Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KĨ THUẬT TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT LÚA CHO NGƯỜI NÔNG DÂN Ở XÃ BÌNH TỊNH HUYỆN TÂN TRỤTỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.72 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIAO
TIẾN BỘ KĨ THUẬT TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT LÚA
CHO NGƯỜI NÔNG DÂN Ở XÃ BÌNH TỊNH
HUYỆN TÂN TRỤ-TỈNH LONG AN

LÊ THỊ THANH HIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận "Đánh Giá Hiệu Quả
Các Phương Pháp Chuyển Giao Tiến Bộ Kĩ Thuật Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Lúa
Cho Người Nông Dân Ở Xã Bình Tịnh - Huyện Tân Trụ - Tỉnh Long An" do Lê
Thị Thanh Hiền, sinh viên khóa 32, ngành Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________________ .

Th.S NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Từ những ngày bước chân vào giảng đường đại học cho đến khi hoàn thành đề
tài này, tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ dạy và sự giúp đỡ tận tình của các thầy các
cô. Qua đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm khoa Kinh Tế.
- Quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy tôi trong thời gian học tập tại trường.
- Văn phòng huyện Tân Trụ - Long An đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực tập ở đây.
- Cảm ơn bà con xã Bình Tịnh đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình điều tra

số liệu.
- Đặc biệt là Thầy Nguyễn Văn Năm đã chỉ dạy và trực tiếp theo dõi, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn đến mọi người trong gia đình tôi đã quan
tâm, lo lắng, động viên tôi trong những ngày học tập xa nhà.
Tôi xin được gửi đến quý thầy cô, gia đình cùng tất cả mọi người lời chúc sức
khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất.
TP HCM, ngày…tháng…năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Hiền


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THANH HIỀN. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 8 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Các Phương Pháp Chuyển Giao
Tiến Bộ Kĩ Thuật trong Lĩnh Vực Sản Xuất Lúa Cho Người Nông Dân ở Xã Bình
Tịnh, Huyện Tân Trụ, Tỉnh Long An”.
LE THI THANH HIEN. Falcuty of Economics, Nong Lam University. August
2010. “Assesment of Efficiency of The Method Give Technical Breakthroughs To
The Farmers in Producing Rice Field in Binh Tinh Commune, Tan Tru District,
Long An Province”.
Khóa luận tìm hiểu về tình hình sản xuất lúa của người dân trên địa bàn xã Bình
Tịnh trước và sau khi áp dụng tiến bộ kĩ thuật; những khó khăn, thuận lợi tình hình
canh tác lúa trên địa bàn. Thông qua đó, đánh giá công tác chuyển giao tiến bộ của
khuyến nông địa phương thời gian qua xem phương pháp khuyến nông nào là hiệu quả
nhất. Mặt khác, đưa ra những đề xuất, khuyến cáo nhằm nâng cao công tác chuyển
giao TBKT trên địa bàn nghiên cứu


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.3.1. Không gian nghiên cứu

2

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam

5

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

6


2.2.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội

9

2.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu xã Bình Tịnh

14

2.3.1. Thuận lợi

14

2.3.2. Khó khăn

14

3.1. Cơ sở lý luận

16

3.1.1. Lý thuyết về Kinh tế hộ

16

3.1.2. Khuyến nông


18

3.1.3.1. Khái niệm

18

3.1.3.2. Mục đích của khuyến nông

18

3.1.3.3. Vai trò của khuyến nông

19

3.1.3.4. Phương pháp khuyến nông

19

v


3.1.3. Vai trò của tiến bộ kĩ thuật trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

22

3.1.4. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp

22


3.1.5. Một số yêu cầu kỹ thuật của cây lúa

22

3.1.6. Các chỉ tiêu tính toán, đánh giá

24

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

25

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tình hình hoạt động của khuyến nông địa phương

27

4.1.1. Mạng lưới tổ chức khuyến nông


27

4.1.2. Nguồn nhân lực và cơ sở vất chất hiện có của trạm khuyến nông

28

4.1.3. Hình thức hoạt động

29

4.1.4. Kinh phí hoạt động

29

4.1.5. Đánh giá hoạt động khuyến nông trong năm giai đoạn 2005 - 2010

29

4.2. Kết quả điều tra nông hộ tại địa bàn xã Bình Tịnh

31

4.2.1. Đặc trưng nông hộ

31

4.2.2. Lịch thời vụ

35


4.2.3. Bệnh thường gặp ở cây lúa

36

4.3. Thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ qua điều tra
4.3.1. Phương pháp khuyến nông áp dụng

37
37

4.3.2. Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ qua điều tra trước khi áp dụng chuyển
giao TBKT

