Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở CẤP ĐỘ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO Ở CẤP ĐỘ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ĐỒNG

LÊ THỊ NGỌC THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
32


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Hiện trạng sản xuất và
tiêu thụ rau ứng dụng công nghệ cao ở cấp độ nông hộ trên địa bàn huyện Đức Trọng –
Tỉnh Lâm Đồng” do Lê Thị Ngọc Thảo, sinh viên khoá 32, ngành Phát Triển Nông
Thôn & Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
_________________.

TRẦN ĐẮC DÂN
Người hướng dẫn,

_____________________
Ngày
tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

______________________

_____________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

32

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em cùng
những người thân đã hết lòng nuôi dạy và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi
có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại
đây.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Vô cùng biết ơn các thầy cô khoa Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô khác đã
truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt khoá học.
Xin cảm ơn các chú, các anh chị phòng Nông Nghiệp Huyện Đức Trọng, các
chú, các anh chị trong UBND Huyện Đức Trọng cũng như toàn thể bà con nông dân
đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời
gian cho phép.
Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp Phát Triển Nông Thôn cùng những bạn bè
thân yêu đã cùng tôi học tập, chia sẻ buồn vui trong những năm tháng học tại trường
một tình cảm chân thành nhất.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Thảo

32


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ NGỌC THẢO. Tháng 07 năm 2010. “Hiện Trạng Sản Xuất và Tiêu
Thụ Rau Ứng Dụng Công Nghệ Cao ở Cấp Độ Nông Hộ Trên Địa Bàn Huyện
Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng”.
LE THI NGOC THAO. July 2010. “Current Situation of Production and
Marketing at Farm Households Level for Vegetable Culture Applying High
Technology in Duc Trong District, Lam Dong Province”.
Đề tài sử dụng số liệu thu thập được từ 50 hộ thuộc thị trấn Liên Nghĩa, xã Hiệp
An, xã Hiệp Thạnh, xã Phú Hội, xã Liên Hiệp là những nơi có truyền thống sản xuất
rau, đã và đang từng bước hình thành vùng chuyên canh rau theo hướng nông nghiệp

công nghệ cao của huyện từ năm 2004. Nông dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp.
Thị trường tiêu thụ rau của huyện chủ yếu là trong nước, có các công ty chế
biến bảo quản rau và nhiều cơ sở, đại lý trên địa bàn huyện thu mua, sơ chế và vận
chuyển đi tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Chỉ có khoảng 10% sản
phẩm rau được xuất đi các nước: Đài Loan, Nhật, Trung Quốc, Mỹ Nga, Singapo,....
Thông qua những nghiên cứu và phân tích đó, đề tài đã xác định được một số
thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau CNC của nông
hộ. Bên cạnh đó, tham khảo thêm ý kiến khi phỏng vấn nhóm KIP, thiết lập ma trận
SWOT cho hướng phát triển sản xuất rau ứng dụng CNC của huyện bền vững và toàn
diện trong tương lai. Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, cụ thể là những giải
pháp về đầu tư, về công nghệ và kĩ thuật, về thị trường, về CSHT, về bảo vệ môi
trường.

32


ABSTRACT
LE THI NGOC THAO. July 2010. “Current Situation of Production and
Marketing at Farm Households Level for Vegetable Culture Applying High
Technology in Duc Trong District, Lam Dong Province”.
The thesis uses primary data investigated from 50 farm households in Lien
Nghia town, Hiep An Commune, Phu Hoi Commune, Lien Hiep Commune where
have the tradition of vegetable production, have been forming areas specializing in
vegetable cultivation following high technology agriculture development programe
(programe of high technology agriculture development) of the District in 2004.
Farmers was brave to invest, to apply progress of technology in producing, raise
productivity, quality and economic efficiency agricultural production.
Essential vegetable market of


the District is domestic, processing and

preservating companies, agencies purchase vegetable, subject vegetable to preliminary
treatment and transport to Ho Chi Minh city and other provinces to consume. Just 10%
of vegetable product are exported to Taiwan, Japan, China, United States of America,
Russia, Singapo,…
Through those researches and analysis, the thesis determines advantages and
difficulties in the process of producing and consuming farmers encounter. Thence,
refer KIP group’s ideas, establish SWOT matrix for the way to develop high
technology vegetable of the District and propose solutions to overcome, especially
solutions of investment, technology and technique, market, infrastructure and
protecting environment.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục


xiii

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Giới hạn của đề tài

2

1.3.1. Nội dung nghiên cứu

2


1.3.2. Pham vi không gian và thời gian nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Phát triển công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng

