Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ THANH VÂN

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung, số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi được cảm ơn các thầy cô giáo Khoa kinh tế và phát triển
nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn – người đã
dành nhiều thời gian tạo điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý
báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí công chức công tác tại Kho bạc Nhà
nước Văn Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên,
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Vân

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ ...................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước ....................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước ......................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước ....................................................................................... 5

2.1.3.

Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ............................ 8

2.1.4.

Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN .................................... 9

2.1.5.

Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN .................................. 18

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB .......................... 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xdcb từ ngân sách nhà
nước qua kho bạc nhà nước .............................................................................. 28

iii



2.2.1.

Kinh nghiệm kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Hà
Nội .................................................................................................................... 28

2.2.2.

Kinh nghiệm kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước
Hải Dương ........................................................................................................ 30

2.2.3.

Kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước Văn Lâm trong việc tăng
cường kiểm soát chi XDCB .............................................................................. 31

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm .................................. 33

3.1.2.

Khái quát về Kho bạc Nhà nước Văn Lâm ....................................................... 40

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46

3.2.1

Căn cứ chọn mẫu .............................................................................................. 46

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 47

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 48

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà
nước Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 ................................................................ 50

4.1.1.

Khái quát về tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho
bạc Nhà nước Văn Lâm .................................................................................... 50

4.1.2.


Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà
nước Văn Lâm giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................. 53

4.1.3.

Những hạn chế trong kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho
bạc nhà nước Văn Lâm ..................................................................................... 69

4.1.4.

Đánh giá công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Văn Lâm
giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................... 71

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Văn Lâm ...... 76

4.2.1.

Nhân tố khách quan .......................................................................................... 76

4.2.2.

Nhân tố chủ quan .............................................................................................. 78

4.3.

Giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho

bạc nhà nước Văn Lâm ..................................................................................... 80

iv


4.3.1.

Định hướng và mục tiêu tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng
cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm. ......................................................... 80

4.3.2.

Giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm.............................. 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 92

5.2.1.

Kiến nghị với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước .............................................. 92

5.2.2.


Kiến nghị với UBND huyện Văn Lâm, UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Văn Lâm .......................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 96
Phụ lục .......................................................................................................................... 98

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

CNH

Công nghiệp hoá

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản


ĐU

Đảng ủy

HĐH

Hiện đại hoá

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH

Kế hoạch

KSC

Kiểm soát chi

KTXH

Kinh tế xã hội

NN


Nông nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà Nước

NSTW

Ngân sách trung ương

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Dân số, lao động và việc làm Huyện Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015 ........ 35
Bảng 3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ........... 37
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2013 - 2015 ......................................................................................... 39
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................................... 46
Bảng 4.1. Khái quát về tình hình vốn đầu tư XDCB tại KBNN Văn Lâm, giai
đoạn 2013 - 2015 ......................................................................................... 51
Bảng 4.2. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB tại KBNN Văn Lâm, giai đoạn
2013 - 2015 .................................................................................................. 52
Bảng 4.3. Số dư tạm ứng vốn thực hiện đầu tư XDCB, giai đoạn 2013 - 2015 ........... 55
Bảng 4.4

Tình hình trả lại dự án thực hiện đầu tư tại KBNN Văn Lâm, giai
đoạn 2013-2015 ........................................................................................... 60

Bảng 4.5

Tình hình trả lại dự án thuộc nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách
tại KBNN Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015 .................................................. 65

Bảng 4.6. Tình hình trả lại dự án thuộc vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại
KBNN Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015 ....................................................... 67
Bảng 4.7. Đánh giá những hạn chế trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại
KBNN Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015 ....................................................... 70
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá về những giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn
đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Văn Lâm, giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................... 85

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình luân chuyển chứng từ tạm ứng, thanh toán vốn ĐTXDCB
qua KBNN ................................................................................................. 24

Sơ đồ 3.1:

Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Văn Lâm ........................................... 42

Sơ đồ 3.2.

Các dự án ĐTXDCB được kiểm soát qua KBNN Văn Lâm ..................... 44

Hình 3.1.

