Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đánh giá tác động của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện gia viễn – tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THỊ NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN TẠI HUYỆN GIA VIỄN – TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Phan Thị Ngọc Anh

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học,
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin cảm ơn đến Ban giám hiệu Học viện nông nghiệp Hà Nội, các
thầy cô giáo trong Khoa KT & PTNT đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có
định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Quyền Đình Hà, đã
dành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm Nước sạch và VSMT nông
thôn tỉnh Ninh Bình, Đảng ủy, UBND huyện Gia Viễn, UBND các xã thuộc huyện Gia
Viễn, các hộ dân nông thôn tại địa bàn huyện đã cung cấp những số liệu cần thiết, tạo
mọi điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết để làm sáng tỏ mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ,
động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu
xót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy, cô giáo và các độc

giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phan Thị Ngọc Anh

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, hình và sơ đồ ................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.1. Chủ thể nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.5.1. Phạm vi nội dung .................................................................................................. 4
1.5.2. Phạm vi không gian .............................................................................................. 4
1.5.3. Phạm vi thời gian .................................................................................................. 4
1.6.

Thông tin đóng góp mới ....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5


2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 5
2.1.2. Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn .................... 15
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 21

2.2.1. Thực hiện Chương trình ở tỉnh Hà Nam ............................................................. 21
2.2.2. Kết quả thực hiện Chương trình ở Kontum ........................................................ 23
2.2.3. Kết quả thực hiện Chương trình ở Vĩnh Phúc .................................................... 23

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 25

3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 25
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 33
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 33
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................... 36
3.2.4. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 36
3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 37


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 39
4.1.

Nội dung đánh giá tác động của chương trình MTQG nước sạch và
VSMT nông thôn tại huyện Gia Viễn ................................................................. 39

4.1.1. Thực trạng thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông
thôn tại huyện Gia Viễn giai đoạn 2012-2015 .................................................... 39
4.1.2. Đánh giá tác động của Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông
thôn tại huyện Gia Viễn giai đoạn 3 (2012-2015) .............................................. 58
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của chương trình mtqg nước sạch và
vsmt nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn ..................................................... 66

4.2.1. Khả năng của người dân ..................................................................................... 66
4.2.2. Cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước .................................................... 69
4.2.3. Các yếu tố khác ................................................................................................... 70
4.3.

Giải pháp thực hiện chương trình trong các giai đoạn tiếp theo ......................... 71

4.3.1. Giải pháp về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và tham gia cộng đồng ....... 71
4.3.2. Giải pháp về Tài chính ........................................................................................ 74
4.3.3. Giải pháp về công nghệ cấp nước sạch, chất lượng nước và vệ sinh
nông thôn ............................................................................................................ 75
4.3.4. Giải pháp về Quy hoạch và cơ chế quản lý kế hoạch chương trình.................... 83
4.3.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ..................................................................... 84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục ............................................................................................................................ 91

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BYT

Bộ Y tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

HVS

Hợp vệ sinh

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN

Nông nghiệp


NS

Nước sạch

PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

CN & VSNT

Cấp nước và vệ sinh nông thôn

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dự kiến số lượng mẫu và nội dung điều tra .............................................. 35

Bảng 4.1.

Các công trình cấp nước tập trung được xây dựng trên địa bàn
huyện Gia Viễn ......................................................................................... 44

Bảng 4.2.

Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS tại huyện Gia Viễn giai đoạn
2012-2015 ................................................................................................. 48

Bảng 4.3.

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu HVS tại huyện Gia Viễn giai đoạn 20122015 ........................................................................................................... 52

Bảng 4.4.

Tình hình cấp nước và vệ sinh tại trường học năm 2015 .......................... 56

Bảng 4.5.

Tình hình cấp nước và vệ sinh tại trạm y tế trong giai đoạn 20122015 ........................................................................................................... 57

Bảng 4.6.


Hiểu biết của chủ hộ về nước sạch và nước hợp vệ sinh .......................... 67

Bảng 4.7.

Quan tâm của người dân đối với nước sạch và nước hợp vệ sinh ............... 67

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu nguồn vốn Chương trình MTQG nước sạch và VSMT
nông thôn tại huyện Gia Viễn ................................................................. 42

Biểu đồ 4.2.

Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS giai đoạn 2012-2015 ..................... 46

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh giai đoạn 2012-2015..................... 54

Biểu đồ 4.4.

Tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc HVS tại Huyện Gia Viễn
giai đoạn 2012-2015 ................................................................................ 55

Biểu đồ 4.5.


Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS tại huyện Gia Viễn giai
đoạn 2012-2015 ....................................................................................... 57

Biểu đồ 4.6.

Tỉ lệ số người sử dụng nước HVS kết thúc giai đoạn 3 so với giai
đoạn 2 ...................................................................................................... 59

Biểu đồ 4.7.

Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS tại huyện Gia Viễn năm 2015
so với mục tiêu Chương trình năm 2015 ................................................. 60

Biểu đồ 4.8.

Đánh giá của người dân về mức độ cấp nước của công trình cấp
nước tập trung ......................................................................................... 60

Biểu đồ 4.9.

Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu HVS tại huyện Gia Viễn so với Mục tiêu
chương trình năm 2015 ........................................................................... 63

Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ hộ có chuồng trại HVS tại huyện Gia Viễn so với mục tiêu
chương trình giai đoạn 2012-2015 .......................................................... 64
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Gia Viễn -tỉnh Ninh Bình .............................. 25


Sơ đồ 1.1.

Khung phân tích tác động chương trình .................................................... 8

Sơ đồ 4.1.

Quy trình phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình ........................... 41

Sơ đồ 4.2.

Tiêu chuẩn nhà tiêu HVS ........................................................................ 50

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Việc sửa chữa các công trình cấp nước xuống cấp còn gặp nhiều
khó khăn ....................................................................................................... 46

Hộp 4.2.

Không có nước sạch để dùng thì lo ngại lắm ............................................... 61

Hộp 4.3.

Cấp đủ nước sinh hoạt giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc............................. 62

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Thị Ngọc Anh
Tên Luận văn: “Đánh giá tác động của Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và
Vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Mục tiêu chung của đề tài là Đánh giá thực
trạng tác động của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn
trên địa bàn huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình. Từ đó đề xuất các giải pháp và nhằm
nâng cao hiệu quả của chương trình trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể của đề tài là: (1)
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động chính sách và nội dung
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn. (2) Đánh giá tác động
của Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện
Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động thực
hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn
huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2015. (4) Đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp trong đó
lựa chọn điều tra 120 hộ ở 10 xã tiêu biểu. Ngoài ra còn điều tra thêm 25 cán bộ ở các
địa phương trong Ban chỉ đạo/ Ban điều phối thực hiện Chương trình MTQG nước sạch
và VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015, các Ban ngành khác có liên quan cấp huyện;
trong đó ở mỗi xã tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ lãnh đạo xã.. Từ đó tổng hợp và xử lý

thông tin bằng máy tính và phần mềm excel. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích
định lượng và phương pháp định tính để phân tích.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu về thực trạng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước
sạch và VSMT nông thôn tại huyện Gia Viễn cho thấy: (1) nguồn vốn cho chương trình
MTQG nước sạch và VSMT nông thôn ở huyện Gia Viễn chủ yếu là vốn do ngân sách
Trung Ương, ít nhất là nguồn vốn tỉnh. (2) Hết năm 2015 đã có 21 công trình đang được
đi vào hoạt động. (3) Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS toàn huyện Gia Viễn năm

ix


2015 chiếm 94,39% đã vượt mục tiêu chung năm 2015 của chương trình là 9,39% và
vượt mục tiêu nghị quyết Đảng bộ tỉnh đến năm 2015 là 2,39%. (4) Số hộ gia đình ở
nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đã đạt được mục tiêu giai đoạn 3 của Chương trình
MTQG Nước sạch & VSMTNT vào cuối năm 2013 (năm 2013 đạt 69,08% vượt kế
hoạch 4,08%), về đích sớm hơn kế hoạch 2 năm, năm 2014 đạt 70,57% vượt kế hoạch
5,57% và kết quả năm 2015 đạt 74,83% vượt kế hoạch 9,83%. (5) Số hộ gia đình ở
nông thôn có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh theo mục tiêu của Chương trình
đến năm 2015: 45%; theo mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh năm 2015 là 53%. (6)
Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS là 95,31%, như vậy còn 4,69% số trường
chưa có nước và nhà tiêu HVS; chưa đạt so với mục tiêu của Chương trình đến năm
2015 100% số trường học có nước và nhà tiêu HVS. (7) Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà
tiêu HVS là 95%, còn 5% số trạm y tế chưa có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tương ứng
với 01 trạm. So với mục tiêu của chương trình Nước sạch và VSMTNT thì huyện Gia
Viễn sắp đạt được mục tiêu. (8) Công tác xử lý rác thải trên địa bàn huyện có đầu tư và
được hưởng ứng nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
Theo kết quả tác giả nghiên cứu, trình độ dân trí, khả năng nhận thức và kinh tế
của người dân trên địa bàn huyện Gia Viễn hiện nay còn chưa cao. Tổ chức của lĩnh vực
cấp nước sạch còn phân tán, chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các

thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ
sinh, thiếu các qui định rõ ràng, phù hợp với thực tế đang phát triển. Đầu tư cho lĩnh
vực Cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn còn quá ít. Các trạm cấp nước
không thể bán nước với giá thành sản xuất do chi phí để sản xuất 1m3 nước thương
phẩm ở nông thôn cao. Trên địa bàn vẫn còn nhiều nguồn nước nhỏ lẻ khác nhau để có
thể sử dụng thay thế nước máy. Những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến tác động của
Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn tại huyện Gia Viễn.
Từ những tác động mà Chương trình Mục tiêu Quốc Gia Nước sạch và VSMT
nông thôn đem lại cho huyện Gia Viễn giai đoạn 3 (2012-2015) đưa ra những giải pháp
để thực hiện Chương trình MTQG và VSMT nông thôn cho các giai đoạn tiếp theo có
hiệu quả cao hơn như sau: các giải pháp về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và
tham gia cộng đồng; các vấn đề về tài chính; công nghệ cấp nước sạch, chất lượng nước
và vệ sinh nông thôn và quy hoạch và cơ chế quản lý kế hoạch chương trình Đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực..

