Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây cà chua trong nhà lưới tại Gia Lâm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.66 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

------

-------

TRẦN THỊ THANH XUÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ
GỐM KỸ THUẬT VÀ PHÂN VIÊN NÉN ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY
CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

------


-------

TRẦN THỊ THANH XUÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ
GỐM KỸ THUẬT VÀ PHÂN VIÊN NÉN ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY
CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VIỆT LONG

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện trong nhà lưới tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Việt Long từ tháng 08/2014 đến tháng 6
năm 2015.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2015

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THANH XUÂN

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn
này, tôi luôn nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
khoa học TS. Nguyễn Việt Long – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng – người đã
cho tôi những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thế Hùng – Viện Vật Lý, giám đốc
công ty APTco Việt Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài một cách
thuận lợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban quản lý đào tạo sau
Đại học, Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Cây lương thực
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, người bạn, đồng nghiệp đã
thường xuyên ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên
cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày ….tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THANH XUÂN


ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH....................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ........................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1.

Phương thức trồng cây không dùng đất .......................................................... 4
Các loại hình trồng cây không đất .............................................................. 4

1.1.1.
1.1.1.1.

Thủy canh (Hydroponics)........................................................................ 5

1.1.1.2.

Giá thể .................................................................................................... 7
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về trồng cây không đất ......................... 9

1.1.2.

1.1.2.1.

Cách thức trồng cây không đất ................................................................ 9

1.1.2.2.

Thủy canh ..............................................................................................11

1.1.2.3.

Giá thể trồng ..........................................................................................16

1.1.2.4.

Dinh dưỡng cho cây trồng ......................................................................20

1.2.

Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam ................................22

1.2.1.

Giá trị của cây cà chua...............................................................................22

1.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây cà chua ...............24

1.2.3.


Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.....................................................27

1.2.4.

Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam .....................................................29

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................32
2.1.
2.1.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................32
Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................32

iii


2.1.2.

Địa điểm....................................................................................................33

2.1.3.

Thời gian ...................................................................................................33

2.2.

Nội dung.......................................................................................................33

2.3.


Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................34

2.3.1.

Bố trí thí nghiệm .......................................................................................34

2.3.2.

Quy trình và kỹ thuật canh tác ...................................................................35

2.3.2.1.

Thời vụ ..................................................................................................35

2.3.2.2.

Ươm cây trong bầu nhỏ ..........................................................................35

2.3.2.3.

Chuyển cây ra chậu lớn và sử dụng sỏi kỹ thuật .....................................35

2.3.2.4.

Chăm sóc ...............................................................................................36

2.3.2.5.

Thu hoạch ..............................................................................................36


2.3.2.6.

Xử lý gốm xốp .......................................................................................36

2.3.3.

Các chỉ tiêu phi thí nghiệm ........................................................................36

2.3.3.1.

Đặc tính của gốm xốp ............................................................................36

2.3.3.2.

Đặc điểm của phân viên nén ...................................................................38

2.3.3.3.

Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh ....................................................39

2.3.4.

Các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................39

2.3.5.

Xử lý số liệu ..............................................................................................41

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................42
3.1.


Các yếu tố phi thí nghiệm .............................................................................42

3.1.1.

Đặc tính của các loại giá thể gốm kỹ thuật.................................................42

3.1.1.1.

Gốm xốp Việt Nam ................................................................................42

3.1.1.2.

Gốm nung Trung Quốc ..........................................................................45

3.1.2.

Đặc điểm của các loại phân viên nén .........................................................46

3.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm cà chua trong nhà lưới ở 2 vụ .........46

3.1.3.1.

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến thí nghiệm vụ thu đông 2014 ......48

3.1.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm vụ xuân hè 2015 ..........................49


iv


3.2.

Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến sinh

trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của cây cà chua
trong nhà lưới .....................................................................................................53
3.2.1.

Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến thời gian

sinh trưởng của cây cà chua ................................................................................53
3.2.2.

Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến sinh

trưởng và phát triển của cây cà chua ...................................................................56
3.2.3.

Khả năng chống chịu sâu bệnh và tỷ lệ đổ gãy...........................................76

3.2.4.

Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật phân viên nén đến năng suất

và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà chua..............................................81
3.2.5.


Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến chất

lượng quả cà chua trồng chậu trong nhà lưới ......................................................89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................91
1. Kết luận..............................................................................................................91
2. Đề nghị ..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua ....................23
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây .........28
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012........28
Bảng 1.4. Những quốc gia có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012..........29
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam trong những năm
gần đây...............................................................................................................30
Bảng 2.1. Nguồn gốc và thành phần các loại gốm thí nghiệm .................................32
Bảng 2.2. Tên các công thức thí nghiệm .................................................................34
Bảng 3.1. Đặc tính của các loại gốm xốp Việt Nam ................................................42
Bảng 3.2. Đặc tính của các loại phân viên nén thí nghiệm ......................................46
Bảng 3.3. Bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình 10 ngày ở vụ thu
đông 2014 ..........................................................................................................48
Bảng 3.4. Bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình 7 ngày ở vụ xuân
hè 2015 ..............................................................................................................50
Bảng 3.5. Bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không khí sau 21 NST ở vụ xuân hè
2015 ...................................................................................................................51
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến thời

gian sinh trưởng, phát triển của cây cà chua trong vụ thu đông 2014 ..................54
Bảng 3.7 . Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua trong vụ thu đông 2014 ..........................57
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua vụ xuân hè 2015.....................................58
Bảng 3.9 . Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến động
thái tăng trưởng số lá trên thân chính cây cà chua trong vụ thu đông 2014 .........62
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến động
thái ra lá trên thân chính cây cà chua vụ xuân hè 2015 .......................................63
vi