39

4.3.3. Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ qua điều tra sau khi áp dụng chuyển giao
TBKT

40

4.3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các phương pháp KN chuyển giao
TBKT vào cây lúa

41

4.4. Đánh giá hiệu quả các phương pháp chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trên cây lúa

42

4.4.1. So sánh CPBQ trên 1000 m2 của ruộng trước & sau khi chuyển giao TBKT 42

4.4.2. So sánh kết quả, hiệu quả của ruộng trước và sau chuyển giao TBKT

45

4.4.3. So sánh HQ chi phí bình quân giữa các quy mô diện tích khi áp dụng chuyển
giao TBKT

47
vi


4.5. Đánh giá hiệu quả phương pháp khuyến nông trên địa bàn xã Bình Tịnh

53

4.5.1. Mức độ tham gia khuyến nông của nông hộ

53

4.5.2. Đánh giá tổng quát của nông hộ về tổ chức khuyến nông

54

4.5.3. Đánh giá hiệu quả phương pháp khuyến nông chuyển giao TBKT vào cây lúa

55

4.5.4. Nguyên nhân nông dân thực hiện chương trình khuyến nông thiếu hiệu quả 59
4.5.5. Hiệu quả về mặt xã hội khi áp dụng chương trình khuyến nông
4.6. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ


60
60

4.6.1 Dự định trong tương lai của nông hộ sản xuất lúa

60

4.6.2. Nhu cầu - Nguyện vọng của nông hộ trong sản xuất lúa

61

4.7. Những khó khăn của nông hộ trồng lúa

62

4.8. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất lúa

63

4.9. Các đề xuất nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các phương pháp chuyển giao
tiến bộ kĩ thuật

64

4.9.1. Biện pháp khuyến khích người dân tham gia tổ chức khuyến nông

64

4.9.2. Các đề xuất nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các phương pháp chuyển

giao tiến bộ kĩ thuật

65

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật


CCB

Cựu Chiến Binh

CLB

Câu Lạc Bộ

CP

Chi Phí

CPLĐ

Chi Phí Lao Động

CSVC

Cơ Sở Vật Chất

DT

Doanh Thu

GDKN

Giáo Dục Khuyến Nông

HND


Hội Nông Dân

KHKT

Khoa Học Kĩ Thuật

KN

Khuyến Nông

LN

Lợi Nhuận

NH CSXH

Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

NH NN&PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

NS

Năng Suất

QH

Quy Hoạch


QL 1A

Quốc Lộ 1A

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TBKT

Tiến Bộ Kĩ Thuật

TN

Thu Nhập

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

VS

Vệ Sinh

VTNN

Vật Tư Nông Nghiệp

WTO


Word Trade Organization

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Loại Đất ở Xã Bình Tịnh- Huyện Tân Trụ- Tỉnh Long An

8

Bảng 2.2. Số Lượng Lao Động Phân Theo Ngành Nghề

9

Bảng 2.3. Các Công Trình Thuỷ Lợi ở Xã Bình Tịnh

11

Bảng 2.4. Diện Tích, Cơ Cấu Sử Dụng Các Nhóm Đất Chính ở Xã Bình Tịnh

12

Bảng 4.1. Nhân Lực của Trạm Khuyến Nông Huyện Tân Trụ

28

Bảng 4.2. Độ Tuổi Chủ Hộ Sản Xuất Lúa

31


Bảng 4.3. Số Năm Kinh Nghiệm Trồng Lúa của Nông Hộ

32

Bảng 4.4. Trình Độ Văn Hoá của Chủ Hộ qua Điều Tra

32

Bảng 4.5. Quy Mô Trồng Lúa của Các Hộ Điều Tra

33

Bảng 4.6. Lượng Tiền Vay Phân Bố Theo Nguồn Vay

34

Bảng 4.7. Cơ Cấu Thời Vụ

35

Bảng 4.8. So Sánh CPBQ trên 1000 m2 của Ruộng Trước & Sau Khi Chuyển Giao
TBKT Vụ Đông Xuân

43

Bảng 4.9. So Sánh CPBQ trên 1000 m2 của Ruộng Trước & Sau Khi Chuyển Giao
TBKT Vụ Hè Thu

44


Bảng 4.10. So Sánh Kết Quả, Hiệu Quả của Ruộng Trước và Sau Chuyển Giao TBKT
45
Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Chi Phí Bình Quân Diện Tích Từ 1000 m2- 3000 m2 và
3001m2-5000 m2 Khi Áp Dụng Chuyển Giao TBKT Vụ Đông Xuân

