Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ SỸ DUẨN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn



Hà Sỹ Duẩn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế, Khoa KT & PTNT- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thị xã
Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Hà Sỹ Duẩn

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ và sơ đồ............................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài ............................. 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học................................................................................................. 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn ................................................. 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................. 4

2.1.2.


Điều kiện và quy trình sản xuất RAT .................................................................. 9

2.1.3.

Đặc điểm và tiêu chuẩn của RAT...................................................................... 11

2.1.4.

Vai trò của sản xuất rau an toàn ........................................................................ 13

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất RAT .................................................. 14

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ................................ 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất sản xuất rau an toàn .............................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất RAT của các nước trên thế giới .................... 24

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn của các địa phương trong nước..... 29


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 33

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 35

iii


3.1.

Đặc điểm cơ bản cơ bản địa bàn nghiên cứu ..................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 35

3.1.2.

Đặc điểm xã hội ................................................................................................. 39

3.1.3.

Đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 40

3.1.4.

Tình hình cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn .............................................. 41

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................................ 43

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ......................................................... 45

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin....................................................................... 45

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 46

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 48
4.1.

Khái quát về phát triển sản xuất rat trên địa bàn thị xã Phú Thọ ...................... 48

4.1.1.


Diện tích sản xuất RAT của thị xã Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 ....................... 48

4.1.2.

Năng suất RAT của thị xã Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 .............................. 50

4.1.3.

Sản lượng RAT của thị xã Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015............................. 50

4.2.

Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn tại thị xã Phú Thọ .......................... 51

4.2.1.

Nguồn lực và đầu tư cho phát triển sản xuất RAT ở thị xã Phú Thọ ................ 51

4.2.2.

Tình hình thực hiện quy trình sản xuất RAT..................................................... 55

4.2.3.

Hiệu quả sản xuất RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ......................................... 66

4.2.4.

Đánh giá thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ ....................... 72


4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rat trên địa bàn thị xã Phú Thọ ..... 77

4.3.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 78

4.3.2.

Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 78

4.3.3.

Chủ trương chính sách....................................................................................... 79

4.3.4.

Tổ chức thực hiện quy trình sản xuất RAT ....................................................... 80

4.3.5.

Vốn sản xuất ...................................................................................................... 80

4.3.6.

Thị trường .......................................................................................................... 80

4.3.7.


Cơ chế quản lý chất lượng RAT ........................................................................ 81

4.3.8.

Khoa học kỹ thuật ............................................................................................. 82

4.3.9.

Công tác quy hoạch phát triển RAT .................................................................. 82

4.4.

Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở thị xã
Phú Thọ ............................................................................................................. 83

iv


4.4.1.

Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thị xã
Phú Thọ ................................................................................................. 83

4.4.2.

Một số giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ ............ 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95
5.1.


Kết luận ............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 98

5.2.1.

Đối với Nhà nước .............................................................................................. 98

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 98

5.2.3.

Đối với các hộ sản xuất rau an toàn .................................................................. 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ


