Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ôn tập Ngữ văn 11: Bài thơ Tự Tình ( bài tập có đáp án) (hocmai.vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 9 trang )

Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

TỰ TÌNH
Bài tập tự luyện
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết

Câu 1: Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa.”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân
Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 2: Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Câu 3: Bài thơ Tự tình (bài II) vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống,
khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều
đó.
Câu 4: Nhà thơ Lê Đạt cho rằng: “Chữ bầu lên nhà thơ.”
Bằng cảm nhận về hai bài thơ: Tự tình (bài II) (Hồ Xuân Hương) và Tây Tiến (Quang Dũng),
anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 5: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân
Hương.

Giáo viên : Trịnh Thu Tuyết
Nguồn

Hệ thống giáo dục HOCMAI

:

Hocmai (sưu tầm và tổng hợp)

Tổng đài tư vấn: 1900 6933


- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

TỰ TÌNH
Đáp án bài tập tự luyện
Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết

Câu 1:
A.Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu nhận định: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”
- Giới thiệu bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương
B.Thân bài
* Luận điểm 1 : Giải thích nhận định “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.
+ Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc
đời, của số phận cá nhân con người.
+ Thơ ca phải hướng tới cuộc đời con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi
đời sống.
+ Nếu chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn thuần thì thơ không phải là thơ. Thơ phảỉ mang
những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức.
– Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức; tình cảm trong thơ
phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất thơ của thơ…
– Đặc trưng về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu
tượng; ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính…
*Luận điểm 2: Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) để làm sáng tỏ nhận định.
-Bài thơ Tự tình ra đời từ bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng là bi kịch của rất nhiều
người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không được tự do quyết định hạnh phúc của

chính mình.
+ Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ môt
chòi canh xa vọng đến, những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư
trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
+ Bài thơ thể hiện được cá tính riêng của tác giả: cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối
số phận.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt
trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự
hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất
diệt , sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.
→ Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tỉnh,
muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm,
huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình.
Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó nằm ở tầng sâu của tác phẩm.
Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm nhận tinh tế mới phát hiện được.

-Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa: Trơ; cái hồng
nhan, vầng trăng bóng xế, xuân…
– Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6
– Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.
+ Cách ngắt nhịp mới mẻ
C.Kết bài
-Đánh giá:
+ Ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc.
+ Liên hệ mở rộng bằng một số tác phẩm khác.
Câu 2:
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương, dẫn vào bài thơ Tự tình (bài II).
- Nêu vấn đề: Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, trích bài thơ.
B. Thân bài :
Khái quát : Nêu xuất xứ, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục bài thơ, nội dung chính của bài thơ.
Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ : Các ý chính cần phân tích
*Hai câu đề :
- Phân tích:
+ Câu 1: Khắc họa thời gian nghệ thuật : “đêm khuya”; từ láy “văng vẳng”; nghệ thuật lấy động
tả tĩnh.
+ Câu 2 : Đảo ngữ nhấn mạnh từ “trơ”; kết hợp từ độc đáo “cái hồng nhan”; đối lập cái cá nhân
nhỏ bé với cái rộng lớn (“cái hồng nhan” đối với “nước non”).
- Làm rõ : Bối cảnh không gian, thời gian và tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận
của nhân vật trữ tình.

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933


- Trang | 2 -


Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

* Hai câu thực :
- Phân tích : Phép đối (câu 3 với câu 4); cụm từ “say lại tỉnh”; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (sự
tương quan giữa hình ảnh vầng trăng và thân phận nữ sĩ).
- Làm rõ : Gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng,
với nỗi chán chường, đau đớn, ê chề.
* Hai câu luận:
- Phân tích : Phép đối (câu 5 với câu 6); phép đảo; động từ mạnh (“xiên ngang”, “đâm toạc”);
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Làm rõ : cảnh thiên nhiên trong cảm nhận của người mang sẵn nỗi niềm phẫn uất và sự bộc lộ
cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
* Hai câu kết:
- Phân tích : Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên; lặp từ; nghệ thuật tăng tiến.
- Làm rõ : Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc – cũng là nỗi
lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
* Nghệ thuật cả bài thơ : Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh ngụ tình; phép đối, đảo; đưa
ngôn ngữ đời thường vào thơ.
C. Kết bài:
Kết luận về nội dung, nghệ thuật và nêu ý nghĩa bài thơ.
Câu 3:
A.Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự Tình (bài II)
– Khái quát về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
B.Thân bài
* Bốn câu thơ đầu: Hoàn cảnh và tâm trạng

