Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CAO SU KENDA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHI MINH

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY CAO SU KENDA VIỆT NAM

LƯƠNG XUÂN THẮM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2010


Hội đồng báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU VÀ PHÂN
TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CAO SU KENDA VIỆT
NAM” do Lương Xuân Thắm, sinh viên khóa 32, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________.

TS. Vũ Thanh Liêm
Người hướng dẫn

__________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________
Ngày
tháng
năm

_______________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Sau 16 năm đèn sách, giờ đây tôi chuẩn bị rẽ vào một bước ngoặc mới khi kết
thúc khóa luận tốt nghiệp này. Tôi có được ngày hôm nay là nhờ vào sự giúp sức của
rất nhiều người. Nhân đây, tôi xin tỏ lòng tri ân đến những người đã giúp tôi trong suốt
thời gian qua.
Người đầu tiên tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc đó chính là ba má tôi. Người đã
không hề quản ngại khó khăn, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi khôn lớn, trưởng thành như
ngày nay. Cám ơn gia đình đã luôn ở cạnh tôi, động viên, khích lệ tôi, giúp tôi tự tin
bước trên đường đời. Chúc cho ba má luôn dồi dào sức khỏe, gia đình mình luôn hạnh
phúc.
Em xin chân thành cám ơn toàn thể giảng viên trường đại học Nông lâm, đặc
biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế, những người đã nhiệt tình truyền giảng những kiến
thức bổ ích giúp em có một hành trang vững trải để bước vào đời.
Em xin gửi lời tri ân đến thầy Vũ Thanh Liêm, giảng viên Bộ môn Quản trị kinh
doanh. Thầy đã tận tình chỉ dẫn cho em, giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp .
Em xin chân thành cám ơn anh Minh, anh Tường và các chị thuộc phòng Xuất

nhập khẩu của công ty Kenda đã giúp đỡ, chỉ dẫn công việc tận tình trong suốt thời
gian em thực tập tại công ty và cung cấp số liệu để em hoàn thành khóa luận. Em cũng
xin gửi lời cám ơn đến anh Điền, nhân viên công ty dịch vụ Công Thành, đã cung cấp
thông tin và nhiệt tình diễn giải giúp cho khóa luận của em hoàn chỉnh hơn.
Cám ơn những người bạn đã luôn ở cạnh tôi, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi
khi tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng em xin chúc toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm, các anh
chị công ty Kenda và các bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc
sống.
Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày 10 tháng 06 năm 2010
Lương Xuân Thắm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG XUÂN THẮM. Tháng 8 năm 2010. “Tìm hiểu và phân tích hoạt
động xuất khẩu của công ty cao su Kenda Việt Nam”.
LUONG XUAN THAM. August 2010. “Studying and analysing export
activities of Kenda Rubber Vietnam company”.
Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu của công ty. Qua khóa
luận ta sẽ làm rõ qui trình xuất khẩu, phân tích thực trạng xuất khẩu công ty, những
giai đoạn được tiến hành trong hoạt động xuất khẩu và những chứng từ liên quan, tìm
hiểu về sự biến động trong kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần đây: năm
2007, năm 2008 và năm 2009. Từ đó tìm ra những thiếu xót, những khuyết điểm còn
tồn tại khi thực hiện xuất khẩu.
Quá trình xuất khẩu có diễn ra thuận lợi hay không còn tùy thuộc vào các bộ
phận khác trong công ty như bộ phận Kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất và bộ phận
xuất nhập khẩu. Mỗi bộ phận đều góp phần quan trọng làm cho quá trình xuất khẩu
được diễn ra nhanh chóng. Qua khóa luận ta sẽ thấy được những bộ phận này có ảnh
hưởng như thế nào đến xuất khẩu, tìm ra những điểm yếu của các bộ phận. Từ đó vạch

