Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu sản xuất vacxin gumboro nhược độc trên tế bào xơ phôi gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VACXIN GUMBORO
NHƯỢC ĐỘC TRÊN TẾ BÀO XƠ PHÔI GÀ
Chuyên ngành:

Công nghệ sinh học

Mã số:

60.42.02.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đồng Huy Giới
PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam và TS. Đồng Huy Giới đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ


môn ..., Khoa Công Nghệ Sinh Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo: GĐ.Trần Thị Thu Hiền, PGĐ.Trần Văn
Khánh , chị Nguyễn Thị Bích trưởng phòng QC, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung cung các
cán bộ viên chức phòng QC- Trung Tâm Nghiên Cứu và nhà máy sản xuất Sinh phẩm công
ty cổ phần dược phẩm và vật tư thú y Hanvet đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hiền

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Lời cam đoan.................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục hình ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn......................................................................................................... viii
Thesis abstract .................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ............................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................. 3
2.1.

Giới thiệu chung về bệnh gumboro .................................................................... 3

2.1.1.

Lịch sử và tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 3

2.1.2.

Virut Gumboro ................................................................................................... 5

2.1.3.

Bệnh Gumboro ................................................................................................... 9

2.2.

Miễn dịch chống bệnh gumboro. ...................................................................... 13


2.2.1.

Khái niệm chung. .............................................................................................. 13

2.2.2.

Cơ chế miễn dịch chống bệnh Gumboro .......................................................... 14

2.3.

Vacxin và vacxin phòng bệnh gumboro ........................................................... 17

2.3.1.

Vacxin ............................................................................................................... 17

2.3.2.

Vacxin phòng bệnh Gumboro........................................................................... 18

2.3.3.

Quy trình sử dụng các loại vacxin Gumboro. ................................................... 19

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 20
3.1

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 20

3.2


Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.3

Đối tượng vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 20

3.3.1

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20

iii


3.3.2

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 20

3.3.3

Thiết bị và dụng cụ ........................................................................................... 20

3.4

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.5

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20


3.5.1

Nghiên cứu điều kiện thích hợp cho quá trình nuôi cấy tế bào xơ phôi gà ...... 20

3.5.2

Xác định điều kiện thích hợp cho quá trình nhân nhiễm virus trên môi
trường tế bào sơ phôi gà. .................................................................................. 22

3.5.3

Xác định liều gây nhiễm thích hợp ................................................................... 23

3.3.4

Xác định phần trăm sữa gầy bổ trợ vacxin đông khô. ...................................... 23

3.3.5

Kiểm nghiệm vacxin Gumboro nhược độc đông khô....................................... 23

3.3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 26

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 27
4.1

Kết quả .............................................................................................................. 27


4.1.1

Kết quả nghiên cứu điều kiện thích hợp cho nuôi cấy tế bào. .......................... 27

4.1.2

Xác định điều kiện thích hợp cho quá trình nhân nhiễm virus trên môi
trường tế bào xơ phôi gà. .................................................................................. 31

4.1.3.

Kết quả xác định liều gây nhiễm thích hợp ...................................................... 35

4.1.4.

Kết quả xác định phần trăn sữa thích hợp cho quá trình đông khô vacxin
Gumboro nhược độc đông khô. ........................................................................ 36

4.1.5.

Kiểm nghiệm vacxin Gumboro nhược độc đông khô....................................... 37

4.2

Thảo luận .......................................................................................................... 40

4.2.1

Điều kiện thích hợp để nuôi cấy tế bào xơ phôi gà. ......................................... 40


4.2.2

Điều kiện tối ưu để nhân nhiễm virut Gumboro trên tế bào xơ phôi gà.................. 42

4.2.3

Xác định phần trăm sữa thích hợp cho quá trình đông khô vacxin ................. 42

4.2.4

Xác định hiệu giá kháng thể bằng phương pháp trung hòa virut ...................... 43

4.2.5

Loại bỏ yếu tố huyết thanh trong môi trường nhân nhiễm virut....................... 44

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 45
5.1

Kết luận............................................................................................................. 45

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 45

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 46

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ARN
CPE
EID50
HA
HI
HGKT
IBDV
NXB
OIE
TCID50

Nghĩa đầy đủ
: Axit Ribonucleic
:Cytopathic Pathogene Effect
:50 percent Embryo Infective Dose
:Hemagglutination test
:Hemagglutination Inhibition
:Hiệu giá kháng thể
:Infectious Bursal Disease Virus
:Nhà xuất bản
:World Qrganisation for Animal Health
: Tissue Culture Infectious Dose 50

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả quan sát hình thái tế bào trong các loại môi trường. ...................... 27
Bảng 4.2. Kết quả đếm số lượng tế bào trong các loại môi trường .............................. 28
Bảng 4.3. Số lượng tế bào thu được qua các giờ nuôi cấy bằng phương pháp đếm
số tế bào. ...................................................................................................... 30
Bảng 4.4. Kết quả hiệu giá virut sau gây nhiễm trên các loại môi trường. .................. 31
Bảng 4.5. Kết quả xác định H môi trường nhân nhiễm tế bào ..................................... 33
Bảng 4.6. Kết quả so sánh hiệu giá môi trường có 1% huyết thanh và môi trường
không bổ sung huyết thanh trong môi trường nhân nhiễm. ......................... 35
Bảng 4.7. Kết quả xác định liều gây nhiễm thích hợp ................................................. 35
Bảng 4.8. Xác định phần trăm sữa thích hợp cho đông khô vacxin. ........................... 36
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra tạp nhiễm vi khuẩn và nấm mốc. ..................................... 37
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra tạp nhiễm virut Newcastle ................................................ 38
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra an toàn trên gà 1 ngày tuổi ............................................... 38
Bảng 4.12. Kết quả hiệu giá virut có trong vacxin Gumboro nhược độc đông khô. ...... 39
Bảng 4.13. Kết quả hiệu giá kháng thể trung hòa virut (…log 2) .................................. 39

