Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.78 KB, 66 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử
dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ
vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản
phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản xuất và tiêu
dùng ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản hiện nay tập trung
chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ. Khác với nhiều mặt hàng
thực phẩm khác, thuỷ sản là mặt hàng mang tính thương mại quốc tế khá cao.
Trong thương mại thế giới, giá trị buôn bán mặt hàng thuỷ sản chiếm khoảng gần
10% trong tổng giá trị thương mại hàng hoá.
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường,
Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động
tham gia vào q trình tự do hố thương mại, tích cực đẩy mạnh q trình cơng
nghiệp hố hiện đại hoá đất nước và xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất
khẩu. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói
chung và sản phẩm của Cơng ty cổ phần Cafatex nói riêng không ngừng được phát
triển cả về số lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị
thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các sản phẩm thuỷ sản của
Việt Nam còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, các sản phẩm thuỷ
sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất
khẩu thấp....Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ những vấn đề chủ yếu như trình
độ cơng nghệ trong khai thác, ni trồng và chế biến chưa được phát triển tốt, do
đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lượng cao cho thị trường
xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối


với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh thị
trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tính bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lại cao. Với xu thế đó,
bài nghiên cứu “Phân tích họat động xuất khẩu tại Cơng ty Cổ phần thủy sản
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Cafatex” được thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng của
mình và nhằm để đẩy mạnh xuất khẩu trong xu thế hội nhập là rất cần thiết không
chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp hiện nay mà cịn bởi những
thơi thút địi tăng tích luỹ vốn, tăng thu ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu
đang tăng mạnh để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố theo hướng
xuất khẩu của chính ngành thuỷ sản cũng như của cả nền kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích hoạt động xuất khẩu của Công ty
cổ phần thủy sản Cafatex qua các năm 2004-2006 để tìm ra sự biến động và
nguyên nhân của sự biến động để có biện pháp giải quyết kịp thời để nâng cao sản
lượng cũng như giá trị hàng thủy sản
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích chung về tình hình hoạt động của cơng ty qua 3 năm 2004-2006.
- Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm để phát
hiện ra thị trường chủ lực và sản phẩm chủ yếu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu.
- Đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn của cơng ty nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Việc phân tích thị trường xuất khẩu tác động như thế nào đến doanh nhiệp?
- Những vấn đề mà doanh nghiệp đang băn khoăn hiện nay là gì: nguồn
nguyên liệu, lao dộng, kĩ thuật, cơng nghệ, trình độ quản lý ?
- Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nào để tăng cường sức cạnh
tranh cũng như uy tín trên thương trường quốc tế?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian: bài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở những thông tin,
số liệu tại Công ty cổ phần thủy sản Cafetex.
1.4.2 Thời gian: Các số liệu cần phân tích được tổng hợp qua 3 năm 20042006. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 đến ngày 24/05/2008.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty như tôm đông block, cá đơng
block.
- Những thị trường chính mà Cơng ty xuất sang.
- Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu.
1.5 Lược khảo tài liệu.
- Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy xuất
khẩu thuỷ sản tại Công ty hải sản 404 qua 3 năm 2004-2006, tác giả Trương Cẩm
Tú – Lớp Ngoại thương 2 K29. Nội dung: phân tích tình hình xuất nhập khẩu khẩu

của Công ty qua các năm, phân tích các nhân tố bên ngồi ảnh hưởng đến tình hình
xuất nhập khẩu như: nhu cầu, thói quen tiêu dùng của nước nhập khẩu, luật pháp,
tình hình cạnh tranh, … và các nhân tố bên trong như vấn đề nguồn ngun liệu,
máy móc thiết bị, trình độ cơng nhân viên, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
nước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển của Công ty trong
những năm qua và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động này trong
tương lai.
- Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Anh năm
2007, tác giả Mai Hồng Quang – Lớp QTKDTH K29. Nội dung: phân tích tình
hình của Cơng ty qua các năm 2004-2006, các nhân tố ảnh hưởng đến Công ty, sử
dụng các phương pháp dự báo, ma trận SWTO để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức nhằm giúp cho Cơng ty có những biện pháp để phản ứng tốt trước
những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

