Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THANH HẢI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản
luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình về nhiều mặt của của tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
và các thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn Song, người
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị và các khách
hàng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên
những suy nghĩ của mình giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ....................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu....................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn......................................................................................................... viii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.5.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu ............................................................ 4
2.1.

Tổng quan về cạnh tranh ..................................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ...................................................................................... 4
2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................. 5
2.1.3. Phân loại cạnh tranh ............................................................................................ 7
2.1.4. Vai trò của cạnh tranh........................................................................................ 10
2.2.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo .................................................... 11

2.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh .......................................................................... 11
2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo ................... 14
2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................. 18

2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài........................................................... 18

2.3.2. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp ............................................................ 21
2.3.3. Các công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................. 23
2.4.

Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................... 26

iii


2.4.1. Kinh nghiệm năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của một số công ty
bánh kẹo trong và ngoài nước ........................................................................... 26
2.4.2. Bài học kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm rút ra cho Công
ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ....................................................................... 29
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .......................................... 30
3.1.

Tổng quan về công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ........................................ 30

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty ....................................................... 30
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ..................................................... 31
3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ..................................... 32
3.1.

Tình hình lao động của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị ........................... 34

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 35

3.3.1. phương pháp thống kê mô tả ............................................................................. 36

3.2.2. Phương pháp so sánh ......................................................................................... 37
3.3.3. Các mô hình chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .............. 37
3.3.4. Phương pháp phân tích ma trận các yếu tố bên trong của công ty cổ phần
Hữu Nghị ........................................................................................................... 39
3.3.5. Ma trận SWOT trong đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm ................... 41
3.4.

Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm .......................................... 41

3.4.1. Chỉ tiêu định lượng ............................................................................................ 41
3.4.2. Các chỉ tiêu định tính ......................................................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 44
4.1.

Thị phần của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ......................................... 44

4.1.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh cuả Công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị ................................................................................................................... 44
4.1.2. Thị phần của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị so với một số đối
thủ cạnh tranh ............................................................................................... 47
4.2.

Năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tại công ty cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị ........................................................................................................... 47

4.2.1. Chất lượng sản phẩm ......................................................................................... 47
4.2.2. Giá sản phẩm ................................................................................................ 51
4.2.3. Đổi mới sản phẩm, phong phú chủng loại, đa dạng mẫu mã............................. 52
4.2.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Hữu Nghị ............................................. 57


iv


4.2.5. Dịch vụ sản phẩm .............................................................................................. 59
4.2.6. Hoạt động xúc tiến bán hàng và phát triển thương hiệu .................................... 61
4.2.7. Tổng hợp ý kiến khách hàng về năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo
của Hữu Nghị trên thị trường hà nội 1 .............................................................. 65
4.3.

Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty thông qua mô hình
SWOT ................................................................................................................ 67

4.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 67
4.3.2. Điểm yếu ........................................................................................................... 68
4.3.3. Cơ hội ................................................................................................................ 69
4.3.4. Thách thức ......................................................................................................... 69
4.3.5. những điểm còn tồn tại và hạn chế trong nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm tại Công ty ......................................................................................... 72
4.3.6. Nguyên nhân của những tồn tại trên.................................................................. 73
4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh
kẹo tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ................................................... 74

4.4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển sản phẩm bánh kẹo tại Công ty cổ
phần thực phẩm Hữu Nghị ................................................................................ 74
4.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tại Công ty
cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ............................................................................ 75
Phần 5 Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 86
5.1.


Kết luận ............................................................................................................. 86

5.2.

