn điều tra giai đoạn 2012-2015 ..... 44
Bảng 4.11: Khả năng mở rộng quy mô sản xuất của các hộ điều tra ................... 44

Bảng 4.12: Tình hình lao động của các hộ điều tra .............................................. 46
Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng lao động một sào một năm của các hộ được điều tra
năm 2015....................................................................................................... 47
Bảng 4.14: Tình hình huy động và sử dụng vốn .................................................. 48
Bảng 4.15: Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các hộ ....... 51
Bảng 4.16: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào ổi găng năm 2015 ...................... 52
Bảng 4.17: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào chuối tiêu hồng năm 2015 ......... 53
Bảng 4.18: Kết quả và hiệu quả sản xuất Cam canh năm 2015 ........................... 54
Bảng 4.19: Phương thức thanh toán trong tiêu thụ cây ăn quả ............................ 59
Bảng 4.20: Tình hình liên kết trong sản xuất cây ăn quả huyện Gia Lâm năm
2015 .............................................................................................................. 64
Bảng 4.21: Dự báo tình hình dân số giai đoạn 2015-2020 .................................. 68

vi


Bảng 4.22: Tình hình lao động sản xuất cây ăn quả ............................................ 69
Bảng 4.23: Đầu tư công cho sản xuất cây ăn quả tại huyện Gia Lâm giai đoạn
2013-2015 ..................................................................................................... 73
Bảng 4.24: Đầu tư công cho sản xuất cây ăn quả tại các xã được điều tra giai
đoạn 2013-2015 ............................................................................................ 74
Bảng 4.25: Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cây ăn quả tại
huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 ........................................................... 75
Bảng 4.26: Quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất cây ăn quả huyện Gia Lâm
đến năm 2020 ................................................................................................ 77
Bảng 4.27: Quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất cây ăn quả tập trung tại
các xã, thị trấn đến năm 2020 ....................................................................... 78

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ ổi găng ......................................................................... 56
Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm chuối tiêu hồng ............................................ 57
Sơ đồ 4.3: Kênh tiêu thụ cam Canh ..................................................................... 58
Sơ đồ 4.4: Liên kết dọc trong sản xuất cây ăn quả huyện Gia Lâm .................... 63

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Trà
2. Tên luận văn: Phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia
Lâm, TP Hà Nội
3. Ngành:

Quản lý kinh tế.

4. Tên cơ sở đào tạo:

Mã số: 60 34 04 10.

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, nhờ có điều kiện tự nhiên phù hợp, cây ăn quả
đã đem lại cho người nông dân Gia Lâm những lợi ích không nhỏ, giúp cải thiện
đời sống và thoát nghèo. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa kém chất lượng sang
sản xuất cây ăn quả đang là xu hướng được khuyến khích, thúc đẩy. Do phát triển
cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm còn nhiều khó khăn, vướng mắc, trong
giới hạn thời gian và nguồn lực, đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở đánh giá thực

trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp phát triển sản
xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Tương ứng với đó là ba
mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất cây ăn quả; (2) Đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; (3)
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia
Lâm, TP Hà Nội.
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và tiếp cận có sự tham gia.
Thông tin được thu thập từ nguồn thông tin sẵn có, đã được công bố (thông tin
thứ cấp) và thông tin, số liệu mới thu thập (thông tin sơ cấp). Để thu thập thông
tin sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp điều tra
đối với ba loại cây ăn quả tiêu biểu, có giá trị kinh tế cao được trồng tập trung
với diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện là ổi găng bốn mùa, chuối tiêu hồng,
cam canh. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp trọng điểm với ba xã là:
Đông Dư, Phú Thị và Đa Tốn, với mỗi loại cây ăn quả chọn 40 mẫu để điều tra.
Số liệu, thông tin được xử lý, phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, so
sánh và phương pháp chuyên gia.
Trong giai đoạn vừa qua, sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm
đã có sự phát triển tương đối tích cực cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Nhờ có những
định hướng, quy hoạch và chính sách hỗ trợ tích cực của chính quyền, đoàn thể

ix


và sự quyết tâm của người dân, việc sản xuất cây ăn quả của huyện đã phát triển
đúng hướng. Các hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa kém chất
lượng sang sản xuất cây ăn quả, tập trung vào các loại quả đặc sản, mũi nhọn, có
thương hiệu như ổi găng, chuối tiêu hồng, cam canh. Giai đoạn 2011-2015, diện
tích thực tế trồng cây ăn quả đạt 854,6 ha, vượt chỉ tiêu quy hoạch, đã chuyển
70ha đất trũng sang trồng cây ăn quả. Giai đoạn 2013-2015, năng suất, sản lượng