x


THESIS ABSTRACT
Author's name: Phan Thi Ngoc Anh
Thesis title: "Impact Assessment of the National Target Program on Rural Water
Supply and Environmental Sanitation in Gia Vien District - Ninh Binh Province"
Industry: Economic Management Code: 60 34 04 10
Name of training institution: Vietnam Agriculture Academy
Research purposes
The topic was carried out with the objective of: Assessing the actual situation of
impacts of the National Target Program on Clean Water and Rural Environmental
Sanitation in Gia Vien district - Ninh Binh province. From there, propose solutions and
improve the effectiveness of the program in the coming time. The specific objectives of
the project are: (1) To systematise theoretical and practical basis for policy impact

assessment and content of the National Target Program on Rural Water Supply and
Environmental Sanitation. (2) Impact Assessment of the National Target Program on
Rural Water Supply and Environmental Sanitation in Gia Vien district, Ninh Binh
province. (3) Analysis of factors influencing the implementation of the National Target
Program on Rural Water Supply and Environmental Sanitation in Gia Vien district,
Ninh Binh province, 2012-2015. (4) Propose some solutions to improve the
effectiveness of program implementation in the coming time.
Research Methods
The topic uses the following research methodology: Site selection method;
Secondary data collection method, primary data collection method in which 120
households in 10 representative communes were selected. In addition, 25 additional
staff will be investigated in each of the Steering Committee / Coordination Committee
for the implementation of the National Target Program for Rural Water Supply and
Sanitation for Rural Water Supply and Sanitation for the period 2012-2015, other
related departments at district level; In each commune, two commune leaders were
interviewed. From this, they synthesized and processed information by computer and
excel software. At the same time, use quantitative analysis methods and qualitative
methods to analyze.
Main results and conclusions
The research on the implementation status of the National Target Program for
Rural Water Supply and Environmental Sanitation in Gia Vien district shows that: (1)

xi


the source of funds for the rural water supply and environmental sanitation NTP in Gia
Vien district is mainly capital By central budget, at least provincial capital. (2) By the
end of 2015, 21 projects have been put into operation. (3) The percentage of people
using HVS in Gia Vien district in 2015 accounts for 94.39%, exceeding the target of
2015 for the program of 9.39% 2.39%. (4) The number of rural households having

hygienic latrines has reached the third phase of the RWSS NTP by the end of 2013
(69.08% exceeding the target 4.08 in 2013). In the first two years of the plan, 70.57%
exceeded the plan by 5.57% and the result achieved by 2015 was 74.83%, exceeding the
target by 9.83%. (5) Number of rural households having hygienic livestock breeding
facilities: 45%; According to the target of the Provincial Party Committee Resolution
2015 is 53%. (6) The percentage of schools having water and latrines HVS is 95.31%,
thus leaving 4.69% of schools without water and latrines. Not reaching the target of the
Program by 2015 100% of schools have water and latrines HVS. (7) The percentage of
health stations having water and latrines HVS is 95%, and 5% of health stations do not
have water and hygienic latrines corresponding to 01 station. Compared with RWSS
target, Gia Vien district is about to reach its goal. (8) Waste treatment in the district is
invested and responded but not high efficiency.
According to the study's authors, the educational level of people, awareness and
economy of people in Gia Vien district is not high yet. The organization of the clean
water supply sector is fragmented and there is no policy to mobilize the participation of
all economic sectors in order to work with users to build clean water supply and
sanitation facilities. Clearly, in line with the growing reality. Investment in rural water
supply and environmental sanitation is too small. Water supply stations can not sell
water at production costs due to the high cost of producing 1 m3 of commercial water in
the countryside. There are still many small water sources available for tap water. These
factors greatly affect the impact of the NTP on rural water supply and environmental
sanitation in Gia Vien district.
From the impact that the National Target Program on Rural Water Supply and
Sanitation (WWTP) provides Gia Vien District 3 (2012-2015) with solutions to the
implementation of the National Target Program for Rural Water Supply and Sanitation
at phase The following are more effective as follows: Information - Education Communication and community participation solutions; Financial issues; Clean water
supply, rural water quality and sanitation, and planning and management of program
planning. Human resource training and development.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người. Nhưng, đó
phải là nguồn nước sạch. Ngược lại nếu nguồn nước đó bị ô nhiễm sẽ có tác hại
rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Nguồn nước sông, ngòi, ao, hồ bị ô nhiễm
chủ yếu do chất thải của con người và động vật. Ô nhiễm nước là nguyên nhân
lan truyền dịch bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho nhiều người.
Hiện nay, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý
nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong
những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên
tục được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng,
Nhà nước và Chính phủ, như: Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết Trung
ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Chiến lược
quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020… Để thực
hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của người dân nông thôn,
nhằm góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và từng bước hiện đại
hoá nông thôn, từ năm 1999, Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số
237/1998/QĐ-TTG ngày 03 tháng 12 năm 1998 và những bản sửa đổi các giai
đoạn sau đó của Thủ tướng Chính phủ. Qua gần 16 năm thực hiện, với sự tham
gia của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố
trong cả nước, đến nay các mục tiêu chính của Chương trình đề ra đều đã cơ bản
hoàn thành. Những thành quả đạt được cũng như những mặt tồn tại đã được
khẳng định tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 tại Hà Nội; Ngoài ra còn
được đề cấp đến trong Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu
Quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo cáo của đoàn đánh
giá phối hợp Chính phủ và các nhà tài trợ. Cho đến năm 2013 đã có 540 công