2.1.1 Khái niệm và vai trị của xuất khẩu.
* Khái niệm:
Nói đến xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc gia

nào cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất
yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối
với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc gia đó
mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học cơng nghệ, cũng như về
văn minh văn hóa, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đất nước. Một quốc gia được
coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về mọi mặt
và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm quan trọng
to lớn quyết định đến sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất khẩu khơng chỉ
đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó cịn mang đến cho người
dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ khơng có.
Như vậy có thể nói xuất khẩu là một cơng cụ hay nói khác hơn là một hình
thức hoạt động giao lưu thương mại nhằm dung hồ lợi ích của mọi người trên thế
giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi
hàng hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường thế
giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia khơng thể tự đáp ứng
cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Như
vậy xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán
hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngồi.
* Vai trị:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ cho cơng cuộc Cơng
nghiệp hố hiện đại hố:
Cơng nhiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công ngiệp
hóa đất nước trong một thời gian ngắn, địi hỏi phải có số vốn đầu tư rất lớn để
nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa,
đầu tư nước ngồi, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch dịch vụ, xuất khẩu
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm


Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

sức lao động,…Các nguồn vốn nước ngoài, vay nợ và viện trợ…tuy quan trọng
nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn
vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, cơng nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất
khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên, nhưng mọi cơ hội đầu
tư và vay nợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và
người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn chủ yếu để trả nợ - trở
thành hiện thực.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa phù hợp
với xu hướng phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Đó là thành quả
của sự vận dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện
đại.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho ngành sản
xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu…Sự phát
triển của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật, chè…có thể sẽ kéo
theo sự phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sẩn xuất
phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao
năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện
quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, cơng nghệ từ thế giới bên ngồi vào Việt Nam,
nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước ln thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu cịn địi hỏi các doanh nghiệp phải ln đổi mới và hồn thiện
công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.
- Tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân
dân.

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt.
Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu
hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập khơng thấp.
Xuất khẩu cịn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết
yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân.
Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm
cho cả quy mô và tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục,
ngành nghề mới ra đời, sự phân cơng lao động mới địi hỏi lao động sử dụng nhiều
hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta: Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác

động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể các hoạt động kinh tế có sớm hơn các hoạt
động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện cho các quan hệ này phát triển. Ví dụ
như xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng,
đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế ...Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại
chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế và thực hiện cơng nghiệp hóa đất nước.
2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.
- Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị hiếu
tiêu dùng của thị trường.
- Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu.
+ Thuế quan: Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu
hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế
quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước.
+ Hạn ngạch: Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị
hàng hoá mà chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc
gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

• Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định.

• Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị
hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ chịu mức thuế quan cao.
Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một
công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì
hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian đã
định.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một
biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập
khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981.
VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được
nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những
năm gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dùng trong chính sách
ngoại thương.
+ Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn cơng nghệ, lao đơng, về vệ sinh an tồn thực
phẩm, môi trường, …
Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical
Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước cịn đưa
ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn
hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về an
tồn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ mơi trường, …
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh
tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm


Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh
tế của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác
nhau cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những
mục têu cụ thể của chính sách kinh tế. Khơng có chính sách ngoại thương áp dụng
cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương đều có
tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngồi.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự
nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại
thuơng riêng với các biện pháp cụ thể.
+ Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation):
Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt
đối xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia
trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không
kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
• Thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các
quan hệ kinh tế – thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba
nào thì cũng được giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều
kiện.
• Thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế –

thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ khơng phải chịu mức
thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng
hóa nhập khẩu từ các nước khác. Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy
chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự
bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về cơ hội giao dịch thương mại và kinh
tế.
+ Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Sustem of Preference)

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Nghiên cứu chế độ Tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệt
giành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ ưu đãi phổ cập
GSP.
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển
dành cho 1 số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển
(gọi là các nước nhận ưu đãi).
Nội dung chính của chế độ GSP là:
• Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang
hoặc kém phát triển.
• GSP áp dụng cho các loại hàngcơng nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm
và hàng loạt các mặt hàng cơng nghiệp chế biến.
• Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Khơng phải bất kỳ sản
phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ các nước được hưởng đều được

giảm hay miễn thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng
nhập khẩu vào những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau:
+ Điều kiện xuất sứ từ nước được hưởng.
+ Điều kiện về vận tải (Ví dụ: hàng vận chuyển không qua lãnh thổ nước thứ
ba hoặc không qua mua bán, tái chế lại).
+ Điều kiện về giấy chứng nhận xuất sứ.
- Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản
xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ
cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và
gián tiếp.
- Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu, cung
cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm.
- Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của cơng ty.
2.1.3 Khái niệm và vai trị của vai trò của thị trường.
* Khái niệm:
Thị trường là biểu hiện của q trình mà trong đó thể hiện các quyết định của
người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm
Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hố. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số
cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thơng qua trao
đổi, thăm dị, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.