cây ăn quả của huyện có xu hướng tăng nhưng còn chậm, chưa rõ nét. Dù vậy,
nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp nên nhìn chung, cơ bản việc sản xuất
cây ăn quả đã đem lại thu nhập tương đối cao so với trồng lúa, một ha cây ăn quả
cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng.
Mặc dù đã có những thành tựu không nhỏ, sản xuất cây ăn quả trên địa bàn
huyện Gia Lâm vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là liên kết trong quá trình sản
xuất tuy đã hình thành nhưng còn rất yếu, các mô hình liên kết dọc còn giản đơn,
số lượng rất ít, liên kết ngang còn thiếu chặt chẽ dẫn đến sản xuất, tiêu thụ còn
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, có những hạn chế khác như quy mô sản xuất tập
trung chưa lớn, còn manh mún, kinh tế Hợp tác xã và trang trại phát triển chậm;
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản xuất tự do không
theo quy trình, tiêu chuẩn; kinh phí cho đầu tư phát triển còn chưa được đầu tư
đúng mức, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển.
Trong các yếu tố ảnh hưởng, nhóm yếu tố kinh tế - xã hội là nhóm yếu tố
mang tính quyết định đến phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia
Lâm. Các yếu tố dân số, lao động, mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
huyện, tiềm năng và cung cầu thị trường đều có ảnh hưởng nhất định đến sản
xuất cây ăn quả. Qua điều tra sự khác biệt giữa năng suất, hiệu quả sản xuất của
hai nhóm hộ có năng suất cao và năng suất thấp đã cho thấy rõ yếu tố đóng vai
trò quyết định là phương thức sản xuất của các hộ gia đình và các chính sách của
nhà nước, đặc biệt của huyện Gia Lâm.
Qua nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài đưa ra những
giải pháp để phát triển cây ăn quả huyện Gia Lâm trong giai đoạn tới, cụ thể là
tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào trong sản xuất;
phát huy vai trò không thể thiếu của Chính quyền từ Huyện đến cơ sở trong triển
khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, định hướng về phát triển sản xuất cây ăn
quả của địa phương; tăng cường, phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.

x



THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Thi Thanh Tra
2. Thesis title: Developing the fruit production in Gia Lam district,
Hanoi city.
3. Major: Economic Management
Code: 60.34.04.10
4. Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture.
In recent years, thanks to the favorable natural conditions, fruit trees had
brought to many economic benefits to farmers in Gia Lam district, and had
helped them to improve the standard of living and escape from poor. Changing
from low quality rice production to fruit production had been promoted. There is
a fact that the fruit production in Gia Lam district recently had facing with many
difficulties and shortcomings, then this study will try to analyze the real
situations and analyze the influence factors to that situation then to propose some
solutions to develop the fruit production in Gia Lam district in the future. This
research consists of 3 main objectives: (1) To contribute to synthesize the
theoretical and practical problems of fruit production development; (2) To
analysis the real situation and to assess the influent factors to the fruit production
development in Gia Lam; (3) To propose some solutions to develop the fruit
production in Gia Lam, Hanoi.
This study applied the systematic approach and participation approach.
Information is collected both from secondary sources which have been published
and from primary data. In order to collect primary data for the study, the author
had applied the investigation with 3 main fruit tree types which have high
economics value and have been planted concentrated in a large scale area in Gia
Lam district: four seasons guava, pink banana, sweeten orange. The sample was
selected according to the key methods in 3 main communes of Dong Du, Phu Thi
and Da Ton. With each kind of fruit tree, there were 40 samples had been

selected for investigation. Data, information is processed, analyzed using
descriptive statistical methods, comparison and expert methods.
Recently, the fruit production in Gia Lam district had been developed
both in wide and deep aspects. Thanks to the guideline, planning and support
policies of authorities, organizations and determine of the farmers, the fruit
prodution in Gia Lam district had gone through correct direction. Farmer

xi


households had boldly transferring from rice production to fruit production,
focusing on specialty fruits, spearhead, with brands such as guava gloves, pink
banana, sweeten orange. In 2011-2015, the actual area planted fruit trees reached
854.6 hectares, exceeding the planned target, moved 70ha of valley land to fruit
growing land. Also in this period, productivity and yield of fruit production had
increased but at the low rate and on unclear trend. However, thanks to the
favorable natural conditions, in general, the fruit production has brought
relatively high income compared to rice production, one hectare of fruit bring up
to 200-300 million VND revenue.
Despite the main results, the fruit production in Gia Lam district still coped
with some shortcomings such as: weak linkage in production, vertical linkage
models are still simple, with small number. Horizontal linkages are not tight that
lead to many difficuties for production and comsumption. Besides, the scale of
production is not large, and still dispersal; big farming and cooperation still
slowly developed; the application of technology in production still limited,
spontenously production without procedures and standard; capital for
development investment had not been sufficient, infrustracture had not met the
development requirements.
Among influent factors, the group of socio-economics factors is the
determinant factors to the development of the fruit production in Gia Lam