trình cấp nước và vệ sinh trường học; 368 công trình cấp nước vệ sinh cho trạm y
tế; 721 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 217 công trình đã hoàn thành;
82,5% người dân nông thôn trên cả nước sử dụng nước hợp vệ sinh; 60% hộ gia
đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ người dân sử dụng nước đạt
QCVN 02/2009/BYT chỉ có 38,7% (Bộ Nông nghiệp và PTNT,2015).

1


Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, có 3 vùng kinh tế:
vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng đồi núi địa hình không bằng phẳng (Niên
giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2012). Hưởng ứng và quán triệt Quyết định thực hiện
Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn của Thủ tướng chính phủ,
dưới sự lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp, Ban Bí thư Trung ương, sự quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; sự lãnh đạo tập trung,
thống nhất của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình đã kịp thời ban hành một số chủ
trương, chính sách, hoạt động phù hợp với thực tiễn; cùng với sự nỗ lực phấn đấu
của các cấp, các ngành, Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn của
Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng.
Huyện Gia Viễn thuộc vùng đồi núi địa hình không bằng phẳng và là khu
vực chịu khá nhiều tác động của Chương trình. Đến năm 2015, trên địa bàn
huyện Gia Viễn đã có 94,39% người dân nông thôn sử dụng nước HVS; 61%
người dân nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 01/2009/BYT và 57% hộ gia đình
nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (Trung tâm Nước sạch và VSMT nông
thôn tỉnh Ninh Bình, 2014).
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được do sự tác động của Chương
trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn đem lại, trong quá trình triển khai
thực hiện ở huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như
các công trình cấp nước tập trung ở một số địa phương chưa thật sự bền vững,
nhất là các công trình cấp nước quy mô nhỏ bàn giao cho cộng đồng quản lý; ý

thức giữ gìn nguồn nước và VSMT nông thôn còn chưa thật sự cao; việc thu hút
các nguồn vốn xã hội hóa cho lĩnh vực Nước sạch và VSMT nông thôn nhìn
chung vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; ý thức sử dụng nguồn nước sạch và vệ
sinh môi trường cho cơ sở sản xuất của các hộ kinh tế còn thấp, tạo điều kiện cho
các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của
cộng đồng.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của Chương trình Mục tiêu Quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện Gia Viễn - tỉnh
Ninh Bình”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tác động của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước
sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình. Từ đó
đề xuất các giải pháp và nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động chính sách
và nội dung Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn.
(2) Đánh giá tác động thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch
và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động thực hiện Chương
trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia
Viễn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2015.
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương
trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn trong thời gian tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
(1) Đánh giá tác động là gì? Đánh giá tác động một chương trình là như
thế nào?
(2) Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn gồm những nội
dung gì?
(3) Tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình? Có
những tác động gì? Thuận lợi và khó khăn?
(4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình trên địa

bàn? Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình cho trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Chủ thể nghiên cứu
-

Các đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện Chương trình MTQG

nước sạch và VSMT nông thôn; các hộ gia đình, tổ chức được hưởng lợi từ
Chương trình trên địa bàn huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình.

3


1.4.2. Khách thể nghiên cứu
- Nội dung của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn và
tác động của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi nội dung
(1) Nghiên cứu thực trạng thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và
VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn giai đoạn 3 (2012-2015).

