Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Định hướng hoàn thiện tiền đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại seaprodex HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.41 KB, 11 trang )

ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI SEAPRODEX HN

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh
mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt giữa các doanh nghiệp toàn cầu trong mọi hoạt động kinh doanh của mọi
nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong những điều kiện mới, mỗi doanh
nghiệp đều cần tăng cường xây dựng, phát triển và hoàn thiện năng lực cạnh
tranh, lợi thế cạnh tranh của chính mình.
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, vẫn đang trong quá trình
chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cải cách khu
vực kinh tế nhà nước, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh sự
tham gia của các thành phần kinh tế trong việc phát triển kinh tế xã hội. Bên
cạnh đó là đường lối mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
cũng đòi hỏi phát triển các hình thức hợp tác kinh doanh mới có sự tham gia
của các đối tác trong và ngoài nước dẫn đến cần phải có mô hình quản lý phù
hợp cho các doanh nghiệp đa hình thức sở hữu. Mô hình như vậy đòi hỏi có sự
tham gia tích cực, chủ động, tự giác và có ý thức trách nhiệm cao cũng như
phối hợp cho việc quản lý, điều hành và ra quyết định. Văn hoá doanh nghiệp
không những là một công cụ phát triển thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh mà
còn là công cụ xây dựng mô hình quản lý mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1. Lý luận về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về văn hoá và văn hoá doanh nghiệp


Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu


hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm phù hợp với những yêu cầu
của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Văn hoá công ty được định nghĩa là một hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm
tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên một tổ
chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
động của các thành viên.
1.2. Cách tiếp cận về văn hoá doanh nghiệp
Do có nhiều cách tiếp cận về văn hoá doanh nghiệp nên để thống nhất lý
luận, cách tiếp cận của luận văn là văn hoá doanh nghiệp được nghiên cứu
dưới góc độ là một công cụ quản lý mới nhằm xây dựng nề nếp, phong cách
quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp và tạo lập thương
hiệu bền vững.
Theo đó, Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị
niềm tin chủ đạo; cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành
viên trong một tổ chức cùng thống nhất, và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng
đến cách thức hoạt động của từng thành viên.
1.3. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức.
Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng.
1.4. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp
1.4.1. Văn hoá doanh nghiệp - Công cụ quản lý bằng giá trị
Văn hoá doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất trong quản lý bằng
giá trị (MBV).
Mấu chốt của MBV là dựa vào con người: tổ chức không làm cho MBV
có hiệu lực mà chính là con người; người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng,
thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm cho những
giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực.
1.4.2. Văn hoá doanh nghiệp - Công cụ thực thi chiến lược



Để soạn thảo chiến lược, thông tin cần được thu thập. Cách thức thu nhận
thông tin về môi trường hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng
chiến lược. Khi tiến hành thu thập thông tin và phân tích môi trường kinh doanh,
những người khảo sát và phân tích đều dựa trên những giả thiết hay mô hình,
cách thức sàng lọc nhất định làm cho tư liệu thu thập mất đi một phần tính hiện
thực, khách quan và tính toàn diện. Những tư liệu thu thập được lại được diễn đạt
theo những cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong tổ chức; chúng đã chịu ảnh
hưởng của đặc trưng văn hoá của tổ chức. Chính vì vậy, MBV – qua văn hóa
doanh nghiệp - luôn được thể hiện trong chiến lược kinh doanh và chiến lược
kinh doanh cũng chính là bản “kế hoạch lớn”, “chương trình hành động tổng
quát” để triển khai văn hoá doanh nghiệp.
Như vậy, có thể coi văn hoá doanh nghiệp chính là một công cụ quan
trọng để thực thi chiến lược.
2. Tiền đề văn hóa doanh nghiệp
2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mục đích của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là xây dựng một hình
ảnh đặc trưng điển hình mang đậm bản sắc (phong cách) riêng về những giá trị
triết lý mà doanh nghiệp mong muốn đại diện và thể hiện; xây dựng một
phương pháp ra quyết định/ hành động, những lề lối/nề nếp/thói quen làm việc
mang lại kết quả công việc chuyên môn cao bằng cách thể hiện đặc sắc điển
hình.
Nhiệm vụ của xây dựng văn hóa doanh nghiệp là thiết lập quy tắc hành
động thống nhất hình thành một nề nếp, lề lối làm việc điển hình trên cơ sở đó
định hình một phong cách đặc trưng dễ nhận diện và chuyển hóa vào hành vi,
thói quen làm việc hàng ngày.
Nội dung của xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xác định hình ảnh/giá trị
cốt lõi; định hướng văn hóa doanh nghiệp bằng lời hứa/cam kết; xây dựng hệ
thống chuẩn mực hành vi và xây dựng các bản cam kết cá nhân.
Ý nghĩa của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp: là công cụ xây dựng
hình ảnh; nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản lý và hoàn

thiện tổ chức.