Bình quân

BTTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng


GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

PTBQ

Phát triển bình quân

PTSXP

Phát triển sản xuất

RAT


Rau an toàn

SL

Sản lượng

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

VSV

Vi sinh vật

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất thị xã Phú Thọ ........................................................... 37
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số năm 2010-2015 .................................................................. 39
Bảng 3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thị xã Phú Thọ .................... 42
Bảng 3.3. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................. 44
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu điều tra ....................................................................................... 45
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất rau an toàn qua các năm 2013 - 2015 ................................ 49
Bảng 4.2. Diện tích một số loại RAT của thị xã Phú Thọ qua 3 năm 2013 – 2015......... 49
Bảng 4.3. Năng suất một số loại RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015......... 50
Bảng 4.4. Sản lượng RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 .............. 51
Bảng 4.5. Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra từ năm 2013 - 2015 .......................... 52
Bảng 4.6. Các hình thức hỗ trợ vốn sản xuất RAT của các hộ điều tra ........................... 53
Bảng 4.7. Chi phí sản xuất một số loại RAT ................................................................... 54
Bảng 4.8. Nguồn cung và hình thức thanh toán một số giống RAT của các hộ .............. 56
Bảng 4.9. Tỷ lệ sử lý giống của các hộ trồng RAT ......................................................... 57
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuất RAT của các hộ .......................... 58
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho RAT của các hộ điều tra. .................... 60
Bảng 4.12. Nguồn nước sử dụng sản xuất RAT của các hộ ............................................ 61
Bảng 4.13. Tỷ lệ hộ điều tra tham gia tập huấn sản xuất RAT ........................................ 62
Bảng 4.14. Tình hình thu hoạch và bảo quản rau của các hộ điều tra ............................. 63
Bảng 4.15. Phân phối tiêu thụ một số loại RAT của các hộ điều tra năm 2015 .............. 64
Bảng 4.16. Giá bán một số loại RAT và rau thường ....................................................... 67
Bảng 4.17. Chất lượng một số loại RAT của hộ điều tra năm 2015 ................................ 68
Bảng 4.18. Giá bán theo phân cấp chất lượng RAT trên thị trường ................................ 69
Bảng 4.19. Giá trị kinh tế một số loại RAT năm 2015 ................................................... 69
Bảng 4.20. Hiệu quả sản xuất một số loại RAT của các hộ năm 2015 ............................ 70
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất RAT theo từng nhóm hộ .................................................. 71
Bảng 4.22. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất RAT ........................................... 76
Bảng 4.23. Một số khó khăn trong sản xuất RAT theo đánh giá của hộ ......................... 77
Bảng 4.24. Nguyện vọng của người sản xuất về chính sách của nhà nước ..................... 79
Bảng 4.25. Bảng công thức luôn canh trồng RAT ........................................................... 95


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thị xã Phú Thọ ............................................... 37
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn của các hộ ................................................................................ 53
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu cung úng giống cho các hộ............................................................. 55
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ ..................................................... 66
Sơ đồ 4.4. Mô hình liên kết “ 4 nhà” ............................................................................. 65

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Hà Sỹ Duẩn
Đề tài luận văn: Phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
Cơ sở đào tạo: Học Viện nông nghiệp Việt Nam
Đánh giá thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong thời
gian qua. Từ đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng, mở rộng diện tích và thị trường tiêu
thụ RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong thời gian tới.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu và chọn mẫu điều tra; phương pháp thu thập thông tin: Thu thập
thông tin sơ cấp và thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp tổng hợp và xử lý
số liệu.
Đề tài làm rõ thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị xã

Phú Thọ bằng cách phân tích các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển sản
xuất rau an toàn bao gồm: chi phí đầu tư; nguồn lực phát triển sản xuất rau an
toàn (vốn, đất đai, lao động); thực hiện chăm sóc, sử dụng giống, phòng trừ sâu
bệnh; công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; liên kết trong phát
triển sản xuất; và cuối cùng là kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất rau an toàn
(diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất,…).
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn
thị xã, phân tích những mặt đạt được và những tồn tại. Sản xuất rau an toàn trên
địa bàn thị xã vẫn còn nhiều hạn chế: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình
sản xuất RAT tới nông dân còn chưa thường xuyên và hiệu quả, việc kiểm tra
hướng dẫn của cán bộ khuyến nông chưa sâu sát. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã
được chú trọng song chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông. Việc quảng bá
thương hiệu chưa được đẩy mạnh, các hình thức trợ giúp của HTX chưa trọng
tâm. Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tức là một cách kết hợp phương pháp
quản lý dịch hại tổng hợp – IPM, một hệ thống tiêu chuẩn sản xuất RAT chưa
được các hộ áp dụng phổ biến.