ra những giải pháp thích hợp giúp cho quá trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi nhằm
tăng ngoại tệ và thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................... viii
Danh mục các bảng.................................................................................................. ix
Danh mục các hình ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.3.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4.Cấu trúc đề tài .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
2.1. Vài nét về tổng công ty........................................................................... 3
2.2. Tổng quan về công ty cao su Kenda Vietnam ........................................ 5
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển............................................. 6
2.2.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................... 9
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................. 9
b. Chức năng của từng phòng ban ................................................. 9
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 14
3.1. Cơ sở lý luận......................................................................................... 14
3.1.1. Khái niệm xuất khẩu ............................................................. 14
3.1.2. Các hình thức xuất khẩu ......................................................... 14
a. Xuất khẩu trực tiếp................................................................. 14
b. Xuất khẩu ủy thác .................................................................. 14
c. Xuất khẩu qua trung gian ....................................................... 15
d. Buôn bán đối lưu ................................................................... 15
e. Gia công quốc tế .................................................................... 16

f. Tái xuất khẩu .......................................................................... 16
3.1.3. Vai trò của xuất khẩu ............................................................. 16
v


3.1.4. Các chứng từ liên quan trong hoạt động xuất khẩu............... 17
3.1.5. Phương thức thanh toán.......................................................... 18
3.1.6. Điều kiện cơ sở giao hàng ...................................................... 21
3.1.7. Nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa bằng container ................... 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 26
4.1. Quy trình xuất khẩu của công ty .......................................................... 26
4.1.1. Sơ đồ quy trình ....................................................................... 26
4.1.2. Diễn giải quy trình.................................................................. 26
4.2. Thực trạng xuất khẩu từ năm 2007 – 2009........................................... 29
4.2.1. Tổng quát ................................................................................ 30
4.2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng ...................................... 31
4.2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường ..................................... 32
4.2.4. Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán .............. 34
4.2.5. Nhận xét hoạt động XK của công ty theo điều kiện
cơ sở giao hàng ...................................................................... 34
4.3. Bộ chứng từ xuất khẩu ......................................................................... 35
4.3.1. Vận đơn đường biển ............................................................... 35
4.3.2. Hợp đồng ................................................................................ 39
4.3.3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ......................... 41
4.3.4. Phiếu đóng gói (Packing list) ................................................ 43
4.3.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) ................... 45
4.3.6. Các loại chứng từ có liên quan khác ...................................... 51
4.4. Thủ tục khai báo hải quan .................................................................... 55
4.4.1. Bộ chứng từ khai HQ ............................................................. 55

4.4.2. Thủ tục khai hải quan ............................................................. 55
4.5. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty .......................................... 61
4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu................................................ 63
4.6.1. Giải pháp cho khâu sản xuất hàng xuất khẩu ......................... 63
4.6.2. Giải pháp cho nguồn nhân lực................................................ 63
vi


4.6.3. Giải pháp cho thủ tục hải quan và các vấn đề khác ............... 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 65
5.1. Kết luận ................................................................................................ 65
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 66
5.2.1. Đối với nhà nước .................................................................... 66
5.2.2. Đối với công ty ....................................................................... 66
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 68

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHSX

Kế hoạch sản xuất

XNK

Xuất nhập khẩu

XK


Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

L/C

Letter of Credit – Thư tín dụng

B/L

Bill of Lading – Vận đơn đường biển

Cont

Container

TT

Telegraphic Transfers - Chuyển tiền điện báo

DP

Documents against payment


DA

Documents against acceptance

ETA

Estimated time of arrival – Thời gian dự kiến đến

ETD

Estimated time of departure – Thời gian dự kiến khởi hành

C/O

Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ

HQ

Hải quan

CIF

Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, bảo hiểm và cước

FOB

Free on board - giao lên tàu

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê lao động theo trình độ học vấn ................................................ 7
Bảng 4.1. Kim ngạch XK của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009.................. 30
Bảng 4.2. Thống kê cơ cấu các loại sản phẩm XK
qua các năm 2007, 2008, 2009 ............................................................................... 31
Bảng 4.3. Kim ngạch XK của công ty theo thị trường qua các năm
2007, 2008, 2009 .................................................................................................... 32
Bảng 4.4. Kim ngạch XK của công ty theo phương thức thanh toán..................... 34
Bảng 4.5. Thống kê các điều kiện cơ sở giao hàng công ty đã áp dụng................. 35

