Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ DIỆU THÚY

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Minh Nguyệt

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Diệu Thúy

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Minh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Gia Lâm đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Lê Diệu Thúy

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................... 2
1.3.


Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4

2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm của lao động nữ và việc làm cho lao động nữ ...................................... 7
2.1.3. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nữ ..................................................... 9
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ ...................... 12
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 14

2.2.1. Việc làm của lao động nữ trên thế giới. .............................................................. 14
2.2.2. Việc làm của lao động nữ tại Việt Nam .............................................................. 19
2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với giải quyết việc làm cho lao động nữ .................... 22
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 24

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .......................................................................... 24

iv



3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................................... 29
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm ............. 32
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 34

3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 34
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 34
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 35
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 36
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 37
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 41
4.1.

Khái quát tình hình việc làm của lao động nữ ở huyện Gia Lâm ....................... 41

4.1.1. Tình hình dân số, lao động và lao động nữ huyện Gia Lâm ............................... 41
4.1.2. Tình trạng việc làm của lao động nữ huyện Gia Lâm ......................................... 46
4.2.

Thực trạng việc thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ
huyện Gia Lâm..................................................................................................... 49

4.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế
giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Gia Lâm ......................................... 49
4.2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới thành phần tham gia giải quyết việc làm
cho lao động nữ huyện Gia Lâm ......................................................................... 51
4.2.3. Nâng cao trình độ, tay nghề giải quyết việc làm cho lao động nữ ...................... 56
4.2.4. Hỗ trợ nguồn lực để giải quyết việc làm cho lao động nữ .................................. 59
4.2.5. Xuất khẩu lao động ............................................................................................. 60

4.2.6. Đánh gía hiệu quả của các chương trình giải quyết việc làm cho lao động
nữ huyện Gia Lâm............................................................................................... 62
4.2.7. Những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân tồn tại trong công tác giải quyết việc
làm cho lao động nữ của huyện Gia Lâm ........................................................... 65
4.3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện
Gia Lâm trong giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................. 66

4.3.1. Tình trạng lao động nữ thất nghiệp ..................................................................... 66
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ......................................................................................... 67
4.4.

Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm
cho lao động nữ huyện Gia Lâm ......................................................................... 70

4.4.1. Định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nữ ............................... 70

v


4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Gia
Lâm trong thời gian tới ....................................................................................... 71
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 85
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 85

5.2.


Kiến nghị .............................................................................................................. 86

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 88
Phụ lục ............................................................................................................................ 89

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

: Bình quân

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CN

: Công nghiệp

CNH-HĐH


: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

: Doanh nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

GDTX

: Giáo dục thường xuyên

HTX

: Hợp tác xã

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NN, DV

: Nông nghiệp, dịch vụ


NHCS

: Ngân hàng chính sách

TBXH

: Thương binh xã hội

TM

: Thương mại

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

KCN

: Khu công nghiệp

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

KTQD

: Kinh tế quốc dân

UBND

: Ủy ban nhân dân



: Lao động

XD

: Xây dựng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tỷ lệ lực lượng lao động ở Việt Nam đã qua đào tạo năm 2014 ............... 22


Bảng 2.2.

Số lượng và cơ cấu tuổi của người thất nghiệp năm 2014 ......................... 22

Bảng 3.1.

Biến động đất nông nghiệp phân theo mục đích sử dụng qua 3 năm
2012 – 2014................................................................................................ 28

Bảng 3.2.

Tình hình phát triển kinh tế huyện Gia Lâm qua 3 năm 2012-2014 .......... 31

Bảng 3.3.

Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin ......... 35

Bảng 4.1.

Cơ cấu dân số, lao động và lao động nữ 2014 ........................................... 41

Bảng 4.2.

Chất lượng dân số, lao động và lao động nữ 2014 ..................................... 42

Bảng 4.3.

Biến động số lượng lao động nữ 2012 - 2014 ............................................ 43


Bảng 4.4.

Biến động chất lượng lao động nữ ............................................................. 44

Bảng 4.5.

Lao động nữ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ....................... 45

Bảng 4.6.

Tình trạng việc làm của lao động nữ phân theo độ tuổi, ngành kinh
tế, và khu vực 2014 .................................................................................... 46

Bảng 4.7.

Tình trạng việc làm của lao động nữ phân theo trình độ văn hoá và
chuyên môn ................................................................................................ 47

Bảng 4.8.