Một số kiến nghị ................................................................................................ 87

5.2.1. Với Nhà Nước ................................................................................................... 87
5.2.2. Với các bộ, ngành liên quan .............................................................................. 88
5.2.3. Với Thành phố ................................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 90

v


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTC

:

Báo cáo tài chính

BCĐKT

:


Bảng cân đối kế toán

DN

:

Doanh nghiệp

HTK

:

Hàng tồn kho

NLCT

:

Năng lực cạnh tranh

KHCN

:

Khoa học công nghệ

NVTX

:


Nguồn vốn thường xuyên

NVTT

:

Nguồn vốn tạm thời

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TP

:

Thực phẩm

TSLĐ

:

Tài sản lưu động

TSCĐ

:


tài sản cố định

TSNH

:

Tài sản ngắn hạn

TSDH

:

Tài sản dài hạn

VKD

:

Vốn kinh doanh

VCĐ

:

Vốn cố định

VLC

:


Vốn lưu chuyển

XNK

:

Xuất nhập khẩu

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Hữu Nghị qua 3 năm 2012-2014 .............................. 34
Bảng 3.2. Các thông tin chủ yếu của khách hàng ........................................................... 36
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh tại Huunghifood năm 2012 – 2015 .................. 45
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn chất lượng chung cho các loại bánh kẹo...................................... 48
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn chất lượng cho các loại bánh, kẹo của Hữu Nghị ....................... 49
Bảng 4.4. Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm bánh kẹo của Hữu Nghị và
ĐTCT ........................................................................................................... 50
Bảng 4.5. Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm Kem xốp của Hữu Nghị và
ĐTCT ........................................................................................................... 50
Bảng 4.6. Giá Bán sản phẩm của một số công ty bánh kẹo năm 2015 ........................... 51
Bảng 4.7. Ý kiến khách hàng về giá sản phẩm của Hữu Nghị và đối thủ cạnh
tranh ............................................................................................................. 52
Bảng 4.8. Chủng loại sản phẩm của một số công ty bánh kẹo ....................................... 54
Bảng 4.9. Ý kiến của khách hàng về mẫu mã bao bì của Hữu Nghị và ĐTCT .............. 55
Bảng 4.10. Số lượng đại lý của Hữu Nghị và ĐTCT trên thị trường Hà Nội ................. 60
Bảng 4.11. Chiết khấu (CK) giá sản phẩm theo doanh thu của Hữu Nghị và
ĐTCT .......................................................................................................... 60
Bảng 4.12. Ý kiến khách hàng về dịch vụ sản phẩm của Hữu Nghị so với các

ĐTCT ........................................................................................................... 61
Bảng 4.13. Tổng vốn đầu tư cho Marketting tại Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị
năm 2011 - 2015 .......................................................................................... 62
Bảng 4.14. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của một số công ty bánh kẹo trên
thị trường ..................................................................................................... 66
Bảng 4.15. Ma trận SWOT của Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị ................................ 70

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị .................... 32
Bảng 3.3. Ma trận và các yếu tố bên trong (IFE) của công ty ........................................ 38
Bảng 3.4. Ma trận và các yếu tố bên trong (IFE) của công ty ........................................ 41
Hình 4.1. Doanh thu của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị và các ĐTCT
năm (2013-1015) ........................................................................................... 46
Biểu đồ 4.1 Tốc độ tăng trưởng của Huunghifood năm 2012 - 2015 ............................. 46
Hình 4.2. Thị phần bánh kẹo Việt Nam theo doanh thu năm 2014 ................................ 47
Hình 4.3. Bao bì sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị .......................... 56
Hình 4.4. Bao bì sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh ................................................... 57
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng kênh phân phối tại Huunghifood năm 2015 ................................ 59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên

: Lê Thị Thanh Hải


Đề tài luận văn

: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tại

công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo

: Học viện nông nghiệp Việt Nam

Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của
Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm bánh kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đánh
giá, căn cứ vào các số liệu, tài liệu trên các kênh thông tin kết hợp với suy luận.
Đề tài làm rõ thực trạng phát phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy
mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các
công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình
trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị
của người Việt Nam. Ngành bánh kẹo hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng về số
lượng và quy mô doanh nghiệp, vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành này là rất cao.
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu những vấn dề lý luận, thực tiễn và thực

trạng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của Công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa
lý luận và thực tiễn về sản xuất bánh kẹo, phát triển sản xuất và phát triển sản xuất của
công ty; (2) đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo tại công ty
cổ phẩn thực phẩm Hữu Nghị; (3) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp; (4) đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp tổng hợp từ các báo cáo
tổng kết, các tài liệu đã được công bố và các tài liệu từ mạng internet. Số liệu sơ cấp
được thu thập qua bảng câu hỏi điều tra trực tiếp các đối tượng người tiêu dùng tại Hà