Bảng 3.11 . Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến chỉ
số hàm lượng diệp lục (SPAD) của cây cà chua trong vụ thu đông 2014 ............67
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến chỉ số
SPAD của cây cà chua vụ xuân hè 2015 .............................................................68
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến hàm
lượng chất khô của cây cà chua trong vụ thu đông 2014 .....................................73
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến hàm
lượng chất khô của cây cà chua lai .....................................................................75
Bảng 3.15. Tỷ lệ sâu bệnh và đổ gẫy trong thí nghiệm cà chua ở vụ thu đông 2014 78
Bảng 3.16. Tỷ lệ sâu bệnh trong thí nghiệm cà chua ở vụ xuân hè 2015 .................80
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến tỷ lệ
đậu quả ở 5 chùm hoa đầu tiên của cây cà chua trong vụ thu đông 2014.............82
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến các
yếu tố cấu thành năng suất của cây cà chua trong vụ thu đông 2014 ...................84
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến năng
suất của cây cà chua trong vụ thu đông 2014 ......................................................86
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến độ
Brix và hàm lượng chất khô trong quả cà chua ...................................................89


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1. Các hình thức trồng cây không dùng đất ................................................. 5
Hình 2.1. Ảnh các loại gốm thí nghiệm ..................................................................33
Hình 2.2. Ảnh các loại phân viên nén thí nghiệm ....................................................33
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................ 35
Hình 3.1. Ảnh hiển vi điện tử soi đường kính lỗ rỗng của các loại gốm Việt Nam. 43
Hình 3.2. Ảnh so sánh khả năng hút nước của gốm Việt Nam so với gốm Trung
Quốc..................................................................................................................... 45

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cà chua qua các lần đo trong vụ thu
đông 2014 (cm/tuần) ..........................................................................................60
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cà chua qua các tuần đo trong vụ
xuân hè 2015 (cm/tuần) ......................................................................................60
Đồ thị 3.2. Tốc độ ra lá của cây cà chua qua các lần đo trong vụ thu đông 2014
(lá/tuần) ..............................................................................................................65
Biểu đồ 3.2. Tốc độ ra lá của cây cà chua qua các tuần đo trong vụ xuân hè 2015
(lá/tuần) ..............................................................................................................65
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến hàm
lượng chất khô của thân cà chua (%) trong vụ thu đông 2014 .............................71
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén đến hàm
lượng chất khô của lá cà chua (%) trong vụ thu đông 2014 .................................71


ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

CV %

Sai số của thí nghiệm

GTQ

Gốm Trung Quốc

GVN1

Gốm Việt Nam loại 1

GVN2


Gốm Việt Nam loại 2

GVN3

Gốm Việt Nam loại 3

KL

Khối lượng

LSD0,05 – G

Giá trị sai khác giữa các công thức gốm ở độ tin cậy 95%

LSD0,05 – P

Giá trị sai khác giữa các công thức phân bón ở độ tin cậy 95%

LSD0,05 – P*G

Giá trị sai khác giữa các công thức phân bón và gốm ở độ tin cậy 95%

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết


NST

Ngày sau trồng

NSTT

Năng suất thực thu

TB

Trung bình

TBG

Trung bình gốm

TBP

Trung bình phân bón

x


MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Tăng trưởng dân số toàn cầu và tình trạng mất diện tích đất nông nghiệp đồng

nghĩa với nhu cầu lương thực sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai. Để khắc phục

