Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CÁC GIÁ TRỊ văn hóa DOANH NGHIỆP của tập đoàn điện lực VIỆT NAM (EVN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.1 KB, 12 trang )

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT
NAM (EVN)
LỜI MỞ ĐẦU
Tập đoàn Điện lực Việt Nam với tên giao dịch quôc tế là Vietnam Electricity
(EVN) là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Với
khẩu hiệu “ EVN thắp sáng niềm tin” Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn là
nghành quan trọng và chủ trốt mang lại ánh sáng trên khắp lãnh thổ Việt Nam
của chúng ta. Các lĩnh vực kinh doanh chính của EVN là sản xuất,
truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng. Tập đoàn xây dựng nhà máy
phát điện, hệ thống lưới điện phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc
gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc và
Lào, đảm bảo thực hiện kế hoạch cung cấp điện theo yêu cầu của chính phủ Việt
Nam.

A. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Nếu văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một
cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì Văn hóa doanh nghiệp cũng là
những chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được
chia sẻ và tuân thủ theo. Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp không mang tính bền
vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và
đôi khi bị mất đi.

1


Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản
thân họ đối với công ty
Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ
đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu
rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng,


được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần
không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây chuyền
đang hoạt động và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải
ngừng theo.
Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung
tay làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn
của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian.
Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc là cần thiết nhất khi công ty ấy đang ở
trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờ vực
của sự phá sản. Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hy
sinh. Công ty có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các thành viên càng cần
phải hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó khăn, công ty cần một
sức mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi ở đó có một
Văn hóa Doanh nghiệp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết.
B. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN

LỰC VIỆT NAM (EVN) VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
I.

GIỚI THIỆU VỀ EVN

2


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực
năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia. EVN tôn vinh giá trị này với mục tiêu xây
dựng niềm tin, sự tín nhiệm bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự trung thực
và tinh thần trách nhiệm. EVN cam kết với mọi đối tác sẽ luôn đảm bảo chất
lượng là mục tiêu hàng đầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

II.

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA EVN

Phương châm hành động chủ đạo của EVN là làm tròn nghĩa vụ với tư cách là
một tập đoàn kinh tế quan trọng của nền kinh tế và của quốc gia. Mọi thành viên
EVN cam kết hành động vì lợi ích quốc gia, vì sự phồn vinh của Tổ quốc. EVN
hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm,
tận tuỵ trong từng công việc, hành động. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu, hy
sinh, không quản ngại khó khăn gian khổ thực hiện phương châm này.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tham gia vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông,
EVNTelecom có nhiều lợi thế hơn các đối tác khác như: sử dụng các tuyến cáp
3


quang trên đường dây 500 KV, 220KV, 110 KV đầu tư bằng nguồn vốn dự án
điện; có sẵn hạ tầng cột điện treo cáp viễn thông; tận dụng đất đai và phòng ốc
sẵn có của ngành điện để cải tạo hoặc xây mới showroom bán hàng hoặc làm
phòng máy; đội ngũ nhân viên ngành điện hùng hậu vừa là khách hàng sử dụng
dịch vụ của ngành, vừa tuyên truyền quảng bá dịch vụ của ngành ; đặc biệt là
dựa lợi thế thương hiệu lớn EVN.

III.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP EVN TỚI
KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Sau 5 năm kinh doanh viễn thông, EVNTelecom đến bên bờ vực phá sản và
Chính phủ đã phải điều chuyển nguồn vốn, cơ sở vật chất và con người sang để

Viettel quản lý với mục đích đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và công ăn việc
làm cho nhân viên EVNTelecom. Nhà mạng Viettel cũng đã gấp rút chuyển đổi
khách hàng có nhu cầu chuyển sang mạng Viettel và sau ngày 31/3/2012, toàn
bộ thuê bao EVN chưa chuyển đổi sang mạng Viettel sẽ ngưng dịch vụ. Nhà
mạng EVNTelecom được nhiều ưu ái từ Tập đoàn mẹ EVN như: cấp 4.500 tỷ để
mua thiết bị đầu cuối nhưng các Tổng công ty Điện lực chịu 45% chi phí và sau
khi EVNTelecom chi hết số tiền này thì bắt đầu từ năm 2009 các Tổng công ty
Điện lực chịu trách nhiệm đầu tư 100% thiết bị đầu cuối; đơn giá hạ tầng cáp
quang, cột anten, nhà trạm các Tổng công ty Điện lực cho EVNTelecom thuê

4


tính theo đơn giá giản khấu hao 15 năm và không tính lãi vay.

