Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƯƠNG TÀI - TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huệ

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Lương Tài, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lương
Tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huệ

iii

năm 2016


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ, hộp, biểu đồ .......................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở Đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách tín dụng cho hộ
nghèo .................................................................................................................. 4
2.1.


Cơ sở lý luận về tín dụng cho hộ nghèo ............................................................. 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo .................................... 15

2.1.3.

Đặc điểm của thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ................................ 17

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ..... 18

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ............ 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

iv



2.2.1.

Kinh nghiệm thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ở các nước trên
thế giới .............................................................................................................. 23

2.2.2.

Kinh nghiệm thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ở Việt Nam ............. 25

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài ................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 32

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.............. 37


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ....................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 41

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 45
4.1.

Tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo....................................... 45

4.1.1.


Các chính sách, quy định hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo................................... 45

4.1.2.

Bộ máy tổ chức thực thi.................................................................................... 52

4.1.3.

Tổ chức triển khai chính sách ........................................................................... 54

4.1.4.

Kết quả thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo .......................................... 66

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên
địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 86

4.2.1.

Nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện chính sách ........................................ 86

4.2.2.

Trình độ cán bộ thực thi chính sách.................................................................. 87

4.2.3.


Trình độ dân trí của hộ nghèo ........................................................................... 89

4.2.4.

Tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục cho vay ................................................... 92

4.3.

Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách tín dụng
cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh............................ 94

4.3.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu................................................................. 94

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu .................................................................................. 96

v


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 109
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 109

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 110


5.2.1.

Đối với cơ quan nhà nước............................................................................... 110

5.2.2.

Đối với địa phương ......................................................................................... 110

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 111
Phụ lục ........................................................................................................................ 114

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CMND

Chứng minh nhân dân

CQĐP


Chính quyền địa phương

CS

Chính sách

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTN

Đoàn thanh niên.

HCCB

Hội cựu chiến binh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HND

Hội nông dân

HPN

Hội phụ nữ


HSSV

Học sinh sinh viên

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN

Nông nghiệp

QTDND


Quỹ tín dụng nhân dân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TLSX

Tư liệu sản xuất

TNCS

Thanh niên cộng sản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTP

Thiếu niên tiền phong

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sự khác nhau về bản chất của hỗ trợ giảm nghèo và bao cấp ................... 14

Bảng 3.1.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ................................... 32

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015 .......... 36

Bảng 3.3.


Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp ................................... 39

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ..................................... 40

Bảng 4.1.

Các văn bản áp dụng cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã
hội huyện Lương Tài ................................................................................. 46

Bảng 4.2.

Các Chương trình cho vay của NHCSXH huyện Lương Tài .................... 51

Bảng 4.3.

Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận
chính sách hỗ trợ ........................................................................................ 57

Bảng 4.4.

Số lượng cán bộ tham gia thực hiện chính sách tín dụng hộ nghèo
năm 2015 ................................................................................................... 59

Bảng 4.5.

Kết quả điều tra về công tác tuyên truyền chính sách


trên địa bàn

huyện Lương Tài ....................................................................................... 62
Bảng 4.6.

Đánh giá tình hình thực hiện công tác tuyên truyền .................................. 63

Bảng 4.7.

Kết quả Đánh giá công tác giám sát hộ vay vốn ....................................... 65

Bảng 4.8.

Ý kiến của hộ dân về công tác kiểm tra giám sát vay vốn ........................ 66

Bảng 4.9.

Tình hình nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2013-2015 ......... 67

Bảng 4.10. Tình hình dư nợ vay vốn đối với hộ nghèo thời kỳ 2013 - 2015 ............... 68
Bảng 4.11. Dư nợ cho vay theo chương trình của NHCSXH huyện Lương Tài
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................ 69
Bảng 4.12. Dư nợ cho vay theo tổ chức CTXH của Ngân hàng CSXH huyện
Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015 .............................................................. 70
Bảng 4.13. Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo thời kỳ 2013-2015 .................... 72
Bảng 4.14. Nhu cầu vay vốn và tình hình giải quyết cho vay của NHCSXH
năm 2015 ................................................................................................... 74
Bảng 4.15. Mức vốn vay của các hộ nghèo điều tra vay vốn từ NHCSXH năm 2015 ...... 76
Bảng 4.16. Mức vốn vay các hộ nghèo điều tra vay vốn từ NHCSXH và các
nguồn khác................................................................................................. 77