- Không gian: đêm khuya, lúc nửa đêm về sáng khi vạn vật chìm trong bóng tối .
- Âm thanh:tiếng trống canh dồn đập,gợi cảm nhận sự trôi chảy của thời gian. Từ láy “văng
vẳng” tô đậm sự im lặng ,nhờ thủ pháp lấy động tả tĩnh.
- Cảm nhận thân phận qua những từ ngữ như: ”trơ” (sự bẽ bàng), cách gọi “cái hồng nhan” (tự
trào mỉa mai,chua xót cho bản thân); thủ pháp đối lập giữa cái hồng nhan/với nước non, nhấn
mạnh sự cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi.
- Tâm trạng cô đơn, chán chường, tìm đến rượu như một sự cứu cánh nhưng kết cục vẫn bế
tắc.Vọng nguyệt muốn tìm tri âm, nhưng chỉ thêm bẽ bàng khi liên tưỏng đến thân phận “khuyết
chưa tròn”.
*Bốn câu cuối: Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 3 -


Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

- Hình ảnh bé nhỏ: “rêu từng đám”, “đá mấy hòn” gợi sự hèn mọn, nhỏ bé về thân phận.
- Nỗi niềm căm phẫn, không cam chịu số phận. Qua nghệ thuật đảo ngữ và cách dùng động từ
mạnh “xiên ngang” và “đâm toạc” nhấn mạnh khát vọng nổi loạn.
- Tiềm tàng khát vọng sống và hạnh phúc lứa đôi. Từ “ngán” cho thấy sự bất mãn, chán chường.
Nhận thức sự tuần hoàn của mùa xuân đất trời và sự hữu hạn của tuổi xuân con người.
-Trở lại bi kịch bẽ bàng ,thấm thía qua thủ pháp tăng tiến: Mảnh tình-san sẻ-tí-con con. Mảnh
tình vốn đã bé nhỏ lại bị san sẻ chỉ còn lại tí con con đầy chua chát.
* Liên hệ một số bài thơ khác của Hồ Xuân Hương và của nhà thơ khác có chung đề tài.
- Biết liên hệ ,mở rộng những vấn đề mang tính thời đại.

C.Kết luận
Qua bài thơ, ta thấy được bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch:
vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát hạnh phúc.
Câu 4:
a.Giải thích ý kiến
* Cắt nghĩa ý kiến:
– Chữ: không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử
dụng, tổ chức một cách nghệ thuật.
– Chữ bầu lên nhà thơ: là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ. Ngôn ngữ góp phần:
chuyên chở điệu hồn thi nhân; khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ; tôn vinh vị
thế nhà thơ.
* Lí giải ý kiến:
– Ngôn ngữ là chất liệu, yếu tố đầu tiên của văn học. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn
ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt.
– Bản chất của thơ là trữ tình. Tiếng lòng của nhà thơ chỉ có thể được vang lên, được hữu hình
hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu.
– Lao động thơ thực chất là lao động chữ nghĩa, đòi hỏi tài năng, sự sáng tạo và tâm huyết của
nhà thơ.
b. Cảm nhận về hai bài thơ: Tự tình (bài II) (Hồ Xuân Hương) và Tây Tiến (Quang Dũng)
– Cảm nhận bài thơ Tự tình (bài II):
+ Sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh: những
động từ chỉ tình thái (dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc,…), những tính từ chỉ trạng thái (say,
tỉnh, khuyết, tròn,…).
+ Phối hợp, tổ chức ngôn ngữ một cách sáng tạo: nghệ thuật đối, đảo ngữ, cách ngắt nhịp,…

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 4 -



Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

→ Bằng cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ sáng tạo, tài tình, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ được tâm
trạng bất mãn với cuộc đời, số phận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
– Cảm nhận bài thơ Tây Tiến:
+ Phối hợp, hòa trộn nhiều sắc thái phong cách ngôn ngữ với những lớp từ vựng đặc trưng. Có
ngôn ngữ trang trọng mang màu sắc cổ kính (đoàn binh, viễn xứ, biên cương, khúc độc hành,…);
lại có ngôn ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hàng ngày (bỏ quên đời, cọp trêu người,
không mọc tóc, chẳng tiếc đời xanh,…).
+ Kết hợp từ độc đáo, mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ (nhớ chơi vơi, súng
ngửi trời, mưa xa khơi, hoa đong đưa, dáng kiều thơm,…).
+ Sử dụng hệ thống các địa danh vừa tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên
nhiên và cuộc sống con người lại vừa gợi được sự hấp dẫn xứ lạ phương xa.
+ Sử dụng thể hành với những câu thơ phối hợp đan xen thanh điệu bằng, trắc tạo nên giọng điệu
thơ bi tráng.
→ Những nét đặc sắc, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng đã khắc họa nỗi
nhớ da diết của nhà thơ về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trên nền thiên nhiên miền
Tây hùng hiểm và thơ mộng.
* Đánh giá vai trò của ngôn ngữ ở hai bài thơ trong việc “bầu lên nhà thơ”:
– Cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ độc đáo trong bài Tự tình (bài II) đã góp phần tôn vinh nhà
thơ Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà thơ của phụ nữ, “Bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu).
– Những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ ở bài thơ Tây Tiến đã góp phần
khẳng định sự tài hoa, tinh tế của nhà thơ Quang Dũng – “áng mây trắng xứ Đoài”.
c. Bình luận ý kiến
– Lời chia sẻ của Lê Đạt chính là tâm niệm sâu sắc của người nghệ sĩ luôn ý thức cao về nghề:
chọn lựa chữ, nghiêm khắc với chữ trong thơ cũng chính là sự chọn lựa của tình yêu và trách
nhiệm với ngòi bút của mình.

