Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phát triển sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC TUÂN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUÝT VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tuân

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Ngọc Hướng thầy đã
hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường HV Nông nghiệp Việt Nam,
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Tập thể giáo viên và cán bộ công
nhân viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ
môn Phân tích định lượng cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần
vật chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Lạng Sơn, UBND, các phòng ban mà trực tiếp là phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Bắc Sơn, các xã Quỳnh Sơn, Bắc Sơn,
Chiến Thắng đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để hoàn
thành luận văn.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Ngọc Tuân

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Tuân
Tên luận văn: Phát triển sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có
chất lượng cao, bảo đảm về chất lượng. Từ đây đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tạo sản
phẩm chất lượng có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài nước
Trong quá trình sản xuất một số vấn đề khó khăn đã đặt ra cho các hộ trồng
quýt của huyện như: Kỹ thuật sản xuất quýt vàng của nông dân còn hạn chế, cơ sở hạ
tầng trang thiết bị còn thô sơ, sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn chưa có thương hiệu…Do
đó chúng tôi đi nghiên cứu đề tài:“Phát triển sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc
Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
2. Tôi nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu chính là: Trên cơ sở đánh giá thực
trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng
Sơn từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất quýt
vàng của huyện đạt hiệu quả cao và bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
Đối tượng khảo sát chính là các hộ nông dân sản xuất quýt vàng huyện Bắc Sơn.
Điều tra trên địa bàn ba xã: Bắc Sơn, Quỳnh Sơn và Chiến Thắng với mẫu điều tra 75
hộ. Qua đó có sự so sánh một số chỉ tiêu nghiên cứu với nhóm hộ sản xuất và theo vùng
sản xuất trong huyện. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất quýt vàng
Bắc Sơn.

3. Diện tích quýt vàng trong giai đoạn 2013 – 2015 có xu hướng giảm về diện
tích trong huyện Bắc Sơn nguyên nhân do nạn khai phá rừng ảnh hưởng đến thảm thực
vật và hệ sinh thái, do thay đổi diện tích cây già cội.
Trong sản xuất quýt, không có sự chênh lệch lớn về đầu tư chi phí cũng như chi
phí sản xuất kinh doanh của nhóm hộ sản xuất theo quý mô và theo vùng sản xuất.
Về giá thì phụ thuộc khá nhiều vào thị trường và thương lái ép giá. Tuy nhiên
sản phẩm ngon và chất lượng cũng đã được khẳng định qua một nhóm người đã được sử
dụng. Hiện tại giá quýt buôn là 12 nghìn đồng/kg, giá bán lẻ trên thị trường năm 2015
dao động từ 22 nghìn đồng/kg đến 25 nghìn đồng/kg.
Giá trị sản xuất quýt của nhóm hộ sản xuất phân theo quy mô và theo vùng sản
xuất cũng tương đương nhau.

iii


Bình quân trên 1ha quýt thì chi phí sản xuất bình quân là 67,03 triệu đồng/ha và
có thay đổi theo vùng và quy mô sản xuất quýt.
Để phát triển sản xuất quýt vàng các hộ nông dân đều chịu nhiều ảnh hưởng tác
động từ môi trường bên trong và bên ngoài, trong đó có những yếu tố thuận lợi những
yếu tố cản trở. Ngoài những ảnh hưởng chung, mỗi hộ nông dân cũng có những khó
khăn thuận lợi riêng, trong đó khó khăn nhất là từ nhận thức đến điều kiện sản xuất.
Trong đó một số yếu tố chính như: Các nhân tố chủ quan: 1. Trình độ kỹ thuật của
người sản xuất; 2. Áp dụng khoa học kỹ thuật, 3. Hiệu quả kinh tế…Các nhân tố khách
quan: 1.Các yếu tố tự nhiên; 2. Thị trường tiêu thụ; 3. Các tác động của các cơ quan
ban ngành có liên quan.
4. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất quýt vàng Bắc
Sơn và phân tích SWOT, có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
quýt vàng.
- Định hướng: Tập trung sản xuất ổn định diện tích quýt vàng hiện có, tập trung
cải tạo, nâng cao chất lượng thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Giải pháp: 1. Chất lượng giống; 2. Phân vùng quy hoạch ; 3. Giải pháp về vốn;
4. Khoa học công nghệ và công tác khuyến nông; 5. Giải pháp thị trường và xây dựng
thương hiệu; 6. Về chính sách và thể chế.