Bảng 4.17. Ý kiến của hộ nghèo được vay vốn về mức cho vay vốn của
NHCSXH ................................................................................................... 78

viii


Bảng 4.18. Thời hạn cho vay và ý kiến của hộ nghèo vay vốn về thời hạn cho vay.......... 81
Bảng 4.19. Tình hình thu hồi nợ vay vốn và nợ quá hạn thời kỳ 2013-2015 .............. 84
Bảng 4.20. Trình độ CBTD ngân hàng chính sách huyện Lương Tài năm 2015 ........ 87
Bảng 4.21. Ý kiến của hộ nghèo về thái độ phục vụ của CBTD ................................. 89
Bảng 4.22. Công tác kiểm tra giám sát CBTD huyện Lương Tài ................................ 89
Bảng 4.23. Trình độ dân trí, thu nhập của người dân được điều tra ............................ 90
Bảng 4.24. Ý kiến của hộ nghèo trong quá trình triển khai cho vay vốn..................... 92

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 4.1.

Quy trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện
Lương Tài .................................................................................................. 50

Sơ đồ 4.2.

Tổ chức thực hiện cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Lương Tài ......... 60

Hộp 4.1.


Cho vay không đúng đối tượng ................................................................. 58

Hộp 4.2.

Mức vốn vay còn thấp so với nhu cầu ....................................................... 77

Hộp 4.3.

Dẫn chứng về tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo ...................... 85

Biểu đồ 4.1. Ý kiến của hộ nghèo về lãi suất cho vay tại NHCSXH huyện Lương Tài ...... 83

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Tên luận văn: “Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ
nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phân tích quá trình thực thi và các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín
dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ở huyện.
- Phương pháp điều tra thu thập:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu/Thông tin thứ cấp được thu thập từ các
nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web…

có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Số lượng điều tra bao gồm: 90 hộ nghèo theo tiêu
chuẩn mới do Bộ LĐ-TB&XH quy định trong giai đoạn 2011 - 2015 (mỗi xã chọn 30
hộ nghèo một cách ngẫu nhiên không phân biệt hộ nghèo đã được vay vốn của NH
CSXH hay chưa vay vốn). Các hộ nghèo này có tên trong bản danh sách hộ nghèo của
Ban XĐGN của từng xã tính tới thời điểm 31/12/2015; 4 cán bộ cấp xã (cán bộ Văn hóa
- Xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Hội Nông dân, cán bộ đoàn thanh niên cộng sản
HCM, cán bộ Ban XĐGN....); 2 cán bộ phòng Lao động Thương binh & Xã hội; 2 Cán
bộ Ngân hàng CSXH.
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh
Thứ nhất, về tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn
huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh, luôn tuân thủ đúng những quy định của NH CSXH
Việt Nam và thường xuyên có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp quy chế để chuyền tải
nguồn vốn đến hộ nghèo được tốt hơn. Lãi suất cho vay ưu đãi 0,65%/tháng; mức cho vay
bình quân đối với hộ từ 13 -17 triệu đồng; thời hạn cho vay thường là 24 và 36 tháng; thời
gian thu hồi nợ tương đối phù hợp... góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của
ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như dư nợ tăng lên liên tục, trung bình
mỗi năm tăng 24,25%, năm 2015 đạt trên 61 tỷ đồng, mức dư nợ bình quân/ hộ năm 2015
xi