district. Factors of population, labor, industrialization level, modernization of the
district, potential and supply – demand in the market also laid some influence on
the fruit production. Through investigation, there was a difference of productivity
and efficiency between two group of farmers. Which also addressed that the
driven factor is the production method of the farmers and the policy of the State
and government, especially of the Gia Lam district’s authorities.
Through the study of the real situation and analyze the influent factors, this
thesis tried to propose some solutions to develop the fruit production in Gia Lam
district in the future: to increase luring and to efficiently use of the input factors
for production, to strengthen the role of the local authorities in implementing
planning, and direction of fruit production in local area, to strengthen and to
develop the linkage models in fruit production and consumption.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, với chương trình xây dựng Nông thôn mới,
huyện Gia Lâm đã tích cực đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, điển hình là
việc chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả - góp phần
không nhỏ làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Gia Lâm, làm giàu cho người
nông dân. Năm 2015, toàn Huyện có 854,6 ha đất nông nghiệp trồng cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao như chuối tiêu hồng, ổi găng bốn mùa, bưởi diễn, cam
đường canh, cam Vinh, táo Thái, v.v…(Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
Nhiều mô hình cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập trung
bình 300-400 triệu đồng/ha (UBND huyện Gia Lâm, 2015).
Theo đánh giá của UBND huyện Gia Lâm năm 2015, sản xuất cây ăn quả
của huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể là sản xuất chủ yếu quy mô nhỏ,

phân tán, chưa có quy hoạch đồng bộ, chất lượng thấp và hiệu quả sản xuất chưa
cao. Trong giai đoạn 2011-2015, năng suất cây ăn quả của huyện chỉ giữ ở mức
ổn định, không có sự gia tăng đột phá, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng,
kênh mương, đường điện, các cơ sở sơ chế, chế biến,... tại các vùng sản xuất cây
ăn quả trọng điểm còn hạn chế, thiếu đồng bộ và chậm tiến độ. Tổ chức sản xuất
cây ăn quả còn hạn chế, chủ yếu là kinh tế hộ; vai trò của HTX, doanh nghiệp
trong hỗ trợ kinh tế hộ chưa phát huy hiệu quả. Tính liên kết từ sản xuất, chế
biến, tiêu thụ còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học,
quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất còn chậm. Chính những tồn tại, hạn chế
đã khiến năng lực cạnh tranh của trái cây huyện Gia Lâm còn yếu so với các khu
vực khác, trong những năm gần đây, tiêu thụ ngày càng khó khăn, thị trường bị
thu hẹp, giá bán có xu hướng giảm (đặc biệt với chuối tiêu hồng, cam canh).
Vì những lý do nói trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản
xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội” nhằm phân tích rõ
thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy
phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất
giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
cây ăn quả.
(2) Đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản

xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
(3) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Phát triển sản xuất cây ăn quả là gì? Gồm những nội dung nào? Các yếu
tố ảnh hưởng? Thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam và thành
phố Hà Nội trong thời gian qua? Những bài học kinh nghiệm nào được đúc kết?
(2) Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng, phương thức sản xuất,
kết quả và hiệu quả, tiêu thụ, xây dựng, tăng cường liên kết trong sản xuất cây ăn
quả huyện Gia Lâm hiện nay? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng đó?
(3) Giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bản huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới? Cơ sở xây dựng giải pháp là gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng phát triển sản xuất cây ăn
quả huyện Gia Lâm. Chủ thể nghiên cứu trực tiếp là các hộ sản xuất cây ăn quả,
các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, tổ chức có liên quan như Phòng
Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, UBND và
HTXDVNN của các xã Đa Tốn, Phú Thị, Đông Dư; các doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ, các thương lái, người thu gom...
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất sản
phẩm trái cây điển hình có giá trị kinh tế cao tại huyện Gia Lâm (không nghiên

2


cứu sản xuất các giống cây ăn quả) như quả ổi găng bốn mùa, chuối tiêu hồng,
cam canhvà các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất sản phẩm trái cây, từ
đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Gia Lâm,