Bản đồ huyện Văn Lâm ............................................................................. 33

Biểu đồ 4.1. Kiểm soát thanh toán vốn dự án chuẩn bị đầu tư XDCB giai đoạn,
2013-2015 .................................................................................................. 53
Biểu đồ 4.2. Kiểm soát chi vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Văn
Lâm, giai đoạn 2013-2015 ........................................................................ 59
Biểu đồ 4.3. Kiểm soát chi vốn đền bù giải phóng mặt bằng tại Kho bạc Nhà
nướcVăn Lâm, giai đoạn 2013-2015 ........................................................ 62
Biểu đồ 4.4. Kiểm soát chi dự án thuộc nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân
sách tại Kho bạc Nhà nước Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015 ..................... 64
Biểu đồ 4.5. Kiểm soát chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại Kho bạc Nhà
nước Văn Lâm giai, đoạn 2013-2015 ........................................................ 66
Biểu đồ 4.6. Tình hình quyết toán và tất toán dự án đã hoàn thành tại Kho bạc

Nhà nước Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015................................................. 68

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Vũ Thị Thanh Vân
2. Tên luận văn: “Tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Xây dựng cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã
hội. Thực tế cho thấy ở những địa phương có kết cấu hạ tầng hiện đại thì ở đó kinh tế xã hội phát triển và khi kinh tế - xã hội phát triển thì xây dựng cơ bản càng được quan
tâm đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng thể hiện mức độ đầu tư, trình độ phát triển kinh tế
của nhà nước và sự quan tâm đóng góp của cả cộng đồng. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà
nước Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung
phân tích, đánh giá thực trạng tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho
bạc Nhà nước Văn Lâm từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư
xây dựng cơ bản của đơn vị này trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể
bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng
kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2013-2015; (3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Văn Lâm; (4)
Định hướng, mục tiêu tăng và các giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu sẵn có
trên các website, các bài nghiên cứu kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên các báo, tạp chí, các số liệu báo cáo của Kho
bạc Nhà nước Văn Lâm giai đoạn 2013-2015. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
việc thực hiện điều tra trực tiếp lãnh đạo, cán bộ kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước Văn
Lâm, các kế toán, chủ đầu tư của 11 xã, thị trấn và kế toán, chủ đầu tư ủy ban nhân dân

ix


Huyện Văn Lâm cùng một số nhà thầu trên địa bàn huyện với hình thức điều tra phỏng
vấn thông qua phiếu điều tra. Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như cho
điểm, thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá thực trạng tình hình kiểm soát chi
vốn đầu tư xây dựng cơ bản quan Kho bạc Nhà nước Văn Lâm, cũng như phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản quan Kho bạc
Nhà nước Văn Lâm giai đoạn 2013-2015.
Qua đánh giá thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản quan Kho bạc Nhà
nước Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 cho thấy tổng số dự án được giải ngân trong giai đoạn
này là 99 dự án tương ứng với tổng giá trị là 149.174 triệu đồng, số vốn được giải ngân năm
sau đều lớn hơn năm trước, trong đó vốn chuẩn bị đầu tư là 7.413 triệu, tương ứng 14 dự
án; vốn thực hiện đầu tư 120.964 triệu, tương ứng 67 dự án; vốn đền bù giải phóng mặt
bằng 6.266 triệu, tương ứng 3 dự án; vốn thuộc nhiều nguồn vốn 6.857 triệu, tương ứng 4
dự án; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 7.674 triệu, tương ứng 11 dự án.
Kho bạc Nhà nước Văn Lâm trực thuộc KBNN tỉnh Hưng Yên luôn hoàn tốt nhiệm
vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN. Tỷ lệ giải ngân vốn
đầu tư XDCB tại KBNN Văn Lâm trong giai đoạn 2013 - 2015 trung bình là 86,36 % kế