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc virus Gumboro (expasy.org) ............................................................... 5
Hình 2.2. Genome virus Gumboro .................................................................................... 6
Hình 2.3. Bệnh tích bệnh Gumboro ở cơ đùi .................................................................. 10
Hình 2.4. Xuất huyết tại cơ đùi ....................................................................................... 10
Hình 2.5. Bệnh tích ở túi Fabricius ................................................................................. 11
Hình 3.1. buồng đếm Neubauer....................................................................................... 22
Hình 4.1. Hình ảnh biểu thị khả năng bám đáy của tế bào qua các giờ nuôi cấy
trên môi trường MEM. .................................................................................... 29
Hình 4.3. CPE liều nhiễm MOI 0.01 sau 72 giờ ............................................................. 36
Hình 4.4. Đối chứng tế bào sau 72 giờ ............................................................................ 36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 4.1. Kết quả đếm số lượng tế bào trong các loại môi trường ............................ 28
Biểu đồ 4.2. Xác định môi trường nhân nhiễm và thời gian thu hoạch virut. ................ 33
Biểu đồ 4.3. Kết quả xác định pH môi trường nhân nhiễm tế bào ................................. 34
Biểu đồ 4.4. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể sau khi miễn dịch ............................. 40

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đỗ Thị Hiền
Tên luận văn: “Nghiên cứu sản xuất vacxin Gumboro nhược độc đông khô trên tế bào
xơ phôi gà”
Ngành: Công Nghệ Sinh Học

Mã số: 60.42.02.01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Bệnh Gumboro (Hay còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm – Infectious
Bursal Disease-IBD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà, chủ yếu là gà 3-6 tuần
tuổi. Bệnh Gumboro do Birnavirus thuộc họ Birnaviridae gây ra. Virut cường độc
Gumboro tấn công vào túi Fabricius và các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, gây huỷ
hoại tế bào lympho B, làm suy giảm miễn dịch ở gà. Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 80%
đến 100% cá thể trong đàn.Tỷ lệ chết do bệnh Gumboro thường từ 5 – 30%, nếu nhiễm
chủng virus có độc lực cao thì tỷ lệ chết có thể tới 90%. Bệnh Gumboro gây thiệt hại
kinh tế nặng nề, cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh có
hiệu quả nhất là sử dụng vacxin một cách hợp lý để tạo cho đàn gà có một lượng kháng
thể chống lại sự tấn công của virus Gumboro.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu các điều kiện về môi trường, thời
gian nuôi cấy và số lượng tế bào thích hợp để xác định được quy trình nuôi cấy tế bào
xơ phôi thích hợp cho gây nhiễm virut Gumboro.
Sau khi xác định được những điều kiện thích hợp nuôi cấy tế bào xơ phôi gà
chúng tôi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhân lên của virut trên tế bào như
môi trường gây nhiễm, thời gian gây nhiễm ,nồng độ huyết thanh và liều gây nhiễm
thích hợp. Sử dụng giống Gumboro chủng 2512 đã được khảo sát sự thích nghi trên tế
bào xơ phôi gà làm chủng virut gây nhiễm xuyên suốt đề tài này. Kết quả đã xây dựng
được quy trình thích hợp cho nhân nhiễm virut trên tế bào mang lại hiệu giá cao.
Xác đinh tỷ lệ sữa thích hợp phối trộn với huyễn dịch virut tạo vacxin Gumboro
nhược độc đông khô đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm của một vacxin đông khô:cảm quan,
vật lý, độ ẩm, chân không, an toàn và hiệu lực.
Từ đó bước đầu xây dựng được quy trình sản xuất và kiểm nghiệm vacxin
Gumboro nhược độc đông khô trên môi trường tế bào xơ phôi gà.
Mục đích nghiên cứu
Xác định được quy trình sản xuất vacxin Gumboro trên môi trường tế bào xơ
phôi gà.

viii


Đánh giá được các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp: thuần khiết, an toàn, hiệu lực
và khả năng sinh miễn dịch của đàn gà với vacxin.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp về môi
trường, thời gian nuôi cấy và số lượng tế bào. Để đánh giá được các điều kiện thích hợp
trên sử dụng phương pháp đếm số bằng buồng đếm Neubauer và quan sát hình thái, sự
phát triển của tế bào bằng kính hiển vi soi ngược.
Sau thời gian nuôi cấy thích hợp tiến hành gây nhiễm virut trên tế bào. Bằng
phương pháp xác định hiệu giá virut TCID50 và quan sát bệnh tích tế bào (CPE) bằng

kính hiển vi soi ngược, đã xác định được các điều kiện thích hợp để gây nhiễm virut
trên tế bào mang lại hiệu giá virut cao.
Sử dụng phương pháp xác định hiệu giá virut TCID50 và tham khảo các tiêu
chuẩn kiểm nghiệm vacxin Gumboro nhược độc đông khô theo TCVN 8669-6:2011 đã
xác định được tỷ lệ sữa thích hợp bổ trợ đông khô vacxin có hiệu giá cao đáp ứng được
các tiêu chuẩn kiểm nghiệm vacxin.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã hoàn thiện được các điều kiện thích hợp cho nuôi cấy tế bào xơ
phôi gà.
Đã đưa ra được quy trình thích hợp cho việc nhân nhiễm virut Gumboro trên tế
bào xơ phôi gà.
Đã thử nghiệm và đưa ra công thức bổ trợ phù hợp cho sản xuất thử nghiệm
vacxin Gumboro trên tế bào xơ phôi gà.
Sản xuất thử nghiệm thành công 3 lô vacxin Gumboro đạt chỉ tiêu kiểm nghiệm:
cảm quan vật lý, an toàn, thuần khiết và hiệu lục với hiệu giá virut cao.