2.2. Xác định tiền đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Muốn phát triển văn hóa doanh nghiệp thì trước tiên là phải hoàn thiện tiền đề
về hệ thống tổ chức.
Thứ hai, hoàn thiện các chương trình văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp
Thứ ba, xây dựng phong cách lãnh đạo điển hình.
2.3. Hoàn thiện các tiền đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp
2.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức:
Hoàn thiện hệ thống tổ chức là lựa chọn mô hình, cơ cấu tổ chức phù hợp
chiến lược phát triển và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.2. Xây dựng và triển khai các chương trình đạo đức và văn hóa doanh
nghiệp
Hệ thống các văn bản thể hiện mối quan hệ pháp lý, quan hệ quản lý và
quan hệ lao động trong nội bộ doanh nghiệp hoặc quan hệ của doanh nghiệp
với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.
Một doanh nghiệp xây dựng tốt các văn bản nội bộ của mình thì nó sẽ
giúp cho doanh nghiệp có được một tổ chức chặt chẽ và đồng bộ. Qua hệ thống
văn bản nội bộ của doanh nghiệp chúng ta cũng có thể đánh giá được VHDN
đó.
Nội dung của tổ chức triển khai xây dựng hệ thống các bản giao ước cá
nhân là tự xây dựng một kế hoạch hay phương án hành động của cá nhân với
những tiêu chí, chỉ báo tổng hợp cụ thể cho từng vị trí công tác.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP TẠI SEAPRODEX HN
1. Tổng quan về Seaprodex HN
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX
HN), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty

Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ


phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006.
2. Thực trạng tiền đề văn hóa doanh nghiệp tại Seaprodex HN
2.1. Thực trạng hệ thống tổ chức của Seaprodex HN
2.1.1. Hệ thống các tổ chức tác nghiệp
Theo như các kết quả điều tra thực tế thể hiện trên sơ đồ tổ chức , hiện
nay Seaprodex HN đang sử dụng cơ cấu quản lý trực tuyến; thực hiện chế độ
một thủ trường. Người lãnh đạo cao cấp nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt
công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức.
Ngoài ra, công ty Seaprodex HN có năm chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản phù hợp với địa lý và
các phương án kinh doanh của công ty, có đầy đủ các phòng ban chức năng tác
nghiệp.
2.1.2. Hệ thống các chuẩn mực tác nghiệp:
Công ty Seaprodex HN đã ban hành chức năng nhiệm vụ của từng
phòng ban, chi nhánh công ty. Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ của bộ phận,
Seaprodex HN đã xây dựng các bản mô tả công việc cho từng thành viên công
ty.
Công ty Seaprodex HN xây dựng và thực hiện quản lý mọi hoạt động
của công ty theo ISO 9001 – 2000. Hàng năm, có tổ chức đánh giá và sửa đổi
quy trình ISO.
2.1.3. Hệ thống các tổ chức đoàn thể
Các hệ thống tổ chức đoàn thể gồm những hệ thống tổ chức được công
nhận là một bộ phận chính thức trong cơ cấu tổ chức được thiết kế để giúp một
bộ phận nhất định các thành viên tổ chức phát triển nhân cách hoặc hỗ trợ họ
trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Những hệ thống tổ chức đoàn thể
điển hình ở Seaprodex HN gồm các tổ chức Đảng cở sở, công đoàn, Đoàn

thanh niên, ban nữ công. Trong công ty Seaprodex, hệ thống các tổ chức đoàn
thể chính thức này đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các chương
trình đạo đức và văn hóa công ty.
2.2. Thực trạng xây dựng triển khai các chương trình đạo đức và văn hóa
doanh nghiệp


2.2.1. Hệ thống các văn bản nội bộ
Hiện nay, Seaprodex HN đã thực hiện việc hệ thống hóa các văn bản nội
bộ thành tập những văn bản cần nghiên cứu dành để tra cứu cho mọi thành
viên của công ty.
Ngoài ra, các quy trình tác nghiệp các hướng dẫn tác nghiệp đều được hệ
thống hóa trong hồ sơ ISO.
2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống các bản giao ước cá nhân
Qua kết quả nghiên cứu thực tế, tại Seaprodex HN mới chỉ xây dựng và
ban hành được các bản mô tả công việc cho các thành viên của công ty hoặc
các thành viên lãnh đạo của các chi nhánh. Từ các bản mô tả công việc cá
nhân, Công ty Seaprodex HN có đưa ra các chỉ tiêu về tiêu chuẩn đạo đức và
trình độ cần có của các cá nhân đảm nhiệm công việc đó, đặc biệt là các vị trí
quản trị cấp cao.
2.2.3. Thực trạng các biểu trưng trực quan tại Seaprodex HN
- Đặc điểm kiến trúc: trụ sở của công ty Seaprodex HN tọa lạc tại 20 Láng
Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đây là một tòa nhà 07 tầng có kiến trúc khá ấn tượng
biểu hiện hỉnh tượng những đợt sóng. Tòa nhà này được xây dựng từ khi
Seaprodex HN còn là một doanh nghiệp Nhà nước. Thiết kế ngoại thất đã thể
hiện công ty Seaprodex HN là một doanh nghiệp tầm cỡ trong lĩnh vực kinh
doanh thủy sản và là niềm tự hào một thời của toàn thể cán bộ nhân viên toàn
công ty.
- Nghi lễ, nghi thức: Seaprodex HN đã và đang duy trì thực hiện nhiều
nghi lễ, nghi thức truyền thống.