TP Hà Nội.
* Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP
Hà Nội.
* Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp thu thập từ 2010 – 2015.
- Số liệu sơ cấp (số liệu điều tra các hộ) thu thập từ cuối năm 2015 đến đầu
năm 2016.
- Đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất nông nghiệp nói chung, phát triển sản xuất cây ăn quả nói riêng rút ra những
bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển sản xuất cây ăn quả.
Đề tài đã phản ánh rõ thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn
huyện Gia Lâm (các nghiên cứu trước đây chưa tiến hành, chỉ phản ánh thực
trạng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, nông sản hàng hóa hoặc thực
trạng sản xuất một loại cây ăn quả riêng biệt của huyện như ổi Đông Dư, cam
đường canh…). Theo đó, làm rõ mức độ phát triển sản xuất cây ăn quả theo
chiều rộng, phản ánh đúng thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả theo chiều
sâu. Nghiên cứu tiến hành phân biệt kết quả điều tra theo hai nhóm hộ có năng
suất cao và có năng suất thấp, từ đó làm sáng tỏ sự khác biệt về phương thức sản
xuất của hai nhóm hộ, góp phần xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến chất lượng, hiệu quả sản xuất. Đề tài cơ bản phản ánh được thực trạng xây
dựng các mối liên kết trong sản xuất cây ăn quả của huyện Gia Lâm, từ những
liên kết giản đơn đến các mô hình liên kết khép kín từ khâu cung cấp các yếu tố
đầu vào cho quá trình sản xuất đến bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Đề tài xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả trên địa
bàn huyện Gia Lâm. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp cho Đề án
quy hoạch vùng sản xuất đối với cây ăn quả ở giai đoạn tiếp theo.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
* Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh
vực. Bất cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự
tăng lên về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ
chức; sự thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự
(Fajardo, 1999).
* Phát triển nông nghiệp: Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng
nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội. Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình
thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và
thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và chất. Nền nông nghiệp phát triển là
một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm dịch
vụ), đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức
và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp (Đỗ Kim Chung
và cs., 2009).
* Phát triển sản xuất cây ăn quả: Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu
phát triển sản xuất cây ăn quả được thể hiện trên cả chiều rộng (mức tăng thu
nhập từ sản xuất cây ăn quả, mức tăng về sản lượng thu hoạch, diện tích trồng, số
loại cây và số lượng cây ăn quả) và về chất- chiều sâu (năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh tế), đồng thời phản ánh sự thích ứng của ngành trồng cây ăn quả
với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn
lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các loại cây ăn quả khác nhau và giữa
cây ăn quả với các loại cây trồng khác.
2.1.2. Vị trí, vai trò của cây ăn quả
Lịch sử loài người cho thấy rằng: ngay từ thủa xa xưa, trái cây đã là một
trong các nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên của con người nguyên thuỷ. Giá trị

dinh dưỡng và sinh tố của các loại quả đã khiến chúng được con người sử dụng
ngày càng nhiều trong cuộc sống hàng ngàn năm nay. Do giá trị dinh dưỡng và
hương vị phong phú, các loại hoa quả và rau quả nói chung là loại thức ăn không
thể thiếu được trong đời sống con người và mức tiêu thụ ngày càng tăng.
Cây ăn quả là loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong
những năm gần đây, cây ăn quả góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu

4


cây trồng nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh
thái nhất là các tỉnh trung du miền núi. Trong xu thế phát triển kinh tế – xã hội
hiện nay, khi mà vấn đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời sống nông dân
được cải thiện thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng cao cả về số lượng
lẫn chất lượng. Có thể nói rằng cây ăn quả có vai trò hết sức to lớn đối với con
người. Cụ thể là:
 Quả dùng cho bữa ăn hàng ngày:
Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi và
ngành nghề khác nhau. Trong quả có loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, prôtêin,
lipit, chất khoáng, pectin, tananh, các hợp chất thơm và các chất khác có nhiều
loại vitamin khác như A, B1, B2, B6,C,PP. Đặc biệt là vitamin C rất cần thiết cho
cơ thể con người, vitamin A cần thiết cho trẻ em. Trong khẩu phần ăn của con
người không những cần đầy đủ calo mà cần có vitamin, muối khoáng, các axit
hữu cơ và các hoạt chất khác để các hoạt động sinh lý được tiến hành bình
thường. Nhu cầu về calo dựa vào việc cung cấp đạm, mỡ, hydrat cacbon từ động
vật và thực vật, còn vitamin và các hoạt chất khác thì chủ yếu dựa vào quả và rau
(Trần Như Ý và cs., 2000).
 Sản xuất cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến và xuất khẩu:
Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến và xuất khẩu đã tác