4

2.1.1. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng trên
thế giới

4

2.1.2. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng ở
Việt Nam

5

2.1.3. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng
ở Lâm Đồng


6

2.2. Tổng quan về huyện Đức Trọng
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

7
7

2.2.2. Đặc điểm kinh tế

10

2.2.3. Đặc điểm xã hội

11

2.3. Tình hình chung về sản xuất rau hoa và ứng dụng công nghệ cao vào
nông nghiệp tại huyện Đức Trọng

13

2.3.1. Tình hình sản xuất rau hoa
v

13


2.3.2. Tình hình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Một số khái niệm


15
16
16

3.1.1. Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

16

3.1.2. Khái niệm kinh tế nông hộ

17

3.1.3. Khái niệm kênh phân phối

17

3.2. Khái quát chung về cây rau

18

3.2.1. Đặc điểm chung

18

3.2.2. Giá trị của rau

18

3.3. Đặc điểm sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao


18

3.3.1. Ứng dụng công nghệ sinh học

19

3.3.2. Công nghệ trồng rau trong nhà kính nhà lưới

19

3.3.3. Công nghệ tưới

21

3.4. Một số chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu

21

3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế

21

3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

22

3.5. Phương pháp nghiên cứu

22


3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin

22

3.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau công nghệ cao của huyện

24
24

4.1.1. Hiện trạng diện tích rau ứng dụng công nghệ cao

24

4.1.2. Một số loại rau thường được sản xuất tại địa phương

25

4.1.3. Cơ sở hình thành vùng phát triển rau công nghệ cao trên
địa bàn huyện

26

4.1.4. Công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất rau của huyện


26

4.2. Đặc trưng hộ sản xuất rau công nghệ cao được điều tra

32

4.2.1. Độ tuổi tham gia điều tra

32

4.2.2. Trình độ học vấn

33

4.2.3. Nhân khẩu và lao động nông nghiệp

33

4.2.4. Tình hình vay vốn

34
vi


4.2.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau ở các
hộ điều tra

34

4.3. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao

4.3.1. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn lá ứng dụng công nghệ cao

43
43

4.3.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn bắp ứng dụng công nghệ cao 45
4.3.3. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn trái ứng dụng công nghệ cao 47
4.3.4. Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn củ ứng dụng công nghệ cao 48
4.3.5. So sánh giá trị sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trong
mùa thuận và mùa nghịch

50

4.4. Tình hình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm rau công nghệ cao của huyện 51
4.4.1. Thu hoạch

51

4.4.2. Tiêu thụ

51

4.5. Tình hình chế biến và triển vọng tiêu thụ rau của huyện

53

4.5.1. Chế biến rau

53


4.5.2. Triển vọng tiêu thụ rau nội địa

53

4.5.3. Triển vọng xuất khẩu rau

53

4.6. Tình hình khuyến nông và các hoạt động chuyển giao kỹ thuật

54

4.7. Phân tích SWOT cho hướng phát triển sản xuất rau ứng dụng công
nghệ cao của huyện

56

4.8. Giải pháp phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại huyện
Đức Trọng

59

4.8.1. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư

59

4.8.2. Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật

59


4.8.3. Giải pháp mở rộng thị trường

61

4.8.4. Giải pháp về cơ sở vật chất

62

4.8.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

62

4.8.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận

64

5.2. Kiến nghị

65

5.2.1. Đối với người sản xuất
vii


65


5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

66

5.2.3. Đối với các ban ngành liên quan

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CNC


Công Nghệ Cao

CNH-HĐH

Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá

CP

Chi Phí

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

CPVC

Chi Phí Vật Chất

ĐKTN

Điều Kiện Tự Nhiên

ĐKKT – XH

Điều Kiện Kinh Tế – Xã Hội

ĐVT

Đơn Vị Tính


HTX

Hợp Tác Xã

KHCN

Khoa Học Công Nghệ

LĐNN

Lao Động Nông Nghiệp

NNCNC

Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

NN&PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NTD

Người Tiêu Dùng

PE

Màng Nhựa Poly Etylen

TBKT


Tiến Bộ Kỹ Thuật

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Nhóm Đất Chính Của Huyện Đức Trọng


7

Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Năm 2005

8

Bảng 2.3. Diện Tích Rau Hoa Qua Các Năm

13

Bảng 2.4. Tình Hình Sản Xuất Rau Quả Hàng Năm (2008)