48

Bảng 4.12. So Sánh Hiệu Quả Chi Phí Bình Quân Diện Tích Từ 1000 m2- 3000 m2 và
3001m2-5000 m2 Khi Áp Dụng Chuyển Giao TBKT Vụ Hè Thu

49

Bảng 4.13. So Sánh Hiệu Quả Chi Phí Bình Quân Diện Tích từ 3001 m2 - 5000m2 và
Diện Tích Lớn Hơn 5000 m2 Khi Áp Dụng Chuyển Giao TBKT Vụ Đông Xuân
2

50
2

Bảng 4.14. So Sánh Hiệu Quả Chi Phí Bình Quân Diện Tích từ 3001 m - 5000 m và
Diện Tích Lớn Hơn 5000 m2 Khi Áp Dụng Chuyển Giao TBKT Vụ Hè Thu

51

Bảng 4.15. Mức Độ Tham Gia Khuyến Nông của Nông Hộ

53

Bảng 4.16. Đánh Giá Tổng Quát của Nông Hộ Về Tổ Chức Khuyến Nông


54

Bảng 4.17. Chọn Lựa Phương Pháp KN

55

Bảng 4.18. Thái Độ của Người Dân Đối Với TBKT Mới

56

ix


Bảng 4.19. Mức Độ Tiếp Xúc Thông Tin của Nông Dân Về TBKT

57

Bảng 4.20. Ý Kiến của Nông Dân Về Mức Độ Hài Lòng Đối Với Từng Phương Pháp
KN

57

Bảng 4.21. Nhận Xét Của Nông Dân Về Hiệu Quả Công Tác Khuyến Nông

58

Tình hình SX sau khi tham gia KN

58


Bảng 4.22. Dự Định Của Người Dân Trồng Lúa

60

Bảng 4.23. Nguyện Vọng của Nông Hộ trong Sản Xuất Lúa

61

Bảng 4.24. Mong Muốn của Nông Hộ Về Hoạt Động KN Trên Cây Lúa Trong Thời
Gian Tới

62

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ Đồ Quan Hệ Mục Đích Khuyến Nông

18 

Hình 4.1. Sơ Đồ Mạng Lưới Tổ Chức Khuyến Nông

27 

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Độ Tuổi của Nông Hộ

31 


Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Văn Hoá của Nông Hộ

33 

Hình 4.4. Lịch Thời Vụ Sản Xuất Lúa của Xã Bình Tịnh

35 

Hình 4.5. Tham Quan Mô Hình Sản Xuất Lúa Giống ở Huyện Thoại Sơn, An Giang 38 
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Trên 1000 m2 Lúa Vụ Đông Xuân

52 

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Trên 1000 m2 Lúa Vụ Hè Thu

52 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ Lục 3. Hình Ảnh Một Số Giống Lúa tại Xã Bình Tịnh

xii


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài, nhiều sông ngòi,
nhiều phù sa bồi đắp rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước.
Ở Châu Á, cây lúa là nguồn cung cấp lương thực chính cho bữa ăn hàng ngày
của con người. Vì thế, cây lúa đóng vai trò rất quan trọng, trồng lúa đảm bảo chiến
lược an ninh quốc gia “thực túc binh cường”, vì vậy có nhiều chính sách vĩ mô về
nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước ban hành đã và đang tạo điều kiện
thuận lợi cho cây lúa phát triển. Trải qua các giai đoạn, từ một nước phải nhập lương
thực cho đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị thế thứ 2 trên thế giới về xuất
khẩu lúa gạo. Đó là thành tựu to lớn mà chúng ta cần ghi nhận cho sự nỗ lực này.
Trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), để tận dụng được
cơ hội này bắt buộc mọi thành phần kinh tế phải phát triển vững mạnh, đặc biệt là kinh
tế nông nghiệp. Chú trọng phát triển kinh tế của hộ nông dân nhằm thay đổi bộ mặt
nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và nhân văn. Xã Bình Tịnh thuộc huyện Tân
Trụ có đa số người dân sống bằng nông nghiệp, trong đó trồng lúa là chủ lực. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa, nắng hạn kéo dài, thiên tai lũ lụt, thêm vào đó
khí hậu có diễn biến phức tạp phát sinh nhiều sâu bệnh, mất mùa thường xuyên xảy ra
thì nghề trồng lúa vốn đã khó khăn nay lại tăng lên gấp bội cho người dân nơi đây.
Chính điều đó đã đặt ra câu hỏi là “Làm sao để giúp nông dân cải thiện đời sống của
mình, tăng thu nhập và ổn định với nghề trồng lúa?”. Vì thế, cần phải xây dựng và
phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến trên cơ sở tạo mối quan hệ giữa những nhà
nghiên cứu khoa học nông nghiệp gắn bó mật thiết với nông dân thông qua khuyến
nông. Khuyến nông chính là cầu nối để truyền tải các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực nông nghiệp đến với người nông dân nhằm giúp họ tạo ra sản phẩm nông
1