ix


Đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
rau an toàn của thị xã bao gồm các nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, các chính
sách phát triển, nguồn lực, các yếu tố về thị trường,...
Trên cơ sở thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị xã, đề
tài đã đề xuất một số giải pháp: 1) Giải pháp về quy hoạch; 2) giải pháp về kỹ
thuật; 3) giải pháp các yếu tố đầu vào; 4) giải pháp về thị trường, tổ chức tiêu thụ
sản phẩm; 4) Các giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ chức, doanh
nghiệp trong ngành hàng...
Phát triển sản xuất rau an toàn đã thu lại nhiều kết quả, tuy nhiên đó mới
chỉ là những kết quả ban đầu, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế. Để khắc

phục những hạn chế yếu kém đó thì Nhà nước cần có chính sách cụ thể liên quan
đến phát triển sản xuất rau an toàn, đầu tư về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực;
cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo phát
triển sản xuất rau an toan, chuyển giao kỹ thuật. Bên cạnh đó, các hộ nông dân
cũng cần mạnh dạn đầu tư các nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất và tăng
chất lượng sản phẩm.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Ha Sy Duan
Title of the study: Developing the safe vegetable production in Phu
Tho town.
Major: Agricultural Economics
Code: 60.62.01.15
Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
The study seeks to evaluate the safe vegetable production situation in Phu
Tho town and examine its affecting factors. Based on that analysis, the study
aims at proposing solutions to improving the safe vegetable quality and quantity,
expanding the production area and the consumer market for the product.
Both of the primary and secondary data has been collected. Subsequently,
the gathered data is synthesized, processed and presented.
First, the thesis aims at providing the description on the safe vegetable
production situation at Phu Tho town, based on the analysis of the major factors
affecting the production process. Those factors include the cost of investment,
the factors regarding production techniques such as seedling selection, pest
control, etc., the agricultural extension and technological transfer, the production
linkage, and the outcomes and efficiency of the safe vegetable production with
the analysis of the criteria like areas, output, productivity, etc.

On the basis of the analysis on the safe vegetable production situation in
the town, the study aims at drawing some main conclusions on the advantages
and disadvantages of the safe vegetable production situation. To specify, in spite
of some initial improvements in the safe vegetable production, there are a lot of
revealed shortcomings, such as the unstandardized infrastructure, the inadequate
support from the agricultural cooperatives, the inefficiency in the technical
support activities of the agricultural extension staff, the lack of trade promotion
and brand building activities and the unpopularity of the standardized production
technique application like VietGAP.
Finally, the study provides several implications in terms of planning,
technical support, inputs, product consumption, infrastructure improvement,

xi


entrepreneurship development, etc. In addition, it is necessary that the
government is supposed to issue the specific pro- safe vegetable production
policies and enforce them with the coordination of the local authority.
Meanwhile, the farmer households are advised to invest in expanding their
production and improving their product quality.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày là nguồn
thực phẩm quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho con người.
Đặc biệt là các loại vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong rau giúp cân bằng
dinh dưỡng cho cơ thể. Rau còn có ý nghĩa kinh tế: là cây lương thực, là loại

hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao và là nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biến. Một số loại rau còn được xem như loại thực phẩm chức năng,
được sử dụng như dược liệu quý giúp tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh
tật. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng hiện nay có được sử dụng các loại thực
phẩm này với chất lượng đảm bảo tươi sạch và an toàn hay không đang là vấn
đề được quan tâm đặc biệt.
Vệ sinh an toàn thực phẩm