ix


THESIS ABSTRACT

Author: Do Thi Hien
Thesis title: "Research attenuated Gumboro vaccine production on a global freeze-dried
chicken embryo fibroblasts"
Industry: Biotechnology

Code: 60.42.02.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Gumboro disease or infectious bursal disease- IBD is an acute infection in

chicken, almost in chicken at 3 to 6 week of age. Gumboro disease caused by
Birnavirus, belongs to Birnaviridae family. Gumboro virus attacks to bursal of Fabricius
and lymphoid organs, destroys B lymphocytes, causes immune deficiency in chicken.
Flock morbidity is high, from 80 to 100%. Mortality rate can range from 5 to 30%, The
hypervirulent field strains caused up to 90% mortality. The economic impact of IBD is
severe, there are no specific treatment recently. The most effect prevention is
vaccination rationally to generate antibodies against Gumboro virus.
In present study, we designed almost conditions including medium, time for
culture, optimal quatity of cell to confirm of cell culture processing and cytopathology
of IBD virus in chicken embryo fibroblast.
After determining these optimal conditions in chicken embryo fibroblast (CEF),
we confirmed all factors which afffect to virus propagation such as medium, time,
serum concentration and multiplicity of injection. IBD virus from 2512 master seed
adapted in chicken embryo was used for the propagation in CEF cells in this study.
Finally, we found appropriate propagate processing with high virus titer.
We also determined skim milk ration used for lyophilized live-attenuated
vaccine reached the QC target about perceptible, physical test, moisture, vacuum, safety
and potency.
Since then, we establish manufacture processing and qualify control tests for
Gumboro vaccine adapted in CEF cells.
Research purposes
Set up a manufacture processing for Gumboro vaccine adapted in CEF cells.
Evaluate optimal QC tests such as Integrity, Safety, Potency and the immune
status of breeder flocks.

x


Research Methods
In this study, CEF cells were cultured with appropriate conditions including

medium, time and number of cells for culture. We counted number of cells by using
Neubauer chamber and observed shape, cell development through microscope.
After culturing, cells were inoculated by IBD virus. We determined the optimal
conditions for virus propagation by evaluating the virus titer and CPE observation.
We determined appropriate skim milk ration for lyophilized live-attenuated
vaccine with high titer by using TCID50 assay and QC standards following TCVN
8669-6:2011.
Main results and conclusions
Research has completed the conditions suitable for cell culture of chicken
embryo fiber.
Has launched the process suitable for human Gumboro virus infection on
chicken embryo fibroblasts.
Tested and given supplementary formula suitable for production testing
Gumboro vaccine on chicken embryo fibroblasts.
Successful production test 3 batches to achieve the targeted Gumboro vaccine
testing: the physical sense, safety, purity and efficacy with high viral titers.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là
chăn nuôi gà phát triển đáng kể. Nhiều giống gà mới cho năng suất trứng, thịt
cao với chất lượng thơm ngon, bổ dưỡng đã được nhập vào nước ta nhằm đáp
ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên công tác thú y và chăm
sóc sức khoẻ đàn gà lại phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Nhiều bệnh
truyền nhiễm gia cầm đã xuất hiện như Newcastle, Đậu gà, Tụ huyết trùng
gà…Một trong những bệnh thường xảy ra gây thiệt hại không nhỏ cho người
chăn nuôi phải kể đến đó là bệnh Gumboro. Những năm của thập kỷ 80, bệnh

Gumboro xảy ra nhiều ở gà 3 - 6 tuần tuổi với những triệu chứng lâm sàng và
bệnh tích điển hình, nhưng sang thập kỷ 90 bệnh Gumboro ở nước ta lại diễn
biến phức tạp hơn, gà dưới 2 tuần tuổi và sau 9 tuần tuổi cũng mắc bệnh, đồng
thời bệnh xảy ra ở những đàn gà chăn nuôi theo lối công nghiệp cũng như các
đàn gà nuôi trong các hộ gia đình.
Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà, do virus gây ra.
Bệnh gây thiệt hại không chỉ ở tỷ lệ chết mà đặc biệt là gây ra tình trạng suy
giảm miễn dịch. Sự suy giảm miễn dịch chủ yếu là do mầm bệnh tấn công trực
tiếp vào túi Fabricius - cơ quan sản sinh miễn dịch dịch thể ở gia cầm, từ đó
làm cho gia cầm giảm hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với nhiều loại
vacxin phòng bệnh khác như: Newcastle, Lasota, Đậu gà, …Cho tới nay chưa
có thuốc điều trị đặc hiệu.
Chủng ngừa vacxin là một trong những biện pháp có hiệu quả cao giúp
phòng ngừa bệnh. Hiện nay trên thị trường chủ yếu sử dụng các loại vacxin nhập
ngoại với giá thành cao và khá thụ động về nguồn vacxin. Việc sản xuất một loại
vacxin trong nước với giá thành phải trăng và hơn nữa là có thể chủ động được
nguồn vacxin là rất cần thiết.Vấn đề đặt ra là làm sao có được một loại vacxin
Gumboro sản xuất trong nước với một quy mô lớn, có hiệu lực tốt, có khả năng
bảo hộ cao đáp ứng yêu cầu phòng bệnh Gumboro trong điều kiện dịch bệnh diễn
biến ngày càng phức tạp, đồng thời loại vacxin đó phải có giá thành cạnh tranh,
bảo quản, vận chuyển dễ dàng.