nghiệp, góp phần phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống xã hội và đảm bảo chất

lượng xuất khẩu. Với mong muốn khuyến nông truyền tải cho người nông dân ở xã
Bình Tịnh các phương pháp tối ưu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật qua việc cải tiến cơ
cấu nguồn giống, kĩ thuật trồng, kĩ thuật chăm sóc… tôi đã tiến hành nghiên cứu thực
tế đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Các Phương Pháp Chuyển Giao Tiến Bộ Kĩ Thuật
trong Lĩnh Vực Sản Xuất Lúa Cho Người Nông Dân ở Xã Bình Tịnh, Huyện Tân
Trụ,Tỉnh Long An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa của bà con nông dân xã Bình Tịnh qua 2 vụ
Đông Xuân - Hè Thu trước và sau khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá một cách tổng quát về phương pháp chuyển giao
TBKT mà trung tâm khuyến nông huyện Tân trụ đã áp dụng cho bà con nông dân nơi
đây bao gồm những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả của các phương pháp chuyển giao của trung tâm
khuyến nông.
- Đề xuất các khuyến cáo trong việc áp dụng các phương pháp chuyển giao tiến
bộ kĩ thuật trong sản xuất lúa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian nghiên cứu
- Được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, tỉnh
Long An.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
ƒ Thời gian thu thập số liệu: Từ 29/03/2010 – 10/5/2010.
ƒ Thời gian làm đề tài: Từ 10/5/2010 – 5/6/2010.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã Bình Tịnh – huyện Tân Trụ – Long An có
tham gia vào các chương trình khuyến nông địa phương và áp dụng chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật trong việc trồng lúa.

2



1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương với những nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1: Mở đầu
Chương này bao gồm các nội dung:
+ Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
+ Mục tiêu nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu.
+ Cấu trúc khóa luận.
- Chương 2: Tổng quan
Chương này nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điạ bàn
nghiên cứu (xã Bình Tịnh) và tổng quan về các tài liệu có liên quan đã được thực hiện
như tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam…
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu như lý thuyết về kinh tế hộ, vai trò của tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, khuyến
nông… và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà luận văn
đã sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở phần 1.2 hoặc tìm ra các kết
quả nghiên cứu. Chương này gồm 2 phần:
+ Cơ sở lý luận.
+ Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là chương trọng tâm trong phần nội dung chính của khóa luận khi hoàn tất
việc thực hiện khóa luận. Phần này nêu lên các kết quả đạt được trong quá trình thực
hiện nghiên cứu và phân tích/thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như
thực tiễn.
Phần này giúp người đọc đánh giá được mức độ hoàn thành các mục tiêu
nghiên cứu mà tác giả đã đặt ra trong chương 1.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này nêu lên những kết luận chung nhất sau khi kết thúc nghiên cứu như

thuận lợi, khó khăn của người dân khi áp dụng chương trình chuyển giao tiến bộ kĩ
thuật. Đồng thời chương còn đưa ra các đề xuất từ nghiên cứu nhằm giúp quá trình
3


chuyển giao tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất lúa trên địa bàn đạt hiệu quả cao hơn, góp
phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tình hình lúa gạo Việt Nam
Theo kết quả điều tra từ ngân hàng thế giới, tổng sản lượng tiêu thụ lúa gạo
không ngừng gia tăng, trong đó Châu Á chiếm tới 88%, nhưng tổng sản lượng trên thế
giới tăng rất chậm do thiên tai gây nên. Cùng với sự bùng phát dân số ở các nước kém
phát triển và đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) cộng với tình
trạng thiếu lương thực đang và sẽ xảy ra đã tạo thách thức đối với an ninh lương thực
thế giới. Để đảm bảo an ninh lương thực cho con người, đòi hỏi các nhà khoa học trên
thế giới tập trung nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và gia tăng sản lượng cho ra
nhiều giống mới để phục vụ bà con nông dân.
Việc nghiên cứu các loại giống lúa mới vào sản xuất trên diện rộng đã phần nào
đưa Việt Nam xứng tầm quốc tế với vị trí nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế
giới. Trong đó phải kể đến đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù chỉ chiếm 12% diện
tích cả nước nhưng với tiềm năng sẵn có, chủng loại giống vừa đa dạng vừa phong phú
và đây cũng là vùng trọng điểm lúa gạo nước ta chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả
nước, hàng năm đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, vài năm gần đây
dịch bệnh cũng gây không ít khó khăn cho ngành trồng lúa khiến giá và sản lượng lúa

