Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THU THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hà Thu Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ, chính quyền địa phương và các hộ
nông dân các xã, các cơ quan ban ngành huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Hà Thu Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................................... 5


2.1.1.

Khái niệm hiệu quả sử dụng đất ......................................................................... 5

2.1.2.

Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất.................................................................... 6

2.1.3.

Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................... 6

2.1.4.

Nội dung và bản chất của hiệu quả sử dụng đất ................................................. 8

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 15

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 15

2.2.2.


Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 18

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 22

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 22

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 25

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

iii


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 26

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 27


3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 28

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. ........... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 31
4.1.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên................................... 31

4.1.1.

Biến động đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2013 - 2105 ......................... 31

4.1.2.

Các vùng sản suất nông nghiệp huyện Phú Xuyên ........................................... 33

4.1.3.

Hiện trạng các loại cây trồng, vật nuôi chính trên đất nông nghiệp ................. 34

4.2.


Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên ........................................... 35

4.2.1.

Thông tin chung các đối tượng điều tra ............................................................ 35

4.2.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên về mặt kinh tế.................... 39

4.2.3.

Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt xã hội.......................................... 52

4.2.4.

Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt môi trường ................................. 54

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất. ............................................. 57

4.3.1.

Nhóm nhân tố đầu tư công và dịch vụ công ..................................................... 57

4.3.2.

Đặc điểm của chủ thể sử dụng đất .................................................................... 61


4.4.

Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Phú Xuyên. ................. 64

4.4.1.

Điểm mạnh (Strengths) ..................................................................................... 64

4.4.2.

Điểm yếu (Weaknesses) ................................................................................... 64

4.4.3.

Cơ hội (Opportunities) ...................................................................................... 65

4.4.4.

Thách thức (Threats)......................................................................................... 65

4.5.

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
huyện Phú Xuyên.............................................................................................. 66

4.5.1.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện ............................................. 66


4.5.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú
Xuyên................................................................................................................ 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 80

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82
Phụ lục .......................................................................................................................... 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

HQKT

Hiệu quả kinh tế

LHSDD


Loại hình sử dụng đất

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTM

Nông thôn mới

QLDA

Quản lý dự án

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số huyện Phú Xuyên giai đoạn 2010 - 2014 ........................................... 25
Bảng 3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp......................................................... 27
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Xuyên giai đoạn 2013 - 2015 ....................... 31

Bảng 4.2. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 .......................... 32
Bảng 4.3. Các cây trồng chính tại Phú Xuyên ................................................................ 35
Bảng 4.4. Đặc điểm của chủ hộ điều tra ......................................................................... 36
Bảng 4.5. Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra .......................................... 37
Bảng 4.6. Một số tư liệu chủ yếu sử dụng của các nhóm hộ .......................................... 38
Bảng 4.7. Thông tin chung về mô hình trang trại tại Phú Xuyên ................................... 39
Bảng 4.8. Các loại hình sử dụng đất tại Phú Xuyên ....................................................... 41
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế theo nhóm cây trồng, vật nuôi ............................................ 43
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất theo cơ cấu mùa vụ ......................... 45
Bảng 4.11. So sánh hiệu quả kinh tế theo các LUT ........................................................ 48
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế theo các dạng địa hình đất................................................. 50
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất theo đối tượng sản xuất ................................. 52
Bảng 4.14. Hiệu quả xã hội sử dụng đất tại Phú Xuyên ................................................. 53
Bảng 4.15. Hiện trạng bón phân cho các cây trồng chính tại Phú Xuyên ...................... 55
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thủy lợi đến hiệu quả sử dụng đất ....................................... 60
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của chuyển giao KHKT đến hiệu quả sử dụng đất .................... 61
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của quy mô hộ sản xuất đến hiệu quả sử dụng đất .................... 62
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ sản xuất đến hiệu quả sử dụng đất ........................ 62
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến hiệu quả sử dụng đất ............................... 63
Bảng P1. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tại huyện Phú Xuyên ........................... 90
Bảng P2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại Phú Xuyên ............................. 93
Bảng P3. Hiệu quả sử dụng theo các nhóm đất .............................................................. 97

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Hà Thu Thủy
2. Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội”