ix


Nội.Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như: phân tổ thống kê, thống kê mô
tả, so sánh, tổng hợp và xếp hạng các ý kiến
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng lực
cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tài đã đưa ra các giải pháp: (1) Nâng cao chất lượng sản
phẩm; (2) Giảm giá thành sản phẩm; (3) Đổi mới, phong phú sản phẩm, đa dạng mẫu
mã; (4) nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; (phát triển thương hiệu sản phẩm qua
các hoạt động xúc tiến; (6) tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Thanh Hai
Thesis title: “Solutions to improve competitive capacity of confectionery products in
Huu Nghi Food Joint Stock Company”.

Major: Managerial Economic

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
According to evaluate situation of competitive ability of candy and cake product
of Huu Nghi Food Joint stock company, propose solutions to improve competitive
capacity of confectionery product of Huu Nghi Food company.
In this thesis, author applied statistic method to provide analysis, evaluation based on
collected data, documents, information channels
Thesis clarified situation of economic development and growth of population with
high proportion of youth people, bakery is one of the fastest and most sustainable
growth rate industry in Vietnam. Meanwhile, small scale units were reducing in
number, large scale company were developing with diversification of products, good
quality, suitable for Vietnamese tastes. Confectionery industry recently had upward
trend in both number and scale of enterprise, therefore level of competition in this
industry was high.
In this research, we conducted theoretical and practical issues about situation of
solutions to improve competitive capacity of confectionery products in Huu Nghi Food
JSC. Accordingly, specific objectives included: (1) Systemize theoretical and practical
background about confectionery production, development of production; (2) Evaluate
situation on competitive capacity of confectionery product; (3) Analyze factors
influencing to competitivness of company; (4) Propose solutions to improve
competitive capacity of confectionery production in Huu Nghi Food JSC.
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to propose
analysis comments. Meanwhile, secondary data were synthesized from reports, public
documents, primary data were collected by direct interview Hanoi consumers. We
applied analysis method such as: descriptive, comparative, systhesis and ranking.
Regarding evaluating situation and analyzing influencing factors to competitive
capacity of confectionery products, author proporsed some solutions: (1) Improve

quality of products; (2) Reduce price of products; (3) Transform, diversify products,
design of products; (4) Improve quality of customer services; (5) Develop company's
brand through promotion activities; (6) Enhance activities of market research.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã giúp cho
các quốc gia đưa hàng hoá của mình vượt ra khỏi biên giới địa lý của một nước
để đi tới tận cùng ngõ ngách của thế giới. Nhưng cũng trong quá trình hội nhập,
vấn đề cạnh tranh hàng hoá đã trở thành một đề tài nóng bỏng và mang tính cấp
thiết đối với các quốc gia có chính sách kinh tế mở cửa.Tính cạnh tranh trên thị
trường ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đặt ra những
chiến lược, kế hoạch mục tiêu và hành động cụ thể để có thể đứng vững trên
thương trường.Để đạt được điều đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp là một điều tất yếu.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng
trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng
định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản
phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Ngành bánh
kẹo hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và quy mô doanh
nghiệp, vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành này là rất cao.
Dưới góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh
sách V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực
phẩm - đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh
doanh, chỉ sau ngành viễn thông. Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm

- đồ uống cũng thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm,
viễn thông, khoáng sản - xăng dầu, xây dựng - BĐS – VLXD (Nguyễn Trọng
Hải, 2015).
Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị Food) tiền thân là Nhà
máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc được
thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 08/12/1997. Năm 2006, Nhà máy bánh
kẹo cao cấp Hữu Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần thực
phẩmcao cấp Hữu Nghị. Tháng 6 năm 2009 để phù hợp hơn vị thế trong ngành
và định hướng phát triển trong tương lai, Công ty một lần nữa được đổi tên thành