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Kenda.................................................. 9
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình XK của công ty ............................................................. 26
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự biến động kim ngạch XK trong 3 năm .................. 31
Hình 4.3. Vận đơn đường biển ............................................................................... 38
Hình 4.4. Hợp đồng ngoại thương .......................................................................... 40
Hình 4.5. Hóa đơn thương mại ............................................................................... 42
Hình 4.6. Phiếu đóng gói ........................................................................................ 44
Hình 4.7. C/O Form A ............................................................................................ 46
Hình 4.8. C/O Form B ............................................................................................ 48
Hình 4.9. C/O Form D ............................................................................................ 50
Hình 4.10. Giấy chứng nhận chất lượng................................................................. 52
Hình 4.11. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật .................................................... 53
Hình 4.12. Bảo hiểm ............................................................................................... 54
Hình 4.13. Mặt trước tờ khai .................................................................................. 57
Hình 4.14. Mặt sau tờ khai ..................................................................................... 58

Hình 4.15. Phụ lục tờ khai ...................................................................................... 59

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, các công
ty tại mỗi quốc gia khi bước ra thị trường quốc tế đều muốn nâng cao vị thế của mình,
trải rộng mình ra trên cả thế giới, đều muốn cả thế giới biết đến mình. Để làm được
điều đó trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các công ty
không thể cứ cô lập mình trong một giới hạn mốc biên giới duy nhất, nhưng phải nỗ
lực hết mình vượt ra khỏi giới hạn biên giới, đưa sản phẩm của mình đến với khách
hàng trên toàn thế giới.
Như vậy hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng. Hoạt động xuất khẩu
giúp công ty mở rộng thị trường, tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ và mua
bán ở thị trường nước ngoài cũng là một biện pháp giúp công ty tránh được những đột
biến xấu trong kinh doanh.
Để đạt được tối đa những lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, thiết nghĩ cần phải
hiểu rõ và thực hiện tốt quy trình xuất khẩu. Mặt khác trong quá trình thực tập tại
công ty, tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề vướng mắc xoay quanh hoạt động xuất khẩu
của công ty. Vì những lẽ trên, tôi đã chọn đề tài : “ Tìm hiểu và phân tích hoạt động
xuất khẩu của công ty cao su Kenda Vietnam”.
Qua đề tài tôi hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu, những vấn đề liên
quan đến hoạt động xuất khẩu, tìm ra những khuyết điểm còn tồn tại, đưa ra những
biện pháp hợp lý để cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quy trình xuất khẩu. Hiểu được những giai đoạn trong xuất khẩu,

những chứng từ liên quan đến quá trình xuất khẩu và những thủ tục khai hải quan.


Phân tích sự biến động kim ngạch xuất khẩu của công ty về các khía cạnh. Tìm ra
những bất cập, những khuyết điểm còn tồn tại khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa.
Vạch ra những biện pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh hiện có
nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu, góp phần đưa công ty đi lên thông qua quá trình
xuất khẩu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu tại phòng Xuất nhập khẩu của công ty Cao su
Kenda Vietnam.
Thời gian nghiên cứu: từ 02/03/2010 đến 30/05/2010.
1.4. Cấu trúc đề tài
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Vài nét về tổng công ty:
Kenda Global Holding. Co., Ltd được thành lập vào năm 1962. Kenda là một
trong những nhà sản xuất vỏ ruột xe dẫn đầu thế giới với các sản phẩm chính : vỏ ruột
xe đạp, vỏ ruột xe máy, vỏ ruột xe nông nghiệp, công nghiệp, vỏ ruột xe nâng…

Tổng công ty có trụ sở chính tại Đài Loan:
Kenda Global Holding. Co., Ltd
Địa chỉ: 146, Sec. 1, ChungShan road, Yuanlin, Taiwan
Tel:(886)4-8345171~80
Fax:(886)4-8331865
E-mail:
Văn phòng :
Kenda Global Holding .Co., Ltd.
Địa chỉ: 11 floor Formosa Plastics BLDG. B.201-24 Tun-hwa N.road. Taipei. Taiwan
Tel: (886)2-27153125-7
Fax: (886)2-27198900
E-mail:
American Kenda Rubber Industrial.Co., Ltd
Đại chỉ: 7095 Americana PKWY. Reynoldsburg. Ohio 43068. U.S.A
Tel: (1)614-8669803
Fax: (1)614-8669805
Website:www.kendausa.com
Các nhà máy trực thuộc:


Đài Loan:
Kenda Global Holding .Co., Ltd.
Địa

chỉ:

146,

Sec


1,

Chungshan

road,

Yuanlin,

Taiwan

Tel:(886)4-8345171~80
Fax:(886)4-8331865
E-mail:
Trung Quốc:
Kenda Rubber (Shenzhen) Co., Ltd
Địa chỉ: 4th. Industrial Area, Longhua Town, Baoan Country, Shenzhen, Guangdong
Tel: (86)755-28095282-7
Fax:(86)755-28115123
E-mail:
Kenda Rubber (China) Co.,Ltd
Địa chỉ: No.2, Kunjia Road, Kunshan Economic Development Zone, Jiangsu
TEL:(86)512-57614172-4
Fax:(86)512-57614171
E-mail:
Kenda Tyre (TianJin) Industrial. Co., Ltd
Tianyu Science & Technology Park, East of Jinghai country, Tianjin
Tel: 86-022-59526666~7
Fax: 86-022-59529678
Việt Nam:
Kenda Rubber (Vietnam) Co., Ltd.

Địa chỉ: Cho chieu street,

Ho Nai 3 Ind.Zone, Trang Bom district, Dong Nai

Province, Vietnam.
Tel: (84)61-983171~3
Fax: (84)61-983175
E-mail:
Công ty thực hiện chương trình quản lý 5S: Chỉnh lý, chính đốn, quét dọn, sạch
sẽ, giáo dưỡng.
4


Management concept (Quan điểm kinh doanh): “Honesty, quality, service,
innovation” (Uy tín, chất lượng, phục vụ, cải tiến)
Quality policy (Chính sách chất lượng): “ Do the job right the first time.
Deliver competitive products and provide good service to our customers accurately
and on time” (Làm đúng ngay từ đầu. Sản phẩm và phục vụ tốt mới có sức cạnh tranh,
kịp thời, chính xác, đến với khách hàng).
Các chứng nhận chất lượng: Công ty được cấp chứng nhận ISO 9001:2000,
ISO 14001 và các chứng nhận khác như:

American Standard

European Standard

Taiwanese Standard

Indonesia National Standard


2.2. Tổng quan về công ty cao su Kenda Vietnam:
Logo cua công ty:

Tên công ty: Công ty cao su Kenda Vietnam
Tên tiếng Anh: Kenda Rubber Vietnam Company
Địa chỉ: Số 1 – Khu công nghiệp Hố Nai 3 – Xã Hố Nai 3, huyện Trảng bom, tỉnh
Đồng Nai.
Điện thoại : 061.3983171~73
Fax: 061.3983175
Email:
Website chính thức: www.kenda.com.tw
5


Tổng giám đốc: Ông Huang Fong Chou
Các sản phẩm chính: vỏ, ruột xe đạp, vỏ, ruột xe máy, vỏ, ruột xe công nghiệp, dây
cao su lót vành.
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty sản xuất vỏ ruột xe Kenda được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép
đầu tư số: 472043000074. Chứng nhận lần đầu vào ngày 03 tháng 04 năm 1997.
Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất: ngày 12 tháng 02 năm 2007. Chứng nhận thay đổi
lần hai: ngày 19 tháng 10 năm 2009. Chứng nhận thay đổi lần ba: ngày 20 tháng 04
năm 2010 do Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai cấp.Công ty chính
thức thành lập vào ngày 03 tháng 04 năm 1997.
Công ty cao su Kenda được góp vốn bởi: Kenda Global Holding Co., Ltd 60%,
Chinfon Vietnam Holding Co góp vốn 20%, nhà máy cơ điện Đồng Nai góp vốn 20%.
Vốn pháp định: 6 triệu USD
Vốn đầu tư: 15 triệu USD
Công ty ký hợp đồng thuê đất với ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai với thời hạn 46 năm.