đạt 13,71 triệu; trung bình mỗi năm tăng 8,76%; doanh số cho vay năm 2015 đạt 38,9 tỷ,
trung bình mỗi năm tăng 24,14%; mức vốn cho vay ngày càng tăng lên, trung bình mỗi
năm tăng 13,69%, năm 2015 đạt 16,32 triệu đồng/ hộ. Đồng thời đã tác động không nhỏ
tới các hộ nghèo vay vốn, số hộ được vay vốn ngày càng tăng (năm 2013 là 2.000 hộ
được vay, năm 2015 là 2.384 hộ, trung bình tăng 9,18%).
Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ
nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh gồm: Nguồn vốn cho việc triển

khai thực hiện chính sách; Trình độ cán bộ thực thi chính sách; Trình độ dân trí của hộ
nghèo; Tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục cho vay… ảnh hưởng không nhỏ đến sự
thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: Sự thiếu hụt nguồn vốn cho vay hộ nghèo, tình
hình cho vay sai đối tượng; hộ nghèo không biết thủ tục vay vốn, ... Mức cho vay đối
với hộ nghèo còn thấp, chỉ đáp ứng được 68,43% mức vốn đề nghị vay, dẫn đến 31,56%
số hộ có nhu cầu vay thêm từ các nguồn khác. Đa số hộ nghèo có ý kiến về thời hạn cho
vay ngắn trong khi nhu cầu muốn vay dài hơn, sự hỗ trợ cùng với vốn vay hạn chế,...
Thứ ba, một vài đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng với giảm nghèo
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh như sau: Kiểm soát việc cho vay không đúng đối
tượng; Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay; Nâng cao hạn mức vay và thời hạn vay
vốn tối đa nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có mức đầu tư sản xuất lớn hơn và thời
gian hoàn trả vốn dài hơn; Áp dụng mô hình cho vay hộ nghèo liên kết với cơ sở sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương
Tài - tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt
hạn chế cần xem xét và có hướng tốt hơn trong thời gian tới.

xii


THESIS ABSTRACT
The writer: Nguyen Thi Hue
The master thesis: “Look at the situation of the credit policy implementation for
poor households Luong Tai district - Bac Ninh”
Major in: Economic management

Code: 60.34.04.10

Training facility: Vietnam National University and Agriculture (VNUA)
Analyze the implementation and the factors affecting the implementation of

credit policies for poor households Luong Tai district - Bac Ninh province. Since then
propose solutions in order to improve the implementation of credit policies for poor
households in the district.
- Collect inventory methods:
+ Secondary Data Collection: Documentation / secondary information collected
from various sources such as books, magazines, newspapers, reports of branches and
levels, the site ... is related to the research content of the thesis.
+ Primary Data Collection: Quantity survey include: 90 poor households
according to new standards set by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs
regulations in the period 2011 to 2015 (each village selected 30 poor households at
random irrespective of poor households have been borrowing from VBSP or not a loan).
Poor households are named in the list of poor households in each commune poverty
reduction board to date 12/31/2015; 4 communal cadres (officials Culture - Social,
Women's Union cadres, cadres Association, officials HCM Communist Youth Union,
poverty reduction board officers ....); 2 officers of Labour, Invalids and Social Affairs; 2
Officer CSXH Bank.
- Data processing methods
- Statistical methods described
- Comparative method
Firstly, on the implementation of credit policies for poor households Luong Tai
district - Bac Ninh province, always in compliance with the provisions of VBSP
Vietnam and frequently flexible adjustments in accordance regulation to conveyor funds
to poor households are better. Preferential lending interest rate of 0.65% / month; The
average lending rate for households between 13 -17 million; loan term is usually 24 and

xiii


36 months; debt recovery time is relatively consistent... contribute to raising the quality
of credit activity of banks is reflected by indicators such as outstanding loans increased