(2) Nghiên cứu tác động của Chương trình MTQG nước sạch và VSMT
nông thôn đến hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường tại huyện Gia Viễn.
(3) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của Chương trình
MTQG nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn.
(4) Đề xuất giải pháp thích hợp để thực hiện tiếp Chương trình MTQG
nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn trong thời gian tới.
1.5.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Viễn.
1.5.3. Phạm vi thời gian
- Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng
09/2016.
- Thông tin số liệu thứ cấp phục vụ cho đánh giá thực trạng kinh tế xã hội
của huyện được thu thập qua 5 năm (2011 – 2015).

- Số liệu sơ cấp về kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG nước sạch
và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn được thực hiện trong năm 2015.
1.6. THÔNG TIN ĐÓNG GÓP MỚI
- Đề tài đã nghiên cứu những hiệu quả mà Chương trình Mục tiêu Quốc gia
và VSMT nông thôn đem lại trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Đề tài cũng đã nêu lên những yếu tố ảnh hưởng đến việc tác động của
Chương trình Mục tiêu Quốc gia và VSMT nông thôn đem lại trên địa bàn huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Đề tài đưa ra những giải pháp thích hợp để thực hiện tiếp Chương trình
MTQG nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Viễn trong thời
gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm tác động
Tác động là một thuật ngữ được dùng nhiều trong đề tài nghiên cứu, có
nhiều cách hiểu về thuật ngữ tác động.
Theo Department for International Development (DFID) Glossary of terms:
“Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc không như dự
định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt
được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài. Tác động
có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc
hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án” (Ngô Thị Thu Hương, 2005).
Tác động (Impact): Là những thay đổi có tính tổng thể lâu dài đối với cộng
đồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án hay chính sách (Nguyễn Lê
Vân, 2008).
Tác động thường là những thay đổi rộng lớn có ảnh hưởng đến một bộ
phận đông đảo cộng đồng hoặc đối tượng của chính sách và các đối tượng
ngoài chính sách hoặc trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Ảnh hưởng
của chính sách có thể không nhìn thấy được khi triển khai chính sách đó. Có
thể có những ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng bất
lợi (Nguyễn Lê Vân, 2008).
Việc đánh giá những ảnh hưởng có thể được tiến hành trước khi có có
chính sách, khi triển khai chính sách hoặc sau khi chính sách đã đi vào cuộc sống
để thấy được kết quả và tác động cuả chính sách đó đến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội cả với đối tượng hưởng lợi cũng như đối tượng ngoài chính sách
(Nguyễn Lê Vân, 2008).
Như vậy, tác động chính là gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật mà hành
động hướng tới.
2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động
Shahidur R. Khandker, Gayatri B. Koolwal, Hussain A. Samad (2010) cho
rằng “Đánh giá tác động là tìm hiểu xem những thay đổi trong phúc lợi có thực

sự là kết quả của can thiệp dự án hay chương trình hay không. Nói một cách cụ
5


thể, đánh giá tác động tìm cách xác định xem có thể biết được hiệu quả của
chương trình chứ không phải của các nguyên nhân khác tới mức nào”.
Theo Hoàng Mạnh Quân (2007) thì “Đánh giá tác động là xem chương
trình, dự án đã tạo được những tác động gì? Cả tích cực và tiêu cực, trực tiếp và
gián tiếp, trước mắt và lâu dài tác động tới đối tượng hưởng lợi của dự án trên
các phương diện khác nhau: kinh tế văn hóa, xã hội, môi trường” (Giáp Thị Ngọc
Ánh, 2012).
Theo Quỹ môi trường: “Đánh giá tác động là quá trình xác định một cách
hệ thống những giá trị hoặc ý nghĩa của một hoạt động phát triển, một chính sách
hay chương trình. Mục đích của đánh giá là việc xác định tính xác đáng và hoàn
thành mục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động bền vững đối với sự phát triển.
Đánh giá cung cấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích giúp cho cả người
nhận dự án, chính sách hay chương trình phát triển và nhà tài trợ kết hợp những
bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định” (Đoàn Thu Thảo, 2009).
Quá trình đánh giá được coi như là một cách thu thập những thông tin nhằm
cải thiện các dự án, một chính sách hay chương trình phát triển cung cấp các bài
học kinh nghiệm cho các bên liên quan để thực hiện các chính sách trong tương
lai (Đoàn Thu Thảo, 2009).
Thực chất của việc đánh giá tác động là so sánh lợi ích mà người tham gia
thu được sau khi dự án, chính sách hay chương trình xuất hiện. Sự so sánh có thể
được thực hiện theo thời gian hoặc không gian hoặc kết hợp cả hai. Theo thời
gian gọi là so sánh trước và sau dự án còn theo không gian là so sánh giữa người
tham gia và người không tham gia và khi kết hợp được cả không gian và thời
gian thì sự so sánh sẽ phản ánh đầy đủ nhất tác động của dự án. Nội dung trung
tâm trong hoạt động đánh giá tác động của dự án là tạo ra được sự tương đồng
trong quá trình so sánh, nghĩa là việc so sánh theo thời gian phải được thực hiện

đối với cùng một người tham gia, còn so sánh theo không gian phải được diễn ra
giữa những người tham gia và không tham gia có những đặc điểm tương tự nhau
(Đoàn Thu Thảo, 2009).
Tóm lại, đánh giá tác động là xác định xem liệu đối tượng đánh giá có tạo ra
tác động mong đợi đối với các cá nhân hay đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình,
các thể chế, các đối tượng thụ hưởng của nó hay không? Những tác động này là
nhờ vào đối tượng đánh giá hay nhờ vào các yếu tố khác?