bất ổn.
Từ năm 1985, Nhà nước đã có những chương trình lớn về quỹ gen, hàng năm
đầu tư từ 3 - 4 tỷ đồng cho chương trình quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh. Trong
đó, đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu về quỹ gen cây lúa. Chương trình quốc gia này
đã hình thành được một màng lưới duy trì và bảo tồn các nguồn gen quý, đồng thời
tiến hành các nghiên cứu lai tạo nhiều giống mới. Cho đến nay, đã có gần 30 giống lúa
được công nhận là giống quốc gia.

5


Ngoài những nghiên cứu về hàng loạt các giống cho hiệu quả cao còn phát triển
về kỹ thuật trồng lúa bằng các nông cụ tiên tiến hiện đại như: máy gieo sạ hàng, máy
cấy lúa, máy gặt liên hợp đã giảm được 1/2 lượng giống trên 1 ha, tiết kiệm chi phí
giống, giảm lượng phân bón, giảm lượng thuốc BVTV và mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Nhưng thực trạng sản xuất cho thấy, người dân Việt Nam vẫn còn lối canh tác
theo thói quen, truyền thống và đang đặt ra vấn đề cần được quan tâm và tìm cách
khắc phục.
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Bình Tịnh nằm ở phía Tây của huyện Tân Trụ, thuộc khu vực các xã vùng
hạ của huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng:
9

Phía Đông giáp xã Bình Trinh Đông, Thị trấn Tân Trụ.

9

Phía Tây Bắc giáp xã Bình Lãng.


9

Phía Nam giáp huyện Châu Thành qua sông Vàm Cỏ

Đông.
9

Phía Bắc giáp xã Lạc Tấn.

Xã có tuyến giao thông chính của tỉnh chạy qua là tỉnh lộ 833 nối với QL 1A đi
thị xã Tân An và các địa phương khác.
Với vị trí địa lý của mình, Bình Tịnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
xã hội từng bước đưa nền kinh tế của xã phát triển hòa chung với sự phát triển kinh tế
của huyện Tân Trụ nói riêng và tỉnh Long An nói chung.
b) Địa hình
Xã Bình Tịnh có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,7 - 0,9
m so với mực nước biển, đất ở đây chủ yếu là đất mềm yếu, có độ dày từ 6 - 9 m được
phát triển từ vật liệu phù sa mới và đất chứa vật liệu sinh phèn.
c) Khí hậu- Thời tiết
Xã Bình Tịnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao, nhiệt
độ trung bình năm khoảng 26,9oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29oC (tháng 4)
và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 24,7oC. Tổng tích ôn khoảng 9800oC, tổng số giờ
nắng trong năm khoảng 2400 giờ và phân bố tương đối đều giữa các tháng.
6


Hàng năm, Bình Tịnh phân biệt 2 mùa rõ rệt: mùa khô & mùa mưa. Mùa khô
bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 năm sau. Các tháng còn lại thuộc mùa mưa, lượng mưa
phân bố không đều, tập trung lớn trong các tháng 9, 10. Với đặc điểm đó, về mùa mưa

thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ ở các khu vực có địa hình thấp, ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Độ ẩm không khí của xã có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa. Trong các
tháng mùa mưa, độ ẩm rất cao khoảng 90%, mùa khô độ ẩm chỉ có 80- 85%.
- Chế độ gió của Bình Tịnh được chia ra thành 2 loại:
+ Mùa khô hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam (tần suất 60- 70%).
+ Mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam (tần suất 60- 70%).
d) Nguồn nước- Thủy văn
- Nguồn nước: Trên địa bàn xã Bình Tịnh có nguồn nước mặt và nước ngầm
khá dồi dào, tuy nhiên nguồn nước này bị nhiễm phèn và nhiễm mặn do đó cần có
những biện pháp đồng bộ để khắc phục hạn chế này.
- Thủy văn : Bình Tịnh được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Vàm Cỏ Tây,
sông Nhật Tảo và một số hệ thống kênh rạch chính. Chế độ thủy văn của hai con sông
này phụ thuộc vào hai yếu tố chính là chế độ mưa và chế độ thủy triều. Do ảnh hưởng
của hai con sông này nên xã Bình Tịnh cũng bị ảnh hưởng về mặn, chua và lũ.
+ Về mặn thường bị ảnh hưởng từ tháng 3 đến tháng 7. Tuy vậy nhờ có hệ
thống đê bao và hệ thống cống đầu mối như Cống Ông Hồng nên cũng hạn chế được
hiện tượng nhiễm mặn.
+ Về chua bị ảnh hưởng từ tháng 5 đến tháng 8.
+ Về lũ thường bị ảnh hưởng vào tháng 10 do lũ từ Đồng Tháp Mười đổ về, tuy
vậy nhờ hệ thống đê bao và cống đầu mối nên cũng hạn chế được rất nhiều ảnh hưởng
của lũ.
e) Đặc điểm đất đai
Theo báo cáo thuyết minh bản đồ đất (tỷ lệ 1/25000) huyện Tân Trụ do Sở
Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Long An cho thấy, xã Bình Tịnh có các
loại đất sau:

7



+ Đất phù sa phát triển khá điển hình, bão hòa nước ngầm, nhóm này có diện
tích là 364 ha chiếm 50% diện tích tự nhiên của xã được phân bố ở ấp Bình Điện và ấp
Bình Thạnh. Nhóm đất này có thể bố trí 2 - 3 vụ/năm.
+ Nhóm đất phù sa phát triển điển hình, nhóm này có diện tích 70 ha chiếm
9,61% diện tích đất tự nhiên của xã, phân bố một phần ở ấp Bình Điện & Bình Thạnh.
Đây là loại đất có hàm lượng dưỡng chất khá cao, dễ thoát nước có thể bố trí 3 vụ trên
1 năm.
+ Đất phù sa phát triển có tầng sinh phèn cạn từ 50 - 80 cm nhiễm mặn, nhóm
đất này có diện tích 130 ha chiếm 17,86% diện tích đất tự nhiên của xã, thuộc ấp Bình
Thạnh giáp sông Vàm Cỏ Tây có thể bố trí 1- 2 vụ/năm.
+ Đất phù sa phát triển có tầng sinh phèn sâu, có diện tích khoảng 105,88 ha
chiếm 14,55 % diện tích tự nhiên của xã chủ yếu ở ấp Bình Điện, đất này thường bị
nhiễm phèn mặn trong mùa khô do đó thường trồng 1 đến 2 vụ/năm.
+ Đất sông rạch 57,8 ha chiếm 7,95 diện tích tự nhiên của xã.
Bảng 2.1. Các Loại Đất ở Xã Bình Tịnh- Huyện Tân Trụ- Tỉnh Long An
Tên đất
1. Đất phù sa phát triển điển hình, bão hòa nước ngầm
2. Đất phù sa phát triển điển hình
3. Đất phù sa phát triển có tầng sinh phèn cạn (50- 80

Diện tích

Cơ cấu (%)

364,00

50,03

70,00


9,61

130,00

17,86

105,88

14,55

57,80

7,95

727,68

100,00

cm) nhiễm mặn
4. Đất phù sa phát triển có tầng sinh phèn sâu
5. Sông rạch
Tổng số

Nguồn tin: Báo cáo tổng hợp QH sử dụng đất xã Bình Tịnh thời kỳ 2005-2009.
f) Cảnh quan & Môi trường
Do trên địa bàn xã không có nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cư lớn nào nên
hiện tại cảnh quan môi trường ở đây còn khá trong lành. Không khí, nguồn nước
không bị ô nhiễm. Song trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo
theo các vấn đề về môi trường sinh thái.


8


2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
a) Dân số và lao động
- Dân số: Năm 2009 dân số của xã là 4958 người, trong đó nam chiếm 52,1%
dân số, nữ chiếm 47,9% dân số. Dân số của xã được phân bố trong 3 ấp là ấp Bình
Điện, ấp Bình Hoà, ấp Bình Thạnh. Tỷ lệ tăng dân số của xã là 1,4% chủ yếu là tăng tự
nhiên.
- Lao động: Toàn xã có 2407 lao động, lao động phần lớn tập trung trong lĩnh
vực nông nghiệp với 1748 người chiếm 72,62% trong tổng số lao động.
Bảng 2.2. Số Lượng Lao Động Phân Theo Ngành Nghề
Lao động

Số người

Cơ cấu (%)