continuously, the average annual increase of 24.25%, in 2015 over 61 billion, the
average debt balance / 13.71 million households by 2015; The average annual increase
of 8.76%; loan sales in 2015 38.9 billion, an average annual increase of 24.14%; the
loan is increasing, the average annual increase of 13.69%, 2015 16.32 million VND /
household. At the same time has a significant impact to the poor households, the
number of households is increasing loans (2013 of 2000 eligible households,
households in 2015 was 2384, the average increase of 9.18%).
Second, the factors affecting the situation of the credit policy implementation for
poor households Luong Tai district - Bac Ninh province, including: Funding for the
implementation of policies; Level policy enforcement officers; Educational level of
poverty; Organizations implement processes and procedures for loan ... no small impact
on the change as household income poverty: The lack of capital to poor households, the
lending wrong object; the poor do not know the loan procedures, ... The level of lending
to poor households is still low, only 68.43% met the recommended level of loan capital,
resulting in 31.56% of households in need to borrow more from other sources. The
majority of poor households have opinions about the loan term short while longer needs
to borrow, supported with limited loans,...
Third, a few suggestions for improvement of credit policies for poverty
reduction Luong Tai District, Bac Ninh Province as follows: Control of the loan is not
the right audience; To complete the process, lending procedures; Raise borrowing limit
and the maximum loan term to create conditions for the poor have a greater investment
in production and capital repayment period longer; Applying the model for poor
households linked to production and business establishments effectively.
Implementation Status of credit policy for poor households Luong Tai district Bac Ninh province has achieved certain results, but there are still many drawbacks to
consider and better in the future.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, kinh tế nước ta đã có những tăng
trưởng và phát triển rõ nét, đời sống của nhân dân đặc biệt là khu vực nông thôn
được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất
cả các vùng, miền, các nhóm dân cư. Vì vậy đã xuất hiện nhiều vùng, nhiều khu
vực nông thôn chưa bắt kịp với sự thay đổi, trong sản xuất kinh doanh nhất là
trong sản xuất nông nghiệp yếu về trình độ khoa học kỹ thuật, thiếu vốn trầm
trọng để sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, cuộc sống trở nên khó
khăn và trở thành người nghèo. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi
công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ hàng
đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước (Chính phủ, 2011).
Xoá đói giảm nghèo là một trong những nội dung trọng tâm và thường
xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và các
nước đang phát triển nói chung.Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia cho
tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ngày 21/5/2002. Đến nay đã đạt được nhiều
thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, góp phần
ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất
nước. Rất nhiều nỗ lực của Chính Phủ, các địa phương, các tổ chức quốc tế đang
được tập trung cho xoá đói giảm nghèo. Trong đó tín dụng được coi là một trong
những giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát
triển khác thực hiện. Trong những năm vừa qua, chính sách tín dụng đã có tác
dụng to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho
rằng vốn vay có tác dụng tích cực tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát
nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện sản xuất, tiêu dùng và cải
thiện từng bước đời sống nông hộ (Tổng cục thống kê, 2014).
Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là
hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ
người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn vay; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự

phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi
cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.

1


Lương Tài là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,49%
tổng số hộ. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lương Tài đang đẩy
mạnh thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo, giúp người nghèo tiếp cận được
nguồn tín dụng dễ dàng để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập đồng
thời cải thiện cuộc sống, giảm nguy cơ phải đi vay nặng lãi. Bên cạnh những tác
động tích cực, việc thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo cũng gặp phải một
số khó khăn, đặc biệt trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn bổ sung từ Ngân
sách cho các chương trình do NHCSXH quản lý hàng năm tương đối thấp do sự
khác biệt về chuẩn nghèo của tỉnh và quốc gia.
Từ yêu cầu thực tiễn và những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn và tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng
cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách tín dụng
đối với hộ nghèo, đề tài phân tích quá trình thực thi và các yếu tố ảnh hưởng đến
thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh
Bắc Ninh. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực thi chính sách
tín dụng cho hộ nghèo ở huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách tín dụng
đối với hộ nghèo;
- Phân tích thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các
yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn

huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực thi chính sách
tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thế nào là hộ nghèo? Tiêu chí nào giúp đánh giá hộ nghèo?
- Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng như thế nào? Hoạt động ra
sao? Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo là chính sách như thế nào?
- Tình hình thực thi chính sách tín dụng với hộ nghèo của ngân hàng chính

2


sách xã hội huyện Lương Tài ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình
thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo ở huyện Lương Tài?
- Có những giải pháp gì giúp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín
dụng đối với hộ nghèo ở huyện Lương Tài?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thi
chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian 3 năm,
từ năm 2013 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung:
Tập trung nghiên cứu về nội dung, tình hình thực hiện, kết quả đạt được
cũng như các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của
ngân hàng chính sách huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Đề tài đã làm rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ
bản về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo như: Những quy định về quy trình
và thủ tục cho vay, mức vốn cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất vay vốn...
Phân tích thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các yếu
tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện
Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh;
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực thi chính sách tín
dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh như: Kiểm
soát việc cho vay không đúng đối tượng. Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay
bao gồm. Nâng cao hạn mức vay và thời hạn vay vốn tối đa nhằm tạo điều kiện
cho người nghèo. Áp dụng mô hình cho vay hộ nghèo liên kết với cơ sở sản xuất
kinh doanh có hiệu quả…