Tình trạng việc làm của lao động nữ phân theo địa bàn ............................ 48

Bảng 4.9.

Lao động nữ làm việc trong các làng nghề ................................................ 52

Bảng 4.10. Lực lượng lao động nữ tham gia các tổ chức chính trị - xã hội ................. 53
Bảng 4.11. Số lao động nữ làm việc trong hộ gia đình (2012-2014) ........................... 55
Bảng 4.12. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nữ giai đoạn 2012 - 2014 ................... 56
Bảng 4.13. Số lượng lao động nữ tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm

từ năm 2012 – 2014 ................................................................................... 58
Bảng 4.14. Hoạt động cung ứng tín dụng, hỗ trợ vốn vay cho lao động nữ năm
2014............................................................................................................ 60
Bảng 4.15. Lao động nữ huyện Gia Lâm đi nơi khác làm việc năm 2014 ................... 61
Bảng 4.16. Hiệu quả đào tạo của lao động nữ .............................................................. 63
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động
trong nước, trên một tháng ......................................................................... 64
Bảng 4.18. Hiệu quả sử dụng vốn vay của lao động nữ được tập huấn ....................... 65
Bảng 4.19. Phân tích tình trạng thất nghiệp của lao động nữ Gia Lâm ........................ 67

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.............................. 24

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Lê Diệu Thúy
- Tên luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Gia
Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
- Mã số: 60.34.04.10
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích, đánh giá thực trạng của việc
giải quyết việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2012 - 2014, từ đó đề xuất một số giải

pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp tiếp cận: sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia thông
qua phỏng vấn nhóm và thảo luận với người am hiểu để đánh giá thực trạng giải quyết
việc làm cho lao động nữ.
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn xã đại diện, chọn lao động nữ đại
diện, chọn cán bộ quản lý cấp trên.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập từ UBND Huyện Gia Lâm,
Chi cục thống kê huyện, Phòng Lao động thương binh và xã hội, các phòng, ban ngành,
đoàn thể, Trung tâm giới thiệu việc làm của huyện, UBND một số xã, thị trấn.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Các dữ liệu có liên quan
đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ tại huyện Gia Lâm được thu thập tại
các điểm khảo sát điển hình thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Lao
động thương binh và xã hội huyện, Hội phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên xã và người lao
động nữ.
+ Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp tổng hợp ý kiến.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về giả quyết việc làm cho lao động nữ thông qua
các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung giải quyết việc làm cho lao động nữ và các

x


yếu ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho đối tượng này.
+ Thực trạng lao động và việc làm của lao động nữ trên địa bàn huyện; tình hình
thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết
việc làm cho lao động nữ.
Những vấn đề còn tồn tại trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ đó là

việc thực hiện các chính sách giải quyết việc làm và phát triển kinh tế còn nhiều hạn
chế; nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm còn thiếu và yếu; chính bản thân người
lao động nữ còn chưa chủ động và chưa đáp ứng được yêu cầu trong công việc; thị
trường lao động hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý, điều tiết.
+ Để thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn
huyện Gia Lâm, chính quyền địa phương trong các năm tiếp theo cần áp dụng đồng bộ
các giải pháp sau: Thực hiện tốt chính sách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp, nông thôn của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa; bổ sung, hoàn thiện,
triển khai thực hiện tốt những chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho lao
động nữ; nâng cao chất lượng lao động nữ; tăng cường hỗ trợ các nguồn lực; đẩy mạnh
xuất khẩu lao động và tiến hành các giải pháp về thị trường lao động.
+ Từ những nội dung trên, để giải quyết việc làm cho lao động nữ một cách có
hiệu quả thì đề nghị Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho lao
động nữ; có chiến lược xúc tiến quảng bá chất lượng lao động nữ nói riêng và lao động
Việt nam nói chung trên trường quốc tế để đưa người Việt Nam đi lao động ở
nước ngoài.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Summary
- Author Name: Le Dieu Thuy
- Thesis title: Creating jobs for women workers in Gia Lam district, Hanoi.
- Specialization: Economic Management
- Code: 60.34.04.10
- Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
2. Contents of the compendium
- Research purpose of the thesis: Analysis and assessment of the status of
employment for women workers period 2012 - 2014, which proposed a number of