tình trạng trên, công nghệ trồng cây không cần đất đang được mở rộng nhanh chóng
xuyên suốt các quốc gia trên thế giới. Theo Michael và Heinrich (2008), trồng cây
không cần đất cho phép kiểm soát các yếu tố sinh trưởng phát triển ứng dụng trong
sản xuất rau sạch, giảm bớt và rút ngắn thời gian xử lý nông sản sau thu hoạch.
Hiện nay, trái đất đang dần nóng lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là
một mối đe dọa đối với loài người. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới mọi hoạt
động sống của con người cũng như mọi sinh vật khác. Trong đó, các hoạt động sản
xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn như việc kiểm soát dịch hại, sự thay đổi các
loại giống cây trồng, ảnh hưởng của các điều kiện môi trường tới năng suất và chất
lượng nông sản, ... góp phần làm tăng nguy cơ về an ninh lương thực thế giới. Vì
thế, việc sản xuất cây trồng trong nhà kính/nhà lưới đã và đang góp phần kiểm soát
chặt chẽ những tác động xấu của các yếu tố môi trường, dịch hại, ... đến cây trồng.
Sự kết hợp giữa công nghệ trồng cây không cần đất và trồng cây trong nhà
kính/nhà lưới đang là hướng đi thương mại trong nhiều thập kỷ nay của các quốc gia
có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Isarel,... Tuy nhiên, để
áp dụng hướng đi này đối với các quốc gia đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn
do sự đòi hỏi cao về mặt trình độ kỹ thuật, quản lý và chi phí đầu vào. Dù vậy thì sự
kết hợp này cũng đã đạt được nhiều thành tựu lớn về tăng năng suất, nâng cao chất
lượng cũng như cải thiện giá thành nông sản.
Cà chua (Solanum lycopersicum L.) là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng
cao, nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin C,
vitamin A, ... Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, xét về mặt kinh tế, cà chua là cây
rau ăn quả quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, cho hiệu quả kinh tế cao. Để sản
xuất cà chua với số lượng lớn, cung cấp sản phẩm trong thời gian dài cho nhu cầu
1


của thị trường, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng là
mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ trồng cây không đất như
trồng cây trong dung dịch, trồng cây trên giá thể, … đang được tiến hành và dần

phổ biến ở nước ta. Trong đó công nghệ trồng cây trên giá thể đang rất được chú ý.
Sự ra đời của một số mô hình trồng rau trên giá thể áp dụng công nghệ tiên tiến
của các nước phát triển đã đem lại tia hy vọng mới cho người tiêu dùng. Tuy nhiên
sự mở rộng của mô hình này đang gặp rất nhiều khó khăn do chi phí đầu tư ban
đầu rất lớn, giá thành sản phẩm cao hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại trên thị
trường dẫn đến tình trạng rất khó tiếp cận cho người nông dân cả về sản phẩm
cũng như tiến bộ kỹ thuật.
Hạt gốm xốp kỹ thuật là một loại giá thể có độ xốp tạo độ thông thoáng, chứa
nước, giữ dinh dưỡng và còn là môi trường sinh trưởng thích hợp của các loại vi
sinh vật có ích cho bộ rễ cây trồng. Công nghệ trồng cây sử dụng các hạt gốm xốp
làm giá thể sẽ dễ dàng điều tiết độ ẩm đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng, hạn chế
các loại sâu bệnh hại rễ và cỏ dại, làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao
chất lượng các nông sản. Wheatley et al. (2009) đã kết luận rằng giá thể hạt gốm kỹ
thuật tạo ra môi trường phù hợp cho cây trồng cạn sinh trưởng phát triển trong một
thời gian dài trong nhà kính. Đặc biệt, việc sử dụng hạt gốm xốp kỹ thuật kết hợp
với dung dịch dinh dưỡng hoặc phân viên nén, ... sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử
dụng giá thể trồng. Mặt khác, công nghệ này có ưu thế dễ làm trên quy mô nhỏ cấp
nông hộ hoặc nhóm nông hộ, phù hợp với việc trồng rau sạch và các loại cây trồng
quý hiếm khác phục vụ cho ngành nông nghiệp đô thị trong tương lai.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân
viên nén đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà chua trong nhà
lưới tại Gia Lâm – Hà Nội” được tiến hành nhằm góp phần giải quyết một số khó
khăn trong thực trạng sản xuất cà chua hiện nay cũng như hướng đến một nền nông
nghiệp hữu cơ trong tương lai.

2


2.


Mục tiêu và yêu cầu

2.1.

Mục tiêu
­ Xác định các đặc tính của các loại giá thể gốm kỹ thuật như: pH, độ hút nước,

độ giữ nước, ...
­ Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà chua trong nhà lưới.
­ Xác định loại giá thể gốm kỹ thuật và phân viên nén phù hợp với điều kiện
sản xuất cà chua trong nhà lưới.
2.2.

Yêu cầu
Tiến hành các thí nghiệm nhỏ để xác định các đặc tính của các loại giá thể

gốm kỹ thuật và phân viên nén. Đồng thời, tiến hành bố trí thí nghiệm nhà lưới và
chọn các chỉ tiêu để theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng
chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của cây cà chua trồng trong nhà lưới ở
2 vụ (vụ thu đông 2014 và vụ xuân hè 2015).