14

Bảng 4.1. Diện Tích Ứng Dụng Công Nghệ Cao Qua Các Năm

25

Bảng 4.2. Các Loại Rau Được Trồng Theo Công Nghệ Cao ở Huyện

25

Bảng 4.3. Cấu Trúc Nhà Kính Mái Chữ A

27

Bảng 4.4. Kiểu Mái Vòm Không Có Khoảng Hở

28


Bảng 4.5. Kiểu Mái Vòm Có Khoảng Hở

28

Bảng 4.6. Cấu Trúc Nhà Lưới

39

Bảng 4.7. Diện Tích Nhà Kính Nhà Lưới Theo Đơn Vị Hành Chính Huyện (2009)

30

Bảng 4.8. Trình Độ Học Vấn Của Người Sản Xuất Tham Gia Điều Tra

33

Bảng 4.9. Nhân Khẩu Và Lao Động Nông Nghiệp Các Hộ Được Điều Tra

33

Bảng 4.10. Lý Do Ứng Dụng CNC Vào Sản Xuất Rau Của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.11. Sự Lựa Chọn Công Nghệ Áp Dụng Của Các Hộ Điều Tra

37

Bảng 4.12. Tổng Hợp Về Đất Đai Phục Vụ Sản Xuất Rau CNC


38

Bảng 4.13. Vấn Đề Khó Khăn Của Hộ Sản Xuất

41

Bảng 4.14. Mong Muốn Nhận Được Từ Khuyến Nông

43

Bảng 4.15. Nguyện Vọng Của Nông Hộ

43

Bảng 4.16. Bảng Chi Phí Sản Xuất/ Năm/ 1000m2 Của Rau Ăn Lá

44

Bảng 4.17. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất/Năm/1000m2 Rau Ăn Lá

44

Bảng 4.18. Bảng Chi Phí Sản Xuất/ Năm/ 1000m2 Rau Ăn Bắp

45

Bảng 4.19. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất/Năm/1000m2 Rau Ăn Bắp

46


Bảng 4.20. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất/1000m2/Vụ Rau Ăn Trái

47

Bảng 4.21. Bảng Chi Phí Sản Xuất/1000m2 /Vụ Rau Ăn Trái

47

Bảng 4.22. Bảng Chi Phí Sản Xuất/ 1000m2/Vụ Rau Ăn Củ

58

Bảng 4.23. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất/1000m2/Vụ Rau Ăn Củ

49

x


Bảng 4.24. So Sánh Giá Trị Sản Xuất Giữa Chính Vụ Và Trái Vụ Trong
Sản Xuất Rau Ứng Dụng CNC

50

Bảng 4.25. Phương Thức Tiêu Thụ Rau Của Nông Hộ

52

Bảng 4.26. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Của Các Hộ Sản Xuất


54

Bảng 4.27. Nội Dung Tập Huấn Các Nông Hộ Được Tham Gia

55

Bảng 4.28. Phân Tích SWOT

57

Bảng 4.29. Ma Trận Liên Kết SWOT

68

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Nhiệt Độ Huyện Đức Trọng (Trạm Liên Khương 2008)

9

Hình 2.2. Biểu Đồ Tỷ Lệ Cơ Cấu Sử Dụng Đất Nông Nghiệp

13

Hình 2.3. Biểu Đồ Diện Tích Rau Hoa Qua Các Năm

13


Hình 4.1. Nhà Chữ A có 1 Khoảng Hở

28

Hình 4.2. Nhà Chữ A có 3 Khoảng Hở

28

Hình 4.3. Mái Vòm Không Khoảng Hở

29

Hình 4.4. Mái Vòm Có Khoảng Hở

29

Hình 4.5. Nhà Lưới Thái Đen Trồng Bí Ngồi

29

Hình 4.6. Dùng Màng Phủ Trồng Rau

31

Hình 4.7. Vườn Bí Ngồi Phủ Màng

31

Hình 4.8. Hệ Thống Điều Tiết Tưới


31

Hình 4.9. Tưới Thấm Vườn Bí Ngồi

31

Hình 4.10. Vườn Củ Cải Tưới Phun Tự Động

32

Hình 4.11. Biểu Đồ Tỷ Lệ Độ Tuổi Của Người Sản Xuất

32

Hình 4.12. Tỷ Lệ Các Nguồn Vay của Nông Hộ

34

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Số Hộ Sản Xuất Rau Ứng Dụng Công Nghệ Cao

36

Hình 4.14. Biểu Đồ Tỷ Lệ Quy Mô Diện Tích Sản Xuất Của Các Hộ

38

Hình 4.15. Biểu Đồ Tỷ Lệ Giống Rau Được Sử Dụng Tại Các Hộ Sản Xuất

39


Hình 4.16. Biểu Đồ Thể Hiện Ý Kiến Mức Thuận Lợi Về ĐKTN Của Hộ

40

Hình 4.17. Biểu Đồ Tỷ Lệ Theo Số Năm Kinh Nghiệm Sản Xuất Rau Của Hộ

41

Hình 4.18. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nơi Tiêu Thụ Rau Của Huyện