– Ý kiến cũng là một định hướng, gợi mở cho người đọc khi đến với thơ: đọc thơ cần giải mã
được cấu trúc ngôn từ để lắng nghe điệu hồn thi nhân; để trân trọng tài năng, sự lao động sáng
tạo của nhà thơ.
– Tuy nhiên, khẳng định vai trò của ngôn ngữ với nhà thơ không có nghĩa là coi việc làm thơ chỉ
là gò câu, đúc chữ, rơi vào chủ nghĩa hình thức cực đoan.
Câu 5:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học nói chung.
- Cảm hứng về người phụ nữ trong Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 5 -


Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

b. Thân bài:
- Thời đại, hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong thơ của Hồ Xuân Hương (Bà sống trong thời đại xã
hội phong kiến với những quan niệm hà khắc về người phụ nữ như: Trọng nam khinh nữ; Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô; Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng. Bản thân
Hồ Xuân Hương từng gặp nhiều bất hạnh trong tình duyên: hai lần làm lẽ, hai lần chồng đều chết
sớm…)
- Người phụ nữ Việt Nam thời xưa đẹp người và đẹp nết
+ Họ là những người phụ nữ có tài có sắc: Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả, ''hồng nhan bạc phận''.
+ Trong Tự tình: thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh.

+ Thân phận của những người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ
phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa
vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được
coi trọng .
- Tuy vậy nhưng từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa: Đối với Hồ Xuân
Hương thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên nhiên và cả với
chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông qua những vần
thơ đầy tính nghệ thuật này...
- Đánh giá chung đoạn thơ.
+ Viết về người phụ nữ với mối đồng cảm sâu sắc là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
c. Kết bài:
- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội.
- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay. a. Mở bài:
-Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học nói chung.
-Cảm hứng về người phụ nữ trong “Tự tình” II của Hồ Xuân Hương
b. Thân bài:
- Thời đại, hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong thơ của Hồ Xuân Hương (Bà sống trong thời đại xã
hội phong kiến với những quan niệm hà khắc về người phụ nữ như : Trọng nam khinh nữ ; Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô; Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng ; Bản thân
Hồ Xuân Hương từng gặp nhiều bất hạnh trong tình duyên: hai lần làm lẽ, hai lần chồng đều chết
sớm…)
- Người phụ nữ Việt Nam thời xưa đẹp người và đẹp nết
+ Họ là những người phụ nữ có tài có sắc: Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả, ''hồng nhan bạc phận''.

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 6 -



Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

+ Trong Tự tình: thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh.
+Thân phận của những người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ
phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa
vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được
coi trọng .
- Tuy vậy nhưng từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa:
Đối với Hồ Xuân Hương thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên
nhiên và cả với chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông
qua những vần thơ đầy tính nghệ thuật này...
- Đánh giá chung đoạn thơ.
+ Viết về người phụ nữ với mối đồng cảm sâu sắc là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
c. Kết bài:
- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội.
- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay. a. Mở bài:
-Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học nói chung.
-Cảm hứng về người phụ nữ trong “Tự tình” II của Hồ Xuân Hương
b. Thân bài:
- Thời đại, hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong thơ của Hồ Xuân Hương (Bà sống trong thời đại xã
hội phong kiến với những quan niệm hà khắc về người phụ nữ như : Trọng nam khinh nữ ; Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô; Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng ; Bản thân
Hồ Xuân Hương từng gặp nhiều bất hạnh trong tình duyên: hai lần làm lẽ, hai lần chồng đều chết
sớm…)
- Người phụ nữ Việt Nam thời xưa đẹp người và đẹp nết
+ Họ là những người phụ nữ có tài có sắc: Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả, ''hồng nhan bạc phận''.

+ Trong Tự tình: thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh.
+Thân phận của những người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ
phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa
vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được
coi trọng .
- Tuy vậy nhưng từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa:
Đối với Hồ Xuân Hương thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên
nhiên và cả với chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông
qua những vần thơ đầy tính nghệ thuật này...

Hệ thống giáo dục HOCMAI

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 7 -


Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-C (Cô Trịnh Thu Tuyết)

- Đánh giá chung đoạn thơ.
+ Viết về người phụ nữ với mối đồng cảm sâu sắc là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
c. Kết bài:
- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội.
- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay.
Giáo viên : Trịnh Thu Tuyết
Nguồn

Hệ thống giáo dục HOCMAI


:

Hocmai (sưu tầm và tổng hợp)

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 8 -



×