- Logo, biểu tượng, hình ảnh: Logo của công ty đã xuất hiện từ những
năm 80 thể hiện lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Seaprodex HN là chế biến
xuẩt khẩu thuỷ sản, trong đó sản phẩm chế biến từ tôm là mặt hàng chủ lực.
Logo này có xuất hiện trên các văn bản ban hành chính thức trong công ty và
trên bao bì sản phẩm nhằm định vị hình ảnh của công ty đến các đối tượng hữu
quan.
- Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Là một doanh nghiệp có
bề dày truyền thống, trải qua nhiều đời lãnh đạo nên có nhiều mầu chuyện, giai
thoại được các thành viên truyển khẩu. Tuy nhiên, các lãnh đạo đương nhiệm


không có ý định truyền bá, phổ biến chính thức đến các thành viên nên biểu
trưng này đóng vai trò rất mờ nhạt.
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Seaprodex HN đang sử dụng một hệ thống các
khẩu hiệu từ công ty đến các phân xưởng sản xuất. Đó là các khẩu hiệu về
Đảng, về Đoàn thanh niên, về các vấn đề tuyên truyền cổ động theo phong
trào, về an toàn lao động, …. Tuy nhiên, các khẩu hiệu này hầu như không thể
hiện “ngôn ngữ” riêng của công ty chỉ mang tính chất phong trào chung chung.
- Ấn phẩm điển hình: Seaprodex HN đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh
các ấn phẩm của công ty: Điều lệ, các báo cáo thường niên, các quy chế làm
việc,… và xây dựng được một trang Web riêng trong đó có giới thiệu công ty,
các thanh viên quản trị, các sản phẩm và các báo cáo nội bộ.
- Lịch sử, truyền thống: Mỗi thành viên đều nắm rõ từng trang sử, từng
bước thăng trầm khó khăn từ khi mới thành lập phải tự hạch toán tự trang trải
với quy mô nhỏ, trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu (1980 – 1992) đến 2006 với
những bước tiến nhảy vọt trở thành một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản
lớn có uy tín trong và ngoài nước. Năm 2007, Seaprodex HN đã chuyển từ
doanh nghiệp Nhà Nước sang doanh nghiệp Cổ phần mở ra cơ hội phát huy nội
lực của mỗi thành viên nhưng bên cạnh đó cũng tạo những khó khăn thách
thức sau khi không còn được sự bao cấp, bảo hộ của nhà nước. Mỗi cán bộ

công nhân viên đều ý thức được làm việc hiệu quả cho công ty cũng đồng
nghĩa là làm vì lợi ích của bản thân.
2.3. Thực trạng xây dựng phong cách lãnh đạo tại Seaprodex HN
Seaprodex HN chưa xây dựng tầm nhìn rõ ràng và vẫn mang tính chung
chung nên doanh nghiệp chưa tạo được hình ảnh mình mong muốn do vậy,
Seaprodex HN chưa cụ thể hóa tầm nhìn thành sứ mệnh,
Giá trị cốt lõi của Seaprodex HN là tăng thu nhập và việc làm cho người
lao động cổ tức cho cổ đông, lợi ích cho xã hội; coi con người là then chốt cho
sự phát triển của công ty.
Chương 3:
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TIỀN ĐỀ
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI SEAPRODEX HN
1. Định hướng chung