51

Hình 4.19. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Rau Công Nghệ Cao

52

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản Đồ Một Số Xã Sản Xuất Rau Hoa Công Nghệ Cao
Phụ lục 2. Một Số Hình ảnh Minh Hoạ
Phụ lục 3. Chi Phí Cố Định trong Sản Xuất Rau Ứng Dụng CNC (1000đ/1000m2)
Phụ lục 4. Bảng Khấu Hao Chi Phí Cố Định
Phụ lục 5. Danh Sách Các Hộ Tham Gia Phỏng Vấn
Phụ lục 6. Phiếu Điều Tra Nông Hộ

xiii



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp đa dạng, phong phú bởi điều kiện tự
nhiên thuận lợi, biểu hiện qua sự phân bố lãnh thổ nông nghiệp. Nhưng những năm
gần đây diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm mạnh do sử dụng đất
cho phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ. Phương thức sản xuất còn lạc hậu, nhỏ lẻ,
manh mún. Vì thế, muốn tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trường, biện pháp tối ưu là áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Với quyết tâm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, chúng ta xác
định mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy nền nông
nghiệp lên một tầm cao mới với nhiều đóng góp vào nền kinh tế. Chính phủ và Bộ
nông nghiệp phát triển nông thôn đã tiến hành thiết lập một số khu nông nghiệp công
nghệ cao phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện nhân lực ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, ở một số địa phương hay doanh nghiệp đã tự thành lập các mô hình NNCNC và
thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Năm 2004, Lâm Đồng đã chính thức triển khai chương trình nông nghiệp công
nghệ cao là một trong chín chương trình trọng điểm, trong đó có huyện Đức Trọng
được biết đến như một vùng sản xuất rau lớn, thực hiện nghị quyết 03 của Ban thường
vụ Tỉnh ủy trong đó có giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế huyện là phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua 5 năm triển khai, mặc dù còn nhiều khó
khăn, nhưng những giống rau hoa có giá trị kinh tế cao ngày càng được đưa vào sản
xuất, tạo ra sản phẩm an toàn sạch bệnh, chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường.
Rõ ràng trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, sản xuất theo công nghệ cao là
hướng đi tất yếu của nông dân trồng rau. Thế nhưng để hướng sản xuất này thực sự
bền vững và có bước phát triển hơn trong thời gian tới, phải tìm hiểu xem thực trạng
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau của người dân như thế nào và trồng rau công
nghệ cao có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân hay không, những khó
1



khăn gì gặp phải trong quá trình sản xuất để có giải pháp cụ thể. Được sự đồng ý của
Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và phòng Nông
nghiệp Huyện Đức Trọng, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Đắc Dân, tôi thực hiện đề
tài: “Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau ứng dụng công nghệ cao ở cấp độ nông
hộ trên địa bàn huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm phản ánh được tình hình và tiềm năng sản xuất rau công nghệ cao trên
địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Qua đó đưa ra một số giải pháp để hướng
sản xuất trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Nghiên cứu hiện trạng sản xuất rau công nghệ cao ở quy mô nông hộ
trên địa bàn huyện Đức Trọng.



Tìm hiểu tình hình chung về tiêu thụ rau và đặc biệt là rau công nghệ cao
của nông hộ trên địa bàn huyện.



Xác định những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất rau.




Đề xuất một số giải pháp phát huy những thuận lợi và hạn chế những
khó khăn trên.

1.3. Giới hạn của đề tài
1.3.1. Nội dung nghiên cứu


Sơ lược điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, y tế, giáo
dục…của huyện Đức Trọng.



Sơ lược tình hình sản xuất, tiêu thụ rau hoa ở địa phương.



Nghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ rau ứng dụng công nghệ cao trên

địa bàn huyện.


Nghiên cứu hiện trạng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau ở cấp

độ nông hộ huyện Đức Trọng, đề tài tập trung nghiên cứu công nghệ ứng dụng
vật liệu mới, công nghệ tưới tự động trong canh tác cây trồng.


Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ rau công nghệ cao của nông hộ.
2





Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn trên.