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Phương thức trồng cây không dùng đất
Song song với lịch sử phát triển của con người thì lịch sử nông nghiệp ngày


càng phát triển mạnh mẽ. Người nông dân đã rất quen thuộc với việc trồng cây bằng
kinh nghiệm trên chính mảnh đất cha truyền con nối của mình. Song do sự phát triển
quá mạnh mẽ của các ngành công nghiệp như điện tử, hóa chất,... và những hành vi
ứng xử của tiêu cực của loài người đã và đang hủy diệt chính môi trường sống trên
trái đất. Ngày nay, các phương tiện truyền thông thi nhau nói về biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường đất – nước – không khí,... Vậy nên, nền canh tác trên đất đã bộc
lộ nhiều nhược điểm. Để giải quyết những vấn đề trên, nông nghiệp nói chung và
trồng trọt nói riêng đang dần bước đi trên con đường mới. Đó là con đường trồng
cây không dùng đất hay gọi cách khác là canh tác không đất.
Trồng cây không dùng đất là một phương thức nhân tạo nhằm cung cấp cho
cây chỗ dựa và nơi chứa chất dinh dưỡng và nước (Johnson, 1985). Phương pháp
này giúp đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu cũng như trong việc
quản lý hệ thống sản xuất để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
giảm thiểu bệnh suy dinh dưỡng (Amrita và Hirak, 2012).
1.1.1. Các loại hình trồng cây không đất
Trồng cây không dùng đất là thuật ngữ đề cập đến các kỹ thuật trồng thủy
canh và trồng trên giá thể sạch. Đây là một phương pháp nhân tạo trồng cây nhờ sử
dụng dung dịch dinh dưỡng khoáng mà không cần có đất. Thực vật trên cạn có thể
được phát triển khi rễ chỉ ở trong dung dịch dinh dưỡng khoáng hoặc trong môi
trường trơ như perlite, sỏi đá, len khoáng.
Sơ đồ 1.1 là sự tổng hợp lại các hình thức trồng cây không dùng đất phổ biến
hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn sơ đồ trên, canh tác thủy canh và canh tác
trên giá thể là 2 hình thức chính của canh tác không đất.

4


(Tổng hợp theo Lane Greer và Steve Diver, 2000)
Sơ đồ 1.1: Các hình thức trồng cây không dùng đất

1.1.1.1.

Thủy canh (Hydroponics)

Phương pháp trồng cây không dùng đất đơn giản nhất và lâu đời nhất là sử
dụng một chậu nước có chứa các hóa chất vô cơ hòa tan để cung cấp các chất dinh
dưỡng mà cây cần. Phương pháp này ban đầu được gọi là thủy canh (hydroponics)
bởi W. F. Gericke vào những năm 1930 (Johnson, 1985).
Singh và Singh (2012) phát biểu rằng thủy canh là kỹ thuật trồng cây trong
điều kiện không có đất với rễ ngập trong dung dịch dinh dưỡng. Sơ đồ 1.1 đã chỉ rõ
3 kỹ thuật trồng chính của hình thức trồng thủy canh như sau: kỹ thuật trồng bằng
dung dịch (liquid), kỹ thuật trồng cây kết hợp với nuôi trồng thủy sản (aquaponics)
và kỹ thuật trồng khí canh (aeroponics).
Một là, kỹ thuật trồng cây bằng dung dịch (Liquid) là một kỹ thuật trồng cây
rất phổ biến và lâu đời trên thế giới. Các hệ thống trong kỹ thuật này đều gồm các
phần chính như khay trồng chứa cây con, dung dịch dinh dưỡng và máy bơm điều
khiển. Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của thực vật có thể được
cung cấp qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa rễ và dung dịch dinh dưỡng hoặc gián tiếp
qua một phần giá thể.
5


Hai là, kỹ thuật trồng Aquaponics là một hệ thống sản xuất thực phẩm mà kết
hợp giữa nuôi trồng thủy sản (Aquaculture) như ốc, cá, tôm,... và thủy canh
(Hydroponics) trong một môi trường cộng sinh (theo Aquaponics wikipedia). Trong kỹ
thuật này, dinh dưỡng từ phân cá được dùng để bón cho cây trồng thủy canh.
Aquaponics rất có lợi cho cá bởi vì rễ cây và vi khuẩn vùng rễ được tìm thấy ở trong
nước đã lấy đi những dinh dưỡng (chất thải của cá, tảo, thức ăn đang phân hủy) trong
bể cá mà những chất đó được coi là những chất gây độc hại cho cá (Diver, 2006).
Ba là, trong kỹ thuật trồng thủy canh, Ellis et al. (1974) cho rằng kỹ thuật

trồng khí canh tương tự kỹ thuật trồng bằng dung dịch là cây được trồng bằng dung
dịch dinh dưỡng nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn ở chỗ dung dịch dinh dưỡng cung
cấp cho cây dưới dạng phun sương.
Kỹ thuật thủy canh đã và đang đem lại nhiều ưu điểm nổi bật như: Kiểm soát
dinh dưỡng và nước tưới tiêu cho cây; Tiết kiệm diện tích, tạo cảnh quan môi trường
xanh sạch đẹp; Cho năng suất cây trồng rất cao, trồng được nhiều vụ liên tục trong
năm; Sản phẩm sạch và an toàn, giàu chất dinh dưỡng, mẫu mã đẹp, đồng nhất và
tươi ngon; Giải phóng lượng lớn sức lao động như làm đất, làm cỏ, phòng trừ sâu
bệnh, xử lý sau thu hoạch,...; Góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất do
quá trình đô thị hóa nhanh và sự tác động của biến đổi khí hậu; Có ý nghĩa về mặt
giáo dục đối với con trẻ, tạo cho con người gần gủi với môi trường thiên nhiên, làm
giảm stress cho người có cường độ làm việc cao,... Bên cạnh đó, kỹ thuật thủy canh
cũng tồn tại một số nhược điểm như: Vốn đầu tư ban đầu cao do chi phí về trang
thiết bị; Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và am hiểu rõ về sinh lý cây
trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt; Sự lan truyền bệnh hại nhanh do trong
không khí luôn có mầm bệnh, ...
Cho đến nay, thủy canh đã và đang phát triển mạnh ở các quốc gia phát triển
và bắt đầu phát triển ở các nước đang phát triển.