measures to create jobs for women workers in the district Gia Lam, Hanoi.
- The research methods:
+ Approach: using the approach with the participation through group interviews
and discussions with knowledgeable people to assess the status of employment for
women workers.
+ Survey Sampling method: Select communal representation, representation of
female workers selected, select the superior managers.
+ Methods of data collection:
Secondary data for research was obtained from Gia Lam District Committee,
District Statistical Office, Department of Labour, Invalids and Social Affairs, rooms,
departments, unions, job placement centers in the district People's some communes and
towns.
Primary data service of the research process including data related to the
settlement of employment for women workers in Gia Lam district is collected at the
point of a typical survey through consultation Its officers of Labour, Invalids and social
Affairs district women's Union, the Youth Union and the female employee commune.
+ Method of processing and analyzing information: Statistical methods
described, comparative approach, balancing methods, synthetic methods is.
- The research results were achieved:
+ Rationale and practice of fake jobs for women workers through the concepts,
characteristics, role, content to create jobs for women workers and the weak impact on
jobs for objects.

xii


+ The situation of labor and employment of women workers in the district; the
implementation of measures to create jobs and the factors affecting the creation of jobs
for women workers.
These problems exist in the creation of jobs for women workers that are

implementing policies for job creation and economic development is limited;
investment resources for job creation remains weak and inadequate; itself the female
employee was not active and has not met the requirements of the job; active labor
market was spontaneous, lack of management and regulation.
+ To perform well the task of creating jobs for women workers in Gia Lam
district, local governments in the next year should apply after synchronization solutions:
Make good policies boost converter economic restructuring in agriculture and rural
areas of the district in the direction of commodity production; supplement and perfect,
better implementation of guidelines and policies to create jobs for women workers;
improve the quality of women workers; enhanced support resources; promote labor
export and proceed with the solution of the labor market.
+ From the above provisions, in order to create jobs for women workers an
effective way, the proposals state should continue to improve policies to support female
employees; strategic promotion of female employment in particular and Vietnam in
general labor in the international arena to bring the Vietnam people went overseas labor.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lao động, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển với dân số đông và lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Với đặc
điểm đó một mặt là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, nhưng
mặt khác nó lại tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Do đó, giải quyết việc
làm, ổn định việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng luôn
là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vì vậy,
trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” đã
được thông qua tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng, có nêu: Thực

hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến
khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao
động hài hoà, cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được trong giải quyết việc làm vẫn còn những hạn chế, những
vấn đề “ nóng” rất cần được quan tâm giải quyết như chất lượng việc làm chưa
cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm còn thấp; tình
trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ đang diễn biến phức tạp; điều kiện
làm việc và thu nhập của một bộ phận lớn lao động thấp...
Ở nước ta hiện nay, lực lượng lao động nữ chiếm gần một nửa lực lượng
lao động của cả nước. Năm 2014, lao động nữ chiếm 48,7% trong tổng số lao
động của cả nước. Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường quan tâm, tạo mọi điều
kiện để phụ nữ phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn
tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động nữ, tình trạng bất bình đẳng giới, sự bất bình đẳng trong lao động - việc
làm như cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm của lao động nữ còn nhiều hạn chế;
trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp, thu nhập thực tế của nữ
thấp hơn nam giới; vẫn còn sự phân biệt đối xử nam - nữ trong tuyển dụng lao
động (nhất là khu vực ngoài nhà nước); trong nhiều doanh nghiệp, trong các khu
công nghiệp tập trung, việc làm của lao động nữ thiếu ổn định, điều kiện lao
động, điều kiện sống không được bảo đảm; chính sách tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hộ lao động chưa được thực hiện đầy đủ.

1


Hơn nữa, lao động nữ thuộc nhóm lao động yếu thế. Điều này không chỉ
xuất phát từ đặc điểm tự nhiên về sức khoẻ, giới tính, mà nó còn xuất phát từ
thiên chức, trách nhiệm và gánh nặng gia đình, con cái... Việc làm của phần lớn
lao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; phụ nữ dễ bị tổn thương trong công
việc và ít nhận được các thỏa thuận việc làm chính thức; số lao động nữ hoạt