hoạch vốn năm, hàng trăm tỉ vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đã được giải ngân
đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tuân thủ chính sách chế độ của Nhà nước. Nhiều
công trình xây dựng cơ bản: Trụ sở, nhà làm việc, nhà văn hóa, trường học, đường xá, cầu
cống, mương máng... đã được xây dựng, nâng cao cơ sở vật chất - kỹ thuật của huyện Văn
Lâm, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước
Văn Lâm bao gồm: (1) Trình độ phát triển kinh tế; (2) Cơ chế chính sách; (3) Trình độ
và ý thức của chủ đầu tư; (4) Áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm; (5) Trình độ
chuyên môn của cán bộ kiểm soát chi đầu tư; (6) Sự phối kết hợp giữa Kho bạc Nhà
nước Văn Lâm với chủ đầu tư và chính quyền địa phương; (7) Khả năng kết nối mạng
và ứng dụng công nghệ thông tin.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp tăng cường kiểm soát
chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm như sau: (i) Thực hiện
đúng quy trình; (ii) Rà soát lại các hồ sơ, dự án quá thời hạn quy định mà chưa làm thủ
tục tất toán, quyết toán; (iii) Tăng cường công tác tự kiểm tra; (iv) Nâng cao chất lượng
đến việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author: Vu Thi Thanh Van
2. Thesis title: “Strengthening capital expenditure control for basic constructions
through Van Lam State Treasury, Hung Yen province”
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Basic constructions are of vital importance to socio-economic development. It is the

fact that where infrastructure is modern, there is socio-economic development, and vice
versa – where society and economy are developed, basic construction investment is paid
more attention. Infrastructure development reflects the levels of investment, state
economic development as well as community contribution. Therefore, it becomes
important to conduct the research “Strengthening capital expenditure control for basic
constructions through Van Lam State Treasury, Hung Yen province”.
Due to the time limitation, the general objectives of the study were to evaluate the
current situation of the control over capital expenditure for basic constructions from
State budgets through the Van Lam State Treasury, and then to propose solutions for
strengthening capital expenditure control for basic constructions of this agency in the
coming years. Bearing the primary objectives in mind, there are several specific
objectives of the research as follows: (1) Systemize the existing theoretical and
empirical literature of controlling capital expenditure for basic constructions from State
budgets through the State Treasury; (2) Analyze and evaluate the current situation of
controlling capital expenditure for basic constructions through the Van Lam State
Treasury, Hung Yen province during the period from 2013-2015; (3) Analyze factors
affecting the control over capital expenditure for basic constructions from State budgets
at the Van Lam State Treasury; (4) Identify orietations, set out objectives and propose
solutions for strengthening the control over capital expenditure for basic constructions
from State budgets through the Van Lam State Treasury.
In this study, both secondary and primary data were collected and analyzed for the
purpose of this study. Secondary data sources include different websites, existing
studies on capital expenditure control for basic constructions from the state budgets t the
State Treasury, newspapers, journals and reports of the Van Lam State Treasury over
the period 2013-2015. Primary data were collected through direct interviews with
leaders, expenditure controlling officers at Van Lam State Treasury, accountants, and
investors at 11 communes and towns and accountants and investors at the People’s
Commitee at Van Lam district as well as some contractors in the district by using
interview questionnaires. The study employed some main data analysis methods such as


xi


scoring, descriptive statistics, and comparative statistics to evaluate the current situation
of controlling capital expenditure for basic constructions at Van Lam State Treasury, as
well as to analyze factors affecting capital expenditure control for basic constructions at
the State Treasury of Van Lam district from 2013-2015.
By evaluating the current controlling situation of capital expenditure for basic
constructions through the Van Lam State Treasury over the period 2013-2015, it is
apparent that the total number of projects disbursed during this period was 99 projects
corresponding to 149,174 million VND, with the total grants disbursed in the following
year was always higher than that of the previous year, of which fund for project
preparation was 7,413 million VND, corresponding to14 projects; fund for project
implementation 120,964 million VND, corresponding to 67 projects; site clearance
compensation fund was 6,266 million VND, corresponding to 3 projects; funds from
different sources was 6,857 million VND, corresponding to 4 projects; and business
investment fund was 7,674 million VND, corresponding to 11 projects.
The Van Lam State Treasury that is under the management of Hung Yen
Provincial State Treasury always accomplishes its task in controlling capital
expenditure for basic constructions from the State budget through the State Treasury.
The disbursement rate of investment in basic constructions through the Van Lam State
Treasury over the period 2013 - 2015 was 86.36 % on average in comparison with the
annual plan set out, with hundreds of billion VND of investment in basic construction
being disbursed from the State budget with the appropriate objectives, targets and in
compliance with government policies and regulations. Many basic constructions
projects, such as headquarters, offices, cultural houses, schools, roads, bridges and
canals, etc. were constructed, thereby helping to enhance material and technical
infrastructure at Van Lam district, to accelerate local economic development and
improve living standards for local people.
The main factors affecting expenditure control through the Van Lam State