iv


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Ngoc Tuan
Thesis title: Development of yellow citrus production in the district, Bac Son, Lang
Son Province
Sector: Economic Management
Code: 60.34.04.10
Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
1. The trend of economic integration of markets increasingly demanding high-quality
products, quality assurance. From here poses urgent requirement is to create quality
products with brand and market position in the domestic and foreign
In the process of producing a number of problems were posed to the citrus growers of
the district such as yellow citrus production technique by farmers is limited,
infrastructure facilities are rudimentary, the tangerine Bac Son gold brand no ... So we
went to study the topic: "developing a yellow citrus production Bac Son district, Lang
Son province"
2. I researched the subject on the main objectives are: Based on the situation analysis,
the factors affecting gold tangerine production Bac Son district, Lang Son province
which proposed orientations and main measures to develop the district's golden
tangerine production effectively and economically sustainable - socially and
environmentally.
Respondents are farmers producing citrus yellow Bac Son District. Investigation in the
province three communes of Bac Son, Quynh Son and Victory with a sample of 75
households. Thereby there is a comparative study indicators with producer groups and

regional production in the district. Analysis of the factors affecting the production of
citrus yellow Bac Son.
3. The area of gold tangerine period 2013-2015 tended to decrease in area in Bac Son
District accidents caused by deforestation affects vegetation and ecosystems, due to
changes in the area of old trees.
In citrus production, no significant differences in investment cost as well as the cost of
production and business of the quarterly producer group production model and by
region.
About the price depends largely on the market and price pressure traders. But delicious
and quality products has also been confirmed by a group of people have been using.

v


Current wholesale price of citrus is 12 thousand VND / kg, the retail price in the market
in 2015 ranged from 22 thousand VND / kg to 25 thousand VND / kg.
The production value of the producer group citrus by size and by region also produced
equivalent.
On average, the cost of 1 ha citrus production averaged 67.03 million / ha and can vary
by region and citrus production scale.
To develop gold production tangerine farmers are influenced environmental impacts
from inside and outside, including the favorable factors hindering factors. In addition to
the overall effect, each household has its own difficulties and advantages, which is the
most difficult of perception to production conditions. In which a number of key factors
such as subjective factors: 1. The technical level of the production; 2. Application of
science and technology, economic efficiency 3. ... The objective factors: 1. The natural
elements; 2. The consumer market; 3. The impact of the agencies involved.
4. From the analysis of the factors affecting gold tangerine production efficiency Bac
Son and SWOT analysis, can provide some solutions to improve the efficiency of
production citrus yellow.

- Orientation: Focus production steady yellow tangerine existing area, concentrating its
efforts, improve the quality of intensive farming to increase productivity, product
quality.
- Solution: 1. Quality seed; 2. Zoning; 3. capital solutions; 4. Science and technology
and extension work; 5. Market solutions and branding; 6. policies and institutions.

vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt luận văn .............................................................................................................. iii
Mục lục ........................................................................................................................... vii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... ix
Danh mục bảng ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ....................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất quýt vàng ......................... 5
2.1.

Lý luận cơ bản về phát triển sản xuất quýt vàng ................................................. 5

2.1.1.

Lý luận về sản xuất.............................................................................................. 5

2.1.2.


Phát triển sản xuất quýt ....................................................................................... 7

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất ..................................... 8

2.1.4.

Đặc điểm về giống, kỹ thuât, chăm sóc cây quýt ................................................ 9

2.2.