Nông nghiệp

1748

72,62

Công nghiệp

151

6,28


Dịch vụ

350

14,54

Ngành khác

158

6,56

2407

100,00

Tổng số

Nguồn tin: Ủy ban nhân dân Xã Bình Tịnh
Tình hình chung của xã Bình Tịnh cho thấy, xã có lượng người trong độ tuổi
lao động tương đối dồi dào nhưng đa phần lại là lao động phổ thông, tập trung chủ yếu
ở 3 lĩnh vực: nông nghiệp, dịch vụ và ngành khác (làm chiếu cói, làm thuê). Theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010, xã sẽ đưa ra những chính sách, giải pháp
hợp lý, kịp thời tạo công ăn việc làm cho người lao động như các chính sách về vốn,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp.
b) Y tế và giáo dục
• Y tế
- Nâng cao chất lượng, hoạt động y tế, duy trì xã chuẩn về y tế quốc gia. Thực
hiện các chiến dịch đạt khoảng 90%, đảm bảo chất lượng khám và điều trị tại trạm.
- Tỷ lệ giảm sinh dưới 10% so với số sinh và số trẻ suy dinh dưỡng giảm 0,5%

(còn 12,5%) so với cùng kỳ.

9


• Giáo dục
- Tiểu học:
+ Duy trì sỉ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2009 – 2010 học
sinh từ khối 1 đến khối 5 xếp loại trung bình trở lên đạt 100%.
- Mẫu giáo:
+ Phấn đấu cuối năm trường đạt chuẩn quốc gia
+ Thực hiện chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp đạt 100%.
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ tiếp tục duy trì, thực hiện
phổ câp THCS theo kế hoạch đề ra.
c) Về cơ sở hạ tầng
Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ về kinh phí của Nhà nước và sự đóng góp
của nhân dân trong xã, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đã có nhiều thay đổi: đường xá
được mở rộng, trụ sở ủy ban, trường học khang trang, sạch đẹp hơn, điều đó góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể:
- Xây dựng:
+ Trụ sở UBND đã ổn định trong những năm tới chỉ cần đầu tư nâng cấp không
cần phải lấy thêm đất cũng đủ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, một số
trường đã xuống cấp, chật hẹp, trong tương lai cần mở rộng và tu sửa cho khang trang,
sạch đẹp hơn.
+ Các công trình công cộng khác như nhà văn hóa thể thao, trạm xá, sân vận
động, chợ còn thiếu.
- Giao thông:
+ Xã có tuyến giao thông quan trọng của tỉnh chạy qua là tỉnh lộ 833 chạy qua
xã với chiều dài là 2,5 km bề rộng mặt đường trải nhựa tương đối bằng phẳng do đó
giao thông đi lại khá thuận lợi.

+ Ngoài ra, xã còn có hệ thống đường giao thông nông thôn khá phong phú đó
là Cống Bần - Kỳ Sơn dài 2,65 km bề mặt đường từ 6 – 8 m, lộ xóm mới dài 1,5 km,
mặt đường 2 m, và một số đường nông thôn khác.

10


- Thủy lợi:
Bảng 2.3. Các Công Trình Thuỷ Lợi ở Xã Bình Tịnh
Các công trình

Dài (m)

Rộng (m)

DT (ha)

1.Kênh chính Bình Điện

2100

8

1,68

2. Kênh chính Bình Hoà

1500

8


1,20

3. Các tuyến kênh mương nội đồng

5,41

Tổng số

8,29

Nguồn tin: Báo cáo hiện trạng sử dụng đất thuỷ lợi ở xã Bình Tịnh, năm 2009
Xã có tuyến đường kênh chính là Bình Hòa, kênh chính Bình Điện và một số
kênh nội đồng khác. Ngoài ra, còn có một số rạch chính như rạch Tân Trụ, rạch Ông
Hóng…. và một số tuyến đê bao khác phục vụ tốt cho nhu cầu tưới tiêu của vùng. Bắt
đầu từ năm 2005 đến nay, người dân Bình Tịnh được miễn giảm chi phí thủy lợi, góp
phần làm giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa.
d) Tình hình sử dụng đất đai năm 2009
Theo kết quả kiểm kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 728 ha
bao gồm: đất nông nghiệp 585 ha chiếm 80%, đất phi nông nghiệp 133,8 ha chiếm
18,7% và nhóm đất chưa sử dụng 9,2 ha chiếm 1,3%. Diện tích đất chưa sử dụng trên
địa bàn xã còn không đáng kể, cho thấy đất đai trên địa bàn đã được khai thác sử dụng
một cách triệt để.