Treasury consist of: (1) Level of economic development; (2) Policies and mechanism;
(3) Investors’ education and awareness; (4) Pressure to disburse at the end of the year;
(5) Specialized knowledge and capabilities of officials controlling capital expenditure;
(6) The collaboration between the Van Lam State Treasury and investors and local
authorities; (7) Network connectivity and the ability to apply information technology.
Based on the above analysis, the following main solutions were proposed for
strenthening the control over capital expenditure for basic constructions at the Van Lam
State Treasury: (i) Follow the correct procedure; (ii) Check the records and projects that
had not completed the required accounting procedures and settlements; (iii)
Strengthening self-examination practice; (iv) Improving the training quality provided to
state officers.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng
kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta, hàng loạt các doanh
nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ dẫn đến việc thất thu ngân sách. Nguồn thu
hạn hẹp, tình hình bội chi ngân sách liên tục diễn ra thì việc kiểm soát chặt chẽ
các khoản chi Ngân sách luôn là mối quan tâm lớn của đảng, nhà nước và của các
cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng
nguồn lực tài chính có hiệu quả, đồng thời là một biện pháp hữu hiệu để thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ
bản thời gian qua đã có những đóng góp tích cực trong việc cải cách tài chính
công theo hướng công khai minh bạch, từng bước phù hợp với các thông lệ và
chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng cơ bản (XDCB) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy ở những địa phương có kết cấu hạ tầng

hiện đại thì ở đó kinh tế - xã hội phát triển và khi kinh tế - xã hội phát triển thì
xây dựng cơ bản càng được quan tâm đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng thể hiện
mức độ đầu tư, trình độ phát triển kinh tế của nhà nước và sự quan tâm đóng góp
của cả cộng đồng.
Nguồn vốn đầu tư XDCB bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
(NSNN), nguồn hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,
nguồn vốn ODA,… Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là một
nguồn lực tài chính hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan
trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng
đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi
trường. Với vai trò quan trọng như vậy, nên kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
được đặc biệt chú trọng. Nội dung về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB đã được
cụ thể hóa trong nhiều văn bản, chế độ của Nhà nước, từ việc ban hành pháp luật,
xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách kiểm soát chi đến việc xây dựng quy
trình, thủ tục cấp phát và kiểm soát chi sử dụng vốn.
Hiện nay, đầu tư XDCB đang là vấn đề cấp thiết trong thời kỳ tỉnh Hưng
Yên đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiến tới mục tiêu “cơ bản trở

1


thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào trước năm 2020” như Nghị quyết
Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đề ra, đồng thời cũng là vấn đề có tính chiến
lược lâu dài, trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng.
Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho
bạc Nhà nước (KBNN)Văn Lâm cũng được chú trọng. Các cấp ủy, chính quyền
địa phương và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc triển
khai thực hiện các cơ chế chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và kiểm