1.3.2. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Đức Trọng,
số liệu sơ cấp được thu thập từ các xã N’ Thôn Hạ, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp,
Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa. Số liệu thứ cấp được lấy từ Phòng nông nghiệp huyện
Đức Trọng.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 29/03/2010 đến ngày
15/07/2010.
1.4. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề
Sơ lược về lí do lựa chọn, mục tiêu, nội dung và giới hạn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu một số tình hình cơ bản của huyện Đức Trọng: kinh tế xã hội, giáo
dục, y tế, cơ sở hạ tầng…đồng thời sơ lược hiện trạng chung về sản xuất nông nghiệp
ở địa phương, đặc biệt là tình hình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của
huyện
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: khái
niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đặc điểm sản xuất rau công nghệ cao,
khái niệm kênh phân phối, khái niệm hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá kết quả,
hiệu quả kinh tế,… cũng như phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu cụ thể về thực trạng nhận thức, hiện trạng sản xuất rau ứng dụng công
nghệ cao của nông hộ, xác định kênh phân phối rau của huyện và hiệu quả kinh tế sản

xuất rau của việc ứng dụng CNC mang lại. Bên cạnh đó, xác định một số thuận lợi,
khó khăn trong quá trình sản xuất rau theo CNC tại địa phương từ đó đề xuất một số
giải pháp phát triển trong tương lai.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị cho quá trình sản
xuất và tiêu thụ rau CNC ở huyện.
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Phát triển công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng
2.1.1. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng trên thế giới
a) Công nghệ sinh học
CNSH đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây
trồng. Diện tích cây trồng chuyển gen trên toàn thế giới đến năm 2005 đạt 90 triệu ha,
xếp theo thứ tự từ lớn tới bé thì Hoa Kỳ, Argentina, Brazil, Canada và Trung Quốc
tiếp tục là những nước chính trên thế giới trồng cây CNSH. Cho tới nay Ấn Độ là nước
có mức tăng diện tích hàng năm lớn nhất, tăng gấp ba lần từ con số 500.000 ha của
năm 2004 lên 1,3 triệu ha của năm 2005. (Nguồn: Dương Hoa Xô, Phạm Hữu
Nhượng, 2006. Tham luận phát triển nông nghiệp theo hướng CNC tại Việt Nam).
Công nghệ nuôi cấy mô thực vật invitro là kỹ thuật tiên tiến với các ưu thế vì
tính khả thi lớn, có thể công nghiệp hóa cao trong việc nhân giống để có số lượng lớn
cây giống với độ đồng đều cao. Công nghệ nuôi cấy mô được 600 công ty lớn trên thế
giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống
nhân bằng kỹ thuật cấy mô khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng
15%/năm. (Nguồn: Dương Hoa Xô, Phạm Hữu Nhượng, 2006. Tham luận phát triển
nông nghiệp theo hướng CNC tại Việt Nam).
b) Công nghệ trồng cây trong nhà kính
Nhà kính hay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái bằng màng

polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Trên thế giới,
công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hòan thiện với trình độ cao để canh tác
rau và hoa. Các nhà kính với hệ thống điều khiển tự động khá hiện đại được áp dụng
rộng rãi ở nhiều quốc gia như Hà Lan, Pháp, Bỉ, Israel … đã sản xuất lượng lớn hoa và
rau phục vụ cho xuất khẩu.
Trong các nhà kính, các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển tự
động theo lập trình sẵn trong máy vi tính như: chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, tưới nước,
4


bón phân, phun thuốc BVTV…. Tại các nước khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan…hệ thống nhà kính trồng cây phát triển khá nhanh, đặc biệt là ở
Trung Quốc. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong
nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng
vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.
Công nghệ trồng cây trong dung dịch đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và trở nên
quen thuộc đối với các nhà vườn sử dụng hệ thống nhà kính. Những năm gần đây, một
số nước như Thái Lan, Israel, Đài Loan đã phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau
sạch, trồng hoa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu bằng công nghệ trồng cây
không đất. Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở
cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh
dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá
thể – dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Người ta có thể
đưa giá thể vào trồng theo phương pháp túi treo, túi nằm, trồng trong chậu, theo
rãnh,… Theo đó, dung dịch dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống ống cấp và thu
nước tuần hoàn.
c) Công nghệ tưới
Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát
triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan
trọng chiến lược. Với việc sử dụng hệ thống tưới phun và nhỏ giọt có hệ thống điều áp,