động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự phát triển
kinh tế nhất là những nước chưa phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Vào đầu những
năm 60, ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam đã được hình thành
và phát triển. Nó phát triển mạnh vào những năm 70 với nhiều chủng loại sản
phẩm như: rau quả hộp, rau quả sấy, bán thành phẩm của quả (puple), nước ép
quả…(Trần Như Ý và cs., 2000).
 Cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái
với các chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, làm
đẹp cảnh quan. Nhiều cây giống ăn quả cho nguồn mật có chất lượng cao được
nhiều người tiêu dùng ưa thích. Ở vùng nhiệt đới cây ăn quả còn có tác dụng bảo
vệ đất chống xói mòn, làm hàng rào cản bão. Ở các khu dân cư, đô thị người ta
trồng cây ăn quả với mục đích cây cảnh, cây bóng mát. Nhiều cây ăn quả có tán
lá đẹp, màu sắc hấp dẫn dùng trồng trong công viên hoặc các công trình kiến

5


trúc, các bảo tàng, bệnh viện hay các khu điều dưỡng. Các vùng vải, nhãn ở
Hưng Yên, Lục Ngạn vừa là nguồn sản phẩm dinh dưỡng quý vừa có độ che phủ
chống xói mòn, bảo vệ đất với hiệu quả cao hơn nhiều so với các cây trồng trước
đó (Trần Như Ý và cs., 2000).
 Sản xuất cây ăn quả góp phần tăng thu nhập: Một số cây ăn quả mặc dù
có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, xoài, nhưng lại có thể tận dụng trồng ở đất
quanh vườn nhà, đất đồi và những đất chưa được khai thác góp phần tăng thu
nhập cho nông dân (Trần Như Ý và cs., 2000).
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất cây ăn quả
Đặc điểm kinh tế: Các loại cây ăn quả thường có chu kỳ sản xuất dài chỉ
trồng một lần, đời sống cơ thể kéo dài và thu hoạch nhiều năm với năng suất
cao, giá trị gấp 10-15 lần trồng lúa.Trong khi đó, đầu tư cho cây ăn quả không
cao, ít sâu bệnh, độ rủi ro thấp (chủ yếu do điều kiện thời tiết mang lại hơn) so

với cây trồng khác. Chính vì vậy,cây ăn quả được đánh giá cao, giữ vai trò quan
trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay ở nước ta (Trần Như Ý
và cs., 2000).
Đặc điểm kỹ thuật: Cây ăn quả là loại cây trồng cạn, có tính chịu hạn cao,
không kén đất, với khả năng này nó tận dụng được đất đai không thể trồng được
cây lương thực, với kỹ thuật canh tác trên đất dốc, cây ăn quả có thể trụ lại và
phát triển bình thường, sau thời kỳ kiến thiết cơ bản (thường từ 3-4 năm) đến thời
kỳ sản xuất kinh doanh, thời kì này kéo dài vài chục năm thậm chí kéo dài cả
trăm năm. Cho tới nay vẫn chưa xác định chắc chắn chu kì sản xuất của nó là bao
nhiêu năm, điểm này rất thuận lợi cho việc sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm về
kỹ thuật trong sản xuất dẫn đến tính thời vụ cao nếu chuyên môn hoá quá sâu
(Trần Như Ý và cs., 2000).
Để giảm bớt tính thời vụ trong việc phát triển ngành cây ăn quả cần lưu ý
mấy vấn đề sau:
- Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp bằng
cách kết hợp cơ cấu cây ăn quả hợp lý, kết hợp cây ăn quả với các loại cây trồng
và vật nuôi khác. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để sử dụng tối đa lực lượng lao
động và sở dụng hợp lý các loại vật tư kỹ thuật.
- Tạo ra các giống cây ăn quả cho sản phẩm không trùng nhau trong một
năm (cây trái vụ) để hạn chế tính thời vụ.

6


2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây ăn quả
2.1.4.1. Quy hoạch vùng phát triển các loại cây ăn quả
Quy hoạch vùng phát triển sản xuất cây ăn quả theo thế mạnh và đặc điểm
tự nhiên của từng vùng, thích hợp với từng loại cây ăn quả, tập trung phát triển
theo hướng chuyên canh đặc sản.
Sau khi xác định chọn vùng phát triển, tiến hành công bố rộng rãi và triển