1


Để đóng góp phòng chống bệnh Gumboro và giải quyết những vấn đề nêu
trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu sản xuất vacxin Gumboro nhược độc trên tế bào xơ phôi gà”
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được quy trình sản xuất vacxin Gumboro trên môi trường tế bào

xơ phôi gà.
Đánh giá được các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp: thuần khiết, an toàn,
hiệu lực và khả năng sinh miễn dịch của đàn gà với vacxin.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sản xuất vacxin Gumboro nhược độc đông khô trên tế
bào xơ phôi gà quy mô phòng thí nghiệm.
Thời gian thực hiện đề tài 12 tháng.
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần dược phẩm và vật tư thú y
Hanvet.
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
Sự thành công của đề tài là cơ sở trong sản xuất vacxin dùng phòng bệnh
Gumboro cho đàn gà con đạt hiệu quả cao. Góp phần ngăn chặn dịch bệnh
Gumboro lây lan trong chăn nuôi gia cầm.
Sản xuất vacxin trên tế bào xơ phôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp
phần làm giảm giá thành sản phẩm so với các loại vacxin ngoại nhập.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH GUMBORO
Bệnh Gumboro (Hay còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm –
Infectious Bursal Disease-IBD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà, chủ yếu
là gà 3-6 tuần tuổi. Bệnh Gumboro do Birnavirus thuộc họ Birnaviridae gây ra.
Virut cường độc Gumboro tấn công vào túi Fabricius và các cơ quan có thẩm
quyền miễn dịch, gây huỷ hoại tế bào lympho B, làm suy giảm miễn dịch ở gà.
Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 80% đến 100% cá thể trong đàn.Tỷ lệ chết do
bệnh Gumboro thường từ 5 – 30%, nếu nhiễm chủng virus có độc lực cao thì tỷ
lệ chết có thể tới 90%. Bệnh Gumboro gây thiệt hại kinh tế nặng nề, cho đến nay
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là sử

dụng vacxin một cách hợp lý để tạo cho đàn gà có một lượng kháng thể chống lại
sự tấn công của virus Gumboro.
2.1.1. Lịch sử và tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1.1 Lịch sử bệnh và tình hình bệnh Gumboro trên thế giới.
Bệnh Gumboro được phát hiện đầu tiên vào năm 1957 tại vùng Gumboro
thuộc bang Delaware của Mỹ, nhưng đến năm 1962 mới được mô tả cặn kẽ và
công bố với cái tên ban đầu là bệnh viêm thận gia cầm (Avian Nephrosis) do có
sự huỷ hoại ở vùng vỏ thận. (Cosgrove A.S, 1962).
Khi bắt đầu nghiên cứu phân lập mầm bệnh, người ta đã nhầm với mầm
bệnh của hội chứng viêm thận. (Hitchner S.B., 1970) đã mô tả một loại virus
Gray phân lập được từ một ca bệnh viêm thận không khác những hội chứng viêm
thận mà Cosgrove đã miêu tả. Chính vì vậy các tác giả đã cho rằng virus Gray là
nguyên nhân gây bệnh Gumboro. Những nghiên cứu tiếp theo cho thấy gà được
miễn dịch bằng virus Gray vẫn bị mắc bệnh Gumboro và một đặc trưng của bệnh
này là túi Fabricius bị biến đổi rõ rệt. Năm 1964, Hitchner đã phân lập thành
công mầm bệnh trên phôi gà, đó là mầm bệnh gây viêm túi Fabricius.
Đến năm 1970, Hitchner cũng đã xác định kết quả trên và đề nghị gọi bệnh đã
gây bệnh lý đặc biệt ở túi fabricius là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm
(Infectious Bursal Disease) hay còn gọi là bệnh Gumboro.
(Allan W.H.et al., 1972) đã công bố virut gây bệnh Gumboro khi nhiễm
vào gà con ở giai đoạn sớm sẽ gây suy giảm miễn dịch. Sự phát hiện khả năng

3


gây suy giảm miễn dịch của bệnh Gumboro đã làm tăng sự quan tâm đến việc
khống chế bệnh này.
Năm 1980, đã phát hiện ngoài virut Gumboro thuộc Serotype 1 còn có
virut Gumboro thuộc Serotype 2, từ đó việc phòng chống bệnh Gumboro càng
trở nên phức tạp hơn (Mc Ferran J.B.et al., 1980).

Trước năm 1987 ở Bỉ và Pháp đã tồn tại bệnh Gumboro với các chủng
virus có độc lực thấp, gây thiệt hại dưới 1% tổng đàn, gà chậm lớn và suy giảm
miễn dịch. Đầu năm 1987, lần đầu tiên ở Bỉ và biên giới giữa nước Đức và Bỉ
xuất hiện các chủng virus có độc lực cao ở các trại gà thịt, gây chết 50% đến 80%
số gà trong đàn, mặc dù những nơi này thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh
tiêu độc. Tháng 7 năm 1987 chủng virus có độc lực rất cao lan khắp nước Bỉ và
các nước Bắc Âu.
Như vậy, bệnh Gumboro có ở hầu hết các nước trên thế giới.
2.1.1.2. Bệnh Gumboro ở Việt Nam và một số nghiên cứu về bệnh.
Năm 1981 các chuyên gia Hungary và chuyên gia Việt nam đã phát hiện
bệnh Gumboro có ở một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp miền Bắc Việt Nam.
Cũng trong năm này, bệnh Gumboro xảy ra ở trại gà Cục hậu cần quân khu 5 Đà
Nẵng đã làm chết 27% đàn gà (Nguyễn Đăng Khải, 1988).
Năm 1982 Viện thú y Quốc gia đã chính thức công bố bệnh Gumboro.
Năm 1987 là năm khởi đầu của sự bùng nổ bệnh Gumboro ở Việt nam. Bệnh xảy
ra rất nặng ở xí nghiệp gà Phúc Thịnh và xí nghiệp gà Cầu Diễn thuộc liên hiệp
gia cầm Hà nội và một số cơ sở khác. Nhiều trại gà đã phải thanh lý hoàn toàn
(Nguyễn Đăng Khải, 1988).
Chẩn đoán đàn gà bệnh ở khu vực chăn nuôi gia đình, (Phương Song Liên,
1996) có nhận xét: tổng số đàn gà nhiễm bệnh Gumboro tăng lên rõ rệt qua các
năm, từ 19,23% số đàn nhiễm Gumboro trong năm 1989 lên 90,31 % số đàn năm
1995 trong tổng số đàn gà bệnh được kiểm tra.
Khảo sát tình hình dịch bệnh ở 786 đàn gà gồm 217.710 gà nuôi tập trung
trong gia đình ở một số tỉnh phía Bắc (1996 - 1998), (Lê Văn Năm, 1997) đã
nhận xét: Bệnh Gumboro xảy ra rất phổ biến và ngày càng phức tạp, có tới
31,59% số đàn bị thiệt hại.
Như vậy, bệnh Gumboro đã xuất hiện ở nước ta ít nhất từ những năm đầu
thập kỷ 80 tới nay và là bệnh gây thiệt hại nặng nề cho đàn gà. Trong những năm