có thể sử dụng trên những địa hình khác nhau làm cho việc tưới nước trở nên đơn giản
và thuận tiện hơn. Israel là nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới
phục vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới.
2.1.2. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng đã được
nghiên cứu từ thập niên 70 đã thu được nhiều thành công. Tuy nhiên chỉ mới được
nghiên cứu tại các viện, trường đại học và trung tâm nghiên cứu rau hoa,.... Hàng loạt
các kết quả nghiên cứu vi nhân giống đã được triển khai trong sản xuất khoai tây, hoa,
chuối, chè, mía,....
Sự phát triển các khu NNCNC còn chậm, chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng. Các sản phẩm chính là: rau, hoa,
5


khoai tây, cây ăn quả, cây cảnh,... với chu trình sản xuất tiên tiến ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ như: giống nuôi cấy mô, ưu thế lai nhân giống và mô hình nhà
kính nhà lưới, công nghệ tưới tự động,...
2.1.3. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng ở Lâm Đồng
Lâm Đồng có nhiều lợi thế về phát triển NNCNC và đã sớm ứng dụng các
TBKT nói chung và CNC nói riêng vào phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trong
sản xuất rau hoa ở thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương và
đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Mô thức phát triển khá đa dạng gồm các
công ty rau hoa như: Hasfarm, Apollo, Green mourtain,... với vốn đầu tư khá lớn; các
mô hình của một số nông hộ sản xuất rau an toàn, hoa, dâu tây. Đặc biệt là có hàng
ngàn hộ ứng dụng mô hình nhà kính, nhà lưới, nhân giống bằng nuôi cấy mô, tưới
phun, tưới nhỏ giọt, phủ đất bằng màng nilon,... cho hiệu quả cao vượt trội so với sản
xuất thông thường, gợi mở triển vọng to lớn cho phát triển trên diện rộng.
Bên cạnh nhiều biện pháp như xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng các
phương pháp canh tác, hiện nay việc ứng dụng polyme tự nhiên và tổng hợp kết hợp
công nghệ tưới tự động để giữ ẩm cho đất trong một thời gian dài đang được ngành

chức năng tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo bà con nông dân sử dụng một cách rộng rãi.
Trong đó Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương là những địa phương sử dụng
phổ biến các sản phẩm này. Diện tích nhà kính - nhà lưới chuyên sản xuất các loại rau
hoa theo hướng công nghệ cao hiện lên đến 1.500 ha trong toàn tỉnh.
Mặc dù chi phí đầu tư các sản phẩm polyme trong sản xuất nông nghiệp trên
một đơn vị diện tích là khá lớn: đối với trồng rau khoảng từ 40 – 50 triệu
đồng/1000m2, trồng hoa 50 – 60 triệu đồng/1000m2. Đối với cây công nghiệp dài
ngày, kinh phí đầu tư còn cao hơn do diện tích sản xuất lớn. Tuy nhiên để chủ động
khắc phục tình trạng khô hạn, góp phần cải thiện việc tưới tiêu, lưu giữ được trong đất
một phần lượng nước dư thừa trong mùa mưa và tiết kiệm tối đa chi phí tưới tiêu trong
mùa khô, việc sử dụng chất liệu polyme trong sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng đã
và đang trở thành ưu tiên hàng đầu của người nông dân khi đầu tư sản xuất. Điều này
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp,
chống hạn cho cây trồng và giữ ổn định sinh thái đất của địa phương vùng cao này.

6


2.2. Tổng quan về huyện Đức Trọng
2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Đức Trọng nằm ở trung tâm của tỉnh Lâm Đồng, có tọa độ địa lý từ
11030’00” đến 11052’30” vĩ độ Bắc và từ 108012’40” đến 108035’10” kinh độ Đông,
với tổng diện tích tự nhiên là 90.179,76 ha.
Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Nam giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình
Thuận, phía Đông giáp huyện Đơn Dương, phía Tây giáp huyện Lâm Hà
Huyện có vị trí tiếp giáp giữa vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,
có các đường quốc lộ 20, 27 đi qua và nằm trên trục giao lưu kinh tế với các vùng kinh
tế trọng điểm đặc biệt là TP.HCM. Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Đức Trọng có
nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội – an ninh quốc phòng và trở

thành khu vực trung chuyển, phân phối và lưu thông hàng hóa với các đầu mối kinh tế
như duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả
nước và quốc tế.
Đất đai: Toàn huyện có 5 nhóm đất chính được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Các Nhóm Đất Chính Của Huyện Đức Trọng
Nhóm đất
Đất phù sa (P)
Đất dốc tụ (D)

Diện tích (ha)
5.854

Tỷ lệ (%)
6,5%

Phân bố
ven sông suối lớn: Đa Nhim, Đa Tam, ĐaDâng

6.059

6,7%

vùng trũng thấp

940

1,0%

xã Hiệp An, Liên Hiệp


Đất đen (R)