động trong khu vực phi chính thức tăng; lượng lao động nữ di cư tự phát ra
thành phố do thiếu việc làm gia tăng nhanh... Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề
việc làm của lao động nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu các yếu tố liên
quan đến việc làm bền vững.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, có diện tích tự
nhiên là 11.472km² với 02 thị trấn và 20 xã. Dân số của toàn huyện đạt khoảng
243 ngàn người với tỉ lệ lao động trong độ tuổi đạt khoảng 60%. Tuy nhiên, tỉ lệ
lao động nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế còn chưa cao cùng với trình độ
còn hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động
nữ ở Gia Lâm hiện nay, đồng thời mong muốn xây dựng một số giải pháp góp
phần tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động nữ ở huyện, tôi quyết định lựa
chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giải quyết việc làm cho lao động
nữ, từ đó đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lao động nữ
vàviệc làm của lao động nữ.
- Đánh giá thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc
làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời
gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa
bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

2



1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vấn đề giải quyết việc làm cho
lao động nữ, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
họ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải
quyết việc làm cho lao động nữ, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất
các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Gia
Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập các số liệu trong 3 năm từ năm
2012 đến năm 2014 và các giải pháp được đề xuất với định hướng đến năm 2020.
Thời gian nghiên cứu: Từ 8/2014 - 8/2015.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Lao động
Theo nhà kinh tế học người Anh - William Petty thì “Lao động là cha, còn
đất đai là mẹ của của cải”.
Theo C.Mác: “Lao động là hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những
giá trị sử dụng và lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư
liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động”. C.Mác đã nói “Lao động
trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình
trong đó bằng sức lao động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và

kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên”.
Theo giáo trình của Tổ chức Lao động Khoa học quốc tế: “Lao động là
hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của
mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người”.
Theo Bộ luật Lao động: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con
người tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần của xã hội”.
Với những khái niệm trên, theo chúng tôi thì lao động được hiểu là hoạt
động có mục đích và quan trọng nhất của con người, để tạo ra của cải vật chất và
tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của bản thân, gia đình và toàn xã hội.
2.1.1.2. Nguồn lao động
Theo Từ điển Thuật ngữ Lao động Pháp: “Nguồn lao động không gồm
những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc”.
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội: “Nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những
người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động”.
Với quan niệm này, nguồn lao động sẽ không bao gồm dân số ngoài độ
tuổi lao động đang thực tế làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Theo chúng tôi, nguồn lao động theo khái niệm thứ hai là dễ hiểu và khá
rõ ràng, đó là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ đi những người trong độ
tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động (gồm người già yếu, ốm bệnh...).

4


2.1.1.3. Việc làm
Việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm
góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh
Copenhagen tháng 3 năm 1995 tại Đan Mạch coi việc mở rộng việc làm là một
trong những nội dung cơ bản nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
các nước trên thế giới.

Theo điều 9 của Bộ Luật lao động năm 2012 ghi: “Việc làm là hoạt động lao
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.
Với khái niệm trên, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
 Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật.
 Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra
thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó.
Quan niệm này sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo
khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho người
lao động.
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là
người làm trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp
luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời
đóng góp một phần cho xã hội. Như vậy, để có việc làm không chỉ vào cơ quan
nhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mà còn ngay tại
gia đình do chính người lao động tạo ra để có thu nhập.
Nói chung, bất cứ nghề nào cần thiết cho xã hội mang lại thu nhập cho
người lao động và không bị pháp luật nghiêm cấm thì đó là việc làm. Nó không
hạn chế mặt không gian, ở đây người lao động được tự do hoạt động liên doanh,
liên kết, tự do thuê mướn lao động, theo pháp luật và sự hướng dẫn của nhà nước
để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu
trên thị trường lao động.
2.1.1.4. Thất nghiệp
Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012
quy định: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm”.
Như vậy có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng không có việc làm, không
mang lại thu nhập cho người lao động còn trong độ tuổi lao động đang muốn
tham gia lao động. Một người được xem là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu

5



hết tuần trước đó để làm công việc được trả lương. Một người được xem là thất
nghiệp nếu người đó tạm thời nghỉ việc, đang tìm việc hoặc đang đợi ngày bắt
đầu làm việc mới. Người không thuộc hai diện trên , chẳng hạn là học sinh dài
hạn, người nội trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động.
Thất nghiệp có thể phân loại theo các cách khác nhau.
- Phân loại theo hiện tượng: gồm có 3 loại
 Thất nghiệp cơ học: do sự dịch chuyển lao động giữa các vùng, các
ngành với nhau
 Thất nghiệp cơ cấu: là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có
sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế.
 Thất nghiệp thời vụ: đây là hiện tượng thường gặp ở các khu vực kinh tế
nông nghiệp khi mà tỉ lệ thời gian sử dụng lao động chưa được sử dụng hết.
- Phân loại theo thái độ người lao động: gồm có 2 loại
 Thất nghiệp tự nguyện: do người lao động tự nguyện thất nghiệp khi
không muốn làm việc ở mức lương hiện hành. Có thể nói thất nghiệp tự nguyện
là bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu. Vì đó
là những người chưa sẵn sàng làm việc ở mức lương tương ứng, đồng thời họ
muốn tìm kiếm những việc làm và cơ hội tốt hơn.
 Thất nghiệp không tự nguyện: là khi người lao động muốn tìm kiếm việc
làm ở mức lương hiện tại mà không tìm được.
2.1.1.5. Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nội dung cơ
bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được toàn thế giới cam kết trong
tuyên bố về chương trình hành động toàn cầu tại thủ đô Côpenhaghen (Đan
Mạch) vào tháng 3/1995. Có thể hiểu, giải quyết việc làm cho người lao động là
tạo ra các cơ hội.
Quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm,
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Giải quyết việc làm là một trong những

chính sách cơ bản của quốc gia”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy
động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến
khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh
nghiệp để thu hút nhiều lao động”.

6


Như vậy có thể khẳng định: giải quyết việc làm cho người lao động là
tổng thể các giải pháp, chính sách kinh tế, xã hội tác động đến người lao động
nhằm tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao
động có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm và thu nhập ngày càng cao.
2.1.2. Đặc điểm của lao động nữ và việc làm cho lao động nữ
2.1.2.1. Đặc điểm của lao động nữ
- Lao động nữ vừa phải thực hiện các hoạt động lao động chuyên môn, vừa phải
thực hiện “thiên chức” làm vợ, làm mẹ
Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của người lao động nữ. Do cấu tạo về
hình dáng cơ thể, tâm sinh lý mà chỉ người phụ nữ mới có khả năng sinh đẻ. Có
thể nói đây là đặc điểm chung của nữ giới. Sự khác biệt giữa lao động nữ và lao
động nam chính là việc người phụ nữ sẽ phải trải qua các thời kỳ mang tính tự
nhiên như: mang thai, sinh đẻ, chăm sóc con nhỏ,… Điều này đòi hỏi trách
nhiệm và khả năng chịu đựng không hề nhỏ của lao động nữ.
Ngoài hoạt động chuyên môn, lao động nữ còn chăm lo gia đình, quán
xuyến việc nhà, bởi theo quan niệm truyền thống ở Việt Nam, lao động nữ thể
hiện vai trò này tốt hơn nhiều so với lao động nam. Điều này bắt nguồn từ tính vị
tha, từ bản chất vốn có của người phụ nữ. Với họ, gia đình là tất cả, việc chăm
sóc chồng con mới là ý nghĩa cuối cùng của bản thân họ.
Bên cạnh đó, do sự tác động của tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu
vào tiềm thức con người từ ngàn đời, đặc biệt với các nước Á Đông. Một người

phụ nữ được đánh giá là giỏi giang hay thành công chưa hẳn là do họ có chức vụ
cao mà chính là họ vun vén được một gia đình hạnh phúc. Chính vì thế, thời gian
họ dành cho việc nhà sẽ nhiều hơn nam giới.
- Lao động nữ rất đa năng, khéo léo trong việc thực hiện các công việc
Điều này có thể thấy rõ ở chỗ họ có thể vừa giải quyết các công việc ngoài
xã hội, nhưng ngay sau đó lại có thể đảm nhiệm các công việc trong gia đình
như: nấu ăn, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa,… Hơn nữa, phụ nữ thường có
sức khỏe yếu hơn so với nam giới, cho thấy khả năng chịu đựng áp lực của lao
động nữ là rất cao và tính nghiêm túc trong công việc của họ.
2.1.2.2. Đặc điểm việc làm cho lao động nữ
- Việc làm cho lao động nữ thường nhẹ nhàng, ít nặng nhọc
Lao động nữ có thể tham gia ở hầu hết các công việc trong đời sống xã
hội, tuy nhiên phần lớn đều là những công việc ít độc hại và nguy hiểm. Lao