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách và các ý kiến này
vẫn chưa đi đến thống nhất. Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc
phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Chính sách là tập hợp các quyết sách của chính phủ được thể hiện ở hệ
thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định,
bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế (Nguyễn Xuân Tiến, 2010).
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã
hội. Qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách

được thể hiện khác nhau. Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp
khuyến khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủ
thể ra chính sách (Nguyễn Xuân Tiến, 2010).
Chính sách là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một chủ thể
quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện
đường lối ấy. Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề
ra. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của Chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách
làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.
Cấu phần của chính sách bao gồm: Dự định (intentions) là mong muốn
của chính quyền; Mục tiêu (goals) là dự định được tuyên bố và cụ thể hóa; Đề
xuất (proposals) là các cách thức để đạt được mục tiêu; Các quyết định hay
các lựa chọn (decisions or choices); Hiệu lực của chính sách (effects) (World
bank, 2012).
Chính sách bao gồm chính sách công và chính sách tư. Chính sách tư chỉ
nhằm giải quyết vấn đề nội bộ của một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Ở đây

4


chúng ta chỉ nghiên cứu chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước,
của Chính phủ (trực tiếp hoặc gián tiếp) có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, cuộc
sống của người dân (Nguyễn Văn Định, 2008).
Chính sách công là những quy định về ứng xử của Nhà nước với những
hiện tượng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới những hình
thức khác nhau một cách ổn định, nhằm đạt được mục tiêu định hướng (Nguyễn
Văn Định, 2008).
Chính sách công do Nhà nước ban hành và phải tác động đến đời sống của

cộng đồng, có mục tiêu và ổn định, phải chứa đựng cả muc tiêu và biện pháp chính
trị và đặc biệt là phù hợp với đường lối của Nhà nước (Nguyễn Văn Định, 2008).
Chính sách công có cấu trúc gồm 2 bộ phận:
+ Mục tiêu của chính sách là những giá trị trong tương lai mà Nhà nước
theo đuổi, phù hợp với thái độ ứng xử của Nhà nước, đây là bộ phận cơ bản của
chính sách.
+ Biện pháp chính sách: là những cách thức, việc làm mà cơ quan quản lý
các cấp dùng để thực hiện mục tiêu của chính sách
Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh
vực. Chính sách tín dụng là một trong các chính sách của chính sách tiền tệ. Đó
là những biện pháp của Nhà nước để quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ và sử
dụng công cụ lãi suất tín dụng để tác động và thị trường tiền tệ để kích thích sản
xuất, kinh doanh.
2.1.1.2. Tín dụng
a. Khái niệm và bản chất của tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho
vay và người vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao
quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất
định, khi tới thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá
trị hàng hoá đã vay kèm theo một khoản lãi. Thực chất, tín dụng là biểu hiện
mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng
nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời
sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010: Tín dụng
là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng 1 khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng 1 khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ: cho
5


vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ tín dụng khác (Quốc hội, 2010).