1


Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị. Từ tháng 3 năm 2011 Công ty cổ phần
thực phẩm Hữu Nghị chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổng công
ty thuốc lá Việt Nam.Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ
nhân sự quản lý được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết, cùng đội ngũ kỹ sư, công
nhân lành nghề và chiến lược kinh doanh tốt, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu
Nghị đã không ngừng lớn mạnh, thương hiệu Hữu Nghị ngày càng trở nên thân
thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Nhiều nhãn sản phẩm của Hữu Nghị như
bánh mì Staff, bánh trứng nướng Tipo, bánh layer cake Salsa, bánh trung thu và
Mứt Tết đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của
người dân Việt Nam. Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy sản xuất với hàng chục
dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu âu.Mạng lưới phân phối nội địa
vững mạnh với hàng trăm nhà phân phối và gần 200.000 đại lý bán lẻ.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị cũng gặp phải không ít những khó khăn, hạn chế khi phải cạnh tranh với
các công ty lớn trong nước và quốc tế về công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,
quản lý hệ thống, đội ngũ quản lý, tính chất pháp lý cũng như là thương hiệu còn
chưa đủ mạnh. Các sản phẩm chưa thực sự đa dạng nên lợi nhuận thu được lại

nhỏ hơn nhiều so với tiềm năng và lợi thế của ngành.Ngoài ra, tình trạng phân
tán, thiếu sự quản lý ở tầm vĩ mô trong bối cảnh các doanh nghiệp đang trong
quá trình đổi mới, cổ phần hóa nên Hữu Nghị nói riêng và các công ty thực phẩm
Việt Namb nói chung vấp phải không ít khó khăn về vốn, sự biến động giá cả và
sự cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty trongvà ngoàinước.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu luận văn với đề tài: “giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo tại Công ty cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị” có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo
của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh
sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo.

2


- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị trong thời gian qua.
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của Công ty trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của các luận văn là năng lực cạnh tranh sản phẩm
của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị và các nguyên nhân ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh của sản phẩm của Công ty.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong phạm vi đề tài này tác giả sẽ làm rõ năng lực cạnh
tranh sản phẩm bánh kẹo của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
- Về thời gian: Từ 09/08/2015 đến 30/03/2016.
- Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính các năm 2012, 2013, 2014.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích, đánh giá, căn cứ vào các số liệu, tài liệu trên các kênh thông tin kết hợp
với suy luận.
1.5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Cạnh tranh sản phẩm và năng lực cạnh tranh sản phẩm là gì?
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty Cổ phần thực
phẩm Hữu Nghị hiện nay như thế nào?
3. Những nguyên nhân và yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
sản phẩm của công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị?
4. Cần đưa ra những giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm bánh kẹo của công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị trong thời gian tới?

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH
2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị
trường.Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian.Đồng thời, cạnh tranh cũng động lực phát triển của nền kinh tế.
Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển.Thông qua
cạnh tranh, kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả
rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn. Cũng thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những
doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Để không bị đào thải, buộc các doanh
nghiệp phải luôn đổi mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của
mình. Nhờ vậy, hàng hóa trên thị trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng
ngày càng tốt hơn (Bạch Đức Hiển, 2012).
Trong điều kiện cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển, doanh nghiệp đó phải bán được sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì
thế, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực cải tiến nhằm thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu của khách hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ, định giá sản phẩm hợp lý, đổi mới phương thức bán hàng, tăng
cường quảng bá sản phẩm. Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều
sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc
cạnh tranh. Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được
xem là cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên
cứu cạnh tranh và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này
(Nguyễn Võ Định, 2013).
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận siêu
ngạch của nhà tư bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác các điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

4


Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia
cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được

nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất
tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do vậy, nhà kinh tế học
P.Samuelson lại cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với
nhau để giành khách hàng, thị trường”
Nhìn ở góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: Cạnh
tranh trong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải
mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách
hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình. Trong cuộc
tranh tài giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh
nghiệp nào hài lòng với vị thế trên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị
đào thải với một vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế giới càng
ngày càng nhiều biến động (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2006).
Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh
nghiệp, theo tác giả “Cạnh tranh là quá trình mà chủ thể tìm mọi biện pháp để
vượt lên so với đối thủ về một lĩnh vực nhất định, quá trình tạo ra sự nổi trội của
chủ thể so với đối thủ”. Đây là quá trình sáng tạo, đổi mới có tính chất toàn diện
nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và ứng phó với những thay đổi ngày
càng đi lên của thị trường nhiều biến động của nền kinh tế thế giới.
2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Theo quy luật, cạnh tranh là động lực phát triển sản xuất. Sản xuất hàng
hóa ngày càng phát triển, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh
tranh ngày càng khốc liệt. Nhờ sự cạnh tranh mà nền kinh tế thị trường vận động
theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội - yếu tố đảm bảo cho
sự phát triển mỗi quốc gia trong con đường phát triển. Không những thế, nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn là nhân tố thúc đẩy các quan hệ chính
trị - kinh tế - xã hội, tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các
nước (Chu văn cấp, 2003; Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
Nước ta đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, hội nhập kinh tế
quốc tế có nghĩa là mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại, đưa các
doanh nghiệp tham gia vào thị trường và thực hiện cạnh tranh trên thị trường

quốc tế. Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để

5


nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Hội nhập kinh tế chính là sự khơi
thông các dòng chảy nguồn lực trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện mở
rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
Thách thức hàng đầu khi hội nhập là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt
trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu, do các hàng rào bảo hộ cả thuế quan
và phi thuế quan cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. Vì vậy,
doanh nghiệp phải không ngừng lớn lên, không ngừng tăng trưởng, luôn đổi mới
công nghệ, nâng cao chất lượng lao động đẻ sản xuất kinh doanh hiệu quả cao,
tăng năng lực cạnh tranh.
Mục đích cao nhất của mỗi doanh nghiệp là tồn tại và phát triển. Để làm
được điều đó, doanh nghiệp cẩn phải phát huy hết các ưu thế, tạo ra những điểm
khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Cũng trong nền kinh tế đó, khách hàng là
người tự do lực chọn nhà cung ứng, là người quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự tìm đến khách hàng và khai thác nhu cầu
nơi họ. Doanh nghiệp phải tự giới thiệu, quảng cáo làm cho người tiêu dùng biết
đến sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có một
khách hàng đã khó nhưng để giữ được khách hàng còn khó hơn. Nâng cao khả
năng cạnh tranh là làm cho khách hàng quay lưng lại với sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh, làm cho họ tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng nhất, gieo vào trong lòng khách hàng những niềm tin chỉ có thể
doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển bền vững.
Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có những mục tiêu nhất định cho
từng thời kỳ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà cần
đặt ra những mục tiêu khác nhau. Nếu như giai đoạn mới bước vào kinh doanh

thì mục tiêu của doanh nghiệp là xâm nhập thị trường. ở giai đoạn phát triển mục
tiêu của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa và tăng thị phần, tạo uy tín và
niền tin cho khách hàng. Giai đoạn bão hòa doanh nghiệp phải chiến đấu bảo vệ
thị phần hiện có và cuối cùng thì giai đoạn suy thoái vẫn đến. Vì vậy, trong giai
đoạn này doanh nghiệp cần phải loại bỏ những sản phẩm cũ, loại bỏ những phần
thị trường không hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp phải nghĩ đến việc đầu tư,
nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới để sản phẩm có thể bị suy thoái nhưng doanh
nghiệp không bị suy thoái theo sản phẩm. Do đó, để đạt được những mục tiêu
của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ có
nâng cao năng lực cạnh tranh mới buộc các doanh nghiệp phải năng động sáng

6


tạo, tìm ra những phương thức, biện pháp tốt nhất để tạo ra sản phẩm mới, đạt
chất lượng cao hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng (Chu văn Cấp, 2003).
2.1.3. Phân loại cạnh tranh
2.1.3.1. Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường
* Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đây là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà trên thị trường có rất nhiều
người bán và nhiều người mua một loại sản phẩm đồng nhất, không có người bán
hay người mua nào có đủ khả năng chi phối giá cả thị trường. Điều đó có nghĩa
daonh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm của mình tại mức giá hiện hành trên thị
trường. Xuất phát từ đặc điểm này mà hàng rào cản trở sự nhập cuộc hay rút lui
của các nhà sản xuất là không có, thông tin thị trường là hoàn hảo mọi thông tin
thị trường là rõ ràng, chính xác. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì công cụ
cạnh tranh chủ yếu không phải là giá cả mà là những nỗ lực nhằm giảm chi phí
cá biệt. Đối với thị trường này không có hiện tượng cung cầu giả tạo và không bị
hạn chế bởi các biện pháp hành chính của nhà nước.

* Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Đây là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có ít người bán và nhiều
người mua, sản phẩm trong thị trường là không đồng nhất. Mỗi loại sản phẩm về
cung dụng chung nhất thì không có sự khác nhau. Do đó, người mua ít có điều
kiện để so sánh giá cả của sản phẩm này với sản phẩm khác có cùng công dụng.
Hàng rào cản trở sự gia nhập và rút lui trong thị trường này cao hơn so với thị
trường này cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nó đòi hỏi sự cố gắng
lớn, chi phí lớn và rủi ro cao. Khi có đối thủ mới gia nhập hay rút lui thì ngay lập
tức các đối thủ hiện tại sẽ nhận ra điều này và đưa ra các hành động phù hợp một
cách nhanh chóng. Giá cả có thể được sử dụng làm công cụ cạnh tranh nhưng
không phải là công cụ hàng đầu mà công cụ hàng đầu là tính độc đáo của sản
phẩm hay chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thường thì các doanh nghiệp trong
thị trường này luôn cố gắng tạo ra hình ảnh của riêng mình và sử dụng nó để lôi
kéo khách hàng về phía mình. Loại cạnh tranh này rất phổ biến trong giai đoạn
hiện nay (Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
* Thị trường độc quyền
Đây là loại hình cạnh tranh mà trên thị trường có ít người bán và nhiều
người mua, sản phẩm trong thị trường là không đồng nhất. Mỗi loại sản phẩm về

7


công dụng chung nhất thì không có sự khác nhau. Do đó, người mua ít có điều
kiện để so sánh giá cả của sản phẩm này với sản phẩm khác có cùng công dụng.
Hàng rào cản trở sự gia nhập và rút lui trong thị trường này cao hơn so với thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, nó đòi hỏi sự cố gắng lớn, chi phí lớn và rủi ro cao.
Khi có đối thủ mới gia nhập hay rút lui thì ngay lập tức các đối thủ hiện tại sẽ
nhận ra điều này và đưa ra các hành động phù hợp một cách nhanh chóng. Giá cả
có thể sử dụng làm công cụ cạnh tranh nhưng không phải là công cụ hàng đầu
mà công cụ hàng đầu là tính độc đáo của sản phẩm hay chất lượng sản phẩm và

dịch vụ. Thường thì các doanh nghiệp trong thị trường này luôn cố gắng tạo ra
hình ảnh của riêng mình và sử dụng nó để lôi kéo khách hàng về phía mình. Loại
cạnh tranh này rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
* Thị trường độc quyền
Đây là loại hình cạnh tranh mà trên thị trường có một số ít người bán
những sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người mà mỗi người chỉ bán một loại sản
phẩm thuần nhất hoặc nhiều người mà mỗi người chỉ bán một loại sản phẩm
mang nhãn hiệu và có một số thuộc tính duy nhất nhưng mỗi người bán này gần
như có thể kiểm soát được toàn bộ số lượng sản phẩm hàng hóa bán ra trên thị
trường. Đây là loại cạnh tranh mà nhà nước cố gắng tác động để đảm bảo luôn có
tính cạnh tranh bởi lẽ loại cạnh tran này sẽ làm tổn hại đến lợi ích xã hội và làm
chậm sự phát triển của nền kinh tế. Điều kiện gia nhập và rút lui trong thị trường
này có rất nhiều trở ngại không thuận lợi như trong hai loại cạnh tranh trên, ngoài
những đòi hỏi về tiềm lực tài chính, những thế mạnh về sản phẩm và dịch vụ, nó
còn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có bí quyết công nghệ và khả năng chịu đựng
trong một khoảng thời gian đủ dài. Thị trường cạnh tranh độc quyền quyết định
giá cả sản phẩm của mình, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại sản phẩm và dặc
điểm của các phân đoạn thị trường cũng như mức độ độc quyền thị trường. Công
cụ cạnh tranh được sử dụng trong thị trường này dựa trên uy tín, nhãn mác và
tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ (Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
2.1.3.2. Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia thị trường
* Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Đây là cuộc cạnh tranh dựa trên lợi ích cụ thể của hai bên ñó là người mua
thì muốn mua rẻ và người bán thì muốn bán đắt. Khi hai bên gặp nhau trên thị
trường sẽ trao đổi qua lại để đi đến thống nhất về các điều khoản mua và bán,
trong quá trình đo ai cung muốn giành lấy phần lợi cho mình. Thực tế thì cạnh