6


1.1.1.2.

Giá thể

Giá thể là môi trường rắn cho rễ cây đâm xuống mà không phải là đất. Dinh
dưỡng được cung cấp cho cây thông qua phân bón trộn trong giá thể và bón thúc.
Ngoài tác dụng làm giá đỡ thì giá thể còn có những chức năng khác như: có nhiều
khoảng trống lớn để thúc đẩy trao đổi oxy cho quá trình hô hấp của rễ, khoảng trống

nhỏ để giữ nước và dinh dưỡng khoáng được chuyển từ trong nước đến rễ cây. Giá
thể là một loại vật liệu sạch đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng nhiều
năm nay, có ưu điểm thay thế đất trồng, quy trình sản xuất khép kín, kiểm soát được
các yếu tố gây bệnh và lây truyền cho cây. Qua nghiên cứu nhiều năm, người ta đã
tìm ra nhiều loại giá thể có thể được sử dụng trồng cây và được phân loại thành 3
nhóm: giá thể trơ cứng, giá thể hữu cơ và giá thể dạng hỗn hợp.
Về giá thể trơ cứng, trước đây giá thể chủ yếu được sử dụng là cát hoặc sỏi
(là hai loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền, sử dụng hạt cát có độ lớn từ 0,1 0,2 mm và sỏi có độ lớn từ 1 - 5 cm). Tuy nhiên, ngày nay giá thể đã được thay đổi
rất nhiều do cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lí tưởng là loại
giá thể có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí mà những đặc điểm đó
được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong giá thể đó. Thực tế cho
thấy cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi
trong khi đó sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn, chứa nhiều không khí nhưng
mất nước nhanh. Do vậy, nhiều loại giá ra đời sau đã đang và sẽ khắc phục được
những nhược điểm như hạt gốm (hay còn gọi là đất sét nung – được cấu thành từ đất
sét và một số chất khác sau đó được tạo hình và nung ở nhiệt độ cao – có khả năng
giữ ẩm tốt, độ thoáng tốt), những giá thể dạng bọt (có tính trơ hoá học như
polystyrene xốp, bọt ureaformaldehyt, polyurethane, chất bọt có gốc Phenol ở dạng
hạt), Rockwool (được làm từ nguyên liệu chính là đá Basalt và đá Dolomite phụ, sau
khi được nung nóng với nhiệt độ cao làm cho đá Basalt và đá Dolomite tan chảy tạo
thành những sợi khoáng),... đều được ứng dụng nhiều trong thực tế và cho những kết
quả bất ngờ. Ngoài ra, các dạng giá thể trơ cứng khác như: Perlite (là dẫn xuất của
7


núi lửa chứa silic có khả năng tiêu nước, thông thoáng tốt, ổn định về tính chất vật
lý, có tính trơ hoá học. Thành phần gồm 76,9% - Al, một phần nhôm được giải
phóng ra ngoài làm pH giảm), Vermiculite (là vật liệu nhẹ, có tính kiềm, giữ nước
tốt, thành phần gồm 9 chất như 38 – 46% SiO2, 10 – 16% Al2O3, 16 – 35% MgO, 6
– 13% Fe2O3, 1 – 5% CaO, 1 – 6% K2O, 1 – 3% TiO2, 8 – 16% H2O và 0,2 – 1,2%