(VSATTP) trong rau xanh đang thực sự trở

thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc Bảo vệ
thực vật (BVTV), Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây hại đã đến
mức báo động. Kết quả phân tích dư lượng các chất độc hại trong rau của Cục
BVTV và Viện BVTV trong thời gian gần đây cho thấy: có tới 30 – 50% số mẫu
rau có dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, Nitrat và vi sinh vật gây bệnh vẫn
được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân chính gây nên tình
trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng.
Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ nằm ở bờ hữu ngạn sông Thao, là nơi tiếp
giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi trung du. Với lợi thế đó, nhân
dân các xã, phường trên địa bàn thị xã đã phát triển nghề trồng rau xanh bán
cho nhân dân các vùng lân cận, có điều trước đây việc sản xuất, canh tác, tiêu
thụ chủ yếu theo cách truyền thống, người ta áp dụng mọi biện pháp làm sao
có năng suất, sản lượng rau cao nhất mà ít chú ý đến vấn đề an toàn. Từ năm
2010, người dân trên địa bàn thị xã được hướng dẫn và áp dụng phương pháp
trồng rau an toàn (RAT) theo chủ trương của UBND tỉnh Phú Thọ. Sau hơn 5
năm áp dụng vào sản xuất thì sản lượng rau an toàn của thị xã Phú Thọ đã góp
một phần làm phong phú thêm chủng loại rau và số lượng rau cung cấp cho
người tiêu dùng, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động ở các vùng nông
thôn. Đem lại nguồn thu nhập ổn định và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa có


1


chất lượng, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc sản xuất RAT cũng gặp những
khó khăn về thời tiết. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản
xuất. Tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng nhiều. Nguồn giống cây
trồng chưa được đảm bảo tốt, sản xuất còn manh mún , nhỏ lẻ, chưa quy hoạch
chi tiết vùng sản xuất RAT, chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ
RAT mô ̣t cách hơ ̣p lý …
Sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, không chỉ là vấn
đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính
cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và
ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất. Xuất phát từ lợi ích của người sản
xuất rau và tình hình thực tế sản xuất rau của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ còn
nhiều hạn chế cần tìm hướng giải quyết, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển sản xuất
rau an toàn trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết
những khó khăn trong việc phát triển sản xuất RAT thúc đẩy phát triển kinh tế
nông nghiệp cận đô thị của thị xã Phú Thọ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong thời
gian qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất RAT
trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn để phát triển sản
xuất rau an toàn.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị xã Phú
Thọ từ năm 2013 - 2015.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất rau an toàn trên
địa bàn thị xã Phú Thọ.
- Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
rau an toàn trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau

2


an toàn với chủ thể là các hộ sản xuất rau an toàn; hợp tác xã (HTX), những đối
tượng tham gia bảo quản, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thị xã.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản xuất rau an toàn và tìm
ra những giải pháp để phát triển sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của thị xã Phú Thọ.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Trong đó
tập trung nghiên cứu sản xuất rau an toàn của các hộ sản xuất kinh doanh trên địa
bàn 03 xã, phường: Văn Lung, Hà Thạch và phường Trường Thịnh.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong thời gian: 2013 - 2015.
- Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong năm 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển sản xuất
RAT từ đó hoàn thiện quy trình sản xuất RAT theo hướng VietGap, có hiệu quả

trong điều kiện của thị xã Phú Thọ.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ góp phần làm tăng
năng xuất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất RAT trên địa bàn thị xã
Phú Thọ, hướng tới sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho các hộ dân.
- Cung cấp cơ sở khoa học và góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất RAT
theo hướng VietGap, có hiệu quả trong điều kiện của thị xã Phú Thọ.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn trong thời gian gần đây được nhiều người quan tâm. Trên thực
tế đã có nhiều trường hợp, người tiêu dùng sau khi ăn rau đã bị ngộ độc và đã có
trường hợp bị tử vong. Vậy rau an toàn là gì ?
Rau an toàn được định nghĩa như sau: “ Những sản phẩm rau tươi gồm tất
cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả, có chất lượng đúng với đặc tính giống
của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở
dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì
được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn (RAT)”
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010).
Khái niệm rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa trong rau
không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ) -> Dẫn đến ngộ độc đồng loạt.
2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp.
3. Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác.
4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng...) -> Gây ung

thư và một số bệnh khó chữa trị khác.
Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó
không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm độc theo thời gian. Nhưng khi đã
phát hiện được thì khó chữa trị.
Hai tiêu chuẩn 1 và 2, ta thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc bệnh không hợp lý, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc tươi để bón
cho rau.
Ở thời điểm hiện tại có 2 loại rau có thể được coi là an toàn cho người tiêu
dùng đó là:
- Rau hữu cơ: Được sản xuất theo phương thức dùng phân vi sinh, tưới
nước sạch, trên đất không bị ô nhiễm và không sử dụng phân bón hoá học hay
thuốc bảo vệ thực vật. Loại rau này được coi là có mức độ tin tưởng về độ sạch
cao nhất và đối tượng sử dụng thường xuyên là những người có thu nhập cao.