6


2.1.1.3. Đánh giá tác động một chương trình
- Chương trình là tổ hợp các dự án, các hoạt động được quản lý một cách
phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạt được một số mục đích chung đã
định trước. Các chương trình có tính chất định hướng các công việc chính cần
phải làm để đạt được các mục tiêu của kế hoạch. Mỗi chương trình thường đề ra
một số mục tiêu chung, tiêu chuẩn chung (Judy, 2002).
- Đánh giá tác động một chương trình là dự báo những tác động có thể xảy
ra của một dự thảo chương trình hoặc đo lường, phân tích các tác động về kinh
tế, xã hội, môi trường đã xảy ra sau khi thực hiện chương trình.
- Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, khi ban hành và thực hiện một
Chương trình MTQG, Chính phủ các nước sẽ phải huy động nguồn lực để
triển khai chính sách. Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực (đội ngũ các
chuyên gia hoạch định chương trình, các cơ quan quản lý tổ chức ban hành,
đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện chương trình và triển khai ở các cấp…) và
vật lực (tài chính, các phương tiện, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…).
Nguồn lực để triển khai thực hiện một chương trình có thể từ Ngân sách hoặc
huy động từ các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Trong hoặc sau quá
trình tổ chức thực thi sẽ mang lại kết quả từ sự can thiệ của Chính phủ. Đây
chính là những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp những nội dung, thành quả đã thực

hiện được của một chương trình. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả
thường gắn với từ “được….”. Các kết quả đạt được đều mang lại những tác
động cho đối tượng được hưởng thụ từ chương trình. Các tác động có thể là
tích cực hoặc tác động tiêu cực. Như vây, mục tiêu cuối cùng của mỗi chính
sách ban hành ra là chính sách đó sẽ dẫn đến những tác động tích cực gì cho
nhóm đối tượng thụ hưởng nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Đây chính
là quá trình đánh giá tác động của một chính sách (Đỗ Kim Chung, 2010).
Quá trình trên được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau:

7


Tích
cực
Đầu vào
(Nhân
lực/

Triển
khai
chương
trình

Vật lực)

Kết quả
thực
hiện
chương
trình


Tác
động
của
chương
trình
Tiêu
cực

Sơ đồ 1.1. Khung phân tích tác động chương trình
Nguồn: Tống Văn Dũng (2014)

Các tác động chính khi một chương trình được soạn thảo và triển khai cụ
thể như sau:
Một là, tác động về giá: giá đầu vào và đầu ra, sản phẩm chính, sản phẩm
liên quan.
Hai là, tác động về sản xuất: Chương trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế
xã hội;
Ba là, tác động đến cân bằng thương mại (sản xuất thay thế nhập khẩu hay
sản xuất để xuất khẩu);
Bốn là, tác động đến tiêu dùng: Có chương trình làm hạn chế tiêu dùng; có
những chương trình kích thích tiêu dùng.
Năm là, tác động về ngân sách: Làm thay đổi ngân sách và thuế của
chính phủ;
Sáu là, Tác động phân phối thu nhập: Công bằng trong phân phối thu nhập
của các nhóm dân cư và các vùng miền;
Bảy là, Tác động về an sinh xã hội là ảnh hưởng đến nhóm những đối tượng
dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ
mồ côi, và những vùng chịu ảnh hưởng bởi rủi ro do thiên tai, dịch bệnh…. Với