khai thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích, áp dụng công nghệ cao, xây
dựng hạ tầng sản xuất, thương hiệu, quảng bá sản phẩm… để tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tích cực chuyển đổi và phát triển cây ăn
quả. Yêu cầu phát triển cây ăn quả phải nằm trong vùng phát triển nông nghiệp
ổn định, lâu dài gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, cơ sở, kết hợp chặt chẽ với phát triển dịch vụ, du lịch để tăng hiệu quả
sử dụng đất đai.
2.1.4.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
 Đất đai (mặt bằng): đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không
thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất cây ăn quả, đất là yếu
tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, đất đai có đặc điểm là có vị trí cố định, giới hạn về diện tích và chất
lượng đất không đồng đều giữa các vùng, khu vực nên ảnh hưởng đến việc quy
hoạch và sử dụng mặt bằng trong quá trình sản xuất. Do vậy, năng suất và chất
lượng các sản phẩm ăn quả ở mỗi vùng, khu vực sẽ khác nhau. Chính vì vậy,
nắm bắt được từng đặc điểm của các loại đất để bố trí tổ chức sản xuất sẽ phát
huy được hiệu quả và khai thác triệt để tiềm năng của đất đai.
 Lao động: lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất kinh
doanh. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao
động tác động lên đối tượng lao động. Không có lao động thì không thể có hoạt
động nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009). Sử dụng lao động trong sản
xuất cây ăn quả phải tuân thủ hai nguyên tắc:
- Tính hợp lý, đầy đủ: nguồn lao động phải được sử dụng hết, phù hợp với
tính chất công việc, trình độ và điều kiện sức khỏe để đảm bảo có thể tái sản xuất
sức lao động và nâng cao năng suất.
- Tính hiệu quả: Có thể đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng lao động
bằng một số chỉ tiêu như: Tỷ suất sử dụng lao động (là tỷ lệ lao động được sử
dụng/tổng số lao động hiện có); giá tiền công và chi phí lao động; mức trang bị

7



cho lao động (máy móc, thiết bị, năng lượng/lao động); năng suất lao động; giá
trị sản xuất/lao động.
 Giống, khoa học kĩ thuật: giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình sản xuất cây ăn quả. Nếu như đầu tư như nhau nhưng giống khác
nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Giống tốt là những giống có khả năng thích
nghi với điều kiện tự nhiên, tổ chức sản xuất, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt,
cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với sự phát triển của
KHKT hiện đại, nhiều loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào
sản xuất. Tuy nhiên, muốn khai thác và phát huy được tiềm năng của từng địa
phương cần phải bố trí, lựa chọn những giống cây ăn quả thích hợp với điều kiện
của từng vùng, từng địa phương, vận dụng tốt khoa học kĩ thuật để nâng cao
được hiệu quả sản xuất.
 Vốn sản xuất: vốn được hiểu là những tư liệu sản xuất như máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Theo nghĩa
chung, vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm, các
nguồn tài chính dùng cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và
cs., 2009).
Để phát triển sản xuất cây ăn quả, vốn phải được sử dụng hợp lý, huy động
vốn có hiệu quả, phân bổ vốn hợp lý cho từng hoạt động sản xuất. Để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn, có thể sử dụng một số chỉ tiêu như: mức trang bị vốn (quy
mô vốn của hộ trồng cây ăn quả), khả năng huy động vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu
và vốn nợ), tình hình phân bổ vốn (tỷ lệ vốn đầu tư cho các khâu như sản xuất,
marketing,...), chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: giá trị sản
phẩm/một đồng vốn, tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận...
 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Tài nguyên thiên nhiên và môi
trường được coi là nguồn lực quan trọng của nông nghiệp nói chung và sản xuất
cây ăn quả nói riêng. Tài nguyên thiên nhiên là sản phẩm tự nhiên để con người
tiến hành sản xuất hoặc dùng nó làm môi trường sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên

bao gồm đất đai, sông hồ, thực vật, động vật, rừng, biển. Các tài nguyên này dù
trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cây ăn quả. Các
mối liên hệ sinh thái, kinh tế-kỹ thuật giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường
với sản xuất cây ăn quả trực tiếp liên quan đến các điều kiện khí hậu, thời tiết,
con người…Trong sự phát triển sản xuất cây ăn quả, tài nguyên thiên nhiên phải
đảm bảo được sử dụng hợp lý và bảo vệ khỏi các tác động ngoại ứng tiêu cực từ
việc sản xuất, khai thác quá mức, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…