soát chi vốn đầu tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán vốn
đầu tư, qua đó phát hiện những khoản chi sai mục đích, sai chế độ, chính sách
của nhà nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao kết quả, hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư XDCB theo nhiệm vụ được giao.
Thực tế công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Văn Lâm thời
gian qua cho thấy do chủ đầu tư, ban quản lý dự án là kiêm nhiệm nên năng lực
hạn chế, còn lúng túng trong việc lập, quản lý và thanh quyết toán vốn đầu tư
XDCB, còn tình trạng lãng phí gây thất thoát vốn đầu tư, tiến độ chậm, nhà thầu
thi công cầm chừng để lợi dụng vốn, giải ngân thông thường vào những tháng cuối
năm nên cán bộ dễ bị bỏ sót những sai phạm trong hồ sơ thanh toán vốn đầu tư.
Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường kiểm soát chi vốn
đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
tại Kho bạc Nhà nước Văn Lâm thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường
kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB góp phần quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư XDCB trên địa bàn huyện thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi vốn đầu
tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước;
2) Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc
Nhà nước Văn Lâm giai đoạn 2013-2015;
3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua
Kho bạc Nhà nước Văn Lâm;

2


4) Đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB

qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lới các câu hỏi sau đây liên quan đến công tác
kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Văn Lâm:
1) Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua
KBNN Văn Lâm thời gian qua diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Văn Lâm?
3) Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi vốn
đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Văn Lâm trong thời gian tới đảm bảo
sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn vốn ngân sách đầu tư cho XDCB?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
Đối tượng khảo sát là các chủ đầu tư XDCB sử dụng ngân sách Nhà nước,
cán bộ Kho bạc Nhà nước Văn Lâm, một số nhà thầu các công trình XDCB sử
dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Lâm.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với các công trình, dự án đầu tư do KBNN
Văn Lâm trực tiếp thực hiện kiểm soát.
* Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
* Về thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư XDCB tại KBNN Văn Lâm trong 3 năm từ 01/01/2013 đến 31/12/2015 và đề
xuất định hướng, giải pháp đến năm 2020.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm
soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước. Từ đó đánh giá thực trạng
công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm giai

đoạn 2013-2015;

3


- Luận văn đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu
tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm. Từ đó đề xuất những giải pháp tăng
cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Văn Lâm trong thời
gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT
CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước
- Khái niệm về đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra.
Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc
sức lao động. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao bồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trên góc độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực

và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động
của các tài sản và nguồn lực sẵn có (Trần Hoàng Tùng, 2010).
- Khái niệm Xây dựng cơ bản và Đầu tư Xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động chức năng
tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở
rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định (Bùi Mạnh Cường, 2006).
Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu
tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng
cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định
trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất
kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản
cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích
với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc
dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa
hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế (Quốc hội XI, 2003).

5


- Khái niệm về NSNN: NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời
tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Theo
điều 1 chương I Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: “NSNN là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước” (Quốc hội, 2002).
Điều 2 chương I, Luật NSNN được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002
quy định: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi

trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật” (Quốc hội, 2002).
Điều 4 chương I, Luật NSNN được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 đã
quy định: “Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các
cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” (Quốc hội, 2002).
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm: Chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên.
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm: Chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên.
Vốn NSNN cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
gồm:
- Vốn trong nước của các cấp ngân sách;
- Vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài
cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phần ngân sách
Nhà nước).
KBNN là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ
nguồn NSNN.
2.1.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN
Trong hệ thống các cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN có
vai trò đặc thù, thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN góp phần đảm bảo sử
dụng vốn từ NSNN đúng chế dộ, đúng mục đích, tiết kiệm.

6


Hiện nay, đầu tư XDCB luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, trong khi cơ chế chính