1.759

2,0%

xã Tân Hội, Phú Hội

Đất đỏ (F)

74.746

82,8%

Đất xám (X)

xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Ninh Gia,
Phú Hội, N’thôn Hạ, thị trấn Liên Nghĩa

Nguồn tin: Phòng NN và PTNT huyện Đức Trọng
Nhóm đất phù sa có độ dốc trung bình từ 0 – 80, tầng dày trên 100cm, được sử
dụng trồng lúa nước, rau màu, hoa. Mùa mưa một số khu vực thường ngập nước nên
sản xuất không ổn định.
Nhóm đất dốc tụ có tầng đất mịn, dày trên 100cm, độ phì khá tốt. Phân bố chủ
yếu trên địa hình trũng thấp nên chỉ thích hợp trồng lúa nước và một số hoa màu lương
thực.

7



Nhóm đất xám phong hóa từ đá Granit, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét thấp,
thường bị khô hạn và phân bố trên địa hình có độ dốc lớn nên ít có giá trị nông nghiệp.
Nhóm đất đen gồm đất nâu thẫm trên đá bazan và đất đen trên đá bọt bazan, độ
dốc 0 – 80, độ phì cao, thích hợp với cây đậu đỗ và công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất đỏ: phân bố rộng, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: chè,
cà phê,... và cây ăn quả, bao gồm các loại: đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu vàng trên
đá bazan, đất nâu tím trên đá bazan,....
Nhìn chung, đất đai của huyện Đức Trọng khá đa dạng. Bên cạnh nhóm đất đỏ
chiếm đa phần, thuận lợi với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu
tằm, thì nhóm đất phù sa và thịt đen rất thích hợp cho rau, hoa màu. Tuy nhiên cần chú
ý đến đặc điểm khí hậu và điều kiện tưới để lựa chọn giống thích hợp và có lợi thế.
Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất trên Địa Bàn Huyện Năm 2005
Hạng mục
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất cho mục đích khác
Đất ở
Đất chưa sử dụng

Toàn huyện
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
90.179,76
33.347,00

100,00
36,98


45.048,57
5.394,53
2.400,72
969,96
3.018,98

49,95
5,98
2,66
1,08
3,35

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Đức Trọng
Khí hậu thời tiết
Khí hậu huyện Đức Trọng thuộc mang tính chất nhiệt đới gió mùa vùng cao
nguyên với các đặc trưng sau:
Nhiệt độ trung bình năm là 21,10C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,40C, nhiệt
độ trung bình thấp nhất là 16,70C. Chênh lệch ngày và
đêm tương đối lớn 10 – 120C.

8


Hình 2.1. Biểu Đồ Nhiệt Độ Huyện Đức Trọng (Trạm Liên Khương 2008)
30
25

Yếu tố

20

15
10
5
0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XI

Tháng
Nhiệt độ không khí TB (oC)


Nhiệt độ mặt đất TB (oC)

Nguồn: Trung tâm Nông Nghiệp Đà Lạt (năm 2008)
Số giờ nắng bình quân là 6 -7 giờ/ngày, cường độ bức xạ 139,6 Kcl/năm. Nhìn
chung nền nhiệt trung bình thấp, khí hậu ôn hòa, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng
nhiệt đới và á nhiệt đới phát triển tốt.
Lượng mưa phân bố theo 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 – tháng 11, chiếm 90,3-93,8% tổng lượng
mưa cả năm. Lượng mưa khá điều hòa, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt
hạn ngắn thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu.
Mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, lượng mưa từ 180 – 220mm, có tháng
1 và tháng 2. Tuy nhiên, tính khốc liệt và sự mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn các
tỉnh khác của Tây Nguyên, đây là lợi thế cho phát triển cây trồng cạn so với các vùng
khác của Tây Nguyên. Hơn nữa, do cấu tạo địa hình, địa mạo mà các xã phía Bắc có
lượng mưa lớn hơn và phân bố đều hơn các xã phía Nam và Đông Nam, đây là cơ sở
phân vùng phát triển rau hoa và cây trồng cạn ngắn ngày khác cho các xã của huyện.
Độ ẩm trung bình là 80%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 1058mm,
chiếm 66,1% tổng lượng mưa hàng năm
Tốc độ gió 2m/s – 3m/s, ít có gió bão, tần suất xuất hiện các cơn bão rất thấp,
đây là điều kiện lý tưởng cho các loại cây trồng. Mùa khô thỉnh thoảng vào buổi sáng
trời lạnh, xuất hiện sương mù.
9


Địa hình thủy văn
Địa hình Đức Trọng tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối lớn
trong vùng, có ba dạng địa hình chính:
Địa hình núi dốc phân bố ở khu vực phía Bắc và Đông Nam của huyện, độ dốc
trên 200 , địc hình bị chia cắt mạnh, cao nhất là đỉnh núi Voi.