7


động nữ thường làm trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp, lĩnh vực tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nhóm các ngành nghề như may mặc, giày da hay
lắp ráp linh kiện điện tử thì gần như toàn bộ các lao động là nữ. Trong nhóm các
ngành công nghiệp nặng thì tỷ lệ lao động nữ thấp hơn. Đây cũng có thể xuất
phát từ chính nguyên nhân thuộc về đặc điểm của lao động nữ như yếu tố sức
khoẻ, trình độ văn hoá, chuyên môn hay tay nghề, định kiến giới...
- Việc làm của lao động nữ chủ yếu trong các lĩnh vực đòi hỏi trình độ thấp và
tính ổn định của thu nhập không cao
Phần lớn lao động nữ tập trung làm việc trong những lĩnh vực có năng
suất lao động thấp, làm việc tự do và tiền lương không chính thức. Lao động nữ
hiện chiếm số đông trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật
cao, có thu nhập thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, thời gian lao động kéo dài
và việc làm bấp bênh, rủi ro cao.

- Việc làm của lao động nữ chịu ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán nhất
định của địa phương, công việc gia đình và điều kiện về giới
Gia đình của người Việt nói chung, của đồng bào vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng, theo chế độ phụ quyền, có tục lệ thờ cúng tổ tiên, duy trì nòi
giống, nên rất coi trọng con trai và vì thế, đề cao vai trò của nam giới. Người đàn
ông, người chồng được coi là trụ cột trong gia đình, phụ nữ được quan niệm là
người trông coi việc bếp núc.
Nhiều tục lệ của làng xã được văn bản hoá thành hương ước, trở thành
công cụ để quản lý làng xã. Trong nhiều hương ước đã sử dụng triệt để thiết chế
dòng họ và giáp để gạt bỏ quyền dân sự, chính trị của người phụ nữ. Phụ nữ
không được ghi tên trong sổ hàng xã, không được tham gia hội đồng kỳ mục - cơ
quan có toàn quyền đối với công việc của làng xã.
Trong quan hệ gia đình, chỉ có người chồng mới là đại diện chính thức cho
“quyền ngoại giao” đối với dòng họ, cộng đồng làng xã trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Mọi hành vi giao thiệp của người vợ với bên ngoài chịu sự kiểm soát,
phán xét khắc nghiệt của chồng, gia đình nhà chồng cũng như cộng đồng.
Sự bất bình đẳng của phụ nữ về mặt nhân thân trong tục lệ làng xã còn thể
hiện rõ nét trong việc làm gia phả. Tuyệt đại đa số gia phả của các dòng họ được
viết bằng chữ Hán trước đây đều thể hiện sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ với
nguyên tắc “nữ nhi ngoại tộc” (con gái đi lấy chồng là thuộc về dòng họ khác),
nên trong gia phả không ghi tên con gái, còn các con trai được ghi chép khá đầy
đủ các thông số liên quan đến nhân thân.

8


Những yếu tố hình thành nên tư tưởng trọng nam, xem thường nữ trên
đây, mặc dù đã được khắc phục rất nhiều kể từ khi đất nước giành được độc lập,
nhưng những dư âm, tàn tích của nó vẫn còn rơi rớt, ẩn sâu trong tâm lý, suy nghĩ
của một bộ phận người dân, tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới.

Xét về phương diện giới, phụ nữ có thiên chức mang thai, sinh con và
nuôi con: Trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề này luôn được coi là “hạn
chế của phụ nữ” với tư cách người đi tìm việc. Trong thực tế, do nhiều vấn đề
phức tạp khác chi phối, làm cho các chủ sử dụng lao động phải cân nhắc, lựa
chọn, và nếu không quán triệt quan điểm bình đẳng giới thì hầu hết các chủ sử
dụng lao động chỉ muốn tuyển chọn lao động nam.
Mặt khác, về đặc điểm sức khỏe sinh lý, phụ nữ thường hạn chế về thể lực
so với nam giới, nên không thích hợp với công việc nặng nhọc, độc hại ảnh
hưởng đến sức khỏe, như những công việc trên độ cao lớn, những nghề làm việc
dưới nước, những công việc tiếp xúc với hóa chất, hay những công việc đòi hỏi
cường độ lao động cao. Như vậy, do đặc điểm sức khỏe sinh lý mà phạm vi lựa
chọn công việc của phụ nữ vô hình trung đã bị thu hẹp so với nam giới.
2.1.3. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nữ
2.1.3.1. Chính sách đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế; phát triển các thành
phần mạng lưới tham gia giải quyết việc làm cho lao động nữ
Mỗi địa phương có tiềm năng lợi thế khác nhau để mở rộng sản xuất, phát
triển các ngành kinh tế, các thành phần mạng lưới giải quyết việc làm cho lao
động. Nó phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện các chính sách của chính phủ,
địa phương.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước luôn chú trọng ban hành các chủ
trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội, giải quyết tốt việc làm, nâng
cao thu nhập cho người lao động, trong đó có lao động nữ. Thực hiện nghị quyết
Đại hội VII của Đảng năm 1986 nước ta chính thức mở cửa, phát triển nền kinh
tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế. Đa phương hóa, đa dạng hóa trong
quan hệ kinh tế quốc tế đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao
động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Từ chỗ nước ta thiếu lương thực
phải nhập khẩu lương thực vươn lên trở thành nước hàng đầu thế giới về xuất
khẩu lương thực; quy mô sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp- xây
dựng, dịch vụ phát triển. Nguồn lực con người được phát huy ngày một tốt hơn,