Thực tiến phát triển sản xuất quýt vàng trên thế giới và ở Việt Nam ............... 13

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất quýt trên Thế giới ............................................... 13

2.2.2.

Tình hình sản xuất quýt ở việt Nam .................................................................. 15

2.2.3.

Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương.................................................... 15

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 18


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 18

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................... 25

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 29

vii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 30

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 31

3.2.3.


Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin ....................................................... 33

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 34

3.2.5.

Phương pháp thống kê ....................................................................................... 34

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 34

3.2.7.

Cách tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này ............................. 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn ............. 37

4.1.1.

Khái quát cơ cấu sản xuất quýt của huyện Bắc Sơn.......................................... 37

4.1.2.

Biến động diện tích, năng suất và sản lượng quýt vàng huyện Bắc Sơn

giai đoạn 2012 – 2015 ....................................................................................... 42

4.1.4. Tình hình chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ................... 48
4.2.

Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển sản xuất quýt của hộ nông dân ............... 60

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 60

4.2.2.

Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................. 60

4.2.3.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản
xuất quýt vàng tại huyện Bắc Sơn ..................................................................... 65

4.3.

Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ
quýt vàng ........................................................................................................... 67

4.3.1.

Định hướng phát triển ....................................................................................... 67

4.3.2.


Giải pháp cho phát triển sản xuất quýt trên địa bàn huyện Bắc Sơn ................. 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 79
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 79

5.2.

Kiến nghị……. .................................................................................................. 80

5.2.1.

Đối với người sản xuất ...................................................................................... 80

5.2.2.

Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương ................................................. 81

5.2.3.

Đối với các cơ quan liên quan ........................................................................... 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CS

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Gross Output - Giá trị sản xuất

IC


Intermediary - Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản



Lao động

MI

Mixed Income - Thu nhập hỗn hợp

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

PTSX

Phát triển sản xuất


STT

Số thứ tự

SWOT

Strengths-Điểm mạnh, Weaknesses-Điểm
Opportunities-Cơ hội, Threats-Thách thức

SX

Sản xuất

TC

Total Costs - Tổng chi phí

TM - DV

Thương mại - dịch vụ

Tr.đ

Triệu đồng

ix

yếu,



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên thế giới .......................... 14
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 ......................... 15
Bảng 3.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2015 của huyện Bắc Sơn ................ 20
Bảng 3.2. Tình hình đất đai huyện Bắc Sơn giai đoạn 2013-2015 ................................. 23
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích nhóm đất và loại đất huyện Bắc Sơn năm 2015 .............. 24
Bảng 3.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Bắc Sơn qua 3 năm 2013 - 2015..............27
Bảng 3.5. Một số thông tin các xã trong vùng nghiên cứu ............................................ 31
Bảng 3.6. Số hộ chọn điều tra tại 3 xã ........................................................................... 32
Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của huyện Bắc Sơn ..............38
Bảng 4.2. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện Bắc Sơn ................ 39
Bảng 4.3. Diện tích cây ăn quả phân theo các xã của huyện Bắc Sơn ........................... 42
Bảng 4.4. Tình hình biến động diện tích, năng suất, sản lượng quýt vàng huyện
Bắc Sơn giai đoạn 2012 – 2015...................................................................... 44
Bảng 4.6. Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra năm 2015 .................................... 45
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt của các hộ điều tra huyện Bắc Sơn ...... 46
Bảng 4.8. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất giai đoạn kiến thiết phân theo vùng
sản xuất........................................................................................................... 48
Bảng 4.9. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất giai đoạn kiến thiết phân theo quy mô
sản xuất........................................................................................................... 49
Bảng 4.10. Chi phi sản xuất phân theo vùng sản xuất .................................................... 51
Bảng 4.11. Chi phí giai đoạn kinh doanh phân theo quy mô .......................................... 52
Bảng 4.12. Tổng hợp chi phí cho sản xuất quýt của các nhóm hộ điều tra .................... 53
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra theo vùng sản xuất ............................. 54
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của hộ theo vùng sản xuất ................................................. 55
Bảng 4.15. Hình thức tiêu thụ sản phẩm quýt của hộ điều tra tại huyện Bắc Sơn
năm 2015 ........................................................................................................ 57
Bảng 4.16. Ý kiến người dân về tiếp cận chính sách ...................................................... 62
Bảng 4.17. Định hướng phát triển sản xuất quýt ở hộ điều tra ....................................... 64