Các doanh nghiệp thơng qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
- Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Cịn người tiêu dùng thì biết được
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
- Nhu cầu được thoả mãn như thế nao?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thơng qua thị
trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà khơng dựa vào thị
trường để tính tốn và kiểm chứng số cung - cầu thì kế hoạch sẽ khơng có cơ sở
khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng
thị trường mà thốt ly khỏi sự điều tiết của cơng cụ kế hoạch hố thì tất yếu sẽ dẫn
đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết
thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều
đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có
sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó
phát triển.
Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của các
doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên,
hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung
cầu theo cơ chế gián tiếp cịn có các quyết định của chính phủ từng nước.
* Vai trị của thị trường
Thị trường có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị
trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 10



Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về
tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các nguồn lực
giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hố, dịch vụ mà xã hội có nhu
cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp khơng có khả năng làm
thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh
kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị
trường.
* Đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường
Các nhà quản trị của cơng ty thường nói đến dự báo, ước tính, dự đốn, chỉ
tiêu tiêu thụ và hạn mức. Trong số này có nhiều thuật ngữ khơng cần thiết. Những
khái niệm chủ yếu trong việc đo lường nhu cầu là nhu cầu của thị trường và nhu
cầu công ty. Trong phạm vi từng khái niệm, ta phân biệt giữa hàm nhu cầu, dự báo
và tiềm năng.
Nhu cầu của thị trường
Khi đánh giá các cơ hội thâm nhập thị trường bước đầu tiên là ước tính tổng
nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên đó khơng phải là một khái niệm đơn giản và ta
sẽ thấy rõ qua định nghĩa sau:
+ Nhu cầu của thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm
mà nhóm khách hàng nhất định sẽ mua tại một địa bàn nhất định và trong một thời
kỳ nhất định với một môi trường nhất định và chương trình Marketing nhất định.
Dự báo thị trường
Chỉ có một mức chi phí cho hoạt động nghiên cứu tình hình cung – cầu hang
hóa trên thực tế. Nhu cầu của thị trường tương ứng với mức đó gọi là dự báo thị
trường.
Tiềm năng của thị trường

Dự báo thị trường thể hiện nhu cầu dự kiến của thị trường, chứ không phải
nhu cầu cực đại của thị trường. Sau này ta sẽ phải hình dung được mức nhu cầu
của thị trường đối với mức chi phí Marketing ngành rất "cao", khi mà việc tiếp tục
tăng cường hơn nữa nỗ lực tiếp thị sẽ có tác dụng kích thích nhỏ đối với nhu cầu.
Tiềm năng của thị trường là giới hạn tiệm cận của nhu cầu của thị trường khi chi
phí Marketing ngành tiến đến vơ hạn, trong một mơi trường nhất định.
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Nhu cầu công ty
Bây giờ ta đã sẵn sàng để định nghĩa nhu cầu công ty. Nhu cầu công ty là phần
nhu cầu của thị trường thuộc về cơng ty.
Qi = SiQ
Trong đó:
Qi = nhu cầu của công ty i
Si = thị phần của công ty i
Q = tổng nhu cầu của thị trường
Phần nhu cầu của thị trường thuộc về công ty phụ thuộc vào chỗ các sản
phẩm, dịch vụ giá cả, thông tin của công ty được nhận thức như thế nào so với các
đối thủ cạnh tranh. Nếu tất cả những yếu tố khác đều như nhau thì thị phần của
cơng ty sẽ phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của các chi phí Marketing của cơng
ty so với các đối thủ cạnh tranh. Những người xây dựng mơ hình Marketing đã
phát triển và đo lường hàm mức tiêu thụ đáp ứng để thể hiện mức tiêu thụ của
công ty chịu tác động như thế nào của mức chi phí Marketing, Marketing-mix và