4



chưa sử dụng vacxin Gumboro phòng bệnh cho gà trong đàn gà đã tồn tại mầm
bệnh và kháng thể Gumboro (Trần Thị Tố Liên, 1996).
Kể từ sau khi công bố có bệnh Gumboro ở Việt Nam, đặc biệt là từ năm
1987 khi bệnh dịch Gumboro nổ ra ở nhiều trại gà công nghiệp, gây thiệt hại
kinh tế nặng nề. Việc tập trung nghiên cứu các biện pháp chẩn đoán phát hiện,
phòng chống bệnh đã được các nhà chuyên môn quan tâm. Từ đó đến nay đã
có nhiều công trình nghiên cứu. Phòng thí nghiệm của Bộ môn virut - Viện
thú y quốc gia bước đầu nghiên cứu sản xuất vacxin Gumboro (Nguyễn Tiến
Dũng, 1996).
Năm 1994, Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương đã bước đầu nghiên cứu sản
xuất vacxin Gumboro nhược độc đông khô trên tế bào xơ phôi gà chủng 2512
(Trần Thị Liên và Trần Khâm, 1999). Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về sản xuất
vacxin còn có các đề tài về ứng dụng vacxin như: "Đáp ứng miễn dịch của gà
sinh sản được tiêm vacxin Gumboro vô hoạt nhũ dầu Việt Nam và khả năng
truyền kháng thể thụ động cho đàn con của chúng" (Phạm Công Hoạt, 1998),
Phan Văn Lục và cs. (1996) với "Nghiên cứu ứng dụng vacxin Gumboro sản xuất
trong nước".
2.1.2. Virut Gumboro
2.1.2.1. Cấu trúc virut Gumboro
Virut Gumboro hay còn gọi là virut gây viêm túi huyệt truyền nhiễm
(Infectious Bursal Disease virus -IBDV) là thành viên của họ Birnaviridae.

Hình 2.1. Cấu trúc virus Gumboro (expasy.org)
Virut Gumboro có dạng hình khối đa diện đường kính khoảng 60-70 nm,
dưới kính hiển vi điện tử có thể quan sát thấy tập hợp virus Gumboro trông giống

5



như tổ ong, xếp đều đặn cạnh nhau. Mỗi nguyên sinh chất có thể chứa một vài
tập hợp virut. Toàn bộ hạt virut có phân tử lượng 2,2-2,5 x 106 Dalton. Có hằng
số lắng là 14S và độ đậm đặc Cloruaxensi (CsCL ) là 1,32g/ml.
Virut Gumboro không có vỏ bọc ngoài, nó là một virut dạng trần hay còn
gọi là cấu trúc dạng nucleocapsid bao gồm nhân chứa Axit Ribonucleic (ARN)
và lớp Protein bao quanh (capsid) (Azad A.A et al., 1985). Hệ gen ARN là sợi
đôi gồm 2 phân đoạn A và B. Phần vỏ capsid của virut Gumboro được cấu tạo
bởi 32 capsomer.

Hình 2.2. Genome virus Gumboro
Hệ gen của virut mang thông tin di truyền và có trách nhiệm tổng hợp 5
loại protein: VP1, VP2, VP3, VP4 và VP5. Các protein này có trọng lượng phân
tử khác nhau. Các chủng virut Gumboro đều có mức độ giống nhau ở các gen
quy định tổng hợp protein VP1, VP3, VP4 và VP5, chúng chỉ khác nhau ở gen
quy định tổng hợp VP2.
2.1.2.2. Cấu trúc kháng nguyên
* Các chủng virut Gumboro:
là người đầu tiên công bố về các chủng virut Gumboro phân lập ở châu
Âu. Theo tác giả thì tất cả các loại virut Gumboro đều thuộc hai biến thể
(Serotype) đó là Serotype 1 và Serotype 2. Kết quả này cũng tương tự như kết
quả mà (Jackwood D.Jvà cộng sự, 1982) đã phân lập ở Mỹ và ở Châu Âu, cũng
được gọi dưới tên là Serotype 1 và Serotype 2.
Serotype 1 thường gây bệnh cho gà nhà, Serotype 2 thường gây bệnh cho
gà tây. Giữa hai Serotype cũng có sự khác biệt về tính kháng nguyên và ngay
trong cùng một Serotype thì tính kháng nguyên cũng khác nhau. Giữa các biến