x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc
đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú… Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi cho
nước ta rất nhiều loại cây trái đặc trưng của từng vùng khác nhau.
Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người sản phẩm hoa
quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều
vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc dân
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những
loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp
cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực;
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ngoài sử
dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đóng hộp,
mứt. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận
quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, là cây góp phần tích cực vào
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập.
Một trong số loại cây ăn quả đó là cây quýt.
Quýt là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền
núi bởi đó mà cây quýt không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần
cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Những năm
gần đây sản phẩm quýt trở thành hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến
với màu vàng tươi, mùi thơm, vị ngọt đặc trưng được nhiều người ưa chuộng,
cây cho quả sớm, sản lượng cao dễ tiêu thụ nên cây quýt đã chiếm vị trí quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói
chung và của huyện Bắc Sơn nói riêng. Cây quýt đem lại thu nhập cao cho đồng
bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của
địa phương.

Bắc Sơn có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây quýt sinh
trưởng phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây quýt là cây trồng cho thu
nhập chủ yếu của người dân trong một số xã. Năm 2015, có hơn 70 ha quýt được
trồng mới ở các xã Chiến Thắng, Bắc Sơn và Quỳnh Sơn và chuyện thu về mấy
chục triệu đồng từ quýt đã không còn là chuyện xa lạ đối với người trồng quýt
nơi đây nữa (Phòng thống kê huyện Bắc Sơn, 2015).

1


Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện Bắc Sơn thì cây quýt là
cây đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với cây trồng khác. Tuy nhiên,
năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa
phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí hậu , suy thoái rừng đầu nguồn, giá cả
nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu
tư, cây quýt mới chỉ phát triển ở một số hộ trong xã chứ chưa mở rộng ra toàn xã.
Để sản xuất quýt thực sự có hiệu quả đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành.
Từ chính những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài “Phát triển sản
xuất quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” góp phần đánh giá
đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất quýt đồng thời thấy được
những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất quýt
vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ đó đề xuất định hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất quýt vàng của huyện đạt hiệu
quả cao và bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất

quýt vàng;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện
Bắc Sơn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất quýt vàng trên
địa bàn huyện Bắc Sơn.
- Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển quýt
vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản suất cây ăn quả nói chung
và về phát triển sản xuất quýt vàng

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và kết quả trồng quýt
vàng. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất quýt vàng. Sau đó đề ra các giải pháp
phát triển mở rộng vùng sản xuất quýt vàng tại huyện cho giai đoạn 2016 – 2020.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời gian từ năm
2011 đến năm 2015.
- Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong gian đoạn 2015.
- Các giải pháp đề xuất cho năm 2016 – 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Biến động sản xuất quýt ở huyện Bắc Sơn trong những năm qua như thế
nào: diện tích, cơ cấu, năng suất, sản lượng…?

2. Hoạt động sản xuất quýt của hộ nông dân như thế nào?
3. Hiệu quả kinh tế sản xuất quýt ở hộ nông dân như thế nào và xu hướng
biến động?
4. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển sản quýt tại huyện Bắc Sơn?
5. Những giải pháp nào khắc phục các khó khăn, các vấn đề hạn chế nhằm
phát triển sản xuất quýt tại huyện trong những năm tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC MỚI
Luận văn đã có được một số những đóng góp mới sau:
Vận dụng và bổ sung vào lý luận về các khái niệm, phương pháp phân
tích, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây quýt. Đây là nguồn tham khảo
hữu ích và quan trọng cho các nhà nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp
trong nước.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn được tổng kết lại là sự bổ sung và
làm phong phú thêm tài liệu về phát triển sản xuất cây ăn quả nói riêng và sản
xuất nông nghiệp nói chung ở các địa phương trong cả nước.