3. Ngành: Kinh tế nông nghệp

Mã số: 60.62.01.15

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài với mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên, từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên
cứu trong thời gian tới. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong để tài đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: chọn điểm, chọn mẫu, thu thập số liệu thông qua các phòng ban của
huyện, điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân sản xuất nông nghiệp, cán bộ địa phương,
cán bộ khuyến nông, xử lý số liệu bằng Excel, số liệu được phân tích bằng phương pháp
thông kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình đó.
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Phú Xuyên trong những năm
gần đây. Phú Xuyên là một huyện thuộc TP. Hà Nội, nằm ở đồng bằng sông Hồng,
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam, có tổng diện tích đất tự nhiên là
15.810,93 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 11.108,55 ha chiếm 65,04% tổng
diện tích đất tự nhiên. Tổng dân số là 187.631 người với mật độ dân số trung bình
khoảng 1.097 người/km2 (Niên giám thống kê, 2015). Huyện có tọa độ địa lý từ 20039’
đến 20048’ vĩ độ Bắc, từ 105047’ đến 106000’ kinh độ Đông.
- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện sản xuất, Phú Xuyên được chia làm
2 tiểu vùng sinh thái theo tiêu chí về địa hình và các điều kiện sản xuất nông nghiệp.
Đất canh tác tại Phú Xuyên bao gồm nhóm đất cát và nhóm đất phù sa.
- Đề tài tiến hành đánh giá theo 3 tiêu chí về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Có rất nhiều loại hình sử dụng đất tại Phú Xuyên, với một cơ cấu đa dạng về cây

trồng vật nuôi. Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tập trung vào:

vii


+ Loại hình sử dụng đất chuyên lúa
+ Loại hình sử dụng đất lúa - màu
+ Loại hình sử dụng đất chuyên màu
+ Loại hình cây ăn quả, cây hoa
+ Loại hình thủy sản
+ Loại hình trang trại.
Trong đó, tiến hành phân tích đánh giá theo các tiểu vùng sinh thái, theo các nhóm
đất, theo mùa vụ. Kết quả cho thấy, mỗi loại hình sử dụng đất có một hiệu quả khác
nhau về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
- Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú
Xuyên bao gồm: Đề xuất các cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đề xuất các công thức luân
canh, các mô hình sản xuất hiệu quả, đề xuất các cơ chế chính sách...

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Ha Thu Thuy
Thesis name: Solutions to improve the effective use of agricultural land in Phu Xuyen
district, Ha Noi city
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture

The main objective of the research is to evaluate the effective use of agricultural
land in Phu Xuyen district, Ha Noi city and therefore, the research suggests solutions
in order to improve the effective use of agricultural land in Phu Xuyen district in the
near future. Furthermore, the research contributes to systematize the theoretical and
practical basis in the effective use of agricultural land in Phu Xuyen district.
In order to address the research objectives, the study used research methods such
as probability sampling methods and data collection. While secondary data was
collected from offices and departments, primary data was collected through direct
interview with local people , officials and staffs in Phu Xuyen district. By using the
method of statistic description, comparison and SWOT analysis, the research evaluated
the effective use of agricultural land and analyzed factors influencing to the effective
use of agricultural land in Phu Xuyen district.
The study obtained the following results:
- Based on social and economic conditions in Phu Xuyen district in recent years,
Phu Xuyen was located on Red River Delta and in the Northern Vietnam key economic
region. The total land area of Phu Xuyen was 15,810.93 hectares and agricultural land
was 11,108.55 hectare which accounted for 65.04 percent total land area. The total
population was 187,631 people with an average population density was around 1,097
people per square kilometers (Statistical Yearbook of Vietnam 2015). The geographic of
Phu Xuyen district coordinates from the latitude 20039’ to 20048’ North, and from the
longitude 105047’to 106000’ East.
- Based on the natural characteristics and production conditions, Phu Xuyen
district is divided into 2 regions according to the criteria in the conditions of agricultural
production. The arable land in Phu Xuyen district includes sandy and alluvial soils.
- The research assessed three criteria for the effective use of agricultural land
which are economic efficiency, social efficiency and environmental efficiency.