So với các nhà mạng khác, Tập đoàn EVN có đội ngũ nhân viên làm công tác
viễn thông rất hùng hậu, thời kỳ cao điểm là năm 2010 với số nhân viên lên tới
13.000 người. Năm 2010, Tập đoàn EVN chấn chỉnh công tác viễn thông với
các biện pháp như: đưa ra quy chế người đứng đầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo
chuyên trách viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực và yêu cầu các Tổng công
ty Điện lực bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chuyên trách viễn thông tại các Công ty
Điện lực; cho phép tuyển dụng thêm nhân viên làm viễn thông để bổ sung thêm
cho các bộ phận sẵn có và thành lập thêm các tổ chuyên trách viễn thông tại
Điện lực. Bên cạnh đó, vượt qua năm suy thoái kinh tế 2009 và phải tăng trưởng
trở lại năm 2010, ngoài cung cấp dịch vụ 3G, Tập đoàn EVN thực hiện chiến
lược Internet cáp quang FTTH. Thế nhưng, doanh thu và lợi nhuận của
5


EVNTelecom vẫn tiếp tục giảm sút. Nếu như năm 2008, đơn vị này còn đạt

doanh thu tới 3.705,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 93,8 tỷ đồng thì năm 2010
doanh thu chỉ còn 2.120,6 tỷ đồng và chuyển qua lỗ 1.057,7 tỷ đồng. Bước qua
năm 2011, EVNTelecom mất khả năng thanh toán, mỗi tháng phải treo nợ 176 tỷ
đồng.
Thất bại lĩnh vực kinh doanh viễn thông của Tập đoàn EVN có nhiều nguyên
nhân, trong đó có những nguyên nhân:
Thứ nhất là nhân lực: đội ngũ làm công tác viễn thông đông nhưng không tinh
và bố trí nhân lực chưa hợp lý. Ban VT&CNTT của Tập đoàn EVN là đơn vị
tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn EVN về công tác viễn thông nhưng có đội ngũ
nhân lực không đủ mạnh. Trong hội nghị công tác viễn thông nhiều đơn vị đã đề
nghị Ban VT&CNTT của Tập đoàn EVN phải đủ mạnh có thể đưa ra phương án
và các đơn vị cấp dưới cứ thế thực hiện; không như tình trạng hiện nay Tập đoàn
EVN cứ giao nhiệm vụ, giao chỉ tiêu còn các đơn vị phải “lò mò” tìm phương án

thực hiện.

6


EVNTelecom là đơn vị thực hiện các nhiệm vụ như: xây dựng phương án kinh
doanh trình lên Tập đoàn EVN; đầu mối nhập thiết bị đầu cuối; chăm sóc khách
hàng gián tiếp từ xa; vận hành tổng đài; vận hành mạng đường trục trong nước
và Quốc tế. Vấn đề kém lớn nhất của EVNTelecom là không đưa ra được chiến
lược thích hợp tạo rào cản khi hai nhà mạng VNPT và Viettel tham gia thị
trường điện thoại cố định không dây vào cuối năm 2008.
Mạng CDMA 450 MHz có nhiều khuyết điểm đối với dịch vụ di động nhưng có
rất nhiều ưu điểm đối với dịch vụ cố định không dây. EVNTelecom cung cấp
dịch vụ cố định không dây, cộng với dịch vụ gia tăng Internet không dây trên
mạng CDMA 450 MHz đã tạo ra khác biệt và chính là độc quyền trên thị trường.
Tuy nhiên khách hàng có nhu cầu sử dụng Internet chưa đến 1%, còn chủ yếu là

khách hàng bình dân chỉ có nhu cầu nghe gọi. Thế thì, đáng lẽ ra EVNTelecom
phải đặt hàng 90% máy điện thoại cố định không dây chỉ cần có chức năng nghe
gọi có giá 6 đến 7 trăm ngàn đồng mỗi máy. Thế nhưng trái lại, EVNTelecom
đặt máy không dây loại cao cấp có rất nhiều chức năng có giá 2 đến 3 triệu đồng
mỗi máy. Máy điện thoại có giá quá cao khách hàng không thể mua được máy
và không phát triển được khách hàng.Nhà mạng không phát triển được khách
hàng thì không có doanh thu, đồng thời ứ động vốn đầu tư thiết bị đầu cuối và
EVNTelecom đành phải thực hiện gói E-COM doanh nghiệp, tặng máy điện
thoại không dây cho khách hàng là doanh nghiệp, nhưng kèm theo điều kiện sử
dụng tối thiểu 2 năm, cước phát sinh hàng tháng tối thiểu hai trăm ngàn đồng.
Do không quản lý được đội ngũ cộng tác viên dẫn đến cộng tác viên phát triển
thuê bao một cách tuỳ tiện, có nhiều thuê bao không có địa chỉ. Thực hiện gói ECOM doanh nghiệp một thời gian phải ngừng lại, nguyên do doanh thu thấp
không đủ cho chi phí thiết bị đầu cuối giá cao.
7


EVNTecom có một yếu kém nữa là cán bộ vận hành mạng. Dự án mở rộng
mạng CDMA giai đoạn 5 đã hoàn thành lắp đặt thiết bị BTS và thiết bị truyền
dẫn vào đầu quý IV/2008. Tuy nhiên do EVNTelecom thiếu nhân viên cấu hình
trạm dẫn đến cuối quý I/2009 các trạm BTS mới đưa vào hoạt động. Trong khi
đó các trạm BTS của Viettel lắp đặt sau, chưa thi công cáp quang nhưng Viettel
thuê truyền dẫn kênh vệ tinh có tốc độ 128kb/s để đưa trạm vào hoạt động với
mục đích phát triển khách hàng, mặc dù truyền dẫn vệ tinh tốc độ thấp dẫn đến
chất lượng dịch vụ không được tốt.
Thứ hai là chọn sai công nghệ: công nghệ CDMA 450MHZ có một số ưu điểm
nhưng đa số là khuyết điểm.