hiệu quả của Marketing.
Dự báo của công ty
Nhu cầu công ty mô tả mức tiêu thụ dự kiến của mình ứng với các khác nhau
của nỗ lực Marketing. Ban lãnh đạo chỉ còn phải lựa chọn một trong những mức
đó. Mức nỗ lực Marketing được chọn sẽ tạo ra mức tiêu thụ dự kiến, gọi là dự báo
mức tiêu thụ của công ty.
+ Dự báo mức tiêu thụ của công ty là mức tiêu thụ công ty dự kiến căn cứ
vào kế hoạch Marketing đã được chọn và môi trường Marketing đã giả định.
Mối quan hệ nhân quả giữa dự báo và kế hoạch Marketing của công ty rất
hay bị rối loạn. Người ta thường nghe nói rằng cơng ty cần xây dựng kế hoạch
Marketing của mình trên cơ sở dự báo mức tiêu thụ của công ty. Chuỗi dự báo kế
hoạch chỉ đúng khi dự báo có nghĩa là một ước tính về hoạt động kinh tế của quốc
gia hay khi nhu cầu của công ty là khơng thể mở rộng được. Tuy nhiên, chuỗi đó
sẽ khơng cịn đúng khi nhu cầu của thị trường là có thể mở rộng được hay khi dự
báo có nghĩa là ước tính mức tiêu thụ của cơng ty. Dự báo mức tiêu thụ của công
ty không tạo cơ sở để quyết định phải chi phí bao nhiêu cho Marketing, nhưng

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

hoàn toàn ngược lại, dự báo mức tiêu thụ là kết quả của một kế hoạch chi tiêu cho
Marketing.
+ Hạn mức tiêu thụ là chỉ tiêu thụ đề ra cho một chủng loại sản phẩm, một
chi nhánh của công ty hay đại diện bán hàng. Nó chủ yếu là một cơng cụ quản trị

để xác định và kích thích nỗ lực tiêu thụ.
Ban lãnh đạo đề ra các hạn mức tiêu thụ trên cơ sở dự báo của công ty và tâm
lý của việc kích thích đạt cho được chỉ tiêu đó. Nói chung, hạn mức tiêu thụ được
đề ra hơi cao hơn mức tiêu thụ ước tính để cho lực lượng bán hàng phải cố gắng.
+ Ngân sách bán hàng là con số tính thận trọng khối lượng tiêu thụ dự kiến
và được sử dụng chủ yếu để thông qua những quyết định cung ứng hiện tại, sản
xuất và lưu kim.
Ngân sách bán hàng phải tính đến dự báo tiêu thụ và nhu cầu để tránh rủi ro
quá mức. Ngân sách bán hàng nói chung được đề ra hơi thấp hơn so với dự báo
mức tiêu thụ.
Tiềm năng của công ty
Tiềm năng tiêu thụ của công ty là giới hạn tiệm cận của nhu cầu công ty khi
nỗ lực Marketing tăng lên tương đối với các đối thủ cạnh tranh. Đương nhiên, giới
hạn tuyệt đối của nhu cầu công ty là tiềm năng của thị trường. Hai đại lượng này
bằng nhau khi công ty giành được 100% thị trường. Trong hầu hết các trường hợp
tiềm năng tiêu thụ của công ty nhỏ hơn tiềm năng của thị trường, cho dù chi phí
Marketing của cơng ty có tăng lên đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Lý do là,
mỗi đối thủ cạnh tranh đều có một số người mua trung thành chí cốt mà những nỗ
lực của các công ty khác rất khó có thể bứt họ ra khỏi cơng ty được.
(Nguồn Nghiên cứu và lựa chọn thị trường; Banhbeo.files.wordpress.com)
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu:
* Doanh thu: Là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đối đối với doanh nghiệp và
cả đối với nền kinh tế quốc gia.
Khái niệm: doanh thu (sales) là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm
hay dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
Có hai loại doanh thu:
- Doanh thu từ bán hàng: doanh thu về bán sản phẩm thuộc những hoạt
động sản xuất kinh doanh chính và thu về dịch vụ cho khách hàng thuộc chức năng
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm


Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch
vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm.
Cơng thức tính doanh thu bán hàng như sau:
n

DT = ∑ ( S tt × Gi )
i =1

Trong đó:
DT: là doanh thu về bán hàng kỳ kế hoạch.
Stt: là số lượng sản phẩm tiêu thụ của rừng loại hoặc dịch vụ cung ứng
của từng loại trong kỳ kế hoạch.
Gi: giá bán đơn vị sản phẩm.
i: là loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng.
Doanh thu từ tiêu thụ khác (hay từ các hoạt động khác), bao gồm:
- Doanh thu do liên doanh, liên kết mang lại.
- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền
gởi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác.
- Thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
- Thu nhập bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó địi đã
chuyển vào thiệt hại.

- Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về thanh lý, nhượng bán về tài
sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền
phát minh, sáng kiến, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.
* Lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá
vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp tùy thuộc vào trình độ quản lý của Ban giám
đốc nên chỉ tiêu lợi nhuận rất quan trọng, được thể hiện cụ thể như sau:
- Là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.
- Là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư.
- Là địn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Phương pháp xác định lợi nhuận:
Công thức:

P= DTT - (Zsxtt + CPBH + CPQL)

Trong đó:
P: là tổng lợi nhuận hay gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp.
DTT: doanh thu thuần.
Zsxtt: Giá thành sản xuất (hay giá vốn hàng bán ra)

CPBH: Chi phí bán hàng.
CPQL: Chi phí quản lý.
Các phương pháp tăng lợi nhuận:
Việc tăng thêm lợi nhuận rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nên các doanh
nghiệp thường xuyên tìm mọi biện pháp khai thác tiềm năng trong doanh nghiệp
nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất, bằng các cách sau:
a. Tăng doanh thu:
Bằng cách tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng
sản phẩm, kiểu dáng và bao bì sản phẩm thích hợp thị hiếu người tiêu dùng, tăng
cường công tác tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm, thay đổi kết cấu mặt bằng hoặc
giá cả của sản phẩm...
b. Hạ thấp giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán:
Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng cơng
suất máy móc thiết bị, giảm bớt các chi phí thiệt hại cho sản xuất, tiết kiệm chi phí
quản lý...

* Hiệu quả kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả:
- Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập
hợp các nguồn lực để đạt mức phúc lợi cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội
nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.
Hiệu quả theo nghĩa phổ thơng, phổ biến trong cách nói của mọi người “kết quả
như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [theo từ điển Tiếng Việt, trang 440 –
viện ngôn ngữ học – 2002].
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp


GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

- Nhà sản xuất phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực
sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tụ ưu tiên cho các hoạt động
cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu
quả thì phải biết sử dụng ba yếu tố: (1) Khơng sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) Sản
xuất với chi phí thấp nhất; (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
- Xét về góc độ thuật ngữ chun mơn thì trong q trình sản xuất nào khi
tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất thường đề cập đến ba nội dung: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân phối.
Hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài
nguyên được thị trường phân phối như thế nào [theo từ điển thuật ngữ kinh tế học,
trang 224 – NXB, từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001].
- Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi
làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ khơng có hiệu quả.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Nhóm chi tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
- Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá tị sản xuất của các ngành, các bộ phận
trong các thành phần kinh tế.
- Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ
phận trong các thành phần kinh tế.
- Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh
tế đồng thời còn thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu xã hội về sản phẩm của các khu vực
kinh tế đảm nhận.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
- Các chỉ tiêu trực tiếp
- Tăng tưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng
ngành trong nền kinh tế.

- Giá thành phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành,
từng bộ.
- Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm.
Các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp:
- Vốn và cơ cấu vốn.
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

- Lao động và cơ cấu lao động.
- Cơ cấu từng loại sản phẩm.
- Năng suất sử dụng máy móc thiết bị.
- Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa.
Hiệu quả kĩ thuật: Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng
nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu
quả kĩ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi ví, để dạt
được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kĩ thuật. Cụ thể trong
trường hợp tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng
tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kĩ
thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng
nhất định [Kumbhker and Lovell 2000].
Hiệu quả phân phối: Thể hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và nguời tiêu
dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà
người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác các nguồn lực đựoc phân phối sao cho
lợi ích của người sử dụng nó đạt đựơc cao nhất.