các chất khác), ...
Giá thể hữu cơ bao gồm nhiều loại, nhiều dạng khác nhau song chúng đều là
sản phẩm từ cây trồng gồm năm loại phổ biến: than bùn, mùn cưa, vỏ cây, xơ dừa và
trấu hun. Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau do quá trình
thuỷ phân yếm khí, bao gồm chất vô cơ 18 – 24%, chất hữu cơ 76 – 82%, giàu chất
Humic và hợp chất bitumic ở mức trung bình. Mùn cưa là phế phẩm trong sản xuất
chế biến gỗ, thành phần chủ yếu là xenlulo dễ phân huỷ, có khả năng giữ ẩm tốt, độ
thông thoáng khí thấp nên khi dùng cần trộn với cát để phân phối độ ẩm tốt hơn
(không dùng mùn cưa từ các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu, gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc
bảo quả). Vỏ cây tươi, khô hoặc vỏ cây đã ủ đều được sử dụng làm giá thể, tuy
nhiên vỏ cây tươi chứa tanin, giữ ẩm kém nên 2 - 3 tuần đầu cây sinh trưởng kém.
Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ, đóng thành bánh để khô, có khả năng
giữ nước nhưng dễ gây úng do thành phần chủ yếu là xenlulo chiếm 80%, lignin
chiếm 18% và các hợp chất khác (xơ dừa có chứa nhiều tanin nên khi sử dụng cần
ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn). Và trấu hun
là vỏ của hạt thóc đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết mầm bệnh, vỏ trấu đã
đen nhưng chưa thành tro, thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, thành
phần chứa kali, silicat và các muối khoáng vi lượng,... Ngoài ra, xác thực vật và
phân thải động vật đã ủ hoai cũng được xếp vào loại giá thể hữu cơ, vừa có thể trồng
cây và vừa có thể được sử dụng như phân bón lót cho cây trồng.
Giá thể trơ cứng hoặc giá thể hữu cơ có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận
dụng ưu điểm từng loại. Cách trộn hay sự kết hợp giữa giá thể trơ cứng và giá thể
hữu cơ theo các thành phần khác nhau, các tỷ lệ khác nhau,... nhằm giúp cây trồng
8


sinh trưởng và phát triển tốt nhất đó còn được gọi là giá thể hỗn hợp. Một số công
thức phối trộn như than bùn – perlite, than bùn – vỏ cây – cát, than bùn –
vermiculite,... và một số giá thể phối trộn khác như hỗn hợp 40% mùn cưa đã mục +
40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân vi sinh Sông Gianh, hỗn

hợp 1/2 đất bột + 1/2 trấu hun + 1kg phân hữu cơ vi sinh, …
Giá thể trồng có rất nhiều loại và đều là các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên
tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thông thoáng và có khả năng giữ nước tốt.
Để chọn ra từng loại giá thể phù hợp với từng loại cây trồng thì giá thể đó phải đảm
bảo khả năng giữ nước, độ thông thoáng tốt, độ xốp, pH trung tính và ổn định, và
CEC, bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường, ...
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về trồng cây không đất
1.1.2.1.

Cách thức trồng cây không đất

Phương thức trồng cây không đất được thực hiện trong một hệ thống khép
kín bao gồm 3 yếu tố quan trọng là nhà trồng, vật liệu trồng và cách chăm sóc.
*

Nhà trồng
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng một số

nhà trồng rau an toàn theo kiểu công nghiệp như nhà lưới không có mái che, nhà
lưới có mái che và nhà kính (dẫn theo Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008). Đối với nhà
lưới không có mái che, chi phí đầu tư ban đầu thấp rất thích hợp với người ít vốn
nhưng lại không có khả năng tăng nhiệt vào mùa đông lạnh. Còn nhà lưới có mái
che thì chống được mưa bão, tránh dập nát rau và có thể bố trí thêm hệ thống thông
gió để giảm nhiệt độ vào mùa nắng nóng nhưng không kiểm soát được nhiệt độ, độ
ẩm,... nếu trồng một số loại cây khó tính. Trong khi, nhà kính được coi là loại nhà
cao cấp nhất vì nó có khả năng chống côn trùng và tia cực tím, có thể trồng cây
quanh năm đối với tất cả các loại cây trồng tuy nhiên chi phí xây lắp và điều hành
loại nhà này rất tốn kém vì có hệ thống làm mát, hệ thống thông gió, hệ thống kiểm
soát ánh sáng – nhiệt độ - độ ẩm – thành phần không khí,...


9


Vì vậy, tùy thuộc và địa hình, điều kiện khí hậu, đất đai và kinh phí mà người
trồng quyết định lựa chọn loiaj nhà trồng nào là thích hợp nhất.
*

Vật liệu trồng
Vật liệu trồng cây không đất bao gồm hệ thống trồng thủy canh, khay trồng,