sách kiểm soát chi đầu tư thường xuyên thay đổi, trình độ năng lực của các chủ
đầu tư, ban kiểm soát chi dự án còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều… Nên cần
phải có cơ quan đứng ra giám sát chung toàn bộ quá trình sử dụng vốn đầu tư.
Hơn nữa, sản phẩm của đầu tư XDCB thường là đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian
sản xuất dài, nhiều tổ chức, nhiều người tham gia vào quá trình đào tạo sản
phẩm. Nếu quá trình chi tiêu cho xây dựng không được kiểm soát chi, kiểm soát
chặt chẽ dễ gây ra lãng phí, thất thoát tiền vốn của nhà nước mà không tìm ra ai
chịu trách nhiệm. Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tại
KBNN sẽ góp phần giám sát các chủ thể sử dụng vốn, buộc họ phải chi tiêu theo
đúng mục đích, đúng chế độ đã được phê duyệt, qua đó hạn chế tình trạng lãng
phí, thất thoát tiền bạc của Nhà nước.
Thứ hai, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN góp phần đảm bảo
chất lượng công trình xây dựng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự chi phối của quy luật cạnh tranh,
quy luật giá trị buộc các nhà thầu xây dựng phải tìm cách hạ giá thành để tăng lợi
nhuận. Trong các thách thức hạ giá thành có cả thủ đoạn cắt giảm định mức chi
tiêu, thay đổi kết cấu công trình… Và hậu quả tất yếu là công trình kém chất
lượng, tuổi thọ bị rút ngắn… Vì vậy, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN
góp phần hạn chế tình trạng nêu trên, tăng cường kỷ luật tài chính đối với các
đơn vị sử dụng và hưởng thụ NSNN. Hơn nữa, thông qua các công tác kiểm soát
chi, KBNN cung cấp thông tin cho các cơ quan lập, phân bổ dự toán Ngân sách
hàng năm cho đầu tư XDCB để các cơ quan này cấp vốn chính xác, phù hợp với
tiến độ thực hiện dự án công trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Thứ ba, KBNN được nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán cuối
cùng trước khi đồng vốn của nhà nước ra khỏi NSNN.
KBNN chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như cơ quan cấp trên về
tính hợp pháp, hợp lệ của việc chi tiền. Để thực hiện vai trò này KBNN phải
kiểm tra, đối chiếu hồ sơ rút vốn với các quy định của Nhà nước về chi đầu tư
XDCB. Trong quá trình kiểm tra nếu KBNN phát hiện có sai sót, sử dụng vốn
không đúng mục đích, không hiệu quả, không đúng chế độ hoặc không phù hợp

với các điều khoản đã ghi trong hợp đồng của dự án, thì KBNN có quyền từ chối
thanh toán các khoản chi không hợp lý đó.

7


Thứ tư, KBNN tham gia nghiên cứu, soạn thảo và ban hành quy trình
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thực hiện thống nhất trong cả nước.
KBNN có chức năng cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ
trương của Đảng, Nhà nước về kiểm soát chi kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng thành các quy trình cụ thể cho các hoạt dộng diễn ra tại KBNNN, đảm bảo
môi trường pháp lý thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các quy định pháp luật
về kiểm soát chi, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN.
2.1.3. Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN
Thứ nhất, chi đầu tư XDCB của NSNN góp phần thúc đẩy sự phát triển
nền kinh tế, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất
Do có sự cạnh tranh nên một số ngành kinh tế sẽ phát triển mất cân đối,
làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy một số lĩnh vực
NSNN phải đầu tư để khắc phục sự mất cân đối trên. Chi đầu tư XDCB góp phần
quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, hình thành kết
cấu hạ tầng chung cho đất nước, như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm
y tế,… Thông qua đó góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu
nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Thứ hai, chi đầu tư XDCB của NSNN góp phần quan trọng vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên
môn hóa và phân công lao động xã hội
Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, tạo
sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội. Việc Nhà
nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành lĩnh vực có tính chiến lược

không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn góp
phần định hướng hoạt động của nền kinh tế. Thông qua đầu tư XDCB vào các
ngành các lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tác dụng kích
thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển và sản xuất
kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển
KTXH. Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là
sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh
doanh và khu dân cư.