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: nghiên cứu tại công ty cổ phần
thuỷ sản Cafetex.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: các số liệu và dữ liệu liên quan đến q
trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất
nhập khẩu của công ty, qua một số sách báo và thông tin đại chúng và qua các ghi
nhận từ các nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty do
các phịng ban cung cấp.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp phân tích chủ yếu được sử
dụng trong bài để phân tích tình hình xuất khẩu là phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh địi hỏi các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng điều kiện có
tính so sánh được để xem xét đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng kinh tế.
Nguyên tắc so sánh
 Chỉ tiêu so sánh:
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

- Chỉ tiêu của doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
- Các thông số thị trường.
- Các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau.
 Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng

nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính tốn, quy mơ và điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai phương pháp đó là
phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:
- Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
- Phải thống nhất về phương pháp tính tóan.
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian
tương ứng.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường).
2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối.
Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện trước.
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ
tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo
hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác.
So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế,
giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được
mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mơ phát triển….của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối.
Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để
thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỉ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so
với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 18



Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Chương 3
GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN
CAFATEX
3.1 Khái qt về cơng ty.
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
- Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đơng lạnh
thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thủy sản xuất
nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua – chế biến –
cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
- Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là
Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy
súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đơng lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vị
chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodex
Việt Nam xuất khẩu.
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

- Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ cơng ty chuyển từ Doanh
Nghiệp Nhà Nước sang Công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên

gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
* Những thông tin về Công ty:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cafatex.
- Tên giao dịch: Cafatex Fishery Joint Stock Company (viết tắt là Cafatex
Corporation).
- Địa chỉ: Km 2081, quốc lộ 1A, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
- Điện thoại: 071 846.134 - Fax: 071 847.775.
- Email:
- Website: www.cafatex-vietnam.com
- Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ.
- Mã số thuế : 1800158710
- Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó :
+ Vốn nhà nước: 14.327.399.473
+ Vốn cổ đơng thuộc cơng ty: 27.078.785.004
+ Vốn cổ đơng bên ngồi : 7.998.641.292
- Tổng giám đốc / Giám đốc: Nguyễn Văn Kịch
* Chức năng
- Ni trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói nơng, thuỷ, súc sản xuất
khẩu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thuỷ, súc sản qua
chế biến, đóng gói, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tư, thiết bị, máy móc,
cơng cụ cho ngành ni trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nơng, thuỷ, súc sản.
- Cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt, bảo trì thiết bị, máy móc, cơng cụ cơ
điện lạnh cho các nhà máy chế biến thuỷ sản và thực phẩm xuất khẩu.
- Nhãn mác sản phẩm: Fresh & Fresh, Basic Tiger, Supreme Basa, Premium
Basa, Cafatex Seafood.
- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng: ISO 9001: 2000, HACCP, GMP, SSOP,
SQF 2000, BRC 2000.
- Kim ngạch xuất khẩu: 66.210.000 USD.

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, Nhật, EU
3.1.2 Vai trò
- Mang lại lượng ngoại tệ khổng lồ đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân.
- Thu hút một luợng lớn lực lượng lao động, giúp giải quyết việc làm, nâng cao
đời sốngvật chất tinh thần cho người lao động.
- Làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
3.1.3 Mục tiêu.
- Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công
nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định
cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng
thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
- Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy
trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu
dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như
quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty:

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm


Trang 21


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
CAFATEX

BAN KIỂM SỐT

Ghi chú:
: Văn phịng cơng ty
: Các xưởng trực tiếp

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN DỰ ÁN

BAN ISO - MARKETING

BAN NGUN LIỆU

PHỊNG
BÁN
HÀNG

P.CƠNG NGHỆ
KIỂM NGHIỆM
Trong đó:

P. XUẤT
NHẬP KHẨU
Trong đó:
- Kho thành
phẩm

P.TÀI CHÍNH KẾ
TỐN
Trong dó:
- Kho vật tư


- P. Kiểm cảm quan
- P. Kiểm sinh hố
- Nhóm quản lý chất
lượng, kiểm tra
ngun liệu