8


Tăng cường các liên kết trong sản xuất cây ăn quả
Việc sản xuất theo công nghệ mới, sản xuất theo vùng tập trung có sự liên
kết giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và nhà doanh nghiệp) đang là
vấn đề được các nhà nông tiến bộ hiện nay áp dụng.
Để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung, hỗ trợ tiêu
thụ sản phẩm và ổn định thị trường, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản
trong bối cảnh hội nhập, ngày 25 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, tiếp tục tăng
cường sự gắn kết được 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh
nghiệp), tạo thêm nguồn lực để phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo hướng
thị trường, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Nhà nông: Nông dân là những người trực tiếp sản xuất nông sản. Trong
tình hình hiện nay, đơn vị có thể làm tốt nhất vai trò trung gian giúp cho người
dân chính là HTX. Tổ chức này có thể đại diện cho các xã viên nông dân thương
lượng về giá cả và phương thức mua bán với doanh nghiệp.
- Nhà nước: Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DN để họ chủ
động giải quyết những vấn đề phát sinh trong mối liên kết. Ví dụ: hỗ trợ lãi suất
vay vốn, miễn thuế, khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ trụ sở…

Hỗ trợ như vậy để các DN khi tham gia vào chuỗi này họ cảm thấy yên tâm. Bên
cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế bảo hiểm trong trường hợp giá biến động lớn,
đảm bảo quyền lợi hài hòa cho cả DN, nông dân. Đối với nông dân, quy hoạch
được vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường, đảm bảo đầu ra.
- Nhà khoa học: Nhà khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình này
nhằm giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất...
nhưng việc thiếu những cơ chế rõ ràng khiến vai trò của "nhà" này không được
đề cao. Sự tham gia của các nhà khoa học hiện nay còn ít và hạn chế.
- Nhà doanh nghiệp: doanh nghiệp là cơ sở sản xuất kinh doanh với mục
đích kiếm lời là chính. Các doanh nghiệp hiện nay còn lo sợ đầu tư vào lĩnh vực
nhiều rủi ro này. Đặc biệt là khu vực tư nhân, khó khăn lớn nhất chính là việc
thiếu vốn, sự quan tâm hỗ trợ của các "nhà" khác, và lại phải chịu rủi ro cao khi
ứng vốn cho nông dân. Trong trường hợp xảy ra thiên tai hay các nguyên nhân
bất khả kháng không trả được nợ, doanh nghiệp phải kéo dài thời gian nợ ngân

9


hàng làm tăng vốn vay, giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến hoạt động tài
chính. Vì vậy, doanh nghiệp khi ký hợp đồng còn ngần ngại đầu tư cho sản xuất
kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp vì đầu tư thì cao nhưng tỷ lệ rủi ro lớn.
2.1.4.3. Tăng cường xây dựng hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm
Mặt hàng trái cây có tính chất đặc thù là không để được lâu, dễ hư hỏng nên
đòi hỏi có các biệp pháp bảo quản chế biến thích hợp, cần được phân phối tiêu
thụ đúng thời gian.
Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất trong bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh nào. Vì có tiêu thụ được hàng hóa thì mới thu hồi được vốn để tiếp
tục đầu tư sản xuất tiếp theo. Nhưng tiêu thụ luôn là một khâu khó khăn, đặc biệt
là tiêu thụ hàng nông sản là thực phẩm tươi, dễ bị hư hỏng nên đòi hỏi phải tiêu
thụ ngay nếu không qua chế biến. Hiện nay, tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó

khăn nhất của người sản xuất, đặc biệt là người nông dân. Nguyên nhân do thị
trường nông thôn còn hạn chế, nông dân vẫn chưa quen với nền kinh tế thị
trường, chưa biết nắm bắt và khai thác nhu cầu đa dạng của thị trường, cho nên
sản xuất chưa thật gắn với tiêu thụ, chế biến và dự trữ, nông dân chỉ biết sản xuất
mà chưa chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng cần. Do vậy, cần khuyến khích mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để họ yên tâm sản xuất.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây ăn quả
Theo Đỗ Kim Chung và cs. (2009), phát triển nông nghiệp chịu sự tác động
của nhiều yếu tố khác nhau. Tùy theo mỗi quốc gia, mỗi vùng mà các yếu tố có
những đóng góp khác nhau vào quá trình phát triển nông nghiệp. Nhìn chung có
thể gom thành các yếu tố: Tài nguyên nông nghiệp; Quy mô, cấu trúc dân số; thể
chế và chính sách của nhà nước; Mức độ công nghiệp hóa nền kinh tế và nền
nông nghiệp; Cầu thị trường và hệ thống thị trường; Nền khoa học công nghệ;
Mức độ hội nhập của nền kinh tế; thể chế chính trị và sự ổn định chính trị. Sản
xuất cây ăn quả cũng là một hoạt động sản xuất nông nghiệp, do đó cũng chịu sự
ảnh hưởng của các yếu tố này.
* Tài nguyên nông nghiệp của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển nông nghiệp. Số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước,
sinh vật, khí hậu), tài nguyên tài chính (tích lũy của nền kinh tế, mức tiết kiệm
của cư dân), tài nguyên xã hội (vốn xã hội) ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
nông nghiệp. Tài nguyên nông nghiệp quy định lợi thế so sánh về nông nghiệp