8



tranh giữa ngưới bán và người mua không đơn thuần chỉ có về vấn ñề giá cả mà
còn về các vấn đề khác nữa như phương thức thanh toán, chất lượng phục vụ, chi
phí giao hàng, nhận hàng, mức độ an toàn và tiện lợi của sản phẩm. Thông
thường, khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì cường độ
cạnh tranh với người mua không cao lắm. Như vậy, không có nghĩa là doanh
nghiệp đã hoàn toàn giành thế chủ động trước khách hàng mà điều đó chỉ có ý
nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó các doanh nghiệp phải tự đổi
mới cho phù hợp với khách hàng (Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
* Cạnh tranh giữa người mua với người mua
Đó là quá trình ganh đua diễn ra giữa những người mua với nhau trong
quá trình mua nhằm mục đích mua được hàng hoá có giá trị sử dụng lớn với chất
lượng cao. Quá trình cạnh tranh này chủ yếu diễn ra khi lượng cung trên thị
trường nhỏ hơn lượng cầu trên thị trường hoặc với những hàng hoá mang đặc
tính duy nhất như đồ cổ hay những bức tranh nổi tiếng…Lúc này cường độ cạnh
tranh là cao nhất, giá cả của hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng người mua
vẫn sẵn sàng chấp nhận mua. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là người bán sẽ
được lợi và người mua nhận được thứ mà mình cần với chi phí cao hơn (Nguyễn
Quốc Dũng, 2000).
* Cạnh tranh giữa người bán với người bán
Đây là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường, mang tính gay go khốc liệt
nhất và có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau, thủ tiêu lẫn nhau nhằm giành giật khách hàng và thị trường. Kết quả của
cuộc cạnh tranh này là một sự đào thải có chọn lọc. Các doanh nghiệp chiến
thắng có cơ hội để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất,
tăng thị phần tạo ra sự phát triển vững chắc. Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng
hoá càng phát triển, số người bán tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt. Các
doanh nghiệp thành công là các doanh nghiệp dám đối đầu với cạnh tranh, tạo
được vũ khí cạnh tranh có hiệu quả và dám chấp nhận “luật chơi” (Nguyễn Quốc
Dũng, 2000).
2.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế

* Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Đây là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng
sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá. Các doanh nghiệp này có đặc trưng về

9


mặt kinh tế - kỹ thuật giống nhau hoặc tương tự nhau thể hiện ở công nghệ,
nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và công dụng cụ thể của sản phẩm. Trong
cuộc cạnh tranh này hầu hết là bản thân mỗi doanh nghiệp là một ñối thủ cạnh
tranh và biện pháp cạnh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá
thành (Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
* Cạnh tranh giữa các ngành
Đây là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế
khác nhau. Giữa các doanh nghiệp này có sự khác nhau về công nghệ hay nguyên
vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc công dụng cụ thể của sản phẩm. Giữa các
doanh nghiệp này có một điểm giống nhau rất lớn đó là về mục đích của mọi
hoạt động đều nhằm đạt được lợi nhuận cao. Do đó, các doanh nghiệp trong
ngành có lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển sang hoạt động trong các ngành có
lợi nhuận cao hơn. Kết quả của sự chuyển dịch này tạo ra sự phân phối vốn hợp
lý giữa các ngành và hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành
(Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
2.1.4. Vai trò của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó
được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.
(1) Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh
tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
+ Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi

thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, xoá bỏ những độc quyền, bất hợp
lý, bình đẳng trong kinh doanh.
+ Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự
phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
+ Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho
doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài (Trần Sửu, 2015).
+ Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị
trường, rút ra được những bài học thực tiễn, bổ sung vào lý luận kinh tế thị
trường của nước ta.