6



chủng của Serotype 1 và các chủng gốc trong Serotype này chỉ có tương đồng
kháng nguyên khoảng 30%. Đây là lưu ý cần thiết trong việc chọn và sử dụng
các loại vacxin phòng bệnh Gumboro bởi giữa virut Serotype 1 và 2 không tạo
miễn dịch chéo. Khi gây miễn dịch phòng bệnh bằng vacxin virut Serotype 2 thì
không bảo hộ chống lại virut Serotype 1.
* Cấu trúc kháng nguyên virut Gumboro:
Cấu trúc kháng nguyên của virus Gumboro tập trung ở phần vỏ (capsid).
Khi gà bị nhiễm virus Gumboro thì trong cơ thể gà sẽ hình thành kháng thể kết
tủa và kháng thể trung hoà. Các tác giả đã mô tả hai cấu trúc kháng nguyên khác
nhau của virus Gumboro như sau:
+ Kháng nguyên kết tủa:
Chủ yếu do loại protein đặc hiệu nhóm (Group Specific = GS) chịu trách
nhiệm. Kháng nguyên đặc hiệu nhóm khi kết hợp với kháng thể sẽ tạo nên phản
ứng kết tủa. Kháng nguyên đặc hiệu nhóm được sản xuất rất nhiều giải phóng ra
khỏi tế bào tạo nguyên liệu để thực hiện quá trình nhân lên, gây bệnh của virut
cũng như quá trình đáp ứng miễn dịch đối với vacxin Gumboro.
+ Kháng nguyên trung hoà:
Kháng nguyên trung hoà nằm ở vỏ bọc virus và tham gia vào phản ứng
trung hoà. Kháng nguyên trung hoà chủ yếu do loại protein đặc hiệu type (TS
=Type Specific) đảm nhiệm. Kháng nguyên đặc hiệu type là một phức hợp bao
gồm nhiều protein kết hợp, trong đó có protein quyết định tính gây bệnh của
virus, do vậy trong miễn dịch bảo hộ, quá trình trung hoà xảy ra giữa kháng thể
với kháng nguyên trung hoà đặc hiệu sẽ vô hiệu hoá tính gây bệnh này.
Một điều quan trọng là hai loại kháng nguyên đặc hiệu type và đặc hiệu
nhóm cùng được sản xuất như nhau. Do vậy khi tiếp xúc với hệ miễn dịch, chúng
đều kích thích sản sinh kháng thể trung hoà và kết tủa theo một tỷ lệ thuận.
2.1.2.3. Sự nhân lên và hủy hoại của virus Gumboro trên tế bào
* Mối quan hệ giữa virut và tế bào:
Trong điều kiện tối ưu về môi trường, và nhiệt độ, sự xâm nhiễm của virut
vào tế bào chủ sẽ xảy ra theo một trong các hướng sau:

(1) Virut không xâm nhập được vào tế bào, tế bào vẫn còn nguyên vẹn và
phát triển bình thường.

7


(2) Virut xâm nhập vào tế bào thích ứng, kết quả là tế bào bị tổn thương một
phần hoặc toàn phần.
(3) Tế bào chống lại virut tức là tế bào sau khi bị nhiễm virut, tế bào cảm ứng
sẽ sản xuất ra một chất gọi là cản nhiễm tố (Interferon) làm ngăn cản sự xâm
nhập của virut vào tế bào lành bên cạnh.
* Sự nhân lên của virut trong tế bào:
Giống như các virut ARN khác, sự gây nhiễm của virut Gumboro trên tế
bào cũng trải qua các giai đoạn hấp phụ, xâm nhập tế bào, giai đoạn tổng hợp
protein và lắp ráp các nucleocapsid cuối cùng là giai đoạn giải phóng hạt virus.
Giai đoạn hấp phụ và xâm nhập xảy ra rất nhanh sau khi virut cố định vào một
thụ thể đặc hiệu ở màng bào tương. Vỏ bọc virut dính liền vào màng bào tương
và bị tiêu huỷ bởi enzyme. Khi xâm nhập vào bào tương, các protein của virut
đầu tiên được tổng hợp là nucleocapsid. Sau đó các nucleocapsid di chuyển ra
phía ngoài màng và tụ lại ở màng bào tương. Hai thành phần chủ yếu của virut là
protein và axit nucleic được tổng hợp ở hai nơi khác nhau sau đó mới kết hợp lại
thành hạt virut hoàn chỉnh (virion). Sau đó, virut xúc tiến tế bào tổng hợp một
protein mới gọi là protein ức chế có tác dụng đình chỉ mọi hoạt động của tế bào,
chỉ đảm bảo những hoạt động phục vụ cho virut. ARN của virut sẽ được tổng
hợp trong nguyên sinh chất của tế bào và xúc tiến quá trình sao chép thành ARN
thông tin (mARN).
Giai đoạn cuối cùng, các hạt virus dịch chuyển đến sát màng bào tương
đã bị biến đổi, các hạt virus được giải phóng khỏi tế bào.
* Sự huỷ hoại tế bào của virut:
48 giờ sau khi gây nhiễm trên tế bào xơ phôi gà, virut Gumboro đã gây

bệnh tích tế bào. Sự nhân lên của virut Gumboro dẫn đến sự huỷ hoại tế bào. Có
3 loại huỷ hoại tế bào:
+ Huỷ hoại bệnh lý: Lượng virut lớn tấn công vào hàng loạt tế bào gây ra
sự huỷ hoại. Ít nhất là 80%-90% tế bào bị huỷ hoại. Nếu thu hoạch vacxin ở giai
đoạn này thì hàm lượng virut đạt rất cao.
+ Huỷ hoại non: Do nồng độ virut gây nhiễm lên tế bào quá cao làm cho
những tế bào xung quanh bị huỷ hoại nhưng một số tế bào ở giữa chưa bị nhiễm
virut lại phát triển. Khi đó tiến hành thu hoạch vacxin thì hàm lượng virut cũng
không đạt.