Công ty tiến hành xây dựng văn phòng, nhà xưởng sản xuất vỏ, ruột và xưởng
động lực công vụ vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 và chính thức đưa vào hoạt động
sản xuất từ tháng 10 năm 1998. Năm 2007 công ty mở rộng thêm nhà xưởng. Đến nay
công ty có diện tích là 57.810 m2.
Công ty hoạt động đến tháng 11 năm 2004, nhà máy cơ điện Đồng Nai rút vốn
và có sự thay đổi về mặt liên doanh nên tỷ lệ góp vốn của Kenda Global Holding Co
là 80% và 20% còn lại do FORMOSA Co góp.
Đến tháng 12 năm 2004 vốn pháp định là 12 triệu USD
Tháng 02 năm 2007, tổng nguồn vốn đầu tư là 30 triệu USD.
Tháng 10 năm 2009 FORMOSA Co chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho
Kenda. Hiện nay, 100% vốn là của Kenda.
Công ty Kenda Global Holding đầu tư vào Việt Nam với mục đích giới thiệu
sản phẩm vỏ ruột xe nhãn hiệu Kenda đến người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời tận

6


dụng nguồn nhân lực dồi dào và thị trường năng động đầy tiềm năng của Việt Nam để
khuyếch trương thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần.
Là nhà máy trực thuộc, mọi hoạt động của công ty cao su Kenda Việt Nam đều
được thực hiện theo sự chỉ đạo chiến lược của Tổng công ty, đều phải tuân theo
chương trình quản lý 5S, quan điểm kinh doanh, chính sách chất lượng do Tổng công
ty đề ra.
Hiện nay công ty Kenda là một trong những nước dẫn đầu về kim ngạch XK
lốp xe tại Việt Nam với tỷ lệ 11.8%.
Năng suất hoạt động:
+ Vỏ xe máy: với năng suất 6,864,000 cái/năm
+ Ruột xe máy: với năng suất 8,400,000 cái/năm
+ Vỏ xe đạp: với năng suất 20,790,000 cái/năm
+ Ruột xe đạp: với năng suất 10,800,000 cái/năm

+ Vỏ xe công nghiệp: năng suất 60,000 cái/năm
+ Ruột xe công nghiệp: năng suất 240,000 cái/năm
+ Các loại dây cao su lót vành bánh xe máy và xe đạp với năng suất 1,500,000
sợi/tháng
(Nguồn: Bộ phận sản xuất)
Trình độ lao động: hiện tại công ty có 1113 công nhân viên với trình độ học
vấn như sau:
Bảng 2.1. Thống kê lao động theo trình độ học vấn (năm 2009)
Trình độ học vấn

Số lượng (người)

Đại học

5

Cao đẳng

4

Trung cấp

42

Lao động phổ thông

1062
Nguồn: Bộ phận Nhân sự

7



Thị trường trong nước: Hiện tại sản phẩm vỏ ruột xe KENDA đang có măt
tại các thị trường đầy tiềm năng như: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,
Cần Thơ, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Định, Huế, Hà Tây, Hà Nội, Nam Định, Hải
Phòng…
Thị trường nước ngoài: sản phẩm của công ty KENDA đang được xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới như: USA, Bulgaria, Hà Lan, Indonesia, Italy, Brazil, Hi
Lạp, Đức, Singapore, …
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay sản phẩm của công ty đang cạnh tranh gay gắt
với nhiều thương hiệu nước ngoài lẫn thương hiệu Việt Nam như thương hiệu lốp xe
Yokohama, Casumina,…Đối với thương hiệu Việt, sản phẩm của công ty đang mất
ưu thế do giá cả cao hơn, mặt khác các nhà sản xuất với 100% vốn Việt Nam đang ra
sức đầu tư, đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh
tranh trực tiếp với sản phẩm thương hiệu nước ngoài trong đó có sản phẩm thương
hiệu KENDA.
Định hướng phát triển:
Chiến lược lâu dài: Công ty phấn đấu trở thành nhà cung cấp tin cậy và lớn
nhất thị trường Việt Nam, làm bàn đạp để đưa sản phẩm thâm nhập thị trường Đông
Nam Á và các khu vực khác.
Cải tiến công nghệ liên tục, phát triển sản xuất, nắm bắt nhu cầu thị trường
thông qua hệ thống thông tin máy tính và quá trình sản xuất tự động.
Phấn đấu đạt được chất lượng cao nhất, cung cấp sản phẩm cải tiến chất lượng
cao đến khách hàng thông qua công tác nghiên cứu và phát triển liên tục.
Tiếp tục duy trì tốt nguyên tắc “Do things right the first time” đuợc thực hiện
bởi toàn thể công nhân viên công ty.
Đẩy mạnh áp dụng hai phương pháp trong chiến lược phân phối sản phẩm đó
là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối truyền thống. Một mặt cung cấp trực
tiếp cho các hãng lắp ráp, mặt khác thông qua các nhà bán buôn và bán lẻ đưa sản
phẩm đến với người sử dụng.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp đối với các nhà bán buôn và các khách hàng công
nghiệp bằng việc thảo luận và đưa ra phương pháp phối hợp hợp lý nhất từ khâu tiếp
cận khách hàng, xử lý đơn đặt hàng,…, đến khâu vận chuyển và tiêu thụ.
8