9


mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1,5 triệu lao động; Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động năm 2012 là 2,22 %, năm 2014 giảm còn là 2,18 % (báo cáo
điều tra lao động việc làm, Tổng cục Thống kê, 2014).
Bên cạnh những kết quả đã đạt thực hiện các chính sách phát triển các
ngành kinh tế của ta còn nhiều hạn chế, do đó giải quyết việc làm cho lao động
nữ còn hạn chế, đòi hỏi nhà nước tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển
kinh tế xã hội; chuyển dịch mạnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng
hóa; đa dạng hóa các thành phần, các ngành nghề kinh tế, quy hoạch các vùng
kinh tế; phát huy tốt các tiểm năng, nguồn lực tự nhiên; phát huy vai trò của các
thành phần, mạng lưới tham gia giải quyết việc làm cho lao động nữ.
2.1.3.2. Nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động nữ
Nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động nữ là trách nhiệm của nhà nước,
phát huy tốt sự tham gia của các cấp các ngành, các thành phần kinh tế và chính
bản thân lao động nữ, gồm các nội dung cụ thể sau:
-

Đào tạo, dạy nghề cho lao động nữ

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh đòi hỏi người lao động
phải có tay nghề giỏi mới tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành thấp hơn,
bán được nhiều hơn, từ đó tạo ra được nhiều việc hơn. Nếu được đào tạo và sử
dụng hợp lý, người lao động có khả năng làm chủ được các loại hình công nghệ
từ đơn giản đến phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà
đầu tư nước ngoài, người lao động Việt Nam nhanh nhạy hơn nhiều so với người
lao động của các nước khác trong khu vực. Chính vì vậy công tác đào tạo, dạy
nghề cho lao động nữ có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong những năm qua, nước ta đã chú trọng công tác đào tạo dạy nghề

cho lao động nữ, đưa chương trình dạy nghề vào học từ cấp trung học cơ sở,
trung học phổ thông, thành lập nhiều trường nghề. Số lao động nữ được dạy nghề
ngày một tăng, năm 2012 lao động nữ không có chuyên môn kỹ thuật là 84,7%,
đến năm 2014 giảm còn 84,1% (báo cáo điều tra lao động việc làm, tổng cục
thống kê, 2014).
Tuy nhiên công tác đào tạo, dạy nghề của ta còn bất cập. Dạy nghề chưa
gắn chặt với kế hoạch sử dụng lao động, chất lượng còn thấp, khả năng thực hành
kém dẫn đến nhiều lao động học nghề song không phát huy được tay nghề. Để
giải quyết việc làm cho lao động nữ đòi hỏi ta phải thực hiện tốt hơn công tác
đào tạo, dạy nghề cho đối tượng này.