10


của mỗi vùng và quốc gia, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông
nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
* Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng. Mức bình
quân về tài nguyên (diện tích đất nông nghiệp/đầu người), ảnh hưởng rất lớn đến

sự phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển
sản xuất nông nghiệp. Quy mô dân số còn ảnh hưởng đến cầu của thị trường về
sản phẩm nông nghiệp. Cấu trúc dân tộc, bản sắc văn hóa cũng ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
* Lao động là yếu tố sản xuất, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của các
ngành trong đó có ngành rau quả. Theo số liệu năm 2014 của Tổng cục Thống
kê, 33,1% dân số Việt Nam sống tại khu vực thành thị và 66,9% tại các vùng
nông thôn. Do vậy, có thể nói lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào và có
thể cung cấp đủ lao động cho sản xuất cây ăn quả. Người nông dân nước ta cần
cù sáng tạo, qua nhiều thế hệ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chọn
giống rau đậu, cam, quýt, bưởi, hồng, xoài, chôm chôm, thanh long. Nông dân ở
nhiều vùng rau quả truyền thống đã thu được năng suất và lợi nhuận cao. Tuy
nhiên, chỉ với kinh nghiệm thì nhiều vấn đề chưa giải quyết được, nhất là các
khâu như: giống, phòng trừ sâu bệnh, xử lý sau thu hoạch. Nhìn chung, trình độ
dân trí của nước ta còn thấp so với nhiều nước trên thế giới.
* Thể chế và chính sách của chính phủ can thiệp vào nền nông nghiệp.
Các chính phủ vì những mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau đã có các
chính sách, cách can thiệp khác nhau vào nền nông nghiệp để thỏa mãn các mục
tiêu của quốc gia đó. Do đó, chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và
chính sách kinh tế nông nghiệp nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả. Chính sách của Đảng và
chính phủ Việt Nam đã tạo ra sự phát triển vượt bậc về nông nghiệp (Đỗ Kim
Chung và cs., 2009).
* Mức độ công nghiệp hóa nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói
riêng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nền nông nghiệp làm cho nông nghiệp ở trình độ cao hơn (Đỗ Kim
Chung và cs., 2009).
* Cầu thị trường và hệ thống thị trường cũng là yếu tố trực tiếp làm cho
sản xuất cây ăn quả phát triển. Tín hiệu thị trường giúp cho người sản xuất và


11


người tiêu dùng có các ứng xử quan trọng trong việc ra quyết định phân bổ và sử
dụng nguồn lực vào sản xuất ra các loại cây ăn quả khác nhau phù hợp với nhu
cầu thị trường (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
* Khoa học và công nghệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông
nghiệp. Khoa học công nghệ luôn trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Quá trình sinh học hóa, hóa học hóa, cơ
giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp trực tiếp
tạo ra sự tăng trưởng nông nghiệp và làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển
(Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
* Nền kinh tế ngày càng hội nhập, thị trường càng mở cửa thì nền nông
nghiệp càng phát triển. Đó chính là lý do mà các nước tham gia tổ chức Thương
mại thế giới (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam
Với điều kiện thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái
cây đa dạng, có chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Có
thể nói, trái cây ở nước ta không chỉ đa dạng về chủng loại mà mùa nào cũng có
sản phẩm. Các vùng có thế mạnh trồng trái cây xuất khẩu chủ yếu tập trung tại
khu vực phía Nam. Các loại trái cây xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là
dứa đóng hộp, bưởi, xoài, thanh long…
Diện tích cây ăn quả của Việt Nam năm 2014 đạt 786 nghìn ha, trong đó
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất
cả nước, đạt 298 nghìn ha (chiếm 37,9% tổng diện tích cây ăn quả cả nước);
vùng Đông Nam Bộ đứng hàng thứ hai, với diện tích 187 nghìn ha (chiếm 23,8%
tổng diện tích cây ăn quả cả nước).Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có
tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm). Tuy nhiên, nhờ tác động của tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ

canh tác của các nhà vườn được nâng cao…, nên năng suất và sản lượng cây ăn
quả tăng trưởng mạnh, đạt từ 3 - 4%/năm (Tấn Vũ, 2015).
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN-PTNT) và nhiều địa phương đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về
việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, trong đó có việc quy hoạch vùng sản xuất cây
ăn quả tập trung, rải vụ, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành cây ăn quả. Những

12


×