2.2.2 Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Kenda

TỔNG GIÁM ĐỐC

VP TỔNG GIÁM ĐỐC

P.
KẾ
TOÁN

P.
KINH
DOANH

P.
VẬT


P. KẾ
HOẠCH
- KINH
DOANH


P.
KẾ
HOẠCH

P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

P.
XUẤT
NHẬP
KHẨU

P.
KỸ
THUẬT

P.
KỸ
THUẬT

P.
NHÂN
SỰ

P.
QUẢN

CHẤT
LƯỢNG


P.
CÔNG
VỤ

P.
BẢO
TRÌ

XƯỞNG
SẢN
XUẤT

P.
ĐỘNG
LỰC

Nguồn: Phòng Nhân Sự
b. Chức năng của từng phòng ban
Công ty cao su Kenda Việt Nam là công ty có mô hình hoạt động khá lớn với
cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu. Mỗi phòng có chức năng
riêng biệt:
Tổng giám đốc:
9


Dựa theo chiến lược và chỉ đạo của Tổng Công ty, lập ra kế hoạch hoạt động
cho công ty, có quyền quyết định và giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty.
Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh.
Văn phòng Tổng giám đốc:
Là bộ phận thông tin từ Tổng Giam đốc triển khai đến các bộ phận chức năng

liên quan. Đồng thời là bộ phận thay mặt Tổng giám đốc phê chuẩn các báo cáo có
liên quan về mặt pháp lý, kinh doanh, kế toán, thiết kế, chất lượng sản phẩm…trước
khi trình Tổng giám đốc. Bên cạnh đó là chức năng kiểm tra, thanh tra tiến độ và kết
quả thực hiện của các phòng ban theo từng mục tiêu kinh doanh đã được vạch ra.
Phòng Công nghệ thông tin:
Trang bị và quản lý hệ thống vi tính hóa trong công ty. Hệ thống vi tính hóa
này có tác dụng nối mạng thông tin giữa các phòng ban trong công ty với Tổng công
ty, các cơ quan pháp lý,… Đây là mạng thông tin vô cùng hiện đại và hiệu quả giúp
cho các phòng ban trong công ty dễ dàng cập nhật được các thông tin như doanh thu,
tình hình tiêu thụ, tình hình sản xuất, tình hình hàng tồn kho, …
Phòng Kế toán:
Quản lý công tác thu chi của công ty, đảm bảo hạch toán đúng và chính xác.
Quản lý nợ, thu hồi nợ.
Tính giá thành sản phẩm, thông kê, kiểm kê hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra
phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm báo cáo liên quan gửi
lên Tổng giám đốc công ty và Tổng Công ty.
Báo cáo định kỳ lên Tổng giám đốc việc thực hiện kế hoạch thu chi của công
ty.
Lập và phân tích báo cáo tài chính và tham mưu cho Tổng giám đốc để chủ
động nguồn vốn.
Lập, ghi chép, quản lý lưu trữ và bảo quản các sổ sách kế toán theo đúng quy
định của Bộ tài chính và các công văn hướng dẫn của ngành.
Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm và điều hành hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm chính
về doanh thu, mục đích kinh doanh và phân bổ sản phẩm theo yêu cầu của thị truờng
10


trong nước. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả kinh doanh, chiếm lĩnh
thị trường, mức độ hài lòng của khách hàng,…kiểm tra các hạng mục kinh doanh.