Tín dụng là một hiện tượng kinh tế, nảy sinh trong điều kiện nền sản xuất
hàng hoá. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu
điều hoà vốn trong xã hội mà còn là một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
gần đây tín dụng được xem như một công cụ quan trọng trong chiến lược xoá đói
giảm nghèo. Về bản chất, tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động
rất đa dạng và phong phú, nó thể hiện quan hệ giữa hai mặt: người sở hữu tiền,
hàng hoá cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và phải
hoàn trả với một giá trị lớn hơn số vốn ban đầu cho người sở hữu. Phần chênh
lệch đó gọi là lợi tức tín dụng. Sự hoàn trả cả vốn lẫn lãi là đặc trưng bản chất
của tín dụng để có thể phân biệt với các phạm trù kinh tế khác. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng động và
đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất
của nhiều hình thức. Mỗi hình thức gắn với một điều kiện kinh tế xã hội cụ thể,
chúng bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển (Trần
Trọng Sinh, 2003).
b. Hình thức tín dụng
Có nhiều loại tài liệu nghiên cứu về các hình thức tín dụng trong nền kinh
tế thị trường, đã phân loại tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Căn cứ theo thời hạn cho vay, tín dụng bao gồm các hình thức: Tín dụng
ngắn hạn (thời gian từ 1 năm trở xuống), tín dụng trung hạn (thời gian từ 1 - 5
năm) và tín dụng dài hạn (trên 5 năm).
- Căn cứ theo hình thức biểu hiện vốn vay, tín dụng bao gồm các hình
thức: tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng hiện vật.
- Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, tín dụng bao gồm: Tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụng quốc tế.
- Căn cứ theo phương diện tổ chức tín dụng, tín dụng có thể bao gồm tín
dụng chính thống và tín dụng không chính thống.
Tín dụng chính thống là các tổ chức tài chính có đăng ký hoạt động công
khai theo luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước…Tín
dụng chính thống giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng của quốc gia.


6


Tín dụng không chính thống là tín dụng do các tổ chức cho cá nhân nằm
ngoài các tổ chức tín dụng chính thống trên nguyên tắc nhất định giữa người cho
vay và người đi vay để tránh những rủi ro về tín dụng.
c. Hoạt động tín dụng
Xét theo góc độ hoạt động kinh doanh tín dụng của một tổ chức tín dụng
thì hoạt động tín dụng bao gồm các hoạt động sau: hoạt động huy động vốn và
hoạt động cho vay vốn.
Hoạt động huy động vốn: Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức tín
dụng huy động và tập trung được các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các
doanh nghiệp, các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng của
ngân sách Nhà nước, của các tổ chức, các tầng lớp dân cư trên quy mô toàn xã
hội. Do đó, các tổ chức tín dụng có được một nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho
các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho toàn xã hội để huy động triệt để
các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong toàn xã hội, các tổ chức tín dụng có nhiều
biện pháp như thông tin, quảng cáo, đa dạng hoá hình thức nhận tiền gửi, thực
hiện lãi suất tiền gửi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền
cũng như khi rút tiền, đảm bảo an toàn tuyệt đối với tiền gửi của khách hàng,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng...
Hoạt động cho vay vốn: Trên cơ sở vốn tiền tệ huy động được, các tổ chức
tín dụng phải thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả cao nhất để phát triển sản
xuất, lưu thông hàng hoá và mở rộng các quan hệ khác trong nền kinh tế. để đáp
ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, các tổ chức tín dụng sử dụng
nhiều phương thức cho vay phù hợp về thời gian, lãi suất đáp ứng kịp thời bổ
sung vốn cố định, vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các chủ thể có nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế.
Xét theo góc độ hoạt động cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một

đối tượng vay thì hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay đối với khách hàng.
Hoạt động này được tính từ khi cho vay đến khi thu được tiền vay về, vì vậy sự
vận động của vốn tín dụng trải qua ba giai đoạn.
+ Giai đoạn cho vay: vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển
từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy, khi cho vay, giá trị vốn tín dụng
được chuyển sang người đi vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán
hàng hoá thông thường. Bởi vì trong quan hệ mua bán hàng hoá thì giá trị chỉ

7


thay đổi hình thái tồn tại. Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận được giá trị,
vì cũng chỉ có một bên nhượng giá trị thôi.
+ Giai đoạn sử dụng vốn vay: sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng,
người đi vay được sử dụng giá trị đó để thoả mãn mục đích của mình. Ở giai
đoạn này, vốn vay được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, người đi vay không có
quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất
định. Người cho vay có quyền sở hữu nhưng không có quyền sử dụng và người
đi vay có quyền sử dụng nhưng lại không có quyền sở hữu.
+ Giai đoạn hoàn trả: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn
tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình
thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
Trên cơ sở sự vận động của vốn tín dụng, hoạt động cho vay của các tổ
chức tín dụng đối với các đối tượng vay bao gồm các công việc sau.
+ Thẩm định và quyết định cho vay: thẩm định các điều kiện của người
vay và tiến hành giải ngân khi hợp đồng vay được thiết lập.
+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng trực tiếp vốn tín dụng của người
đi vay.
Trong quá trình này, ngân hàng phải theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ
trợ người đi vay nếu cần thiết để đảm bảo hạn chế mức độ rủi ro của vốn tín dụng.