Công nghệ CDMA 450
MHz rất ít nhà mạng trên
thế giới sử dụng và chỉ sử

dụng cung cấp dịch vụ cố
định không dây, dịch vụ di
động CDMA 450 MHz chẳng qua là tận dụng hạ tầng sẵn có, chất lượng dịch vụ
di động rất kém và chỉ có nhân viên ngành điện sử dụng một cách ép buộc. Khi
EVNTelecom chuyển giao cho Viettel, nhiều lãnh đạo ngành điện cũng bỏ luôn
đầu số 096.
Nhà mạng EVNTelecom sử dụng công nghệ CDMA 450MHz cũng do lịch sử.
Lúc đầu Tập đoàn EVN chỉ được cấp giấy phép làm điện thoại cố định, với việc
chọn lựa công nghệ CDMA 450 MHz có vùng phủ sóng rộng cung cấp dịch vụ
cố định không dây sẽ tiết kiệm đầu tư. Tuy nhiên thiết bị thiết lập mạng cũng
8


như thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz có ít nhà sản xuất dẫn đến giá cao. Nhà
mạng Viettel có thiết bị thiết lập mạng GSM chiếm 25% tổng mức đầu tư, còn
nhà mạng EVNTelecom giá thiết bị thiết lập mạng CDMA 450 MHz đắt hơn
nhiều lần. Công nghệ CDMA 450 MHz bị can nhiễu và khả năng xuyên thủng
kém dẫn đến chất lượng dịch vụ tại các thành phố lớn rất kém. EVNTelecom khi
thử nghiệm đã phát hiện ra vấn đề này, đáng lý ra EVNTelecom nên phân vùng
cung cấp dịch vụ và phân khúc thị trường. Đối với dịch vụ di động,
EVNTelecom nên xin cấp giấy phép công nghệ GSM 1800.

9


Thứ 3 là thực hiện đầu tư quá chậm: EVNTelecom làm vài trăm trạm bằng
nhà mạng khác làm vài ngàn trạm.

Tập đoàn EVN không phân cấp rõ trong đầu tư viễn thông. Dự án này hạ tầng
viễn thông giao cho EVNTelecom đầu tư, dự án khác lại giao hạ tầng viễn thông

cho các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư. Sau đó các đơn
vị được đầu tư lại phân cấp tiếp, dự án này giao cho Ban này thực hiện dự án, dự
án khác lại giao cho Công ty Điện lực thực hiện dự án. Đơn vị khi được thực
hiện dự án phải từ từ xem cho đơn vị nào làm tư vấn thiết kế, đơn vị nào thi
10


công và đơn vị nào làm tư vấn giám sát. Quan trọng nhất tối ưu vùng phủ sóng
là khảo sát quy hoạch thiết kế vị trí đặt trạm phát sóng. Nhiệm vụ quy hoạch
trạm phát sóng được giao cho Trung tâm Tư vấn Thiết kế EVNTelecom và đơn
vị này cũng làm qua loa rồi giao lại cho các Công ty Điện lực tỉnh. Nhân viên
Điện lực cứ thế tha hồ di chuyển trạm đến vị trí đất mua được hoặc vị trí đất của
người quen. Điển hình là dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2, đất nhân viên Điện lực
đầu tư cho thuê lắp đặt trạm quá nhỏ phải hạ chiều cao cột anten. Theo tiêu
chuẩn của các nhà mạng khác chiều cao lắp đặt sector tại thành phố Đà Nẵng là
36m, khu vực mật độ thuê bao càng lớn thì giảm chiều cao lắp đặt sector. Thế
nhưng, cột anten do các Công ty Điện lực đầu tư ở vùng nông thôn cũng chỉ cao
20m.

11


KẾT LUẬN
EVN là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành công
trong hoạt động kinh doanh nhờ áp dụng có hiệu quả lý thuyết văn hóa doanh
nghiệp vào thực tế. Nhưng qua đó, EVN đã thất bại trong việc tham gia vào lĩnh
vực truyền thông khi EVNTelecom ra đời. Như vậy, mỗi doanh nghiệp hay bất
kỳ tổ chức cá nhân nào đó cần
vạch cho đơn vị mình một hướng đi đúng, nghiên cứu rõ thị trường văn hóa của
từng nơi, từng vùng để có được sự thành công nhất định.


12



×