3


Đề tài đã phân tích được thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
trong phát triển sản xuất quýt vàng với sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại; các phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện,
đặc điểm tình hình sản xuất của huyện Bắc Sơn và mục tiêu, nội dung thực hiện
của đề tài.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT QUÝT VÀNG

2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUÝT VÀNG
2.1.1. Lý luận về sản xuất
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người (World Bank, 1992).
Theo MalcomGills – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: phát
triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự
tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự
tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên
(MalcomGills, 2010).
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội”.
Tuy nhiên các ý kiến đều cho rằng: Phát triển được hiểu là một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra
vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự
phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật
lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long
và cs, 2009).
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Theo Trần Văn Đức và cs (2006) đã đưa ra các nội dung sau:
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ


5


sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f (X1, X2,..., Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,..., Xn là
lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp: quá trình này thể hiện trình độ dân
trí còn thấp của chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp
cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường: tức là phát triển hướng sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên
canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải theo phương thức thứ 2. Nhưng cho dù
sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được 3 câu hỏi cơ
bản là: Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai ? Sản xuất như thế nào ?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất,
thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phục vụ đời
sống con người.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất
* Phát triển sản xuất
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có
thể hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về
số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời

sống ngày càng cao của con người.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.

6


Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn
nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng được nâng cao,
đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm (Đỗ
Đình Ca, 1995).
*Phát triển sản xuất hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người và có thể dùng trao đổi với hàng hóa khác. Hàng hóa là một phạm trù
kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó trở thành đối tượng mua
bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữa hình và ở dạng phi vật thể (Bùi
Thị Thanh Tâm, 2006)
Quá trình sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn là quá trình chuyển hóa nền
kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc thành nền kinh tế hàng hóa mà đỉnh cao là
kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hóa không phải là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt
trong lịch sử, mà kinh tế hàng hóa là phương thức phát triển kinh tế chung của
loài người, của nhiều phương thức sản xuất là một bước tiến của lịch sử. Ngày
nay nhân loại chưa biết đến phương thức kinh tế nào tiến bộ hơn phương thức
hàng hóa.
Phát triển sản xuất hàng hóa toàn diện, chuyên môn hóa là phát triển một

cách hợp lý hay vùng kinh tế toàn diện, đa dạng. Thực hiện chuyên môn hóa gắn
với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - Xã hội.
Phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, an toàn về sử dụng và
sạch về môi trường sinh thái.
2.1.2. Phát triển sản xuất quýt
Quýt Bắc Sơn là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi
người sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một
số loại cây ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất quýt sẽ đưa giá trị của
ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất
lượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển dịch kinh tế trong nông
nghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên.

7


Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây quýt nói riêng góp phần
làm tăng cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm
cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành công
nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công
nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng,
quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất quýt còn góp phần tạo quan, môi trường sinh thái
thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình,
du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng...
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những
thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng ngoại tệ
lớn cho đất nước.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất

Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình
phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động
không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng
hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết
định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao
động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả của quá trình
phát triển sản xuất.
Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố
cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động
trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài
nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản,tài nguyên rừng, biển và tài nguyên
thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất.
Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản

8


xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội và
đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác: các hình thức tổ chức sản xuất, mối
quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần
kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các
chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển sản

xuất... cũng có quyết định tới quá trình phát triển sản xuất.
2.1.4. Đặc điểm về giống, kỹ thuât, chăm sóc cây quýt
2.1.4.1. Đặc điểm về giống
Quýt có tên khoa học là Citrus reticulata thuộc họ rutaceae. Là loài cây
ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn bưởi, vỏ mỏng, khi chin thường có
màu vàng, có vị ngọt hoặc hơi chua. Nó là cây nhỏ, cao đến khoảng 10m có cành
gai và là thường xanh dài khoảng 4–10 cm. Quýt bắt nguồn từ Đông Nam Á, có
thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc. Trên thế giới cũng có nhiều
loại Quýt, sau đây là một số loại chính:
Quýt Satsuma: Chịu rét tốt, trồng nhiều ở Nam Nhật Bản, Trung Quốc
và một số nước khác. Giống quýt này không hạt, ngon, chín sớm và có rất
nhiều loại phụ.
Quýt Ponkan: Gồm nhiều loại quýt trồng ở các nước Đông Nam Á nhưng
mỗi nước có một tên gọi khác nhau.
Quýt Dancy: Vỏ đỏ tươi, rất đẹp, là loại quýt Tiều vì nguồn gốc ở tỉnh
Phúc Kiến (Trung Quốc). Quýt Tiều không được ngọt lắm nhưng vỏ đỏ như son,
rất được ưa chuộng để cúng giỗ Tết, trang trí.
Quýt Tangrin: có vỏ vàng cam, trồng nhiều ở Maroc Bắc Phi.
Quýt Kinh: quả to, vỏ dầy, hơi khó bóc. Thịt qủa khi chín màu đỏ vàng rất
đẹp, nước quả làm nước giải khát có màu rất đẹp. Quýt Kinh được trồng nhiều ở
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, Quýt Kinh là giống Cam sành phổ
biến rộng rãi cả nước. Các nhà khoa học thế giới cho rằng Quýt Kinh (Cam sành)
là cây lai giữa cam và quýt nên quả có cả đặc tính của cam, quýt. Họ xếp là quýt
nhưng ở ta lại gọi là cam (Vũ Công Hậu, 2000).
Ở nước ta có một số giống quýt điển hình như: Quýt vàng Bắc Sơn
(Lạng Sơn); Quýt đường Canh; Quýt Tích Giang; Quýt Đỏ; Quýt vàng Bắc

9



Quang (Hà Giang) ; Quýt chum Bắc Quang (Hà Giang) ; Quýt Đường ; Quýt
Hồng Lai Vung.
2.1.4.2. Đặc điểm về kỹ thuật
a. Kỹ thuật nhân giống
Có 2 phương pháp thường áp dụng:
 Chiết cành:
Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh
greening hoặc phytophthorasp (quan sát bằng mắt). Chọn cành bánh tẻ (không
già không non), sinh trưởng tốt, vị trì ở ngoài trảng.
 Ghép mắt:
Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến
hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng,không dị dạng và sâu bệnh (hạt
giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange
carrizo, quýt cleopatra…)
Chọn nhánh ghép là chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh
mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép,
chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.
Hiện nay cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy
nhiên một so bệnh như: Tristeza, greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành
chiết. Vì vậy để cây giống được sạch bệnh và khõe mạnh chúng ta cần phải sản
xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):
 Vi ghép: là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc
ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.
b. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 Thời vụ trồng: Cây quýt có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa
mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị
sâu bệnh tấn công).
 Khoảng cách trồng: Cây quýt nên trồng với khoảng cách 4mx4m,
4mx5m.
 Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven

sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm. Trước

10


khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng
Furadan để trừ côn trùng.
 Trồng cây chắn gió và cây che mát: Quýt thích hợp ánh sáng tán xạ, do
đó phải trồng cây che mát, đồng thời phải trồng cây chắn gió để hạn chế sự thiệt
hại do gió bão, cũng như sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
 Tụ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của quýt mọc cạn, nhiệt
độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tụ gốc giữ ẩm
bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển,khi cây
quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (ngô, đậu, khoai).
 Phân bón: Khi cây quýt còn nhỏ (năm I, II ) có thể dùng Urê pha nước
để tưới ( 40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh, khoảng 3 tháng tưới
một lần. Ở thời kỳ kinh doanh ( cây trên 5 năm tuổi ) phân bón cho quýt trên
những vườn thâm canh cao : từ 400-900g N, 200-460g P2O5, 100-200g
K2O/cây/năm theo tỷ lệ N:P2O5:K2O = 3:1:0,2.
Dạng phân sử dụng : Nên sử dụng ở dạng phân Urê, phân Super Lân nên
bón sau thu hoạch, các dạng phân có chứa lân khác NPK nên bón vào giai đoạn
nuôi quả. Phân chuồng : 5-20 kg/gốc/năm.
Đối với cây trưởng thành, ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân
vào các thời kỳ sau :
+ Sau thu hoạch ( bón phục hồi ) 1/5 N + 2/5P + hữu cơ
+ Sau khi xiết nước ( tưới trở lại)1/5 N + 1/5 P + 1/5 K
+ Sau khi quả đậu 1/5 N + 1/5 P + 1/5 K
+ Giai đoạn phát triển nhanh (*) 2/5 N + 1/5 P
+ Một tháng trước thu hoạch 3/5 K
Liều lượng phân bón tùy theo loại đất, giống , giai đoạn sinh trưởng mà

lượng phân cung cấp cho cây thích hợp.
Cách bón : Dựa theo hình chiếu của tán cây mà cuốc rảnh xung quanh gốc
sâu 10-20cm, rộng 20-30cm, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.
Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đât xung quanh cây theo hình
chiếu của tán, và phải cách gốc 50 cm. Hoặc có thể rải phân thẳng lên mặt liếp,
tốt nhất là tưới ẩm liếp trước, sau đó mới bón phân (Vũ Công Hậu, 2000).

11


c. Xử lý phòng ngừa sâu bệnh
- Hàng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc quýt.
- Tránh tưới nước, bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc.
- Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn
mang trái.
- Để hạn chế mầm bệnh trong đất gây hại bộ rễ quýt (nhất là trong mùa
mưa) nên dùng Zineb rải gốc, trung bình 40 kg/ha và chia làm 2 lần vào tháng 5
âm lịch và tháng 9 âm lịch.
- Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh greening để kịp thời
loại bỏ.
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây quýt:
Sâu vẽ bùa:(Phyllocnistis citrella Stainton). Sâu đục dưới lớp biểu bì lá
thành những dường ngoằn nghèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn
queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu to nên trên lá, chồi to
điều kiện cho bệnh loét phát triển.
Rầy mềm: (Toxoptera sp) Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và
lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo
điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới
truyeền bệnh Tristeza trên cây có múi.
Rầy chống cánh: (diaphorina citri Kuwayama).

- Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.
- Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.
Nhện đỏ: Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc
trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng
tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên
thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.
Bệnh vàng lá: Bệnh vàng lá do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter
asiaticum (châu á) sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc
do rầy chổng cánh truyền qua. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá
trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến năng suất,phẩm chất trái.
Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc ghép-mắt ghép nào kháng được.

12


Bệnh thối gốc chảy nhựa:
Do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng
gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy
mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rễ ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con,
lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và
thường thấy ở các vườn trồng dầy.
Ở Việt Nam theo thống kê bước đầu đã có khoảng trên 80 giống quýt,
được trồng ở các nhà vườn, trong các trang tại, trung tâm nghiên cứu, các giống
này thường theo tên các địa phương chúng sinh sống hoặc theo hương vị.
Do nguồn gốc á nhiệt đới quýt không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, trên 360C hoặc dưới 50C thì các hoạt động sinh lý hoá đã ngừng hẳn,
nhiệt độ thích hợp để phát triển cây quýt là từ 130C - 330C, thích hợp nhất là từ
230C - 280C. Quýt là cây ưa độ ẩm trung bình, thích hợp với những vùng có
lượng mưa từ 1.200 - 1.600 mm. Quýt là cây mẫn cảm với sự dao động của độ
ẩm trong đất khi thì cao, khi thì thấp dễlàm cho quýt ra quả trái vụ lãng phí dinh