4


- Rau an toàn: Là loại rau được sản xuất theo quy trình phòng, chống
dịch hại tổng hợp(IPM) và quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được kiểm
soát là chính.
Để rau xanh thật sự an toàn thì đối với nhóm 1 cần hạn chế việc sử dụng
thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng khi cần thiết, không dùng các loại thuốc đã bị cấm và
đảm bảo thời gian cách ly ít nhất là 10 sau khi phun mới thu hoạch. Đối với
nhóm 2 tuyệt đối không dùng phân tươi để bón cho rau và không sử dụng nguồn
nước thải khu vực gần bệnh viện để tưới. Đối với nhóm 3 cần chú ý không lạm
dụng phân đạm và kết thúc bón cho rau trước khi thu hoạch ít nhất 10 – 15 ngày.
Đối với nhóm 4 chú ý vùng có nhiều kim loại nặng thì không nên trồng, không
bón các chất thải công nghiệp…
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.

Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?. Trong
sản xuất, con người đấu tranh với thiên nhiên để làm thay đổi những vật chất sẵn
có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải vật chất
khác phục vụ cho cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc
khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người
là lực lượng sản xuất chủ yếu giữ vai trò quyết định. Có nhiều quan điểm khác
nhau về sản xuất, trong đó có hai quan điểm chính sau:
Theo điểm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS), thì sản xuất là tạo ra của
cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có hai ngành sản xuất là Nông nghiệp và Công
nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc, thì quan niệm về
sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội
có ba ngành sản xuất là Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ. Quá trình sản
xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, để tiến hành sản xuất cho tới
khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ

5


sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,..., Xn).
Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,..., Xn
là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Các yếu tố tham gia sản xuất:
Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng có sự tham gia của 3 yếu tố: Đối tượng
lao động, tư liệu lao động và lực lượng lao động (con người). Trong đó, lực
lượng lao động là yếu tố quyết định.
+ Đối tượng lao động trong sản xuất rau an toàn là: Giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật,…
+ Tư liệu lao động trong sản xuất rau an toàn là: Diện tích đất, máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng.
+ Lực lượng lao động trong sản xuất rau an toàn là người lao động có
trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng trong sản xuất rau an toàn.
Các yếu tố này thường gọi là yếu tố đầu vào hay nguồn lực sản xuất.
Sản phẩm: Toàn bộ sản phẩm hữu ích thu được từ rau an toàn trong một
thời kỳ nhất định, thường tính là một năm. Sản phẩm thu được từ rau an toàn là:
- Rau an toàn tươi chưa qua sơ chế.
- Rau an toàn đã qua sơ chế.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin; quan điểm siêu hình: Phát triển
chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật,
đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước
quanh co phức tạp. Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sự vận động
theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện của sự vật
Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận
động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay
đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi về chất theo hướng
hoàn thiện của sự vật. Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn
khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những

6



nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình
thái mới của sự vật.
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của
công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng
trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự
thay đổi về chất lượng của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau
trong sự tiến bộ xã hội (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội. (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về quy mô (sản
lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản
đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này
liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích
thích sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường

chấp nhận.
Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
- PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ

7


thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện
tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.
- PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm
và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm
giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ
cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản
xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng
đến nguồn tài nguyên.
Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm
sản xuất trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và
dịch vụ sản xuất tạo ra.
Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ

sản xuất ra trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm.
2.1.1.5. Phát triển sản xuất rau an toàn
Theo quan điểm phát triển, phát triển sản xuất rau an toàn là sự tăng lên về
mặt số lượng, cải thiện về chất lượng sản phẩm, năng suất sản phẩm, sự hoàn
thiện của cả thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên phải phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội về sản phẩm rau an toàn.
Phát triển sản xuất rau an toàn nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch
có lợi cho sức khoẻ, sản xuất sản phẩm thị trường cần, đáp ứng nhu cầu thị hiếu,
hướng dẫn thị trường, điều tiết hướng dẫn tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế,
ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tổ
chức lại sản xuất và lưu thông phân phối theo hướng văn minh, hiện đại; góp
phần phát triển bền vững.

8


2.1.2. Điều kiện và quy trình sản xuất RAT
2.1.2.1. Điều kiện sản xuất rau an toàn
a, Nhân lực
- Người sản xuất phải được huấn luyện, đào tạo qua các lớp tập huấn
IPM rau (nếu sản xuất theo VietGAP thì phải được huấn luyện về kỹ thuật sản
xuất RAT theo VietGAP) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đào tạo và cấp
Giấy chứng nhận.
- Người sản xuất phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải có cán bộ chuyên ngành trồng trọt
hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT.
- Đất trồng và giá thể:
Vùng đất sản xuất RAT phải ở trong Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản
xuất RAT. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải

sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa
trang, đường giao thông lớn.
Giá thể sản xuất RAT phải làm từ những vật liệu an toàn, phù hợp với sản
xuất rau, không bị nhiễm bẩn, không được pha trộn các loại hóa chất và phân bón
độc hại, ngoài danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam.
Hàm lượng một số kim loại trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong
quá trình sản xuất phải dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định hiện
hành. Trường hợp có kim loại trong đất vượt ngưỡng cho phép thì phải được cơ
quan chuyên môn lấy mẫu rau đại diện để kiểm tra kim loại nặng đó trong rau.
Nếu hàm lượng kim loại nặng trong rau dưới mức quy định tối đa cho phép thì
vẫn công nhận vùng đất đó đảm bảo để sản xuất RAT nhưng định kỳ hàng năm
phải lấy mẫu rau phân tích kiểm tra.
b, Nước tưới
- Chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đạt tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải
từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để
tưới rau.
- Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước trước khi sản
xuất và trong quá trình sản xuất nằm dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy
định hiện hành.

9


- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt
cho người theo quy định hiện hành.
c, Phân bón
- Chỉ sử dụng phân hữu cơ hoại mục, tuyệt đối không được sử dụng
phân tươi. Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên đồng, ruộng để bón,
tưới cho rau.

- Sử dụng hợp lý, cân đối tỷ lệ các loại phân vô cơ, hữu cơ theo quy định
cụ thể trong quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
d, Thuốc BVTV
Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng trên rau theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ưu tiên sử dụng
thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh hoạt. Nghiêm cấm sử dụng thuốc ngoài
danh mục, thuốc hóa học có độ độc cao và thuốc BVTV cấm. Hạn chế sử dụng
chất kích thích sinh trưởng trên rau. Đảm bảo thời gian cách ly theo quy định trên
nhãn thuốc khi thu hái sản phẩm.
đ, Quy trình sản xuất RAT
Người sản xuất RAT phải tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất RAT do cơ
quan có thẩm quyền ban hành đối với từng loại rau. Trường hợp loại rau chưa
được ban hành quy trình thì áp dụng tương tự theo quy trình sản xuất RAT của
loại rau khác cùng nhóm.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn về quy trình sản xuất rau an toàn
- Môi trường sản xuất rau an toàn: bao gồm đất, nước, không khí... phải
đảm bảo trong lành, không bị bẩn do nước thải của khu công nghiệp, bệnh viện.
- Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn cần phải được sản xuất
trong vùng đã được quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ. Người sản xuất
phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật mới.
- Đất trồng: phải cao ráo, dễ thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và phát
triển của cây rau. Đất không nhiễm độc kim loại nặng, thuốc BVTV hóa học và
dư lượng nhiều chất hữu cơ chưa phân hủy hết. Bên cạnh đó, đất trồng rau an
toàn phải xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất
200m và các vùng gây ô nhiễm.
- Giống và thời vụ gieo trồng: phải chọn giống tốt, những cây con phải
khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Trước