ix



- There are various types of land use in Phu Xuyen district with diversity of plant
and livestock structure. The research in the effective use of agricultural land in Phu
Xuyen district focused on:
+ Type of paddy land
+ Type of land for cultivation of other crops
+ Type of fruit trees
+ Type of fisheries
+ Type of farms.
In particular, the research analyzed and evaluated in regions and in seasonality.
The research results showed that there were different effects in each type of land use in
economic, social and environmental efficiency.
- The research proposed solutions in order to improve the effective use of
agricultural land in Phu Xuyen district. In particular, they included recommendations
for crops and livestock; mechanisms and policies; production models.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người
(Đường Hồng Dật, 1994). Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng
một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm
năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ
chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái
đang trở thành một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương
(Thái Phiên, 2000).
Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất
ra nhiều lương thực, thực phẩm đáp ứng cho con người càng ngày càng tăng như
hiện nay, trong khuôn khổ xã hội và kinh tế có thể thực hiện được. Để thực hiện

mục tiêu trên cần bắt đầu từ nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp
một cách toàn diện, như Bùi Huy Đáp đã viết “Phải bảo vệ và sử dụng một cách
khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững”
(trích bởi Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).
Sản xuất nông nghiệp hợp lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ
tài nguyên đất, nó không những không làm huỷ hoại môi trường mà còn phục hồi
lại được cảnh quan vốn có của tự nhiên, làm tăng sức khoẻ của con người, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại và kinh tế xã hội của quốc gia.
Ngày nay, với sự gia tăng dân số nhanh đã tạo ra những nhu cầu ngày càng
lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên và ngày càng có nhiều áp lực liên tiếp
tác động mạnh mẽ lên nguồn tài nguyên đất hiện đang còn nhiều khả năng khai
thác trong nông nghiệp, sản xuất và cho năng suất cây trồng cao. Tuy vậy, tính
bền vững của mức tăng năng suất cây trồng và sự cân bằng các yếu tố dinh
dưỡng trong đất, đa dạng sinh học và sinh thái môi trường còn phụ thuộc nhiều
vào các hệ thống canh tác khác nhau (Trần Đức Viên, 1995).
Chuyển đổi cơ cấu đất đai đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam cùng với quá
trình CNH - HĐH đất nước. Trong đó, tỷ lệ đất chuyên dùng tăng lên Trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ đô thị
hoá diễn ra rất mạnh mẽ, quỹ đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác nói riêng
ngày càng bị giảm, thách thức lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp là làm thế nào

1


với diện tích ngày càng bị thu hẹp như vậy nhưng vẫn tạo ra được nhiều sản
phẩm, cho thu nhập cao đáp ứng được về nhu cầu đời sống xã hội của dân. Sau
khi có sự phát động phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/1ha của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, thì nhiều địa phương đã xây dựng thành công
những mô hình cho thu nhập cao. Tại Hà Nội cũng đã xây dựng thành công các
mô hình sử dụng đất canh tác cho thu nhập cao tại các vùng khác nhau như Đông

Anh, Từ Liêm, Gia Lâm...
Phú Xuyên là huyện cửa ngõ nằm trên trục giao thông quan trọng nối Hà
Nội với các tỉnh phía Nam qua tuyến đường sắt Bắc - Nam, tuyến Quốc lộ 1A và
đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Phú Xuyên là một huyện đồng bằng, “thuần nông”,
mang đặc trưng vùng châu thổ sông Hồng gắn liền với nền văn minh lúa nước,
tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời với các làng mạc xen lẫn cánh đồng
lúa thẳng cánh cò bay. Năm 2015, huyện có tổng diện tích tự nhiên khoảng
15.810,93 ha, diện tích đất nông nghiệp 11.108,55 ha, dân số 187.631 người, với
98.220 lao động và mật độ dân số 1.097 người/km2.
Trong những năm gần đây với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, với
các chính sách của Nhà nước hợp lòng dân, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, cơ
quan, đoàn thể và sự nỗ lực cố gắng của nhân dân huyện Phú Xuyên nên việc
quản lý, khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tốt hơn. Nhiều địa
phương như xã Hồng Thái đạt bình quân 90 triệu đồng/ha. Xã Nam Phong, Nam
Triều có hơn 25% số hộ đạt thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm, giá trị đất nông
nghiệp đạt bình quân 67 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, việc quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất không đồng
đều giữa các địa phương, các xã và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
chưa cao. Sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đang là khâu yếu
hiện nay. Công tác quy hoạch và phát triển nông thôn, quy hoạch thuỷ lợi chậm
được triển khai thực hiện đã ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất và thực hiện
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhiều địa phương quan tâm.Vấn đề
đặt ra ở đây là tại sao hiệu quả kinh tế sử dụng đất còn thấp? Làm cách nào để
nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất? Do vậy, để trả lời được câu hỏi trên nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên chúng tôi tiến