10


-

Tư vấn, định hướng cho lao động nữ về nghề nghiệp, việc làm

Lao động nữ thường thiếu kiến thức về tìm việc làm, cơ hội tiếp cận với
các doanh nghiệp cần việc làm ít nên cần làm tốt công tác phối hợp để tư vấn
giúp lao động nữ tiếp cận với thông tin về việc làm phù hợp. Bên canh đó công
tác định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng giúp lao động nữ lựa chọn
đúng ngành nghề phù hợp với trình độ, đúng nhu cầu của xã hội, đặc biệt với lao
động nữ mới ra trường.
2.1.3.3. Hỗ trợ các nguồn lực cho giải quyết việc làm cho lao động nữ
-

Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng cần phải quan tâm trước, bao gồm

hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, trang thiết bị dạy, học
nghề. Nếu hoàn thiện tốt hệ thống cơ sở hạ tầng, đây là nhân tố thúc đẩy quá
trình sản xuất phát triển, hỗ trợ đẩy mạnh quá trình đào tạo, dạy nghề, giải
quyết việc làm cho lao động nữ. Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi ta phải huy
động các nguồn lực từ nhà nước, đi vay, của các doanh nghiệp, các tổ chức cá
nhân, người lao động.
Thực tế đối với đơn vị, địa phương kinh tế kém phát triển thì cơ sở hạ tầng
bao giờ cũng kém, đương nhiên tỷ lệ thất nghiệp cũng cao hơn. Do không khai
thác tốt nguồn lực để phát triển, từ đó tạo ra ít việc làm cho lao động. Bởi vậy ta
phải quan tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
-

Hỗ trợ về vốn vay

Đối với người lao động, vốn vay là nguồn tài chính chủ đạo giúp họ phát
triển sản xuất và tạo việc làm cho bản than. Đánh giá vai trò của việc tạo nguồn
vốn cho người lao động, cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế,
các chuyên gia nhận định rằng: vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi
doanh nghiệp, tổ chức sản xuất. Nó là cơ sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt
đầu khởi sự kinh doanh.
Việc cấp vốn cho người lao động để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng
việc làm là vấn đề bức thiết. Nguồn vốn cần sử dụng đúng mục đích và đem lại
hiệu quả thiết thực. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nữ thì
cần phải giúp đỡ lao động nữ có khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất,
đồng thời mở lớp tập huấn cho lao động nữ nâng cao khả năng quản lý và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn.

11



2.1.3.4. Làm tốt công tác xuất khẩu lao động nữ
Xuất khẩu lao động là một kênh quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế. Ngoài việc giúp xây dựng và mở rộng kinh tế đối ngoại, xuất khẩu lao động
còn có tác động tích cực đến người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.
Thực tế nhiều nước phát triển thiếu nhân lực, nhất là các nước có dân số già
trong khi Việt Nam có dân số trẻ, nguồn dồi dào cần đẩy mạnh phối hợp, sự hỗ
trợ của các cấp các ngành để đưa lao động xuất khẩu, giải quyết việc làm cho lao
động, đồng thời lao động tiếp thu được kinh nghiệm, kiến thức về trong nước
phát huy. Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm xuất khẩu lao động, đến
nay Việt Nam có 500 nghìn lao động làm việc ở nước ngoài, đem lại mỗi năm
khoảng 1,5 tỷ USD. Có một thực tế công tác xuất khẩu lao động của ta còn nhiều
vấn đề phải quan tâm. Đó là tay nghề lao động còn thấp, ý thức chấp hành pháp
luật của lao động, sự quản lý nhà nước còn hạn chế dẫn đến kết quả xuất khẩu lao
động chưa cao.
2.1.3.5. Đánh giá hiệu quả các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho lao động nữ
để giải quyết việc làm nhằm phát huy, điều chỉnh cho phù hợp hơn
Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho lao động nữ để giải quyết việc làm cho
lao động nữ bao gồm: chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật;
chương trình đào tạo dạy nghề; xuất khẩu lao động; chương trình cho vay vốn
đầu tư sản xuất kinh doanh. Lao động nữ có nhiều yếu tố kém lợi thế nên cần hỗ
trợ để họ tự vươn lên. Khi các chương trình hỗ trợ này được thực hiện hiệu quả
thì các tiềm năng lợi thế được phát huy, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho lao động nữ; gia tăng sự bình đẳng giới; tránh tình trạng bỏ việc, chuyển đổi
việc khác với ngành nghề đã học gây lãng phí xã hội.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ
2.1.4.1. Nhân tố chủ quan
• Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuậtcủa lao động nữ
Giáo dục – đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với vị trí và triển vọng
tương lai của việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Đảng ta
đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách

hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phải coi
trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.
Riêng đối với lao động nữ, Đảng và Nhà nước ta còn nhấn mạnh cần phải
nâng cao kiến thức văn hóa, nghề nghiệp cho phụ nữ, bồi dưỡng lực lượng cán bộ

12


×