TRẠM THU
MUA TƠM
VĨNH LỢI

TRẠM THU
MUA TƠM
CÀ MAU

XƯỞNG SƠ CHẾ
TƠM

PHỊNG CƠ
ĐIỆN LẠNH

PHỊNG TỔNG
VỤ

Trong đó:
- Tổ vận hành
- Tổ điện tử, điện
lạnh

NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN TÔM

CAFATEX DL 65

XƯỞNG ĐIỀU PHỐI.
TINH CHẾ TÔM

- Bếp ăn

XÍ NGHIỆP
THUỶ SẢN
TÂY ĐƠ

XƯỞNG TƠM
NHẬT BẢN

Trang 23

CHI
NHÁNH TP
HỒ CHÍ
MINH

Trong đó:
- Đội xe,
- Trạm y tế

(Nguồn: Phịng Tổ chức Hành chính của Công ty Cafatex)

SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

sản xuất

: Các đơn vị trực thuộc
công ty
: Các đơn vị không
trực thuộc cơng ty

TRẠM THU
MUA TƠM
HỘ PHỊNG

XƯỞNG TƠM BẮC
MỸ VÀ CHÂU ÂU


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổng vụ. Giúp việc cho
Tổng Giám Đốc thực hiện các chức trách sau:
- Lập kế hoạch tổ chức tuyển dụng và đào tạo cán bộ ký thuật nghiệp vụ và
công nhân phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Lập hợp đồng lao động với cán Bộ Công nhân viên và được thừa uỷ nhiệm
Tổng Giám Đốc ký hợp đồng lao động đối với đối tượng là nhân viên và công
nhân của Công ty theo mẫu quy định.
- Nghiên cứu, tham mưu cho tổng Giám Đốc ký thoã ước lao động tập thể
với đại diện người lao động (Chủ tịch cơng đồn Công ty).
- Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện đúng luật lao động và
các chính sách liên quan đến người lao động.
- Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động tiền

lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao
động, phúc lợi cơng ích trên cơ sở pháp luật trên cơ sở pháp luật nhằm thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. Tổng hợp kết quả lao
động (ngày, giờ cơng của các nhóm lao động) và thanh toán tiền lương hàng tháng
theo phương án lương của Công ty.
- Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp với loại hình sản
xuất đặc thù của Công ty và kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an tồn lao động
trong tồn Cơng ty theo đúng quy định của Chính Phủ ban hành.
- Nghiên cứu thực hiện công tác hành chánh, lễ tân đáp ứng được yêu cầu
hoạt động sản xuất và kinh doanh đối ngoại của Công ty.
- Dựa vào chiến lược kinh doanh của Công ty, lập dự án đầu tư, quản lý việc
thực hiện đầu tư khai thác có hiệu quả dự án sau đầu tư.
- Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, phịng gian bảo mật, bảo vệ bí mật cơng
nghệ, bảo vệ tài sản, bảo vệ được an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt
động kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm sốt nghiêm ngặt phịng chống cháy nổ,
an tồn cho sản xuất, cho con người, cho tài sản của Công ty.
- Nghiên cứu, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, theo dõi, quản lý và chăm lo
sức khoẻ và thực hiện công tác cải thiện đời sống vật chất – tinh thần cho cán bộ
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà

công nhân viên chức, tạo điều kiện cho họ ln gắn nó với Cơng ty và kích thích
thúc đẩy sản xuất kinh doanh ln phát triển.

- Mua và cung cấp vật tư hành chánh theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công
tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sữa chữa các loại
vật tư thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chánh và quản lý của Công ty.
- Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của Phịng theo qui định
của Cơng ty.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban nguyên liệu.Thực hiện các
chức trách sau:
- Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về mùa
vụ, sản lượng, giá, …
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu
của Công ty.
- Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua
nguyên liệu của Công ty.
- Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của Ban và các nghiệp vụ phát sinh
theo qui định của Công ty.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Cơ điện lạnh. Thực hiện
các chức trách sau:
- Quản lý, sử dụng trang thiết bị, máy móc cơ điện, nước của Cơng ty theo
đúng qui trình vận hành, bảo trì của từng loại máy móc, thiết bị đã được huấn
luyện, hướng dẫn đảm bảo khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức quản lý, sử dụng các loại thiết bị, vật tư, công cụ được trang bị để
sửa chữa, bảo trì một cách chặt chẽ theo qui định chế độ quản lý hiện hành của
Công ty.
- Tổ chức vận hành các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất luôn đảm bảo
liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản sản phẩm của Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao
động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc.
- Thực hiện cơng tác phịng cháy chữa cháy an tồn cho sản xuất, cho con
người, cho tài sản của Công ty theo đúng luật phòng cháy chữa cháy.


SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm

Trang 25


×