chậu trồng, giống, phân bón, hệ thống thiết bị phụ trợ,... Hệ thống trồng rau thủy
canh được thiết kế đơn giản bao gồm khay hoặc ống trồng cây thông nhau (trên mỗi
khay hoặc ống có lỗ trồng), hệ thống dẫn nước hồi lưu (ống dẫn nước, máy bơm), bể
chứa dung dịch dinh dưỡng. Để sản xuất rau trong nhà đạt năng suất và hiệu quả cao
thì việc lựa chọn giống rau là rất quan trọng. Bên cạnh đó, dinh dưỡng hay phân bón
cho từng loại giống rau phải được cung cấp đầy đủ, liều lượng và cách bón phụ
thuộc vào từng loại giống rau đó. Hệ thống thiết bị phụ trợ đòi hỏi phải chính xác ở
một số khâu quan trọng như bộ phận lọc chống tắc, định lượng và hoà trộn lượng
nước tưới và phân bón theo một tỷ lệ nhất định, máy kiểm soát CEC, pH, …
Đặc biệt là việc lựa chọn loại khay chậu trồng như thế nào để cây rau sinh
trưởng và phát triển tốt như cách trồng trực tiếp trên đất. Như đã biết, nhiều gia đình
sống trong các căn hộ tập thể, nhà chung cư,... nên họ không thể có nhiều diện tích
để trồng rau, vì vậy việc trồng rau trong khay chậu rất được chú ý và ưa chuộng trên
thế giới. Khay chậu sử dụng cho trồng rau có thể khác nhau về kích thước,
hình dạng và chất liệu. Theo Meyer (2007), khay chậu trồng rau có thể làm từ bất cứ
loại vật liệu nào và được chia ra làm hai loại. Một là, loại xốp bao gồm khay chậu
bằng đất nung hoặc đất sét, được sử dụng từ lâu, rất tốt cho rễ cây phát triển, có khả
năng thoát nước nhanh nhưng hơi nặng. Hai là, loại phi xốp bao gồm khay chậu
bằng nhựa, hỗn hợp nhựa hoặc thuỷ tinh (có đặc điểm nhẹ, giữ ẩm lâu và có nhiều
màu sắc để trang trí), khay chậu bằng gỗ (có khả năng cách ly với nhiệt độ môi

trường nhưng phải thay thế nếu sử dụng lâu), khay chậu bằng đồ gốm tráng men
(đẹp, bắt mắt nhưng không thông thoáng cho sự phát triển của rễ cây), khay chậu
bằng kim loại (cách ly kém nên có thể rất nóng hoặc rất lạnh tuỳ theo thay đổi nhiệt
độ bên ngoài),...
10


Các thí nghiệm cho thấy khay chậu dù làm bằng bất cứ vật liệu gì và kích cỡ
bao nhiêu đều phải có lỗ thoát nước. Lỗ thoát nước có thể ở mặt đáy hoặc ở mặt bên
của khay chậu. Theo nghiên cứu của trường đại học Ohio State thì phải có ít nhất
bốn lỗ trong một khay chậu và dưới đáy của khay chậu nên bổ sung một lớp sỏi thô
dày 1 inch để dễ thoát nước.
Tóm lại, tùy thuộc và mỗi loại cây trồng mà ta quyết định chọn giống nào, phân
bón gì, khay chậu trồng như thế nào để phù hợp nhất với sự sinh trưởng và phát triển
cây trồng.
*

Cách chăm sóc
Mỗi loại giống rau khác nhau sẽ có các quy trình kỹ thuật trồng khác nhau.

Hiện nay có nhiều quy trình kỹ thuật trồng cho từng loại cây rau do các nhà khoa
học đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, tại
nhiều địa phương khác nhau trên nhiều loại giá thể và phân bón khác nhau. Do đó,
người trồng có thể tham khảo và lựa chọn quy trình kỹ thuật trồng nào thích hợp và
dễ thực hiện nhất để đem lại năng suất cao và chất lượng tốt nhất.
1.1.2.2.

Thủy canh

Trồng cây không dùng đất bắt nguồn từ vùng Amazon, Babylon, Ai Cập,

Trung Quốc và Ấn Độ. Từ năm 1929 William Frederick Gericke bắt đầu tìm hiểu và
đến năm 1937 đã thử nghiệm thành công trên cây cà chua. Và thuật ngữ mới "Thủy
canh–Hydroponics" ra đời. Từ năm 1930 hàng loạt các cơ sở trồng rau bằng phương
pháp thủy canh ra đời và không ngừng phát triển. Năm 1940 diện tích trồng rau bằng
phương pháp thủy canh khoảng 10 ha, năm 1970 là 300 ha, năm 1980 lên đến 6000
ha và năm 2001 là 20.000 – 25.000 ha (Vũ Quang Sáng và cs., 2007).
Cùng với các nghiên cứu khác, Dennis R. Hoagland và Daniel I. Arnon đã
đưa ra rất nhiều công thức dinh dưỡng được biết như là dung dịch Hoagland.
Những cải tiến trong công thức dinh dưỡng của Hoagland vẫn được dùng cho tới
ngày nay.

11


Vào những năm 1960 Allen Cooper của Anh đã phát triển công nghệ dinh dưỡng
màng mỏng (NFT). Tiếp đó, The Land Pavilion ở Walt Disney World's EPCOT
Center được mở ra năm 1982 nổi bật với các tính năng đa dạng của công nghệ
thủy canh.
Năm 1989 ở Ashby Massachuchet (Mỹ) có cơ sở Hydrohavert sản xuất rau
quanh năm với diện tích 3400 m2, trong đó có 69% diện tích trồng rau diếp, 13%
trồng cải xoong. Năm 1991 Bắc Âu có 4000 ha rau trồng trong dung dịch, trong đó
Hà Lan là nước dẫn đầu về sản xuất rau bằng công nghệ thủy canh với 13000 ha,
chiếm 50% giá trị sản xuất rau quả với các loại rau quả như ớt, cà chua, dưa chuột.
Năm 1994 ở Mỹ có khảng 220 ha rau trồng trong nhà kính trong đó có 75% trồng
không dùng đất và trong dung dịch chủ yếu là cà chua, dưa chuột, ớt, rau diếp (Lê
Đình Lương, 1995). Canada đã phát triển và mở rộng diện tích tích trồng rau thủy
canh từ 100 ha (năm 1987) đến 2000 ha (năm 2001) với công nghệ Rockwool,
perlite và NFT cho sản xuất cà chua, dưa chuột và ớt. Hơn 50% sản lượng cà chua
và ớt, 25% dưa chuột được sản xuất bằng công nghệ thủy canh và xuất khẩu sang
Mỹ. Tại Anh, người ra xây dựng hệ thống trồng cây trên màng mỏng dinh dưỡng