8


Thứ ba, chi đầu tư XDCB của NSNN góp phần thực hiện chính sách xã hội
Trong bất kỳ xã hội nào đều có sự phân hoá về mức sống và điều kiện sinh
hoạt, vậy để giám sát sự chênh lệch đó NSNN phải có đầu tư nhất định. Thông
qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các
công trình văn hoá, phúc lợi xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn,
vùng sâu vùng xa.
Thứ tư, chi đầu tư XDCB của NSNN góp phần củng cố và tăng cường an
ninh, quốc phòng
Chi đầu tư XDCB còn tập trung vào các công trình văn hóa để duy trì
truyền thống, văn hóa của địa phương, của quốc gia, đầu tư vào truyền thông
nhằm thông tin những chính sách, đường lối của Nhà nước, tạo điều kiện ổn định
chính trị quốc gia. Các khoản chi cho các cơ sở y tế nhằm góp phần chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân. Chi đầu tư XDCB còn góp phần tạo ra các công trình
như: trạm, trại quốc phòng và các công trình khác phục vụ trực tiếp cho an ninh
quốc phòng và đặc biệt là các công trình đầu tư mang tính bảo mật quốc gia, vừa
đòi hỏi vốn lớn vừa đòi hỏi kỹ thuật cao (Hoàng Mạnh Thắng, 2015).
2.1.4. Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN

Trong từng giai đoạn theo chỉ đạo và phân cấp của Thủ tướng Chính phủ
và Bộ Tài chính. Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước được xác định trên cơ
sở chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
2.1.4.1. Nội dung của KBNN trong việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
Thực hiện chức năng kiểm soát theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ Kho
bạc Nhà nước kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định
của Nhà nước đề xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của Chủ đầu tư các khoản
kinh phí thực hiện dự án theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà
nước quy định dựa trên những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài
chính.Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ, đảm bảo trùng khớp
các hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với các hạng mục đâu tư
trong báo cáo đầu tư được duyệt.
2.1.4.2. Quy định về thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN
1) Về mở tài khoản

9


Đối với những KBNN chưa áp dụng Tabmis, tài liệu mở tài khoản thực
hiện theo quy định tại Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 6/5/2005 của Bộ
Tài chính về việc ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại KBNN.
Đối với những KBNN đã áp dụng Tabmis, tài liệu mở tài khoản thực hiện
theo Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/8/2011 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn mở tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS.
- Đối với vốn ngoài nước: Chủ đầu tư được mở tài khoản tại Ngân hàng
phục vụ hoặc tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với vốn trong nước: Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án (sau đây gọi
chung là Chủ đầu tư) được mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện
cho giao dịch của chủ đầu tư và thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của Kho

bạc Nhà nước và thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử
dụng tài khoản tại KBNN.
2) Tài liệu cơ sở của dự án
a. Đối với dự án chuẩn bị đầu tư
- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa nhà thầu với chủ đầu tư.
b. Đối với dự án thực hiện đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với
dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm
quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu
thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự
thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư
vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng
theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ
thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận
thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); Đối với hợp đồng liên danh
các nhà thầu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN thoả thuận liên danh.

10


- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với
từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu
hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với
dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).
- Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn ngân

sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính
phủ khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu theo quy định
tại công văn số 913/BTC-ĐT ngày 18/01/2012 của Bộ Tài chính:
+ Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
+ Quyết định phê duyệt tổng dự toán.
Riêng đối với dự án ODA: Ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, chủ
đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu
của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và
các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có).
Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt
hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về
các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc
thanh toán của hợp đồng). Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt.
2.1.4.3. Thanh toán vốn đầu tư
Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu
theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không
thông qua hợp đồng, bao gồm:
- Thanh toán tạm ứng;
- Thanh toán khối lượng hoàn thành.
a. Thanh toán tạm ứng
Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần
thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc
cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm
ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau:
* Mức vốn tạm ứng:
+ Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

11



- Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20%
giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu
bằng 15% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá
trị hợp đồng.
+ Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng
chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu
bằng 10% giá trị hợp đồng.
+ Đối với hợp đồng tư vấn:
Mức tạm ứng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng.
+ Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng.
Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định
đầu tư cho phép.
+ Đối với công việc giải phóng mặt bằng:
Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt
bằng. Các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp phải bố trí đủ vốn cho công tác giải
phóng mặt bằng.
+ Ngoài mức vốn ứng tối đa theo các hợp đồng nêu trên, đối với một số
cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước
để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn
tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu.
+ Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản quy định trên không vượt kế
hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu, dự án.
+ Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực; trường
hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng
thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng.
* Thu hồi vốn tạm ứng:
+ Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành

của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị
thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần
do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng.

12


×