dưỡng, loạn nhịp sinh trưởng, hơn nữa khi quả đã lớn, dù chưa chín nếu độ ẩm
đất thay đổi thất thường quả quýt dễ bị nứt đôi cho nên đất rồng phải tương đối
dày, độ mùn hơn 2% tơi xốp, thoát nước, tầng canh tác dày từ 70 cm trở lên, giữ
được ẩm (Trần Đình Tuấn, 2003).
2.2. THỰC TIẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT QUÝT VÀNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất quýt trên Thế giới
Quýt là cây ăn quả có múi được trồng và phát triển ở nhiều nơi trên thế
giới. Các vùng trồng quýt hiện nay trên thế giới chủ yếu nằm ở những vùng
khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng ven biển chịu ảnh hưởng
chính của khí hậu đại dương. Những nước trồng quýt quýt nổi tiếng hiện nay
phải kể đến là vùng biển Địa Trung Hải và châu Âu như Tây Ban Nha, Italya,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ; Vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Mêhicô; Vùng Nam Mỹ như
Braxil, Venezuela, Achentina; Các hòn đảo châu Mỹ như Cu Ba, Jamaica,
cộng hòa Đôminica; Các nước Châu Á có diện tích trồng quýt lớn hiện nay
như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp, 1993).

13


Bảng 2.1. Diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên thế giới
ĐVT: ha
Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Italya

36.124

38.000

38.640

38.648

38.568

35.515


Mêhicô

32.620

35.27

34.668

34.871

31.229

33.137

Braxil

59.637

53.892

54.814

57.513

53.244

51.841

Achentina


32.000

34.000

33.000

34.930

34.042

36.000

1.343

9.020

2.474

3.149

2.474

2.006

Nước

Cu Ba
Trung
Quốc


1.360.399 1.439.032 1.375.013 1.379.543 1.994.000 1.569.000

Thế giới

2.128.430 2.163.753 2.107.075 2.077.529 2.680.504 2.345.020
Nguồn: FAO (2015)

Qua bảng trên cho thấy diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên
thế giới từ năm 2010 đến năm 2013 tăng đáng kể. Cho đến năm 2014, 2015 diện
tích cho thu hoạch có phần giảm bớt bởi một số diện tích đã già cỗi và được thay
thế bằng những diện tích trồng mới. Tổng diện tích cho thu hoạch trên thế giới
năm 2010 là 2.128.430 ha đến năm 2015 là 2. 345.020 ha tăng 216.590 ha so với
năm 2010, tuy nhiên so sánh với diện tích thu hoạch quýt năm 2014 so với 2015
thì diện tích lại giảm xuống 335.484 ha, so sánh về diện tích cho thu hoạch của
các nước năm 2015 thấy Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất là 1.569.000
ha chiếm hơn nửa diện tích cho thu hoạch của thế giới, tiếp đến là Braxil,
Achentina , Italya có diện tích thu hoạch lần lượt là 51.841 ha, 36.000 ha, 35.515
ha và nước có diện tích thu hoạch nhỏ nhất là Cu Ba 2.006 ha.
Vùng Châu Mỹ sản xuất quýt nhiều phải kể đến là Hoa Kỳ, Mêhicô,
Braxil, Achentina các nước này có diện tích tương đối lớn, năng suất tương đối
cao bởi có điều kiện khí hậu thuận lợi và khoa học kỹ thuật phát triển.
Vùng Châu Á được coi là quê hương của quýt, hầu hết các nước này đều
trồng quýt. Diện tích lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản tuy nhiên năng suất sản
xuất quýt của các nước Châu Á vẫn còn thấp do điều kiện kinh tế, xã hội chưa
phát triển đồng đều, canh tác theo phương pháp truyền thống.

14



×