(NFT) chuyên sản xuất cà chua với diện tích 8,1 ha. Ở Nhật Bản, kỹ thuật trồng cây
trong dung dịch được sử dụng chủ yếu để trồng rau với năng suất cà chua đạt từ 130
– 140 tấn/ha/năm, dưa leo đạt 250 tấn/ha/năm,... và nhiều loại rau ăn lá và rau cao
cấp. Tại Đài Loan, kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được sử dụng rộng rãi để
trồng các loại rau, chủ yếu là sử dụng hệ thống trồng cây không tuần hoàn của
AVRDC. Hiện nay, ở Úc năng suất cà chua trồng thủy canh trong nhà kính đạt từ
400 – 500 tấn/ha, ở Israel năng suất cà chua đạt tới 600 tấn/ha (Lê Sĩ Lợi, 2011).
Năm 1994, Carbonell et al. đã nhận xét: có asen trong dung dịch dinh dưỡng
làm tăng sự hấp thu Fe và giảm hấp thu B, Cu, Mn, Zn, và pH ảnh hưởng lớn đến sự
hấp thu dinh dưỡng của cây trồng vì nếu pH quá thấp (<4.5) hoặc quá cao (>9) có
thể gây hại trực tiếp đến rễ cây, pH cao gây kết tủa Fe2+, Mn2+, PO43-, Ca2+, Mg2+
(Vũ Quang Sáng và cs., 2007). Nghiên cứu về bệnh trong kỹ thuật thủy canh,
12


Stanghellini và Rasmussen (1994) đã kết luận: bệnh ở rễ là một trong những hạn chế
đến sinh trưởng và năng suất đối với bất cứ loại cây trồng nào chủ yếu là do virus, vi
khuẩn và nấm phá rễ (như Pythium, Phytophthora, Plasmopara và Olpidium) (dẫn
theo Lê Sĩ Lợi, 2011).
Nhìn chung, từ năm 1966 đến nay đã có trên 500 sáng chế về kỹ thuật trồng
cây thủy canh, trong đó Nhật Bản là nước dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế (chiếm
47%), Hàn Quốc với 103 sáng chế (chiếm 19%), Mỹ với 46 sáng chế (chiếm 9%),
… (Bích Diệp, 2012). Ngày nay, trên thế giới rau chủ yếu được trồng theo hình thức
thuỷ canh với quy mô công nghiệp hiện đại như Mỹ, Canada, Nga, Israel, Ấn Độ,
Australia, … chủ yếu được áp dụng trên cà chua, rau diếp, dâu tây, ớt ngọt, … và
một số loại rau ăn lá có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Ở Việt Nam, theo các báo cáo cho thấy thuỷ canh đã có mặt từ lâu, đã có các
quy trình sản xuất rau bằng thuỷ canh hay cũng được chuyển giao công nghệ cho
nhiều nơi, nhưng khai thác thế mạnh của nó chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu,
phạm vi ứng dụng hẹp chỉ ở quy mô hộ gia đình (tự cung tự cấp).

Kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh mới được đưa vào nghiên
cứu và ứng dụng từ năm 1993 chủ yếu thực hiện ở các trường đại học, các Viện
nghiên cứu. Từ năm 1995 phương pháp thủy canh tĩnh của AVRDC được du nhập
vào Việt Nam để sản xuất rau an toàn, nhiều nghiên cứu đã được triển khai và khẳng
định trồng rau thủy canh cho năng suất, chất lượng cao hơn (Lê Sĩ Lợi, 2011). Năm
1997, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ
trồng rau thủy canh để phù hợp với điều kiện của nước ta (Bích Diệp, 2012).
Việc áp dụng thủy canh chưa được triển khai đại trà do kinh phí đầu tư ban
đầu lớn, đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn với người sản
xuất nông nghiệp do chưa có đủ trình độ để sản xuất hiệu quả. Ban đầu các nghiên
cứu tập trung về dung dịch dinh dưỡng thủy canh nhằm chủ động về nguồn dinh
dưỡng (Lê Sĩ Lợi, 2011). Năm 1996, Nguyễn Khắc Thái Sơn tiến hành thử nghiệm 8
loại dung dịch (4 loại dung dịch nhập khẩu là dung dịch Loan, dung dịch FAO, dung
13


×