8


những chính sách thuộc Chương trình hỗ trợ vật chất (lương thực, nhà ở, đất ở,
đất sản xuất và nước sinh hoạt…) thì các tác động chính tập trung vào các vấn
đề: sản xuất, tiêu dùng, an sinh xã hội, thu nhập và ngân sách của trung ương
cũng như địa phương…
2.1.1.4. Phân loại đánh gía tác động của một chương trình
Đánh giá tác động một chương trình gồm hai loại:
- Đánh giá tác động một chương trình trước khi thực hiện là hoạt động phân
tích, dự báo những tác động có thể có của một chương trình sắp được thực hiện,
làm cơ sở để các nhà hoạch định lựa chọn phương án tối ưu để đưa ra quyết định
thực hiện chương trình.
- Đánh giá tác động sau khi thực hiện chương trình là việc rà soát, xem xét
các tác động do việc thực hiện chương trình sau khi thực hiện tạo ra, làm cơ sở
để chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc bãi bỏ kế hoạch chương trình (Nguyễn Trung
Thắng và Hoàng Hồng Hạnh, 2013).
2.1.1.5. Nguyên tắc đánh giá tác động một chương trình sau khi được phê
duyệt thực hiện
- Theo nghĩa hẹp, đánh giá sau tìm cách kiểm nghiệm lại xem liệu các mục
tiêu của một chương trình có đạt được hay không thông qua phương pháp thực
chứng.
- Để quyết định các chương trình xã hội đưa vào triển khai, cần phải hiểu rõ
mối quan hệ nhân quả.
- Các mối quan hệ nhân quả (ví dụ tác động của một chương trình) chỉ có
thể được đánh giá chính xác nếu “kịch bản phản chứng” được ước định một
cách chính xác: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chương trình không được tiến hành
thực hiện?”
- Cách đánh giá này gần với câu hỏi trong dược lý: “Liệu phương thuốc có
tác dụng ?”

2.1.1.6. Phương pháp luận đánh giá tác động
Mục tiêu của đánh giá tác động của một chương trình là đo lường mức độ
thay đổi trong phúc lợi của đối tượng tham gia chương trình do chương trình đó
mang lại. Đánh giá tác động của một chương trình hay dự án luôn là thách thức
to lớn. Các chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là các

9


chương trình mục tiêu nhằm hỗ trợ những vùng miền còn nhiều khó khăn và điều
kiện tự nhiên không thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, góp phần ổn
định an sinh xã hội và nâng cao chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của mọi
người dân. Đối tượng tham gia chương trình thường có mức sống thấp hơn đối
tượng không tham gia chương trình. Để đánh giá tác động của chương trình
chúng ta phải loại trừ được các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài chương trình lên đối
tượng tham gia chương trình. Chúng ta có thể lựa chọn nhóm đối tượng không
tham gia chương trình nhưng có những đặc điểm tương tự nhóm đối tượng tham
gia chương trình.
Phương pháp đánh giá tác động
+ So sánh trước và sau khi thực hiện chương trình
Đây là phương pháp cơ bản trong khi đánh giá, thực chất là xem xét những
lợi ích mà chương trình đã tạo ra sau khi thực hiện so với trước khi có chương
trình. Khi áp dụng phương pháp này, cần phải ghi rõ tình hình của cộng đồng
trước khi thực hiện chương trình (khó khăn, kết quả sản xuất, tình hình kinh tế,
thu nhập, tình hình xã hội, sự nghèo đói…). Đồng thời phải xác định được tình
hình sau khi có chương trình ở các lĩnh vực tương ứng. Ngoài ra, còn phải biết
những thay đổi của cộng đồng do tác động của sự phát triển chung toàn xã hội.
+ So sánh vùng có chính sách thực hiện chương trình và vùng không có
chính sách thực hiện chương trình.
Trong một số trường hợp, do chính sách không có hoặc không lưu trữ được

các tài liệu ban đầu, do công tác theo dõi, giám sát và ghi chép của chính sách
không tốt…thì việc áp dụng các phương pháp đánh giá trên là rất khó khăn. Để
khắc phục khó khăn này, có thể áp dụng phương pháp so sánh vùng có chính
sách và vùng không có chính sách. Những sai khác của vùng có chính sách so với
vùng không có chính sách có thể coi là kết quả và tác 8 động của chính sách (Đỗ
Kim Chung, 2003). Các kỹ thuật định tính và định lượng được sử dụng có thể kết
hợp để đánh giá tác động với mục đích xác định tác động để đưa ra những kết
luận nhân quả. Cách tiếp cận của phương pháp sử dụng trong quá trình thiết kế,
thu thập số liệu và phân tích. Phương pháp cũng có thể định lượng hoá các dữ
liệu định tính, có các kỹ thuật được xây dựng để đánh giá khu vực nông thôn một
cách nhanh chóng, những kỹ thuật này phụ thuộc vào kiến thức của người tham
dự về các điều kiện xung quanh chương trình đang được đánh giá. Lợi ích của

10


phương pháp đánh giá định tính là linh hoạt, có thể được điều chỉnh cụ thể cho
phù hợp với các mục đích của đánh giá bằng cách sử dụng các phương pháp mở,
có thể tiến hành một cách nhanh chóng thông qua các kỹ thuật xử lý và có thể
cũng cố mạnh mẽ các kết quả của sự đánh giá tác động nhờ tăng cường sự hiểu
biết về nhận thức và các mối ưu tiên của các bên liên quan cũng như về các điều
kiện và quá trình có thể tác động tới chương trình (Judy , 2002).
2.1.1.7. Yếu tố đa chiều trong phương pháp đánh giá tác động
Mặc dù trình độ và thu nhập hoặc vị trí địa lý thường được xem là những
chỉ tiêu quan trọng để phân tích và đo lường mức tiếp cận nguồn nước sạch và ý
thức VSMT nông thôn nhưng để đánh giá một cách toàn diện ta cần phải xem xét
các khía cạnh khác của hộ gia đình và tổ chức. Nói cách khác nước sạch và
VSMT nông thôn cần được xem xét một cách đa chiều. Chính vì vậy, trong
nghiên cứu này tôi không chỉ đánh giá mức độ tiếp cận nguồn nước sạch của hộ
gia đình và tổ chức mà còn xem xét các khía cạnh khác bao gồm việc nghiên cứu