1.1. Mục tiêu của việc phát triển văn hoá doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và Seaprodex HN nói riêng
Để phát triển văn hóa doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, nâng cao tầm
nhìn, đổi mới tư duy; Đổi mới phương pháp quản lý và điều hành công ty và
nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại
seaprodex HN
Xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc; hướng tới thị trường và
khách hàng là trên hết; tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh
xã hội và xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội.
2. Định hướng hoàn thiện tiền đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
Seaprodex HN
2.1. Hoàn thiện triết lý kinh doanh
Về chiến lược tổng thể, Seaprodex cần xây dựng lại chiến lược phát
triển dài hạn cho công ty bao gồm xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

dài hạn và truyền đạt các giá trị đó đến mọi thành viên. Có thể xác định
Seaprodex HN hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản
nên mục tiêu dài hạn của Seaprodex HN là nỗ lực phấn đấu trở thành doanh
nghiệp số 1 miền Bắc trong kinh doanh XNK thủy sản.
Từ tầm nhìn, Seaprodex HN cần cụ thể hóa thành sứ mệnh và giá trị cốt
lõi. Seaprodex HN cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chất lượng
cao; là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng toàn miền Bắc.
Xây dựng triết lý kinh doanh: Seaprodex HN hành động hướng tói sức
khỏe con người, lấy con người làm hạt nhân cho sự phát triển của doanh
nghiệp.
Về Phương châm hành động: cùng sáng tạo, cùng sẻ chia hướng tới
chất lượng hoản hảo cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Seaprodex HN nên xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi thành
tuyên ngôn của công ty mình; phát hành thành văn bản và phổ biến đại
chúng.


Về chiến lược kinh doanh, định hướng lại thị trường trong đó tập
trung khai thác thị trường nội địa từ đó xây dựng chiến lược tác nghiệp
và các kế hoạch triển khai cụ thể cho từng thị trường.
Về triển khai chiến lược, cần xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên
cứu phân tích các thông tin về thị trường phân tích mô hình năm lực
lượng, định hướng sản xuất và chiến lược sản phẩm thông qua kỹ thuật
phân tích ma trận S.W.O.T và phối kết hợp các bộ phận chức năng thực
hiện chiến lược đề ra.
2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức
2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức tác nghiệp:
Hiện tại bộ máy tổ chức của Seaprodex HN theo kiểu trực tuyến không
khai thác hết các nguồn lực, tăng chi phí và khó khăn trong công tác
quản lý. Mô hình này chỉ phù họp với doanh nghiệp quy mô nhỏ chứ sẽ

là trở ngại cho việc quản lý một doanh nghiệp lớn như Seaprodex HN.
Do vậy, Seaprodex HN cần tái cơ cấu tổ chức áp dụng cơ cấu trực tuyến
chức năng theo hướng tập trung, chuyên nghiệp, tinh giản các khâu quản
lý trung gian và sử dụng mô hình trực tuyến chức năng và điều chỉnh lại
hệ thống tổ chức.
2.2.2 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực tác nghiệp:
Bên cạnh các chuẩn mực có sắn, Searodex HN cần hoàn thiện tất cả các
quy trình, quy định theo hướng đổi mới hiện đại, phù hợp với các yêu
cầu mới. Seaprodex HN cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các bản mô tả
chức năng, nhiệm vụ từ các vị trí cáp cao đến vị trí cấp thấp nhất một
cách chi tiết và phù hợp. Đó là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ và là thước
đo đánh giá kết quả cho mỗi thành viên.
2.2.3 Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong Seaprodex HN:
Cần tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn cũng như tiếp tục xây dựng
chi bộ Đảng ngày càng vững mạnh; nâng cao vai trò tiên phong trong các hoạt
động của đoàn viên thanh niên.
2.2.4 Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính thức hoạt
động và dần dần hợp thức hóa các tổ chức phi chính thức vững mạnh và
có tầm ảnh hưởng rộng.


2.3. Hoàn thiện các biểu trưng văn hóa mang giá trị cốt lõi
2.3.1 Xây dựng và triển khai chương trình văn hoá doanh nghiệp tại
Seaprodex HN
Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược; Xây dựng
về mặt triết lý kinh doanh cho Seapodex HN; Xây dựng lôgô, khẩu hiệu,
màu sắc chủ đạo; trang bị đồng phục cho nhân viên; Xây dựng hệ thống
văn bản quản lý và triển khai phổ biến hệ thống này đến các thành viên
làm cơ sở cho các hành động cụ thể; Xây dựng cơ chế khen thưởng kỷ
luật

2.3.2 Thực thi trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội cũng làm gia tăng giá trị của công ty; gia tăng uy
tín và tính cạnh tranh.


KẾT LUẬN
Văn hóa doanh nghiêp đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề quan trọng trong
mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, khi các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng đang bước vào sân chơi thương mại
chung toàn cầu, khi mà các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài từ lâu đã
coi trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp thành một yếu tố cạnh tranh thì các
ngân hàng Việt Nam càng phải cố gắng hơn nữa để xây dựng văn hóa doanh
nghiệp mạnh. Thực tế đã chứng minh vũ khí cạnh tranh - văn hóa doanh
nghiệp đã phát huy hiệu quả to lớn của nó, tuy nhiên không phải công ty nào
của Việt Nam đã có những bước đi đúng hướng để xây dựng cho mình một văn
hóa doanh nghiệp mạnh.



×