11


Bảng 2.4. Diện Tích, Cơ Cấu Sử Dụng Các Nhóm Đất Chính ở Xã Bình Tịnh
Chỉ tiêu


Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

728

100,00

Đất nông nghiệp

585

80,36

- Đất trồng lúa

488

83,42

- Đất vườn tạp

93

15,90

4


0,68

133,8

18,38

- Đất ở

58

43,35

- Đất chuyên dùng

53

39,61

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1,6

1,19

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5,0

3,73


- Đất sông suối và mặt nước

16,2

12,12

9,2

1,26

- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Nguồn tin:QH sử dụng đất giai đoạn 2005-2009
Nhìn chung, trong những năm qua đất đai trong xã đã được sử dụng khá hợp lý.
- Đất nông nghiệp là 585 ha, chiếm tỷ trọng cao nhất (80,36%), trong đó phần
lớn là đất trồng lúa và đất vườn tạp. Đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ không đáng
kể.
- Đất phi nông nghiệp tăng dần qua các năm phù hợp với nhu cầu phát triển
chung của xã hội, nhất là đất dùng để xây dựng mở rộng và nâng cấp các ngành giáo
dục và văn hóa do được đầu tư đúng mức (53 ha đất chuyên dùng). Tuy nhiên, cần
khuyến khích đầu tư và mở rộng các ngành tiểu thủ công nghiệp đưa kinh tế của xã
ngày càng cao hơn, cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện hơn.
- Hiện nay, đất chưa sử dụng trên địa bàn xã còn 9,2 ha. Với mục đích khai thác
triệt để nguồn tài nguyên đất, trong thời gian tới cần phải đưa phần diện tích này vào
phục vụ cho sản xuất nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất của người dân.
e) Thực trạng phát triển của từng ngành sản xuất
• Về nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã, đem lại nguồn thu nhập chính của
xã, chủ yếu là sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi.
12


Năm 2009 diện tích đất trồng cây hàng năm là 525 ha, trong đó đất lúa chiếm
chủ yếu. Trong những năm gần đây, nhờ chủ động tưới tiêu nên diện tích 2 vụ có tăng
lên đáng kể.
Ngoài ra, còn phát triển thêm một số cây rau màu khác như rau, dưa hấu góp
phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất của xã. Ngoài trồng trọt, xã còn phát triển chăn
nuôi heo, gà, vịt và chuyển một số diện tích lúa một vụ sang nuôi tôm, cá.
• Về phi nông nghiệp
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Đây là ngành còn phát triển chậm ở địa
phương nhưng có vai trò góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại xã. Trong
những năm vừa qua, các ngành nghề truyền thống đang từng bước phát triển như nghề
làm chiếu cói, làng nghề trống, khuyến khích sửa chữa máy móc, xây dựng các cơ sở
gò hàn, xe lát, sửa chữa cơ khí nhỏ; xây dựng các nhà máy xay xát lúa gaọ. Đồng thời,
kết hợp phát triển tiểu thủ công nghiệp với nông nghiệp, khuyến khích các tầng lớp
nhân dân đầu tư vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng định hướng phát triển ngành tiểu
thủ công nghiệp gắn liền giữa sản xuất, chế biến với tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng giá
trị sản phẩm ngành tiểu thủ công nghiệp.
- Thương mại – dịch vụ: Ngành thương mại dịch vụ chiếm 22% giá trị tổng sản
phẩm tại địa phương. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành là 3,5%. Số vốn đầu tư
cho kinh doanh hàng năm khoảng 3 tỷ đồng. Số hộ kinh tham gia kinh doanh hiện nay
là 128 hộ phân bố chủ yếu dọc theo tỉnh lộ 833. Ngành dịch vụ phát triển theo hướng
đa dạng hóa như dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ xây dựng và các loại hình dịch vụ
khác đã từng bước đáp ứng nhu cầu trong đời sống nhân dân. Phương tiện giao thông
vận tải ngày càng tăng, hiện tại toàn xã có khoảng 7 xe ô tô phục vụ đưa khách và vận
chuyển hàng hóa.
f) Tình hình thu nhập và đời sống

- Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong xã hiện nay là thu từ các sản
phẩm trong nông nghiệp như: chăn nuôi, lúa, rau màu. Theo ước tính, thu nhập bình
quân đầu người của xã khoảng 250 USD/người/năm. Trong đó, thu từ chăn nuôi, trồng
trọt khoảng 90%, còn lại thu từ ngành nghề khác.
- Mức sống của người dân được phân loại như sau:
+ Số hộ khá, giàu chiếm 50%.
13


×