Địa hình đồi gò thấp phân bố ở phía Tây và Tây Nam của huyện, được tạo
thành từ bazan rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm.
Địa hình thung lũng phân bố ven sông lớn, phần lớn là đất phù sa và dốc tụ,
thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày.
Mạng lưới sông suối khá dày đặc, trong đó hệ thống sông Đa Nhim, Đa Dâng
cùng với các suối, hồ đóng vai trò quyết định trong việc phục vụ sản xuất và đời sống
nhân dân. Do cấu tạo địa hình mà các sông suối có lòng hẹp và dốc, mùa mưa nước
dâng lên nhanh, mùa khô thì cạn kiệt nước dẫn đến thiếu nước tưới.
Nhìn chung, nguồn cung cấp nước tưới khá dồi dào, có thể chủ động nước tưới
quanh năm trên toàn bộ diện tích của vùng quy hoạch sản xuất rau hoa CNC.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế
Với ưu thế về nhiều mặt, Đức Trọng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế
một cách toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ.
Nông lâm nghiệp
Sản xuất nông lâm nghiệp là ngành chính, chiếm hơn 80% cơ cấu ngành kinh
tế, chiếm 45,6% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn và duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở
mức 11,05%. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2009 là 1.652 tỷ đồng. Những
năm qua đã có bước chuyển biến rõ nét, phát triển toàn diện trong nền kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH.
Ngoài sản xuất lương thực, rau màu, huyện Đức Trọng còn phát triển nhiều loại
cây trồng khác như cà phê, dâu tằm,.... Tất cả các loại cây trồng đều hướng theo cơ chế
thị trường ngày càng được mở rộng. Ngành chăn nuôi cũng được UBND huyện rất
quan tâm với các chương trình: sind hóa đàn bò, phòng chống dịch bệnh, đưa các loại
giống có năng suất cao,.... Năm 2009 đã có 5 dự án đầu tư của nước ngoài với số vốn
10


ban đầu trên 9 triệu USD tập trung vào lĩnh vực trồng rau hoa, chăn nuôi bò sữa và chế
biến.

Công nghiệp Thương mại
Đức Trọng có hệ thống mạng lưới thương nghiệp rất phát triển, tất cả các xã
đều có chợ và hệ thống các cửa hàng, đại lý thu mua, buôn bán. Chợ huyện ở thị trấn
Liên Nghĩa có quy mô lớn, được nâng cấp ngang tầm là một trung tâm thương mại của
huyện.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau thời gian khủng hoảng do chuyển
đổi cơ chế, đến nay đã tự đổi mới để trụ vững và có bước phát triển. Nhưng quy mô
của hầu hết các cơ sở còn nhỏ bé, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa thực sự khai
thác được những tiềm năng to lớn của huyện.
Hoạt động thương nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong
tổng giá trị sản phẩm thu nhập GDP của huyện. Giá trị sản lượng thương nghiệp dịch
vụ chiếm 26,12%. Ngoài hoạt động kinh doanh buôn bán còn có nhiều dịch vụ cho sản
xuất như sửa chữa cơ khí, vận tải, kho bãi, tín dụng,... Các hoạt động này ngày càng
phát huy tác dụng hỗ trợ tích cực cho sản xuất.
Dịch vụ du lịch
Du lịch cũng là một thế mạnh của huyện. Những thác nước nổi tiếng như Liên
Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với du khách, Hồ Nam Sơn.... Sân bay Liên
Khương là cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt bằng đường hàng không.
Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và cơ sở kết cấu hạ tầng đã giúp cho kinh
tế của huyện Đức Trọng phát triển khá toàn diện, có sự chuyển đổi cơ cấu tích cực, đạt
tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng tăng. Giá trị sản lượng nông lâm nghiệp chiếm
59,96%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,92%, thương nghiệp dịch vụ chiếm
26,12%.
2.2.3. Đặc điểm XH
Cơ sơ hạ tầng
Nhờ khai thác được những lợi thế và tích cực thu hút mọi nguồn vốn nên huyện
Đức Trọng đã tiến hành xây dựng được nhiều công trình cần thiết. Tổng số tiền đã huy
động được thể hiện qua ngân sách Nhà nước đầu tư 31,9 tỷ đồng và nhân dân đóng
11



×