2



hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại một số vùng huyện Phú Xuyên - thành
phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp của huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế - xã hội một số loại hình sử dụng đất tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tài nguyên đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên có những đặc điểm gì nổi
bật (thuận lợi, khó khăn)?
- Các loại hình sử dụng đất trên đất nông nghiệp chủ yếu tại Phú Xuyên
là gì?
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở mức nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp?
- Các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng bền
vững, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ thế nghiên cứu: Hộ nông dân Phú Xuyên với quá trình sản xuất nông
nghiệp; Hợp tác xã, cán bộ có liên quan đến sản xuất nông nghiệp tại Phú Xuyên.
Khách thể nghiên cứu: Các yếu tố, điều kiện tự nhiên tác động tới sản xuất
nông nghiệp tại Phú Xuyên; Những vấn đề kỹ thuật có liên quan đến sử dụng đất

nông nghiệp.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung: Điều tra, xác định các hình thức sử dụng đất trên địa
bàn huyện; Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Xuyên;
Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện
Phú Xuyên.
b. Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội.
c. Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài
từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của các
tổ chức từ năm 2013 - 2015 và số liệu điều tra các hộ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA
THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tư liệu khoa học trong
nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất.
- Nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nghiên
cứu vể sử dụng đất tại huyện Phú Xuyên.
- Kết quả đánh giá hiệu quả công thức trồng trọt mới làm cơ sở thực tiễn để
chuyển đổi hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện và những vùng có điều kiện
tương tự nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel Nordhuas “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất
phải xét đến chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng
số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá
khác” (trích bởi Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).
Hiệu quả (Efficiency) là mối quan hệ giữa các đầu vào nhân tố khan hiếm
và sản lượng hàng hoá dịch vụ, mối quan hệ này được thể hiện bằng hiện vật
hoặc giá trị. Ở phạm vi rộng, khái niệm hiệu quả được dùng làm tiêu chuẩn để
đánh giá xem thị trường của một nền kinh tế quốc gia nào đó phân bổ nguồn lực
tốt đến mức nào. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu
cầu của việc làm mang lại (Trần Văn Uy, 1992).
Kết quả là, một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được
biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét
kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết
quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công
tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả (trích bởi Đỗ Thị
Tám, 2000).
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng, 2001). Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông
nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất nông nghiệp.


5


2.1.2. Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là đối tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trường sản
xuất ra lương thực, thực phẩm với giá thành thấp nhất, là một trong những nhân
tố quan trọng hợp thành môi trường và trong nhiều trường hợp khác, nó lại chi
phối sự phát triển hay huỷ diệt các yếu tố khác của môi trường, nên việc sử dụng
đất hợp lý, tất yếu phải là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh
thái và phát triển lâu bền của tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam
hiện nay (Trần An Phong, 1995). Vậy ta cần phải sử dụng đất canh tác dựa trên
quan điểm như sau:
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa
học - kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng
hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
- Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất canh tác theo
hướng tập trung chuyên môn hoá,sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng,
nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục (Phan Sĩ Mẫn và
Nguyễn Việt Anh, 2001).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trên cơ sở thực hiện “đa dạng
hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng
vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ
môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác gắn liền với chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất canh tác và quá trình tập trung ruộng đất.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của từng địa phương phải phù hợp
và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của từng vùng và
cả nước.
2.1.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp, theo quan điểm của người sử dụng và nghiên cứu kinh tế
với nghĩa thông thường là toàn bộ đất đai được sử dụng trong quá trình sản xuất
nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao gồm đất được sử dụng vào trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Nguyễn
Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm, 1996).
Đặc điểm của đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt, có độ phì
và không thể thay thế được. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa

6


là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản
xuất mới tác động đến cây trồng và sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định
đến hiệu quả sản xuất (Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm, 1996).
Diện tích đất đai có giới hạn về mặt tự nhiên, nên con người không thể tự ý
tăng diện tích lên một cách vô hạn như các tư liệu sản xuất khác. Đất đai có vị trí
cố định và nó gắn liền với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể, vì thế
con người không thể di chuyển đất đai từ nơi này sang nơi khác mà phải bố trí hệ
thống nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) với từng vùng sinh thái theo vị trí của đất
đai. Sử dụng đất có khả năng tăng thêm sản phẩm mà không phải ứng thêm tư
bản (Đỗ Nguyên Hải, 2001).
Đất nông nghiệp là một bộ phận của đất nông nghiệp, được sử dụng trồng
cây hàng năm và còn được gọi là đất trồng cây hàng năm. Đất nông nghiệp là đất
có các tiêu chuẩn về chất lượng nhất định, được thường xuyên cày bừa, cuốc xới
để trồng cây có chu kỳ sản xuất dưới một năm.
Đất nông nghiệp có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất
nông nghiệp bởi nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp.
Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng. Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm
tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.

2.1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ý nghĩa
Hiện nay, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn
đang là một vấn đề phức tạp và còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên
đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá
hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí
tiêu hao các nguồn lực. Vì nhu cầu thì rất đa dạng, lại luôn thay đổi theo thời
gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ - kỹ thuật được áp dụng vào
sản xuất, nên ở mỗi thời kỳ phát triển khác nhau, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả
cũng khác nhau. Nhìn chung có thể coi lượng kết quả thu được tối đa trên một
đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Không có đất đai thì không thể
tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhưng nguồn lực này lại bị giới hạn và đang có
nguy cơ giảm dần về diện tích và chất lượng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách
đặt ra là phải sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và đem lại hiệu
quả cao nhất.

7


Việt nam là một nước nông nghiệp, 70% là lao động nông thôn, trình độ
thấp trong khi ruộng đất lại ít. Vì vậy,cần phải tác động vào đất đai một cách có
hiệu quả nhất để mang lại thu nhập, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về xã hội,
môi trường. Xuất phát từ những yêu cầu đó, quan điểm khi đánh giá hiệu quả sử
dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định có thể tiến hành sản xuất đạt kết
quả cao nhất với những chi phí thấp nhất về lao động và các yếu tố khác trong
một khoảng thời gian nhất định, nhưng đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền
vững (Phạm Thị Hương và cs., 2006).
Nguyên tắc đạt hiệu quả kinh tế cao là MCLa = MRLa
MCLa: Marginal Cost of Land

MRLa: Marginal Revenue of Land
Lý thuyết sản xuất cơ bản này là sự ứng dụng giản đơn nguyên tắc tối ưu
hoá có ràng buộc. Sử dụng đất phải cố gắng cực tiểu hoá chi phí sản xuất lượng
sản phẩm hàng hoá, cực đại hoá sản lượng đạt được theo giá quy định. Điều này
có nghĩa là việc sử dụng đất có hiệu quả phải là:
- Thu được nhiều giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập
cho người lao động, cực tiểu hoá chi phí sản xuất lượng sản phẩm hàng hoá trong
khi cực đại hoá sản lượng đạt được theo giá quy định.
- Đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong
cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước.
- Đảm bảo tăng độ phì của đất, cải tạo và bảo vệ đất,chống ô nhiễm, xói mòn,
bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
2.1.4. Nội dung và bản chất của hiệu quả sử dụng đất
Smith A.J and Julian Dumanski (1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên
quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái
hoá chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế.
- Được xã hội chấp nhận.

8


Như vậy, theo các tác giả, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp không chỉ
thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội.
Năm nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, nếu trong thực tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên là sự thành công, ngược

lại sẽ chỉ đạt được ở một mặt nào đó có điều kiện. Tại Việt Nam, theo ý kiến của
Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng
dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa
dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng
đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản
xuất nông nghiệp chỉ được gọi là đạt hiệu quả trên cơ sở duy trì các chức năng
chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định,
không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng
đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.
2.1.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế sử dung đất nông nghiệp
Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman),
hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết
quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong
một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (trích bởi Vũ Thị Phương
Thuỵ, 2000).
Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency) là một phương diện của quá trình
sản xuất phản ánh sự kết hợp giữa một khối lượng nguồn lực nhất định để sản
xuất ra một khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất. Hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích sản xuất
kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày một càng cao về vật chất tinh thần của
toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Yêu cầu
của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh

tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế (trích bởi Nguyễn Minh Tuấn, 2005).