Phòng Kế hoạch sản xuất:
Nhận đơn đặt hàng của khách hàng từ Tổng công ty, căn cứ các chỉ tiêu kế
hoạch được giao, phân tích đánh giá các nguồn lực để vạch ra kế hoạch sản xuất, giám
sát sản xuất, đảm bảo kế hoạch sản xuất và tình hình tiêu thụ trong ngoài nước của
công ty.
Tham mưu cho Ban Giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc.
Theo dõi, tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã giao từ đó
đề xuất Ban Giám đốc các giải pháp định hướng, hỗ trợ các đơn vị hoàn thành kế
hoạch.
Phòng Xuất nhập khẩu:
Chịu trách nhiệm về vấn đề xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài, và
vấn đề nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Lập và báo cáo doanh thu
xuất khẩu lên Tổng giám đốc công ty và Tổng công ty.
Phòng Vật tư:
Có nhiệm vụ quản lý, điều phối, cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất từ
nguyên vật liệu gián tiếp đến nguyên vật liệu trực tiếp và các loại vật tư khác.
Phòng kỹ thuật:
Chức năng chính của phòng kỹ thuật là căn cứ theo chủng loại sản phẩm cần
sản xuất, tiến hành xin tiêu chuẩn và sách hướng dẫn thao tác từ Tổng công ty, sau đó
thực hiện các bước sản xuất thử, định lượng sản xuất. Khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành
sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, đối với các loại khuôn mới, nguyên liệu mới, thiết bị
mới nhập xưởng đều tiến hành thử nghiệm để chuẩn bị cho sản xuất.
Phòng Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và ISO:
Chịu trách nhiệm về các vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và đảm bảo
chất lượng. Đây là chức năng rất quan trọng trong việc kiểm soát các giai đoạn sản
xuất có áp dụng theo đúng tiêu chuẩn đã được công bố chưa? Chất lượng sản phẩm
sản xuất ra có phù hợp với các tiêu chuẩn mà công ty đang áp dụng?
11



Thay thế khách hàng kiểm tra, rà soát lại sản phẩm trước khi tiêu thụ. Kiểm tra
toàn bộ chất lượng ngoại quan của sản phẩm, phát hiện ra hàng kém chất lượng, tiến
hành điều tra nhằm phát hiện ra hàng kém chất lượng, loại bỏ, cải thiện trước khi giao
cho khách hàng.
Kiểm tra nghiệm thu chất lượng nguyên vật liệu và chất lượng các loại trung
gian chế phẩm phục vụ cho chế tạo.
Quản lý lưu trữ toàn bộ các loại quy định, phương pháp, tiêu chuẩn, tài liệu về
thực hiện quản lý chất lượng theo ISO và các tiêu chuẩn khác.
Lập các báo cáo liên quan và trình lên các cấp lãnh đạo.
Phòng Nhân sự:
Quản lý nhân sự, quản lý tiền lương và phúc lợi của công nhân viên. Tuyển
chọn lao động, tiến hành giáo dục theo yêu cầu của công ty.
Bố trí lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đề bạt khen thưởng, kỷ luật.
Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn phòng, văn thư. Tổ chức thi đua lao
động, phụ trách công tác bảo hiểm lao động.
Phòng Động lực:
Phụ trách toàn bộ động lực trong phạm vi công ty sử dụng từ sản xuất đến sinh
hoạt. Cụ thể là từ phần chuẩn bị nhiên liệu đến phần đảm bảo toàn bộ quá trình vận
hành của thiết bị máy móc.
Phòng Bảo trì:
Có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các thiết bị, máy móc trong nhà máy hoạt
động ổn định, đảm bảo hoạt động an toàn và không ảnh hưởng đến sản xuất. Lập kế
hoạch và thực hiện công tác bảo trì thiết bị máy móc theo từng tuần, tháng. Có trách
nhiệm tìm tòi, phát huy khả năng, đưa ra các giải pháp sửa đổi tối ưu nhất, kết hợp với
xưởng sản xuất để tìm ra giải pháp sửa chữa, thay thế có hiệu quả và phù hợp, thực
hiện các công việc sửa chữa thay thế kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Xưởng sản xuất:
Căn cứ theo kế hoạch sản xuất do phòng KHSX lập ra, tiến hành sắp xếp nhân
sự, nguyên liệu, máy móc… sau đó căn cứ theo tiêu chuẩn đề ra để tiến hành sản xuất.
12