+ Thu hồi vốn vay: Ngân hàng có nhiệm vụ tiến hành thu hồi các khoản
vốn tín dụng đến hạn, đề ra kế hoạch, biện pháp thu nợ thích hợp nhằm tránh tình
trạng nợ đọng vốn tín dụng, không thu hồi được nợ. Có những biện pháp kịp thời
xử lý các trường hợp nợ quá hạn, chây ỳ, không có khả năng thanh toán.
2.1.1.3. Người nghèo
a. Khái niệm và quan niệm về nghèo đói
Cho tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói, vì nghèo đói
là một trạng thái có tính động. Nó thay đổi theo không gian và thời gian, xuất
phát điểm căn nguyên của nó là: sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh
tế, sự tăng lên về nhu cầu của con người, những biến động của xã hội (Ngân hàng
thế giới, 2013).
Ủy ban kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) năm 1993 đã
đưa ra định nghĩa: “Nghèo đói là một tình trạng một bộ phận dân cư không được

8


hưởng và thoả mãn nhu cầu của con người và đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
(ESCAP, 1993).
Tại hội nghị thượng đỉnh Quốc tế về tín dụng vi mô đã nhận định “Nghèo
đói là nỗi bức xúc của thời đại” và đã đưa ra khái niệm chung về nghèo đói như
sau: Người nghèo đói là những người có mức sống nằm dưới chuẩn mực nghèo
đói của từng quốc gia kể từ dưới lên (ESCAP, 1993).
Ngân hàng phát triển Châu á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đối và
nghèo đói tương đối như sau:
Nghèo đói tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng
của một người hay của một hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo
đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) vẫn thường được định nghĩa là: “Một điều kiện
sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn

mức được cho là hợp lý cho một con người” (World bank, 2012).
Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa
điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó. Nghèo đói tương
đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được
trong những địa điểm và thời gian xác định (World bank, 2012).
Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận
những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo
đói tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này
sang vùng khác. Nghèo đói tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình
đẳng trong phân phối và thu nhập.
Đánh giá về nghèo đói tương đối phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính
sách và giải pháp phát triển của từng nơi. Ngày nay, nghèo đói tương đối còn
được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu
và người nghèo. Ngoài ra, xem xét nghèo đói tương đối còn có ý nghĩa lớn khi áp
dụng các giải pháp phát triển đối với những nhóm người khác nhau trong cộng
đồng, những cộng đồng khác nhau trong một vùng (Nguyễn Văn Định, 2008).
Vấn đề nghèo đói thường đi đôi với phân phối và thu nhập. Sự phân phối và thu
nhập không đồng đều thường dẫn tới sự tăng nghèo đói. Do vậy, vấn đề XĐGN
có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (Nguyễn Văn
Định, 2008).

9


Hiện nay có hai loại quan điểm về người nghèo đói:
Một là, người nghèo đói là những người nghèo hèn kém, không biết làm
ăn nên qua bao đời họ luôn luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải có cứu
giúp họ. Quan điểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay
cứu giúp họ, không tin tưởng ở họ, hạn chế việc khai thác tiềm năng của họ
World bank, 2013).