chất lượng các nguồn nước, việc sử dụng nguồn nước sạch vào sinh hoạt và sản
xuất; ý thức giữ gìn bảo vệ mội trường; sức khỏe và đời sống của người dân; hiệu
quả kinh tế; hiệu quả về văn hóa – xã hội.
2.1.1.8. Quy trình đánh giá tác động một chương trình
 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch cho hoạt động đánh giá
- Bước 1: Xác định vấn đề
Trong bước này, người đánh giá cần xác định nội dung cốt lõi của chương
trình, các câu hỏi nghiên cứu, các bên liên quan và mục đích, đối tượng sử dụng
kết quả đánh giá. Cần phải làm rõ mục tiêu, nội dung, đặc điểm, các khía cạnh
của chương trình. Cần xác định các câu hỏi nghiên cứu, bao gồm: các vấn đề về
cung cấp và tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường trong khu vực nghiên cứu
là gì, xu hướng ra sao? Các tác động vào đời sống sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe
và môi trường khi thực hiện chương trình là gì? Các đối tượng nào chịu tác
động? Các bên liên quan cần được xác định gồm các cơ quan quản lý nhà nước,
các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng nhằm
mục đích gì và cho ai. Việc đánh giá sẽ mang lại lợi ích gì trong việc điều
chỉnh/xây dựng các chính sách thực hiện chương trình trong giai đoạn tới.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp/công cụ đánh giá
Có thể lựa chọn một trong 03 phương pháp tiếp cận sau:
11


(i) Phương pháp thực nghiệm (đối chứng), thường phù hợp đối với chính
sách đang trong giai đoạn thử nghiệm. Theo đó, một vùng/khu vực có điều kiện
môi trường tự nhiên, xã hội tương tự mà không áp dụng chính sách có thể được
chọn làm “đối chứng”. Thông qua việc so sánh chất lượng nguồn nước và môi
trường của khu vực bị tác động do áp dụng chính sách và khu vực “đối chứng” sẽ
cho thấy các tác động đối tượng của việc thực thi chính sách;
(ii)Phương pháp phân tích, so sánh “trước –sau”: Cá tác động lên nguồn
nước và môi trường có thể được đánh giá thông qua việc so sánh chất lượng

nguồn nước và vệ sinh môi trường, diễn biến các vấn đề về môi trường tại khu
vực nghiên cứu trước và sau khi thực hiện chính sách;
(iii)Phương pháp so sánh mục tiêu – kết quả: là việc so sánh các mục tiêu
được xác định bởi bản thân chính sách, hoặc bởi các chính sách về chương trình
MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn với kết quả đạt được trên thực tế sau khi
thực hiện chính sách.
Về các các công cụ đánh giá có thể xem xét, lựa chọn để sử dụng kết hợp
với nhau các công cụ như: phương pháp chuyên gia; phân tích ngoại suy; phương
pháp điều tra, khảo sát; tham vấn các bên liên quan, v.v...
- Bước 3: Lựa chọn chỉ số/chỉ thị đánh giá
Việc lựa chọn các chỉ số/chỉ thị đánh giá là để đo mức độ tác động đối với
nước sạch và vệ sinh môi trường. Các chỉ số sẽ thể hiện diễn biến chất lượng các
nguồn nước, và qua đó là các tác động lên môi trường. Vì vậy, các chỉ số được
lựa chọn sao cho biểu thị đặc trưng cho vấn đề môi trường đồng thời phải có tính
khả thi cao về mức độ sẵn có của số liệu. Thông thường các chỉ số đánh giá bao
gồm chỉ thị về chất lượng môi trường (môi trường nước, đất, không khí), về sự
cố môi trường, về chỉ số nước hợp vệ sinh; chất lượng nước sinh hoạt đạt tiêu
chuẩn QCVN; tiêu chuẩn phân tích các mẫu nước; tỷ lệ số hộ gia đình và tổ chức
sử dụng nước đúng tiêu chuẩn QCVN;...
Đối với một số văn bản cụ thể như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có
thể một số trong các chỉ thị này đã được xác lập ngay từ khi xây dựng với mục
đích sử dụng cho việc đánh giá kết quả sau này.
- Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết
Cơ quan đánh giá cần lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động đánh giá. Kế
hoạch cần bao gồm: giới thiệu chung; mục tiêu hoạt động đánh giá; phạm vi đánh

12



×