8


+ Huỷ hoại già: Huỷ hoại do virut không đáng kể, chủ yếu do tế bào già
điều kiện nuôi dưỡng kém, môi trường dinh dưỡng đã hết các axit amin... pH
môi trường thay đổi dẫn đến các tế bào bong ra và nổi lơ lửng trong môi trường
nuôi cấy.
Sự huỷ hoại tế bào do virut gây ra thường biểu hiện ở 2 dạng:
Dạng thứ 1: dạng này tương đối điển hình do hiện tượng liên hợp của tế
bào trong quá trình nhân lên của virut, virut gây ra sự xáo trộn các chức năng
phân chia của tế bào dẫn đến sự hình thành các tế bào đa nhân.
Dạng thứ 2: ngược lại, không có sự liên hợp tế bào. Các tế bào co rút lại,
tạo thành các hình sợi hoặc hình tròn. Người ta cũng có thể tìm thấy nhiều đám tế
bào hình tròn co cụm lại.
2.1.3. Bệnh Gumboro
2.1.3.1. Cơ chế sinh bệnh
Theo (Nakai T. and H. Hirai, 1981) thì túi Fabricius là cơ quan đích của
virut Gumboro. Sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ, virut tập trung ở cơ quan
lympho chủ yếu là túi Fabricius, chúng tấn công các mô lympho và các nang túi
gây xuất huyết phù thũng và sưng túi. Ngày thứ 4 sau khi gây nhiễm, túi

Fabricius có thể to gấp 2-3 lần so với lúc đầu, virut kìm hãm chức năng của các
tế bào lympho, gây hoại tử tế bào làm túi Fabricius bắt đầu teo dần. Đến ngày thứ
8 sau khi gây nhiễm, túi Fabricius chỉ còn bằng 1/3 kích thước ban đầu. Sự tấn
công của virus Gumboro vào các tế bào lympho B gây phá huỷ và thoái hoá, làm
giảm số lượng tế bào. Số tế bào thoái hoá mất đi của các nang lympho và các tế
bào lympho B là không thể bù đắp nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh
miễn dịch của túi Fabricius, gây hiện tượng suy giảm miễn dịch của gia cầm (Lê
Thanh Hoà, 1992).
Mức độ suy giảm miễn dịch phụ thuộc vào độc lực và thời điểm xâm nhập
của virut Gumboro.
Virut Gumboro tấn công gây chết tế bào, phá huỷ các sản phẩm trao đổi
chất, từ đó gây tắc mạch quản và hoại tử tế bào, gây xuất huyết thẩm dịch. Đó là
biểu hiện đặc trưng của bệnh (Hudson P.J. et al., 1986).
(Kosters J.và cộng sự, 1972) cho rằng, virut Gumboro tác động làm tăng
thời gian đông máu gây hiện tượng bệnh lý đông máu, trong hệ tuần hoàn xuất
hiện các cục huyết khối có kích thước khác nhau làm nghẽn mao mạch mà chủ
yếu là ở vùng niêm mạc túi Fabricius, ở cơ ngục, cơ lườn, thận, lách, gan... Sự
nghẽn mao mạch dẫn đến hiện tượng xung huyết và xuất huyết.

9


Do đặc tính sinh lý của gia cầm, do cơ chế tiến triển và tác động sinh
bệnh của virus Gumboro, cũng như do ảnh hưởng không nhỏ của ngoại cảnh
mà bệnh Gumboro thông thường chỉ xảy ra ở gà có độ tuổi từ 3 - 6 tuần tuổi
hoặc 7 tuần.
Như vậy, virut Gumboro gây bệnh cho gà con biểu hiện ở 2 khía cạnh:
- Gây bệnh cho gà mẫn cảm (3-6 tuần tuổi) với các triệu chứng lâm sàng
và bệnh tích điển hình.
- Gây hiện tượng suy giảm miễn dịch ở gà dưới 2 tuần tuổi.

Hiểu được cơ chế sinh bệnh và tác hại của bệnh để có biện pháp sử dụng
vacxin vào thời điểm thích hợp trên cơ sở đó, ngăn chặn sự thiệt hại do bệnh gây ra.
2.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng

Hình 2.3. Bệnh tích bệnh Gumboro ở cơ đùi

Hình 2.4. Xuất huyết tại cơ đùi
Những ổ dịch cấp tính có triệu chứng lâm sàng xảy ra trong những đàn gà
hoàn toàn mẫn cảm. Bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, tỷ lệ ốm cao, có khi

10


tới 100%, tỷ lệ chết từ 5 - 30%, thực tế có đàn chết trên 50%. Bệnh Gumboro có
thời gian ủ bệnh ngắn, thường sau 1-2 ngày gà đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Một trong những biểu hiện sớm nhất của triệu chứng lâm sàng là gà tự quay đầu
về phía hậu môn để mổ.
(Cosgrove A.S, 1962) đã mô tả bệnh như sau: Lông vũ quanh hậu môn bẩn,
phân có nhiều nước trong hoặc lẫn muối urat màu trắng, gà bỏ ăn, mệt mỏi, lông
xơ xác, run rẩy, nằm sụp xuống, mất nước, thời kỳ cuối nhiệt độ cơ thể giảm thấp
hơn bình thường, gà kiệt sức dần rồi chết. Do mất nước nên gà uống nhiều nước và
ỉa chảy nhiều dẫn đến sự mất cân bằng về trao đổi giữa ion và nước trong cơ thể.
2.1.3.3. Bệnh tích
 Đại thể
Túi fabricius bị virus tấn công đầu tiên, do đó bệnh tích đặc trưng nhất và
sớm nhất của bệnh Gumboro là sự biến đổi ở cơ quan này. Sau khi nhiễm bệnh 23 ngày, mặt ngoài của túi Fabricius có thẩm dịch như chất keo gelatin màu vàng
bao phủ. Mặt trong túi có màu vàng kem, sưng cứng, múi lồi ra. Hiện tượng thẩm
dịch mất đi khi kích thước túi trở lại bình thường và túi có màu xám khi bị teo
lại. Bệnh tích đại thể ở các cơ quan khác thường biểu hiện: Cơ khô nhanh, cơ
ngực, cơ đùi xuất huyết, niêm mạc ruột dày lên, thận sưng và có muối urat đọng

trong ống dẫn niệu, nhưng bệnh tích ở thận chỉ gặp ở những gà bị chết hoặc bệnh
đang tiến triển. (Cosgrove A.S, 1962) Nhìn chung bệnh tích không đồng đều và
không ổn định, chỉ có bệnh tích ở túi Fabricius là bệnh tích đặc trưng nhất của
bệnh Gumboro.