Hai là, người nghèo đói cũng là con người, cũng được sinh ra như những
người khác, chẳng qua họ không có cơ hội để làm được những điều mà người
khá giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được
cơ hội cho họ để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những điều mà
người khác làm được (World bank, 2013).
Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào họ nên đã giúp họ
phát huy khả năng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (World bank, 2013).
Như vậy, nghèo có thể xảy ra với một người nào đó khi những người này
không có cơ hội, điều kiện làm ăn như những người khác hoặc có điều kiện
nhưng họ gặp rủi ro trong quá trình làm ăn dẫn đến mất vốn, tài sản nên xảy ra
tình trạng nghèo đói.
b. Đặc điểm của người nghèo
Người nghèo sống ở hầu hết khắp nơi trong xã hội, nhưng nhìn chung,
người nghèo đói có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, gần 80% người nghèo làm việc trong khu vực nông nghiệp và
sống ở nông thôn. Xác suất là hộ nghèo của các hộ gia đình sống dựa vào nghề
nông cao hơn so với các hộ phi nông nghiệp là khoảng 8% (Đỗ Thiên Kính, 2013).
Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận
dân cư. Các số liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 90% người nghèo có trình độ
phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Điều này được giải thích rằng trình độ học vấn
của các hộ nghèo làm giảm lợi tức từ tài sản và nguồn lực mà họ có, và ngăn cản
họ tìm kiếm công việc tốt hơn trong các ngành trả lương cao. Nếu tăng thời gian
đi học của chủ hộ 1 năm thì xác suất hộ nghèo sẽ giảm xuống 2% (Đỗ Thiên
Kính, 2013).
Thứ ba, người nghèo thường có ít hoặc không có đất đai và tài sản khác,
chính điều này đã làm cho họ gặp khó khăn trong quá trình làm ăn, không tận
dụng được các cơ hội có lợi từ bên ngoài (Nguyễn Văn Định, 2008).

10



Thứ tư, các hộ gia đình nghèo có xu hướng là hộ đông người với tỷ lệ
người ăn theo cao. Các hộ gia đình đông con và ít lao động đa phần là nghèo.
Trong năm 1998, mỗi bà mẹ trong nhóm nghèo nhất có trung bình 3,5 con, so với
2,1 con trong nhóm giàu nhất (Đỗ Thiên Kính, 2013).
Thứ năm, phần lớn người nghèo thường sống ở các vùng nông thôn, các
vùng xa xôi hẻo lánh dễ bị thiên tai tác động, là những nơi có cơ sở hạ tầng vật
chất tương đối kém phát triển. Do mức thu nhập của họ rất thấp và không ổn
định, họ có khả năng tiết kiệm thấp và khó có thể đương đầu với tình trạng mất
mùa, mất việc làm, thiên tai, suy sụp sức khoẻ và các tai hoạ tiềm năng khác.
c. Tiêu chí để xác định nghèo đói
- Theo quan niệm của thế giới
Việc xác định một công cụ để lượng hoá tỷ lệ nghèo đói, số lượng người
nghèo đói phần nào còn mang tính chủ quan và có nhiều quan điểm khác nhau.
Ngay cả trong một quốc gia cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, thậm chí giữa
các vùng cũng có nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
Hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng hai thước đo cụ thể để
lượng hoá tỷ lệ nghèo đói. Hầu hết các nghiên cứu dùng số liệu tỷ lệ nghèo
đói dựa trên cơ sở chuẩn thu nhập 1 USD/người/ngày. Một số nghiên cứu
khác lại dùng thay đổi tỷ phần thu nhập của nhóm 20% nghèo nhất trong
tổng thu nhập như một thước đo gần đúng để đo sự thay đổi về nghèo đói
(World bank, 2013).
Vì thế, trong quá trình nghiên cứu nghèo đói tuỳ theo đặc điểm của từng
quốc gia, của từng vùng mà nên sử dụng chuẩn nghèo của quốc gia đó, vùng đó
là thích hợp nhất (Nguyễn Văn Định, 2008).
- Quan điểm của Việt Nam
Ở Việt Nam chuẩn nghèo ngoài mục tiêu đo lường và nhận biết mức độ và
quy mô nghèo đói, còn một số mục tiêu quan trọng hơn nhiều là giúp xây dựng
các chính sách, các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo cho từng thời kỳ phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội nói chung, cũng như các vùng và các địa phương

nói riêng.
Ngoài ra, chuẩn nghèo cũng được sử dụng như là một thước đo trong việc
theo dõi và giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, các giải
pháp xoá đói giảm nghèo.

11


×