10



khi gieo trồng, hạt giống cần được xử lý cẩn thận theo đúng quy trình hướng dẫn.
Thời vụ gieo trồng phải thích hợp với từng loại giống.
- Nước tưới: do rau chiếm 90% là nước nên nước tưới ảnh hưởng rất lớn
đến sản lượng và chất lượng của rau. Rau an toàn cần phải tưới bằng nước sạch
hay nước đã qua xử lý, lọc bẩn và các chất ô nhiễm khác.
- Phân bón: nghiêm cấm dùng phân tươi để bón hay tưới cho cây rau, chỉ
được dùng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ hỗn
hợp, khoáng theo tỷ lệ cân đối. Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích sinh
trưởng của các đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn.
- Phòng trừ sâu bệnh: thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
hại tổng hợp IPM. Không được dùng các loại thuốc hóa học đã cấm sử dụng,
những loại tiêu diệt cả thiên địch. Thuốc BVTV được sử dụng phải đảm bảo có
độ phân giải nhanh, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly cho phép.
2.1.3. Đặc điểm và tiêu chuẩn của RAT
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác
trên các diện tích đất có thành phần hoá thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm
soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ
các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được
sản xuất theo những quy trình nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu và tưới nước). Nhờ vậy, rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm do các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Nhà nước đặt ra.
Trong quá trình sản xuất rau an toàn, người ta phải sử dụng những loại
phân bón có nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép.
Mặc dù trong rau an toàn còn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại nhưng
không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Mức độ bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau an toàn được thể hiện trong các chỉ tiêu
đánh giá chất lượng như sau:
- Về tiêu chuẩn hình thái: Sản phẩm rau được thu hoạch đúng thời điểm,
đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm); không

dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
- Về chỉ tiêu nội chất: rau an toàn phải đảm bảo các quy định mức cho phép:
+ Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau.

11


+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như E. coli, Samonella sp… và
ký sinh trùng đường ruột như trứng giun đũa Ascaris sp…
+ Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thuỷ
ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)…
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi
hàm lượng tồn dư của các chỉ tiêu nêu trên không vượt quá giới hạn tiêu
chuẩn quy định.
Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Vì
vậy, cần có sự phân biệt một cách chính xác hơn. Khái niệm rau sạch sử dụng để
chỉ các loại rau có chất lượng tốt, với dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, các kim
loại nặng (Cu, Pb, Cd...), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ
con người ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của FAO, WTO hoặc
tiêu chuẩn Việt Nam. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ
an toàn vệ sinh thực phẩm cho rau quả “sạch”.
Rau sạch (sạch hoàn toàn) là loại rau được sản xuất bằng công nghệ sinh
học, hoàn toàn không sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật. Rau sạch
được sản xuất theo quy trình vệ sinh đồng ruộng, bón phân sinh học và phòng trừ
sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn.
Sản xuất rau an toàn là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh những đặc điểm chung thì sản xuất rau an toàn còn có những đặc
điểm riêng:

- Khi trồng rau an toàn người sản xuất phải xử lý kỹ vườn ươm để phòng
chống sâu, bệnh cho cây giống.
- Rau an toàn là loại rau yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như lao
động lớn hơn cây trồng khác.
- Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu bệnh hại,
cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy định (về liều lượng,
chủng loại, thời gian…) và tổ chức sử dụng lao động hợp lý, khoa học để vừa cho
năng suất, sản lượng cao, vừa đảm bảo chất lượng.
- Có sự đòi hỏi rất nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an
toàn, người sản xuất phải tôn trọng các tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm mới
tồn tại được trên thị trường.

12


×