9


Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu
quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”.
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lí
thuyết hệ thống.
- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra
là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa 2 đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác là một bộ phận của hiệu quả kinh tế
sản xuất nói chung. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác cao mới góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nông nghiệp. Đây là một chỉ tiêu
kinh tế phản ánh sức sản xuất của đất trên cơ sở đất canh tác hiện trạng dưới tác
động của con người và những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Hiệu quả
kinh tế thể hiện sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nhưng do sản
xuất nông nghiệp có những nét đặc thù riêng so với ngành sản xuất khác. Cho
nên khái niệm về hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác cũng có những đặc thù
riêng. “Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất canh tác là với một đơn vị diện

tích nhất định sản xuất ra một đại lượng của cải, vật chất nhiều nhất với một
lượng đầu tư chi phí thấp nhất nhằm đáp ứng ngày càng tăng về vật chất của xã
hội” (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác khác với các ngành sản xuất khác ở
chỗ nó được tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong điều kiện của Việt
Nam, Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các đơn vị sản xuất
nhưnông trường, HTX nông nghiệp, hộ gia đình. Đất canh tác tuy có vai trò như
một tài sản cố định tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưng lại không tính
khấu hao nên nó không được tính giá trị chi phí của đất vào chi phí sản xuất của

10


sản phẩm ngành nông nghiệp. Vì vậy, không thể tính được hiệu quả của đồng chi
phí về đất đai trong sản xuất nông nghiệp như khái niệm chung về hiệu quả kinh
tế. Do vậy, ta dùng chỉ tiêu năng suất cây trồng để thay thế.
Đất đai nói chung, đất canh tác nói riêng là loại tư liệu sản xuất đặc biệt
quan trọng nó là loại tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông
nghiệp. Do đó, biết sử dụng nó một cách có hệ thống sẽ thu được khối lượng sản
phẩm (giá trị sản phẩm) lớn với hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Để đạt được
mục tiêu kinh tế thì người sản xuất phải có biện pháp sử dụng có hiệu quả các
yếu tố của quá trình sản xuất mà đất đai là một trong những yếu tố quan trọng. Vì
vậy, mỗi vùng sản xuất cần phân tích kết quả sản xuất hàng năm để đánh giá
những loại đất nào đã sử dụng tốt, có hiệu quả, phù hợp với các điều kiện hiện tại
và ngược lại. Đối với loại đất sử dụng chưa phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp cần
phải tìm ra biện pháp kỹ thuật khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Ở đây cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Hệ
thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng
có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và
phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư để lại).

Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ
không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,
trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm
trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với
một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải
trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng đất
sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân
hàng (Hoàng Thu Hà, 2001).
2.1.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội sử dung đất nông nghiệp
Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu
cầu của nông hộ là điều quan tâm trước,nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài
(bảo vệ đất, môi trường..). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và
nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân. Nội lực và nguồn lực địa phương
phải được phát huy.
Về đất đai, hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có
quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các

11


bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập
quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ (Hoàng Thu
Hà, 2001).
2.1.4.3. Hiệu quả về môi trường sử dung đất nông nghiệp
Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn
thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm
thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là
yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt
ngưỡng an toàn sinh thái (>35%).

Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn
độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm) (Hoàng
Thu Hà, 2001).
Để có một nền nông nghiệp bền vững, trước hết phải quan tâm đến vấn đề
môi trường. Môi trường trong nông nghiệp bao gồm các biện pháp làm đất, bón
phân, tưới tiêu nước. Nếu nhưsự phối hợp các khâu này trong canh tác không hợp
lý sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất bởi các chất hoá học, đất bị chua, mặn hoặc
phèn hoá, làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
phẩm chất nông sản và làm suy thoái môi trường (Nguyễn Minh Tuấn, 2005).
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật,
hoá học, vật lý... chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại
vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên
gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lí môi trường và hiệu quả sinh
vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống
sinh thái dosự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu
quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa
các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý
môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến (Nguyễn Hữu
Quỳnh và cs., 1998).
Để đánh giá một phương thức canh tác nào đó làtiến bộ, đi đôi với việc xem
xét hiệu quả kinh tế còn phải đánh giá chung về hiệu quả môi trường. Hiệu quả
môi trường của một hệ thống canh tác trước hết phải phục vụ mục tiêu của sự
phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Đó là:
- Bảo vệ và làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo và phục hồi những loại
đất nghèo dinh dưỡng, đất đã bị suy thoái do kỹ thuật canh tác gây nên, duy trì và