Trong quá trình sản xuất phải đảm bảo được các yếu tố sản lượng, chất lượng sản
phẩm, kỳ hạn giao hàng…
Thống kê, theo dõi số lượng để đảm bảo sản xuất theo đúng tiến độ. Có trách
nhiệm tìm tòi và phát huy khả năng trong việc hoàn thiện công nghệ sản xuất, nâng
cao năng suất, giảm bớt lãng phí và giá thành trong sản xuất.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ
làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt đông ngoại thương, nó đã
xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Ngày nay, khi hoạt động hợp tác kinh tế
và liên kết kinh tế quốc tế phát triển mạnh, xuất khẩu không còn chỉ dừng lại ở những
hàng hóa hữu hình mà nó còn diễn ra đối với những hàng hóa vô hình, đó là dịch vụ
như dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính - tiền tệ, dịch vụ bảo hiểm…
3.1.2. Các hình thức xuất khẩu
a. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức kinh doanh trong đó người bán và người
mua gặp mặt trực tiếp hoặc qua các phương tiện liên lạc hiện đại như email, điện
tín…để trao đổi với nhau về các thỏa thuận liên quan đến hàng hóa, giao nhận và
thanh toán.
Để xuất khẩu trực tiếp, công ty cần có nguồn vốn đủ lớn, đội ngũ công nhân

viên có năng lực và trình độ.
Xuất khẩu trực tiếp giảm bớt chi phí trung gian từ đó tăng lợi nhuận cho công
ty, nhưng hình thức này cũng có rủi ro rất cao nếu công ty chưa am hiểu về sản phẩm,
đối tác và thị trường.
b. Xuất khẩu ủy thác:


Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị kinh doanh xuất
khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa cho
nhà sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất định theo tỷ lệ phần trăm giá trị lô
hàng.
Xuất khẩu theo hình thức này có mức rủi ro thấp, trách nhiệm trong việc tranh
chấp và khiếu nại thuộc về người sản xuất, người sản xuất phải mất một tỷ lệ hoa
hồng nhất định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm.
c. Xuất khẩu qua trung gian
Là hình thức kinh doanh được thực hiện thông qua bên thứ ba, người này sẽ
được trả công bằng một khoản tiền nhất định nào đó.
Đại lý: là người hoặc công ty được ủy thác của một người hay của công ty khác
để thực hiện việc mua bán hay phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải, bảo
hiểm…
Môi giới: là người hoặc công ty trung gian giữa mua và bán, được bên bán
hoặc bên mua ủy thác mua bán hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành công việc, người
môi giới đứng trên danh nghĩa của người ủy thác, chỉ liên hệ chứ không chiếm hữu
hàng hóa và không chịu trách nhiệm khi khách hàng không chịu thực hiện hợp đồng.
Hình thức xuất khẩu qua trung gian có những ưu điểm như: người trung gian
am hiểu thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán… nên tiết kiệm được thời gian, tránh
được rủi ro. Người ủy thác không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, giảm được các
chi phí trung gian nhờ hệ thống có sẵn của trung gian.
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: công ty không có được sự liên hệ trực tiếp

với khách hàng, với thị trường nên phản ứng chậm trước cạnh tranh. Vốn thường bị
chiếm dụng, lợi nhuận bị san sẻ…
d. Buôn bán đối lưu
Là hình thức kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là
người mua hàng, việc bán hàng ở đây không nhằm thu ngoại tệ mà để thu về một
hàng hóa tương đương. Gồm có các hình thức chủ yếu:
15


×