Hình 2.5. Bệnh tích ở túi Fabricius

11


 Vi thể:
Biến đổi vi thể trong bệnh Gumboro xảy ra đầu tiên ở các cơ quan có tổ
chức lympho và các cơ quan tạo miễn dịch như túi Fabricius, lách, tuyến ức, và
hạch amidal... biến đổi chủ yếu và lớn nhất vẫn là ở túi Fabricius. Bệnh tích vi
thể xuất hiện rất sớm, chỉ trong vòng vài giờ đến vài chục giờ sau khi virus
nhiễm vào cơ thể.
Toàn bộ các nang túi đều bị huỷ hoại nghiêm trọng vào ngày thứ 3 hoặc 4
sau khi nhiễm. Trong giai đoạn này túi Fabricius sưng to, khối lượng túi tăng do
xung huyết, thuỷ thũng và do sự tăng sinh của các tế bào dị nhân. Khi phản ứng
viêm mất dần, sự huỷ hoại vùng tuỷ của nang túi bắt đầu, khoang rỗng giữa các
nang nới rộng, đồng thời diện tích các nang hẹp lại.
Lách cũng có biến đổi vi thể rất sớm, chủ yếu là sự tăng sinh các tế bào
võng nội mô REC trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Tuyến ức có một vài biến đổi
trong các mô lympho vào giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng cũng như lách, các biến
đổi không tồn tại lâu và hồi phục sớm hơn.
Các bệnh tích vi thể ở thận là không đặc trưng và có thể là do sự mất nước
trầm trọng gây ra. (Helmboldt C.F. and E. Garner, 1964) bệnh tích ở thận chỉ gặp
ở 5% số gà được kiểm tra.
2.1.3.4. Chẩn đoán bệnh Gumboro
Tổ chức Dịch tễ Quốc tế (OIE) đã liệt kê bệnh Gumboro vào nhóm bệnh

thuộc bảng B và đã có khuyến cáo đầy đủ về các phương pháp chẩn đoán bệnh
(OIE, 1992) Cũng như một số bệnh do virut khác, chẩn đoán bệnh Gumboro về
nguyên lý cũng dựa trên lâm sàng và một số phương pháp trong phòng thí
nghiệm. (Lê Thanh Hoà, 1992) đã liệt kê các phương pháp chẩn đoán bệnh
Gumboro bao gồm:
- Chẩn đoán qua sự tiến triển dịch tễ học của bệnh.
- Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng.
- Chẩn đoán qua bệnh tích đại thể.
- Chẩn đoán bằng bệnh lý tổ chức vi thể.
- Chẩn đoán bằng phương pháp phân lập virus.
- Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học.
- Chẩn đoán phát hiện và giám định virus Gumboro bằng kính hiển vi điện tử.

12


- Chẩn đoán phân biệt.
- Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR (Reverse Transcriptate Polymerase
Chain Reaction).
- Chẩn đoán nhanh bằng miễn dịch học sắc ký (Immuno
Chromatographic test-ICT).
2.2. MIỄN DỊCH CHỐNG BỆNH GUMBORO
2.2.1. Khái niệm chung
Miễn dịch là khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các yếu tố mang thông
tin di truyền ngoại lai. Vì vậy, khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể tự
bảo vệ mình trước hết bằng các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, tham gia vào
cơ chế này gồm có các đại thực bào, các tế bào giết tự nhiên, hệ thống Propecdin,
hệ thống bổ thể, các enzym...
Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các
kháng nguyên với các tế bào dạng lympho của cơ thể vật chủ, trong đó trước hết

là các lympho bào nhận dạng kháng nguyên lạ và sau đó là những cố gắng để loại
trừ những kháng nguyên đó.
Trong quá trình này, hai cơ chế miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không
đặc hiệu phối hợp chặt chẽ làm tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Hệ thống miễn
dịch của cơ thể bao gồm các tế bào và cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, các cơ
quan này tham gia vào cơ chế miễn dịch đặc hiệu đồng thời cũng là nơi sản sinh,
huấn luyện, biệt hoá và tàng trữ các tế bào dạng lympho.
Nói về miễn dịch bệnh Gumboro, người ta phải đề cập tới túi Fabricius ở
gia cầm nói chung và ở gà nói riêng.
Túi Fabricius là cơ quan lympho biểu mô nằm ở mặt trong của lỗ huyệt,
phía trên trực tràng. Túi Fabricius còn gọi là túi bạch huyết, túi huyệt. Túi có
cuống thông với trực tràng. Túi có nhiều ngăn nhỏ như múi khế tạo nên các
xoang chứa tế bào lympho. Túi Fabricius là nơi tiếp nhận các nguyên bào
lympho, rồi huấn luyện, biệt hoá để trở thành lympho B có vai trò quan trọng
trong đáp ứng miễn dịch dịch thể. Túi Fabricius và tuyến ức đóng vai trò chủ yếu
trong sự phát triển đầy đủ thẩm quyền miễn dịch ở gia cầm, trong đó túi
Fabricius đáp ứng về sự hình thành kháng thể trong miễn dịch dịch thể, còn tuyến
ức có tác dụng trong miễn dịch trung gian tế bào hoặc hiện tượng quá mẫn chậm.

13


×