10


(2) Đối với doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh có những vai trò sau:
+ Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những
doanh nghiệp kém phát triển.
+ Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh
tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp
tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng
cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Muốn vậy các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ
tay nghề của công nhân…từ đó làm cho các doanh nghiệp phát triển hơn.
(3) Đối với người tiêu dùng
Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày
càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong
xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng cạnh tranh có các vai trò sau:

+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản
phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao,
thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan
tâm nhiều hơn.
Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những
hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế…gây nên sự bất ổn
trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng.
Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh
tranh không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung
của toàn bộ cá nhân (Trần Sửu, 2015).
2.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM BÁNH KẸO
2.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
năng lực cạnh tranh, khả năng giành được thị phần lớn trước cácđối thủ
cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị
phần của đồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2012).

11


Các cấp độ của năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của
sản phẩm hàng hoá. Chúng có mối quan hệ tương quan mật thiết với nhau, phụ
thuộc lẫn nhau.
(1) Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế
giới (WEF) năm 2014 đã nêu ra: "năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng
trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thế chế bền vững tương đối và các đặc

trưng kinh tế khác".
Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng
một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực,để đạt và duy trì mức tăng trường cao, bền vững.
(2) Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh, từ các
nguồn lực hiện có và có thể huy động được với doanh nghiệp. Khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu qua nguồn nhân lực, nguồn lực vật
chất, nguồn lực tài chính tổ chức, kinh nghiệm (Võ Huy Định, 2013).
+ Nguồn nhân lực
Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển
thành công của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp.
Với một đội ngũ nhân lực tốt sẽ làm tăng nguồn lực khác cho doanh
nghiệp lên một cách nhanh chóng. Nó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, ưu
việt hơn với giá thành thấp nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đưa doanh
nghiệp vượt lên trên đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó nguồn nhân lực của doanh
nghiệp phải đồng bộ, sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ thực tế đội ngũ công
nghiệp của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ năng lực tổng hợp riêng thu được
từ việc kết hợp nguồn nhân lực về mặt vật chất, tổ chức trình độ tay nghề, ý thức
kỹ thuật, lòng hăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm (Võ Huy Định, 2013).

12


+ Nguồn lực vật chất
Một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiết phù
hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản
xuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều với một cơ sở vật chất
tốt, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản

phẩm kéo theo sự giảm giá trên thị trường. Khả năng chiến thắng trong cạnh
tranh doanh nghiệp sẽ rất lớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả
năng cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ
sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất (Võ Huy Định, 2013).
+ Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản
xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp.
Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân
phối, quảng cáo cho sản phẩm…đều được tính toán dựa trên thực trạng tài chính
của doanh nghiệp, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng
trang bị công nghệ máy móc hiện đại. Bởi vì, bất cứ một hoạt động đầu tư mua
sắm trang thiết bị nào cũng phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của
doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trân trở cho
nhà quản lý.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sử hữu hay vốn tự có
và các nguồn vốn khác có thể huy động được. Tài chính được coi là phương tiện
củ yếu, vũ khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh. Doanh
nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tính bởi các đối thủ mạnh hơn
hoặc tự rút lui khỏi thị trường (Võ Huy Định, 2013).
+ Tổ chức
Mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức định hướng cho phần lớn
các công việc của doanh nghiệp.
Nó ảnh hưởng đến phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị,
quan điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện của doanh nghiệp. Cơ cấu
nê nếp tổ chức có thể là nhược điểm gây cản trở cho việc hoạt động thực hiện
chiến lược hoặc thúc đẩy các hoạt động đó không phát huy tính năng động sáng
tạo của các thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu tổ chức
hợp lý, năng động sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn các doanh nghiệp khác (Võ
Huy Định, 2013).
13



×