12


nâng cao tiềm năng sinh học của các loại đất còn chưa bị suy thoái. Các tiêu thức

dùng để đánh giá bao gồm:
+ Bón phân và giữ gìn đất; việc cung cấp lại lượng mùn bị mất đi hàng năm
của đất là rất cần thiết để giữ độ phì cho đất.
+ Hạn chế dùng hoá chất trong nông nghiệp.
+ Trồng cây họ đậu bao gồm các cây họ đậu ngắn ngày, dài ngày, cây phân
xanh, cây đa tác dụng bằng nhiều hình thức: trồng luân canh, trồng xen, trồng ở
dọc đường ranh giới.
+ Tăng vụ, tăng hệ số quay vòng của đất để tăng cường sự che phủ đất.
- Tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gien của các động vật, thực vật
hoang dã dùng để lai tạo thành các giống chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều
kiện ngoại cảnh bất thường.
- Tính đa dạng giữa các hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, bảo
quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ hàng hoá.
- Phát triển phương thức nông, lâm kết hợp, xây dựng các mô hình VAC.
- Bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước bằng việc trồng rừng, xoá bỏ đất
trống đồi núi trọc, trồng cây lâu năm, kết hợp nông lâm với nuôi trồng thuỷ sản...
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.5.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Đình Hợi, 1993). Bởi vì, các yếu tố của điều
kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá
đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng chủ lực phù hợp và
định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo C.Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Theo N.Borlang - người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước
phát triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở
tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu
vốn là độ phì đất (trích bởi Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).
Các cây trồng sinh trưởng phát triển theo các quy luật riêng vốn có của
chúng, đồng thời chịu tác động rất nhiều của nhóm nhân tố tự nhiên như thời tiết,

khí hậu, môi trường... Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc
lập với ý muốn chủ quan của con người. Nếu như điều kiện tự nhiên thuận lợi,

13


cây trồng vật nuôi sẽ sinh trưởng phát triển mạnh, cho năng suất và chất lượng
cao. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng không
tốt đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng dẫn đến hiệu quả kinh tế đạt được
thấp. Chính vì vậy trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong quá trình sử dụng
đất nông nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả nếu như chúng ta không nắm vững
các quy luật của tự nhiên và sinh vật để có thể hạn chế các tác hại, đồng thời lợi
dụng để tác động một cách phù hợp tới cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển
theo chiều hướng có lợi cho con người.
2.1.5.2. Nhóm nhân tố đầu tư công và dịch vụ công
a. Chính sách phát triển nông nghiệp
Các chính sách của chính phủ được đưa ra nhằm tác động vào một lĩnh vực
cụ thể của nền kinh tế. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, điều này được thể
hiện rất rõ. Nếu chính sách đúng đắn phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, và ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ góp phần kìm hãm sự phát
triển của sản xuất. Trên thực tế chúng ta đã thấy rất rõ điều này ở thời kỳ bao
cấp. Hiện nay, một số chính sách nông nghiệp mới ra đời như chính sách trợ giá
nông sản, chính sách khuyến nông... đã góp phần thúc đẩy việc phát triển sản
xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, sử dụng hợp lý và có hiệu
quả các nguồn lực hơn.
b. Cơ sở hạ tầng
Trong sản xuất nông nghiệp cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng.Nếu
cơ sở hạ tầng không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, năng suất và
chất lượng cây trồng, nhất là vào mùa hạn hán, lũ lụt. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ tạo động lực kích thích phát triển nông

nghiệp hàng hoá và các hoạt động phi nông nghiệp, trên cơ sở đó tăng thu nhập
cho các hộ gia đình ở nông thôn.
c. Khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật
Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu
quả trong sản xuất trồng trọt. Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các tri
thức khoa học nông nghiệp áp dụng vào nông nghiệp. Công nghệ áp dụng trong
nông nghiệp cần theo hướng làm giảm sự lệ thuộc quá mức vào các sản phẩm
hoá học của người nông dân. Nhờ áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới vào sản
xuất, đã giúp cho trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, giúp cho con người sản
xuất ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng nguồn lực (đầu vào) không đổi, thậm

14


×